Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 134/KH-UBND 2020 tổ chức dạy học qua Internet phòng chống Covid 19 Lào Cai

Số hiệu: 134/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Hoàng Quốc Khánh
Ngày ban hành: 27/04/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 134/KH-UBND

Lào Cai, ngày 27 tháng 4 năm 2020

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC DẠY HỌC QUA INTERNET, TRÊN TRUYỀN HÌNH VÀ CÁC HÌNH THỨC KHÁC TRONG THỜI GIAN CHO HỌC SINH NGHỈ HỌC PHÒNG, CHỐNG COVID-19

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, các hoạt động trực tuyến trong chỉ đạo, điều hành, làm việc, học tập trong điều kiện ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/3/2020, Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020; chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình để tổ chức cho học sinh hoàn thành chương trình học kỳ II, năm học 2019-2020 theo văn bản số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25/3/2020, UBND tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình và các hình thức khác đối với giáo dục phthông (GDPT) và giáo dục thường xuyên (GDTX) của tỉnh trong thời gian cho học sinh, học viên nghỉ học phòng, chống Covid-19, như sau:

I. THỰC TRẠNG DẠY HỌC QUA INTERNET, TRÊN TRUYỀN HÌNH, CÁC HÌNH THỨC PHÙ HỢP KHÁC

1. Quy mô trường, lớp, học sinh, học viên:

Tính đến đầu học kỳ II, năm 2019-2020, toàn tỉnh có 418 trường, 5.861 lớp, 157.569 học sinh GDPT và GDTX, trong đó: cấp tiểu học có 81.967 học sinh, 3.606 lớp, 185 trường; cấp THCS có 53.678 học sinh, 1.636 lớp, 187 trường; cấp THPT có 18.388 học sinh, 542 lớp, 36 trường; GDTX có 10 trung tâm, 2.436 học viên, 77 lớp.

2. Ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy trực tuyến:

2.1. Công tác quản lý:

- Triển khai hệ thống website giáo dục: Cổng thông tin điện tử của SGiáo dục và Đào tạo (địa chỉ: http://sgddt.laocai.gov.vn/) hoạt động tốt, được cập nhật thường xuyên; 9/9 Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện có hệ thống website; 100% trường THCS, THPT có website.

- 100% cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo sử dụng email với tên miền @laocai.gov.vn theo hướng dẫn của UBND tỉnh.

2.2. Tổ chức giảng dạy trực tuyến:

- Quy mô trường, lớp, học sinh được học môn Tin học:

+ Cấp tiểu học: có 168/186 trường, 1.412/3.609 lớp, 39.944/80.906 học sinh học tự chọn môn Tin học (đạt 90,3% số trường; 49,3% số học sinh học tự chọn môn Tin học).

+ Cấp THCS: có 180/188 trường, 1.529/1.629 lớp, 50.433/53.381 học sinh học chính khóa, tự chọn môn Tin học (đạt 95,7% số trường; 94,4% số học sinh học chính khóa, tự chọn môn Tin học).

+ Cấp THPT: có 36/36 trường, 519/519 lớp, 19.175/19.175 học sinh học chính khóa môn Tin học (đạt 100% số trường, 100% số học sinh).

- Giáo viên các trường cơ bản có đủ máy tính (máy tính bàn, máy tính xách tay) để tổ chức dạy học qua Internet.

- Hiện các cơ sở giáo dục đã triển khai các giải pháp học trực tuyến với nhiều hình thức: dạy học qua Internet, trên truyền hình, qua phát thanh và giao bài; phối hợp với Công ty cổ phần FPT, VNPT Lào Cai, Viettel Lào Cai, Lạc Việt... tổ chức tập huấn; đồng thời, hướng dẫn các nhà trường sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến: vioedu.vn, viettelstudy.vn, VNPT Elearning, Shub classrom, Zoom Cloud Meetting; tận dụng zalo, mail, facebook, Messenger...; lựa chọn và giao nhiệm vụ cụ thể cho một số trường chuẩn bị chuyên đề, một số tiết dạy trực tuyến cho học sinh trong thời gian học sinh nghỉ học phòng, chống dịch bệnh; phi hợp với thành Phố Hà Nội để Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh tiếp sóng chương trình học trên truyền hình Hà Nội theo lịch cho học sinh lớp 9, lớp 12.

- Xây dựng phương án giáo dục trong thời gian học sinh nghỉ học tại trường và trở lại trường học khi hết dịch; thành lập tổ công tác tham mưu chỉ đạo giáo dục trong giai đoạn nghĩ để phòng, chống dịch Covid-19; tổ chức tinh giản kiến thức học kỳ II, năm học 2019-2020 để dạy trực tuyến.

3. Đánh giá chung:

a) Ưu điểm:

- Sở Giáo dục và Đào tạo đã kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh và các ban, ngành liên quan để hướng dẫn các trường học tổ chức dạy học trực tuyến khi học sinh tạm thời nghỉ học để phòng, chống Covid-19; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có nhiều nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ; nhiều trường học đã chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các hình thức dạy học phù hợp với điều kiện của đơn vị mình như xây dựng trang website của nhà trường, tổ chức kiểm soát thường xuyên việc học và làm bài của học sinh; ở vùng thuận lợi (các phường ở thành phố, thị xã; thị trấn các huyện và một số xã vùng thấp) các trường học triển khai học trực tuyến thuận lợi, tỷ lệ học sinh tham gia đạt trên 85% thành phố Lào Cai đạt trên 97%.

- Tất cả các đơn vị tổ chức dạy và học trực tuyến cho đến khi học sinh trở lại trường; học sinh được học tập trực tuyến, nghiệm thu, đánh giá kết quả qua các hệ thống học Elearning (viettelstudy, VNPT Elearning, Shub Classroom, VioEdu,...); học trực tuyến qua phần mm Zoom meeting, MS Teams và qua các ứng dụng CNTT (nhóm lớp Zalo, facebook, youtube, Khoot!, Quizizz...); học sinh học những bài học, chuyên đề ôn tập,... qua các video do giáo viên biên soạn, quay phim đưa lên website nhà trường, trên youtube.com.

b) Tồn tại, hạn chế, khó khăn:

- Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT ở vùng cao chưa đáp ứng được yêu cầu học trực tuyến (máy tính, điện thoại thông minh, ti vi...); một số giáo viên hạn chế về năng lực ứng dụng CNTT; còn có giáo viên và học sinh còn lúng túng với hình thức tổ chức dạy trực tuyến.

- Một số thôn, bản chưa kết nối Internet (do hạ tầng Internet, chưa có cột thu, phát sóng hoặc xa các thôn, bản; chưa có đường dây cáp quang; chưa có điện); một số trường học chưa chủ động, tích cực; còn tâm lý ngại dạy trên Internet, qua truyền hình; một số học sinh ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn không có thiết bị và ban ngày tham gia lao động không theo học được; mạng Internet đường truyền tốc độ thp không đảm bảo để học tập vì sử dụng gói 3G; chưa có các biện pháp hiệu quả trong việc kiểm soát học sinh học trực tuyến, học trên kho bài giảng, học trên truyền hình; học sinh nghỉ ở nhà nên việc quản lý, đôn đốc, liên lạc, hướng dẫn làm bài, quản lý chất lượng học tập của giáo viên gặp khó khăn; một bộ phận học sinh ý thức tự học chưa tốt; một bộ phận cha mẹ học sinh vùng cao, người dân tộc thiểu số không giám sát, hỗ trợ được con tự học tại nhà.

- Số học sinh các trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn không học được qua truyền hình, qua Internet là 81.483/157.569 học sinh (chiếm tỷ lệ 51.71 %).

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Mục đích, yêu cầu:

- Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức - xã hội; cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh đhiểu và thấy rõ sự cần thiết, tác dụng, hiệu quả của việc dạy và học trực tuyến trên trong thời gian học sinh phải nghỉ học ở trường đphòng, chống dịch Covid-19.

- Đi mới công tác quản lý về giáo dục cho phù hợp với tình hình mới; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho người đứng đầu; chủ động, tích cực tiếp cận khoa học, công nghệ và linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

- Huy động mọi lực lượng, sự chung tay vào cuộc của các cá nhân, tổ chức đảm bảo tất cả mọi học sinh đều được học để hoàn thành nội dung chương trình năm học 2019-2020, thi tuyển sinh đầu cấp và thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trong điều kiện phải nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19 dài ngày.

- Giúp học sinh được học theo chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian nghỉ học để phòng, chống Covid-19; tiếp tục đẩy mạnh ng dụng CNTT trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Phát triển năng lực tự học của học sinh khi không triển khai học trực tiếp và nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình, các hình thức phù hợp khác nhưng phải đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cộng đng.

- Chủ động, sẵn sàng đảm bảo chất lượng, hiệu quả việc tổ chức dạy học trực tuyến và các hình thức khác nếu học sinh phải nghỉ học tại trường để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian kéo dài.

- Chỉ đạo quyết liệt đối với các cơ sgiáo dục chuẩn bị đảm bảo mọi điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ năm học 2019-2020.

2. Nhiệm vụ:

- Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò và điều kiện của mọi lực lượng đhỗ trợ cho học sinh học trực tuyến; cha mẹ học sinh phối hợp kiểm soát học sinh ở nhà, ưu tiên dành thiết bị cho học sinh học tập.

- Có giải pháp hỗ trợ đối với các học sinh không đủ điều kiện về hạ tầng và thiết bị đhọc trực tuyến qua Internet, trên truyền hình.

- Tăng cường quản lý, triển khai dạy học trực tuyến trong thời gian cho học sinh nghỉ học phòng, chống Covid-19.

- Đa dạng hóa việc tổ chức các hình thức học trực tuyến nhm ứng phó với dịch Covid-19, đm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, học viên và cộng đồng.

- Đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch giáo dục của các nhà trường sau thời gian nghỉ học.

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của các đơn vị để dạy trực tuyến cho học sinh (có kế hoạch, nội dung chuẩn xác, có tính giáo dục, đảm bảo tính khoa học...).

- Ngay khi kết thúc dịch Covid-19, chủ động, quyết liệt để rà soát, đánh giá các điều kiện đảm bảo đkết thúc năm học 2019-2020 và chuẩn bị năm học mới.

3. Phương án cụ thể triển khai:

a) Đối với học sinh có thiết bị và đường truyền Internet:

Tổ chức cho học sinh học trên truyền hình (lớp 9, lớp 12) và dạy qua phần mềm trên Internet; học kiến thức mới tất cả các môn theo thời khóa biu chung.

b) Đối với học sinh không có thiết bị hoặc không có đường truyền Internet hoặc không có cả thiết bị và đường truyền Internet:

- Trường hợp có thiết bị nhưng không có đường truyền Internet:

+ Nếu học sinh ở gần nơi có đường truyền: hướng dẫn học sinh di chuyển đến khu vực có đường truyền tải các bài học lưu vào thiết bị để học qua Internet; tương tự di chuyển đtrả bài qua các ứng dụng trên Internet, kết hợp học trên truyền hình;

+ Nếu học sinh xa nơi có đường truyền Internet: học qua phát thanh và hình thức giao bài, thu bài đến thôn nhưng phải đảm bảo an toàn theo quy định phòng, chống dịch.

- Trường hợp có đường truyền Internet nhưng không có thiết bị: nếu gia đình, họ hàng học sinh có thiết bị, đề nghị ưu tiên cho học sinh mượn để học trực tuyến; tích cực học qua truyền hình chủ động đến học nhờ nhà có ti vi trong thôn hoặc bạn cùng thôn, hai thôn gần nhau; đề nghị gia đình mua, mượn thiết bị; học qua phát thanh, giao bài và thu bài theo từng trạm, từ xã đến thôn nhưng phải đảm bảo chống dịch.

- Trường hợp không có thiết bị và đường truyền Internet: không triển khai học trên Internet và truyền hình được thì triển khai học qua phát thanh và giao bài, thu bài theo tùng trạm, từ xã đến thôn nhưng phải đảm bảo chống dịch. Giáo viên soạn bài theo tinh thần giảm tải kiến thức đã triển khai; chắt lọc kiến thức cốt lõi, căn bản; hướng dẫn học sinh học tập tỉ mỉ; có câu hỏi, bài tập phù hợp để học sinh thực hành, đồng thời kiểm tra kiến thức tiếp thu được.

4. Giải pháp:

a) Giải pháp về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cấp ủy chính quyền các cấp, nhân dân, cha mẹ học sinh, học sinh; huy động cả xã hội phòng, chống dịch Covid-19 và tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh.

b) Giải pháp về nguồn lực:

- Htrợ từ ngân sách nhà nước; huy động các nguồn lực xã hội (tài trợ, ủng hộ của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nhân dân, cha mẹ học sinh...) để nâng cấp đường truyền, thu phát sóng trên Internet, sóng truyền hình Lào Cai, VTV7 và các kênh giáo dục; bổ sung thiết bị học trực tuyến dùng chung, có quy định cụ thể về cho mượn thiết bị, có quy chế quản lý, khai thác, sử dụng...

- Tăng cường huy động sự đóng góp của các ngành, các cấp, các tổ chức và gia đình học sinh.

c) Tập huấn, ứng dụng các phần mềm dạy học trên Internet, qua truyền hình và các hình thức khác:

- Phối hợp với Công ty cổ phần FPT, VNPT Lào Cai, Viettel Lào Cai và các Công ty phần mềm khác tổ chức tập huấn theo hình thức trực tuyến về sử dụng hệ thống học tập trực tuyến cho nhà trường; thành lập các tổ giúp đỡ về kthuật dạy trực tuyến đhỗ trợ tại các huyện khó khăn.

- Thành lập chuyên trang dạy - học trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh Lào Cai.

- Cập nhật kho học liệu số dùng chung (bài giảng điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác) trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo, của từng trường.

- Học sinh lớp 9, lớp 12 học trên truyền hình Lào Cai, tiếp sóng của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. Hiệu trưởng các trường tổ chức dạy trực tuyến bổ sung nếu cần thiết; qua truyền hình Trung ương, tỉnh và huyện; qua Đài phát thanh; qua các hình thức giao bài khác.

d) Nâng cao chất lượng học trực tuyến:

- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm) với cha mẹ học sinh và học sinh đhướng dẫn hình thức học trực tuyến và kiểm tra tự học của học sinh; xây dựng thời khóa biểu học trực tuyến gửi yêu cầu cha mẹ học sinh và học sinh biết, đăng ký học; quy định nề nếp, yêu cầu cho giáo viên, học sinh khi tham gia dạy và học trực tuyến.

- Chỉ đạo các trường học rà soát, tinh giản nội dung dạy học, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, từ đó xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, duyệt nội dung và tổ chức dạy học.

- Đối với địa bàn khó khăn:

+ Các đơn vị nghiên cứu tính đặc thù của địa phương đcó phương thức phù hợp; từng đơn vị rà soát điều kiện đường truyền Internet, thiết bị học trực tuyến, báo cáo, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ giáo viên, học sinh; nghiên cứu có thể sử dụng phương thức truyền thanh một số môn khoa học xã hội; tổ chức hình thức giao bài nhưng phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả (tránh hình thức) và các yêu cầu về phòng, chống dịch.

+ Phát huy vai trò sáng tạo của các nhà trường, toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên đdạy học phù hợp để đạt kết quả tốt nhất có thể.

c) Giải pháp về xã hội hóa giáo dục:

Phát huy vai trò, sự vào cuộc của các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn đtập huấn, nâng cấp đường truyền Internet, hỗ trợ gói cước thuê bao, các phần mềm đhọc sinh, giáo viên dạy và học trực tuyến.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

1. Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ (nếu có).

2. Nguồn sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo phân cấp.

3. Các nguồn vốn hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch này.

- Xây dựng nội dung, chương trình để dạy trực tuyến; tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp, đảm bảo chất lượng, đáp ứng đổi mới phương pháp.

- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tiếp sóng chương trình học trên truyền hình đối với lớp 9 và lớp 12 của truyền hình Hà Nội, hướng dẫn học trên đài VTV7; báo cáo kết quả về UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Phối hợp với VNPT Lào Cai, Viettel Lào Cai và các Công ty phần mềm khác triển khai tập huấn, hướng dẫn giáo viên, học sinh tổ chức dạy và học trên Internet.

- Xây dựng quy định khai thác, quản lý thiết bị học trực tuyến dùng chung cho học sinh không có thiết bị thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo; lập dự toán, đề xuất chính sách hỗ trợ học sinh, giáo viên dạy và học trực tuyến (hỗ trợ giáo viên soạn bài, dựng clip dạy trực tuyến, chế độ cho học sinh bán trú, nội trú khi ở nhà học trực tuyến), gửi Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, trung tâm GDNN-GDTX chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng đón học sinh, học viên đi học trở lại, tổ chức các hoạt động giáo dục để kết thúc năm học và chuẩn bị cho năm học mới.

- Tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động dạy học trực tuyến.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phi hp với Sở Tài chính cân đối, bố trí, các nguồn vốn để thực hiện kế hoạch.

4. Sở Ni v:

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND tỉnh bố trí đội ngũ giáo viên đảm bảo dạy trực tuyến.

5. Sở Thông tin và Truyền thông:

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các nội dung dạy trực tuyến theo chức năng, nhiệm vụ; chỉ đạo VNPT Lào Cai, Viettel Lào Cai và các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, CNTT trên địa bàn tỉnh chung tay, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo hỗ trợ tối đa về hạ tầng viễn thông, CNTT cho các địa bàn khó khăn, các đối tượng chính sách; đảm bảo về tiêu chuẩn ứng dụng CNTT, an toàn an ninh mạng trong lĩnh vực giáo dục; triển khai các yêu cầu về hạ tầng CNTT, nâng cấp đường truyền Internet ở các địa phương để việc dạy và học trực tuyến đạt hiệu quả tốt nhất.

6. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:

- Tăng cường tuyên truyền gương người tt, việc tốt trong thực hiện dạy và học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19.

- Tiếp tục tiếp sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội để học sinh lớp 9, lớp 12 học qua truyền hình cho đến khi hết dịch Covid-19.

- Bố trí khung giờ phát sóng lại trên truyền hình phù hợp để học sinh học tập.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo dự toán kinh phí phục vụ tổ chức sản xuất, phát sóng một số buổi ôn thi THPT quốc gia năm 2020 cho học sinh lớp 12.

7. Đin lc Lào Cai:

Cung ứng điện ổn định để việc dạy và học trực tuyến không bị gián đoạn, đặc biệt vùng cao, khu tiêu thụ điện năng lớn.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Chủ động cân đối nguồn kinh phí ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác để bảo đảm cho hoạt động dạy và học trực tuyến. Trường hợp vượt quá khả năng ngân sách địa phương, gửi báo cáo, đxuất về Sở Giáo dục và Đào tạo đtổng hợp, gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu, báo cáo UBND tỉnh.

- Tăng cường huy động các nguồn lực để hỗ trợ dạy học trực tuyến cho giáo viên và học sinh; chỉ đạo các cơ sở giáo dục quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả dạy học trực tuyến.

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường học xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học trực tuyến theo điều kiện thực tế ở địa phương; phối hợp các đơn vị cung ứng CNTT tập huấn, hướng dẫn cho các nhà trường; hướng dẫn kiểm tra, đánh giá dạy trực tuyến.

- Chỉ đạo Đài Truyền thanh - Truyền hình địa phương phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức sản xuất, phát sóng truyền thanh bài giảng cho học sinh đối với một số môn thích hợp.

- Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, ban chỉ đạo công tác giáo dục tại địa phương, đặc biệt là cấp xã, thôn phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo có các giải pháp huy động học sinh học tập, xã hội hóa để huy động, hỗ trợ học sinh học trực tuyến.

Căn cứ nội dung kế hoạch, Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện./.

Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Lào Cai, Đài PTTH tỉnh;
- VNPT Lào Cai, Viettel Lào Cai;
- Cổng TTĐT t
nh;
- CVP, PCVP3;
- Lưu: VT, TH3, BBT
1, VX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Khánh

PHỤ LỤC

KHẢO SÁT CƠ SỞ VẬT CHẤT ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC QUA INTERNET, TRÊN TRUYỀN HÌNH
(Kèm theo Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 27/4/2020 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Cấp học

Tổng shọc sinh

Dạy hc trên truyền hình, qua Internet

Học qua hình thức khác (giao bài, đài phát thanh,..)

Tỷ lệ %

Tổng số học sinh không học được qua truyn hình, qua Internet và các hình thức khác

Tỷ lệ %

Dạy học trên truyền hình

Dạy học qua internet (Đin thoại thông minh, máy tính xách tay hoặc Ipad hoặc máy tính bảng)

Tổng số học sinh học được qua truyền hình, qua Internet (có những học sinh hc c trên truyền hình và qua internet)

Tỷ lệ %

TS Tivi

TS học sinh học được qua TV (Đài Hà Nội, Lào Cai, Địa phương, VTV7)

Tỷ l %

TS HS có ti vi nhưng không học được (không bt đưc sóng)

TS học sinh không có ti vi

Tng số học sinh có thiết b

TS học sinh học được

Tỷ lệ %

TS học sinh không học được do chưa phối hp với nhà trường

TS học sinh không học được do không có mạng Internet

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)=(2)- (14)-(16)

(19)

1

Tiu học

82.206

41.155

9.202

11,19

28.517

40.847

30.945

22.713

27.629

482

7.750

27.539

33.50

30.334

36.90

24.333

29,60

2

THCS

52.261

29.316

8.721

16,69

17.026

22.945

30.536

23.853

45,642

787

5.896

23.497

44,96

15.950

30,52

12.814

24,52

3

THPT

20.675

15.235

9.678

46,81

5.658

5.440

16.211

12.871

62,254

365

2.975

16.672

80,64

943

4,56

3.060

14,80

4

GDTX

2.427

1.068

404

16,65

662

1.367

1.577

1.162

47,878

141

274

1.050

43,28

297

12.25

1.079

44,47

Tng

157.569

86.774

28.005

17,77

51.863

70.599

79.269

60.599

38.459

1.775

16.895

68.758

43,64

47.524

30,16

41.287

26,20

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 134/KH-UBND ngày 27/04/2020 về tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình và các hình thức khác trong thời gian cho học sinh, học viên nghỉ học phòng, chống Covid-19 do tỉnh Lào Cai ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


335

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.51.72
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!