Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT Điều lệ trường mầm non 2015

Số hiệu: 04/VBHN-BGDĐT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Thị Nghĩa
Ngày ban hành: 24/12/2015 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/VBHN-BGDĐT

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON

Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 5 năm 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.

2. Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 03 năm 2011.

3. Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2015.

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non1,

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ trường mầm non.

Điều 2.2 Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Quyết định này thay thế Quyết định số 27/2000/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường mầm non và Quyết định số 31/2005/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định điều kiện tối thiểu cho các lớp mầm non, lớp mẫu giáo và nhóm trẻ độc lập có nhiều khó khăn ở những nơi không đủ điều kiện thành lập trường mầm non.

Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Wesite Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, PC, GDMN (12b).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Nghĩa

ĐIỀU LỆ

TRƯỜNG MẦM NON
(Ban hành kèm theo Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Điều lệ Trường mầm non quy định về: Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức và quản lý trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ; Chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tài sản của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Giáo viên và nhân viên; Trẻ em; Quan hệ giữa trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập với gia đình và xã hội.

2. Điều lệ này áp dụng đối với trường mầm non và trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

1. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2.3 Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.

3. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

5. Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.

6. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

7. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

8. Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.

9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Các loại hình của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Trường mầm non, trường mẫu giáo (sau đây gọi chung là nhà trường), nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình: công lập, dân lập và tư thục.

1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

2. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.

3. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Điều 4. Phân cấp quản lý nhà nước đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập4

1. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

3. Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

Điều 5. Tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập; nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục; giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập; nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục; giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật thực hiện theo các quy định của Điều lệ này và Quy chế tổ chức, hoạt động của trường mầm non dân lập; Quy chế tổ chức, hoạt động của trường mầm non tư thục; Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Chương II

VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON, TRƯỜNG MẪU GIÁO, NHÀ TRẺ

Điều 6. Vị trí, nhiệm vụ của nhà trường, nhà trẻ

1. Nhà trường, nhà trẻ có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

2. Nhà trường, nhà trẻ hỗ trợ các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên cùng một địa bàn theo sự phân công của cấp có thẩm quyền và thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Điều 2 của Điều lệ này.

Điều 7. Tên nhà trường, nhà trẻ; biển tên nhà trường, nhà trẻ

1. Tên nhà trường, nhà trẻ được quy định như sau:

Trường mầm non (hoặc trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ) và tên riêng của nhà trường, của nhà trẻ.

Không ghi loại hình nhà trường, nhà trẻ công lập, dân lập hay tư thục.

Tên nhà trường, nhà trẻ được ghi trên quyết định thành lập nhà trường, nhà trẻ, con dấu, biển tên nhà trường, nhà trẻ và các giấy tờ giao dịch.

2.5 Biển tên nhà trường, nhà trẻ

a) Góc trên bên trái

- Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân và tên riêng của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Điều 8. Điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ và điều kiện cho phép hoạt động giáo dục6

1. Nhà trường, nhà trẻ được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:

a) Có đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ.

2. Nhà trường, nhà trẻ được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau:

a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;

b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Chương IV của Điều lệ này, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

c) Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;

d) Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

đ) Có Chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

e) Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 22, Điều 24 của Điều lệ này;

g) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

h) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.

3. Trong thời hạn 02 (hai) năm, nếu nhà trường, nhà trẻ có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì được cho phép hoạt động giáo dục. Hết thời hạn quy định nếu không đủ điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ bị thu hồi.

Điều 9. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường, nhà trẻ 7

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục.

2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ.

3. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ thì có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; quyết định sáp nhập, chia, tách; giải thể nhà trường, nhà trẻ. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.

Điều 10. Hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ; cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ 8

1. Hồ sơ và trình tự, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ được quy định như sau:

a) Hồ sơ thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ, bao gồm:

- Tờ trình đề nghị thành lập nhà trường, nhà trẻ của cơ quan chủ quản đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục, dân lập cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên nhà trường, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường, nhà trẻ;

- Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ: xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; tổ chức bộ máy hoạt động đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; các nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn.

Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 3 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn;

- Có văn bản về chủ trương giao đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng nhà trường, nhà trẻ với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 5 (năm) năm;

- Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ hoặc thiết kế các công trình kiến trúc (nếu đã có trường sở), bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;

b) Trình tự, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ được quy định như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp xã đối với nhà trường, nhà trẻ công lập; tổ chức, cá nhân đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục lập hồ sơ theo quy định tại điểm khoản 1 của Điều này gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo và các phòng chuyên môn liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ theo những nội dung và điều kiện quy định tại điểm a Khoản 1 của Điều này;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của phòng giáo dục và đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 8 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Hồ sơ, trình tự thủ tục cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ được quy định như sau:

a) Hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ gồm:

- Bản sao chứng thực Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ;

- Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;

- Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập nhà trường, nhà trẻ. Báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tài chính;

- Danh sách đội ngũ giáo viên trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng giáo viên;

- Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Trưởng các phòng, ban, tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa nhà trường, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý;

- Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;

- Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 27, 28, 29, 30 của Điều lệ này;

- Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở nhà trường, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 5 (năm) năm;

- Các văn bản pháp lý xác nhận về số tiền hiện có do nhà trường, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của nhà trường, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong giai đoạn 5 năm, bắt đầu từ khi nhà trường, nhà trẻ được tuyển sinh.

- Quy chế tổ chức và hoạt động, Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ.

b) Trình tự, thủ tục cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ được quy định như sau:

- Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục.

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ tài liệu quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này thì thông báo để nhà trường, nhà trẻ chỉnh sửa, bổ sung. Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ các tài liệu quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại nhà trường, nhà trẻ.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, phòng giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng có liên quan tổ chức thẩm định thực tế.

- Nếu nhà trường, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Điều lệ này thì trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện ra Quyết định cho phép hoạt động giáo dục; nếu nhà trường, nhà trẻ chưa đáp ứng được các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Điều lệ này thì phòng giáo dục và đào tạo thông báo cho nhà trường, nhà trẻ bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 11. Sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động giáo dục, giải thể nhà trường, nhà trẻ 9

1. Sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ

a) Việc sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;

- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

- Bảo đảm quyền lợi của trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;

- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

b) Hồ sơ gồm có:

- Đề án sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ;

- Tờ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ;

c) Trình tự, thủ tục, sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Điều lệ này.

2. Đình chỉ hoạt động giáo dục nhà trường, nhà trẻ

a) Nhà trường, nhà trẻ bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:

- Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

- Không bảo đảm một trong các điều kiện để được phép hoạt động giáo dục quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Điều lệ này;

- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

- Không triển khai hoạt động giáo dục kể từ ngày được cho phép hoạt động giáo dục;

- Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

b) Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục nhà trường, nhà trẻ gồm:

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của phòng giáo dục và đào tạo;

- Biên bản kiểm tra;

- Các chứng cứ chứng minh nhà trường, nhà trẻ vi phạm một trong những trường hợp quy định tại điểm a Khoản này;

- Phương án đảm bảo quyền lợi hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường, nhà trẻ.

c) Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục nhà trường, nhà trẻ được quy định như sau:

- Khi phát hiện nhà trường, nhà trẻ vi phạm một trong những trường hợp quy định tại điểm a Khoản này, phòng giáo dục và đào tạo lập hồ sơ và thông báo cho nhà trường, nhà trẻ về hành vi vi phạm;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo cho nhà trường, nhà trẻ về việc phát hiện hành vi vi phạm, trưởng phòng giáo dục và đào tạo xem xét quyết định đình chỉ hay không đình chỉ hoạt động giáo dục.

d) Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền lợi của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

đ) Sau thời hạn đình chỉ, nếu nhà trường, nhà trẻ khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì trưởng phòng giáo dục và đào tạo xem xét, quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại đối với nhà trường, nhà trẻ.

3. Giải thể nhà trường, nhà trẻ

a) Nhà trường, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ.

b) Hồ sơ giải thể gồm có:

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân huyện;

- Biên bản kiểm tra;

- Tờ trình đề nghị giải thể nhà trường, nhà trẻ của phòng giáo dục và đào tạo trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể kèm theo các chứng cứ chứng minh nhà trường, nhà trẻ vi phạm một trong ba trường hợp đầu dẫn đến bị giải thể quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này hoặc tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ, trong đó nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền lợi hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường, nhà trẻ; phương án giải quyết các tài sản của trường.

c) Trình tự, thủ tục giải thể nhà trường, nhà trẻ được quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ nộp hồ sơ đề nghị giải thể tới Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong trường hợp phát hiện hoặc có báo cáo của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân về việc nhà trường, nhà trẻ có hành vi vi phạm một trong ba trường hợp đầu dẫn đến bị giải thể quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng có liên quan trong thời hạn 20 ngày, tiến hành kiểm tra xác minh, lập hồ sơ giải thể trong đó phải nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho nhà trường, nhà trẻ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể nhà trường, nhà trẻ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể hay không giải thể nhà trường, nhà trẻ.

d) Quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ cần nêu rõ lý do giải thể, quy định biện pháp bảo đảm quyền lợi của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường; phương án giải quyết các tài sản của trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch. Quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 12. Điều kiện và thủ tục đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; sáp nhập, chia, tách, đình chỉ, giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập 10

1. Tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập khi bảo đảm các điều kiện sau:

a) Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình;

b) Có giáo viên đạt trình độ theo quy định tại Điều 38 của Điều lệ này;

c) Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 của Điều lệ này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp phép trên cơ sở có ý kiến bằng văn bản của phòng giáo dục và đào tạo đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

3. Hồ sơ, thủ tục, trình tự đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập:

a) Hồ sơ gồm có:

- Tờ trình đề nghị thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

- Văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của giáo viên giảng dạy tại lớp đó.

b) Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi phòng giáo dục và đào tạo đề nghị kiểm tra các điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

- Trong thời hạn 10 ngày, phòng giáo dục và đào tạo xem xét, kiểm tra trên thực tế, nếu thấy đủ điều kiện, phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của phòng giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản cho phép thành lập. Trường hợp không cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản thông báo đến phòng giáo dục và đào tạo và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết rõ lý do và hướng giải quyết.

4.11 Sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập:

a) Sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Bảo đảm quy định tại Điều 13 của Điều lệ này.

- Bảo đảm an toàn và quyền lợi của trẻ và giáo viên.

- Góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

b) Thẩm quyền, thủ tục sáp nhập, chia tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập để thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều này; để thành lập nhà trường, nhà trẻ thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Điều lệ này.

5.12 Đình chỉ hoạt động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

- Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

+ Không bảo đảm điều kiện quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này;

+ Vi phạm các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành.

- Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra. Căn cứ biên bản kiểm tra, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Quyết định đình chỉ cần ghi rõ lý do, thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục và biện pháp khắc phục. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động giáo dục, nếu tổ chức, cá nhân đã khắc phục được các vi phạm và có đơn đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo tổ chức kiểm tra thẩm định, lập biên bản xác nhận. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho phép các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động giáo dục trở lại.

6.13 Giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

- Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

+ Hết thời hạn đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

+ Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức hoạt động;

+ Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

- Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo tổ chức kiểm tra, lập biên bản. Căn cứ biên bản kiểm tra, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thu hồi giấy phép thành lập và quyết định giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Quyết định giải thể phải ghi rõ lý do, các biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của trẻ và giáo viên. Quyết định giải thể phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 13. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

1. Trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.

a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:

- Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;

- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;

- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.

b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:

- Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ;

- Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ;

- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ.

c) Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 1 của Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;

d)14 Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 2 trẻ cùng một loại khuyết tật. Việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ em khuyết tật học hòa nhập trong nhà trường, nhà trẻ thực hiện theo quy định của Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn thi hành

đ) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành. Nếu nhóm, lớp có từ 2 giáo viên trở lên thì phải có 1 giáo viên phụ trách chính.

2. Tùy theo điều kiện địa phương, nhà trường, nhà trẻ có thể có thêm nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo ở những địa bàn khác nhau để thuận tiện cho trẻ đến trường, đến nhà trẻ (gọi là điểm trường). Hiệu trưởng phân công một phó hiệu trưởng hoặc một giáo viên phụ trách lớp phụ trách điểm trường. Mỗi trường, mỗi nhà trẻ không có quá 7 điểm trường.

Điều 14. Tổ chuyên môn

1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dục và cấp dưỡng. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó.

2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác;

b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;

c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.

3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.

Điều 15. Tổ văn phòng

1. Tổ văn phòng gồm các nhân viên làm công tác y tế trường học, văn thư, kế toán và nhân viên khác.

2. Nhiệm vụ của tổ văn phòng gồm:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ về chăm sóc, dinh dưỡng;

b) Giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường, nhà trẻ;

c) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;

d) Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên.

3. Tổ văn phòng sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.

Điều 16. Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ.

2.15 Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.

Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lý một nhà trường hoặc một nhà trẻ không quá hai nhiệm kì.

Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.

3. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

c) Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;

đ) Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

e) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

f) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

g) Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Điều 17. Phó Hiệu trưởng

1.16 Phó Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật.

2. Trường hạng I có 2 phó hiệu trưởng; trường hạng II có 1 phó hiệu trưởng; được bố trí thêm 1 phó hiệu trưởng nếu có từ 5 điểm trường hoặc có từ 20 trẻ em khuyết tật trở lên. Các hạng I, II của nhà trường, nhà trẻ được quy định tại Thông tư số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

3. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm phó hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;

b) Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng:

a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công;

b) Điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ khi được hiệu trưởng ủy quyền;

c) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Điều 18. Hội đồng trường

1. Hội đồng trường đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, Hội đồng quản trị đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục được gọi chung là Hội đồng trường. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, nhà trẻ, gắn nhà trường, nhà trẻ với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

2. Cơ cấu tổ chức, nội quy hoạt động và thủ tục thành lập Hội đồng trường công lập:

a) Cơ cấu tổ chức:

Hội đồng trường công lập gồm: đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban giám hiệu (gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng), đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng.

Hội đồng trường có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác. Chủ tịch Hội đồng trường không nhất thiết là hiệu trưởng. Số lượng thành viên Hội đồng trường có 7 hoặc 9 người.

b) Nội quy hoạt động:

- Hội đồng trường họp thường kỳ ít nhất hai lần trong một năm học. Trong trường hợp cần thiết, khi Hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên Hội đồng trường đề nghị, Chủ tịch Hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, nhà trẻ. Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự cuộc họp của Hội đồng trường khi cần thiết.

Phiên họp Hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của Hội đồng trường trở lên (trong đó có Chủ tịch hội đồng). Nghị quyết của Hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt nhất trí. Các nghị quyết của Hội đồng trường được công bố công khai trong toàn nhà trường, nhà trẻ;

- Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường về những nội dung được quy định tại Khoản 3 của Điều này. Khi Hiệu trưởng không nhất trí với nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường, phải kịp thời báo cáo xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên.

Trong khi chờ ý kiến của cấp trên, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường đối với những vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ trường mầm non.

c)17 Thủ tục thành lập:

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường, tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường, nhà trẻ giới thiệu nhân sự, Hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự và làm tờ trình gửi phòng giáo dục và đào tạo. Chủ tịch Hội đồng trường do các thành viên hội đồng bầu; Thư ký hội đồng trường do Chủ tịch hội đồng trường chỉ định. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo công nhận Hội đồng trường và Chủ tịch Hội đồng trường.

Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 5 năm. Hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự, Hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận, bổ sung các thành viên Hội đồng trường

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường công lập:

a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch đầu tư và phát triển của nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn và từng năm học;

b) Quyết nghị về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ; giới thiệu người để bổ nhiệm làm hiệu trưởng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

c) Giám sát các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.

4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần, cơ cấu tổ chức, thủ tục thành lập và nội quy hoạt động của Hội đồng quản trị đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập; nhà trường, nhà trẻ tư thục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục.

Điều 19. Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng tư vấn

1. Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học. Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng thi đua, khen thưởng. Các thành viên của hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng.

Hội đồng thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ.

Hội đồng thi đua khen thưởng họp vào cuối học kỳ và cuối năm học.

2. Trường hợp cần thiết, hiệu trưởng có thể thành lập các Hội đồng tư vấn giúp Hiệu trưởng về chuyên môn, quản lý nhà trường. Nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng quy định.

Điều 20. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong nhà trường, nhà trẻ

1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường lãnh đạo nhà trường, nhà trẻ và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Đảng.

2. Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong nhà trường, nhà trẻ theo quy định của pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức nhằm giúp nhà trường, nhà trẻ thực hiện mục tiêu giáo dục.

Điều 21. Quản lý tài sản, tài chính

1. Quản lý tài sản của nhà trường, nhà trẻ tuân theo các quy định của pháp luật. Mọi thành viên trong nhà trường, nhà trẻ có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản nhà trường, nhà trẻ.

2. Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của nhà trường, nhà trẻ thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương III

CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ EM

Điều 22. Chương trình giáo dục, kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục

1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em căn cứ vào chương trình, hướng dẫn nhiệm vụ năm học và điều kiện của từng địa phương.

2. Đối với trẻ khuyết tật được nhà trường, nhà trẻ thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục linh hoạt, phù hợp với khả năng của từng cá nhân và theo Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật.

Điều 23. Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu phục vụ chương trình giáo dục mầm non

1. Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu hướng dẫn được sử dụng trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập có trách nhiệm trang bị thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu phục vụ chương trình giáo dục mầm non; khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

3. Tài liệu hướng dẫn chăm sóc trẻ khuyết tật theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 24. Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

1. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động theo quy định của chương trình giáo dục mầm non.

2. Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn.

3. Hoạt động giáo dục trẻ bao gồm: hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ.

4. Hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường, nhà trẻ tuân theo Quy định về giáo dục trẻ em tàn tật, khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

5. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ còn thông qua hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các cha mẹ trẻ và cộng đồng.

Điều 25. Hệ thống hồ sơ, sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

1. Đối với nhà trường

a) Hồ sơ quản lý trẻ em;

b) Hồ sơ quản lý trẻ em học hòa nhập (nếu có);

c) Hồ sơ quản lý nhân sự;

d) Hồ sơ quản lý chuyên môn;

đ) Sổ lưu trữ các văn bản, công văn;

e) Hồ sơ quản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài chính;

f) Hồ sơ quản lý bán trú.

2. Đối với giáo viên

a) Sổ kế hoạch giáo dục trẻ em;

b) Sổ theo dõi trẻ: điểm danh, khám sức khỏe, theo dõi đánh giá trẻ;

c) Sổ chuyên môn: dự giờ, tham quan học tập, ghi chép các nội dung sinh hoạt chuyên môn;

d) Sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

Điều 26. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

1. Kiểm tra định kỳ sức khỏe trẻ em: hai lần trong một năm học.

2.18 Thực hiện đo chiều cao, cân nặng, ghi và theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần, trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên mỗi quý một lần.

3. Đánh giá sự phát triển của trẻ em: Căn cứ quy định về chuẩn phát triển trẻ em theo độ tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trẻ em khuyết tật học hòa nhập được đánh giá sự tiến bộ dựa vào mục tiêu kế hoạch giáo dục cá nhân.

Chương IV

TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG MẦM NON, TRƯỜNG MẪU GIÁO, NHÀ TRẺ, NHÓM TRẺ, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP

Mục 1: TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG MẦM NON, TRƯỜNG MẪU GIÁO, NHÀ TRẺ

Điều 27. Nhà trường, nhà trẻ

1. Nhà trường, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ; đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.

2. Độ dài đường đi của trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ: đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn không quá 1 km; đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 2km.

3.19 Diện tích khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ gồm: diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ đối với khu vực đồng bằng, trung du; 8m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và núi cao.

Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích sử dụng đất bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm lập đề án báo cáo việc sử dụng diện tích thay thế và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt

4. Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, tre, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào, cổng chính của nhà trường, nhà trẻ có biển tên nhà trường, nhà trẻ theo quy định tại Điều 7 của Điều lệ này.

5. Cơ cấu khối công trình:

a) Yêu cầu chung

- Các công trình phải đảm bảo đúng quy cách về tiêu chuẩn thiết kế và các quy định về vệ sinh trường học hiện hành.

- Bố trí công trình cần đảm bảo độc lập giữa khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với khối phục vụ; Đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi; Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy chữa cháy.

- Đảm bảo điều kiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận sử dụng.

b) Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được xây dựng tương ứng số nhóm, lớp theo các độ tuổi của nhà trường, nhà trẻ, đảm bảo mỗi nhóm, lớp có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em riêng. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em gồm:

- Phòng sinh hoạt chung;

- Phòng ngủ;

- Phòng vệ sinh;

- Hiên chơi.

c) Khối phòng phục vụ học tập: phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng.

d) Khối phòng tổ chức ăn: khu vực nhà bếp và kho.

e) Khối phòng hành chính quản trị gồm:

- Văn phòng trường;

- Phòng hiệu trưởng;

- Phòng phó hiệu trưởng;

- Phòng hành chính quản trị;

- Phòng Y tế;

- Phòng bảo vệ;

- Phòng dành cho nhân viên;

- Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;

- Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên.

6. Sân vườn gồm: sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi - cây xanh.

Điều 28. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

1. Phòng sinh hoạt chung: Đảm bảo 1,5 - 1,8m2 cho một trẻ; đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng; nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc gỗ. Được phép sử dụng phòng sinh hoạt chung làm nơi ăn, ngủ cho trẻ mẫu giáo. Phòng sinh hoạt chung có các thiết bị sau:

- Bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp;

- Bàn, ghế, bảng cho giáo viên;

- Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu;

- Hệ thống đèn, hệ thống quạt.

2. Phòng ngủ: Đảm bảo 1,2 - 1,5m2 cho một trẻ; đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ bao gồm các thiết bị sau:

- Giường, phản, chiếu, đệm, chăn, gối, màn, quạt tùy theo khí hậu từng miền;

- Hệ thống tủ, kệ, giá đựng các đồ dùng phục vụ trẻ em ngủ.

3.20 Phòng vệ sinh: Đảm bảo 0,4 - 0,6m2 cho một trẻ; đối với trẻ mẫu giáo có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Phòng vệ sinh được xây dựng liền kề với phòng sinh hoạt chung, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát. Phòng vệ sinh có các thiết bị sau:

- Đối với trẻ nhà trẻ: vòi nước rửa tay; ghế ngồi bô; có thể bố trí máng tiểu, bệ xí cho trẻ 24 - 36 tháng; vòi tắm; bể có nắp đậy hoặc bồn chứa nước.

- Đối với trẻ mẫu giáo: vòi nước rửa tay; chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái; vòi tắm; bể có nắp đậy hoặc bồn chứa nước.

4.21 Hiên chơi: Đảm bảo 0,5 - 0,7m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1m; có lan can bao quanh cao 0,8-1m, sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,1m.

Điều 29. Nhà bếp

1. Đảm bảo 0,3 - 0,35m2 cho một trẻ. Gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều.

2. Nhà bếp có các thiết bị sau đây:

a) Có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường; Có dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;

b) Có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán trú; Có đủ nước sử dụng, chất lượng nước phải được cơ quan Y tế kiểm định;

c) Đảm bảo việc xử lí các chất thải đúng quy định; Đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ.

Điều 30. Yêu cầu về thiết bị, đồ dùng đồ chơi, tài liệu

1. Nhà trường, nhà trẻ phải có đủ thiết bị, đồ chơi, đồ dùng cá nhân, tài liệu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

2. Nhà trường, nhà trẻ sử dụng các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu ngoài danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ em mầm non.

3. Nhà trường, nhà trẻ phải có kế hoạch bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu.

Mục 2: TÀI SẢN CỦA NHÓM TRẺ, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP

Điều 31. Yêu cầu đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

1. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập không bị dột nát, được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng và sắp xếp gọn gàng. Nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc bằng gỗ.

2. Diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em: đảm bảo ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ.

3. Có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ, có phòng vệ sinh ít nhất 0,4 m2 cho một trẻ và phương tiện phù hợp với lứa tuổi và đủ phục vụ.

4. Những nơi có tổ chức ăn cho trẻ phải có bếp riêng, an toàn, bếp đặt xa lớp mẫu giáo, nhóm trẻ; Đảm bảo phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện chế độ đăng kiểm thực phẩm.

Điều 32. Trang thiết bị đối với một nhóm trẻ độc lập

1. Có chiếu hoặc thảm cho trẻ ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn cho trẻ ngủ, dụng cụ đựng nước uống, giá để đồ chơi, giá để khăn và ca cốc cho trẻ, có đủ bô đi vệ sinh cho trẻ dùng; Một ghế cho giáo viên.

2. Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ gồm: đồ chơi, đồ dùng và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi - tập có chủ đích.

3. Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ.

4. Có đồ dùng, tài liệu cho người nuôi dạy trẻ, gồm: bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; Sổ theo dõi trẻ; Sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; Tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.

Điều 33. Trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo độc lập

1. Có bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ ngồi (đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi): một bàn và hai ghế cho hai trẻ; Một bàn, một ghế và một bảng cho giáo viên; Kệ để đồ dùng, đồ chơi; Thùng đựng nước uống, nước sinh hoạt. Nếu lớp bán trú, có ván hoặc giường nằm, chăn, gối, màn, quạt phục vụ trẻ em ngủ.

2. Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ bao gồm: đồ chơi, đồ dùng và tài liệu cho hoạt động chơi và học có chủ đích.

3. Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ.

4. Có đồ dùng, tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; Sổ theo dõi trẻ; Sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ trong ngày; Tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.

Chương V

GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN

Điều 34. Giáo viên và nhân viên

Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

Nhân viên là người làm nhiệm vụ phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Điều 35. Nhiệm vụ của giáo viên

1. Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

5. Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.

Điều 36. Nhiệm vụ của nhân viên

1. Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng.

2. Thực hiện quy chế chuyên môn nghề nghiệp và chấp hành nội quy của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

3. Bảo đảm an toàn cho trẻ trong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến ăn uống cho trẻ, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc đối với trẻ.

4. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của bản thân và nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp.

5. Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

6. Thực hiện nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.

Điều 37. Quyền của giáo viên và nhân viên

1. Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo.

4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.

5. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên và nhân viên

Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non; Trình độ chuẩn được đào tạo của nhân viên y tế học đường, kế toán là có bằng tốt nghiệp trung cấp theo chuyên môn được giao; Đối với nhân viên thủ quỹ, thư viện, văn thư, nấu ăn, bảo vệ phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ được giao.

Điều 39. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên và nhân viên

1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đáp ứng yêu cầu giáo dục đối với trẻ em.

2. Trang phục của giáo viên và nhân viên gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Điều 40. Các hành vi giáo viên và nhân viên không được làm

1. Các hành vi giáo viên không được làm:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

b) Xuyên tạc nội dung giáo dục;

c) Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tùy tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục;

d) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

e) Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;

f) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2. Các hành vi nhân viên không được làm:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

b) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

c) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em.

Điều 41. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Giáo viên và nhân viên có thành tích được khen thưởng, được tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.

2. Giáo viên và nhân viên có hành vi vi phạm các quy định tại Điều lệ này thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.

Chương VI

TRẺ EM

Điều 42. Tuổi và sức khỏe của trẻ em mầm non

1. Trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi được nhận vào nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

2. Không tiếp nhận trẻ em đang mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh bẩm sinh nguy hiểm vào học trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Điều 43. Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em

1. Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trẻ em khuyết tật học hòa nhập theo quy định và được lập kế hoạch giáo dục cá nhân.

2. Được chăm sóc sức khỏe ban đầu; được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu.

4. Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.

5. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Nhiệm vụ của trẻ em

1. Đi học đều; Tham gia đầy đủ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em; Thực hiện các quy định của nhà trường.

2. Có lời nói, cử chỉ lễ phép, có thói quen vệ sinh văn minh phù hợp lứa tuổi.

3. Trang phục sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động vui chơi và học tập.

4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, nhà trường, nhà trẻ và nơi công cộng.

Điều 45. Khen thưởng, nhắc nhở

1. Trẻ em chăm, ngoan được khen ngợi, động viên, khích lệ.

2. Trẻ em mắc lỗi được giáo viên nhắc nhở và trao đổi với gia đình.

Chương VII

QUAN HỆ GIỮA TRƯỜNG MẦM NON, TRƯỜNG MẪU GIÁO, NHÀ TRẺ, NHÓM TRẺ, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

Điều 46. Trách nhiệm của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập chủ động đề xuất biện pháp với cấp ủy và chính quyền địa phương, phối hợp với gia đình và xã hội nhằm thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, các biện pháp giáo dục trẻ em và quan tâm giúp đỡ những trường hợp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

2. Phối hợp với cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm:

a) Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng; thực hiện phòng bệnh, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

b) Huy động các nguồn lực của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non; góp phần xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Điều 47. Trách nhiệm của gia đình

1. Thường xuyên liên hệ với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập để được thông báo kịp thời tình hình của trẻ em nhằm phối hợp trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2. Tham gia các hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, nhà trường, nhà trẻ góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Điều 48. Ban đại diện cha mẹ trẻ em của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

1. Nhà trường, nhà trẻ có Ban đại diện cha mẹ trẻ em của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và Ban đại diện cha mẹ trẻ em của nhà trường, nhà trẻ. Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập có Ban đại diện cha mẹ trẻ em của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

2. Ban đại diện cha mẹ trẻ em được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.



1 Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định:”

Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định:”

Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định, chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

2 Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011 quy định như sau:

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2011. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”

Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 03 năm 2011 quy định như sau:

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 3 năm 2011. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”

Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2015 quy định như sau:

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2015.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”

3 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.

4 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2015.

5 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.

6 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.

7 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.

8 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.

9 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.

10 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.

11 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2015.

12 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2015.

13 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2015.

14 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 3 năm 2011.

15 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 3 năm 2011.

16 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 3 năm 2011.

17 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 3 năm 2011.

18 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2015.

19 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2015.

20 Khoản này đựợc sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011 /TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2015.

21 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2015.

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No.: 04/VBHN-BGDDT

Hanoi, December 24, 2015

 

DECISION

ON ENACTING THE PRESCHOOL CHARTER

Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008, taking effect as of May 03, 2008, of the Minister of Education and Training on enacting the Preschool Charter, is amended by the following documents:

1. The Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010, taking effect as of February 15, 2011, of the Minister of Education and Training on amendments to certain articles of the Preschool Charter which is promulgated under the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training.

2. The Circular No. 05/2011/TT-BGDDT dated February 10, 2011, taking effect as of March 27, 2011, of the Minister of Education and Training on amendments to Point d Clause 1 Article 13; Clause 2 Article 16; Clause 1 Article 17 and Point c Clause 2 Article 18 of the Preschool Charter which is promulgated under the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010, taking effect as of February 15, 2011, of the Minister of Education and Training on amendments to certain articles of the Preschool Charter.

3. The Circular No. 09/2015/TT-BGDDT dated May 14, 2015, taking effect as of June 26, 2015, on amendments to certain articles of the Preschool Charter is promulgated under the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010, and the Circular No. 05/2011/TT-BGDDT dated February 10, 2011, of the Minister of Education and Training.

Pursuant to the Government's Decree No. 178/2007/ND-CP dated December 03, 2007 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of Ministries and Ministerial-level agencies;

Pursuant to the Government's Decree No. 85/2003/ND-CP dated July 18, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



At the request of the Director General of the Pre-school Education Department 1,

Article 1. The Preschool Charter is attached hereto.

Article 2. 2 This Decision shall enter into force after 15 days from the date of being published on the Official Gazette. This Decision shall supersede the Decision No. 27/2000/QD-BGDDT of the Minister of Education and Training dated July 20, 2000 on enacting the Preschool Charter and the Decision No. 31/2005/QD-BGDDT of the Minister of Education and Training dated October 20, 2005 on enacting Regulations on the minimum conditions for operation of independent nursery classes, preschool education classes and preschool groups facing many difficulties in establishing preschools in underprivileged areas.

Article 3. Chief of the Office, the Director General of the Pre-school Education Department, the heads of relevant agencies affiliated to the Ministry of Education and Training, the Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, and the Directors of Departments of Education and Training, shall be responsible for enforcing this Decision.

 

 

CERTIFICATION OF INTEGRATED DOCUMENT
PP MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Thi Nghia

 

PRESCHOOL CHARTER

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. The Preschool Charter provides for the status, duties, organization and management of preschools, nursery schools, or kindergartens; child parenting, caring and training programs and activities; assets of preschools, nursery schools, kindergartens, or independent preschool education groups or classes; teachers and employees; children; relationship of preschools, nursery schools, or kindergartens, or independent preschool education groups or classes with families and society.

2. This Preschool Charter shall be applied to preschools and nursery schools, kindergartens, or independent preschool education groups and classes; natural and legal entities involved in preschool education activities.

Article 2. Duties and powers of preschools, nursery schools, and kindergartens, or independent preschool education groups and classes

1. Make necessary arrangements for parenting, caring for and educating children aged between three months and six years by complying with the preschool education program adopted by the Minister of Education and Training.

2. 3 Encourage preschool-aged children to go to school; develop inclusive education programs for disadvantaged and disabled children; perform plan for universalization of preschool education for children aged five years. Annually, carry out the self-assessment according to standards of universalization of preschool education for children aged five years, and send reports on self-assessment results to competent authorities.

3. Manage managers, teachers and employees to fulfill their duties to foster, care for and educate children.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Develop facilities to meet standardization, modernization or minimum requirements for extremely disadvantaged areas.

6. Liaise with children's families, and relevant entities to perform fostering, parenting and education activities.

7. Provide opportunities for managers, teachers and employees and children to get involved in social responsibility and community contribution activities.

8. Conduct inspection of child fostering, care and education quality as provided by laws and regulations.

9. Perform other functions and powers in accordance with laws.

Article 3. Types of preschools, nursery schools, kindergartens, or independent preschool education groups and classes

Preschools and nursery schools (hereinafter referred to as preschool), and kindergartens, or independent preschool education groups and classes, shall be organized on a public, people-founded and private basis.

1. Public preschools, kindergartens, preschool education groups and classes shall be established, equipped with facilities and provided with adequate budget for regular expenditure by state agencies.

2. People-founded preschools, kindergartens, preschool education groups and classes shall be established, equipped with facilities, provided with adequate operating budget by local communities, and accorded supports or subsidies by local governments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. Delegation of authority over preschools, kindergartens, independent preschool education groups and classes 4

1. The People’s Committee of an urban district, a suburban district, a district-level town or a provincial city (hereinafter referred to as District-level People’s committee) shall exercise its governmental authority concerning education matter in respect of preschools and kindergartens.

2. The People’s Committee of a commune, ward or commune-level town (hereinafter referred to as Commune-level People’s committee) exercises its governmental authority concerning education matter in respect of independent preschool education groups and classes.

3. The Division of Education and Training shall provide advice to District-level People’s committee to exercises its governmental authority concerning education matter in respect of preschools, kindergartens, independent preschool education groups and classes.

Article 5. Organization and operation of people-founded preschools, kindergartens, groups and classes; private preschools, kindergartens, groups and classes; inclusive education for disabled children

Organization and operation of people-founded preschools, kindergartens, groups and classes; private preschools, kindergartens, groups and classes; inclusive education for disabled children, shall be subject to regulations set out in this Charter, organizational and operational regulations of people-funded preschools; organizational and operational regulations of private preschools; regulations on inclusive education for the handicapped or disabled, adopted by the Minister of Education and Training.

Chapter II

STATUS, DUTIES, ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF NURSERY SCHOOLS, PRESCHOOLS AND KINDERGARTENS

Article 6. Status and duties of preschools and kindergartens

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Preschools and kindergartens must give supports to independent preschool education groups or classes as designated by competent authorities and carry out duties referred to in Article 2 hereof.

Article 7. Name of preschools, kindergartens; name sign of preschools and kindergartens

1. Naming of a preschool or kindergarten shall be subject to the following regulations:

Specify the school category (nursery school, preschool or kindergarten) and give the registered name of a preschool or kindergarten.

Prohibit displaying the public, people-founded or private form of a preschool or kindergarten.

Decide on the name of a preschool or kindergarten as stated in the establishment decision of a preschool or kindergarten, or seen on its stamp or name sign as well as other transactional documents.

2. 5 The name sign of a preschool or kindergarten is designed as follows:

a) At the upper left corner

- The first line: The People's Committee and the name of a suburban district, an urban district, a district-level town or a provincial city;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 8. Conditions for foundation of preschools and kindergartens, and conditions for carrying out educational activities 6

1. Preschools and kindergartens shall be founded provided that they meet the following conditions:

a) Have a scheme on foundation of preschool or kindergarten in line with the local plan on economic-social development and the local plan for development of educational establishment network which have been approved by competent state agencies;

b) The scheme on foundation of preschool or kindergarten must include a clear determination of objectives, tasks, programs and contents of education; land, facilities, equipment, location expected to build school; personnel, resources and finance; strategic orientations in construction and development of preschool or kindergarten.

2. Preschools and kindergartens are allowed to carry out educational activities provided that they meet the following conditions:

a) Have decision on foundation or decision on permission to found preschool or kindergarten;

b) Have land, school building, material facilities and equipment as prescribed in Chapter IV of this Charter to meet requirements on education, maintain and develop educational activities;

c) The location to build preschool or kindergarten must meet requirements on educational environment and safety for learners, teachers and employees;

d) Have at least 03 preschool education groups or classes attended by at least 50 children per each, but have no more than 20 preschool education groups or classes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Have a contingent of qualified teachers and managers with full quantity and reasonable organizational structure to implement the preschool education program and organization of educational activities as prescribed in Article 22 and Article 24 of this Charter;

g) Have adequate financial resource as prescribed to ensure the maintenance and development of educational activities;

h) Have organizational and operational regulations of preschool or kindergarten.

Article 9. Authority to found or grant permission to found preschools or kindergartens, revoke decision on foundation or permission to found a preschool or kindergarten, grant permission to carry out educational activities, suspend educational activities, merger, divide, separate or dissolve preschools or kindergartens 7

1. Presidents of District-level People’s Committees shall grant decision on foundation of public preschools and kindergartens, or permission for foundation of people-founded or private preschools and kindergartens.

2. Heads of district Divisions of Education and Training shall grant permission to carry out educational activities or suspend educational activities of preschools and kindergartens.

3. The competent persons that found or grant permission to found preschools and kindergartens shall have the power to revoke decisions on foundation or decisions on permission found preschools and kindergartens; grant decisions on merging, division, separation and dissolution of preschools and kindergartens. The competent persons that grant permission to carry out educational activities shall have the power to suspend such educational activities.

Article 10. Application dossiers and procedures for foundation or permission for foundation of preschools and kindergartens; permission to carry out educational activities of preschools and kindergartens 8

1. Application dossiers and procedures for foundation or permission for foundation of preschools and kindergartens are composed of the followings:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- A written request for foundation of public preschool or kindergarten made by a governing body, or that of a private preschool or kindergarten made by an organization or individual, in which, the necessity for foundation of such preschool or kindergarten; name of preschool or kindergarten; location expected to organize child care and education activities by the preschool or kindergarten must be specified;

- The scheme on foundation of preschool or kindergarten: determine the conformity of the foundation of preschool or kindergarten with the plan on economic-social development and the plan for development of educational establishment network; objectives, tasks, programs and contents of education; land, material facilities, equipment, organizational structure and personnel; resources and finance; plans and solutions for construction and development of preschool or kindergarten in each period.

In the scheme, it is necessary to clearly state the estimated total capital for implementation of plans and assurance of child care and education activities within the 03 first years from the foundation date, and that for the following years, and provide explanation about the feasibility and legality of investment sources for construction and development of preschool or kindergarten in each period;

- The document on policies on land allocation or the principle contract of land/house lease for build the head office of preschool or kindergarten with the expected leasing duration of not less than 5 (five) years;

- The draft of the master plan for construction site and preliminary design of construction works built on the land plot for preschool or kindergarten, or design of construction works (if the school building is available), which must be conformable to the scale of education and standards of area in serve of child care and education activities;

b) Procedures for foundation or permission for foundation of preschools and kindergartens are composed of the followings:

- The Commune-level People’s Committee, and the organization or individual, shall be responsible for submitting application dossiers for foundation of, respectively a public preschool or kindergarten, and a people-founded or private preschool or kindergarten, which are made as provided in Clause 1 of this Article, to the District-level People’s Committee;

- Within 20 working days from the date on which the sufficient and valid application dossiers are received, the District-level People’s Committee shall direct the Division of Education and Training and relevant specialized Divisions to give out opinions for appraisal of application dossiers and practical appraisal of conditions for foundation of preschool or kindergarten according to contents and conditions mentioned in Point a Clause 1 of this Article;

- Within a period of 15 working days from the date on which written appraisal opinions are submitted by the Division of Education and Training and relevant specialized Divisions, President of the District-level People’s Committee may grant a decision on foundation of a public preschool or kindergarten, or a permission for foundation of a private preschool or preschool kindergarten if all of the conditions mentioned in Clause 1 Article 8 hereof are satisfied. President of the District-level People’s Committee shall state reasons in writing in case of refusal to grant decision on foundation or permission for foundation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Application dossiers for permission to carry out educational activities of a preschool or kindergarten consist of:

- Certified copy of the Decision on foundation or Decision on permission to found preschool or kindergarten;

- The written request for permission to carry out educational activities;

- The detailed report on the implementation of the scheme on foundation of preschool or kindergarten. The report should clarify finished or in-progress works: conditions of land, material facilities and equipment to organize the child care and education activities, personnel and financial issues;

- The list of teachers in which teachers’ qualifications and the employment contract signed between the preschool or kindergarten and each teacher must be specified;

- The list of key managers, including principal, deputy principals, heads of specialized panels, departments and groups, in which managers’ qualifications and the employment contract signed between the preschool or kindergarten and each manager must be specified;

- The preschool education program and documents for implementing such preschool education program;

- The list of quantity of qualified classrooms, working offices, material facilities and equipment as regulated in Articles 27, 28, 29 and 30 of this Charter;

- The lawful document certifying the land-use right or lease contract for establishing the head office of preschool or kindergarten with the leasing duration of at least 5 (five) years;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The organizational and operational regulations and the internal expenditure rules of preschool or kindergarten.

b) Procedures for permission to carry out educational activities of preschools and kindergartens are prescribed as follows:

- Division of Education and Training shall receive and check application dossiers for permission to carry out educational activities.

- If the application dossiers are not sufficient and valid as prescribed in Point a Clause 2 of this Article, the Division of Education and Training shall request the preschool or kindergarten to make supplement. If the application dossiers are sufficient and valid as prescribed in Point a Clause 2 of this Article, the Division of Education and Training shall notify the plan for a practical appraisal carried out in the preschool or kindergarten.

Within 20 working days from the date on which the notice of plan for practical appraisal is made, the Division of Education and Training shall take charge and coordinate with relevant divisions to carry out the practical appraisal.

- If the preschool or kindergarten satisfies all of the conditions specified in Clause 2 Article 8 of this Charter, the head of district Division of Education and Training shall make a Decision on permission to carry out educational activities; if the preschool or kindergarten fails to satisfy all of the conditions specified in Clause 2 Article 8 of this Charter, the Division of Education and Training shall send a notice which states reasons thereof to the preschool or kindergarten.

Article 11. Merger, division, separation or suspension of education activities, or dissolution of preschools or kindergartens 9

1. Merger, division or separation of a preschool or kindergarten

a) Merger, division or separation of a preschool or kindergarten must conform to the following requirements:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Meet socio-economic development needs;

- Assure rights and benefits of children, managers, teachers and employees;

- Make a contribution to improve quality and efficiency of parenting, caring and education activities.

b) The application dossiers for merger, division or separation of preschool or kindergarten consist of:

- The scheme on merger, division or separation of preschool or kindergarten;

- The statement of the District-level People’s Committee on the request for merger, division or separation of such preschool or kindergarten;

c) Procedures for merger, division or separation of a preschool or kindergarten must comply with provisions set forth in Article 10 hereof.

2. Suspension of educational activities of preschools or kindergartens

a) Educational activities of a preschool or kindergarten shall be suspended in the event that one of the following situations occurs:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Fail to satisfy any of the conditions for carrying out educational activities as prescribed in Clause 2 Article 8 of this Charter;

- The permission to carry out educational activities is granted by a person ultra vires;

- Fail to carry out educational activities after obtaining the permission thereof;

- Contravene regulations on imposition of penalties for any administrative violation arising in the educational sector to the extent where such violation results in the suspension;

- Other situations as regulated by laws.

b) Dossiers of suspension of educational activities of a preschool or kindergarten consist of:

- Decision on establishment of inspection team of the Division of Education and Training;

- The written record of inspection;

- The evidences proving that the preschool or kindergarten violates one of the events specified in Point a this Clause;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Procedures for suspension of educational activities of a preschool or kindergartens are prescribed as follows:

- When detecting that preschool or kindergarten violates one of events specified in point a of this Clause, the Division of Education and Training shall prepare dossiers for suspension and notify such preschool or kindergarten of the act of violation;

- Within 10 working days from the date on which the act of violation is known by the preschool or kindergarten, the head of Division of Education and Training shall consider whether a decision on suspension of educational activities should be granted to the preschool or kindergarten or not.

d) The decision on suspension of educational activities of that preschool or kindergarten must clearly specify reasons for such suspension, suspension period, and measures to be taken to protect rights and benefits of children, managers, teachers and employees. Such decision must be made available to the public through the mass media.

dd) When the suspension period is over, if the preschool or kindergarten mitigates causes resulting in such suspension, the head of Division of Education and Training shall consider and decide the permission for such preschool or kindergarten’s resumption of educational activities.

3. Dissolution of preschools and kindergartens

a) A preschool or kindergarten is subject to dissolution in the event that one of the following situations occurs:

- Commit serious violations against regulations concerning management, organization or operation of such preschool or kindergarten which has caused adverse impacts on child care and education quality;

- Upon expiry of such suspension, fail to mitigate causes resulting in such suspension;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Dissolve the preschool or kindergarten as duly requested by founding organizations or individuals;

b) Dossiers for dissolution consist of:

- Decision on establishment of inspection team of the Division of Education and Training;

- The written record of inspection;

- The written request for dissolution of preschool or kindergarten made by Division of Education and Training in which reasons of request for dissolution must be specified and enclosed with evidences proving that the preschool or kindergarten violates one of three first cases leading to be dissolved as prescribed in point a Clause 3 of this Article, or the written request for dissolution made by the founding organization or individuals of the preschool or kindergarten, in which the reason of dissolution, measures to settle the lawful rights and benefits of its children, teachers, managers and employees, and the plan on handling its assets must be specified.

c) Procedures for dissolution of a preschool or kindergarten are prescribed as follows:

- The founding organization or individual of a preschool or kindergarten must submit the application dossiers for dissolution to the district people's committee.

In case of detecting or having report of agencies or relevant entities about violation of one of three first cases committed by the preschool or kindergarten leading to be dissolved as prescribed in point a Clause 3 of this Article, the District-level People’s Committee shall direct the Division of Education and Training to assume the prime responsibility and coordinate with relevant divisions to, within 20 days, inspect, verify and make dossiers of dissolution in which the reason of dissolution must be specified, notify the preschool or kindergarten and report to the District-level People’s Committee on such dissolution.

- Within 10 working days from the date on which the request for dissolution of preschool or kindergarten is received, President of District-level People’s Committee shall decide whether such preschool or kindergarten is dissolved or not.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 12. Conditions and procedures for registration of independent preschool education groups or classes; merger, division, separation, suspension, dissolution or termination of independent preschool education groups or classes 10

1. The organization or individual applying for registration of independent preschool education groups or classes shall be granted the permission for foundation thereof by the competent authorities provided that they meet all of the following conditions:

a) Satisfy families’ needs for sending children to school;

b) Have teachers who possess qualifications as regulated in Article 38 of this Charter;

c) Have rooms for child fostering, parenting, care and education, and equipment, furniture, toys and learning materials as regulated in Article 31, Article 32 and Article 33 of this Charter.

2. President of the Commune-level People’s Committee may, on the basis of written opinions obtained from the Division of Education and Training, grant permission for operation of independent preschool education groups or classes.

3. Application dossiers and procedures for registration of independent preschool education groups or classes:

a) The application dossiers:

- The application form for foundation of an independent preschool education group or class;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Procedures for registration of independent preschool education groups or classes:

- The organization or individual shall submit application to the communal people's committee. Within 05 working days from the date on which the valid application is received, the Commune-level People’s Committee shall send written request to the Division of Education and Training for inspection of conditions for foundation of independent preschool education group or class;

- Within 10 working days, Division of Education and Training shall carry out a practical inspection. If all of the regulated conditions are satisfied, a written response to the Commune-level People’s Committee;

- Within 10 working days from the date on which the written response by Division of Education and Training is received, the President of the Commune-level People’s Committee shall grant written permission for foundation of independent preschool education group or class. In case of refusal, the President of the Commune-level People’s Committee shall send a written notice of reasons thereof and settlement way to Division of Education and Training and the applicant.

4. 11 Merger, division, separation, suspension, dissolution or termination of independent preschool education groups or classes:

a) Merger, division or separation of an independent preschool education group or class must conform to the following requirements:

- Comply to regulations in Article 13 of this Charter.

- Assure rights and benefits of children and teachers.

- Make a contribution to improve the quality of child care and education activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. 12 Suspension of educational activities of independent preschool education groups or classes

- Educational activities of an independent preschool education group or class shall be suspended in the event that one of the following situations occurs:

+ Fail to satisfy any of the conditions prescribed in Points b and c Clause 1 of this Article;

+ Contravene regulations on imposition of penalties for any administrative violation arising in the educational sector to the extent where such violation results in the suspension.

- The Communal People's Committee shall cooperate with Division of Education and Training to carry out the inspection and make written record of inspection results thereof. The President of the Commune-level People’s Committee shall, on the basis of written record of inspection results, make decision on suspension of educational activities of such independent preschool education group or class. The decision on suspension of educational activities of that independent preschool education group or class must clearly specify reasons for such suspension and remedial measures. Such decision must be made available to the public through the mass media.

- During the suspension, if the organization or individual mitigates causes resulting in such suspension and submits an application for continuing educational activities, the Communal People's Committee shall cooperate with Division of Education and Training to carry out the inspection and make written record of inspection results. The President of the Communal People's Committee shall decide the permission for such independent preschool education group or class’s resumption of educational activities.

6. 13 Dissolution or termination of independent preschool education groups or classes

- An independent preschool education group or class shall be dissolved in the event that one of the following situations occurs:

+ Upon expiry of the suspension, fail to mitigate causes resulting in such suspension;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ The dissolution is made at the lawful request of the founding organization or individual of such independent preschool education group or class.

- The Communal People's Committee shall cooperate with Division of Education and Training to carry out the inspection and make written record of inspection results thereof. The President of the Commune-level People’s Committee shall, on the basis of written record of inspection results, make decision on revocation of foundation permit and decision on dissolution of such independent preschool education group or class. The decision on dissolution of independent preschool education group or class must clearly specify reasons for such dissolution, measures to ensure rights and benefits of children and teachers. Such decision must be made available to the public through the mass media.

Article 13. Preschool education groups or classes

1. Children attending preschool education groups or classes shall be subject to the following regulations:

a) In respect of preschool education groups: Children aged from 3 months to 36 months are eligible to attend preschool education groups. The maximum number of children attending a preschool education group shall be provided for as follows:

- The preschool education group attended by children aged from 3 to 12 months: 15 children;

- The preschool education group attended by children aged from 13 to 24 months: 20 children;

- The preschool education group attended by children aged from 25 to 36 months: 25 children.

b) In respect of preschool education classes: Children aged from 3 to 6 years are eligible to attend preschool education classes. The maximum number of children attending a preschool education class shall be provided for as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- A preschool education class attended by children aged 4-5 years: 30 children.

- A preschool education class attended by children aged 5-6 years: 35 children.

c) If the number of children per each group or class is less than 50% compared with the maximum number of children referred to in Points a, b Clause 1 of this Article, a combined group or class shall be established;

d) 14 The fact that more than two children with the same disability have to attend a preschool education group or class is impermissible. The organization of inclusive education for children with disabilities in preschools or kindergartens shall comply with regulations in the Law on Disabled People and its instructive documents.

dd) The number of teachers in each preschool education group or class must be subject to applicable laws and regulations. If a preschool education group or class has at least 2 teachers, one teacher must be appointed as a principal teacher.

2. Subject to local conditions, a preschool or kindergarten may establish its preschool groups or classes in different areas to provide chidren with more opportunities to go to school (hereinafter referred to as school subsidiaries). The Principal shall assign one Deputy Principal or one class teacher to take charge of a school subsidiary. Each preschool or kindergarten shall not be allowed to run more than 7 school subsidiaries.

Article 14. Specialized panel

1. A specialized panel is composed of teachers, school equipment and catering service employees. A specialized panel has both head and vice head.

2. A specialized panel shall take on the following roles:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Hold refresher and professional improvement courses, inspect and assess quality and efficiency of child fostering, parenting, care and education activities, and manage use of school materials, furniture, supplies, toys, equipment of its members according to the plan of a preschool or kindergarten;

c) Participate in assessment and ranking of teachers in conformity with the Professional Standards for preschool teachers;

d) Propose any reward for or disciplinary action against teachers.

3. Members of a specialized panel shall hold a regular meeting at least once every two weeks.

Article 15. Administrative panel

1. An administrative panel is composed of employees tasked with school healthcare, paperwork, accounting and other employees.

2. An administrative panel shall take on the following roles:

a) Set the schedule of its activities by academic weeks, months or years to perform child care and nutrition program operations of a preschool or kindergarten;

b) Assist the Principal in managing finances, assets and keeping custody of documents or records of a preschool or preschool education establishment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Members of an administrative panel shall hold its regular meeting at least once every two weeks.

Article 16. Principal

1. The Principal of a preschool or kindergarten is responsible for conducting and managing activities and child fostering, care and education quality of his/her preschool or kindergarten.

2. 15 The Principal of a public preschool/ kindergarten, or a people-founded or private preschool/ kindergarten, shall be respectively subject to the appointment or accreditation by the Head of the Division of Education and Training in conformity with procedures for appointment or accreditation of principal by competent authorities.

The term of office for a Principal of preschool or kindergarten is 5 years. After expiration of his/her term of office, the Principal shall be appreciated and may be re-appointed or re-accredited. Each Principal takes charge of managing a public preschool or kindergarten up to two terms of office.

After each academic year, or each term of office, a Principal of preschool or kindergarten shall be subject to the assessment by officers and teachers in his/her preschool or kindergarten and the competent authority of his/her performance in management of operations and educational quality of his/her preschool or kindergarten as regulated.

3. The person appointed or accredited as a Pincipal of a preschool or kindergarten is required to meet the following standards:

a) Hold an two-year associate degree in Early Childhood Education and have a minimum of 5 years’ consecutive experience in Early Childhood Education. In certain special circumstances where any special work demand arises, the person appointed or accredited as a Principal may have fewer years of experience in Early Childhood Education than those stipulated by laws and regulations;

b) Graduate from executive training program; earn his/her prestige regarding political credentials, ethical standards, lifestyle, professional skills and practices; have competence in organizing and managing preschools or kindergartens, and demonstrate his/her good health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Develop the school development plan; draw up and implement the educational plan in specific academic years; submit a review and assessment report on plan execution outcomes to the School Council and competent authorities;

b) Establish specialized or administrative panels and advisory councils in a preschool or kindergarten; appoint the head and vice head thereof. Recommend members of the School Council for the competent authority’s decision;

c) Assign, manage, assess and rank, participate in the employee recruitment and transfer process for, and reward and impose any disciplinary action against, teachers or employees in accordance with laws and regulations;

d) Administer and utilize financial resources and assets of a preschool or kindergarten in an effective manner;

dd) Accept children, manage children and activities such as fostering, parenting, caring for and educating children in his/her preschool or kindergarten; grant a reward decision, approve child assessment results in conformity with the Ministry of Education and Training’s regulations on child fostering, care and education activities;

e) Attend political, professional and managerial practice improvement classes; participate in 2 hours per week of educational activities; have access to benefits, allowances and incentive policies in accordance with laws and regulations;

f) Implement the grassroots democracy regulations and facilitate activities of socio-political organizations in a preschool or kindergarten in order to improve child care and education quality;

g) Call for private-sector involvement in education and capitalize on the preschool’s roles in communities.

Article 17. Vice Principal

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. A first-rank preschool shall have 2 Deputy Principals; A second-rank preschool shall have 1 Deputy Principal; If there are at least 5 school subsidiaries or at least 20 disabled children, a preschool or kindergarten may assign 1 more Deputy Principal. The first or second rank of a preschool or kindergarten shall be provided for in the Joint Circular No. 71/2007/TTLT-BGDDT-BNV adopted by the Ministry of Education and Training, and the Ministry of Home Affairs, dated November 28, 2007 on providing guidance on state personnel limitations for public preschool education establishments.

3. The person appointed or accredited as a Deputy Principal of a preschool or kindergarten is required to meet the following standards:

a) Hold a two-year associate degree in Early Childhood Education and have a minimum of 3 years' consecutive experience in Early Childhood Education. In certain special circumstances where any special work demand arises, the person appointed or accredited as a Deputy Principal may have fewer years of experience in Early Childhood Education than those stipulated by laws and regulations;

b) Earn his/her prestige regarding political credentials, ethical standards, lifestyle, professional skills and practices; have competence in managing preschools or kindergartens, and demonstrate his/her good health.

4. Duties and powers of a Deputy Principal:

a) Assume administrative duties assigned by the Principal;

b) Manage activities of his/her preschool or kindergarten as authorized by the Principal;

c) Attend political, professional and managerial practice improvement classes; participate in 4 hours per week of educational activities; have access to benefits, allowances and incentive policies in accordance with laws and regulations.

Article 18. School Council

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Organizational structure, operational rules and procedures for establishment of the School Council of a public preschool:

a) Organizational structure:

The School Council of a public preschool is composed of representative(s) from Vietnam’s Communist Party organizations, School Managing Board (including Principal and Deputy Principals), representative(s) from the Trade Union, representative(s) from the Communist Youth Union of Ho Chi Minh City, representative(s) from specialized and administrative panels.

The School Council has a Chairperson, Secretary and other members. The Chairperson of a School Council is not necessarily a preschool Principal. The number of members in a School Council is 7 or 9 persons.

b) Operational rules:

- The School Council shall hold a regular meeting at least twice every academic year. Whenever necessary and at the request of the Principal or at least one third of the School Council’s members, the Chairperson of the School Council may convene a special meeting to deal with any issues arising in the implementation of duties and powers of his/her preschool or establishment. The Chairperson of a School Council may invite representatives from local governments and entities to attend its meeting whenever necessary.

The meeting session of a School Council shall be considered legitimate if it is attended by at least three fourths of the School Council’s members (including the Chairperson). The resolution shall be ratified by the School Council and enter into force by agreement of at least two thirds of the Council members attending the meeting. Resolutions of the School Council shall be made available to all of people in a preschool or kindergarten;

- The Principal of a preschool or kindergarten shall be responsible for implementing resolutions or conclusions of the School Council with regard to contents stipualted in Clause 3 of this Article. Where the Principal disagrees over any resolution or conclusion of the School Council, such disagreement must be promptly reported to the higher-level educational authority for any advice.

Whilst waiting for such advice, the Principal must obey that resolution or conclusion of the School Council with respect to any matter which is not inconsistent with applicable laws and Preschool Charter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



After taking into consideration the organizational structure, duties, powers and operations of the School Council, the President shall compile a list of personnel recommended by teachers, organizations or unions of a preschool or kindergarten, and send a report thereof to the Division of Education and Training for submission. The Chairperson of a School Council shall be appointed by Council members; the Secretary of a School Council shall be designated by the Chairperson of a School Council. The School Council and its Chairperson shall be accredited by the Head of Division of Education and Training.

The term of a School Council is 5 years. Every year, if there is any change to personnel, the Principal shall submit a written request to the competent authority for its approval on provision of additional personnel of a School Council.

3. Duties and powers of a School Council for a public preschool:

a) Make a decision on objectives, strategies, projects and plans for school investment and development over periods and academic years;

b) Make a decision on organization, staffing, finance and assets of a preschool or kindergarten; recommend a person for appointment as a preschool Principal at the competent authority’s request;

c) Supervise activities of a preschool or kindergarten; supervise implementation of resolutions of a School Council and democracy regulations for operations of a preschool or kindergarten.

4. Functions, duties, powers, composition, organizational structure, establishment procedures and operational regulations of a Management Council for a people-founded or private preschool or kindergarten shall conform to their respective organizational and operational regulations.

Article 19. Emulation and award council, Advisory council

1. Emulation and award council shall be established by the Principal in the beginning of each academic year. The Principal is the Chairperson of the Emulation and Reward Council. Council members include the Deputy Principal, the Secretary of a Vietnam Communist Party Branch, the Chairperson of a Trade Union, the Secretary of Communist Youth Union of Ho Chi Minh City, the Head of the specialized panel and the Head of the administrative panel.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The emulation and award council shall hold academic semester and year-end meetings.

2. Whenever necessary, the Principal may establish Advisory Councils assisting the Principal in respect of professional and managerial affairs in his/her preschool. Duties, powers, composition and operational time of an Advisory Council shall be subject to the Principal's regulations.

Article 20. Vietnam Communist Party organizations and unions in a preschool or kindergarten

1. Vietnam Communist Party organizations in a preschool shall play its role as a leader of that preschool or kindergarten, and operate under the Constitution, laws and Communist Party's Charter.

2. The Trade Union, Communist Youth Union of Ho Chi Minh City and other social organizations shall operate in a preschool or kindergarten in accordance with laws and regulations and their respective charters in order to help such preschool or kindergarten reach its educational objectives.

Article 21. Asset and financial management

1. Asset management of each preschool or kindergarten shall comply with prevailing laws and regulations. All members of a preschool or kindergarten shall be responsible for conserving and protecting property within their preschool or kindergarten.

2. Management of receipts and expenditures derived from financial resources of a preschool or kindergarten shall be subject to the applicable regulations adopted by the Ministry of Finance and the Ministry of Education and Training.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 22. Education program, plan for education program execution

1. A preschool, kindergarten, independent preschool education group or class shall execute the Early Childhood Education program adopted by the Minister of Education and Training; develop the plan for child fostering, parenting, care and education by taking into consideration programs, guidelines of an academic year and respective local conditions.

2. With regard to disabled children, the child fostering, parenting, care and education plan of a preschool or kindergarten must be tailor-made and pay attention to their respective ability as well as comply with regulatiosn on inclusive education for the handicapped or disabled.

Article 23. School equipment, furniture, toys and materials for the early childhood education program

1. School equipment, furniture, toys and instructional materials used in a preschool, kindergarten, or independent preschool education group or class, shall comply with regulations adopted by the Ministry of Education and Training.

2. A preschool, kindergarten, or independent preschool education group or class, shall be responsible for providing preschool education equipment, furniture, toys and materials; encourage teachers to use modern materials or equipment to improve child fostering, parenting, care and education quality.

3. Instructional materials for disabled child care shall be subject to regulations adopted by the Ministry of Education and Training.

Article 24. Child fostering, parenting, care and education activities

1. Child fostering, parenting, care and education shall be effected through activities referred to in the early childhood education program.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Child education activities include play, learning, labour, celebration and ceremony-related activities.

4. Inclusive education for disabled children in a preschool or kindergarten shall comply with regulations on disabled and handicapped child education adopted by the Ministry of Education and Training.

5. Child fostering, parenting, care and education shall also be effected by means of disseminating scientific knowledge about child care and education to parents and communities.

Article 25. Documentation system for child fostering, parenting, care and education activities

1. With respect to preschools

a) Children management files and records;

b) Files and records of children provided with inclusive education programs (if available);

c) Personnel management files and records;

d) Specialized department’s management files and records;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Assets, facilities and financial management files and records;

f) Semi-boarding management files and records.

2. With respect to teachers

a) Child education schedule books;

b) Child monitoring books: child attendance check, health examination and assessment;

c) Specialized books: class observations, visits and meeting minutes;

d) Assets records of preschool education groups or classes.

Article 26. Assessment of outcomes of child fostering, parenting, care and education activities

1. Hold regular health examination for children twice an academic year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Assess the development of children: conform to regulations on children's age-appropriate development standards adopted by the Ministry of Education and Training. Disabled children attending inclusive education programs shall be subject to child development assessment based on the educational objectives of a single child.

Chapter IV

ASSETS OF PRESCHOOLS, NURSERY SCHOOLS, KINDERGARTENS, INDEPENDENT PRESCHOOL EDUCATION GROUPS AND CLASSES

Section 1: PROPERTY OF PRESCHOOLS, NURSERY SCHOOLS, KINDERGARTENS

Article 27. Preschools, kindergartens

1. Preschools or kindergartens must be located in residential quarters in uniformity with the general planning and ensure children’s easy access to school; meet statutory safety and environmental sanitation requirements.

2. Children’s distance to get preschools or kindergartens: less than 1 km with respect to cities, district-level towns, commune-level towns, industrial zones, residential resettlement areas, suburban or rural areas; less than 2 km for areas facing extreme socio-economic difficulties.

3. 19 The size of land lot for construction of a preschool or kindergarten covers that for construction, playgrounds, trees and pathways. The minimum usable space is 12 m2 per each child in respect of those located in rural and midland areas; 8 m2 per each child in respect of those located in municipal, district-level town and mountain areas.

In areas where difficulties on land arise, the floor area can replace for the land usable area provided that the statutory area are ensured. The District-level People’s Committee shall be responsible for preparing the plan for utilization of replaced area which must be approved by the Provincial People’s Committee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Construction of school blocks:

a) General requirements:

- Blocks to be built must meet design standards and applicable school sanitation regulations.

- Blocks for preschool education groups, classes and catering services must be separated; safety and age-appropriate educational requirements must be met; exit doors and fire safety systems must be in place.

- Children with disabilities shall have easy access to these facilities.

b) Block of rooms for preschool education groups or classes

The number of rooms for preschool education groups or classes must be proportional to that of age-appropriate groups or classes, and ensure that each group or class has its own child fostering, care and education room. A child fostering, parenting, care and education room is designed to include:

- Social hall;

- Rest and nap room;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Playground area.

c) Block of rooms for learning purposes is divided into physical, fine arts or multi-functional rooms.

d) Block of table rooms is divided into cooking and warehousing areas.

e) Block of administrative rooms comprises:

- School office;

- Principal’s room;

- Deputy Principal's room;

- Administrative office;

- Medical room;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Staff room;

- Restroom area for teachers, managers and employees;

- Parking space for teachers, managers and employees.

6. Garden is designed to include playground intended for preschool education groups or classes; commonly-shared playground, tree-planted playground.

Article 28. Child fostering, parenting, care and education room

1. Social hall must provide a space of 1.5 - 1.8 m2 per each child, be naturally illuminated and well-ventilated with cemented, brightly-tiled or wooden floor. The social hall can be used for snack, meal, nap and rest purposes for preschoolers. The social hall is equipped with the following furniture items:

- Tables and chairs that meet approved standards and are adequate for the number of children attending preschool classes;

- Teacher’s desks, chairs and whiteboards;

- Cabinets, shelves, racks for storage of toys, items and materials;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Rest and nap room: The room size is 1.2 – 1.5 m2 per a child; the room must be soundproofed, air-conditioned in summer and warm in winter. The room is equipped with the followings:

- Beds, bed frames, mats, mattresses, blankets, cushions, mosquito nets and fans, depending on specific regional climate;

- Cabinets, shelving and racking systems for child nap or sleep items.

3. 20 Restroom: The room size must be 0.4 – 0.6 m2 per a child; with regard to preschoolers, the separate male and female restroom should be available. The restroom must be near the social hall, convenient for use and ensure teachers’ easy observation. The restroom is equipped with the followings:

- Kindergarteners: hand-wash water taps, potty chairs, gutters or toilet seats for children aged from 24 to 36 months, showers, covered water pools or tanks.

- Preschoolers: hand-wash water taps, urinating and stooling areas for male and female preschoolers, showers, covered water pools or tanks.

4. 21 Playground area: The area size is 0.5 – 0.7 m2 per a child with not less than 2.1m in breadth and protective handrails that have 0.8 – 1m in height and are made of vertical railings and the space between the railings must be smaller than 0.1m.

Article 29. Kitchen

1. The kitchen size is 0.3 – 0.35 m2 per a child. It includes food raw material preparation, processing, cooking and meal portioning areas, and is designed and operated by employing the one-way line.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Have a full amount of items to serve meals for semi-boarding children; Have food processing appliances that meet food hygiene and safety requirements;

b) Prepare the fridge to store food samples from semi-boarding children’s meals; provide an adequate amount of potable water subject to health authorities’ inspection;

c) Meet statutory waste treatment and fire safety requirements.

Article 30. Requirements of equipment, toys, items and materials

1. Preschools or kindergartens must have a full amount of equipment, toys, personal items and materials in accordance with regulations set out by the Ministry of Education and Training which are used in an effective manner for child fostering, parenting, care and education.

2. Those preschools or kindergartens that use equipment, toys, personal items and materials which are not named in the list adopted by the Ministry of Education and Training must ensure that they are educational, safe and age-appropriate to preschool children.

3. Preschools or kindergartens must set the schedule for maintenance, repair, replacement, additional provision and upgradation of equipment, useful items, toys and materials.

Section 2: PROPERTY OF INDEPENDENT PRESCHOOL EDUCATION GROUPS OR CLASSES

Article 31. Requirements as to independent preschool education groups and classes

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The size of child parenting, care and education room must be at least 1.5 m2 per a child. It is provided with a full amount of clean and potable water for children’s daily activities.

3. It has a play area, fences and gates for children’s safety, and has built-in restrooms that have a minimum area of 0.4 m2 per a child and an adequate amount of age-appropriate equipment that can meet all children’s demands.

4. Those groups or classes that provide meals for children must have kitchens which are safe to children and separate from other facilities. Statutory fire safety and food hygiene requirements must be met. These facilities must be subject to food inspection regulations.

Article 32. Equipment available in an independent preschool education group

1. Provide mats or mattresses for children’s play activities, beds, blankets, cushions and mosquito nets for children’s rest and nap, potable water containing objects, racking systems for storage of toys, tissues and cups, and have an adequate amount of children’s potties, and one teacher chair.

2. Have a minimum of usefull items for children, such as toys, objects and materials used for play activities and intentional play and learning practices.

3. Provide an adequate number of personal items per each child.

4. Provide useful stuff and materials for childminders, including sets of manuals for child care and education activities; child activities logbook; preschool education group's property inspection record books; child parenting knowledge materials.

Article 33. Equipment available in an independent preschool education class

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Have a minimum of usefull items for children, such as toys, handy objects and materials used for intentional play and learning practices.

3. Provide an adequate number of personal items per each child.

4. Provide useful stuff and materials for preschool teachers, including sets of manuals for child care and education activities; child activities logbooks; record books for organization of children’s educational activities; child parenting knowledge materials.

Chapter V

TEACHERS AND EMPLOYEES

Article 34. Teachers and employees

Teachers working for preschool education establishments must take charge of child parenting, care and education activities at preschools, kindergartens, or preschool education groups or classes.

Employees are tasked with performing their duties to assist child parenting, care and education activities at preschool education establishments.

Article 35. Teacher’s duties

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Perform the work of child parenting, care and education in uniformity with the early childhood education program: draw up the child care and education plan; create the educational environment, and organize child parenting, care and education activities; assess and manage children; bear responsibility for child parenting, care and education quality; participate in acitivities held by their specialized panels, preschools, kindergartens, independent preschool education groups or classes.

3. Improve their moral standards, preserve their dignity, prestige and reputation of a teacher; act as an exemplary image, give fair treatment to children and respects for children’s personality; protect lawful rights and interests of children; foster solidarity among and provide supports for colleagues.

4. Disseminate scientifically–proven parenting knowledge to parents. Proactively cooperate with children’s families to accomplish children's education aims and objectives.

5. Involve themselves in physical exercise, cultural learning and professional and skill improvement activities to increase the quality of their child parenting, care and education.

6. Discharge their citizen’s obligations, implement legislative regulations or sector-specific rules as well as other school regulations and decisions granted by the President.

Article 36. Employee’s duties

1. Perform duties as planned and assigned by the Principal.

2. Implement profession-based regulations and comply with rules set out by preschools, kindergartens, or independent preschool education groups or classes.

3. Ensure safety for children's meals and activities during their time spent at preschools, kindergartens, or independent preschool education groups or classes. Observe food hygiene regulations for children’s meals and prevent any food poisoning that children may get.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Involve themselves in physical exercise, cultural learning and professional and skill improvement activities to increase the quality of their child parenting, care and education.

6. Discharge their citizen’s obligations, implement legislative regulations or sector-specific rules as well as other school regulations and decisions granted by the Principal.

Article 37. Rights of teachers and employees

1. Have access to any necessary facilities to perform their child parenting, care and education activities.

2. Qualify for professional level development training, professional and skill improvement, and salary, allowances and other benefits in accordance with laws when they are sent to study to improve their own professional practices and skills.

3. Have access to all physical and mental rights and interests, and health care and protection policies intended for teachers.

4. Have access to measures to protect their dignity and reputation.

5. Exercise other rights in accordance with laws.

Article 38. Professional standards framework for teachers and employees

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 39. Language, conduct and dress code of teachers and employees

1. Teacher’s conduct and language code must correspond to child education requirements.

2. Teachers and employees must wear clothes which are neat, fit well and clean to be suitable for their child parenting, care and education activities.

Article 40. Don’ts of teachers and employees

1. Don’ts of teachers include:

a) Harm honour, reputation, dignity or carry out physical abuse of children and colleagues;

b) Defame educational contents;

c) Skip classes, class sessions or cut child parenting, care and education programs at their discretion;

d) Give unfair treatment to children;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



f) Decrease children’s meal portions; care about their individual work during class hours when they are responsible for child parenting, care and education activities.

2. Don’ts of employees include:

a) Harm honour, reputation, dignity or carry out physical abuse of children and colleagues;

b) Give unfair treatment to children;

c) Decrease children’s meal portions; care about their individual work during class hours when they are responsible for child parenting, care and education activities.

Article 41. Awards and disciplinary actions

1. Teachers and employees who gain excellent achievements shall be given awards and win emulative titles and other honorable recognitions in accordance with laws and regulations.

2. Those who commit any violation against regulations set out herein shall, depending on the seriosity of such violation, be subject to disciplinary actions in accordance with laws and regulations.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 42. Age and health conditions of preschool children

1. Children aged from 3 months to 6 years shall be eligible to have access to preschools, kindergartens, independent preschool education groups or classes.

2. Children with dangerous infectious or congenital diseases shall not be admitted into preschool education establishments.

Article 43. Children’s rights and policies

1. Have access to child parenting, care and education activities in conformity with early childhood education objectives and programs adopted by the Ministry of Education and Training. Disabled children shall be eligible to attend inclusive education programs in accordance with laws and regulations, and qualify for setting up of their own educational plan.

2. Have access to preliminary health care schemes, and free-of-charge medical examination and treatment at public healthcare service providers.

3. Have opportunities to participate in aptitude development activities.

4. Have access to reduction in fees paid for public recreational and entertainment services.

5. Enjoy other rights in accordance with laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Attend classes regularly; participate in child parenting, care and education activities; comply with school regulations.

2. Speak politely, exhibit respectful bahaviors and form age-appropriate good hygiene habits.

3. Wear clean, neat and age-appropriate clothes which are well fit for play and learning activities.

4. Maintain proper hygiene for their own, preschool education groups, classes, preschools and preschool education establishments as well as public areas.

Article 45. Awards and warnings

1. Diligent and well-mannered children shall be given awards and incentives.

2. Children commiting faults shall receive warnings from teachers who will then hold discussion with their families about this.

Chapter VII

RELATIONSHIP OF PRESCHOOLS, NURSERY SCHOOLS, KINDERGARTENS, INDEPENDENT PRESCHOOL EDUCATION GROUPS OR CLASSES WITH FAMILIES AND SOCIETY

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Preschools, kindergartens and independent preschool education groups or classes should take initiative in proposing measures to executive committees at different levels of the Communist Party and local governments, cooperate with families and society in agreeing on the school development scale and plan, and measures to educate children and give supports to disadvantaged children.

2. Cooperate with relevant agencies, socio-political organizations and individuals in:

a) Communicating scientifically-proven child parenting knowledge to parents and communities; carry out disease prevention and regular health examination for children attending preschools, kindergartens, independent preschool education groups or classes.

b) Mobilizing possible resources available in communities to succeed in early childhood education missions; make contributions to development of facilities; work towards healthy and safe learning environment; facilitate improvement of child parenting,care and education quality.

Article 47. Family’s duties

1. Keep close contact with preschools, kindergartens, independent preschool education groups or classes to be promptly informed of what has happened to children in order to cooperate in child parenting, care and education activities.

2. Get involved in activities organized by preschool education groups, classes, preschools and kindergartens in order to make necessary contributions to improving child parenting, care and education quality.

Article 48. Parent representation committee of preschools, kindergartens and independent preschool education groups or classes

1. Preschools and kindergartens should establish the parent representation committee for respective preschool education groups or classes, and the parent representation committee of their own. Independent preschool education groups or classes must establish the parent representation committee for respective groups and classes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1 The Circular No. 44/2010/TT-BGDDT on amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training is promulgated in conformity with the following grounds:

 “Pursuant to the Law on education dated June 14, 2005; The Law dated November 25, 2009 on amendments to certain articles of the Law on education;

Pursuant to the Government's Decree No. 178/2007/ND-CP dated December 03, 2007 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of Ministries and Ministerial-level agencies;

Pursuant to the Government's Decree No. 32/2008/ND-CP dated July 19, 2008 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education;

At the request of the Director General of the Preschool Education Department,

The Minister of Education and Training makes decision:”

The Circular No. 05/2011/TT-BGDDT on amendments to Point d Clause 1 Article 13; Clause 2 Article 16; Clause 1 Article 17 and Point c Clause 2 Article 18 of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010 of the Minister of Education and Training on amendments to certain articles of the Preschool Charter is promulgated in conformity with the following grounds:

 “Pursuant to the Law on education dated June 14, 2005; The Law dated November 25, 2009 on amendments to certain articles of the the Law on education;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Government's Decree No. 32/2008/ND-CP dated July 19, 2008 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education;

Pursuant to the Government's Decree No. 115/2010/ND-CP dated December 24, 2010 providing for state management duties in education;

At the request of the Director General of the Preschool Education Department,

The Minister of Education and Training makes decision:”

The Circular No. 09/2015/TT-BGDDT on amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010, and the Circular No. 05/2011/TT-BGDDT dated February 10, 2011, of the Minister of Education and Training is promulgated in conformity with the following grounds:

 “Pursuant to the Law on education dated June 14, 2005; The Law dated November 25, 2009 on amendments to certain articles of the the Law on education;

Pursuant to the Government's Decree No. 32/2008/ND-CP dated July 19, 2008 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education; the Government's Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 providing for amendments to certain articles of the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education; the Government's Decree No. 07/2013/ND-CP dated January 09, 2013 providing for amendments to Point b Clause 13 Article 1 of the Government's Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 providing for amendments to certain articles of the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



At the request of the Director General of the Preschool Education Department,

The Minister of Education and Training promulgates a Circular on amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010, and the Circular No. 05/2011/TT-BGDDT dated February 10, 2011, of the Minister of Education and Training”.

2 Clause 2 and Clause 3 of the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT, providing for amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, come into force as of February 15, 2011 and provide for the following detailed regulations:

 “Article 2. This Circular takes effect as of February 15, 2011. Previous regulations which are contrary to this Circular shall be annulled.

Article 3. Chief of the Office, the Director General of the Pre-school Education Department, the heads of relevant agencies affiliated to the Ministry of Education and Training, the Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, and the Directors of Departments of Education and Training, shall be responsible for enforcing this Decision./.”

Clause 2 and Clause 3 of the Circular No. 05/2011/TT-BGDDT, providing for amendments to Point d Clause 1 Article 13; Clause 2 Article 16; Clause 1 Article 17 and Point c Clause 2 Article 18 of the Statutes of Nursery Schools which are promulgated under the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010 of the Minister of Education and Training on amendments to certain articles of the Preschool Charter, come into force as of March 27, 2011 and provide for the following detailed regulations:

 “Article 2. This Circular takes effect as of March 27, 2011. Previous regulations which are contrary to this Circular shall be annulled.

Article 3. Chief of the Office, the Director General of the Pre-school Education Department, the heads of relevant agencies affiliated to the Ministry of Education and Training, the Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, and the Directors of Departments of Education and Training, shall be responsible for enforcing this Decision./.”

Clause 2 and Clause 3 of the Circular No. 09/2015/TT-BGDDT, providing for amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010, and the Circular No. 05/2011/TT-BGDDT dated February 10, 2011, of the Minister of Education and Training, come into force as of June 26, 2015 and provide for the following detailed regulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Implementation

Chief of the Office, the Director General of the Pre-school Education Department, the heads of relevant agencies affiliated to the Ministry of Education and Training, the Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, and the Directors of Departments of Education and Training, shall be responsible for enforcing this Decision./.”

3 This Clause is amended in accordance with regulations in Clause 1 Article 1 of the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT which provides for amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and takes effect as of February 15, 2011.

4 This Article is amended in accordance with regulations in Clause 1 Article 1 of the Circular No. 09/2015/TT-BGDDT dated May 14, 2015 of the Minister of Education and Training, which provides for amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010, and the Circular No. 05/2011/TT-BGDDT dated February 10, 2011 of the Minister of Education and Training, and takes effect as of June 26, 2015.

5 This Clause is amended in accordance with regulations in Clause 2 Article 1 of the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT which provides for amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and takes effect as of February 15, 2011.

6 This Clause is amended in accordance with regulations in Clause 3 Article 1 of the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT which provides for amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and takes effect as of February 15, 2011.

7 This Clause is amended in accordance with regulations in Clause 4 Article 1 of the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT which provides for amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and takes effect as of February 15, 2011.

8 This Clause is amended in accordance with regulations in Clause 5 Article 1 of the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT which provides for amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and takes effect as of February 15, 2011.

9 This Clause is amended in accordance with regulations in Clause 6 Article 1 of the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT which provides for amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and takes effect as of February 15, 2011.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



11 This Clause is amended in accordance with regulations in Clause 2 Article 1 of the Circular No. 09/2015/TT-BGDDT, which provides for amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010, and the Circular No. 05/2011/TT-BGDDT dated February 10, 2011 of the Minister of Education and Training, and comes into force as of June 26, 2015.

12 This Clause is amended in accordance with regulations in Clause 2 Article 1 of the Circular No. 09/2015/TT-BGDDT, which provides for amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010, and the Circular No. 05/2011/TT-BGDDT dated February 10, 2011 of the Minister of Education and Training, and comes into force as of June 26, 2015.

13 This Clause is amended in accordance with regulations in Clause 2 Article 1 of the Circular No. 09/2015/TT-BGDDT, which provides for amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010, and the Circular No. 05/2011/TT-BGDDT dated February 10, 2011 of the Minister of Education and Training, and comes into force as of June 26, 2015.

14 This Clause is amended in accordance with regulations in Clause 1 Article 1 of Circular No. 05/2011/TT-BGDDT which provides for amendments to Point d Clause 1 Article 13; Clause 2 Article 16; Clause 1 Article 17 and Point c Clause 2 Article 18 of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010 of the Minister of Education and Training on amendments to certain articles of the Preschool Charter, and comes into force as of March 27, 2011.

15 This Clause is amended in accordance with regulations in Clause 1 Article 1 of Circular No. 05/2011/TT-BGDDT which provides for amendments to Point d Clause 1 Article 13; Clause 2 Article 16; Clause 1 Article 17 and Point c Clause 2 Article 18 of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010 of the Minister of Education and Training on amendments to certain articles of the Preschool Charter, and comes into force as of March 27, 2011.

16 This Clause is amended in accordance with regulations in Clause 3 Article 1 of Circular No. 05/2011/TT-BGDDT which provides for amendments to Point d Clause 1 Article 13; Clause 3 Article 16; Clause 1 Article 17 and Point c Clause 2 Article 18 of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010 of the Minister of Education and Training on amendments to certain articles of the Preschool Charter, and comes into force as of March 27, 2011.

17 This Clause is amended in accordance with regulations in Clause 4 Article 1 of Circular No. 05/2011/TT-BGDDT which provides for amendments to Point d Clause 1 Article 13; Clause 2 Article 16; Clause 1 Article 17 and Point c Clause 2 Article 18 of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010 of the Minister of Education and Training on amendments to certain articles of the Preschool Charter, and comes into force as of March 27, 2011.

18 This Clause is amended in accordance with regulations in Clause 3 Article 1 of the Circular No. 09/2015/TT-BGDDT, which provides for amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010, and the Circular No. 05/2011/TT-BGDDT dated February 10, 2011 of the Minister of Education and Training, and comes into force as of June 26, 2015.

19 This Clause is amended in accordance with regulations in Clause 4 Article 1 of the Circular No. 09/2015/TT-BGDDT, which provides for amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010, and the Circular No. 05/2011/TT-BGDDT dated February 10, 2011 of the Minister of Education and Training, and comes into force as of June 26, 2015.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



21 This Clause is amended in accordance with regulations in Clause 5 Article 1 of the Circular No. 09/2015/TT-BGDDT, which provides for amendments to certain articles of the Preschool Charter which is enclosed to the Decision No. 14/2008/QD-BGDDT dated April 07, 2008 of the Minister of Education and Training, and amended at the Circular No. 44/2010/TT-BGDDT dated December 30, 2010, and the Circular No. 05/2011/TT-BGDDT dated February 10, 2011 of the Minister of Education and Training, and comes into force as of June 26, 2015.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 hợp nhất Quyết định về Điều lệ trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


360.403

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.40.177
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!