Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính Người ký: Lê Duy Đồng, Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 31/12/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

LIÊN TỊCH
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1998

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Thực hiện điều 11, Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp, Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính đã ban hành Thông tư số 21/LB-TT ngày 17/6/1993 hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp. Qua hơn 4 năm thực hiện đến nay tiêu chuẩn và chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp cần phải sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn việc xếp hạng doanh nghiệp nhà nước như sau:

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Luật doanh nghiệp nhà nước và Nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 hướng dẫn Luật này;

2. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích theo Luật doanh ngF16.hiệp nhà nước và Nghị định số 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ hướng dẫn Luật doanh nghiệp nhà nước.

Sau đây gọi chung là doanh nghiệp nhà nước.

Việc xếp hạng và xếp lương đối với viên chức quản lý Tổng Công ty Nhà nước thành lập theo các Quyết định số 90/TTg và 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 185/TTg ngày 28/3/1996 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 110/CP ngày 18/11/1997 của Chính phủ, không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này. Trừ các doanh nghiệp thành viên của doanh nghiệp hạng đặc biệt vẫn được xếp hạng theo quy định và hướng dẫn tại thông tư này.

II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ XEM XÉT XẾP HẠNG

Doanh nghiệp chỉ được xem xét xếp hạng nếu có đủ các điều kiện sau đây:

1 Có mức vốn Nhà nước (vốn chủ sở hữu) đến thời điểm xếp hạng có từ 1 tỷ đồng trở lên;

2. Các doanh nghiệp nhà nước không nằm trong danh sách chuyển hình thức sở hữu: cổ phần hoá, sáp nhập, giải thể, phá sản.

III. NGUYÊN TẮC XẾP HẠNG

1. Việc xếp hạng doanh nghiệp được xác định theo 2 nhóm chỉ tiêu: mức độ phức tạp quản lý và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

2. Khi tính điểm để xếp hạng doanh nghiệp, các chỉ tiêu doanh thu (doanh số), lợi nhuận, nộp ngân sách tại thời điểm đề nghị phải loại trừ yếu tố trượt giá (nếu có) theo thông báo của Tổng cục Thống kê so với tiêu chuẩn, chỉ tiêu gốc ban hành kèm theo Thông tư này. Doanh nghiệp không có lợi nhuận thì không có điểm của chỉ tiêu lợi nhuận, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì bị trừ điểm.

3. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đã xếp hạng và xếp lương theo quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 21/LB-TT ngày 17/6/1993 đều thực hiện xem xét để xếp lại hạng theo quy định tại Thông tư này.

4. Sau 3 năm (tròn 36 tháng) kể từ ngày có quyết định xếp hạng, cơ quan ra quyết định xếp hạng có trách nhiệm xem xét, xếp lại hạng doanh nghiệp.

5. Viên chức quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp được xếp hạng nào thì mức lương chức vụ của cán bộ quản lý doanh nghiệp (Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) và phụ cấp chức vụ lãnh đạo được xếp và hưởng theo hạng đó. Không bảo lưu mức lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo của hạng cũ. Trường hợp chuyển sang làm công việc khác thì phải căn cứ vào công việc mới đảm nhận để xếp lại lương theo công việc mới, chức vụ mới.

IV. CHỈ TIÊU VÀ TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG

A. CHỈ TIÊU XẾP HẠNG:

Chỉ tiêu xếp hạng và tỷ trọng điểm của từng nhóm chỉ tiêu được quy định như sau:

1. Nhóm chỉ tiêu độ phức tạp quản lý chiếm 50% - 60% tổng số điểm, gồm các chỉ tiêu cụ thể:

a) Vốn sản xuất, kinh doanh (vốn chủ sở hữu): là tổng số vốn thuộc sở hữu Nhà nước do doanh nghiệp quản lý xác định đến thời điểm xếp hạng, bao gồm:

- Vốn kinh doanh (mã số 411 trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp);

- Quỹ đầu tư phát triển (mã số 414 trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp);

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (mã số 418 trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp);

- Quỹ dự phòng tài chính (mã số 415 trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp);

b) Doanh thu: được xác định theo qui định tại điều 20, 21, chương III, Qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 và Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ và theo điểm 1 và điểm 2, mục A, Thông tư số 76 TC/TCDN ngày 15/11/1996 của Bộ Tài chính.

c) Đầu mối quản lý: là số đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán báo sổ trực thuộc doanh nghiệp.

d) Trình độ công nghệ sản xuất:

Trình độ công nghệ sản xuất được căn cứ vào thế hệ máy móc, thiết bị, chia thành 3 mức:

- Công nghệ cao: Sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại, đạt trình độ của các nước phát triển, các nước trong khu vực;

- Công nghệ trung bình: Sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất đạt trình độ trung bình của các nước phát triển, các nước trong khu vực;

- Công nghệ thấp: Sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất còn lại.

Các Bộ, ngành cần cụ thể hoá chỉ tiêu này phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh của ngành sau khi có ý kiến của Liên Bộ.

e) Số lượng lao động: là số lao động thực tế sử dụng tính bình quân năm.

2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh chiếm 40 - 50% tổng số điểm, trong đó gồm các chỉ tiêu cụ thể:

a) Lợi nhuận thực hiện: xác định theo qui định tại điều 30, chương III, Qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ, bao gồm:

- Lãi hoạt động kinh doanh (mã số 20);

- Lợi tức hoạt động tài chính (mã số 40);

- Lợi tức bất thường (mã số 50).

Chi tiết các khoản lãi và lợi tức này được phản ánh tại biểu số B02, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong chế độ báo cáo tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính.

b)Nộp ngân sách nhà nước: phản ánh số thực nộp vào ngân sách nhà nước theo số phát sinh trong kỳ (không kể số thiếu của kỳ trước nộp kỳ này) bao gồm các loạị thuế và các khoản nộp khác theo qui định của Nhà nước trong năm báo cáo, (không tính các khoản thuế xuất nhập khẩu, đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, kinh phí công đoàn, các khoản tiền phạt, phụ thu).

c) Tỷ suất lợi nhuận: là tỷ lệ % giữa lợi nhuận thực hiện trên vốn nhà nước hiện có đến cuối năm tài chính tại doanh nghiệp (áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh).

Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, nhóm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh tính điểm như sau:

- Nếu doanh nghiệp có chỉ tiêu nộp ngân sách và lợi nhuận: nhóm chỉ tiêu hiệu quả tính điểm theo qui định tại tiết a, b, điểm 2 nói trên;

- Nếu doanh nghiệp hoạt động công ích thuần tuý, không giao chỉ tiêu nộp ngân sách và không có lợi nhuận thì điểm của nhóm chỉ tiêu này được ghi cụ thể trong bảng tiêu chuẩn, chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này.

Số liệu để tính điểm xếp hạng doanh nghiệp là số liệu theo báo cáo quyết toán tài chính của hai năm liền kề trước năm đề nghị xếp hạng, đồng thời có số liệu thực hiện đến thời điểm đề nghị để tham khảo.

Ví dụ: Doanh nghiệp A, tháng 7/1999 có văn bản đề nghị xếp hạng. Số liệu để tính điểm xếp hạng là số liệu theo báo cáo quyết toán tài chính năm 1997 và 1998. Số liệu tham khảo là số liệu thực hiện 6 tháng đầu năm 1999.

Đối với doanh nghiệp mới thành lập, chưa đủ số liệu để tính điểm xếp hạng thì căn cứ vào luận chứng kinh tế - kỹ thuật, cơ quan có thẩm quyền cân đối với các doanh nghiệp đã được xếp hạng, tạm thời ra quyết định xếp từ hạng II trở xuống trong thời gian không quá 2 năm và gửi về Liên Bộ để theo dõi, kiểm tra, sau đó hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện xếp hạng theo đúng qui định và hướng dẫn tại Thông tư này.

B. TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG:

1. Bảng tiêu chuẩn xếp hạng:

Dựa trên cơ sở số liệu quyết toán tài chính và căn cứ vào chỉ tiêu xếp hạng nêu trên, để bảo đảm thống nhất quản lý Nhà nước và cân đối về tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp, Liên Bộ ban hành Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này "Tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp của ngành hoặc nhóm ngành" áp dụng chung trong cả nước.

2. Cách tính điểm khi các chỉ tiêu nằm trong giới hạn điểm tối thiểu và điểm tối đa của bảng điểm tiêu chuẩn, theo công thức sau:

Đdn = [ x (Đmax - Đmin)] + Đmin

Trong đó:

Đdn- điểm tính được theo chỉ tiêu;

Tdn- Giá trị chỉ tiêu tính điểm của doanh nghiệp;

Tmin- Giá trị tối thiểu của chỉ tiêu tính điểm trong bảng tiêu chuẩn;

Tmax - Giá trị tối đa của chỉ tiêu tính điểm trong bảng tiêu chuẩn;

Đmax- điểm tối đa của chỉ tiêu tính điểm trong bảng tiêu chuẩn;

Đmin- điểm tối thiểu của chỉ tiêu tính điểm trong bảng tiêu chuẩn.

Ví dụ: doanh nghiệp A thuộc ngành xây lắp có chỉ tiêu doanh thu (Tdn) năm báo cáo để xem xét xếp hạng doanh nghiệp là 25 tỷ đồng; Tmin là 5 tỷ đồng; Tmax là 40 tỷ đồng; Đmin là 5 điểm; Đmax là 14 điểm. Theo công thức nêu trên thì điểm của chỉ tiêu doanh thu doanh nghiệp A sẽ là:

Đdn = (điểm)

3. Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tổng hợp nhiều ngành, nghề thì trên cơ sở ngành, nghề được phép kinh doanh, lấy mặt hàng có doanh thu (doanh số) chiếm tỷ trọng lớn nhất để chọn tiêu chuẩn xếp hạng.

Ví dụ: Doanh nghiệp B thuộc ngành cơ khí, trong chức năng, nhiệm vụ chính được cơ quan có thẩm quyền cho phép sản xuất các sản phẩm cơ khí, sản xuất mặt hàng thép xây dựng và kinh doanh máy móc thiết bị. Doanh thu các sản phẩm cơ khí chiếm tỷ trọng 25% tổng doanh thu, doanh thu sản phẩm thép xây dựng chiếm tỷ trọng 40% tổng doanh thu, doanh thu kinh doanh máy móc, thiết bị chiếm tỷ trọng 35% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Theo quy định nêu trên, doanh nghiệp B được chọn tiêu chuẩn xếp hạng ngành Luyện kim tương ứng với tỷ trọng doanh thu lớn nhất là 40% để xem xét xếp hạng.

4. Các trường hợp được cộng thêm điểm:

a) Doanh nghiệp (trụ sở Văn phòng doanh nghiệp) đóng trên địa bàn có phụ cấp khu vực:

- Nơi có mức phụ cấp khu vực 0,3 và 0,4 : cộng thêm 3 điểm;

- Nơi có mức phụ cấp khu vực 0,5 : cộng thêm 5 điểm;

- Nơi có mức phụ cấp khu vực 0,7 trở lên : cộng thêm 7 điểm.

b) Doanh nghiệp vượt mức lợi nhuận theo qui định:

 - Lợi nhuận thực hiện cao hơn mức lợi nhuận tối đa trong bảng tiêu chuẩn qui định từ 10% đến dưới 30% thì được cộng thêm 1 điểm;

- Lợi nhuận thực hiện cao hơn mức lợi nhuận tối đa trong bảng tiêu chuẩn qui định từ 30% đến dưới 50% thì được cộng thêm 2 điểm;

- Lợi nhuận thực hiện cao hơn mức lợi nhuận tối đa trong bảng tiêu chuẩn qui định từ 50% đến dưới 100% thì được cộng thêm 3 điểm;

- Lợi nhuận thực hiện cao hơn mức lợi nhuận tối đa trong bảng tiêu chuẩn qui định từ 100% trở lên thì được cộng thêm 4 điểm.

5. Trường hợp doanh nghiệp bị lỗ trừ điểm như sau:

- Nếu số lỗ phát sinh chiếm tỷ lệ dưới 30% so với vốn nhà nước thì trừ 2 điểm;

- Nếu số lỗ phát sinh chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên so với vốn nhà nước thì trừ 4 điểm.

V. THỦ TỤC HỒ SƠ, QUẢN LÝ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP

1. Thủ tục, hồ sơ đề nghị xếp hạng doanh nghiệp:

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp: căn cứ quy định, hướng dẫn tại Thông tư này, doanh nghiệp tự tính điểm theo các chỉ tiêu, dự kiến xếp hạng và gửi công văn về cơ quan có thẩm quyền quyết định xếp hạng (doanh nghiệp địa phương gửi về Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; doanh nghiệp trung ương gửi về Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty thành lập theo Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 gửi về Hội đồng quản trị Tổng Công ty), hồ sơ đề nghị xếp hạng gồm có:

- Công văn đề nghị xếp hạng của doanh nghiệp;

- Bảng tính điểm theo các chỉ tiêu của doanh nghiệp;

- Bản sao quyết toán tài chính đã được cơ quan chức năng kiểm tra của 2 năm trước liền kề năm đề nghị xếp hạng (có công chứng nhà nước) và số liệu các chỉ tiêu thực hiện tính đến thời điểm đề nghị xếp hạng.

b). Trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị Tổng công ty thành lập theo Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 (gọi tắt là cơ quan có thẩm quyền quyết định xếp hạng doanh nghiệp).

- Tiếp nhận, xem xét, kiểm tra hồ sơ đề nghị xếp hạng của doanh nghiệp, tính điểm theo hướng dẫn và ra quyết định xếp hạng doanh nghiệp từ hạng II trở xuống.

Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, phải ra quyết định xếp hạng hoặc trả lời cho doanh nghiệp biết lý do chưa xếp hạng. Nếu quá thời hạn 30 ngày mà không trả lời thì doanh nghiệp được xếp lương theo hạng đã đề nghị.

- Tiếp nhận, xem xét, kiểm tra hồ sơ đề nghị xếp hạngI của doanh nghiệp, tính điểm theo hướng dẫn và có công văn đề nghị kèm theo hồ sơ của doanh nghiệp gửi về Bộ Lao động - Thương binh và xã hội xem xét, thoả thuận trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xếp hạng.

c. Trách nhiệm của Liên Bộ Lao động-Thương binh và xã hội- Bộ Tài chính:

- Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị xếp hạng I. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị xếp hạng, có văn bản gửi lấy ý kiến của Bộ Tài chính;

- Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra các số liệu báo cáo quyết toán tài chính của doanh nghiệp và có văn bản trả lời Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

Sau 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xếp hạng, Liên Bộ phải có văn bản trả lời cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xếp hạng. Quá thời hạn 30 ngày nêu trên, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 91/TTg được quyền ra quyết định xếp hạng theo hạng đã đề nghị.

2. Quản lý doanh nghiệp đã được xếp hạng:

Sau 3 năm, kể từ ngày được xếp hạng, các doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xếp hạng phải tổng hợp và báo cáo tình hình các chỉ tiêu xếp hạng thực hiện trong 3 năm để xem xét việc nâng hạng, xuống hạng hoặc giữ hạng theo qui định như sau:

a. Đối với doanh nghiệp: phải tổng hợp số liệu theo các chỉ tiêu xếp hạng (theo mẫu số 1) báo cáo cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xếp hạng (Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị Tổng công ty thành lập theo Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994).

b. Đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định xếp hạng doanh nghiệp:

- Trên cơ sở báo cáo của doanh nghiệp, có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp số liệu của tất cả các doanh nghiệp từ hạng I đến hạng IV thuộc thẩm quyền quản lý (theo mẫu số 2) gửi báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

- Trên cơ sở số liệu báo cáo của các doanh nghiệp, tính lại điểm các chỉ tiêu xếp hạng theo qui định, sau đó điều chỉnh hoặc giữ nguyên hạng theo số điểm doanh nghiệp đạt được. Riêng doanh nghiệp đề nghị nâng lên hạng I, thủ tục hồ sơ gửi về Liên Bộ vẫn theo điểm 1, mục V nói trên.

Đến thời hạn các doanh nghiệp không có báo cáo theo qui định thì cơ quan có thẩm quyền quyết định xếp hạng ra văn bản xếp xuống một hạng và thực hiện cho đến khi doanh nghiệp có đầy đủ báo cáo sẽ xem xét xếp lại hạng theo số điểm thực tế đạt được.

VI. XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

1. Xếp lương theo hạng doanh nghiệp đối với viên chức quản lý doanh nghiệp.

Việc xếp lương đối với viên chức quản lý doanh nghiệp phải căn cứ vào hạng doanh nghiệp được xếp và hệ số mức lương hiện hưởng để xếp theo qui định, cụ thể như sau:

a) Nếu hệ số mức lương chức vụ hoặc hệ số mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) hiện hưởng thấp hơn hệ số mức lương bậc 1 thì chuyển xếp vào hệ số mức lương bậc 1 và thời gian xét nâng bậc lương lần sau tính từ ngày có quyết định xếp hạng doanh nghiệp.

Ví dụ 1: Bà B là trưởng phòng của doanh nghiệp hạng II, được xếp lương bậc 2, ngạch chuyên viên chính, hệ số mức lương 3,54 và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,3; tổng hệ số lương hiện hưởng là 3,84 (3,54 + 0,3). Tháng 3 năm 1999 bà B được bổ nhiệm Phó Giám đốc doanh nghiệp nói trên. Bà B được xếp lương bậc 1, chức danh Phó Giám đốc doanh nghiệp hạng II, hệ số mức lương 4,32. Thời gian xét nâng bậc lương tính từ khi có quyết định xếp bậc 1, chức danh Phó Giám đốc doanh nghiệp hạng II.

Trường hợp, tổng hệ số lương (gồm hệ số mức lương cộng phụ cấp chức vụ và hệ số chênh lệch bảo lưu, nếu có) hiện hưởng bằng hoặc thấp hơn hệ số mức lương bậc 1, nhưng khoảng thấp hơn đó không bằng 70% khoảng chênh lệch giữa hệ số lương bậc 1 và bậc 2 thì thời gian xem xét nâng bậc lương lần sau tính từ khi có quyết định xếp bậc lương cũ.

Ví dụ 2: Ông C là chuyên viên chính doanh nghiệp hạng I, được xếp lương bậc 6, ngạch chuyên viên chính, hệ số 4,66 từ tháng 6/1997 và hệ số chênh lệch bảo lưu là 0,18; tổng hệ số lương hiện hưởng là 4,84. Tháng 4/1998 Ông C được bổ nhiệm Phó Giám đốc doanh nghiệp nêu trên thì Ông C được xếp vào bậc 1, chức danh Phó Giám đốc doanh nghiệp hạng I, hệ số mức lương là 4,98. Thời gian xét nâng bậc lương tính từ tháng 6/1997, vì:

b) Nếu hệ số mức lương chức vụ hoặc hệ số mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) hiện hưởng cao hơn hệ số mức lương bậc 1 nhưng thấp hơn hệ số mức lương bậc 2 thì xếp vào bậc 1 và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu, thời gian xét nâng bậc lương lần sau tính từ khi có quyết định xếp bậc lương cũ. Khi được nâng lương lên bậc 2 thì thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu.

Ví dụ 3: Ông N là trưởng phòng của cơ quan Bộ, được xếp lương bậc 6, ngạch chuyên viên chính, hệ số mức lương 4,75 từ tháng 10/1998 và hệ số phụ cấp chức vụ 0,4; tổng hệ số lương hiện hưởng là 5,15 (4,75 + 0,4). Tháng 1/1999 Ông N được bổ nhiệm Giám đốc doanh nghiệp hạng II, thì được xếp vào bậc 1 chức danh Giám đốc doanh nghiệp hạng II, hệ số mức lương 4,98 và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu là 0,17 (5,15 - 4,98). Thời gian xét nâng bậc lương đối với Ông N tính từ tháng 10/1998.

d) Nếu hệ số mức lương chức vụ hoặc hệ số mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) hiện hưởng bằng hệ số mức lương bậc 2 thì chuyển xếp lương vào bậc 2. Trường hợp tổng hệ số lương hiện hưởng cao hơn hệ số mức lương bậc 2 thì vẫn xếp vào hệ số mức lương bậc 2 và hưởng chế độ chênh lệch bảo lưu.

Ví dụ 4: Ông D là Vụ trưởng, được xếp lương bậc 3, ngạch chuyên viên cao cấp, hệ số mức lương là 5,54 và hệ số phụ cấp chức vụ là 0,8; tổng hệ số lương hiện hưởng là 5,54 + 0,8 = 6,34; khi Ông D được bổ nhiệm Giám đốc doanh nghiệp hạng I thì được xếp vào bậc 2 có hệ số mức lương 6,03 và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,31 (6,34 - 6,03).

2) Xếp lại lương viên chức quản lý (Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) và phụ cấp chức vụ lãnh đạo khi hạng của doanh nghiệp thay đổi.

Khi hạng của doanh nghiệp thay đổi thì xếp lại hệ số mức lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo của viên chức quản lý doanh nghiệp theo hạng mới, không bảo lưu hệ số mức lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hạng cũ.

a) Trường hợp doanh nghiệp được nâng hạng hoặc phải xếp xuống hạng: khi doanh nghiệp có quyết định xếp hạng cao hơn hoặc thấp hơn hạng cũ thì hệ số mức lương của các chức danh quản lý doanh nghiệp (Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) được xếp lại lương theo nguyên tắc: bậc 1 hạng cũ vào bậc 1 hạng mới, bậc 2 hạng cũ vào bậc 2 hạng mới.

Ví dụ 5: Ông X là giám đốc doanh nghiệp hạng II, đang xếp lương bậc 2, hệ số mức lương là 5,26. Năm 1999 doanh nghiệp của Ông X được xét nâng lên hạng I thì Ông X được xếp lương vào bậc 2 doanh nghiệp hạng I, hệ số mức lương là 6,03.

Ví dụ 6: Bà Y là giám đốc doanh nghiệp hạng I, đang xếp lương bậc 1, hệ số mức lương là 5,72. Năm 1999 doanh nghiệp của Bà Y được xếp hạng II thì Bà Y được xếp lương vào bậc 1 doanh nghiệp hạng II, hệ số mức lương là 4,98.

Đối với doanh nghiệp phải xuống hạng, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị Tổng Công ty thành lập theo Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994, căn cứ vào tình hình cụ thể và xu hướng phát triển của doanh nghiệp có thể xem xét, cho phép doanh nghiệp bảo lưu hạng cũ trong thời hạn không quá 1 năm. Sau đó xem xét, tính điểm và xếp hạng theo đúng qui định.

Trường hợp đặc biệt, viên chức quản lý doanh nghiệp (Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng) có quá trình công tác lâu năm, đã qua nhiều chức vụ lãnh đạo, sắp đến tuổi nghỉ hưu (trên 57 tuổi đối với nam và trên 52 tuổi đối với nữ) thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền xếp hạng và xếp lương xem xét, bảo lưu lương cũ cho đến khi nghỉ hưu.

b) Trường hợp doanh nghiệp giữ nguyên hạng cũ: thì tiền lương của các chức danh quản lý doanh nghiệp được giữ nguyên như cũ và xem xét nâng bậc lương theo qui định.

3. Xếp lại lương khi viên chức quản lý doanh nghiệp chuyển làm việc khác:

Trường hợp viên chức quản lý doanh nghiệp thôi giữ chức vụ quản lý, chuyển sang làm công việc khác, thì xếp lại lương theo nguyên tắc: " làm công việc gì, giữ chức vụ gì thì hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó ", không bảo lưu mức lương cũ hoặc chuyển ngang sang mức lương mới tương đương.

Khi nhận công việc mới, căn cứ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà công việc mới đòi hỏi, chức danh tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 4/4/1998 để xếp lại lương, trước khi chuyển xếp, lấy hệ số mức lương hiện hưởng trừ đi hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo được thiết kế trong mức lương chức vụ theo bảng Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Hệ số mức lương còn lại được chuyển xếp vào bậc gần nhất có hệ số mức lương tương đương của các ngạch thuộc bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ trong doanh nghiệp. Thời gian nâng bậc tính từ khi xếp hệ số mức lương trước khi chuyển xếp.

Ví dụ 7: Ông A là Phó Giám đốc doanh nghiệp hạng II thuộc Tổng công ty X, hiện xếp lương bậc 1/2 chức danh Phó Giám đốc doanh nghiệp hạng II, hệ số mức lương 4,32 từ tháng 5/1997. Ông A được điều động làm Trưởng phòng Kế hoạch Tổng công ty từ tháng 9/1999. Việc chuyển xếp lương của Ông A được thực hiện như sau:

- Lấy hệ số mức lương hiện hưởng là 4,32 trừ đi hệ số phụ cấp chức vụ thiết kế trong hệ số mức lương là 0,5 được hệ số 3,82 (4,32 - 0,5 = 3,82).

- Lấy hệ số còn lại là 3,82 xếp vào bậc 3, ngạch chuyên viên chính, hệ số 3,82 của bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ trong doanh nghiệp. Ngoài ra Ông A còn được hưởng phụ cấp chức vụ trưởng phòng theo hạng của Tổng Công ty. Thời gian xét nâng bậc của Ông A được tính từ tháng 5/1997.

Ví dụ 8: Bà B là Giám đốc doanh nghiệp hạng I của Tổng công ty Y, được xếp lương bậc 2/2 chức danh Giám đốc doanh nghiệp hạng I, hệ số mức lương 6,03 từ tháng 12/1996. Tháng 5/1999 Bà B được điều động về làm chuyên viên tại Văn phòng Tổng Công ty. Tương tự như ví dụ trên, Bà B được xếp vào bậc 3, ngạch chuyên viên cao cấp, bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ trong doanh nghiệp, hệ số mức lương 5,15 (vì 6,03 - 0,8 = 5,23 gần với hệ số 5,15). Thời gian nâng bậc tính từ tháng 12/1996.

Trường hợp đặc biệt viên chức quản lý doanh nghiệp có quá trình công tác lâu năm, đã qua nhiều chức vụ lãnh đạo, sắp đến tuổi nghỉ hưu (trên 57 tuổi đối với nam và trên 52 tuổi đối với nữ) thì xem xét, xử lý cụ thể như tại điểm 2 nêu trên.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở các chỉ tiêu, tiêu chuẩn quy định, hướng dẫn tại Thông tư này, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91/TTg hướng dẫn các doanh nghiệp tính điểm theo qui định, xem xét, ra quyết định xếp từ hạng II đến hạng IV đối với các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý trên cơ sở số điểm doanh nghiệp đạt được.

Đối với doanh nghiệp hạng I, trên cơ sở đề nghị của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91/TTg, Bộ Lao động thương binh và xã hội xem xét có văn bản thoả thuận sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính.

- Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện để xếp hạng theo quy định tại mục II Thông tư này hoặc không đủ điểm xếp hạng IV, thì các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91/TTg xem xét xếp lương cho chức danh quản lý cao nhất theo nguyên tắc: không được xếp hệ số mức lương (kể cả phụ cấp chức vụ) cao hơn hệ số mức lương của Phó Giám đốc doanh nghiệp hạng IV. Các chức danh quản lý và lãnh đạo còn lại hệ số mức lương được xếp phải thấp hơn hệ số mức lương của chức danh quản lý cao nhất.

- Trường hợp doanh nghiệp nằm trong danh sách cổ phần hoá, giải thể, phá sản hoặc sáp nhập thì viên chức quản lý doanh nghiệp được giữ nguyên lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho đến khi doanh nghiệp được cổ phần hoá, giải thể, sáp nhập, phá sản. Đến lúc đó viên chức quản lý được xếp lại lương theo công việc hoặc chức vụ đảm nhiệm của đơn vị mới.

2. Sau khi ra quyết định xếp hạng đối với các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91/TTg có trách nhiệm gửi 1 bản quyết định xếp hạng và số liệu tính điểm theo các chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp (theo mẫu số 3) về Bộ Lao động - Thương binh và xã hội để theo dõi, kiểm tra.

Căn cứ vào việc tính điểm và quyết định xếp hạng của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91/TTg, Liên Bộ sẽ tổ chức kiểm tra và xử lý những trường hợp sai phạm theo quy định hiện hành.

Thủ trưởng Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91/TTg chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Liên Bộ về việc xếp hạng doanh nghiệp theo qui định.

3. Đối với các đơn vị thành viên trực thuộc doanh nghiệp hạng I trở xuống: viên chức quản lý đơn vị thành viên được xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ như Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng theo hạng doanh nghiệp được xếp. Trường hợp cần thiết phải xếp hạng thì báo cáo Liên Bộ xem xét, xử lý cụ thể.

4. Đối với các doanh nghiệp chưa có tiêu chuẩn xếp hạng thì các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91/TTg cần tiến hành xây dựng tiêu chuẩn bổ sung hoặc vận dụng tiêu chuẩn qui định tại Thông tư này. Trước khi thực hiện có văn bản đề nghị Liên Bộ thoả thuận hoặc qui định bổ sung.

5. Từ năm 1999 trở đi, khi tính điểm xếp hạng hoặc xem xét, điều chỉnh lại hạng doanh nghiệp thì chỉ tiêu doanh thu, nộp ngân sách và lợi nhuận phải loại trừ yếu tố trượt giá trên cơ sở chỉ số giá cả chung so với năm 1998 theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố. Công thức tính loại trừ yếu tố trượt giá như sau:

Txs =

Trong đó:

- Txs là chỉ tiêu x sau khi loại trừ yếu tố trượt giá;

- Txt là chỉ tiêu x chưa loại trừ yếu tố trượt giá.

- Hcg là chỉ số giá của năm đề nghị xếp hạng so với năm 1998

Ví dụ: Theo quyết toán tài chính, năm 2000 doanh nghiệp A đạt doanh thu 300 tỷ đồng và năm 2001 đạt 350 tỷ đồng. Tháng 6 năm 2002 doanh nghiệp đề nghị xem xét xếp lại hạng. Theo thông báo của Tổng cục Thống kê thì chỉ số giá cả của các năm như sau:

- Năm 1999 bằng 1,07 (tức tăng 7%) so với năm 1998;

- Năm 2000 bằng 1,08 (tức tăng 8%) so với năm 1999;

- Năm 2001 bằng 1,06 (tức tăng 6%) so với năm 2000.

Như vậy chỉ tiêu doanh thu để tính điểm theo bảng tiêu chuẩn xếp hạng đối với doanh nghiệp A sau khi loại trừ yếu tố trượt giá theo các năm sẽ là:

Năm 2000: Txs = tỷ đồng

Năm 2001: Txs = tỷ đồng

6. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 21/LB-TT ngày 17/6/1993 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính và các Thông tư của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ảnh về Liên bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính xem xét, giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH

THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tá

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG





Lê Duy Đồng

 

Nơi nhận:
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Các Tổng Công ty 91

- Các Ban của TW Đảng
- Sở LĐTBXH, Sở TC các tỉnh,
 thành phố trực thuộc TW
- Lưu VP, Vụ TL

 

 

PHỤ LỤC SỐ 01

TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP
(ban hành kèm theo Thông tư số 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 12 năm 1998)

1. NGÀNH CƠ KHÍ

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

 

60

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

≥ 20

2 - < 20

< 2

15

5 - 14

4

2. Doanh thu (tỷ đồng)

≥ 30

3 - < 30

< 3

15

5 - 14

4

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm

 

5

4. Trình độ công nghệ sản xuất

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

 

 

 

≥ 800

100 - < 800

< 100

 

≥ 3

0,1 - < 3

< 0,1

≥ 1

0,1 - < 1

< 0,1

≥ 8

1 - < 8

< 1

 

10

7

2

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

2. NGÀNH ĐIỆN (sản xuất, kinh doanh điện)

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

≥ 200

5 - < 200

< 5

≥ 300

40 - < 300

< 40

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm

 

5

4. Trình độ công nghệ sản xuất

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

 

 

 

≥ 1000

100 - < 1000

< 100

 

≥ 80

5 - < 80

< 5

≥ 20

1 - < 20

< 1

≥ 12

2 - < 12

< 2

 

5

3

1

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

30 - 49

3. NGÀNH LUYỆN KIM

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

≥ 70

5 - < 70

< 5

≥ 150

5 - < 150

< 5

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm

 

5

4. Trình độ công nghệ sản xuất

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

 

 

 

≥ 1000

100 - < 1000

< 100

 

≥ 15

2 - < 15

< 2

≥ 3

0,2 - < 3

< 0,2

≥ 8

1 - < 8

< 1

 

5

3

1

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

4. NGÀNH ĐIỆN TỬ - TIN HỌC

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I. Độ phức tạp quản lý

1. Vốn kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

≥ 18

3 - < 18

< 3

≥ 90

5 - < 90

< 5

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm

 

5

4. Trình độ công nghệ sản xuất

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%):

 

 

 

 

≥ 500

50 - < 500

< 50

 

≥ 12

2 - < 12

< 2

≥ 8

1 - < 8

< 1

≥ 15

2 - < 15

< 2

 

10

7

2

10

4 - 9

3

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1- 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

5. NGÀNH HÓA CHẤT

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

≥ 40

3 - < 40

< 3

≥ 70

5 - < 70

< 5

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm

 

5

4. Trình độ công nghệ sản xuất

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

 

 

 

≥ 1000

100 - < 1000

< 100

 

≥ 10

1 - < 10

< 1

≥ 3

0,2 - < 3

< 0,2

≥ 12

2 - < 12

< 2

 

5

3

1

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

6. NGÀNH THAN, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

≥ 40

5 - < 40

< 5

≥ 75

5 - < 75

< 5

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm

 

5

4. Trình độ công nghệ sản xuất

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

 

 

 

≥ 1000

100 - < 1000

< 100

 

≥ 5

0,5 - < 5

< 0,5

≥ 2

0,2 - < 2

< 0,2

≥ 10

1 - < 10

< 1

 

5

3

1

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

7. LÂM TRƯỜNG, XÍ NGHIỆP GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I. Độ phức tạp quản lý

1. Vốn kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Tài nguyên Rừng (triệu m3)

 

 

4. Diện tích rừng và đất rừng (nghìn ha)

 

 

5. Lao động (người)

 

 

II. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

≥ 5

1 - < 5

 < 1

≥ 12

1 - < 12

< 1

≥ 1

0,3 - < 1

< 0,3

≥ 15

5 - < 15

< 5

≥ 1000

100 - <1000

< 100

 

≥ 0,7

0,1 - < 0,7

< 0,1

≥ 0,5

0,05 - < 0,5

< 0,05

65

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

4 - 9

3

10

4 - 9

3

15

5 - 14

4

35

15

5 - 14

4

20

6 - 19

5

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

30 - 49

8. CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I. Độ phức tạp quản lý

1. Vốn kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Trình độ công nghệ

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 10

1 - < 10

 < 1

≥ 25

2 - < 25

< 2

 

 

 

 

 

 

≥ 700

100 - < 700

< 100

 

≥ 1,5

0,2 - < 1,5

< 0,2

≥ 1

0,1 - < 1

< 0,1

≥ 12

2 - < 12

< 2

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

5

 

 

5

3

1

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

9. NÔNG NGHIỆP (Cà phê, Cao su có tiêu chuẩn riêng)

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

 

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

≥ 6

1 - < 6

< 1

≥ 10

1 - <10

< 1

65

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

3. Quy trình sản xuất

- Sản xuất giống gốc nguyên chủng

- Sản xuất giống

- Sản xuất đại trà

15

10

6

4. Đầu mối quản lý: 2 đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm

 

5

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

≥ 800

100 - < 800

< 100

 

≥ 1,7

0,2 - < 1,7

< 0,2

≥ 1

0,1 - < 1

< 0,1

15

5 - 14

4

35

15

5 - 14

4

20

6 - 19

5

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

30 - 49

10. NGÀNH DỆT

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Trình độ công nghệ:

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 70

5 - < 70

< 5

≥ 150

10 - <150

< 10

 

 

 

 

 

 

≥ 1500

100 - < 1500

< 100

 

≥ 8

1 - < 8

< 1

≥ 2,5

0,2 - < 2,5

< 0,2

≥ 10

2 - < 10

< 2

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

5

 

 

5

3

1

 15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

11. NHỰA, SÀNH SỨ, THỦY TINH

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I.Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm

tối đa không quá 5 điểm

4. Trình độ công nghệ:

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 40

5 - < 40

< 5

≥ 50

5 - < 50

< 5

 

 

 

 

 

 

≥ 1000

100 - <1000

< 100

 

≥ 7

1- < 7

< 1

≥ 2,5

0,2 - < 2,5

< 0,2

≥ 12

2 - < 12

< 2

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

5

 

 

5

3

1

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

12. CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I. Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm

tối đa không quá 5 điểm

4. Trình độ công nghệ:

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 40

5 - < 40

< 5

≥ 50

5 - < 50

< 5

 

 

 

 

 

 

≥ 1000

100 - < 1000

< 100

 

≥ 10

1- < 10

< 1

≥ 3

0,3 - < 3

< 0,3

≥ 10

1 - < 10

< 1

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

5

 

 

5

3

1

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

 1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

13. MAY - GIÀY - DA

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Trình độ công nghệ:

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 25

3 - < 25

< 3

≥ 40

5 - < 40

< 5

 

 

 

 

 

 

≥ 1500

100 - < 1500

< 100

 

≥ 3

0,3 - < 3

< 0,3

≥ 2,5

0,2 - < 2,5

< 0,2

≥ 15

2 - < 15

< 2

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

5

 

 

5

3

1

 15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

14. GIẤY - GỖ - DIÊM

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I. Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm

tối đa không quá 5 điểm

4. Trình độ công nghệ:

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 40

5 - < 40

< 5

≥ 50

5- < 50

< 5

 

 

 

 

 

 

≥ 1000

100 - < 1000

< 100

 

≥ 5

0,5 - < 5

< 0,5

≥ 1,5

0,2 - < 1,5

< 0,2

≥ 10

1 - < 10

< 1

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

5

 

 

5

3

1

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

15. RƯỢU - BIA - THUỐC LÁ

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Trình độ công nghệ:

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 80

5 - < 80

< 5

≥ 250

20 - < 250

< 20

 

 

 

 

 

 

≥ 1000

100 - < 1000

< 100

 

≥ 120

10 - < 120

< 10

≥ 10

1 - < 10

< 1

≥ 20

4 - < 20

< 4

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

5

 

 

5

3

1

 15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

16. XÂY LẮP (Xây dựng cơ bản)

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Trình độ công nghệ sản xuất

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

 

≥ 8

1 - < 8

< 1

≥ 40

5 - < 40

< 5

 

 

 

 

 

 

≥ 800

100 - < 800

< 100

 

≥ 2

0,2 - < 2

< 0,2

≥ 0,8

0,1 - < 0,8

< 0,1

≥ 15

2 - < 15

< 2

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

5

 

 

5

3

1

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

75 - 89

50 - 74

30 - 49

17. SẢN XUẤT XI MĂNG

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Trình độ công nghệ sản xuất

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 200

20 - < 200

< 20

≥ 300

20 - < 300

< 20

 

 

 

 

 

 

≥ 1000

100 - < 1000

< 100

 

≥ 20

3 - < 20

< 3

≥ 10

1 - < 10

< 1

≥ 12

2 - < 12

< 2

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

5

 

 

5

3

1

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

75 - 89

50 - 74

28 - 49

18. SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG (ngoài xi măng)

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Trình độ công nghệ sản xuất

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 8

1 - < 8

< 1

≥ 15

2 - < 15

< 2

 

 

 

 

 

 

≥ 600

100 - < 600

< 100

 

≥ 1

0,2 - < 1

< 0,2

≥ 0,8

0,1 - < 0,8

< 0,1

≥ 15

2 - < 15

< 2

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

5

 

 

5

3

1

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

75 - 89

50 - 74

28 - 49

19. KHẢO SÁT THIẾT KẾ TƯ VẤN XÂY DỰNG

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Lao động (người)

 

 

5. Lao động có trình độ đại học trở lên (%)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 3

0,3 - < 3

< 0,3

≥ 15

2 - < 15

< 2

 

 

≥ 300

50 - < 300

< 50

≥ 90

40 - < 90

< 40

 

≥ 1,5

0,2 - < 1,5

< 0,2

≥ 0,8

0,1 - < 0,8

< 0,1

≥ 30

5 - < 30

< 5

55

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

5

 

10

4 - 9

3

10

2 - 9

1

45

15

5 - 14

4

20

6 - 19

5

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

20. TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Trình độ công nghệ sản xuất

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 25

3 - < 25

< 3

≥ 20

3 - < 20

< 3

 

 

 

 

 

 

≥ 700

100 - < 700

< 100

 

≥ 1

0,1 - < 1

< 0,1

≥ 0,8

0,1 - < 0,8

< 0,1

≥ 8

1 - < 8

< 1

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

5

 

 

5

3

1

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

21. BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

 

≥ 80

5 - < 80

< 5

≥ 80

5 - < 80

< 5

65

20

6 - 19

5

20

6 - 19

5

5

4. Trình độ công nghệ:

- Tỷ lệ thiết bị kỹ thuật số tin học so với tổng giá trị thiết bị.

 

≥ 60%

< 60%

 

8

5

- Tỷ lệ thiết bị tự động - cơ giới so với tổng giá trị thiết bị

≥ 60%

< 60%

5

3

- Sử dụng nhân công

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Tỷ lệ doanh thu/vốn (%)

 

 

3. Yêu cầu phục vụ xã hội: % xã có điện thoại so với tổng số xã

 

≥ 1500

100 - < 1500

< 100

 

≥ 5

0,5 - < 5

< 0,5

≥ 1,5

1,2 - < 1,5

< 1,2

≥ 95

10 - < 95

< 10

2

12

5 - 11

4

35

20

6 - 19

5

5

3

1

10

3 - 9

2

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

30 - 49

22. VẬN TẢI SÔNG

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 15

3 - < 15

< 3

≥ 30

5 - < 30

< 5

 

 

≥ 1000

100 - < 1000

< 100

 

≥ 1,5

0,2 - < 1,5

< 0,2

≥ 0,5

0,05 - < 0,5

< 0,05

≥ 8

1 - < 8

< 1

60

20

6 - 19

5

20

6 - 19

5

5

 

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

23. CẢNG SÔNG

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 10

1 - < 10

< 1

≥ 12

2 - < 12

< 2

 

 

≥ 800

100 - < 800

< 100

 

≥ 0,8

0,1 - < 0,8

< 0,1

≥ 0,5

0,05 - < 0,5

< 0,05

≥ 10

1 - < 10

< 1

60

20

6 - 19

5

20

6 - 19

5

5

 

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

24. VẬN TẢI BIỂN

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Phạm vi hoạt động

 

 

4. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 150

10 - < 150

< 10

≥ 250

25 - < 250

< 25

Có vận tải Âu, á, Mỹ, Phi

Vận tải Đông nam Á

Trong nước

≥ 1000

100 - < 1000

< 100

 

≥ 8

1 - < 8

< 1

≥ 4

0,4 - < 4

< 0,4

≥ 8

1 - < 8

< 1

55

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

7

3

15

5 - 14

4

45

15

5 - 14

4

20

6 - 19

5

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

25. CẢNG BIỂN

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 150

15 - < 150

< 15

≥ 100

10 - < 100

< 10

 

 

≥ 1500

100 - < 1500

< 100

 

≥ 15

2 - < 15

< 2

≥ 6

0,5 - < 6

< 0,5

≥ 8

1 - < 8

< 1

60

20

6 - 19

5

20

6 - 19

5

5

 

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

 

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

26. DOANH NGHIỆP BẾN XE

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Luồng tuyến phục vụ (số luồng tuyến)

 

 

5. Số lượt đầu xe thông qua bến (triệu lượt/năm)

 

6. Lao động (người)

 

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 8

1 - < 8

< 1

≥ 10

1 - < 10

< 1

 

 

≥ 50

10 - < 50

< 10

≥ 0,4

0,1 - < 0,4

< 0,1

≥ 300

50 - < 300

< 50

 

≥ 2

0,2 - < 2

< 0,2

≥ 1

0,1 - < 1

< 0,1

≥ 15

2 - < 15

< 2

60

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

5

 

10

4 - 9

3

5

2 - 4

1

10

4 - 9

3

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90- 100

75 - 89

50 - 74

28 - 49

27. VẬN TẢI Ô TÔ

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 10

2 - < 10

< 2

≥ 10

2 - < 10

< 2

 

 

≥ 500

100 - < 500

< 100

 

≥ 1,5

0,2 - < 1,5

< 0,2

≥ 0,8

0,1 - < 0,8

< 0,1

≥ 12

2 - < 12

< 2

60

20

6 - 19

5

20

6 - 19

5

5

 

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

28. BẢO HIỂM

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I. Độ phức tạp quản lý

1. Số loại nghiệp vụ bảo hiểm

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Số lượng lao động

 

 

II. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp Ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng)

 

 

2. Hiệu quả nghiệp vụ kinh doanh (% số nghiệp vụ kinh doanh lãi)

 

≥ 40

5 - < 40

< 5

≥ 45

5 - < 45

< 5

 

 

≥ 200

 50 - < 200

 < 50

 

 ≥ 2

0,2- < 2

< 0,2

 ≥ 100

30 - < 100

< 30

55

25

6 - 24

5

15

5 - 14

4

5

 

10

4 - 9

3

45

20

6 - 19

5

25

6 - 24

5

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

29. DƯỢC PHẨM

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

Đối với đông dược, hóa dược

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Trình độ công nghệ sản xuất

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 20

2 - < 20

< 2

≥ 50

5 - < 50

< 5

≥ 40

5 - < 40

< 5

 

 

 

 

 

 

≥ 500

100 - < 500

< 100

 

≥ 3

0,3 - < 3

< 0,3

≥ 2

0,2 - < 2

< 0,2

≥ 12

2 - < 12

< 2

60

20

6 - 19

5

20

6 - 19

5

20

6 - 19

5

5

 

 

5

3

1

10

4 - 9

3

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

30. XỔ SỐ KIẾN THIẾT

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I. Độ phức tạp quản lý

1. Vốn kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Số loại hình xổ số: Mối loại hình sổ xố 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

 

4. Phạm vi hoạt động

 

 

5. Số lượng lao động (người)

 

 

II. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp Ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận (tỷ đồng)

 

≥ 15

2 - < 15

< 2

≥ 500

50 - < 500

< 50

 

 

 

- Cả nước

- Liên tỉnh

- Tỉnh

≥ 120

25 - < 120

< 25

 

≥ 150

15 - < 150

< 15

≥ 30

3- < 30

< 3

55

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

5

 

 

5

3

2

10

4 - 9

3

45

20

6 - 19

5

25

6 - 24

5

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

31. CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I. Độ phức tạp quản lý

1) Tỷ trọng vốn huy động của chi nhánh/ tổng số vốn huy động của hệ thống

 

≥ 5 %

1% - < 5 %

< 1%

60

25

7 - 24

6

2) Tỷ trọng doanh thu thực hiện của chi nhánh/tổng doanh thu toàn hệ thống

≥ 5 %

1% - < 5 %

< 1%

20

6 - 19

5

3) Số đầu mối quản lý (áp dụng cho Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Công thương):

 

 

- Mỗi đầu mối 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm

- Hoặc tỷ trọng dư nợ cho vay bình quân của chi nhánh/ tổng dư nợ cho vay bình quân của hệ thống (áp dụng cho NH đầu tư và phát triển và NH ngoại thương)

 

≥ 5 %

2% - < 5%

< 2%

5

5

2 - 4

1

3) Số lao động

 

 

II/ Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1) Tỷ trọng các khoản nộp NS của chi nhánh/ tổng các khoản nộp ngân sách của hệ thống

≥ 300

50 - < 300

< 50

 

≥ 5 %

0,5% - < 5 %

< 0,5%

10

4 - 9

3

40

15

5 - 14

4

2) Tỷ trọng lợi nhuận thực hiện của chi nhánh/tổng lợi nhuận của hệ thống.

≥ 6%

0,5 %-< 6 %

< 0,5 %

25

6 - 24

5

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

30 - 49

32. DỊCH VỤ DU LỊCH

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Lao động (người)

 

 

5. Địa điểm hoạt động

- Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh

- Thành phố loại II

- Các tỉnh còn lại

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 35

4 - < 35

< 4

≥ 50

5 - < 50

< 5

 

 

≥ 500

50 - < 500

< 50

 

 

 

 

 

≥ 4

0,4 - < 4

< 0,4

≥ 4

0,4 - < 4

< 0,4

≥ 15

2 - < 15

< 2

55

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

5

 

10

4 - 9

3

 

1

3

5

45

15

5 - 14

4

20

6 - 19

5

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

33. DU LỊCH LỮ HÀNH

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối ký kết với khách nước ngoài

 

 

4. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 10

1 - < 10

< 1

≥ 50

5 - < 50

< 5

≥ 50

10 - < 50

< 10

≥ 200

50 - < 200

< 50

 

≥ 5

0.5 - < 5

< 0,5

≥ 4

0,4 - < 4

< 0,4

≥ 40

10 - < 40

< 10

55

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

4 - 9

3

45

15

5 - 14

4

20

6 - 19

5

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

34. KHÁCH SẠN

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Chất lượng phục vụ

 

 

 

 

4. Lao động (người)

 

 

5. Số buồng phục vụ

 

 

II Hiệu quả SXKD

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3.Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 40

5 - < 40

< 5

≥ 50

5 - < 50

< 5

1 sao

2 sao

3 sao

4 sao

5 sao

≥ 400

50 - < 400

< 50

≥ 150

50 - < 150

< 50

 

≥ 6

1 - < 6

< 1

≥ 4

0,5 - < 4

< 0,5

≥ 15

2- < 15

< 2

55

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

2

4

6

8

10

10

4 - 9

3

5

3

2

45

15

5 - 14

4

20

6 - 19

5

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

35. DỊCH VỤ ĐÔ THỊ

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Lao động (người)

 

 

5. Địa bàn hoạt động:

- Thành phố Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh

- Thành phố loại II

- Các tỉnh, Thành phố còn lại

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

≥ 8

1 - < 8

< 1

≥ 15

2 - < 15

< 2

 

 

≥ 600

50 - < 600

< 50

 

 

 

 

 

≥ 1

0,1 - < 1

< 0,1

≥ 0,6

0,1 - < 0,6

< 0,1

60

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

5

 

15

5 - 14

4

 

1

3

5

40

20

6 - 19

5

20

6 - 19

5

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

75 - 89

50 - 74

28 - 49

36. XUẤT BẢN

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng): (chỉ tính riêng vốn dùng xuất bản)

 

2.Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Phạm vi hoạt động phục vụ đối tượng

 

 

4. Lao động (người)

 

 

5. Trang xuất bản trong năm

 

≥ 1,5

0,2 - < 1,5

< 0,2

≥ 3

0,3 - < 3

< 0,3

- Trong nước và quốc tế

- Trong nước

- Địa phương

≥ 100

50 - < 100

< 50

- Cứ 1000 trang được 1 điểm, tối đa không quá 15 điểm

60

10

4 - 9

3

15

5 - 14

4

5

3

1

5

4

3

15

6. Sách có giá trị sử dụng lâu dài, sách tái bản (không kể sách giáo khoa tái bản) theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thông tin

≥ 50 %

10% - < 50%

< 10%

5

2 - 4

1

7. Sách phục vụ thiếu nhi, dân tộc ít người, người có trình độ cao, xuất khẩu (nếu không xuất bản sách thiếu nhi thì không được tính điểm)

≥ 30 %

10% - < 30%

< 10%

5

3

2

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Sản lượng xuất bản thực hiện

 

- Cứ 10 tít sách được 1 điểm, tối đa không quá 10 điểm

40

10

 

- Cứ 3 vạn sách xuất bản được 1 điểm, tối đa không quá 10 điểm

10

2. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

3. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

≥ 0,3

0,03 - < 0,3

< 0,03

≥ 0,2

0,02 - < 0,2

< 0,02

10

3 - 9

2

10

3 - 9

2

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

30 - 49

37. DOANH NGHIỆP IN

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Trình độ công nghệ:

- Công nghệ cao

- Công nghệ trung bình

- Công nghệ thấp

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 20

2 - < 20

< 2

≥ 70

5 - < 70

< 5

 

 

 

 

 

 

≥ 500

50 - < 500

< 50

 

≥ 3,5

0,3 - < 3,5

< 0,3

≥ 2

0,2 - < 2

< 0,2

≥ 12

2 - < 12

< 2

55

20

6 - 19

5

15

5 - 14

4

5

 

 

5

3

1

10

4 - 9

3

45

15

5 - 14

4

20

6 - 19

5

10

1- 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

30 - 49

38. PHÁT HÀNH SÁCH

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối quản lý được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Lao động (người)

 

 

5. Số chủng loại mặt hàng kinh doanh

(sách và văn hóa phẩm)

5.1 Số lượng sách bán ra (triệu bản)

 

 

5.2 Số lượng văn hóa phẩm bán ra (triệu bản)

 

 

 

≥ 5

0,5 - < 5

< 0,5

≥ 50

5 - < 50

< 5

 

 

≥ 100

50 - < 100

< 50

 

 

≥ 3

0,5 - < 3

< 0,5

≥ 7

0,2 - < 7

< 0,2

65

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

5

 

5

4

3

 

 

10

4 - 9

3

5

2 - 4

1

6. Trình độ cán bộ:

 

 

- Từ phó phòng trở lên có trình độ đạI học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn Nhà nước ban hành.

≥ 100 %

50 % - < 100 %

< 50 %

5

2 - 4

1

- Cán bộ nghiệp vụ có chứng chỉ đáp ứng nhu cầu.

≥ 100 %

50 % - < 100 %

< 50 %

5

2 - 4

1

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

≥ 1,5

0,2 - < 1, 5

< 0,2

≥ 0,8

0,1- < 0,8

< 0,1

35

15

5 - 14

4

20

6 - 19

5

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

30 - 49

39. MỸ THUẬT VÀ NHIẾP ẢNH

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

 

≥ 3

0,3 - < 3

< 0,3

≥ 15

3 - < 15

< 3

75

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

3. Quy trình sáng tác và thể hiện tác phẩm

 

 

 

 

- 1 tác phẩm được Hội đồng nghiệm thu quốc gia hoặc Chính phủ duyệt được 5 điểm

Chỉ tiêu này tối đa không quá 25 điểm

 

- 1 tác phẩm được Hội đồng nghiệm thu tỉnh, thành phố, Bộ duyệt được 3 điểm

 

- 1 tác phẩm được Hội đồng nghiệm thu huyện, thị xã duyệt được 2 điểm

4. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1điểm, tối đa không quá 5 điểm

 

5

5. Lao động (người)

 

 

6. Trình độ cán bộ

≥ 100

50 - < 100

< 50

5

4

3

- Từ trưởng phòng trở lên có trình độ đại học đúng ngành

Đạt 20 % được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm

5

- Độ ngũ sáng tác, chuyên môn, nghiệp vụ (đạt trình độ đại học)

≥ 70%

40 - < 70%

< 40 %

5

2 - 4

1

II Hiệu quả SX kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

≥ 0,6

0,1 - < 0,6

< 0,1

≥ 0,4

0,05 - < 0,4

< 0,05

25

10

4 - 9

3

15

5 - 14

4

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

30 - 49

40. PHÁT HÀNH PHIM VÀ CHIẾU BÓNG

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

 

≥ 10

1 - < 10

< 1

≥ 50

5 - <50

< 5

55

20

6 - 19

5

20

6 - 19

5

3. Đầu mối quản lý: 2 đầu mối quản lý được 1 điểm, riêng Fa Fim TW 1 đầu mối quản lý được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm.

 

5

4. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Số lượt người xem phim: 1 triệu lượt người xem được 1 điểm, tói đa không quá 10 điểm. Đối với Fa Fim TW cứ cung cấp cho các tỉnh 10 % phim được tính 2 điểm tối đa không quá 10 điểm

≥ 300

50 - < 300

< 50

 

≥ 3

0,3 - <3

< 0,3

≥ 1

0,1 - < 1

< 0,1

10

4 - 9

3

45

15

5 - 14

4

20

6 - 19

5

10

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

41. DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. % vốn tham gia sản xuất, kinh doanh

 

 

3. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

4. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%)

 

≥ 12

1 - < 12

< 1

≥ 95

85 - < 95

< 85

≥ 50

5 - < 50

< 5

 

 

≥ 500

50 - < 500

< 50

 

≥ 8

1 - < 8

< 1

≥ 5

0,5 - < 5

< 0,5

 

≥ 45

10 - < 45

< 10

50

15

5 - 14

4

5

3

1

15

5 - 14

4

5

 

10

4 - 9

3

50

15

5 - 14

4

25

7 - 24

6

 

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

30 - 49

42. KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm


I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

Riêng xăng dầu

 

 

2.% vốn tham gia sản xuất, kinh doanh

 

 

3. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

Riêng xăng dầu

 

 

4. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

Riêng xăng dầu

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%)

 

≥ 20

2 - < 20

< 2

≥ 25

5 - < 25

< 5

≥ 95

85 - < 95

< 85

≥ 100

10 - < 100

< 10

≥ 200

20 - < 200

< 20

 

 

≥ 500

50 - < 500

< 50

 

≥ 10

1 - < 10

< 1

≥ 3

0,3 - < 3

< 0,3

≥ 8

0,8 < 8

< 0,8

≥ 20

2 < 20

< 2

55

20

6 - 19

5

20

6 - 19

5

5

3

1

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

5

 

10

5 - 9

4

45

15

5 - 14

4

20

6 - 19

5

20

6 - 19

5

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90- 100

70- 89

50 - 69

30 - 49

43. ĐÁNH CÁ BIỂN

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Trình độ và qui mô sản xuất

3.1 Tổng công suất tàu (1.000 cv)

 

 

3.2 Tổng sản lượng cá (tấn)

 

 

4. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 20

4 - < 20

< 4

≥ 40

6 - < 40

< 6

 

≥ 10

2 - < 10

< 2

≥ 8000

1000 - < 8000

<1000

≥ 1500

100 - < 1500

< 100

 

≥ 3

0,3 - < 3

< 0,3

≥ 0,5

0,1 - < 0,5

< 0,1

≥ 8

1 - < 8

< 1

60

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

 

7

3 - 6

2

8

3 - 7

2

15

5 - 14

4

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

44. CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: mỗi đầu mối quản lý 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm.

4. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 20

4 - < 20

< 4

≥ 40

6 - < 40

< 6

 

 

≥ 1.000

100 - < 1.000

< 100

 

≥ 4

0,4 - < 4

< 0,4

≥ 1

0,1 - < 1

< 0,1

≥ 12

2 - < 12

< 2

55

20

6 -19

5

15

5 - 14

4

5

 

15

5 - 14

4

45

15

5 - 14

4

20

6 - 19

5

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

45. CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Đầu mối quản lý: mỗi đầu mối quản lý 1 điểm,

tối đa không quá 5 điểm

4. Sản lượng thực hiện 1000 lít hạng I qui đổi/năm

 

 

5. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

 

3. Tỷ suất lợi nhuận (%)

 

≥ 2

0,2 - < 2

< 0,2

≥ 6

0,6 - < 6

< 0,6

 

 

≥ 10.000

2000 - < 10.000

< 2000

≥ 500

50 - < 500

< 50

 

≥ 0,6

0,1- < 0,6

< 0,1

≥ 0,4

0,05 - < 0,4

< 0,05

≥ 25

3 - < 25

< 3

60

20

6 - 19

5

20

6 - 19

5

5

 

5

2 - 4

1

10

4 - 9

3

40

15

5 - 14

4

15

5 - 14

4

10

1 - 9

0

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

28 - 49

46. NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Doanh thu (tỷ đồng)

 

 

3. Qui mô SX:

3.1. Đối với mặt nước lớn

a. Diện tích (ha)

 

 

b. Sản lượng cá (tấn cá thịt/năm)

 

 

3.2. Đ.với ao hồ nhỏ, sông cụt

a. Diện tích (ha)

 

 

b. Sản lượng cá (tấn cá thịt/năm)

 

 

3.3. Sản xuất cá giống

a. Diện tích (ha)

 

 

b. Sản lượng cá (triệu cá giống/năm)

 

 

4. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)

 

 

2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)

 

≥ 2

0,2 - < 2

< 0,2

≥ 2,5

0,3 - < 2,5

< 0,3

 

 

≥ 20.000

2.000 - < 20.000

< 2.000

≥ 250

50 - < 250

< 50

 

≥ 300

100 - < 300

< 100

≥ 150

30 - < 150

< 30

 

≥ 40

10 - < 40

< 10

≥ 50

10 - < 50

< 10

≥ 300

50 - < 300

< 50

 

≥ 0,4

0,05 - < 0,4

< 0,05

≥ 0,3

0,05 - < 0,3

< 0,05

65

20

6 - 19

5

20

6 - 19

5

15

 

5

2 - 4

1

10

4 - 9

3

 

5

2 - 4

1

10

4 - 9

3

 

5

2 - 4

1

10

4 - 9

3

10

4 - 9

3

35

15

5 - 14

4

20

6 - 19

5

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

30 - 49

47. VÀNG BẠC, ĐÁ QUÝ (áp dụng đối với Tổng Công ty Vàng, Bạc, Đá quý)

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

 

60

1. Tỷ trọng vốn kinh doanh của công ty/ tổng số vốn sản xuất, kinh doanh của tổng Công ty

≥ 7%

1% - < 7%

< 1%

20

6 - 19

5

2. Tỷ trọng doanh số của Cty/ tổng doanh số của Tổng Công ty

≥ 7%

1% - < 7%

< 1%

25

7 - 24

6

3. Số lượng cửa hàng bán hàng: mỗi cửa hàng

1 điểm, tối đa không quá 5 điểm

4. Lao động (người)

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Tỷ trọng các khoản nộp ngân sách Nhà nước/tổng số các khoản nộp của tổng công ty

 

 

≥ 150

30 - < 150

< 30

 

≥ 7%

1% - < 7%

< 1%

5

 

10

4 - 9

3

40

15

5 - 14

4

2. Tỷ trọng lợi nhuận của Công ty/ tỷ trọng lợi nhuận của Tổng Công ty

≥ 7%

1% - < 7%

< 1%

25

7 - 24

6

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

30 - 49

48. DOANH NGHIỆP THỦY NÔNG

Chỉ tiêu

Giá trị

Điểm

I Độ phức tạp quản lý

1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)

 

 

2. Vận hành công trình đầu mối

 

≥ 300

30 - < 300

< 30

50

20

6 - 19

5

- Tổng dung tích các hồ chứa nước (triệu m3)

 å W

≥ 1000

500 - < 1000

< 500

6

3 - 5

2

- Tổng công suất lắp đạt trạm bơm tưới, tiêu, tưới tiêu kết hợp

 å (KW)

≥ 15.000

5000 - < 15.000

< 5000

6

3 - 5

2

- Tổng lưu lượng cống đầu mối tưới, tiêu

 å Q (m3/s)

≥ 50

< 50

3

2

3. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp

 

 

 

 

4. Lao động

 

 

II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh

1. Diện tích được tưới

- Liên tỉnh

- Tỉnh

- Liên huyện (≥ 3 huyện)

- Liên huyên (< 3 huyện)

- Huyện

≥ 350

50- < 350

< 50

 

≥ 70.000

5000 - < 70.000

< 5000

5

 4

3

2

1

10

4 - 9

3

50

30

7 - 29

6

2. Diện tích tiêu (kể cả ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu chua, xổ phèn) (ha)

≥ 100.000

10.000 - < 100.000

< 10.000

10

4 - 9

3

3. Tổng doanh thu trên 1ha được tưới gồm thủy lợi phí, thu khác

≥ 400

100 - < 400

< 100

10

4 - 9

3

T = (ngàn đồng/ha)

 

 

BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG

Hạng doanh nghiệp

I

II

III

IV

Điểm doanh nghiệp đạt được

90 - 100

70 - 89

50 - 69

30 - 49

 

PHỤ LỤC SỐ 02

BẢNG QUY ĐỊNH HỆ SỐ PHỤ CẤP CHỨC VỤ THIẾT KẾ TRONG HỆ SỐ MỨC LƯƠNG CHỨC VỤ CỦA CÁC CHỨC DANH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư số 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 12 năm 1998)

1. Doanh nghiệp hạng đặc biệt

- Giám đốc: 1,1

- Phó giám đốc, Kế Toán trưởng: 0,9

2. Tổng Công ty 90/TTg

- Giám đốc: 0,9

- Phó giám đốc, Kế Toán trưởng: 0,8

3. Doanh nghiệp hạng I

- Giám đốc: 0,8

- Phó giám đốc, Kế Toán trưởng: 0,6

4. Doanh nghiệp hạng II

- Giám đốc: 0,6

- Phó giám đốc, Kế Toán trưởng: 0,5

5. Doanh nghiệp hạng III

- Giám đốc: 0,5

- Phó giám đốc, Kế Toán trưởng: 0,4

6. Doanh nghiệp hạng IV

- Giám đốc: 0,4

- Phó giám đốc, Kế Toán trưởng: 0,3

7. Doanh nghiệp không được xếp hạng

- Giám đốc: 0,3

- Phó giám đốc, Kế Toán trưởng: 0,2

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 17/1998/TTLT-BLDTBXH-BTC

Hanoi, December 31, 1998

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE CLASSIFICATION OF STATE ENTERPRISES

In furtherance of Article 11, Decree No.26-CP of May 23, 1993 of the Government provisionally providing for the new regime of wages at the enterprises, jointly, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance issued Circular No.21/LB-TT on June 17, 1993 guiding the classification of enterprises. Over the past more than four years of implementation, the criteria and norms for classification of enterprises need to be amended to make them conform with the real situation. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance hereby provide the following guidance on the classification of State enterprises:

I. SCOPE AND SUBJECTS

1. The State enterprises engaged in production and business according to the Law on State Enterprises and Decree No.59-CP of October 3, 1996 guiding this Law;

2. The State enterprises engaged in public utility activities under the Law on State Enterprises and Decree No.56-CP of October 02, 1996 of the Government guiding the Law on State Enterprises.

All those enterprises are hereafter collectively called State enterprises.

Classification and wage ratings of the managing officials of State Corporations set up under Decisions No.90-TTg and 91-TTg of March 7, 1994 of the Prime Minister which have been effected according to Decision No.185/TTg of March 28, 1996 of the Prime Minister and Decree No.110-CP of November 18, 1997 of the Government, shall not come under the regulation of this Circular, except for the member enterprises of the special-class enterprises which shall still be classified according to the stipulations and guidance in this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



An enterprise shall be considered for classification only if it meets the

following conditions:

1. It has a level of State capital (owners capital) of from VND one billion upward by the time of classification;

2. It is not on the list of State enterprises subject to transformation of ownership: equitisation, merger, dissolution or bankruptcy.

III. PRINCIPLES OF CLASSIFICATION

1. Classification of enterprises is done according to two groups of norms: extent of complexity in management and efficiency of production and business.

2. When processing the ratings for classification of enterprises, the indicators such as turnover, profits, budget remittances at the time of proposal shall exclude the price adjustment factor (if any) as notified by the General Department of Statistics compared with the base criteria and norms issued together with this Circular. The non-profitable enterprises shall not be rated on the norms of profit. If it suffers losses it shall have its points subtracted.

3. All State enterprises which have been classified and made wages ratings according to the prescriptions and guidance in Circular No.21/LB-TT of June 17, 1993 shall revise these ratings and reorder their categories according to this Circular.

4. Three years (36 full months) after the classification is decided, the agency issuing the decision on classification shall have to consider and reclassify the enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. NORMS AND CRITERIA FOR CLASSIFICATION

A. NORMS FOR CLASSIFICATION

The classification criteria and the ratings of each group of norms are determined as follows:

1. The group of norms for managing complexity accounts for 50 per cent-60 per cent of the total rating including the following concrete norms:

a/ Capital for production and business (capital of owner) is the total capital belonging to State ownership managed by the enterprise and determined up to the time of classification, including :

- Business capital (code number 411 on the accountancy balance of the enterprise).

- Development investment fund (code number 414 on the accountancy balance of the enterprise);

- Capital construction investment capital (code number 418 on the accountancy balance of the enterprise);

- Financial reserve fund (code number 415 on the accountancy balance of the enterprise).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Managing centre: is the number of units conducting depending accountancy, or regular book entry accountancy attached to the enterprise.

d/ Level of production technology:

The level of production technology is based on the generation of machinery and equipment; it is divided into three types:

- High technology: using modern machinery, equipment and production technology of the same level as in the developed countries and countries in the region;

- Intermediate technology: using machinery equipment and production technology of the intermediate level of the developed countries and countries in the region;

- Low technology: using retraining machinery, equipment and production technology.

The Ministries and branches should concretize these norms to make them conform with the realities of production and business of the branches after consultation with the inter-ministries.

e/ Labor force: is the average of labor force actually used each year.

2. Group of norms on production and business efficiency accounts for 40 per cent - 50 per cent of the total of points comprising the following concrete norms:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Profits from business activities (code number 20);

- Profits from financial activities (code number 40);

- Irregular profits (code number 50).

Details of these profits and interests are reported in form No.B02 on results of production and business activities in the financial reporting regime, issued together with Decision No.1141-TC/QD/CDKT of November 1st, 1995 of the Ministry of Finance.

b/ Remittance to State budget: reflects the actual amount remitted to the State budget according to the amounts arising in the period (not including the preceding periods deficit remitted in this period) including taxes and other remittances as stipulated by the State in the reporting year (not including the import and export taxes, the social insurance contributions, medical insurance, trade union expenditures, payments of fines and surcharges).

c/ Profit rate: is the % rate between profits achieved on the State capital existing up to the end of the fiscal year at the enterprise (applied to State enterprises operating in production and business).

Specifically for the State enterprises engaged in public utility activities, the group of norms on production and business efficiency shall be rated as follows:

- If the enterprise has to fill quotas for budget and profit remittance, the group of efficiency norms is rated as stipulated in Clauses a and b, Point 2 above.

- If the enterprise operates for purely public utility, has no quota for budget remittances and no profits, the ratings of this group of norms shall be written clearly the table of criteria, and norms for enterprise classification issued together with this Circular (not attached herewith).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example: Enterprise A in July 1999 sends a written proposal for classification. The data used for rating and classification are taken from the financial accounting reports in 1997 and 1998. The reference figures are those realized in the first six months of 1999.

For newly set up enterprises which do not have enough statistics for ratings in classification, the basis to rely on are the economic and technical plan. The competent agency shall compare it with the enterprises already classified to issue a provisional decision on classification in Category II and lower within no more than two years and send it to the two ministries issuing this Circular for monitoring and inspection and provision of guidance for the enterprise in conducting the classification according to the stipulations and guidance in this Circular.

B. CRITERIA FOR CLASSIFICATION

1. Table of criteria for classification:

The data of the final financial accounting and the norms for classification mentioned above shall serve as basis for ensuring unified State management and balance of criteria of classification of the enterprises. The tow ministries herein have issued Appendix No. 01 attached to this Circular titled "Criteria for classifying enterprises in the branch or group of branches" applicable in the whole country *.

(* The Appendix is not included herein)

2. The rating when the criteria lie within the limit of minimum and maximum points of the table of standard points shall follow this formula:

Ddn =

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



x (Dmax - Dmin)

+  Dmin

Tmax - Tmin

Of which:

Ddn is the rating made according to the norms;

Tdn is the value of the rating norm of the enterprise;

Tmin is the minimum value of the rating norm in the criteria table;

Tmax is the maximum value of the rating norm in the table of criteria;

Dmax is the maximum of the rating norm in the table of criteria;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example: Enterprise A of the construction and installation service has a targeted turnover (Tdn) of VND25 billion in the reporting year for consideration in the classification of enterprises. Tmin is VND5 billion; Tmax is VND40 billion; Dmin is 5 points; Dmax is 14 points. According to the above formula, the rating of the targeted turnover of Enterprise A shall be:

Ddn =

 

25 - 5

x (14- 5)

+ 5 = 10.13 (points)

40 - 5

3. For enterprises engaged in production and business in many branches and trades, on the basis of the branches and trades to which they are licensed, the commodity line having the biggest turnover with the biggest proportion in the total turnover shall be chosen as criterion for classification.

Example: Enterprise B of the engineering industry has the main function and task as allowed by the competent agency to produce engineering products, and construction steel and to trade in machinery and equipment. The turnover from engineering products makes up 25% of the total turnover, while the turnover from construction steel makes up 40% of the total turnover and the turnover from the business in machinery and equipment makes up 35% of the total turnover of the enterprise. According to the above stipulation, Enterprise B is allowed to choose metallurgy as criterion for consideration for classification corresponding with the biggest proportion, 40%, in its total turnover.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Enterprise (Office of the enterprise) located in a region with area allowances;

- Where area allowance is 0.3 and 0.4: addition of 3 points;

- Where area allowance is 0.5: addition of 5 points;

- Where area allowance is 0.7 upward: addition of 7 points.

b/ Enterprises exceeding prescribed profit rate:

- If the realized profit is from 10% to 30% higher that the maximum profit on the table of prescribed norms, one point shall be added;

- If the realized profit is from 30% to 50% higher than the maximum profit on the table of prescribed norms, 2 points shall be added;

- If the realized profit is from 50% to less than 100% higher than the maximum profit on the table of prescribed norm, 3 points shall be added.

- If the realized profit is 100% or more higher than the maximum profit on the table of prescribed norms, 4 points shall be added.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- If the arising losses account for less than 30% of the State capital, 2 points shall be subtracted;

- If the arising losses account for from 30% upward of the State capital, 4 points shall be subtracted.

V. PROCEDURES, DOSSIER AND MANAGEMENT OF CLASSIFICATION OF ENTERPRISES.

1. Procedures and dossier applying for classification of enterprise:

a/ Responsibility of the enterprise: basing itself on the prescriptions and guidance in this Circular, the enterprise shall count the points itself according to the norms and projected classification and send the official dispatch to the agency with competence to decide on the classification (the local enterprises shall send it to the People’s Committee of the province or centrally- run city, while the central enterprises shall send it to the branch and domain managing ministry; and the enterprises attached to the Corporation set up under Decision No.91-TTg of March 7, 1994 shall send it to the Managing Board of the Corporation). The dossier proposing classification includes:

- The official dispatch proposing the classification of the enterprise;

- The table of ratings according to the norms of the enterprise;

- A copy of the financial final account of the two consecutive previous years already inspected by the specialized agency applying for classification (notarized by the State Notary) and the data on the norms already realized up to the time of the proposal of classification.

b/ Responsibility of the branch and domain managing ministry, the People’s Committee of the province or centrally-run city, the Managing Board of the Corporation set up by Decision No.91-TTg of March 7, 1994 (called agency with competence to decide on the classification of enterprises for short).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Thirty days at the latest after receiving the full dossier, it must issue the decision on classification or to answer the enterprise on the reason why the enterprise has not been classified. Past 30 days, if no answer is made the enterprise shall be allowed to make its wage ratings according to the category it has proposed.

- To receive, examine and inspect the dossier of proposal for classification in Category I of the enterprises, list the wage ratings as directed and send an official dispatch of proposal attached to the dossier of the enterprise it to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to examine and reach agreement before the competent agency issues the decision on classification.

c/ Responsibility of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance;

- The Ministry of Labor, War invalids and Social Affairs has the responsibility to receive and check the dossier of proposal for classification in Category I. Within 10 days after reception of the full dossier of proposal for classification, it must send in official dispatch to ask the opinion of the Ministry of Finance;

- The Ministry of Finance shall check the data in the financial accounting report of the enterprise and reply in writing to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs within 15 days after receiving the official dispatch of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Within 30 days after receiving the full dossier of proposal for classification, the two said ministries must reply in writing to the agency with competence to issue the decision on classification. Past this 30 days time-limit, the branch and domain managing Ministry, the People’s Committee of the province or centrally-run city, the Managing Board of the Corporation set up by Decision No.91-TTg shall be entitled to issue the decision on classification according to the category already proposed.

2. Management of the classified enterprises:

Three years after classification, the enterprises and the agencies with competence to issue the decision on classification shall have to sum up the situation and report the situation of the norms for classification realized in the three years for consideration of whether to raise or lower the category or to keep the category unchanged according to the following regulations:

a/ For the enterprises : They must sum up the data according to the classification norms (Form No.1) and report to the agency with competence to issue the decision on classification (the branch and domain managing Ministry, the People’s Committee of the province or centrally-run city, the Managing Board of the General Corporation set up by Decision No.91-TTg of March 7, 1994.)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- On the basis of the report of the enterprise, they shall have to check and sum up the data of all the enterprises from Category I to Category IV under their jurisdiction (Form No.2) and send the report to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

- On the basis of the reported data of the enterprises, they shall revise the ratings under various norms of classification as prescribed, then readjust or maintain the category according to the ratings which the enterprises have achieved. In particular for the enterprises asking to be raised to Category I, the procedures and dossiers shall be sent to the two ministries mentioned herein according to Point 1, Section V above.

If on the due date, an enterprise does not produce the report as prescribed, the agency with competence to decide on the classification shall issue a document to downgrade it by one category and shall keep this classification until the enterprise has filed the full report. Then its case shall be revised for reclassification according to the actual ratings it hits reached.

VI. WAGE RATING FOR MANAGING PUBLIC EMPLOYEES AT ENTERPRISES

1. Wage rating according to categories of enterprise for managing public employees.

The wage rating for managing public employees at enterprises must be based on the category of enterprises concerned and the wage coefficient the public employee is currently enjoying in order to classify him/her according to prescriptions. More concretely:

a/ If the coefficient of the position, speciality or professional wage plus the position allowances and the retained difference of coefficients (if any) currently applied is lower than the coefficient of wage level 1, the classification is wage level 1. The time for the next wage rating shall be counted from the day when the classification of the enterprise is decided.

Example 1 : Mrs. B is Section Head of an enterprise of Category II, level 2 on the wage scale, class principal specialist, wage coefficient 3.54 and leading post coefficient 0.3; total wage coefficient is 3.84 (3.54 + 0.3). In March 1999, Mrs. B is appointed Deputy Director of the said enterprise. She is rated wage level 1, her title is Deputy Director of an enterprise of Category II, the wage coefficient is 4.32. The time to consider wage increase is counted from the date when there is the decision to rate her wage level 1 in her capacity as Deputy Director of an enterprise of Category II.

In case the total wage coefficient (comprising the wage coefficient plus position allowances and retained difference coefficient, if any) which she is enjoying is lower than the coefficient of wage level 1 but this difference is less than 70% of the difference between wage levels 1 and 2 then the time to consider the next wage increase shall be counted from the date of the decision on the former wage rating.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.98 - 4.84

x 100 = 50% < 70%

5.26 - 4.98

b/ If the position wage coefficient or the speciality and professional wage coefficient plus position allowances and the retained difference coefficient (if any) currently applied is higher than the coefficient of wage level 1 but lower than the wage coefficient level 2, he shall be rated level 1 and enjoy the retained coefficient difference. The time to consider the next wage increase shall be counted from the date of the decision on the former wage rating. When his wage is raised to level 2, he shall cease enjoying the retained difference of wage coefficients.

Example 3: Mr. N is section head of a Ministry office, wage level 6, class principal specialist, wage coefficient 4.75 from October 1998 and position allowance coefficient 0.4; total current wage coefficient is 5.15 (4.75 + 0.4). In January 1999 Mr. N is appointed Director of the Category-II enterprise, wage level with position its Director of a Category- II enterprise, wage coefficient 4.98 and retained difference coefficient 0.17 (5,15 - 4,98). The time to consider wage increase for Mr. N is counted from October 1998.

c/ If the current coefficient of position wage or coefficient of speciality and professional wage plus position allowances and retained coefficient difference (if any) is equal to wage coefficient level 2, he shall be rated into level 2. If the current total of wage coefficient is higher than the wage coefficient level 2, he shall still be entitled to coefficient of wage level 2 and shall enjoy the retained regime of difference of coefficients.

Example 4: Mr. D is department head, wage level 3, class high-level specialist, wage coefficient 5.54, position allowances coefficient 0.8; current wage coefficient is 5.54+ 0.8 = 6.34. Mr.D is appointed Director of a Category-I enterprise, he receives wage level 2 with wage coefficient 6.03 and retained difference coefficient 0.31 (6.34 - 6.03).

2. Reclassification of managing public employees (director, deputy directors, chief accountants) and leading official allowances in case of change of category of enterprise.

When the category of the enterprise changes, the wage coefficient and leading position allowances of the managing personnel of the enterprise shall also change according to the new category, without retaining the wage coefficient and the leading position allowances according to the former category.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When decision is taken to class the enterprise on a higher or lower category than the former category, the wage coefficients of the managing positions of the enterprise (Director, Deputy Directors, Chief Accountant) shall be reclassified on the principle: level 1 of former category shall be classified into level 1 of new category, level 2 of former category into level 2 of new category.

Example 5: Mr. X is Director of an enterprise of Category II, is currently rated into wage level 2, wage coefficient 5.26. In 1999 the enterprise of Mr. X is raised to Category I, Mr. X shall be rated into wage level 2 of the Category-I enterprise; wage coefficient 6.03.

Example 6: Mrs. Y is Director of an enterprise of Category I, wage level 1, coefficient 5.72. In 1999 Mrs. Ys enterprise is classified Category II and Mrs. Y is rated into wage level 1 of the Category-II enterprise, wage coefficient 4.98.

For an enterprise that is downgraded in category, the branch and domain managing ministry, the Peoples Committee of the province or centrally-run city; the Managing Board of the General Corporation founded by Decision No.91-TTg of March 7, 1994, basing themselves on the concrete situation and the development trend of the enterprise, may consider and allow the enterprise to retain the former category within a period of no more than a year. Afterward, they shall consider and calculate the points and classify the enterprise in the right category according to prescriptions.

In special cases, the managing employees of the enterprise (Director, Deputy Directors, Chief Accountant) with long seniority who have gone through many leading positions and are approaching retirement age (more than 57 years for men and over 52 for women) shall be reported to the agency competent for category classification and wage rating to consider for retaining their former wages until retirement.

b/ In case the enterprise is kept at its former category: the wages of the managing posts at the category shall be kept at the former rating and shall be considered for wage increase as prescribed.

3. Readjustment of wages when the managing employees at the enterprise change to other jobs:

In case managing employees at the enterprise cease their managing posts and change to other jobs, their wages shall be readjusted according to the principle "receiving wages of the job and post they are assigned to", neither retention of the former wages nor change to the corresponding new wages is allowed.

When they are assigned to new jobs, based upon their specialized and professional standard required by the new jobs, their positions and the criteria stipulated in Circular No.04/1998/TT-BLDTBXH of April 4, 1998, their wages shall be readjusted. Their new wage coefficient shall be the current coefficient minus the leading position allowances coefficient designed in the system of position wages in Appendix 02 issued together with this Circular (not included herein). The remaining wage coefficient shall be transferred to the level nearest the corresponding wage coefficient of the class in the table of wages of speciality, professional, executive and service jobs in the enterprise. The time for wage rise shall be counted from the time they receive their wage coefficient rating before the change.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Current wage coefficient 4.32 minus the position allowances coefficient 0.5 (4.32- 0.5 = 3.82).

- The new rating is 3.82 level 3, class principal specialist, 3.82 being the coefficient of the wage scale of specialized, professional, executive and service personnel at the enterprise. In addition, Mr. A shall receive the allowances for the position of Section Head according to the classification in the Corporation. The time to consider pay rise for Mr. A shall be counted from May 1997.

Example 8: Mrs. B is Director of an enterprise of Category I of Corporation Y, is rated level 2/2 for wage classification in the position of Director of the enterprise of Category I, wage coefficient 6.03 from December 1996. In May 1999, she is appointed specialist at the office of the Corporation. As in the earlier example, Mrs. B is rated wage level 3, class high-grade specialist, on the specialist, professional, executive and service wage scale at the enterprise, wage coefficient 5.15 (because 6.03 - 0.8 = 5.23 which is close to 5.15). The time for wage increase is counted from December 1996.

In special cases when the managing employee at the enterprise has a long seniority, has gone through many leading posts, and is nearly retirement age (over 57 for men and over 52 for women), the case shall be considered and handled concretely as in Point 2 mentioned above.

VII. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. On the basis of the criteria and norms stipulated and guided at this Circular, the branch and domain managing ministries, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the Chairmen of the Managing Boards of Corporations 91 shall guide the enterprises to make the ratings as stipulated, consider and issue decisions to classify the enterprises from Category II to Category IV for the enterprises under their managerial power on the basis of the number of points achieved by each enterprise.

For Category I enterprises, on the basis of the proposals of the branch and domain managing ministries, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the Chairmen of the Managing Boards of Corporations 91, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall consider and issue a document of agreement after consulting the Ministry of Finance.

- In case the enterprise is not qualified to be classified (is stipulated in Section II of this Circular or does not have enough points for classification in Category IV, the branch and domain managing ministries, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the Managing Boards of Corporations 91 shall consider to rate the wages for the highest managing positions on the principle: not to rate the wage coefficient (including position allowances) higher than the wage coefficient of the deputy director of an enterprise of category IV. The remaining managing and leading positions shall be listed in the wage coefficients lower than the wage coefficient of the highest managing position.

- In case the enterprise lies in the list of those to be equitized, dissolved, bankrupt or merged, the managing employees of the enterprise are allowed to keep their wages and position allowances (if any) until the enterprise is equitized, dissolved, bankrupt or merged. Then the managing employees shall have their wages readjusted to the jobs or positions they are appointed at the new unit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



On the basis of the ratings and the decisions on classification by the branch and domain managing ministers, the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities and the Managing Boards of General Corporations 91, the two ministries issuing this Circular, shall organize the inspection and handling of the contraventions of current prescriptions.

The Heads of the branch and domain managing ministries, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the Chairmen of the Managing Boards of Corporations 91 are accountable to the Government and the two ministries issuing this Circular for the classification of the enterprises as prescribed.

3. With regard to the member units attached to the enterprises from Category I downward the managing employees of the member units shall be rated for their wages in specialities and professions and shall enjoy position allowances like a section head and deputy section head according to the category of the enterprise already classified, In case classification is necessary it shall be reported to the two ministries mentioned herein for examination and concrete handling.

4. With regard to the enterprises which do not yet have criteria for classification, the branch and domain managing ministries, the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities, the Managing Boards of Corporations 91 should work out supplementary criteria or use the criteria stipulated in this Circular. Before implementation they should make written proposals to the two ministries mentioned herein in order to reach agreement or to have supplementary regulations.

5. From 1999 on, when counting points for classification or considering the readjustment of the category of enterprises; the factor of price fluctuation shall be excluded from the norms such as turnover, remittance to the budget and profits on the basis of the general price index compared to 1998 on the basis of the data published by the General Department of Statistics. The formula to rule out the element of price fluctuation is as follows:

Txs =

Txt

Hcg

In which:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Txt is norm x before ruling out the price fluctuation factor.

- Hcg is the price index of the year to propose classification compared to 1998.

Example: According to the final financial accounting, in the year 2000 Enterprise A achieves a turnover of VND300 billion, and in the year 2001, VND350 billion. In June 2002, the enterprise proposes consideration for reclassification of its category. According to the notice of the General Department of Statistics, the price indices of the years are as follows:

- In 1999 it is 1.07 or 7% over 1998.

- In 2000 it is 1.08 or 8% over 1999.

- In 2001 it is 1.06 or 6% over 2001.

Thus, the turnover index for calculating points according to the classification table for classifying Enterprise A after ruling out the price fluctuation factor over the years is:

In 2000:

Txs =

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



= VND259.5 billion

1.07 x 1,08

In 2001:

Txs =

350

= VND 285.7 billion

1.07 x 1.08 x1.06

6. This Circular takes effect 15 days after its signing and replaces Circular No.21/LB-TT of June 17, 1993 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance - and the Circulars of the branch and domain managing Ministries to guide the classification of enterprises.

In the process of implementation if any difficulty arises, the Ministries, branches and localities should report to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance for consideration and settlement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Tran Van Ta

FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALID AND SOCIAL AFFAIRS
VICE MINISTER




Le Duy Dong

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.655

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.171.121
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!