Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 86/2013/TT-BTC chế độ ưu tiên trong quản lý nhà nước về hải quan

Số hiệu: 86/2013/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 27/06/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Tăng thời gian hưởng chế độ ưu tiên cho DN

Sau 02 năm áp dụng Thông tư 63/2011/TT-BTC đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp (DN), vừa qua, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư 86/2013/TT-BTC kéo dài thời hạn áp dụng chế độ ưu tiên cho DN là 24 tháng, tăng thêm 01 năm so với quy định hiện hành.

Sau thời hạn này, Tổng cục Hải quan thực hiện đánh giá lại và thông báo trước 60 ngày từ ngày Quyết định công nhận DN ưu tiên hết hiệu lực để DN có đơn đề nghị gia hạn.

Nếu vẫn đáp ứng điều kiện quy định thì DN được gia hạn thêm từ 36 đến 60 tháng tiếp theo, trước đây chỉ được gia hạn 36 tháng.

Thông tư có hiệu lực từ 11/08/2013, thay thế Thông tư 63/2011/TT-BTC và 105/2011/TT-BTC.

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/2013/TT-BTC

Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2013

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ĐỦ ĐIỀU KIỆN

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hải quan;

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29/11/2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 và các văn bản quy định chi tiết Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 quy định chi tiết một số Điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định cụ thể áp dụng chế độ ưu tiên trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng

1. Áp dụng chế độ ưu tiên trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện quy định tại Thông tư này.

2. Ngoài các ưu tiên được hưởng theo quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp còn được hưởng các ưu tiên khác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

3. Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp ưu tiên) được hưởng chế độ ưu tiên quy định tại Thông tư này ở tất cả các đơn vị hải quan trong toàn quốc, cả trong giai đoạn làm thủ tục thông quan hàng hóa và giai đoạn kiểm tra sau thông quan.

4. Khi được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên thì tất cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp quy định tại Điều 2 dưới đây được hưởng chế độ ưu tiên tương ứng quy định tại Chương 4 Thông tư này (trừ hàng hóa do doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp khác).

Điều 2. Các loại doanh nghiệp ưu tiên

Doanh nghiệp ưu tiên gồm ba loại:

1. Doanh nghiệp được ưu tiên trong xuất khẩu, nhập khẩu tất cả các mặt hàng, loại hình xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Doanh nghiệp được ưu tiên trong xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản, dệt may, da giày và nhập khẩu hàng hóa là nguyên phụ liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nêu trên.

3. Doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao được ưu tiên trong nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất; xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao.

Chương II

ĐIỀU KIỆN DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN

Doanh nghiệp được xét chế độ ưu tiên theo quy định tại Thông tư này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện từ Điều 3 đến Điều 9 dưới đây:

Điều 3. Điều kiện về tuân thủ pháp luật

1. Thời hạn đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp là 24 (hai mươi bốn) tháng trở về trước, kể từ ngày Tổng cục Hải quan nhận được văn bản của doanh nghiệp đề nghị được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.

2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp không vi phạm các pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý về một trong những hành vi dưới đây được coi là đáp ứng điều kiện tuân thủ pháp luật:

2.1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu không đúng quy định của pháp luật.

2.2. Bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới;

2.3. Quá 3 (ba) lần bị các cơ quan hải quan, cơ quan thuế xử lý hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn với mức xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền mỗi lần vượt quá thẩm quyền của Chi cục trưởng hoặc các chức danh tương đương theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2.4. Bị cơ quan hải quan xử lý hành chính về hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong kiểm tra hải quan, cung cấp thông tin, hồ sơ doanh nghiệp.

Điều 4. Điều kiện về thanh toán

Thực hiện thanh toán các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thanh toán thuế qua ngân hàng hoặc kho bạc.

Điều 5. Điều kiện về kế toán, tài chính

Áp dụng chuẩn mực kế toán được Bộ Tài chính chấp nhận. Mọi hoạt động kinh tế phải được phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán. Báo cáo tài chính hàng năm được công ty kiểm toán đủ điều kiện chấp nhận các nội dung trọng yếu và đánh giá hoạt động kinh doanh có hiệu quả, không có khoản nợ thuế quá hạn trong 2 (hai) năm liền kề năm xem xét.

Điều 6. Điều kiện về kim ngạch

1. Đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này: kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu đạt 200 (hai trăm) triệu USD/năm.

2. Đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này: kim ngạch xuất khẩu tối thiểu đạt 50 (năm mươi) triệu USD/năm.

3. Đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này, không quy định kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 1 và 2 Điều này là kim ngạch bình quân trong 2 (hai) năm xem xét.

Điều 7. Điều kiện về thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục thuế điện tử

1. Tại thời điểm cơ quan hải quan xem xét đánh giá, thẩm định, doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử với cơ quan hải quan, thủ tục thuế điện tử với cơ quan thuế.

2. Doanh nghiệp có hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu trao đổi dữ liệu điện tử giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan.

Điều 8. Điều kiện về độ tin cậy

1. Cơ quan hải quan xác định độ tin cậy về sự tuân thủ pháp luật trong tương lai của doanh nghiệp căn cứ vào các tiêu chí về bộ máy kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, cơ chế kiểm soát tài chính, việc hợp tác của doanh nghiệp với cơ quan hải quan, cơ quan quản lý thuế (theo bộ tiêu chí đánh giá của Tổng cục Hải quan).

2. Đối với doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 đến Điều 7 Thông tư này, nhưng cơ quan hải quan chưa có đủ cơ sở để xác định độ tin cậy về sự tuân thủ pháp luật trong tương lai của doanh nghiệp thì chưa công nhận doanh nghiệp ưu tiên.

Điều 9. Tự nguyện đề nghị được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên

1. Doanh nghiệp có yêu cầu được áp dụng chế độ ưu tiên, tự đối chiếu với các điều kiện, có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan xét, công nhận là doanh nghiệp ưu tiên và cam kết tuân thủ tốt các quy định của pháp luật.

2. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng các chương trình, kế hoạch, sắp xếp bộ máy, nhân sự, đầu tư phương tiện, thiết bị để đảm bảo đáp ứng đủ và duy trì được các điều kiện quy định đối với doanh nghiệp ưu tiên.

Chương III

THỦ TỤC THẨM ĐỊNH, CÔNG NHẬN, GIA HẠN, TẠM ĐÌNH CHỈ, ĐÌNH CHỈ DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN

Điều 10. Thẩm quyền công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền quyết định việc công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên.

2. Cục Kiểm tra sau thông quan chủ trì, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trong việc thẩm định điều kiện, công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ và quản lý doanh nghiệp ưu tiên.

3. Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, nhận xét, đánh giá về quá trình chấp hành pháp luật, tình hình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.

Điều 11. Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên

1. Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan) là đơn vị tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên.

2. Hồ sơ gồm:

2.1. Văn bản đề nghị: 01 bản chính (theo mẫu 01/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này) trong đó doanh nghiệp tự xác định, đề nghị loại doanh nghiệp ưu tiên;

2.2. Báo cáo tình hình, thống kê số liệu xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp trong 02 năm gần nhất: 01 bản chính;

Thời gian thống kê là trọn năm, từ ngày 01/01 đến 31/12 của năm. Đối với năm đang thực hiện: nếu mới thực hiện được từ 6 tháng trở xuống thì lấy số liệu của 2 năm trở về trước; nếu đã thực hiện trên 6 tháng thì lấy số liệu các tháng đã thực hiện và dự tính số liệu cả năm (theo mẫu 02 /DNUT ban hành kèm theo Thông tư này).

2.3. Báo cáo chấp hành pháp luật 02 năm gần nhất (nếu bị xử lý vi phạm thì nêu rõ số lần, hành vi, hình thức xử phạt, mức xử phạt, cấp xử phạt, tình hình chấp hành quyết định xử phạt): Nộp 01 bản chính;

2.4. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 02 năm gần nhất: Nộp 01 bản saoxác nhận của doanh nghiệp;

2.5. Bản kết luận kiểm toán và thanh tra (nếu có) gần nhất (không quá 01 năm): Nộp 01 bản sao có xác nhận của doanh nghiệp, xuất trình bản chính;

2.6. Bản tự phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp;

2.7. Bản tự đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp; quy trình tác nghiệp nội bộ, trong đó mô tả đầy đủ quy trình tác nghiệp nghiệp vụ của tất cả các bộ phận liên quan trong chuỗi cung ứng (như bộ phận liên quan tới thủ tục xuất nhập khẩu: logistic, kế toán, mua hàng, bán hàng, quản lý chất lượng sản phẩm);

2.8. Các giấy tờ khác mà doanh nghiệp thấy cần thiết cung cấp cho cơ quan hải quan, hỗ trợ cơ quan hải quan trong quá trình thẩm định (như các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng nhận quốc tế và quốc gia, các tiêu chuẩn quản lý áp dụng).

Điều 12. Thẩm định điều kiện doanh nghiệp ưu tiên

1. Đối tượng thẩm định: Là doanh nghiệp và các chi nhánh, công ty con hạch toán phụ thuộc.

2. Hình thức thẩm định bao gồm thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế.

2.1. Thẩm định hồ sơ được thực hiện:

- Trên cơ sở hồ sơ doanh nghiệp cung cấp, tra cứu cơ sở dữ liệu và các nguồn thông tin khác về quá trình chấp hành pháp luật hải quan và kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

- Ý kiến đánh giá, nhận xét của các cơ quan liên quan bao gồm:

+ Cơ quan đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan (bao gồm cả việc chấp hành pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu) là Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính, nơi doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và các đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan.

+ Cơ quan thẩm định mã số hàng hoá xuất nhập khẩu là Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Mã số các mặt hàng doanh nghiệp đã xuất khẩu, nhập khẩu (trừ mặt hàng nhập khẩu theo loại hình không thuộc diện chịu thuế như nhập chế xuất, xuất chế xuất) đã được doanh nghiệp và Cục Hải quan tỉnh, thành phố thẩm định, thống nhất là căn cứ đưa vào Bản ghi nhớ để doanh nghiệp sử dụng khai hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu trên phạm vi toàn quốc.

+ Cơ quan xác nhận việc tuân thủ pháp luật về thuế nội địa và thực hiện thủ tục thuế điện tử là cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đăng ký, thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế nội địa.

+ Các cơ quan đánh giá sự tuân thủ pháp luật theo đúng chức năng, thẩm quyền của mình. Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Tổng cục Hải quan, các cơ quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

Trường hợp hồ sơ không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Chương II Thông tư này thì Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời doanh nghiệp.

2.2. Thẩm định thực tế: Việc thẩm định thực tế do Cục Kiểm tra sau thông quan trực tiếp thực hiện hoặc phối hợp với Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thực hiện.

Việc thẩm định thực tế thực hiện sau khi kết quả thẩm định hồ sơ doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định hoặc tiến hành đồng thời với quá trình thẩm định hồ sơ, nội dung gồm:

- Đánh giá sự tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp;

- Đánh giá khả năng kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp;

- Kiểm tra hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu kết nối, trao đổi dữ liệu điện tử giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan, cơ quan thuế.

3. Xử lý kết quả thẩm định:

Căn cứ kết quả thẩm định; ý kiến đánh giá của các đơn vị, cơ quan trong, ngoài ngành; các kết luận kiểm toán và thanh tra (nếu có); các thông tin khác thu thập được; đối chiếu với các điều kiện doanh nghiệp ưu tiên quy định từ Điều 3 đến Điều 9, Chương II Thông tư này, Cục Kiểm tra sau thông quan lập báo cáo đánh giá, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định.

4. Thời gian xem xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. Đối với các trường hợp phức tạp, doanh nghiệp lớn thì có thể gia hạn một lần nhưng không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc. Trường hợp doanh nghiệp được đánh giá là không đáp ứng điều kiện doanh nghiệp ưu tiên thì Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo cho doanh nghiệp biết.

Điều 13. Lập bản ghi nhớ

1. Trường hợp doanh nghiệp được đánh giá là đáp ứng các điều kiện doanh nghiệp ưu tiên, được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chấp thuận thì Cục Kiểm tra sau thông quan và doanh nghiệp tiến hành lập bản ghi nhớ (mẫu 03/DNUT) trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký bản ghi nhớ (MOU).

2. Bản ghi nhớ ngoài các nội dung khác tùy theo đặc điểm, tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp, phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Tên, địa chỉ, điện thoại, fax, e-mail của doanh nghiệp;

- Loại doanh nghiệp ưu tiên;

- Trách nhiệm của doanh nghiệp;

- Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan;

- Thống nhất về xác định mã số các mặt hàng doanh nghiệp đã xuất khẩu, nhập khẩu (trừ mặt hàng nhập khẩu theo loại hình không thuộc diện chịu thuế như nhập chế xuất, xuất chế xuất).

Điều 14. Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên

1. Người ký quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

2. Thời hạn ban hành quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định.

3. Mẫu Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu 04 /DNUT).

Điều 15. Đánh giá lại, gia hạn

1. Thời hạn doanh nghiệp được hưởng chế độ ưu tiên lần đầu là 24 (hai mươi bốn) tháng kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký Quyết định áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp. Sau thời hạn này, Tổng cục Hải quan thực hiện đánh giá lại, nếu doanh nghiệp vẫn đáp ứng các điều kiện quy định thì được gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên.

2. Trước 60 (sáu mươi) ngày tính đến ngày hết hiệu lực của Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên, Tổng cục Hải quan thông báo để doanh nghiệp có đơn đề nghị gia hạn chế độ ưu tiên.

3. Thủ tục đánh giá lại:

- Thẩm định hồ sơ như quy định tại điểm 2.1 Điều 12 Thông tư này;

- Thẩm định thực tế được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro.

Thời gian xem xét, đánh giá lại không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc. Trường hợp đến ngày hết hiệu lực của Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên mà thủ tục đánh giá lại, công nhận lại chưa hoàn thành thì doanh nghiệp vẫn được áp dụng đầy đủ mọi chế độ ưu tiên.

4. Nếu kết quả đánh giá lại doanh nghiệp vẫn đáp ứng điều kiện quy định thì Tổng cục Hải quan căn cứ vào mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, ban hành quyết định gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp trong thời hạn từ 36 (ba mươi sáu) đến 60 (sáu mươi) tháng tiếp theo theo mẫu 05/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này):

- 60 (sáu mươi) tháng đối với các doanh nghiệp không có vi phạm bị xử lý hoặc có 01 (một) vi phạm trong mỗi lĩnh vực thuế, hải quan và bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền không vượt quá thẩm quyền của Chi cục trưởng;

- 36 (ba mươi sáu) tháng đối với các doanh nghiệp ưu tiên có nhiều hơn 01 vi phạm trong mỗi lĩnh vực thuế, hải quan và bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền mỗi lần không vượt quá thẩm quyền của Chi cục trưởng, nhưng vẫn đáp ứng được điều kiện tuân thủ pháp luật theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

Điều 16. Tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét ra quyết định tạm đình chỉ chế độ ưu tiên quy định tại chương IV Thông tư này khi xác định doanh nghiệp có một trong các vi phạm sau đây:

1.1. Doanh nghiệp vi phạm một trong các quy định tại Điều 3 Thông tư này.

1.2. Doanh nghiệp không đáp ứng quy định tại Điều 8 Thông tư này.

2. Thời gian tạm đình chỉ từ 60 (sáu mươi) đến 180 (một trăm tám mươi) ngày. Trong trường hợp có lý do chính đáng (do nguyên nhân khách quan), hết thời hạn trên mà doanh nghiệp vẫn chưa khắc phục xong sai sót thì được gia hạn thời hạn tạm đình chỉ một lần nhưng không quá 60 (sáu mươi) ngày.

Trên cơ sở báo cáo đánh giá vi phạm của Cục hải quan tỉnh, thành phố liên quan, báo cáo làm rõ của doanh nghiệp (nêu rõ biện pháp cải tiến, cách thức thực hiện các khuyến nghị của cơ quan hải quan), nếu doanh nghiệp vẫn đáp ứng đầy đủ các điều kiện doanh nghiệp ưu tiên hoặc sau khi các cơ quan chức năng liên quan đánh giá hành vi vi phạm của doanh nghiệp vẫn đáp ứng điều kiện tuân thủ pháp luật theo quy định tại Điều 3 Thông tư này thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét quyết định huỷ Quyết định tạm đình chỉ.

3. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan nếu phát hiện doanh nghiệp có vi phạm thì báo cáo Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan) để xem xét, quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên (mẫu 06/DNUT), Quyết định hủy Quyết định tạm đình chỉ (mẫu 07/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 17. Đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét ra quyết định đình chỉ chế độ ưu tiên quy định tại Chương IV Thông tư này (mẫu 08/DNUT) trong các trường hợp sau đây:

1.1. Doanh nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện về doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Thông tư này.

1.2. Doanh nghiệp không khắc phục được các sai sót, vi phạm đã được cơ quan hải quan thông báo; hết thời hạn tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên mà doanh nghiệp không khắc phục được sai sót, khiếm khuyết.

1.3. Doanh nghiệp xin rút khỏi chế độ ưu tiên; hoặc hết thời hạn công nhận mà doanh nghiệp không đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên.

2. Trường hợp doanh nghiệp đã bị đình chỉ chế độ ưu tiên thì trong 02 (hai) năm tiếp theo không được Tổng cục Hải quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên.

Chương IV

CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN

Điều 18. Các ưu tiên trong giai đoạn thông quan

1. Miễn kiểm tra hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng):

- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan hải quan về tính hợp pháp, hợp lệ, nội dung khai hải quan.

- Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa gồm miễn kiểm tra thủ công và miễn kiểm tra bằng máy móc, thiết bị. Trường hợp phải kiểm tra thì được kiểm tra trước, kiểm tra bằng phương tiện kỹ thuật, được yêu cầu kiểm tra hàng hoá tại địa điểm do doanh nghiệp lựa chọn.

2. Được sử dụng bộ chứng từ bao gồm hóa đơn thương mại, giấy đóng gói hàng hóa, lệnh giao hàng và bản tự kê khai thuế đóng dấu, ký tên của đại diện doanh nghiệp để thông quan hàng hóa trong trường hợp hệ thống dữ liệu của cơ quan hải quan gặp sự cố hoặc tạm dừng hoạt động.

Trong trường hợp này, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai có hệ thống điện tử gặp sự cố, tạm dừng hoạt động có trách nhiệm thông báo cho Chi cục hải quan cửa khẩu nơi thông quan hàng hóa biết để phối hợp thực hiện.

3. Không phải đăng ký với cơ quan hải quan định mức tiêu hao nguyên vật liệu, không phải nộp báo cáo thanh khoản với cơ quan hải quan với điều kiện doanh nghiệp có phần mềm quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng được yêu cầu quản lý, kiểm tra của cơ quan hải quan.

Định kỳ hàng quý doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan hải quan báo cáo xuất - nhập - tồn nguyên vật liệu nhập khẩu trên cơ sở định mức doanh nghiệp tự xây dựng. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của định mức tự xây dựng.

Điều 19. Các ưu tiên trong giai đoạn sau thông quan

1.Trong thời gian doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên, cơ quan hải quan không kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp (trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng).

Trong trường hợp được cơ quan hải quan thông báo những sai sót hoặc những vấn đề cần được làm rõ thì doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra lại, giải trình với cơ quan hải quan. Hình thức giải trình, địa điểm giải trình thực hiện theo quy định tại Điều 145 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính.

2. Kiểm tra để phục vụ cho việc công nhận, gia hạn hoặc đình chỉ chế độ ưu tiên. Phạm vi, nội dung kiểm tra tùy theo yêu cầu quản lý theo dõi của cơ quan hải quan.

Điều 20. Khai hải quan một lần

1. Việc khai tờ khai một lần và thời hạn thanh khoản tờ khai một lần thực hiện theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ.

2. Doanh nghiệp ưu tiên được khai hải quan một lần dưới hai hình thức:

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới, qua cửa khẩu thì thực hiện khai hải quan trước, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sau;

- Đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ; nguyên liệu linh kiện phụ tùng phục vụ sản xuất của doanh nghiệp mua từ kho ngoại quan được thực hiện nhập khẩu hàng hóa trước (có sự giám sát của cơ quan hải quan, giám sát bằng biên bản giao nhận hàng hoá giữa doanh nghiệp và chủ kho ngoại quan), khai hải quan sau.

Điều 21. Ưu tiên các thủ tục về thuế

1. Được ưu tiên áp dụng chế độ tự thanh khoản, hoàn thuế trước, kiểm tra sau.

Doanh nghiệp tự tính toán số lượng hàng hóa thực tế đưa vào sản xuất, hàng hóa còn tồn, tự tính số thuế phải nộp bổ sung hoặc số thuế không phải nộp. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan hải quan về nội dung thanh khoản. Căn cứ trên kết quả tự thanh khoản của doanh nghiệp, cơ quan hải quan ra quyết định thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế.

2. Không phải nộp tiền chậm nộp, không bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan, về thuế đối với các trường hợp bị ấn định thuế do mã số hàng hóa đã được cơ quan hải quan thống nhất, thẩm định trước đó không đúng và doanh nghiệp vẫn được coi là tuân thủ pháp luật.

Chương V

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN

Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan hải quan

1. Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị chuyên trách giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1.1. Tham mưu xây dựng, hoàn chỉnh chế độ ưu tiên;

1.2. Chủ trì thẩm định, tổ chức lấy ý kiến các đơn vị, cơ quan liên quan;

1.3. Thực hiện chế độ khảo sát định kỳ hàng năm để đánh giá việc duy trì các điều kiện của doanh nghiệp ưu tiên;

1.4. Đầu mối tham mưu xử lý các vấn đề phát sinh; tham mưu hợp tác quốc tế về doanh nghiệp ưu tiên;

1.5. Phân công, thông báo tới doanh nghiệp ưu tiên danh sách công chức hải quan chuyên quản quản lý doanh nghiệp ưu tiên;

Thường xuyên theo dõi, thu thập, phân tích tình hình hoạt động, số liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật, phát hiện sớm các sai sót để kịp thời khắc phục. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp có sai sót hoặc phát hiện vấn đề cần được làm rõ thì thông báo cho doanh nghiệp biết để tự kiểm tra lại:

- Nếu doanh nghiệp công nhận phát hiện của cơ quan hải quan là đúng thì yêu cầu doanh nghiệp tự khắc phục (như khai bổ sung; bổ sung chứng từ; nộp thuế bổ sung);

- Nếu doanh nghiệp chưa thống nhất với thông báo của cơ quan hải quan thì doanh nghiệp có văn bản (kèm chứng từ, tài liệu chứng minh) giải trình.

1.6. Sẵn sàng đáp ứng, giải thích các yêu cầu của doanh nghiệp về chính sách, pháp luật hải quan, pháp luật thuế;

1.7. Đào tạo kiến thức về doanh nghiệp ưu tiên cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố và đầu mối của các doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.

2. Tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố, tùy số lượng doanh nghiệp ưu tiên trên địa bàn để phân công một nhóm công chức thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

2.1. Hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên;

2.2. Tổ chức kiểm tra thực tế các điều kiện của doanh nghiệp theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan);

2.3. Lập báo cáo đánh giá về doanh nghiệp;

2.4. Thường xuyên theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì các điều kiện và kịp thời phát hiện, khắc phục các sai sót. Định kỳ báo cáo kết quả theo dõi doanh nghiệp về Tổng cục Hải quan;

2.5. Phối hợp với doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong phạm vi địa bàn do Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý.

Điều 23. Trách nhiệm của doanh nghiệp ưu tiên

1. Tuân thủ tốt pháp luật.

2. Thành lập một bộ phận hoặc chỉ định người chuyên trách về thực hiện chế độ ưu tiên. Bộ phận này có nhiệm vụ: là đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin, phối hợp với bộ phận chuyên trách doanh nghiệp ưu tiên của cơ quan hải quan; thực hiện chế độ báo cáo; điều phối mọi hoạt động của doanh nghiệp theo chế độ ưu tiên.

3. Xây dựng và thực hiện chế độ thường xuyên tự kiểm tra và báo cáo kết quả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với Tổng cục Hải quan. Định kỳ cung cấp tình hình, số liệu về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan hải quan:

- Định kỳ hàng quý, doanh nghiệp cung cấp cho Tổng cục Hải quan tình hình, số liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của quý trước (theo mẫu 09a/DNUT, 09b/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này);

- Cách thức cung cấp: Qua mạng vi tính được kết nối giữa Tổng cục Hải quan và doanh nghiệp.

4. Xây dựng, thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan thông tin về bộ phận/ Người đảm nhiệm vai trò đầu mối liên lạc chuyên trách của doanh nghiệp.

5. Chịu trách nhiệm thực hiện chế độ trao đổi thông tin thường xuyên với cơ quan hải quan. Sẵn sàng phối hợp, làm rõ các nghi vấn theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc công chức hải quan chuyên trách quản lý doanh nghiệp.

6. Thường xuyên thực hiện việc tự kiểm tra, phát hiện, khắc phục sai sót. Trường hợp phát sinh mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu mới chưa được hai bên thống nhất mã số thì doanh nghiệp đề xuất mã số mặt hàng, thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính xem xét, thống nhất.

7. Hợp tác tốt với cơ quan hải quan khi cơ quan hải quan kiểm tra. Khi được cơ quan hải quan thông báo những sai sót hoặc những vấn đề chưa rõ trong hồ sơ hải quan, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra lại, trả lời, giải trình đầy đủ, kịp thời những vấn đề cơ quan hải quan thông báo.

8. Trong trường hợp cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đề nghị cơ quan hải quan đến làm việc về những vấn đề chưa rõ, doanh nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi, hợp tác đầy đủ với đoàn kiểm tra; những vấn đề có ý kiến khác nhau thì cùng tìm phương án giải quyết phù hợp quy định của pháp luật.

9. Trước khi thực hiện chế độ ưu tiên theo quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp ưu tiên có trách nhiệm thông báo cho Tổng cục Hải quan, Chi cục hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp về đại lý làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và cam kết về sự tuân thủ pháp luật của đại lý. Trường hợp thay đổi đại lý làm thủ tục hải quan thì cần phải thông báo cho cơ quan hải quan nói trên biết. Doanh nghiệp ưu tiên phải thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của đại lý làm thủ tục hải quan để phát hiện sai sót (nếu có) và thông báo ngay cho cơ quan hải quan.

Chương VI

XỬ LÝ VI PHẠM, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 24. Xử lý vi phạm

1. Doanh nghiệp ưu tiên nếu vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân lợi dụng chế độ ưu tiên này để vi phạm chính sách, pháp luật; nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Khiếu nại, tố cáo

1. Mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại; mọi công dân có quyền tố cáo những vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện Thông tư này.

2. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 26. Trách nhiệm thực hiện

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào quy định tại Thông tư này chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện.

2. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan để đảm bảo thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các quy định tại Thông tư này.

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này thay thế Thông tư số 63/2011/TT-BTC ngày 13/05/2011 và Thông tư số 105/2011/TT-BTC ngày 12/07/2011 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành sau 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày ký.

2. Những doanh nghiệp ưu tiên đang được áp dụng theo Thông tư 63/2011/TT-BTC ngày 13/05/2011 và Thông tư số 105/2011/TT-BTC ngày 12/07/2011 của Bộ Tài chính được tiếp tục áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định tại Thông tư này. Việc đánh giá lại, gia hạn đối với những doanh nghiệp này thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư này. Trường hợp doanh nghiệp ưu tiên có yêu cầu chuyển đổi loại doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Điều 2 Thông tư, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét quyết định, thủ tục thẩm định quy định tại Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- VP Quốc Hội, VP Chủ tịch nước, VPCP;
- Viện KSNDTC, TANDTC;
- Văn phòng TW ban chỉ đạo chống tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, TP;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp VN;
- Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Công báo;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Website Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, TCHQ (218).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 86/2013/TT-BTC

Hanoi, June 27, 2013

 

CIRCULAR

PROVIDING THE APPLICATION OF THE PRIORITY REGIME IN THE STATE MANAGEMENT OF CUSTOMS TO ELIGIBLE BUSINESSES

Pursuant to the Customs Law No. 29/2001/QH10 dated June 29, 2001 and Law No. 42/2005/QH11 dated June 14, 2005, amending and supplementing a number of Articles of the Customs Law;

Pursuant to the Law on tax administration No. 78/2006/QH10 dated November 29, 2006, Law amending and supplementing a number of Articles of the Law on tax administration, No. 21/2012/QH13, dated November 20, 2012 and documents detailing the Law on tax administration; 

Pursuant to the Decree No. 154/2005/ND-CP dated December 15, 2005 of Government detailing a number of Articles of the Customs Law on customs procedures, inspection and supervision;   

Pursuant to the Decree No. 87/2012/ND-CP dated October 23, 2012 detailing a number of Articles of the Customs Law on e-customs procedures for commercial exports and imports; 

Pursuant to the Government’s Decree No. 118/2008/ND-CP dated November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the proposal of General Director of Customs,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Subjects and scope of application

1. To apply the priority regime in the state management of customs to businesses satisfying the conditions specified in this Circular.

2. Apart from the priorities they are enjoyed under this Circular, businesses may also enjoy other priorities in the state management of customs as provided by law for their exports and imports.

3. Businesses eligible for application of the priority regime in the state management of customs (hereinafter abbreviated to prioritized businesses) may enjoy priorities provided in this Circular at all customs offices nationwide, even at the stage of carrying out procedures for customs clearance for goods and the stage of post-customs clearance examination.

4. Once a business is recognized as a prioritized one, all of its exports and imports specified in Article 2 below will enjoy the respective priority regime specified in Chapter 4 of this Circular (except goods which are imported, exported under consignment for other businesses).

Article 2. Types of prioritized businesses

Prioritized businesses include three types:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Businesses eligible for priorities in export of farm produces, fisheries products, textile and garment, leather and footwear and import of materials and accessories for production of exports mentioned above.

3. Businesses which are granted certificate of hi-tech businesses by the Ministry of science and technology as prescribed in Law on high technology, eligible for priorities in import of goods in serve of production; and export of hi-tech products.

Chapter II

CONDITIONS ON PRIORITIZED BUSINESSES

Businesses which are considered for the priority regime as prescribed in this Circular must fully satisfy the conditions from Article 3 through Article 9 at below:

Article 3. Condition of law observance

1. The period for assessment of a business’s law observance is 24 (twenty four) months up to the date on which the General Department of Customs receives the business’s written request for being recognized as a prioritized business.

2. During the period specified in Clause 1 of this Article, if business does not violate law on tax, customs seriously to be sanctioned over one of acts below, it will be considered as satisfying the conditions of law observance:

2.1. To export, import goods in list of goods prohibited for export, prohibited for import in contravention with regulations of law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3. To be handled for not more than 3 (three) times by the customs offices, taxation agencies for act of wrong declaration as result of lacking payable tax amounts, increasing the exempted, reduced, refunded tax amounts with administrative violation sanction level by fine falling beyond competence of Directors of Department or similar titles as prescribed by law on handling of administrative violations.

2.4. To be handled administratively by customs offices for act of not complying with request of customs offices in the customs inspection, provision of business’s information and dossier.

Article 4. Condition of payment

To implement payment for export and import consignments in accordance with provisions of State Bank. To implement tax payment through banks or treasuries

Article 5. Condition of accounting and finance

Having applied accounting standards accepted by the Ministry of Finance. All economic activities must be reflected fully in accounting books. Annual finance statements are audited by an eligible audit company in which essential contents are accepted and business operation is assessed to be effective, no overdue tax debts in 2 (two) years adjacent to the considered year.

Article 6. Condition of export and import turnover

1. For businesses specified in Clause 1, Article 2 of this Circular: the export or import turnover must be at least USD 200 (two hundred) million/year.

2. For businesses specified in Clause 2, Article 2 of this Circular: the export or import turnover must be at least USD 50 (fifty) million/year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The export or import turnover specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article are the average turnover within 2 (two) considered years.

Article 7. Conditions of carrying out e-customs procedures, e-tax procedures

1. At time when customs offices consider, assess, appraise, businesses have carried out e-customs procedures with customs offices, e-tax procedures with taxation agencies. 

2. Businesses have technical infrastructure applying information technology meeting requirement on e-data exchange between businesses and customs offices.

Article 8. Condition of reliability

1. Customs offices can determine reliability in businesses’ law observance in the future based on criteria about businesses' internal control apparatus, finance control mechanism, cooperation of businesses with customs offices, tax administration agencies (according to the set of assessment criteria of the General Department of Customs).  

2. For businesses meeting conditions specified in from Article 3 thru Article 7 of this Circular, but customs offices have not yet had full grounds to determine reliability in businesses’ law observance in the future, they have not yet been recognized as prioritized businesses.   

Article 9. Voluntary requests for being recognized as prioritized businesses

1. Businesses wishing to be applied the priority regime, may self-make reference with conditions, request in writing the General Department of Customs to consider and recognize them as prioritized businesses and commit to well complying with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

PROCEDURES FOR APPRAISAL, RECOGNITION, EXTENSION, TEMPORARY SUSPENSION AND SUSPENSION OF PRIORITIZED BUSINESSES

Article 10. Competence for recognition, extension, temporary suspension and suspension of application of priority regime

1. General Director of Customs has competence to make decisions on recognition, extension, temporary suspension and suspension of application of priority regime.

2. The Post-Clearance Examination Department shall assume the prime responsibility for and assist the General Director of Customs in appraising conditions, recognition, extension, temporary suspension, suspension and management of prioritized businesses.

3. Units under the General Department of Customs, Customs Departments of provinces and cities shall coordinate, provide information, make comments, assess about businesses’ law observance as well as activities of export and import.   

Article 11. Dossiers of request for recognition of prioritized businesses

1. The General Department of Customs (Post-Clearance Examination Department) is unit receiving dossiers of request for recognition of prioritized businesses.

2. A dossier includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2. Report on export and import statistics of the business in the last 02 years: 01 original;

A statistical period lasts whole year, from January 1 to December 31 of a year. For the current year of operation: if 6 months or less have elapsed, figures of the last 2 years are required; if more than 6 months have elapsed, figures of these months are required together with projected figures for the whole year (made according to form 02/DNUT promulgated together with this Circular).

2.3. A report on the business’s law observance in the last 02 years (in case the business has been handled for violations, number of handling times, acts of violation, sanctioning forms and levels, sanctioning authorities and execution of sanctioning decisions):  To submit 01 original;

2.4. Audited annual financial statements for the last 02 years: To submit 01 copy of each statement certified by the business;

2.5. Written conclusions on the latest audit or inspection (conducted within 1 year, if any): To submit one copy certified by the business and produce the original thereof;

2.6. Documents self-analyzing, assessing business operation and finance conditions of business;

2.7. Documents self-analyzing the system of internal control of business; process of internal professional operation, in which describe fully the process of professional operations of all related divisions in the provision string (such as divisions related to procedures for export and import: logistic, accounting, goods purchase, goods sale, product quality control);

2.8. Other papers which enterprises assume that they are necessary to provide for customs offices, and assist customs offices in appraisal (such as certificates of rewarding, international and national certificates, and management standards applied). 

Article 12. Appraisal of conditions on prioritized businesses

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Appraisal form includes dossier appraisal and practical appraisal.

2.1. Dossier appraisal is performed:

- On the basis of dossier provided by business, looking through database; and other information sources of the customs law observance and export and import turnover of business.

- Evaluations and comments of the concerned agencies specified including:

+ Agencies assessing the customs law observance (including the tax law observance for exports and imports) are Customs Departments of provinces, cities where businesses located head offices, where businesses have export, import operations and units affiliated the General Department of Customs.

+ Agencies appraising HS code of exports, imports are Customs Departments of provinces and cities where businesses located head offices. Goods codes which businesses have exported, imported (except for goods items imported under types of not taxable subject such as import in export processing zones, export from export processing zones) agreed upon by businesses and the provincial Customs Departments of appraisal will serve as a basis to put in memorandum for the business to make customs declaration upon carrying out export or import procedures within nationwide scope.

+ Agencies confirming the domestic tax law observance and performance of e-tax procedures are taxation agencies where businesses registered and performed the duties of domestic tax payment.

+ Agencies shall assess the law observance in accordance with their function and competence. Within 10 (ten) working days, after receiving written request of the General Department of Customs, agencies shall answer in writing.

In case where dossier fails to meet fully conditions specified in Chapter 2 of this Circular, the General Department of Customs must have written reply for businesses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The practical appraisal is performed after dossier appraisal result of business met conditions as provided or may be performed at the same time with process of dossier appraisal, content includes:

- To assess the observance of customs law, tax law for the export and import operations of business;

- To assess the internal control ability of business;

- To examine the technical infrastructure applying information technology of business so as to meet requirement on e-data connection and exchange between businesses and customs offices, tax agencies.

3. Handling of appraisal results:

Based on appraisal results; evaluations and comments of units, agencies of inside and outside sector; conclusions of audit and inspection (if any); other collected information; compared with conditions on prioritized businesses specified in Articles 3 thru Article 9, Chapter II of this Circular, the Post-Clearance Examination Department make assessment report and submit it to the General Director of Customs for consideration and decision.

4. The time limit for consideration to recognize the prioritized business shall not exceed 45 (forty five) working days after receiving a full dossier. For complex cases, cases of big businesses, the time limit may be extended once but not exceed 30 (thirty) working days. If businesses are assessed as not meeting conditions of prioritized business, the General Department of Customs shall have written notice to businesses thereof.

Article 13. Making the memorandum

1. In case where a business is assessed as meeting conditions of prioritized business, approved by the General Director of Customs, the Post-Clearance Examination Department and the business will make the memorandum (according to form 03/DNUT) and submit to by the General Director of Customs for signing a memorandum of understanding (MOU).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Name, address, telephone and facsimile numbers and email address of the business;

- Type of prioritized business;

- Responsibilities of business;

- Responsibilities of the General Department of Customs;

- Agreement on identification of headings of goods items exported or imported by the business (except for goods items imported under types of not taxable subject such as import in export processing zones, export from export processing zones).

Article 14. Decisions on recognition of prioritized businesses

1. The General Director of Customs shall sign decides on recognition of prioritized businesses.

2. The time limit for issuing a decision on recognition of a prioritized business shall not exceed 15 (fifteen) working days, after the appraisal is completed.

3. The form of decision on recognition of prioritized business is promulgated together with this Circular (form No. 04/DNUT).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The duration for a business to enjoy the priority regime for the first time is 24 (twenty four) months after the General Director of Customs signs a decision on application of the priority regime to this business. Upon the expiration of this duration, the General Department of Customs shall conduct revaluation and, if the business still satisfies the specified conditions, may extend the duration of application of the priority regime.

2. 60 (sixty) days before the expired date of decision on recognition of the prioritized business, the General Department of Customs shall notify for business to have application requesting for extension of the priority regime.

3. Procedures for revaluation:

- Dossier appraisal as prescribed in point 2.1, Article 12 of this Circular:

- Practical appraisal performed in principle of risk control.

Duration for consideration, revaluation shall not exceed 30 (thirty) working days. If procedures for revaluation and re-recognition have not yet completed despite the decision on recognition of prioritized business is expired, the business is still applied full priority regime.

4. If results of the revaluation show that the business still satisfies the specified conditions, the General Department of Customs shall, based on the law observance level of business, issue a decision to extend the duration of application of the priority regime to the business for subsequent 36 (thirty-six) months to 60 (sixty) months (made according to form No. 05/DNUT promulgated together with this Circular):

- 60 (sixty) months for businesses without any handled violation or with 01 (one) violation in each field as tax, customs and sanctioned administratively with a fine not exceeding competence of Directors of Sub-department;

- 36 (thirty six) months for prioritized businesses with more than 01 (one) violation in each field as tax, customs and sanctioned administratively with fine of every time not exceeding competence of Directors of Sub-department, but still satisfy conditions of law observance as prescribed in Article 3 of this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. General Director of Customs shall consider and issue decision on temporary suspension of application of the priority regime as prescribed in chapter IV of this Circular when defining that businesses have one of following violations:

The businesses violate one of provisions in Article 3 of this Circular.

1.2. The businesses fail to meet provisions in Article 8 of this Circular.

2. Duration for temporary suspension shall be between 60 (sixty) and 180 (one hundred eighty) days. In cases with legitimate reasons (due to objective reason), businesses still fail to remedy all mistakes after the duration above has been expired, they may be extended time limit of temporary suspension for once but not exceed 60 (sixty) days.

On the basis of reports assessing violation made by the concerned provincial Customs Departments, the clarifying reports made by businesses (clearly stating measures of innovation, method of implementing recommendations of customs offices), if businesses still satisfy full conditions of prioritized businesses or after the concerned functional agencies assess that the violations of businesses still satisfy conditions of law observance as prescribed in Article 3 of this Circular, the General Director of Customs shall consider and decide on cancellation of decision on temporary suspension. 

3. If units under and affiliated the General Department of Customs detect that businesses have violations, they must report to the General Department of Customs (Post-Clearance Examination Department) for consideration, making decisions on temporary suspension of application of the priority regime (form 06/DNUT), decisions on cancelling decision on temporary suspension (form  07/DNUT promulgated together with this Circular).

Article 17. Suspension of application of the priority regime

1. The General Director of Customs shall consider and issue decisions on suspension of application of the priority regime as prescribed in chapter IV of this Circular (form 08/DNUT) in the following cases:

1.1. The businesses fail to meet conditions on prioritized business as prescribed in this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.3. Businesses apply for withdrawal from the priority regime; or time limit of recognition is expired but businesses fail to request for recognition of prioritized business.

2. If a business has been suspended for the priority regime, the General Department of Customs shall refuse receipt of dossier requesting for recognition of prioritized business of this business in 02 (two) next years.

Chapter IV

THE PRIORITY REGIME

Article 18. Priorities at the stage of customs clearance

1. Exemption from examination of customs dossiers, exemption from practical examination of goods (except cases showing clear signs of violation):

- Businesses shall take responsibility before law and customs offices for the legality, validity and contents of their customs declaration.

- Exemption from practical inspection of goods includes exemption from manual inspection and inspection by machines and equipment. In case of having to examine, businesses are prioritized to be advance examined, examined by technical means, request for goods inspection at places selected by businesses.

2. To be used set of documents including commercial invoices, goods package papers, goods delivery orders and tax self-declaration with seal and signature of representatives of businesses  for the goods customs clearance in case the database system of customs offices meet malfunction or temporarily stop operation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Not having to register the consumption norm of raw materials with customs offices, not having to submit the liquidity reports for customs offices but provided that businesses have software of management of exports and imports meeting requirements on management and inspection of customs offices.

Quarterly, businesses must submit reports for customs offices about export – import – inventory of imported raw materials on basis of norm formulated by businesses. Businesses shall take responsibility before law for the accuracy of norms formulated by them.

Article 19. Priorities at the post-customs clearance stage

1. During the time of application of the priority regime to businesses, customs offices shall not conduct post-customs clearance inspection at the offices of these businesses (except cases showing clear signs of violation).

When being notified by customs offices of their errors or matters which must be clarified, businesses shall review these errors or matters and give explanations to customs offices. Form and places of making explanations are complied with Article 145 of the Ministry of Finance’s Circular No. 194/2010/TT-BTC of December 6, 2010.

2. Inspection for recognition, extension or suspension of the priority regime. Scope and content of inspection shall depend on requirements of management and monitoring of customs agencies.

Article 20. Single customs declaration

1. Single customs declaration and time limit for liquidity of single customs declarations comply with Article 9 of the Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005.

2. Prioritized businesses may make single customs declarations in either of the following forms:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For goods imported on the spot; and materials, components and spare parts purchased from bonded warehouses for production, importation shall be conducted first (supervised and recorded in minutes of goods delivery and receipt by businesses and owners of bonded warehouses), customs declaration shall be conducted later.

Article 21. Priorities of tax procedures

1. To be prioritized to apply the regime of self-liquidity, tax refund first and inspection later.

Businesses may self-calculate quantity of goods practically put into production, goods in inventory, self-calculate the additional payable tax amounts or tax amounts not payable. Businesses shall take responsibility before law and customs offices for the liquidity content. Based on the self-liquidity result of businesses, customs offices may issue decisions on liquidity, tax refund, no collection of tax.

2. Not be required to pay amounts of delay payment, not be handled administrative violations of customs, tax for cases of being imposed tax because the goods codes already unified and appraised by customs agencies previously are incorrect and businesses still be considered as satisfying the condition of law observance.

Chapter V

MANAGEMENT OF PRIORITIZED BUSINESS

Article 22. Responsibilities of Customs offices

1. Post-Clearance Examination Department is specialized unit assisting the General Director of Customs in implementing the following tasks:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.2. To preside over appraisal and organize collection of comments of relevant units, agencies;

1.3. To implement the annual survey regime to assess maintenance of conditions of prioritized businesses;

1.4. To be focal agency in advising to handle matters arising; advising in international cooperation regarding prioritized businesses;

1.5. To assign customs officers in specialized charge of management of prioritized businesses and to notify the prioritized businesses of list of these customs officers

Regularly monitor, collect, analyze operation, data of exports and imports of businesses so as to assist businesses in increasing the capability of law observance, early detecting mistakes to timely remedy. In case of detecting that businesses have mistakes or matters need be clarified, to notify businesses for these businesses to self-review.

- If businesses recognize that detection of customs office is right, to request businesses for self-remedy (such as declare additionally; supplement documents; pay tax additionally);

- If businesses disagree with notice of customs office, businesses must have written explanations (enclosed with vouchers, documents as proving).

1.6. To be ready to satisfy, explain at requests of businesses about policies, customs law and tax law;

1.7. To train knowledge of prioritized businesses for the provincial Customs Departments and to be focal agency of businesses recognized as prioritized business.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1. To guide businesses in making dossiers of request for recognition of prioritized businesses;

2.2. To organize practical inspection of conditions of businesses at the request of the General Department of Customs (Post-Clearance Examination Department);

2.3. To make report of businesses assessment;

2.4. To regularly monitor the export and import operation of businesses, assist businesses to maintain conditions and timely detect, remedy mistakes. Periodically report result of monitoring businesses to the General Department of Customs;

2.5. To coordinate with businesses in handling matters arising in geographical areas managed by the provincial Customs Departments.

Article 23. Responsibilities of prioritized businesses

1. To properly observe the law.

2. To establishment a division or appoint a person in specialized charge of implementing the priority regime. This division has responsibilities: To be focal division to exchange, provide information and coordinate with divisions in specialized charge of prioritized businesses of customs agencies; to perform the report regime; to control all operations of businesses under the priority regime.

3. To formulate and implement the regime of regular self-examination and report result of export and import operation to the General Department of Customs. Periodically, to supply status, figures about exports, imports to customs offices:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Method of provision: Through internet connected between the General Department of Customs and businesses.

4. To formulate, notify in writing customs offices of information of division/person in charge of focal communication role of businesses.

5. To be responsible for implementing the regime of exchanging information regularly with customs offices. To be ready to coordinate, clarify doubts at the request of customs offices or customs officers in charge of management over businesses.

6. Regularly implement self-examination, detect and remedy mistakes. When having a new export or import goods item of which the two parties have not reached agreement on its identification number, businesses shall propose a goods identification number and notify it to the provincial Departments of Customs where businesses located head offices for consideration and approval.

7. To actively coordinate with customs offices in case of customs inspection. When being notified by the Customs offices of errors or unclear matters in their customs dossiers, businesses shall re-check, reply and explain notified errors or matters in an adequate and prompt manner.

8. In case customs offices conduct examination at the offices of businesses or businesses request customs offices to come and work on unclear matters, businesses shall create favorable conditions for and comprehensively coordinate with examination teams. For matters on which remain divergent opinions, they shall coordinate with customs offices in finding lawful solutions.

9. Before enjoying the priority regime provided in this Circular, businesses notify the General Department of Customs and district-level Customs Sub-Departments with which procedures for their exported or imported goods are carried out of agents carrying out customs procedures for their exported or imported goods and commit the law observance by these agents. In case of change of an agent, businesses shall notify such to customs offices mentioned above. Prioritized businesses shall regularly examine the law observance by their agents so as to detect errors (if any) and promptly notify detected errors to customs offices.

Chapter VI

HANDLING OF VIOLATIONS, COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND ORGINAZING IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Prioritized businesses committing law violations shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled under law.

2. Organizations and individuals are strictly prohibited from taking advantage of this priority regime to violate policies and laws. Violators shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively handled or examined for penal liability under law.

Article 25. Complaints and denunciations

1. All individuals and organizations may complain about, and all citizens may denounce law violations in the course of implementation of this Circular.

2. The lodging and settlement of complaints and denunciations comply with the law on complaints and denunciations.

Article 26. Implementation responsibility

1. Pursuant to this Circular, the General Director of Customs shall direct and guide customs offices in implementing this Circular.

2. The General Department of Customs shall closely coordinate with related agencies and units in assuring proper and effective implementation of this Circular.

Article 27. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The prioritized businesses which are applied the Circular No. 63/2011/TT-BTC dated May 13, 2011 and the Circular No. 105/2011/TT-BTC dated July 12, 2011 of the Ministry of Finance may continue application of the priority regime as prescribed in this Circular. The re-assessment, re-extension for these businesses shall comply with provision in Article 15 of this Circular. If a prioritized business wishes to transfer type of prioritized businesses as prescribed in Article 2 of this Circular, the General Director of Customs shall consider, decide, procedures for appraisal shall comply with provisions in this Circular.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER





Do Hoang Anh Tuan

  

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 86/2013/TT-BTC ngày 27/06/2013 về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


26.617

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.161.235
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!