Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 66/2020/TT-BTC ban hành Quy chế mẫu kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp

Số hiệu: 66/2020/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 10/07/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/2020/TT-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2020

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ MẪU VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về kiểm toán nội bộ;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ làm cơ sở cho các đơn vị tham chiếu trong việc xây dựng Quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về kiểm toán nội bộ.

2. Các doanh nghiệp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích xây dựng Quy chế kiểm toán nội bộ trên cơ sở tham chiếu mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Quy chế kiểm toán nội bộ

1. Quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về kiểm toán nội bộ.

2. Doanh nghiệp tham chiếu mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ tại Phụ lục Thông tư này để xây dựng Quy chế kiểm toán nội bộ, đảm bảo phù hợp với quy định của Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về kiểm toán nội bộ, các quy định pháp luật hiện hành và cơ cấu tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2020.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán) để xem xét và hướng dẫn./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra Văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính, UBCKNN;
- Lưu: VT, QLKT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Phụ lục

(Ban hành kèm theo Thông tư số 66/2020/TT-BTC ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp)

QUY CHẾ MẪU

ÁP DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

QUY CHẾ

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

(Tên doanh nghiệp)

…, ngày ... tháng ... năm 20 ...

QUY CHẾ KIỂM TOÁN NỘI BỘ

(Tên doanh nghiệp)

(Ban hành theo Nghị quyết/Quyết định số .... ngày ... tháng ... năm .... của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty)

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm toán nội bộ tại (tên doanh nghiệp) và mối quan hệ với các bộ phận khác bao gồm cả phạm vi và cách thức cung cấp thông tin phục vụ kiểm toán; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng cho tất cả thành viên bộ phận kiểm toán nội bộ của (tên doanh nghiệp) và các tổ chức, cá nhân trong (tên doanh nghiệp) có liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ trong phạm vi toàn doanh nghiệp bao gồm cả trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Kiểm toán nội bộ: Là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.

2. Người làm công tác kiểm toán nội bộ: Là người thực hiện công tác kiểm toán nội bộ của đơn vị.

3. Người phụ trách kiểm toán nội bộ: Là người được cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định của đơn vị giao phụ trách công tác kiểm toán nội bộ của đơn vị.

4. Ủy ban kiểm toán: Là cơ quan chuyên môn thuộc Hội đồng quản trị của doanh nghiệp quy định tại Luật doanh nghiệp.

5. Người có liên quan của người làm công tác kiểm toán nội bộ: Là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu.

Điều 4. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ

Thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các kiến nghị về các nội dung sau đây:

a) Hệ thống kiểm soát nội bộ của (tên doanh nghiệp) đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của (tên doanh nghiệp);

b) Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của (tên doanh nghiệp) đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao;

c) Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà (tên doanh nghiệp) đạt được.

Điều 5. Vị trí của kiểm toán nội bộ

1. [Miêu tả vị trí của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị]

Ví dụ: Bộ phận kiểm toán nội bộ được thành lập bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty. Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty quản lý trực tiếp bộ phận kiểm toán nội bộ (hoặc thông qua Ủy ban kiểm toán hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty).

2. Người phụ trách kiểm toán nội bộ sẽ báo cáo các vấn đề về chuyên môn cho Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty (hoặc thông qua Ủy ban kiểm toán hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty).

3. Người phụ trách kiểm toán nội bộ sẽ báo cáo công việc hành chính hàng ngày (ví dụ thông báo lịch kiểm toán, các vấn đề về đi lại, công tác phí,...) trực tiếp cho Tổng giám đốc/Giám đốc hoặc người được Tổng giám đốc/Giám đốc ủy quyền.

4. Người phụ trách kiểm toán nội bộ có quyền báo cáo và trao đổi trực tiếp với Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty khi cần thiết.

5. Người phụ trách kiểm toán nội bộ sẽ định kỳ báo cáo cho Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty (hoặc thông qua Ủy ban kiểm toán hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty) về mục đích, quyền hạn và trách nhiệm, cũng như hiệu suất của bộ phận kiểm toán nội bộ liên quan đến kế hoạch của bộ phận. Báo cáo cũng bao gồm các vấn đề rủi ro và kiểm soát đáng kể, rủi ro gian lận, vấn đề quản trị và các vấn đề khác cần thiết hoặc theo yêu cầu của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty (hoặc Ủy ban kiểm toán hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty).

Điều 6. Phạm vi của kiểm toán nội bộ

1. Kiểm toán nội bộ bao gồm hoạt động đưa ra đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm tạo thêm giá trị và hoàn thiện các hoạt động của (tên doanh nghiệp). Kiểm toán nội bộ giúp cho (tên doanh nghiệp) đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có nguyên tắc và mang tính hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, quy trình kiểm soát và quản trị.

2. Phạm vi kiểm toán nội bộ bao gồm, nhưng không giới hạn ở việc kiểm tra và đánh giá tính đầy đủ và hiệu quả của quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ cũng như chất lượng hiệu suất trong việc thực thi trách nhiệm được giao và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện để đạt được mục tiêu và mục đích của doanh nghiệp.

3. Phạm vi của kiểm toán nội bộ bao gồm:

a) Đưa ra đảm bảo thông qua việc kiểm tra và đánh giá tính đầy đủ và hiệu quả của quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ nhằm giúp nhằm giúp (tên doanh nghiệp) đạt được các mục tiêu chiến lược, hoạt động, tuân thủ và tài chính:

i. Theo dõi và đánh giá các quy trình quản trị.

ii. Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro của doanh nghiệp.

iii. Đánh giá rủi ro liên quan đến việc đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

iv. Đánh giá các hệ thống được thiết lập để đảm bảo tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp, chế độ tài chính, kế toán và quy định có thể có tác động đáng kể đến doanh nghiệp.

v. Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt.

vi. Đánh giá các phương tiện bảo vệ tài sản và xác minh sự hiện hữu của các tài sản đó khi cần.

vii. Báo cáo các rủi ro đáng kể và các vấn đề kiểm soát bao gồm rủi ro gian lận, vấn đề quản trị và các vấn đề khác cần thiết hoặc theo yêu cầu của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty (hoặc Ủy ban kiểm toán hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty).

b) Đưa ra các phân tích chuyên sâu và các kiến nghị dựa trên đánh giá dữ liệu và các quy trình của doanh nghiệp:

i. Đánh giá độ tin cậy và tính toàn vẹn của hệ thống thông tin quản lý và các phương tiện được sử dụng để xác định, đo lường, phân loại và báo cáo thông tin đó.

ii. Phân tích các hoạt động hoặc chương trình để xác định kết quả có phù hợp với mục tiêu và mục đích đã thiết lập không.

iii. Đánh giá các hoạt động hoặc chương trình có được thực hiện theo kế hoạch không.

iv. Đánh giá hiệu quả và hiệu suất sử dụng các nguồn lực.

c) Đưa ra các tư vấn, kiến nghị một cách độc lập khách quan: Thực hiện các hoạt động tư vấn liên quan đến quy trình quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ phù hợp với (tên doanh nghiệp).

d) Thực hiện kiểm toán trước: được thực hiện trước khi diễn ra việc thực hiện các dự án, chương trình kế hoạch hoạt động của bộ phận/đơn vị được kiểm toán, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thông tin, tài liệu, tính kinh tế, tính khả thi và hiệu quả của dự án, chương trình, kế hoạch hoạt động; giúp các cấp quản lý có được những thông tin tin cậy để đưa ra các quyết định.

e) Thực hiện kiểm toán đồng thời: được thực hiện trong khi việc thực hiện các dự án, chương trình kế hoạch hoạt động của bộ phận/đơn vị được kiểm toán đang diễn ra, nhằm đánh giá tiến độ, chất lượng quá trình thực hiện hoạt động; phát hiện và kiến nghị kịp thời các biện pháp sửa chữa những sai lệch, thiếu sót, yếu kém trong quá trình thực hiện dự án, chương trình, kế hoạch hoạt động, nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất các mục tiêu của dự án, kế hoạch của bộ phận/đơn vị được kiểm toán.

f) Thực hiện kiểm toán sau: được thực hiện sau khi việc thực hiện dự án, chương trình, kế hoạch hoạt động của bộ phận/đơn vị được kiểm toán đã hoàn thành, nhằm thực hiện các nội dung, mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đối với hoạt động của bộ phận/đơn vị được kiểm toán.

g) Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn, kiểm soát sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

h) Báo cáo định kỳ về mục đích, quyền hạn, trách nhiệm và hiệu suất của bộ phận kiểm toán nội bộ liên quan đến kế hoạch của bộ phận.

i) Kiểm tra và đánh giá các hoạt động cụ thể theo yêu cầu của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty (hoặc Ủy ban kiểm toán hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty).

k) Tùy thuộc vào đối tượng kiểm toán, khi lập kế hoạch kiểm toán nội bộ có thể kết hợp cả kiểm toán trước, kiểm toán đồng thời và kiểm toán sau.

Điều 7. Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

1. Tính độc lập:

a) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá.

b) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được tham gia kiểm toán các hoạt động và các bộ phận/đơn vị mà người làm công tác kiểm toán nội bộ đó chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận/đơn vị đó trong vòng 03 năm gần nhất.

c) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được tham gia kiểm toán các hoạt động và các bộ phận/đơn vị mà người có liên quan của người làm công tác kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận/đơn vị đó.

2. Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.

3. Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.

Điều 8. Chuẩn mực chuyên môn

1. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải tuân thủ các quy định pháp luật về kiểm toán nội bộ, Chuẩn mực Kiểm toán nội bộ và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố.

2. Ngoài ra, bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ tuân thủ các chính sách và thủ tục liên quan của (tên doanh nghiệp) về kiểm toán nội bộ, bao gồm cả quy trình kiểm toán nội bộ đã được (tên doanh nghiệp) phê duyệt và ban hành.

Điều 9. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ

1. Tính chính trực: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải thực hiện các công việc chuyên môn với sự trung thực, tính thận trọng và tinh thần trách nhiệm; tuân thủ các quy định pháp luật và công bố các thông tin cần thiết theo yêu cầu của pháp luật và yêu cầu chuyên môn của kiểm toán nội bộ; không tham gia các hoạt động phi pháp làm tổn hại đến uy tín của (tên doanh nghiệp).

2. Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải thể hiện mức độ cao nhất về tính khách quan chuyên môn trong việc thu thập, đánh giá và trao đổi thông tin về các hoạt động và quy trình được kiểm toán. Người làm công tác kiểm toán nội bộ được đưa ra các đánh giá khách quan về tất cả các tình huống liên quan và không bị ảnh hưởng chi phối từ các lợi ích cá nhân hoặc từ bất kỳ ai trong việc đưa ra các xét đoán và kết luận.

3. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Người làm công tác kiểm toán nội bộ áp dụng các kiến thức, các kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong công tác kiểm toán nội bộ. Đồng thời hành động một cách thận trọng, phù hợp với các chuẩn mực chuyên môn và kỹ thuật được áp dụng.

4. Tính bảo mật: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tôn trọng các giá trị và quyền sở hữu của các thông tin được cung cấp và không tiết lộ các thông tin này nếu không được phép của các cấp có thẩm quyền trừ khi việc tiết lộ thông tin thuộc trách nhiệm chuyên môn hoặc theo yêu cầu của luật pháp.

5. Tư cách nghề nghiệp: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp.

6. Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải có biện pháp theo dõi, đánh giá, quản lý nhằm đảm bảo người làm công tác kiểm toán nội bộ tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.

Điều 10. Năng lực chuyên môn của kiểm toán nội bộ

1. Người phụ trách kiểm toán nội bộ xem xét quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động kiểm toán cũng như công việc kiểm toán để trình Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty (hoặc Ủy ban kiểm toán hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty) quyết định nguồn lực cần thiết cho bộ phận kiểm toán nội bộ. Người phụ trách kiểm toán thiết lập các tiêu chuẩn phù hợp để tuyển dụng người làm công tác kiểm toán nội bộ.

2. Người phụ trách kiểm toán nội bộ cần phải có trình độ học vấn/chuyên môn liên quan và kinh nghiệm kiểm toán đầy đủ. Người phụ trách kiểm toán nội bộ cũng cần có kiến thức chuyên sâu về hoạt động kinh doanh và các kỹ năng liên quan khác.

3. Người phụ trách kiểm toán nội bộ cần đánh giá về kỹ năng và kiến thức của bộ phận kiểm toán nội bộ cho việc thực hiện kiểm toán quy trình một cách hiệu quả. Trường hợp cần thiết có thể yêu cầu sử dụng chuyên gia/tư vấn bên ngoài. Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải lập kế hoạch sử dụng chuyên gia/tư vấn bên ngoài báo cáo Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty phê duyệt (hoặc báo cáo cho Ủy ban kiểm toán hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty để được xem xét có ý kiến trước khi trình Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty phê duyệt). Người phụ trách kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm về hoạt động kiểm toán nội bộ liên quan đến kết quả của chuyên gia/tư vấn.

4. Người phụ trách kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm về hoạt động kiểm toán của người làm công tác kiểm toán nội bộ. Người phụ trách kiểm toán nội bộ cần đảm bảo rằng các mục tiêu kiểm toán nêu trong kế hoạch kiểm toán được phê duyệt đã đạt được. Người phụ trách kiểm toán nội bộ nên thiết lập kế hoạch chi tiết hợp lý để hoàn thành mỗi cuộc kiểm toán (kể từ khi bắt đầu thực hiện đến khi ban hành báo cáo kiểm toán) sau khi xem xét tính chất và sự phức tạp của cuộc kiểm toán.

5. Người làm công tác kiểm toán nội bộ cần được đào tạo các kiến thức cần thiết để thực hiện công việc kiểm toán. Việc đào tạo cần được duy trì thường xuyên để tất cả các cấp người làm công tác kiểm toán nội bộ có thể theo kịp sự phát triển của ngành và nâng cao kỹ năng chuyên môn. Người phụ trách kiểm toán nội bộ cần đảm bảo rằng người làm công tác kiểm toán nội bộ được đào tạo thông qua công việc phù hợp.

Điều 11. Quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ

1. Được chủ động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.

2. Được trang bị nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc theo kế hoạch được phê duyệt.

3. Được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho hoạt động kiểm toán nội bộ.

4. Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, tài sản khi thực hiện kiểm toán nội bộ.

5. Được tiếp cận, phỏng vấn tất cả cán bộ, nhân viên của đơn vị về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán.

6. Được nhận tài liệu, văn bản, biên bản họp của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty và các bộ phận chức năng khác có liên quan đến công việc của kiểm toán nội bộ.

7. Được tham dự các cuộc họp nội bộ theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định tại Điều lệ, quy định nội bộ của (tên doanh nghiệp).

[Đơn vị nêu chi tiết một số cuộc họp mà kiểm toán nội bộ có thể tham dự để đảm bảo kiểm toán nội bộ thực hiện được chức năng, nhiệm vụ].

8. Được giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã ghi nhận và có kiến nghị.

9. Được bảo vệ an toàn trước hành động bất hợp tác của bộ phận/đơn vị được kiểm toán.

10. Được đào tạo để nâng cao năng lực cho người làm công tác kiểm toán nội bộ trong bộ phận kiểm toán nội bộ.

11. Tất cả cán bộ, nhân viên và các cấp quản lý trong (tên doanh nghiệp) có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, giải trình và phối hợp đầy đủ, kịp thời, hỗ trợ bộ phận kiểm toán nội bộ trong việc thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình.

Điều 12. Trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ

1. Phải bảo mật tài liệu, thông tin theo đúng quy định pháp luật hiện hành và Quy chế của (tên doanh nghiệp).

2. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty về kết quả công việc kiểm toán nội bộ, về những đánh giá, kết luận, kiến nghị, đề xuất trong các báo cáo kiểm toán nội bộ.

3. Phải kịp thời theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán của các bộ phận/đơn vị thuộc, trực thuộc (tên doanh nghiệp).

4. Tổ chức đào tạo liên tục nhằm nâng cao và đảm bảo năng lực chuyên môn cho người làm công tác kiểm toán nội bộ.

5. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của (tên doanh nghiệp).

Điều 13. Trách nhiệm và quyền hạn của người làm công tác kiểm toán nội bộ

1. Trách nhiệm:

a) Thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;

b) Xác định các thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán;

c) Căn cứ vào các phân tích và đánh giá phù hợp để đưa ra kết luận và các kết quả kiểm toán một cách độc lập, khách quan;

d) Lưu các thông tin liên quan để hỗ trợ các kết luận và đưa ra kết quả kiểm toán;

đ) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán được giao thực hiện;

e) Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật;

g) Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp;

h) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của (tên doanh nghiệp).

2. Quyền hạn:

a) Trong khi thực hiện kiểm toán có quyền độc lập trong việc nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán;

b) Có quyền yêu cầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung kiểm toán;

c) Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công;

d) Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của (tên doanh nghiệp).

Điều 14. Trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách kiểm toán nội bộ

1. Trách nhiệm:

a) Quản lý và điều hành bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ theo quy định;

b) Đảm bảo nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ được đào tạo thường xuyên, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ;

c) Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan, trung thực của kiểm toán nội bộ;

d) Báo cáo Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty (hoặc thông qua Ủy ban kiểm toán hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty) khi phát hiện các vấn đề yếu kém, tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ;

đ) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện;

e) Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật;

g) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của (tên doanh nghiệp).

2. Quyền hạn:

a) Đề xuất với Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty (hoặc thông qua Ủy ban kiểm toán hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty) ban hành quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ và các phương pháp nghiệp vụ kiểm toán nội bộ;

b) Được đề nghị trưng tập người ở các bộ phận khác của đơn vị; được đề xuất thuê chuyên gia, tư vấn để thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ, để tham gia các cuộc kiểm toán nội bộ khi cần với điều kiện đảm bảo tính độc lập của kiểm toán nội bộ;

c) Dự các cuộc họp theo quy định nội bộ của đơn vị và quy định của pháp luật;

d) Trong khi thực hiện kiểm toán có quyền độc lập trong việc nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán;

đ) Có quyền yêu cầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung kiểm toán;

e) Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán;

g) Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế về kiểm toán nội bộ của (tên doanh nghiệp).

Điều 15. Tính độc lập và khách quan của kiểm toán nội bộ

1. Bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ không bị can thiệp bởi bất kỳ yếu tố nào trong tổ chức, bao gồm các vấn đề về lựa chọn kiểm toán, phạm vi, thủ tục, tần suất, thời gian hoặc nội dung báo cáo để cho phép duy trì thái độ tinh thần độc lập và khách quan cần thiết.

2. Người làm công tác kiểm toán nội bộ không có trách nhiệm hoặc quyền hạn hoạt động trực tiếp đối với bất kỳ hoạt động nào được kiểm toán. Theo đó, người làm công tác kiểm toán nội bộ sẽ không thực hiện kiểm soát nội bộ, xây dựng quy trình, cài đặt hệ thống, chuẩn bị hồ sơ hoặc tham gia vào bất kỳ hoạt động nào khác có thể làm giảm xét đoán của người làm công tác kiểm toán nội bộ.

3. Người làm công tác kiểm toán nội bộ sẽ thể hiện mức độ khách quan chuyên nghiệp cao nhất trong việc thu thập, đánh giá và truyền đạt thông tin về hoạt động hoặc quy trình được kiểm tra. Người làm công tác kiểm toán nội bộ sẽ đánh giá cân bằng tất cả các tình huống có liên quan và không bị ảnh hưởng bởi lợi ích của họ hoặc những người khác trong việc đưa ra các xét đoán.

4. Người phụ trách kiểm toán nội bộ hàng năm sẽ cam kết, xác nhận với Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty về tính độc lập của tổ chức đối với bộ phận kiểm toán nội bộ.

CHƯƠNG II

HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều 16. Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ

Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các bộ phận/quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.

Điều 17. Kế hoạch kiểm toán nội bộ

1. Hàng năm, trước ngày .... tháng ...., bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ trình Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty kế hoạch kiểm toán nội bộ để xem xét và phê duyệt (hoặc gửi cho Ủy ban kiểm toán hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty có ý kiến trước khi trình Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty để xem xét và phê duyệt).

2. Kế hoạch kiểm toán nội bộ sẽ bao gồm phạm vi kiểm toán, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán, nội dung kiểm toán, niên độ kiểm toán, thời gian kiểm toán, lịch trình làm việc, cũng như các yêu cầu về ngân sách và nguồn lực cho năm tài chính/năm dương lịch tiếp theo.

3. Kế hoạch kiểm toán nội bộ sẽ được xây dựng dựa trên sự ưu tiên của kiểm toán bằng phương pháp định hướng theo rủi ro, có xem xét đến các ý kiến đóng góp của Ban Giám đốc, Ủy ban kiểm toán (hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty), Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty. Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải đánh giá rủi ro toàn diện các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ, các đơn vị/bộ phận để lập kế hoạch kiểm toán nội bộ. Người phụ trách kiểm toán nội bộ sẽ xem xét và điều chỉnh kế hoạch nếu cần, để đáp ứng với những thay đổi trong kinh doanh, rủi ro, hoạt động, chương trình, hệ thống và kiểm soát của (tên doanh nghiệp). Bất kỳ điều chỉnh đáng kể nào từ kế hoạch kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt sẽ được thông báo cho Ban Giám đốc, Ủy ban kiểm toán (hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty), Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty thông qua các báo cáo hoạt động định kỳ.

4. Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm phải được phê duyệt trong thời hạn ... ngày kể từ ngày người phụ trách kiểm toán nội bộ trình lên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty.

5. Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được gửi cho Ban Giám đốc, Ủy ban kiểm toán (hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty), Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty trong thời hạn ... ngày, kể từ ngày được phê duyệt.

Điều 18. Quy trình kiểm toán nội bộ

Người phụ trách kiểm toán nội bộ xây dựng quy trình kiểm toán nội bộ chi tiết phù hợp với đặc thù hoạt động của (tên doanh nghiệp), tham vấn ý kiến của Tổng Giám đốc/Giám đốc trước khi trình Ủy ban kiểm toán (hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty)/Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty ban hành.

Điều 19. Báo cáo kiểm toán và kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán

1. Báo cáo từng cuộc kiểm toán nội bộ:

a) Báo cáo từng cuộc kiểm toán nội bộ do Trưởng nhóm/Trưởng đoàn kiểm toán nội bộ hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán chịu trách nhiệm lập, trình Hội đồng Quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty (hoặc trình thông qua Ủy ban kiểm toán (hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty) trong thời hạn tối đa .... ngày sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán (ví dụ 10 ngày). Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của Trưởng đoàn/Trưởng nhóm kiểm toán hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán.

b) Báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ: nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán; những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này; các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm; đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ; hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của (tên doanh nghiệp) (nếu có).

c) Báo cáo kiểm toán phải có ý kiến của ban lãnh đạo bộ phận/đơn vị được kiểm toán. Trong trường hợp bộ phận/đơn vị được kiểm toán không thống nhất với kết quả kiểm toán, báo cáo kiểm toán nội bộ cần nêu rõ ý kiến không thống nhất của bộ phận/đơn vị được kiểm toán và lý do.

d) Báo cáo kiểm toán nội bộ sau khi hoàn thành được gửi cho Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty và gửi đồng thời đến Ủy ban kiểm toán (hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc/Giám đốc, bộ phận/đơn vị được kiểm toán và các bộ phận có liên quan.

2. Báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm:

a) Muộn nhất là …… ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo kiểm toán hàng năm cho Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty và gửi đồng thời đến Ủy ban kiểm toán (hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty) Tổng giám đốc/Giám đốc.

b) Báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm tối thiểu gồm các nội dung sau:

- Kế hoạch kiểm toán đề ra; công việc kiểm toán đã được thực hiện;

- Tồn tại, sai phạm lớn được phát hiện; biện pháp mà kiểm toán nội bộ kiến nghị;

- Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động được kiểm toán và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ;

- Tình hình thực hiện các biện pháp, kiến nghị, đề xuất của kiểm toán nội bộ;

- Tự đánh giá về thành quả kiểm toán nội bộ đã đạt được và các hướng phát triển trong tương lai.

c) Báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm phải có chữ ký của người phụ trách kiểm toán nội bộ.

3. Báo cáo bất thường:

Trường hợp phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp, bộ phận kiểm toán nội bộ phải báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty và gửi đồng thời đến Ủy ban kiểm toán (hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc/Giám đốc. Báo cáo bất thường trong trường hợp có những vấn đề phát sinh trong năm tài chính gồm các nội dung:

a) Những vấn đề rủi ro mà kiểm toán nội bộ quan tâm, chú ý;

b) Bộc lộ, phát sinh sự yếu kém trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại một doanh nghiệp hay bộ phận;

c) Những phát hiện nghiêm trọng cần có sự chỉ đạo xử lý, khắc phục của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc/Giám đốc;

d) Báo cáo bất thường trình bày các vấn đề phát sinh hoặc phát hiện cùng với những kiến nghị xử lý,

[Mức độ nghiêm trọng và rủi ro cao do đơn vị tự xác định.]

4. Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nội bộ:

a) Kiểm tra, đánh giá thời gian, kết quả những công việc mà bộ phận/đơn vị được kiểm toán đã thực hiện theo kiến nghị của kiểm toán nội bộ.

b) Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện kiến nghị của kiểm toán nội bộ đối với bộ phận/đơn vị được kiểm toán cho Hội đồng Quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty và gửi đồng thời đến Ủy ban kiểm toán (hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc/Giám đốc.

Điều 20. Lưu trữ báo cáo, hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ:

1. Hồ sơ, tài liệu trong mỗi cuộc kiểm toán phải được ghi chép thành văn bản (giấy hoặc điện tử), lưu giữ theo trình tự để các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền khai thác và hiểu được các công việc, kết quả thực hiện trong báo cáo kiểm toán.

2. Các báo cáo, hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ phải được lưu giữ theo quy định hiện hành của Nhà nước và của (tên doanh nghiệp).

Điều 21. Đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ

1. Bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ duy trì một chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng bao gồm tất cả các khía cạnh của bộ phận kiểm toán nội bộ.

2. Chương trình sẽ bao gồm đánh giá về tính tuân thủ của bộ phận kiểm toán nội bộ với các quy định và chuẩn mực kiểm toán nội bộ; đánh giá việc tuân thủ Quy tắc đạo đức của người làm công tác kiểm toán nội bộ. Chương trình cũng đánh giá hiệu quả và hiệu suất của bộ phận kiểm toán nội bộ và xác định các cơ hội để cải thiện.

3. Đánh giá lại hoạt động kiểm toán nội bộ được thực hiện vào cuối cuộc kiểm toán và tự đánh giá lại hàng năm về tổng thể hoạt động kiểm toán nội bộ do chính bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ. Trong trường hợp cần thiết, có thể thuê doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện đánh giá độc lập bên ngoài ít nhất ... năm (ví dụ 5 năm) một lần.

4. Người phụ trách kiểm toán nội bộ sẽ báo cáo với Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty đồng thời gửi đến Ủy ban kiểm toán (hoặc một cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty) về chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng của bộ phận kiểm toán nội bộ, bao gồm kết quả đánh giá nội bộ hàng năm và đánh giá bên ngoài (nếu có).

CHƯƠNG III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Điều 22: Trách nhiệm của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty

1. Ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ của (tên doanh nghiệp).

2. Phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro, báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm.

3. Phê duyệt ngân sách kiểm toán nội bộ và kế hoạch nguồn lực.

4. Nhận thông tin báo cáo từ người phụ trách kiểm toán nội bộ về kết quả hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ liên quan đến kế hoạch của bộ phận và các vấn đề khác.

5. Quyết định thực hiện các yêu cầu thích hợp của Ban Giám đốc và người phụ trách kiểm toán nội bộ để xác định xem có giới hạn nguồn lực hoặc phạm vi không phù hợp hay không.

6. Tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện đầy đủ các quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định.

7. Quyết định, phê duyệt việc thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nội bộ; chỉ đạo các bộ phận thực hiện kiến nghị của kiểm toán nội bộ; có biện pháp xử lý kịp thời khi có các kiến nghị, đề xuất của kiểm toán nội bộ.

Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban kiểm toán (hoặc cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty)

Ủy ban Kiểm toán (hoặc cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty) có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, điều hành, giám sát hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ.

1. Rà soát, kiểm tra, đánh giá để đảm bảo tính hiệu quả của công tác kiểm toán nội bộ; chịu trách nhiệm chính về việc đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.

2. Đảm bảo công tác kiểm toán nội bộ có vị trí thích hợp và không có các trở ngại bất hợp lý đối với hoạt động kiểm toán nội bộ.

3. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và thường xuyên hoàn thiện phương pháp, chính sách kiểm toán nội bộ trình Hội đồng quản trị quyết định.

4. Đảm bảo phối hợp có hiệu quả với kiểm toán độc lập.

5. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật doanh nghiệp, quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán (hoặc cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty) và Quy chế về kiểm toán nội bộ của (tên doanh nghiệp).

Điều 24. Trách nhiệm của Ban kiểm soát (nếu có)

1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với kiểm toán nội bộ theo quy định của Luật doanh nghiệp.

2. Thực hiện các nội dung được quy định trong Quy chế này, cụ thể như sau: [doanh nghiệp cụ thể hóa nội dung này sau khi thống nhất với Ban kiểm soát].

Điều 25. Trách nhiệm của Tổng giám đốc/Giám đốc

1. Tạo điều kiện thuận lợi để kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ được giao và chỉ đạo các bộ phận thực hiện phối hợp công tác với kiểm toán nội bộ theo quy định của quy chế về kiểm toán nội bộ.

2. Đôn đốc các bộ phận thực hiện những kiến nghị đã thống nhất với bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty, thông báo cho bộ phận kiểm toán nội bộ tình hình thực hiện những kiến nghị đã thống nhất với bộ phận kiểm toán nội bộ.

3. Đảm bảo bộ phận kiểm toán nội bộ được thông báo đầy đủ về các thay đổi, những vấn đề phát sinh mới trong hoạt động của đơn vị nhằm xác định sớm những rủi ro liên quan.

Điều 26. Trách nhiệm của lãnh đạo các bộ phận/đơn vị trong doanh nghiệp

1. Tạo điều kiện thuận lợi để kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ được giao và chỉ đạo các bộ phận thực hiện phối hợp công tác với kiểm toán nội bộ theo quy định của quy chế về kiểm toán nội bộ.

2. Đôn đốc các bộ phận thực hiện những kiến nghị đã thống nhất với bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty, thông báo cho bộ phận kiểm toán nội bộ tình hình thực hiện những kiến nghị đã thống nhất với bộ phận kiểm toán nội bộ.

3. Đảm bảo bộ phận kiểm toán nội bộ được thông báo đầy đủ về các thay đổi, những vấn đề phát sinh mới trong hoạt động của bộ phận/đơn vị nhằm xác định sớm những rủi ro liên quan.

4. Thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt; có biện pháp xử lý kịp thời khi có các kiến nghị, đề xuất của kiểm toán nội bộ.

Điều 27. Trách nhiệm của các bộ phận/đơn vị được kiểm toán

1. Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho công việc của kiểm toán nội bộ theo yêu cầu của bộ phận kiểm toán nội bộ một cách trung thực, chính xác, không được che giấu thông tin.

2. Thông báo ngay cho bộ phận kiểm toán nội bộ khi phát hiện những yếu kém, tồn tại, các sai phạm, rủi ro, thất thoát lớn về tài sản hoặc nguy cơ thất thoát tài sản.

3. Thực hiện những kiến nghị đã thống nhất với bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc/Giám đốc.

4. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để bộ phận kiểm toán nội bộ làm việc đạt hiệu quả cao nhất.

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. Hiệu lực thi hành

Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ... tháng .... năm....

Điều 29. Sửa đổi, bổ sung, thay thế Quy chế

1. Người phụ trách kiểm toán nội bộ có trách nhiệm rà soát định kỳ Quy chế này và đề xuất các sửa đổi, bổ sung, thay thế cần thiết.

2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Quy chế này do Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty quyết định.

Điều 30. Tổ chức thực hiện

Các thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty, (bao gồm cả Ủy ban kiểm toán hoặc cơ quan/bộ phận trực thuộc được ủy quyền (nếu có) bởi Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty), Tổng Giám đốc/Giám đốc, người phụ trách kiểm toán nội bộ và các tổ chức, cá nhân trong (tên doanh nghiệp) có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.

MINISTRY OF FINANCE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 66/2020/TT-BTC

Hanoi, July 10, 2020

 

CIRCULAR

INTRODUCING SAMPLE REGULATIONS ON INTERNAL AUDITS FOR CORPORATE USE

Pursuant to the Law on Accounting No. 88/2015/QH13 dated November 20, 2015;

Pursuant to the Government’s Decree No. 05/2019/ND-CP dated January 22, 2019 on internal audits;

Pursuant to the Government's Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Upon the request of the Director of the Department of Accounting and Auditing Regulations;

The Minister of Finance hereby issues the Circular introducing sample Regulations on internal audits for corporate use.

Article 1. Scope

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Subjects of application

1. This Circular shall apply to enterprises prescribed in Clause 1 of Article 10 in the Government’s Decree No. 05/2019/ND-CP dated January 22, 2019 on internal audits.

2. Enterprises not specified in Clause 1 of this Article are advised to develop internal audit regulations by referring to the sample internal audit regulation annexed hereto.

Article 3. Internal audit regulations

1. Internal audit regulations of enterprises must at least include those regulations set forth in Clause 1 of Article 12 in the Government’s Decree No. 05/2019/ND-CP dated January 22, 2019 on internal audits.

2. Enterprises shall refer to these sample Internal Audit Regulations annexed to this Circular to develop their own internal audit regulations, ensuring compliance with the provisions of the Government’s Decree No. 05/2019/ND-CP dated January 22, 2019 on internal audits, current legal regulations, and compatibility with their corporate organizational and operational structure.

Article 4. Implementation

1. This Circular shall enter into force from September 1, 2020.

2. In the course of implementation of this Circular, if there is any difficulty that arises, entities, organizations and individuals should promptly inform the Ministry of Finance (Department of Accounting and Auditing Regulations) for its review and further guidance./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Do Hoang Anh Tuan

 

Appendix

(To the Circular No. 66/2020/TT-BTC dated July 10, 2020 of the Minister of Finance, introducing sample regulations on internal audits for corporate use)

 

SAMPLE REGULATIONS

APPLICABLE TO ENTERPRISES

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

REGULATIONS

ON INTERNAL AUDIT

 

 

 

(Enterprise’s name)

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

…, day…month…year

 

INTERNAL AUDIT REGULATIONS

(Enterprise’s name)

(Annexed to the Resolution/Decision No…dated (day…month…year) of Governing Board/Board of Trustees/Company’s President)

CHAPTER I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

These Regulations provide for objectives, scope of operation, position, duties, powers and responsibilities of the internal audit at (enterprise’s name) and its relationship with other departments, even including scope and methods of provision of information necessary for that audit. The Regulations prescribe requirements concerning independence, objectivity, fundamental principles, requirements concerning professional qualification and assurance of internal audit quality and other related matters.

Article 2. Subjects of application

These Regulations shall apply to all members of an internal audit department of (enterprise’s name) and organizations and individuals within (enterprise’s name) involved in internal audit activities within the entire enterprise, including its head office, branches, representative offices.

Article 3. Interpretation

1. Internal audit refers to the examination, evaluation and supervision of the adequacy, appropriacy and efficaciousness of an internal audit.  

2. Internal audit professional/practitioner refers to a person performing internal audit tasks within a unit.

3. Internal audit head/leader refers to a person authorized by a competent authority in accordance with laws or regulations of a unit assigned to take charge of internal audit at that unit.

4. Audit committee refers to a specialized body affiliated to the Governing Board of an enterprise under the provisions of the Law on Enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Objectives of an internal audit

By means of carrying out inspection, assessment and consulting activities, the internal audit may come up with independent and objective assurance and recommendations about the followings:

a) The internal audit system of a unit (enterprise’s name) that must have been established and operated in an appropriate manner in order to prevent, detect and handle risks to which (enterprise’s name) may be exposed;

b) Governance and risk management processes of (enterprise’s name) that must ensure efficiency and high performance;

c) Operational and strategic objectives, working plans and missions that (enterprise’s name) must have been fulfilled.

Article 5. Position of internal audit

1. [Describe the position of the department of internal audit within a unit]

Example: The internal audit department is established by the Governing Board/Board of Trustees/ Company’s President. Governing Board/Board of Trustees/Company’s President directly manages the internal audit department (or through the Audit Committee or an authorized subordinate body/department (if any) by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President.

2. Internal audit head will present an audit report to the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President (or through the Audit Committee or a subordinate body/department (if any) authorized by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The internal audit head shall have the right to report and communicate directly with the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President where necessary.

5. The internal audit head will present an audit report to the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President (or through the Audit Committee or a subordinate body/department (if any) authorized by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President) on objectives, rights and responsibilities as well as performance compared to those stated in the plan of the internal audit department. The report also includes significant risks and controls, risk of fraud, governance and other matters that are necessary or are requested by the Board of Directors and Governing Board/Board of Trustees/Company’s President (or the Audit Committee or a subordinate body/department (if any) authorized by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President).

Article 6. Scope of internal audit

1. Internal audit provides independent and objective assurance services designed to add value and improve (enterprise’s name)’s operations. The internal audit helps (enterprise’s name) accomplish its objectives by bringing a systematic, disciplined approach to evaluate and improve the effectiveness of governance, risk management and control processes.

2. The internal audit activity includes, but is not limited to, the testing and evaluation of the adequacy and effectiveness of governance, risk management and internal control, as well as the quality of performance, in performing assigned tasks and giving complete recommendations about improvements in order to attain the objectives and purposes of an enterprise.

3. Scope of internal audit, including:

a) Providing assurance through the testing and evaluation of the adequacy and effectiveness of governance, risk management and internal controls to help (enterprise’s name) to achieve strategic, operational, compliance and financial objectives:

i. Monitoring and evaluating governance processes.

ii. Monitoring and evaluating the effectiveness of the enterprise’s risk management processes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

iv. Evaluating systems set up to ensure compliance with policies, plans, procedures, legislation, financial, accounting systems and regulations that may have significant effects on the enterprise.

v. Testing and attesting the quality and reliability of economic and financial information of the financial statement and executive accounting reports before submission thereof for approval.

vi. Evaluating means of protection of assets and the existence of these assets where necessary.

vii. The report also includes significant risks and controls, risk of fraud, governance and other matters that are necessary or are requested by the Board of Directors and Governing Board/Board of Trustees/Company’s President (or the Audit Committee or a subordinate body/department (if any) authorized by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President).

b) Making in-depth analyses and recommendations based on data assessment and processes of the enterprise:

i. Evaluating the reliability and integrity of the management information system and means by which such information is determined, measured, sorted and reported.

ii. Analyzing activities or programs to determine whether findings and results are consistent with established goals and objectives.

iii. Assessing whether activities or programs are performed according to the plan.

iv. Assessing the effectiveness and efficiency of resources used.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Conducting pre-engagement activities: These activities are performed before the implementation of the audited department’s/unit's projects, activity plans or programs, serving the purpose of assessing the reliability of information, documents, the economy, feasibility and effectiveness of these projects, activity plans and programs; may help management gain reliable information to make decisions.

e) Conducting simultaneously engaged audit activities: These activities are performed during the ongoing implementation of the audited department's/unit's activity plans and projects, aiming to evaluate the progress and quality of the activity performance process; detect and promptly recommend measures to correct deviations, shortcomings and weaknesses arising in the process of implementing projects, programs and work plans in order to ensure the best implementation of objectives of the project or plan of the audited department/unit.

f) Conducting post-engagement activities: These activities are performed after the implementation of the audited department/unit completes their project, program, and activity plan in order to carry out the contents and objectives of the financial statement, compliance and operational audit on operations of the audited department/unit.

g) Providing the enterprise with counseling for selection and control of independent audit services to ensure the economy and efficiency.

h) Periodically reporting on the purposes, authority, responsibility and performance of the internal audit department in relation to the department's plan.

i) Inspecting and evaluating specific activities as requested by the Board of Directors and the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President (or the Audit Committee or a subordinate body/department (if any) authorized by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President).

k) Depending on the subject of the audit, when planning an internal audit, it is possible to combine pre-engagement, simultaneously engaged audit and post-engagement activities.

Article 7. Core principles of internal audit

1. Independence:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Internal audit practitioners shall not be allowed to get involved in auditing activities and departments/units where they assume operational or executive responsibilities over the last 3 years.  

c) Internal audit practitioners shall not be allowed to get involved in auditing activities and departments/units where their related persons assume operational or executive responsibilities.  

2. Objectivity: Internal audit practitioners must ensure the objectivity, accuracy, integrity and impartiality during the process of performing internal audit engagements.

3. Complying with laws and assume legal liability for internal audit activities.

Article 8. Standards for professional practice of internal auditing

1. The internal audit department must comply with legal regulations on internal audit, the internal audit standards and code of ethics issued or announced by the competent regulatory authority.

2. In addition, the internal audit department must comply with the relevant policies and procedures of (enterprise’s name) regarding internal audit, even including internal audit procedures that have been approved and put to use by (enterprise’s name).

Article 9. Code of ethics for internal audit

1. Integrity: Internal audit practitioners must perform audit activities in an honest and discreet manner and with a high sense of responsibility; must observe provisions of laws and declare necessary information according to regulatory and professional requirements as to internal auditing; shall be prohibited from participating in illegal acts causing harm to (enterprise’s name)’s reputation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Professional capabilities and discretion: Internal audit practitioners must employ their internal audit knowledge, skills and professional experience in performing internal audit engagements. They must also act in a discreet manner and in conformity with professional and technical standards currently in use.

4. Confidentiality: Internal audit practitioners must respect values and ownership of provided information and shall be banned from revealing such information without permission from competent authorities, except in case disclosure of such information falls into their assigned duties or conform to requirements laid down in laws.

5. Professional conduct: Internal audit practitioners must comply with laws and relevant regulations, and must be prevented from performing any act that may reduce their professional reputation.

6. Internal audit heads must take monitoring, assessment and management measures in order to ensure that internal audit practitioners comply with the code of ethics for internal audit.

Article 10. Competencies in performing internal audit engagements

1. Internal audit heads shall, after making a review on the scale and extent of complexity of audit activities and audit engagements, submit it to the Governing Board/Board of Directors/Company’s President (or through the Audit Committee or a subordinate body/department (if any) authorized by the Governing Board/Board of Directors/Company’s President) to seek their decision on which resources are necessary to the internal audit department. Internal audit heads shall establish the appropriate standards for recruiting internal audit practitioners.

2. Internal audit heads should have relevant education/expertise and adequate audit experience. Internal audit heads should also have in-depth knowledge about business operations and other relevant skills.

3. Internal audit heads should evaluate skills and knowledge of the internal audit department for the effective performance of process audits. Where necessary, it is possible to hire independent experts/consultants. Internal audit heads shall prepare a plan to hire independent experts/consultants which will be then submitted to the Governing Board/Board of Directors/Company’s President to seek approval (or to the Audit Committee or a body/department subordinate to the Governing Board/Board of Directors/Company’s President to consult with them on such plan before seeking approval from the Governing Board/Board of Directors/Company’s President). Internal audit heads shall be responsible for internal audit activities related to results received from these experts/consultants.

4. Internal audit heads shall be responsible for internal audit activities performed by internal audit practitioners. Internal audit heads should ensure that audit objectives outlined in an approved audit plan have been met. Internal audit heads should establish a reasonable detailed plan to complete each audit engagement (from the beginning to the issuance of an audit report) after considering the nature and complexity of that audit engagement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Authority of internal audit departments

1. Actively perform tasks specified in approved audit plans.

2. Receive resources necessary to carry out their work according to the approved plans.

3. Fully and promptly receive all the necessary information, documents and records for internal audit activities.

4. Have access to and review all professional processes and assets during the process of internal audit.

5. Meet and interview all staff members of audited units to collect their opinions about issues related to the subject matters of the internal audit.

6. Receive documents, records and meeting minutes from the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President and other subordinate departments involved in the internal audit work.

7. Attend internal meetings in accordance with laws and (enterprise’s name)’s statutes or internal rules.

[The audited unit details a number of meetings that internal auditors can attend to ensure they can duly perform their functions and duties].

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Have access to protection against refusal of collaboration of audited departments/units.

10. Have access to training in improving competencies of internal audit practitioners of internal audit departments.

11. All officers, employees and management at all levels within (enterprise’s name) shall be responsible for providing adequate and timely documentation, giving explanations, fully and promptly cooperating and assisting internal audit departments in performing their roles and responsibilities.

Article 12. Responsibilities of internal audit departments

1. Protect confidentiality of records, documents and information in accordance with regulations in force and rules (enterprise’s name).

2. Bear responsibility to the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President for internal audit results, assessments, conclusions, recommendations and proposals included in internal audit reports.

3. Promptly monitor, facilitate and inspect the results of implementation of post-audit recommendations of subordinate and affiliated departments/units of (enterprise’s name).

4. Organize regular training sessions in order to improve and assure professional competences of internal audit practitioners.

5. Assume other responsibilities prescribed by laws and internal audit rules of (enterprise’s name).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Responsibilities:

a) Carry out internal audit plans that have already been approved;

b) Identify information that is sufficient, reliable, proper and useful to accomplish audit objectives;

c) Rely on appropriate analyses and assessments in order to give independent and unbiased audit conclusions and results;

d) Store related information in order to support audit conclusions and produce audit results;

dd) Bear responsibility for results of assigned internal audits;

e) Ensure information security in accordance with laws;

g) Incessantly improve professional competencies and adhere to professional ethics;

h) Assume other responsibilities prescribed by laws and internal audit rules of (enterprise’s name).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) In the process of carrying out internal audits, exercise independent rights to give their opinions, comments, assessments and recommendations about audited matters;

b) Request audited department/units to provide materials, documents and information related to audited matters in a timely and sufficient manner;

c) Retain and reserve written opinions on audit results within the scope of their assigned tasks;

d) Exercise other rights defined under laws and internal audit rules of (enterprise’s name).

Article 14. Rights and responsibilities of internal audit heads

1. Responsibilities:

a) Manage and administer internal audit departments to ensure that they perform tasks in accordance with regulations in force;

b) Ensure that internal audit staff members have access to regular training, possess necessary qualifications and competencies to perform assigned tasks;

c) Implement measures in order to ensure independence, objectivity and truthfulness of internal audits;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Assume responsibility for results of internal audits conducted by internal audit departments;

e) Ensure information security in accordance with laws;

g) Assume other responsibilities prescribed by laws and internal audit rules of (enterprise’s name).

2. Rights and authority:

a) Petition the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President (or through the Audit Committee or an authorized subordinate body/department (if any) by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President) to issue internal audit rules and procedures as well as internal audit approaches;

b) Request staff members of other departments to be summoned to get involved in internal audit activities; request hiring of experts and consultants to set up an internal audit department and take part in internal audits where necessary provided that the independence of internal audits is ensured;

c) Attend meetings in accordance with internal rules of their units and legislative regulations;

d) In the process of carrying out internal audits, exercise independent rights to give their opinions, comments, assessments and recommendations about audited matters;

dd) Request audited department/units to provide materials, documents and information related to subject matters of the internal audit in a timely and sufficient manner;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Exercise other rights defined under laws and internal audit rules of (enterprise’s name).

Article 15. Independence and objectivity of internal audits

1. The internal audit team shall not be tampered with by any factors within an organization, including those related to audit options, scope, procedures, frequency, timing or content of the reporting, in order to allow the maintenance of the necessary independent and objective mental attitude.

2. Internal audit practitioners shall not have direct operational responsibility or authority for any activity to be audited. Accordingly, internal audit practitioners shall not perform internal controls, build procedures, install systems, prepare documentation or engage in any other activity that would impair their judgments.

3. Internal audit practitioners must ultimately express their professional objectivity with respect to the collection, assessment and communication of information about audited activities and processes.   Internal audit practitioners shall make the balanced assessment of all relevant circumstances and must not be affected or controlled by personal interests of theirs or any other person's while making their judgements.

4. Internal audit heads must be committed to and confirm to the Governing Board/Board of Trustees/ Company’s President, annually, the organizational independence of the internal audit department.

CHAPTER II

INTERNAL AUDIT ACTIVITIES

Article 16. Internal audit implementation approach

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Internal audit plan

1. Annually, before day…month…, the internal audit department must prepare an internal audit plan for submission to the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President to seek their approval (or to the Audit Committee or a body/department subordinate to the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President to consult with them on such plan before seeking approval from the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President).

2. The internal audit plan must include audit scope, subjects of audit, audit objectives, audit subject matters, audit year, audit time, audit schedule, as well as requirements concerning the budget and resources used for the next fiscal/calendar year.

3. The internal audit plan must be developed based on the priority of the risk-based approach, taking into account the comments of the Board of Directors, the Auditing Committee (or an organ/unit subordinate to the Board of Directors/Board of Trustees/Company’s President). Internal audit heads must make a comprehensive risk assessment of operations, professional processes or units/departments to plan the internal audit. Internal audit heads must review and adjust the plan if necessary in response to changes arising from business, risks, operations, programs, systems and controls of (enterprise’s name). Any significant adjustment in the approved internal audit plan must be notified to the Board of Directors, Audit Committee (or an organ/department subordinate to the Board of Directors/Board of Trustees/Company’s President), the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President through periodic operational reports.

4. The annual internal audit plan must be approved within ... days from the date of the internal audit head’s submission of that internal audit plan to the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President.

5. The internal audit plan must be sent to the Board of Directors, Audit Committee (or an organ/department subordinate to the Board of Directors/Board of Trustees/Company’s President), the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President within the duration of...days from the approval date.

Article 18. Internal audit process

Internal audit head shall design a detailed internal audit process in accordance with the operational characteristics of (enterprise’s name), and consulting with the General Director/Director before submitting that process to the Audit Committee (or an organ/department subordinate to the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President)/Governing Board/Board of Trustees / Company’s President, to put it to use.

Article 19. Reporting of auditing and inspection of implementation of recommendations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Report on each internal audit engagement shall be prepared and submitted to the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President (or submitted through the Audit Committee (or an organ/department subordinate to the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President) by the internal audit team leader/head of the internal audit team or the internal audit head within a maximum of .... days after completion of the audit engagement (e.g. 10 days). Internal audit report must bear the signature of the head or leader of the internal audit team or the internal audit head.

b) An internal audit report must clarify:  Subject matters, audit scope; opinions and conclusions related to audited matters and grounds for giving such opinions and conclusions; weaknesses, unresolved issues, defaults, defects, violations and recommended correction or remedial actions against errors, defects or recommended sanctions against violations; recommended measures for rationalization and improvement of operational processes; perfection of policies on management of risks and organizational structure of (enterprise’s name) (if any).

c) Internal audit report must have opinions from leaderships of audited departments/units. In case where audited departments/units have contentious opinions on audit results, internal audit reports shall need to clarify these contentious opinions and reasons therefor.

d) Internal audit report after being completed must be sent to the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President and cc’ed to the Audit Committee (or a subordinate body/department (if any) authorized by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President), General Director/Director, and audited or relevant departments/units.

2. Annual internal audit reports:

a) Not later than … days from the end date of the fiscal year, the internal audit head must send an annual internal audit report to the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President and cc it to the Audit Committee (or a subordinate body/department (if any) authorized by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President), and General Director/Director.

b) An annual internal audit report must include, but not limited to, the followings:

- Proposed internal audit plan; audit work that have already been completed;

- Material defects or mistakes already discovered; measures recommended by the internal audit;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Situations of implementation of measures, recommendations and proposals provided by the internal audit;

- Self-assessment of internal audit achievements already attained and developmental orientations.

c) Annual internal audit reports must carry the signature of the internal audit head.

3. Abnormal audit reports:

In case where material defects are detected or high risks may adversely affect corporate operations, the internal audit department must immediately report to the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President and cc it to the Audit Committee (or a subordinate body/department (if any) authorized by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President), or General Director/Director. Abnormal audit reports made in case of any issues arising in a fiscal year must include:

a) Risks that internal audit practitioners consider and pay attention to;

b) Exposure or appearance of weaknesses in the internal control system at an enterprise or department;

c) Critical findings that need response or remedial actions to be taken by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President, General Director/Director;

d) An abnormal report must present problems that arise or findings together with recommendations about actions to be taken,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Inspection of implementation of internal auditor’s recommendations:

a) Examining and evaluating the time and results of the work performed by the audited department/unit according to the recommendations of the internal audit.

b) Sending a report on results of inspection of implementation of internal auditor’s recommendations towards the audited department/unit to the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President and cc’ing it to the Audit Committee (or a subordinate body/department (if any) authorized by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President), or General Director/Director.

Article 20. Retention and storage of internal audit records and documents

1. Engagement records and documents must exist in written form (paper or electronic) and stored with due care so that competent organizations and individuals can have access to them and understand internal audit activities and performance results included in audit reports.

2. Internal audit reports, documents and records must be stored and deposited in accordance with regulations in force of the State and (enterprise’s name).

Article 21. Assurance and improvement of quality of internal audits

1. Internal audit departments must maintain a quality assurance and improvement program that covers all aspects of an internal audit department.

2. The program is to contain an assessment of the internal audit department's compliance with the internal audit regulations and standards; an assessment of compliance with the code of ethics of the internal auditor. The program also evaluates the effectiveness and performance of the internal audit department and identifies opportunities for improvement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The internal audit head must send the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President and cc it to the Audit Committee (or a subordinate body/department (if any) authorized by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President) a report on the program for assurance and improvement of the quality of the internal audit department, including the results of annual internal audits and external audits (if any).

CHAPTER III

RESPONSIBILITIES OF PARTIES INVOLVED IN INTERNAL AUDITS

Article 22. Responsibilities of the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President

1. Issue internal audit rules and regulations of (enterprise’s name).

2. Approve the risk-based internal audit plan and the annual internal audit report.

3. Approve the internal audit budget and resource plan.

4. Receive information about the internal audit department's performance related to the department's plans and other matters from the internal audit head.

5. Decide to carry out the appropriate requirements of the Board of Directors and the internal audit head to determine whether there is any limitation to resources or the scope is appropriate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Decide and approve the implementation of recommendations from the internal audit; direct departments to perform internal auditor’s recommendations; take timely actions to implement internal auditor’s recommendations and suggestions.

Article 23. Responsibilities of the Audit Committee (or the subordinate body/department authorized (if any) by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President)

The Audit Committee (or the subordinate body/department authorized (if any) by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President) shall be responsible for directly directing, governing and superintending operations of the internal audit department.

1. Conduct the review, inspection and assessment to ensure the effectiveness of internal audits; take the primary responsibility for assuring the quality of internal audit activities.

2. Ensure that the internal audit holds an appropriate position and is free from any unreasonable obstacles to internal audit activities.

3. Develop, amend, supplement and regularly complete internal audit approaches and policies before submission to the Governing Board to seek their decision.

4. Ensure the effective coordination with the independent audit.

5. Implement other responsibilities under the Law on Enterprises or operational rules and regulations of the Audit Committee (or the subordinate body/department authorized (if any) by the Governing Board/Board of Trustees/ Company’s President), and internal audit regulations of (enterprise's name).

Article 24. Responsibilities of the Control Board (if any)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Implement matters prescribed under these Regulations, specifically including: [the enterprise must elaborate on this content after receipt of unanimous opinions from the Control Board].

Article 25. Responsibilities of Director General/Director

1. Provide internal audit staff with advantages to perform their assigned tasks and direct other departments to collaborate with internal audit departments in performing tasks in accordance with internal audit rules and regulations.

2. Push departments to implement recommendations agreed upon with the internal audit department or follow directions from the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President, and inform the internal audit department of the implementation of recommendations agreed upon with the internal audit department.

3. Ensure that internal audit department is fully informed of any change and problem arising from activities of the audited unit in order to early detect associated risks.

Article 26. Responsibilities of management of departments/units within the enterprise

1. Provide internal audit staff with advantages to perform their assigned tasks and direct other departments to collaborate with internal audit departments in performing tasks in accordance with internal audit rules and regulations.

2. Push departments to implement recommendations agreed upon with the internal audit department or follow directions from the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President, and inform the internal audit department of the implementation of recommendations agreed upon with the internal audit department.

3. Ensure that the internal audit department is fully informed of any change and problem arising from activities of the audited department/unit in order to early determine associated risks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 27. Responsibilities of audited departments/units

1. Provide a full amount of information, materials, documents and records necessary for internal audits after receipt of the request from the internal audit department in a true and accurate manner, and avoid hiding requested information.

2. Promptly inform the internal audit department in case of detecting any error, unsolved issue, violation, risk or loss of property or risk of loss of property.

3. Implement the recommendations agreed upon with the internal audit department or under the direction of the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President, General Director/Director.

4. Provide all favorable conditions for the internal audit department in order to ensure they perform their tasks the most effectively.

CHAPTER IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 28. Entry into force

These Regulations shall commence on day … month … year ...

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The internal audit head shall be responsible for conducting the periodic review on these Regulations and proposing any necessary amendment, supplement or replacement.

2. Amending, supplementing and replacing these Regulations shall be subject to the decision issued by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President.

Article 30. Implementation

Members of the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President (including the Audit Committee or a subordinate body/department (if any) authorized by the Governing Board/Board of Trustees/Company’s President), General Director/Director, the internal audit head, organizations and individuals within (enterprise’s name) shall be responsible for implementing these Regulations.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 66/2020/TT-BTC ngày 10/07/2020 ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


36.969

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.105.152
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!