Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 62/1999/TT-BTC quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước

Số hiệu: 62/1999/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 07/06/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 62/1999/TT-BTC

Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 1999

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 62/1999/TT-BTC NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ;
Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước như sau:

I- CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

1- Đối tượng áp dụng Thông tư này là doanh nghiệp Nhà nước được quy định tại Điều 1 của Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh ban hành kèm theo Nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ.

2- Tài sản của doanh nghiệp Nhà nước bao gồm: tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn được hình thành từ vốn nhà nước và các nguồn vốn khác.

Mọi tài sản do doanh nghiệp đi thuê hoạt động, đi mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán đại lý, ký gửi không phải là tài sản của doanh nghiệp.

3- Vốn pháp định của doanh nghiệp Nhà nước là số vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ quy định cho từng ngành nghề.

4. Vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước là vốn thuộc sở hữu Nhà nước ghi trong điều lệ doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp phải công bố công khai vốn điều lệ và các trường hợp thay đổi vốn điều lệ.

5- Vốn thuộc sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng trừ đi (-) các khoản nợ phải trả ở thời điểm báo cáo.

6- Vốn thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp Nhà nước bao gồm: các khoản nợ phải trả và vốn thuộc sở hữu Nhà nước;

Các khoản nợ phải trả bao gồm: nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác.

7- Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị). Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) phải xây dựng quy chế quản lý vốn và tài sản để cụ thể hoá các quy định trong Thông tư này đối với doanh nghiệp mình nhằm sử dụng các loại vốn vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ.

8- Doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các hoạt động kinh doanh trước pháp luật và trước các chủ nợ trong phạm vi vốn thuộc sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp.

II- ĐẦU TƯ VỐN VÀ GIAO VỐN CHO DOANH NGHIỆP

1- Đầu tư vốn:

1.1. Nhà nước đầu tư vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước mới thành lập ở những ngành, những lĩnh vực quan trọng:

- Doanh nghiệp Nhà nước thành lập mới phải thực hiện đúng các trình tự, thủ tục hiện hành quy định tại Nghị định số 50/CP ngày 28/08/1996 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước.

- Các cơ quan có thẩm quyền khi quyết định thành lập doanh nghiệp mới phải bảo đảm đủ vốn thực có tại thời điểm thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định cho mỗi ngành nghề đã quy định tại Nghị định số 50/CP ngày 28/08/1996 của Chính phủ.

1.2- Trong quá trình kinh doanh, căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp và khả năng ngân sách Nhà nước, Nhà nước xem xét đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp trong những trường hợp cần thiết.

2- Giao vốn cho doanh nghiệp:

Doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước giao vốn thuộc sở hữu Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp sau khi đã được kiểm tra, thẩm định theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2.1. Số vốn giao cho doanh nghiệp được xác định như sau:

a- Đối với doanh nghiệp thành lập mới là số vốn Nhà nước ghi trong quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản bàn giao sang sản xuất kinh doanh, vốn điều lệ được Nhà nước bổ sung và vốn khác thuộc sở hữu Nhà nước (nếu có).

b- Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động và thành lập lại (sáp nhập, chia tách) là số vốn thuộc sở hữu Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp thành viên, sau khi đã được kiểm tra, thẩm định theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Trước khi giao vốn, doanh nghiệp phải xác định rõ những tồn tại về mặt tài chính (tài sản thừa, thiếu, mất mát, hư hỏng, kém mất phẩm chất, tài sản ứ đọng chậm luân chuyển, không cần dùng, chờ thanh lý, công nợ khó đòi, các khoản lỗ luỹ kế, các khoản chi phí chưa có nguồn bù đắp và các tổn thất tài sản khác), nguyên nhân và trách nhiệm của những người liên quan đến các tồn tại để xử lý theo chế độ hiện hành. Những tồn tại tài chính do thực hiện chủ trương của Nhà nước thì doanh nghiệp phải kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý. Những tồn tại chưa thể xử lý được thì ghi rõ trong hồ sơ giao vốn. Doanh nghiệp thành lập lại và doanh nghiệp tiếp nhận doanh nghiệp khác sáp nhập vào được kế thừa các quyền lợi và thực hiện mọi nghĩa vụ của doanh nghiệp Nhà nước trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách.

Các khoản vốn tăng thêm do được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi thực hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước hoặc được cấp lại các khoản phải nộp ngân sách theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được coi là vốn có nguồn gốc từ ngân sách:

Các khoản vốn tăng thêm nói trên và vốn được Nhà nước cấp bổ sung sau khi đã giao vốn đều được tính vào số vốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp.

2.2. Việc giao vốn tiến hành chậm nhất 60 ngày sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với các Tổng công ty Nhà nước, sau khi nhận vốn chậm nhất 30 ngày Tổng công ty phải tổ chức giao vốn cho các doanh nghiệp thành viên. Tổng số vốn giao cho các doanh nghiệp thành viên (doanh nghiệp độc lập và phụ thuộc) không được thấp hơn số vốn Nhà nước giao cho Tổng công ty. Trong thời gian 15 ngày sau khi giao vốn xong cho các doanh nghiệp thành viên, Tổng công ty Nhà nước gửi báo cáo tổng hợp và biên bản giao vốn cho cơ quan quản lý tài chính và Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.

2.3. Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc người được uỷ quyền là người giao vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) là người ký nhận vốn. Đối với các doanh nghiệp là thành viên của Tổng công ty Nhà nước, người giao vốn là Tổng giám đốc Tổng công ty, người nhận vốn là Giám đốc doanh nghiệp thành viên.

Đối với các Tổng công ty Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 90/TTg và Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ khi giao vốn phải có sự chứng kiến của đại diện cơ quan Quyết định thành lập doanh nghiệp.

III- HUY ĐỘNG VỐN

Ngoài số vốn Nhà nước đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước phải tự huy động vốn dưới các hình thức: phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay vốn, nhận vốn góp liên kết và các hình thức khác để phát triển kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn. Việc huy động vốn không được thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp và phải tuân theo các quy định của Pháp luật hiện hành.

Các doanh nghiệp Nhà nước là Ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác thì việc huy động vốn phải theo các quy định của "Luật Ngân hàng Nhà nước" và "Luật các tổ chức tín dụng" và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

1- Huy động vốn trong nước:

- Doanh nghiệp Nhà nước được phát hành trái phiếu để huy động vốn phát triển kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 120/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước và Thông tư số 91/TC/KBNN ngày 5/11/1994 của Bộ Tài chính và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

- Doanh nghiệp được ký hợp đồng, hợp tác kinh doanh hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước nhằm bổ sung vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp được vay vốn của các tổ chức tín dụng (các Ngân hàng thương mại, các Công ty tài chính...), các doanh nghiệp khác, các cá nhân (kể cả cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp) để đầu tư phát triển.

Về nguyên tắc lãi suất huy động vốn theo hình thức vay vốn, phát hành trái phiếu của doanh nghiệp theo lãi suất thực tế nhưng tối đa không quá tỷ lệ lãi suất trần do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào nguyên tắc này, lãi suất huy động vốn phải được ghi trong khế ước hoặc hợp đồng vay vốn và được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

2. Huy động vốn nước ngoài:

Doanh nghiệp Nhà nước được vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức và cá nhân nước ngoài để phát triển kinh doanh, theo đúng các quy định tại Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ. Trường hợp đặc biệt được Nhà nước bảo lãnh vay vốn nước ngoài phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trường hợp không được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì tổ chức nào bảo lãnh, tổ chức đó chịu trách nhiệm về khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp theo quy định của hợp đồng đã ký.

3. Trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn huy động:

Việc huy động vốn phải được tính toán, cân nhắc kỹ về hiệu quả kinh tế. Vốn huy động chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh không dùng vào mục đích khác. Vốn huy động phải được quản lý chặt chẽ, kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp phải trả nợ gốc và lãi theo đúng cam kết khi huy động vốn.

Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) chịu trách nhiệm phê duyệt phương án huy động vốn. Nếu phương án huy động vốn không có hiệu quả dẫn đến tổn thất tài sản thì Hội đồng quản trị, Giám đốc chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ.

Tổng giám đốc hoặc Giám đốc có trách nhiệm lập và thực hiện phương án huy động vốn, sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả. Nếu trình phương án huy động vốn không có hiệu quả hoặc thực hiện phương án huy động vốn sai, sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến tổn thất tài sản thì Tổng giám đốc hoặc Giám đốc chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ.

IV- QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN

A. QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN TRONG PHẠM VI DOANH NGHIỆP:

1- Doanh nghiệp có trách nhiệm mở sổ và ghi sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản và vốn hiện có theo đúng chế độ hạch toán kế toán, thống kê hiện hành; phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản và vốn trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

2- Doanh nghiệp được quyền sử dụng vốn và quỹ để kinh doanh theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Trường hợp sử dụng các loại vốn và quỹ khác với mục đích sử dụng đã quy định cho các loại vốn và quỹ đó thì phải theo nguyên tắc có hoàn trả, như: dùng các quỹ dự phòng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi... để kinh doanh thì phải hoàn trả quỹ đó khi có nhu cầu sử dụng.

Doanh nghiệp được quyền thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn cho việc phát triển kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.

Các Tổng công ty Nhà nước được quyền điều động tài sản thuộc vốn sở hữu Nhà nước của các doanh nghiệp thành viên theo nguyên tắc sau:

- Để sử dụng hợp lý, có hiệu quả các loại tài sản trong phạm vi Tổng công ty;

- Không để xảy ra tổn thất;

- Phương án điều động phải được Hội đồng quản trị phê duyệt, Tổng giám đốc quyết định; Việc điều động thực hiện theo nguyên tắc tăng, giảm vốn.

Doanh nghiệp thực hiện chế độ khấu hao tài sản cố định theo qui định hiện hành.

3- Doanh nghiệp Nhà nước phải xây dựng quy chế quản lý, bảo quản, sử dụng tài sản của doanh nghiệp; quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản.

4- Định kỳ và khi kết thúc năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản và vốn hiện có. Xác định chính xác số tài sản thừa, thiếu, tài sản ứ đọng, mất phẩm chất, nguyên nhân và xử lý trách nhiệm; đồng thời để căn cứ lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

5- Quản lý công nợ:

Doanh nghiệp phải mở sổ theo dõi chi tiết tất cả các khoản công nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp.

Định kỳ (tháng, quý) doanh nghiệp phải đối chiếu, tổng hợp, phân tích tình hình công nợ phải thu; đặc biệt là các khoản nợ đến hạn, quá hạn và các khoản nợ khó đòi. Các khoản nợ không thu hồi được, cần xác định rõ mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp xử lý. Nếu do chủ quan gây ra thì người phạm lỗi phải bồi thường. Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định mức bồi thường. Khoản chênh lệch giữa thiệt hại và bồi thường của đương sự nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp nếu quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí bất thường trong kỳ.

Các khoản nợ thực sự không đòi được (theo quy định tại Thông tư số 64 TC/TCDN ngày 15/9/1998 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp Nhà nước), doanh nghiệp hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, đồng thời phải tiếp tục theo dõi trên sổ kế toán (tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán) và đôn đốc thường xuyên để thu hồi. Số tiền thu được sau khi trừ chi phí thu nợ, hạch toán vào thu nhập bất thường của doanh nghiệp.

Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp. Tuỳ theo mức độ vi phạm nếu con nợ không trả hết nợ hoặc không có khả năng trả nợ nếu do khuyết điểm chủ quan thì chủ nợ có thể bị xử phạt hành chính, bồi thường vật chất; nếu cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

6- Cho thuê, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản:

6.1. Cho thuê, thế chấp tài sản:

Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức, cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình, để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập nhưng phải theo dõi, thu hồi tài sản khi hết hạn cho thuê.

Đối với tải sản cho thuê hoạt động, doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo chế độ quy định.

Doanh nghiệp được đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp không được đem cầm cố, thế chấp, cho thuê các tài sản đi mượn, đi thuê, nhận giữ hộ, nhận cầm cố, nhận thế chấp... của doanh nghiệp khác nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu những tài sản đó.

Đối với tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính của doanh nghiệp theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật khi cho thuê, cầm cố, thế chấp phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp cho phép.

6.2. Nhựng bán, thanh lý tài sản:

a) Nhượng bán: Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn;

Đối với tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính của doanh nghiệp theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật khi nhượng bán phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản.

b) Thanh lý: Doanh nghiệp được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất; tài sản lạc hậu bị hư hỏng không có khả năng phục hồi; tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng được. Những tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính của doanh nghiệp theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật khi thanh lý phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp phê duyệt.

Khi nhượng bán, thanh lý doanh nghiệp phải lập Hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản. Tài sản đem nhượng bán phải tổ chức đấu giá, thông báo công khai. Nếu tài sản thanh lý dưới hình thức dỡ bỏ, huỷ, phải tổ chức Hội đồng thanh lý do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định.

c) Chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán và chi phí nhượng bán, thanh lý (nếu có) được hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (thu nhập khác).

7- Xử lý tổn thất tài sản:

Mọi tổn thất tài sản của doanh nghiệp phải lập biên bản xác định mức độ, nguyên nhân và trách nhiệm. Nếu:

7.1. Tài sản tổn thất do nguyên nhân chủ quan của tập thể và cá nhân thì người gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định mức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

7.2- Tài sản đã mua bảo hiểm nếu bị tổn thất thì do các tổ chức bảo hiểm bồi thường cho doanh nghiệp đối với các khoản thiệt hại, mất mát, thiếu hụt theo Hợp đồng bảo hiểm.

7.3- Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể của các tổ chức bảo hiểm nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp nếu quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí bất thường trong kỳ.

Những trường hợp tổn thất về tài sản do thiên tai địch hoạ doanh nghiệp không thể tự khắc phục được thì Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) phải lập phương án xử lý tổn thất trình cơ quan tài chính. Sau khi có ý kiến của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đề nghị, cơ quan tài chính quyết định xử lý hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý.

Sau khi xử lý tổn thất, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại sổ kế toán theo quyết định xử lý.

8- Đánh giá lại tài sản:

Doanh nghiệp được đánh giá lại tài sản và hạch toán tăng giảm vốn khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:

8.1. Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

8.2. Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp;

8.3. Dùng tài sản để liên doanh, góp vốn cổ phần (khi đem tài sản đi góp vốn và khi nhận tài sản về);

Việc hạch toán tăng hoặc giảm vốn Nhà nước được cơ quan tài chính phê duyệt.

B- ĐẦU TƯ RA NGOÀI DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn, tăng thu nhập và đảm bảo nhiệm vụ thu nộp ngân sách Nhà nước; việc đầu tư phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật. Khi đem giá trị quyền sử dụng đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải thực hiện theo các quy định của Luật đất đai.

Các hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp gồm: mua cổ phiếu, góp vốn liên doanh, góp cổ phần và các hình thức đầu tư khác...

Đối với các hình thức đầu tư liên doanh:

1- Đầu tư liên doanh trong nước:

- Đầu tư vào các doanh nghiệp Nhà nước khác thì do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) quyết định phương án liên doanh.

- Đầu tư vào các doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước thì Hội đồng quản trị quyết định dự án liên doanh. Đối với doanh nghiệp độc lập (không có Hội đồng quản trị) thì dự án liên doanh phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản.

- Doanh nghiệp Nhà nước không được phép đầu tư vào doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác mà người quản lý điều hành hoặc người sở hữu chính là vợ, chồng, bố, mẹ, con của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước đó.

2- Đầu tư liên doanh với chủ đầu tư nước ngoài:

Nếu sử dụng tài sản để đầu tư liên doanh với chủ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài thì doanh nghiệp phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc Hội đồng quản trị nếu được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp uỷ quyền phê duyệt dự án liên doanh và báo cáo bằng văn bản cho cơ quan tài chính trong vòng 15 ngày kể từ khi phê duyệt.

Việc đầu tư liên doanh với chủ đầu tư trong nước và nước ngoài phải đảm bảo có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; có báo cáo định kỳ về tình hình kết quả liên doanh cho cơ quan tài chính và cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.

Hội đồng quản trị, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) cử người có trình độ, phẩm chất quản lý trực tiếp phần vốn góp vào doanh nghiệp khác và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Việc quản lý phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp khác thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Đầu tư ra nước ngoài: Doanh nghiệp Nhà nước được phép đưa vốn và tài sản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/04/1999 của Chính phủ "Quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Nhà nước".

C- BẢO TOÀN VỐN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN

Bảo toàn vốn và phát triển vốn là nghĩa vụ của doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích của Nhà nước về vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập cho người lao động và làm nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.

Các biện pháp bảo toàn vốn là:

- Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo các qui định của Nhà nước và Thông tư này;

- Thực hiện việc mua bảo hiểm tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.

Tiền mua bảo hiểm được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.

- Doanh nghiệp Nhà nước được hạch toán vào chi phí kinh doanh, chi phí hoạt động khác các khoản dự phòng sau đây:

+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là khoản giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho dự kiến sẽ xảy ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo;

+ Dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi: là các khoản phải thu dự kiến không thu được trong kỳ kinh doanh tới do khách nợ không có khả năng thanh toán;

+ Dự phòng giảm giá các chứng khoán trong hoạt động tài chính;

Việc lập và sử dụng các khoản dự phòng nói trên thực hiện theo quy định hiện hành.

Ngoài các biện pháp trên, doanh nghiệp được dùng lãi năm sau (trước thuế hoặc sau thuế) để bù lỗ các năm trước (thời gian không quá 05 năm), được hạch toán một số thiệt hại (thiên tai, dịch bệnh...) vào chi phí hoặc kết quả kinh doanh theo qui định của Nhà nước.

V- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này thay thế Thông tư số 75 TC/TCDN ngày 12/11/1996 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước và có hiệu lực thi hành từ ngày Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ có hiệu lực.

Mọi quy định trước đây về quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, các Bộ, ngành, các doanh nghiệp nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

 

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------

No: 62/1999/TT-BTC

Hanoi, June 07, 1999

 

CIRCULAR

GUIDING THE MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND ASSETS AT STATE ENTERPRISES

Pursuant to Decree No. 59/CP of October 3, 1996 of the Government promulgating the Regulation on financial management and business cost-accounting at State enterprises;
Pursuant to Decree No.27/1999/ND-CP of April 20, 1999 of the Government on amendments and supplements to the Regulation on financial management and business cost-accounting at State enterprises, issued together with Decree No.59/CP of October 3, 1996 of the Government;
The Ministry of Finance hereby guides the management and use of capital and assets at State enterprises as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. This Circular shall apply to State enterprises stipulated in Article 1 of the Regulation on financial management and business cost-accounting, issued together with the Government’s Decree No.59/CP of October 3, 1996.

2. Assets of a State enterprise include: fixed assets and long-term investments, current assets and short-term investments, created from the State’s capital and other capital sources.

All assets rented, borrowed, kept in custody, for processing, agency sale or bailment by an enterprise are not assets of its own.

3. The legal capital of a State enterprise is the minimum capital required by law for the establishment of a State enterprise in each business line.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The State-owned capital at an enterprise is the total value of assets that the enterprise is managing and using minus (-) its payable debts at the time of reporting.

6. The capital under a State enterprise’s management and use right shall include: its payable debts and State-owned capital;

The payable debts shall include short-term debts, long-term debts and other debts.

7. The Chairpersons of Managing Boards (for enterprises with managing boards), the directors (for enterprises without managing boards) shall have to work out regulations on capital and asset management in order to concretize the provisions of this Circular for their respective enterprises and with a view to efficiently using capital for business, preserving and developing the State’s capital and fulfilling the debt payment obligation.

8. The State enterprises shall take limited liability for their business activities before law and creditors within the amount of State-owned capital at such enterprises.

II. INVESTMENT AND ALLOCATION OF CAPITAL TO ENTERPRISES

1. Capital investment:

1.1. The State shall invest capital in the newly- set up State enterprises in important branches and domains:

- The newly established State enterprises shall have to strictly comply with the current order and procedures stipulated in the Government’s Decree No. 50/CP of August 28, 1996 on the establishment, re-organization, dissolution and bankruptcy of State enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. In the course of business, on the basis of the production and business efficiency, the socio-economic development tasks assigned by the State to enterprises as well as the State budgetary capacity, the State shall consider additional investment in enterprises in case of necessity.

2. Allocation of capital to enterprises:

The State enterprises shall be allocated State-owned capital available thereat after being inspected and appraised according to the current regulations of the State.

2.1. The amount of capital to be allocated to an enterprise shall be determined as follows:

a/ For a newly established enterprise, it is the amount of State’s capital stated in the final account settlement of capital construction investment capital, which is transferred for production and business; the statutory capital supplemented by the State and other capital (if any) under the State ownership.

b/ For operating enterprises and re-established enterprises (after merger, division or splitting), it is the amount of State-owned capital available at such enterprises or at the member enterprises, which have been inspected and appraised according to the current stipulations of the State.

Before the capital allocation, an enterprise shall have to clearly determine its financial problems (the redundancy, deficiency, loss, damage, poor quality or degradation of assets; assets, which are unsaleable, slowly circulated, no longer in use or awaiting liquidation; bad debt; accumulative losses; expenses without sources to make up for and other losses of assets), the causes therefor and responsibility of the persons related to the said problems for handling them according to the current regulations. For financial problems resulting from the implementation of the State’s policies, enterprises shall have to report them to the competent State agencies for handling. The problems which cannot be handled yet shall be clearly stated in the capital-allocation dossier. A re-established enterprise or an enterprise which other enterprises are merged with shall inherit the rights as well as interests and fulfil all obligations of State enterprises before merger, consolidation, division or splitting.

The capital amounts which increase as the results of enterprise income tax exemption or reduction during the implementation of the Law on Domestic Investment Promotion or the return of State budget remittances under decision of the competent State management agency shall all be considered the capital of State budget origin.

The above-said capital increase amounts as well as the amount of capital additionally allocated by the State after the capital allocation shall all be accounted into the amount of capital allocated by the State to the enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3. The Minister of Finance or his/her mandatary shall be the person who hands over the capital to State enterprises. The chairmen of the managing boards, the general directors or directors (for enterprises with managing boards), the directors (for enterprises without managing boards) shall be the persons who sign documents to receive the capital. For enterprises being members of a State corporation, the person who hands over the capital shall be the corporation’s general director and the persons who receive the capital shall be the directors of the member enterprises.

For State corporations established under the Prime Minister’s Decisions No.90/TTg and 91/TTg of March 7, 1994, the capital hand-over must be witnessed by representatives of the agencies that have decided the establishment of such enterprises.

III. CAPITAL MOBILIZATION

In addition to the State-invested capital, State enterprises shall have to mobilize capital by themselves in different forms: issuing bonds and/or shares, borrowing capital, receiving capital contributions or other forms, for business development and shall take self-responsibility for such capital mobilization. The capital mobilization must not alter an enterprise’s form of ownership and must comply with the current provisions of law.

For State enterprises being commercial banks or other credit institutions, the capital mobilization must comply with the stipulations of the Law on the State Bank and the Law on Credit Institutions as well as the legal documents guiding the implementation thereof.

1. Domestic capital mobilization:

- State enterprises shall be entitled to issue bonds to mobilize capital for business development in accordance with the provisions of the Government’s Decree No.120/CP of September 17, 1994 on the issuance of State enterprise bonds and Circular No.91/TC/KBNN of November 5, 1994 of the Ministry of Finance as well as other current provisions of law.

- Enterprises shall be entitled to sign business cooperation or joint venture contracts with domestic organizations and/or individuals in order to supplement their business capital.

- Enterprises shall be entitled to borrow capital from credit institutions (commercial banks, financial companies…), other enterprises and individuals (including their workers and employees) for development investment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Foreign capital mobilization:

State enterprises shall be entitled to short-, medium- and long-term loans provided by foreign organizations and individuals for business development, in strict compliance with the Regulation on the management of foreign borrowings and foreign debt payment issued together with the Government’s Decree No.90/1998/ND-CP of November 7, 1998. In special cases where the foreign borrowings are guaranteed by the State, the Prime Minister shall decide. Where the Prime Minister does not allow such, the guaranteeing organizations shall take responsibility for enterprises’ foreign debts under the already signed contracts.

3. Responsibilities for use and repayment of mobilized capital:

The capital mobilization must be calculated and considered thoroughly in term of its economic efficiency. The mobilized capital shall be used only for business purposes, not for other purposes. The mobilized capital must be strictly managed and efficiently used. Enterprises shall have to repay both the principals and interests in strict compliance with their commitments when mobilizing capital.

The managing boards (for enterprises with managing boards), the directors (for enterprises without managing boards) shall take responsibility for ratifying the capital mobilization plans. If a capital mobilization plan is inefficient, thus leading to the loss of assets, the managing board or the director of the concerned enterprise shall be held responsible under the provisions of Article 40 of the Government’s Decree No.27/1999/ND-CP of April 20, 1999.

The general directors or directors shall have to work out and implement the capital mobilization plans, use capital for the right purposes and fruitfully. If submitting inefficient capital mobilization plans or wrongly implementing such plans, using capital for the wrong purposes, thus leading to the loss of assets, such general directors or directors shall be held responsible under the provisions of Article 40, Decree No.27/1999/ND-CP of April 20, 1999 of the Government.

IV. MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND ASSETS

A. MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND ASSETS WITHIN ENTERPRISES:

1. Enterprises shall have to open accounting books and make book entry in order to precisely monitor all their existing assets and capital in strict compliance with the current regulations on accountancy cost-accounting and statistics; to honestly and promptly reflect the situation on the use of and changes in the assets and capital during the enterprises’ business course.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Enterprises shall be entitled to change the structure of their assets and capital for fruitful business development, capital preservation and development.

State corporations shall be entitled to mobilize assets belonging to the State-owned capital at their member enterprises according to the following principles:

- Rationally and efficiently using such assets within the corporation;

- Not causing losses;

- The mobilization plan must be ratified by the managing board and decided by the general director; the mobilization shall be effected on the principle of capital increase or decrease.

Enterprises shall effect the fixed asset depreciation according to the current regulations.

3. State enterprises shall have to elaborate regulations on the management, preservation and use of their assets; clearly determine the responsibilities of each section and individual for the loss or damage of asset, if any.

4. Periodically and by the end of a fiscal year, enterprises shall have to inventory all of their available assets and capital; accurately determine the redundant, deficient, unsold or poor-quality assets, as well as causes and responsibilities therefor; which shall serve as basis for them to make financial reports.

5. Management of debts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Periodically (monthly and quarterly) the enterprise shall have to compare, synthesize and analyze the situation of the to be- recovered debts; especially, the due debts, overdue debts and bad debts. For unrecoverable debts, it is necessary to determine clearly the debt amounts, the causes and responsibilities therefor as well as the handling measures. In case of subjective causes, the persons who are at fault shall have to pay compensation therefor. The managing boards, the general directors or directors (for enterprises without managing boards) shall decide the compensation levels. The difference between the loss value and the compensation value made by the involved person, if deficient, shall be made up for by the enterprise’s financial reserve fund. Where the financial reserve fund is not enough to offset the deficit, the deficit amount shall be accounted into the irregular expenditure of the period.

For those debts which actually cannot be recovered (according to the provisions of Circular No.64-TC/TCDN of September 15, 1998 of the Ministry of Finance guiding the establishment and use of the reserves for price decrease of unsold goods, bad debts and devaluation of securities at State enterprises), enterprises shall account such debts into their business costs and at the same time continue monitoring the debts on accounting books (with accounts outside the accounting balance sheet) and regularly urge the debt recovery. The money gained from debt recovery shall, after covering the debt-recovery costs, be accounted into the enterprises’ irregular revenue.

The managing boards, the general directors or directors (for enterprises without managing boards) shall take responsibility before the State for the enterprises’ to be-recovered debts. Depending on the seriousness of the violations, if the debtors cannot fully repay the debts or are incapable of repaying their debts, the creditors, who are at faults, may be administratively sanctioned, pay material compensation; if a crime is formulated, they shall be examined for penal liability.

6. Leasing, mortgage, sale and liquidation of assets:

6.1. Leasing, mortgage of assets:

Enterprises shall be entitled to lease the assets under their management and use right to domestic organizations and individuals in order to raise the use efficiency and increase their revenues, but shall have to monitor and recover such assets when the leasing term expires.

For the leased assets, enterprises shall still have to make asset depreciation according to the prescribed regime.

Enterprises shall be entitled to pledge, mortgage or guarantee assets under their management and use right at credit institutions in strict compliance with the order and procedures prescribed by law.

Enterprises must not pledge, mortgage or lease those assets which they have borrowed, rented, kept in custody, pledged or mortgaged from other enterprises, without the consent of the asset owners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.2. Sale, liquidation of assets:

a/ Sale of assets: Enterprises shall be entitled to sell redundant and technically obsolete assets in order to recover capital for use for more efficient business purposes;

For assets being the entire main technological line of an enterprise as defined by the agency in charge of economic-technical branch, the sale thereof must be approved in writing by the agency that has decided the establishment of that enterprise.

b/ Liquidation: Enterprises shall be entitled to liquidate assets with poor quality or assets which have lost their quality; irreparable obsolete and damaged assets; technically obsolete assets, which are no longer in use or are inefficiently used and cannot be sold in status quo. For assets being the entire main technological line of an enterprise as defined by the agency in charge of economic-technical branch, the liquidation thereof must be ratified by the agency that has decided the establishment of that enterprise.

When selling or liquidating its assets, an enterprise shall have to set up a council for evaluation of technical conditions and value of those assets. The assets for sale must be auctioned and publicized. If the assets are liquidated in form of dismantlement or destruction, a liquidation council must be set up by decision of the general director or director of the enterprise.

c/ The difference between the revenue from the asset sale or liquidation and the assets’ remaining value reflected on accounting books as well as the sale or liquidation costs (if any) shall be accounted into the enterprise’s business results (other revenues).

7. Handling of asset losses:

All losses of assets of enterprises must be recorded in order to determine the loss value, the reasons and responsibility therefor. If:

7.1. The asset losses are caused subjectively by collective(s) or individual(s), such collective(s) or individual(s) shall have to pay compensations therefor as prescribed by law. The managing boards or the directors (for enterprises without managing boards) shall decide the compensation levels and take responsibility for their decisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7.3. The loss value, after being made up for by compensations from collective(s), individual(s) or insurance organization(s), is still deficient, it shall be offset by the enterprise’s financial reserve fund. If the enterprise’s financial reserve fund is not enough to cover the deficit, the deficit shall be accounted into the irregular expenditures of the period.

In cases where asset losses are caused by natural calamities or enemy sabotage, which cannot be overcome by enterprises themselves, the managing boards or directors of the State enterprises (for enterprises without managing boards) shall have to work out plans to handle such losses and submit them to the financial agency. After receiving a proposal from the agency that has decided the establishment of the enterprises, the financial agency shall decide the handling of the said losses or report them to the Prime Minister for deciding the handling.

After handling losses, the enterprise shall have to modify its accounting books in line with the handling decision.

8. Re-appraisal of assets:

Enterprises shall be entitled to re-appraise their assets and make cost accounting of capital increase or decrease with the difference from the re-appraisal of assets in the following cases:

8.1. Inventorying and re-appraising assets by decisions of the competent State agencies;

8.2. Effecting equitization, diversifying or changing the ownership forms of enterprises;

8.3. Using the assets to enter joint-ventures or contribute stocks (when contributing capital and receiving back the assets);

The cost-accounting of the State’s capital increase or decrease shall be ratified by the financial agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Enterprises shall be entitled to use their capital, assets and land use right to invest outside according to the principle of efficiency, capital preservation and development, increase of revenue and ensuring the fulfillment of the State budget remittance task; the investment must comply with the current provisions of law. When the land use right value is used for investment outside the enterprises, the current provisions of the Land Law shall apply.

Forms of investment outside the enterprises shall include: purchase of shares, capital contribution to joint-ventures, stock contribution and other forms of investment…

For investment in joint ventures:

1. Investment in domestic joint ventures:

- For investment in other State enterprises, the managing boards or directors (for enterprises without managing boards) shall decide the plans for joint ventures.

- For investment in enterprises not owned by the State, the managing boards shall decide the joint-venture projects. For independent enterprises (without managing boards), the joint-venture projects must be approved in writing by the agencies that have decided the establishment of such enterprises.

- State enterprises are not allowed to invest in enterprises of other economic sectors, where the managers or the main owners are spouses, parents or offsprings of the managing boards, the general directors, the directors or chief accountants of such State enterprises.

2. Investment in joint ventures with foreign investors:

If using assets to invest in joint ventures with foreign investor(s) in Vietnam or in foreign country(ies), an enterprise must get approval of its joint venture project from the agency that has decided its establishment or from its managing board, if the latter is authorized by the agency deciding the establishment of the enterprise, and submit a report thereon to the financial agency within 15 days after getting the approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The managing board or the director (for enterprises without managing boards) shall appoint a person with professional skills and good qualifications to directly manage the enterprises contributed capital in other enterprise(s), and shall take responsibility for the efficiency of investment outside the enterprise. The management of the State’s capital at other enterprises shall comply with the current stipulations of the State.

Overseas investment: State enterprises shall be entitled to invest their capital and assets directly overseas according to the provisions of Decree No.22/1999/ND-CP of April 14, 1999 of the Government "stipulating the investment overseas by State enterprises".

C. PRESERVATION AND DEVELOPMENT OF CAPITAL

Preservation and development of capital is the obligation of enterprises in order to protect the State’s interests in term of capital it has invested in the State enterprises, thus creating conditions for enterprises to stabilize and develop their business efficiently, increase the laborers’ incomes and fulfil the obligations toward the State.

Measures for capital preservation:

- Strictly complying with the regulations on the management and use of capital and assets according the stipulations of the State and this Circular;

- Buying insurance for assets under the management and use right of enterprises.

The insurance premiums shall be accounted into the enterprises’ production and business costs.

- The State enterprises shall be entitled to account into their business cost and the costs of other activities the following reserves:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The bad debt reserve: for those debts, which are expected as unrecoverable in the subsequent business period due to the debtors’ insolvency;

+ The reserve for devaluation of securities in financial activities;

The establishment and use of the above-said reserves shall comply with the current regulations.

In addition to the above-said measures, enterprises shall be entitled to use profits of the subsequent year (the before- or after-tax profits) to offset losses of the previous years (for no more than 5 years), and to account a number of losses (caused by natural calamities, epidemics) into their business costs or business results according to the stipulations of the State.

V. IMPLEMENTATION PROVISIONS

This Circular shall replace Circular No. 75-TC/TCDN of November 12, 1996 guiding the management and use of capital and assets at State enterprises and take effect from the effective date of the Government’s Decree No.27/1999/ND-CP of April 20, 1999.

All the earlier regulations on the management and use of capital and assets at enterprises which are contrary to this Circular are now annulled.

In the course of implementation, if any problems arise, the ministries, branches and enterprises are requested to report them to the Ministry of Finance for study, amendment and/or supplement.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



THE MINISTRY OF FINANCE




Tran Van Ta

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 62/1999/TT-BTC ngày 07/06/1999 về việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.495

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.42.247
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!