BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
24/1998/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 2 năm 1998
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 24/1998/TT-BTC NGÀY 26 THÁNG 2 NĂM 1998
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TÁI ĐẦU TƯ TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Thi hành Nghị định số 59/CP ngày
03/10/1996 của Chính phủ ban hành "Quy chế quản lý tài chính và hạch toán
kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước" và Nghị định số 56/CP ngày
02/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích; Bộ Tài
chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn tái đầu tư của doanh nghiệp nhà nước
như sau:
I. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng áp dụng Thông tư
này là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh theo Điều 1 Nghị
định số 59/CP ngày 03/10/1996 và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích theo
Điều 1 Nghị định số 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là
doanh nghiệp nhà nước).
2. Vốn Nhà nước được sử dụng để
tái đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước là số vốn dùng để duy trì và tăng cường
năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn Nhà nước sử dụng để tái đầu
tư trong các doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
- Khấu hao tài sản cố định của
doanh nghiệp thuộc nguồn vốn Nhà nước (kể cả vốn khấu hao cơ bản tài sản cố định
đầu tư bằng các nguồn vốn huy động nhưng đã sử dụng nguồn vốn Nhà nước trả hết
nợ).
- Giá trị còn lại thu hồi được
do thanh lý, nhượng bán tài sản của doanh nghiệp thuộc nguồn vốn nhà nước.
- Một phần hoặc toàn bộ quỹ đầu
tư phát triển.
- Các khoản doanh nghiệp phải nộp
ngân sách nhà nước, nhưng được nhà nước cho phép để lại doanh nghiệp bổ sung
nguồn vốn kinh doanh và tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
(Tất cả các nguồn vốn kể trên
sau đây gọi tắt là vốn tái đầu tư của doanh nghiệp nhà nước).
- Đối với các Tổng công ty thành
lập theo Quyết định số 90/TTg và Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng
Chính phủ được huy động một phần vốn tái đầu tư (khấu hao tài sản, quỹ đầu tư
phát triển) của các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty sử dụng vào mục đích
tái đầu tư chung của toàn Tổng công ty cũng được áp dụng theo các quy định của
Thông tư này.
3. Doanh nghiệp nhà nước chịu
trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả vốn
tái đầu tư của doanh nghiệp.
II. NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
1. Vốn tái đầu tư của doanh nghiệp
nhà nước được sử dụng:
- Mua sắm, thay thế tài sản cố định
nhằm duy trì năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp.
- Đổi mới, hoàn chỉnh dây chuyền
công nghệ sản xuất sản phẩm, mua sắm mới trang thiết bị cải thiện điều kiện làm
việc.
- Tham gia vào vốn đầu tư thuộc
các chương trình, dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh.
2. Quản lý sử dụng vốn tái đầu
tư trong doanh nghiệp nhà nước:
2.1. Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ,
phương hướng sản xuất kinh doanh của đơn vị, các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch
về nguồn vốn tái đầu tư và kế hoạch sử dụng vốn tái đầu tư trong năm.
- Đối với các doanh nghiệp nhà
nước là doanh nghiệp thành viên trong các Tổng công ty thành lập theo Quyết định
số 90/TTg và số 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ thì kế hoạch sử dụng
vốn tái đầu tư của doanh nghiệp phải được Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Đối với các doanh nghiệp nhà
nước độc lập có Hội đồng quản trị thì kế hoạch sử dụng vốn tái đầu tư của doanh
nghiệp phải được Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Đối với các doanh nghiệp nhà
nước độc lập không có Hội đồng quản trị thì kế hoạch sử dụng vốn tái đầu tư của
doanh nghiệp do Giám đốc doanh nghiệp phê duyệt và tự chịu trách nhiệm về tính
chính xác và hiệu quả sử dụng vốn tái đầu tư.
- Trường hợp vốn tái đầu tư của
doanh nghiệp sử dụng trong các chương trình, dự án thì việc lập kế hoạch, phê
duyệt được thực hiện theo các quy định trong điều lệ quản lý vốn đầu tư và xây
dựng hiện hành.
Kế hoạch sử dụng vốn tái đầu tư
của doanh nghiệp sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp
đăng ký với cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp có căn cứ
kiểm tra, giám sát.
2.2. Người chịu trách nhiệm phê
duyệt kế hoạch sử dụng vốn tái đầu tư của doanh nghiệp nếu sai dẫn đến các công
trình đầu tư, mua sắm thiết bị và đầu tư khác không hiệu quả, không đảm bảo thời
gian thu hồi vốn, thua lỗ, mất vốn thì ngoài chịu kỷ luật về mặt hành chính còn
phải chịu trách nhiệm bồi thường về mặt vật chất. Mức bồi thường theo các quy định
của pháp luật.
2.3. Các công trình đầu tư xây dựng
cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị bằng vốn tái đầu tư phải lập luận chứng kinh tế
kỹ thuật, dự toán công trình. Việc thẩm định và phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ
thuật, dự toán công trình được thực hiện theo các quy định trong điều lệ quản
lý vốn đầu tư và xây dựng hiện hành.
2.4. Trong quá trình sử dụng vốn
tái đầu tư của doanh nghiệp nếu: - Vốn tái đầu tư của doanh nghiệp nằm trong
các chương trình dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt thì việc thực hiện
đầu tư theo đúng các quy định trong điều lệ quản lý vốn đầu tư và xây dựng hiện
hành.
- Việc đầu tư xây dựng cơ bản,
mua sắm tài sản cố định không nằm trong các chương trình, dự án thì doanh nghiệp
phải tiến hành tổ chức đấu thầu.
2.5. Trong năm kế hoạch khi sử dụng
vốn tái đầu tư của doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết
bị và đầu tư khác nếu có sự thay đổi về mục tiêu phát triển và phương án kinh
doanh, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm lập kế hoạch, dự toán bổ sung trình
các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.6. Doanh nghiệp nhà nước tổ chức
việc mở sổ sách kế toán, ghi chép một cách chính xác kịp thời mọi biến động
tăng, giảm, tình hình sử dụng vốn tái đầu tư của doanh nghiệp theo đúng chế độ
hạch toán kế toán, thống kê hiện hành của Nhà nước.
2.7. Kết thúc năm kế hoạch doanh
nghiệp Nhà nước có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán tình hình thực hiện vốn
tái đầu tư của doanh nghiệp gửi cơ quan quyết định đầu tư (vốn tái đầu tư nằm
trong các chương trình, dự án) hoặc cơ quan phê duyệt kế hoạch sử dụng vốn tái
đầu tư của doanh nghiệp.
- Trường hợp vốn tái đầu tư của
doanh nghiệp nằm trong các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản thì việc
quyết toán và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư thực hiện theo đúng các quy định
tại Thông tư số 66/TC/ĐTPT ngày 02/11/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết
toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Trường hợp sử dụng vốn tái đầu
tư của doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị (không nằm
trong các chương trình, dự án) và đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh
khác của doanh nghiệp, thì việc lập báo cáo tài chính phải theo đúng Quyết định
số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính ban hành chế độ báo cáo
doanh nghiệp. Đồng thời trong báo cáo được phân tích đánh giá tình hình thực hiện,
những khó khăn, tồn tại và kiến nghị biện pháp giải quyết.
2.8. Hàng năm báo cáo tình hình
sử dụng vốn tái đầu tư của doanh nghiệp nhà nước phải gửi cho cơ quan quản lý vốn
và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
2.9. Doanh nghiệp nhà nước trong
quá trình thực hiện và lập báo cáo quyết toán vốn tái đầu tư của doanh nghiệp nếu:
Thực hiện không đúng mục đích, sai kế hoạch sử dụng vốn tái đầu tư của doanh
nghiệp dã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện không đúng các phương
án đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện không đúng các định mức kinh tế kỹ thuật,
định mức lao động; báo cáo quyết toán không chính xác, phản ánh không trung thực
tình hình và kết quả sử dụng vốn tái đầu tư của doanh nghiệp... dẫn đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp bị thua lỗ, tài sản bị tổn thất, mất vốn thì ngoài
việc chịu kỷ luật về hành chính còn phải bồi thường vật chất về những thiệt hại
trên. Mức bồi thường theo quy định của pháp luật.
IV. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây về quản lý sử dụng vốn tái đầu tư của
doanh nghiệp trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, các Bộ,
ngành, các doanh nghiệp nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để
nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.