Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 39/2024/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Trần Sỹ Thanh
Ngày ban hành: 05/06/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2024/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ KHEN THƯỞNG DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 1058/TTr-SNV ngày 29 tháng 3 năm 2024 về việc ban hành Quy chế khen thưởng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế khen thưởng doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 6 năm 2024, thay thế Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND ngày 07/10/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế khen thưởng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc Thành phố, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; các tập thể, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tư pháp;
- Ban TĐKT Trung ương;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Ban Đảng và Văn phòng Thành ủy;
- Thành viên Hội đồng TĐKT TP;
- Trung tâm TTĐT Thành phố;
- Lưu: VT, SNV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Sỹ Thanh

QUY CHẾ

KHEN THƯỞNG DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(kèm theo Quyết định số
39/2024/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định đối tượng, nguyên tắc, tiêu chuẩn, hồ sơ, quy trình xét khen thưởng doanh nhân, doanh nghiệp; quyền và nghĩa vụ của doanh nhân, doanh nghiệp; trách nhiệm của các cơ quan quản lý, đơn vị có liên quan.

2. Nội dung về thi đua, khen thưởng khác không quy định trong Quy chế này được thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các quy chế, quy định hiện hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Sở, ban, ngành; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố có chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hoặc có doanh nhân tham gia các hoạt động của cơ quan, đơn vị; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

2. Doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Doanh nghiệp theo Quy chế này bao gồm các tổ chức, hộ kinh doanh được thành lập và hoạt động nhằm mục đích kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).

2. Doanh nhân theo Quy chế này là người quản lý, điều hành doanh nghiệp bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân; Thành viên hợp danh; Chủ tịch Hội đồng thành viên; Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty; Chủ tịch Hội đồng quản trị; Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp.

3. Khen thưởng thành tích toàn diện là khen thưởng thành tích công trạng trên cơ sở kết quả hoạt động của doanh nghiệp được xét hằng năm theo các tiêu chí tại Quy chế này.

4. Khen thưởng thành tích chuyên đề là khen thưởng thành tích của doanh nghiệp trong thực hiện chuyên đề thi đua hoặc chuyên đề lĩnh vực hoạt động của Thành phố.

5. Khen thưởng nhân dịp kỷ niệm thành lập là khen thưởng thành tích của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố vào dịp doanh nghiệp kỷ niệm thành lập năm tròn hoặc năm lẻ 5.

6. Giải thưởng “Cúp Thăng Long” là hình thức biểu dương, tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của Thủ đô.

Điều 4. Nguyên tắc khen thưởng

Nguyên tắc xét khen thưởng được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022 (sau đây viết tắt là Luật Thi đua, khen thưởng); Điều 4 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (sau đây viết tắt là Nghị định số 98/2023/NĐ-CP) và theo các nguyên tắc sau:

1.  Doanh nghiệp đề nghị khen thưởng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố phải được các cụm, khối thi đua do Thành phố tổ chức bình xét, suy tôn; có thời gian hoạt động liên tục từ 02 năm trở lên tính đến thời điểm xét khen thưởng. Doanh nghiệp đề nghị xét tặng Giải thưởng “Cúp Thăng Long” phải có thời gian hoạt động liên tục từ 03 năm trở lên tính đến thời điểm xét khen thưởng. Doanh nghiệp đề nghị khen thưởng nhân dịp kỷ niệm phải có thời gian hoạt động liên tục từ 05 năm trở lên.

2. Trường hợp doanh nghiệp được Ủy ban nhân dân Thành phố trình Thủ tướng Chính phủ xét, tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” nhưng không được tặng thưởng “Cờ thi đua của Chính phủ” thì được xét, tặng “Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố”.

3. Không xét khen thưởng đối với trường hợp sau:

a) Trong thời gian tính thành tích khen thưởng có vi phạm quy định về thuế, bảo hiểm xã hội, môi trường, vệ sinh, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt hoặc ngoài thời gian tính thành tích khen thưởng, có các vi phạm trên bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt nhưng chưa khắc phục hết vi phạm, trừ các trường hợp có lý do chính đáng, được cấp có thẩm quyền chấp thuận;

b) Không tham gia các hoạt động an sinh xã hội;

c) Cơ quan có thẩm quyền đang điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc đang giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo;

d) Báo cáo đề nghị khen thưởng không trung thực.

4. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, đơn vị trực thuộc Thành phố có chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hoặc có doanh nhân tham gia các hoạt động của cơ quan, đơn vị; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm về hồ sơ, quy trình, tính chính xác của thành tích và các nội dung có liên quan.

5. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) chịu trách nhiệm: thẩm định hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; thực hiện trình các cấp khen thưởng.

Chương II

HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN, SỐ LƯỢNG KHEN THƯỞNG

Điều 5. Khen thưởng theo thẩm quyền doanh nghiệp

1. Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Giấy khen được xét tặng theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 23, Điều 24, Điều 75 Luật Thi đua, khen thưởng và Điều 5, Điều 6, Điều 11 Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 32/2024/QĐ-UBND ngày 16/5/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội).

2. Tổng Giám đốc, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp ban hành quyết định khen thưởng theo thẩm quyền được quy định tại khoản 4 Điều 80 Luật Thi đua, khen thưởng:

a) Tổng Giám đốc, Giám đốc quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và tặng Giấy khen.

b) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên quyết định tặng Giấy khen.

Điều 6. Khen thưởng thành tích toàn diện

1. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”:

Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xét, tặng cho doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn theo khoản 1 Điều 27 Luật Thi đua, khen thưởng, Điều 7 Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 32/2024/QĐ-UBND ngày 16/5/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) và các tiêu chuẩn sau:

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt từ 80 điểm trở lên theo Bảng tiêu chí chấm điểm doanh nghiệp (Phụ lục của Quy chế này), trong đó các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận sau thuế, thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp đều vượt kế hoạch năm xét khen thưởng.

Tích cực tham gia phong trào thi đua;

Có 100% cá nhân trong doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

Nội bộ đoàn kết, gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố:

Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố được xét tặng cho doanh nhân, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn theo các điểm d khoản 1, điểm d khoản 3 Điều 74 Luật Thi đua, khen thưởng và theo các khoản 4, khoản 9 Điều 9 Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 32/2024/QĐ-UBND ngày 16/5/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội), cụ thể như sau:

a) Đối với doanh nhân đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp:

Có thời gian tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp liên tục từ 02 năm trở lên.

Có 02 năm liên tục tính đến thời điểm xét khen thưởng được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cơ sở hoặc có 02 đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền nghiệm thu và được công nhận áp dụng hiệu quả trong phạm vi doanh nghiệp.

b) Đối với doanh nghiệp:

Có 02 năm liên tục tính đến thời điểm xét khen thưởng được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.

3. Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố

Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố được xét tặng hằng năm cho doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 26 Luật Thi đua, khen thưởng, Điều 8 Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 32/2024/QĐ-UBND ngày 16/5/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội), có thành tích tiêu biểu xuất sắc, đạt từ 90 điểm trở lên theo Bảng tiêu chí chấm điểm doanh nghiệp (Phụ lục của Quy chế này).

4. Cờ thi đua của Chính phủ

Cờ thi đua của Chính phủ xét tặng hằng năm cho doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 25 Luật Thi đua, khen thưởng, Điều 5 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP , có thành tích tiêu biểu xuất sắc dẫn đầu cụm, khối thi đua do Thành phố tổ chức, lựa chọn trong số các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn tặng Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố; được bình xét, đánh giá, so sánh, lấy phiếu tín nhiệm của các thành viên trong cụm, khối thi đua đạt mức tiêu biểu xuất sắc trong số các thành viên của cụm, khối thi đua.

Điều 7. Khen thưởng thành tích chuyên đề, khen thưởng nhân dịp kỷ niệm thành lập

1. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố:

a) Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xét tặng cho doanh nhân, doanh nghiệp chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạt tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b khoản 3 Điều 74 Luật Thi đua, khen thưởng; khoản 1, khoản 2, khoản 6, khoản 7 Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 32/2024/QĐ-UBND ngày 16/5/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

Có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong thực hiện chuyên đề, đạt chất lượng, hiệu quả cao, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của Thành phố, được các sở, ngành thường trực chuyên đề hoặc các đơn vị thuộc Thành phố đề nghị khen thưởng.

Lập nhiều thành tích trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với Thành phố.

b) Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố được xét tặng cho doanh nhân, doanh nghiệp vào dịp kỷ niệm thành lập năm tròn hoặc năm lẻ 5 của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn theo quy định tại các khoản 2, khoản 4 Điều 74 Luật Thi đua, khen thưởng, khoản 8 Điều 9 Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 32/2024/QĐ-UBND ngày 16/5/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội), có thành tích đóng góp vào sự phát triển của Thành phố.

2. Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố

Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố tặng cho doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua theo đợt, chuyên đề thi đua do Thành phố phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên, được Ban Chỉ đạo chuyên đề hoặc cơ quan chủ trì, thường trực của phong trào bình xét, đề nghị khen thưởng, đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội bộ đoàn kết;

b) Có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong số các tập thể thực hiện chuyên đề đạt chất lượng, hiệu quả cao, đóng góp thiết thực vào hoàn thành nhiệm vụ công tác của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Điều 8. Điều kiện, tiêu chuẩn, số lượng, thời gian tổ chức xét tặng giải thưởng “Cúp Thăng Long”

1. Giải thưởng “Cúp Thăng Long” được xét tặng cho doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn sau:

Có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô đảm bảo điều kiện theo Điều 67 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ;

Có 03 năm liên tục (tính đến thời điểm xét khen thưởng) có điểm chấm đạt từ 80 điểm trở lên theo Bảng tiêu chí chấm điểm tại Phụ lục số 1 Quy chế này.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp liên tục tăng trưởng dương trong 03 năm (tính đến thời điểm xét khen thưởng).

2. Số lượng Giải thưởng “Cúp Thăng Long” được xét tặng cho không quá 20 doanh nghiệp trong năm xét tặng.

3. Thời gian tổ chức xét tặng Giải thưởng “Cúp Thăng Long” là 03 năm một lần, tính từ khi tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng “Cúp Thăng Long” của lần trước đó. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) xây dựng hướng dẫn cụ thể việc tổ chức xét tặng Giải thưởng “Cúp Thăng Long”.

Chương III

HỒ SƠ, QUY TRÌNH ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG

Điều 9. Tuyến trình khen thưởng

1. Tuyến trình khen thưởng thành tích toàn diện cấp Thành phố, khen thưởng cấp Nhà nước đối với doanh nhân, doanh nghiệp được thực hiện theo Điều 29 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP và theo các tuyến trình cụ thể sau:

a) Doanh nghiệp trong các cụm, khối thi đua trực thuộc thành phố Hà Nội: trực tiếp trình Ủy ban nhân dân Thành phố qua Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố);

b) Doanh nghiệp trong các cụm, khối thi đua trực thuộc các quận, huyện, thị xã; các cụm, khối thi đua trực thuộc các sở, ban, ngành thuộc Thành phố do sở, ban, ngành là đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp:

Các sở, ban, ngành xét, trình khen thưởng cho doanh nghiệp do sở, ban, ngành là đại diện chủ sở hữu. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã xét, trình khen thưởng cho doanh nghiệp có trụ sở chính đóng trên địa bàn;

Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc xét, trình khen thưởng cho doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao Hoà Lạc;

Liên minh Hợp tác xã xét, trình khen thưởng cho các Hợp tác xã trên địa bàn Thành phố;

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh thành phố Hà Nội trình xét, trình khen thưởng cho các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.

Đối với đề nghị khen thưởng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố: cụm, khối thi đua xét, trình khen thưởng cho doanh nghiệp qua UBND quận, huyện, thị xã; các sở, ban, ngành Thành phố.

2. Khen thưởng thành tích chuyên đề cấp Thành phố:

a) Các sở, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trình khen thưởng cho các doanh nghiệp theo chuyên đề thi đua hoặc lĩnh vực công tác do sở, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội quản lý theo dõi.

b) Đối với chuyên đề thi đua của các hội, hiệp hội: hội, hiệp hội trình khen thưởng cho doanh nghiệp thành viên qua các sở, ban, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực hoạt động của hội, hiệp hội theo Quy định về tổ chức, hoạt động của hội và nhiệm vụ quản lý nhà nước về hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 10. Hồ sơ đề nghị khen thưởng

1. Hồ sơ đề nghị khen thưởng thực hiện theo Điều 84 Luật Thi đua, khen thưởng; Điều 30, Điều 34, Điều 35, Điều 43 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP và biểu mẫu kèm theo Nghị định số 98/2023/NĐ-CP , biểu mẫu kèm theo Quy chế này và Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội, cụ thể gồm:

a) Tờ trình;

b) Biên bản họp Hội đồng thi đua, khen thưởng của cấp trình khen. Đối với trường hợp đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố: có kèm theo Biên bản họp cụm thi đua và biên bản kiểm phiếu tín nhiệm, suy tôn.

c) Báo cáo thành tích của doanh nhân, doanh nghiệp có xác nhận của cấp trình khen;

d) Bảng chấm điểm doanh nghiệp có xác nhận của cấp trình khen (đối với trường hợp khen thưởng doanh nghiệp thành tích toàn diện, giải thưởng “Cúp Thăng Long”);

đ) Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (có gửi đăng ký kế hoạch với cấp trình khen thưởng trước ngày 30/6 hằng năm).

e) Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực gồm: thuế; bảo hiểm xã hội; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh lao động, công an quận, huyện, thị xã nơi doanh nghiệp đóng trụ sở về việc doanh nghiệp và người đứng đầu doanh nghiệp chấp hành đúng các quy định pháp luật, chốt thời điểm xác nhận đến hết tháng Hai của năm xét khen thưởng.

g) Văn bản xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nội quy, quy định của địa phương đối với cá nhân là người quản lý, điều hành doanh nghiệp đề nghị khen thưởng.

h) Các tài liệu chứng minh kết quả thành tích của doanh nghiệp như: đóng góp từ thiện xã hội; quyết định công nhận hoặc bằng chứng nhận sáng chế, công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố, giải thưởng và các kết quả thành tích khác (nếu có).

2. Số lượng hồ sơ gửi về Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố):

a) Khen thưởng cấp Thành phố: 01 bộ bản chính

b) Khen thưởng Cờ thi đua Chính phủ: 02 bộ bản chính.

3. Thời hạn nộp hồ sơ:

Hồ sơ đề nghị khen thưởng gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố qua Sở Nội vụ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) theo thời hạn sau:

a) Khen thưởng thành tích toàn diện (theo Điều 6 Quy chế này) trước ngày 15 tháng 4 hằng năm.

b) Đề nghị xét tặng Giải thưởng “Cúp Thăng Long”: trước ngày 15 tháng 6 của năm xét khen thưởng.

Điều 11. Quy trình xét khen thưởng

1. Doanh nghiệp báo cáo thành tích và chấm điểm theo Bảng tiêu chí chấm điểm doanh nghiệp (Phụ lục của Quy chế này); gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng theo tuyến trình quy định tại Điều 9 Quy chế này.

2. Cụm, khối thi đua xét, trình Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố cho doanh nghiệp thuộc cụm.

3. Sở, ban, ngành; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, đơn vị trực thuộc Thành phố có chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hoặc có doanh nhân tham gia các hoạt động của cơ quan, đơn vị; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng, thẩm định, tổ chức họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng để xét đề nghị khen thưởng, xác nhận báo cáo thành tích và Bảng chấm điểm doanh nghiệp, lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân Thành phố qua Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố).

4. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố):

a) Rà soát, thẩm định hồ sơ; tiêu chuẩn, điều kiện khen thưởng;

b) Gửi văn bản lấy ý kiến hiệp y của các cơ quan, đơn vị liên quan (trong trường hợp cần thiết) đối với các hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố:

Việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kết quả hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể (trong trường hợp tổ chức đảng, đoàn thể sinh hoạt tại địa phương); việc thực hiện nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội, đảm bảo môi trường, an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Trường hợp xét khen thưởng Cúp Thăng Long, gửi văn bản đăng thông tin đề nghị khen thưởng trên phương tiện truyền thông của Thành phố để lấy ý kiến nhân dân trong 07 ngày làm việc.

c) Tổng hợp, thực hiện quy trình trình khen thưởng theo quy định.

Đối với khen thưởng cấp Nhà nước, Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) thực hiện các quy trình báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố bình xét trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.

5. Khi có văn bản xin ý kiến của Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố), trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị (tính theo dấu bưu điện, hòm thư điện tử công vụ hoặc thời điểm lãnh đạo đơn vị được xin ý kiến xử lý trên phần mềm xử lý văn bản), đơn vị được xin ý kiến hiệp y có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được xin ý kiến hiệp y chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được xin ý kiến.

Điều 12. Việc công nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp

Việc công nhận mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với doanh nghiệp do cấp trình khen thưởng xem xét thực hiện, đáp ứng các tiêu chí:

Nội bộ doanh nghiệp đoàn kết, gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

Doanh nghiệp đạt từ 80 điểm trở lên theo Bảng tiêu chí chấm điểm doanh nghiệp (Phụ lục của Quy chế này);

Doanh thu, lợi nhuận sau thuế, thu nhập bình quân người lao động của doanh nghiệp đều vượt kế hoạch năm.

Chương IV

KINH PHÍ KHEN THƯỞNG; QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP

Điều 13. Kinh phí thực hiện

Kinh phí tổ chức xét, tặng, biểu dương và tiền thưởng cho các doanh nhân, doanh nghiệp được thực hiện theo Luật Thi đua, khen thưởng và các quy định hiện hành.

Điều 14. Quyền lợi, trách nhiệm của doanh nhân, doanh nghiệp

1. Quyền lợi

Doanh nhân, doanh nghiệp được tham gia các phong trào thi đua, các cụm, khối thi đua do Thành phố tổ chức; được xét khen thưởng kèm theo hiện vật theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp đạt giải thưởng “Cúp Thăng Long” được Ủy ban nhân dân Thành phố tặng giấy chứng nhận giải thưởng “Cúp Thăng Long”, cúp và tiền thưởng theo quy định; được ưu tiên khi xét tham gia các chương trình xúc tiến thương mại do Thành phố tổ chức hoặc được Thành phố lựa chọn tham gia các chương trình do bộ, ban, ngành Trung ương tổ chức.

2. Trách nhiệm

Doanh nhân, doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác thi đua, khen thưởng; có trách nhiệm giữ gìn và phát huy thành tích đã đạt được, bảo quản lưu giữ các hiện vật khen thưởng. Không được lợi dụng các danh hiệu, hình thức khen thưởng, giải thưởng đã được tặng để vi phạm pháp luật.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả khen thưởng và những hành vi vi phạm trong tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về kết quả khen thưởng và những vi phạm trong tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về tố cáo.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 16. Xử lý vi phạm

Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

Điều 17. Tổ chức thực hiện

1. Sở, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các đơn vị trực thuộc Thành phố, doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố có trách nhiệm:

a) Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế này. Tổng kết, kiểm tra, đánh giá, bình xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp.

b) Cơ quan thông tin tuyên truyền của Thành phố có trách nhiệm tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng doanh nhân, doanh nghiệp; nêu gương điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc, đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm pháp luật trong khen thưởng doanh nhân, doanh nghiệp.

2. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) có trách nhiệm:

a) Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế này.

b) Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác khen thưởng, tôn vinh trao thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế; chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức phổ biến, hướng dẫn đến các ngành, các cấp và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố; Thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nghiệp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố giao và theo quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, khó khăn, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phản ánh về Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, điều chỉnh./.

Mẫu số 1

PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU

(Ban hành kèm theo Quy chế khen thưởng doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội)

Mẫu số 1: Bảng tiêu chí chấm điểm doanh nghiệp thành tích toàn diện

TT

Tiêu chí

Nội dung

Điểm tối đa

Doanh nghiệp tự chấm

Cấp trình khen chấm

1

Doanh thu

Doanh thu thực hiện không thấp hơn so với kế hoạch, được 10 điểm (trường hợp doanh thu thấp hơn so với kế hoạch, điểm được tính theo 10 điểm nhân với tỷ lệ doanh thu thực hiện/ kế hoạch)

10

- Doanh nghiệp có tổng doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm: cứ tăng 1,5% so với kế hoạch được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm.

- Doanh nghiệp có tổng doanh thu từ 20 tỷ đồng/năm trở lên: cứ tăng 1% so với kế hoạch được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm.

5

2

Nộp ngân sách

Nộp đúng, nộp đủ theo quy định, được 10 điểm.

10

Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cứ tăng 1% so với kế hoạch được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm.

5

3

Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế thực hiện không thấp hơn so với kế hoạch, được 10 điểm (trường hợp lợi nhuận sau thuế thấp hơn so với kế hoạch, điểm được tính theo 10 điểm nhân với tỷ lệ lợi nhuận sau thuế thực hiện/ kế hoạch)

10

Lợi nhuận sau thuế cứ tăng 1% so với kế hoạch được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm.

5

4

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt dưới 5% được 1 điểm; từ 5% đến 10%: được 3 điểm; đạt trên 10% được 5 điểm.

5

5

Thu nhập bình quân/người/tháng

Thu nhập bình quân của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành và không thấp hơn so năm trước, được 5 điểm.

5

6

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động

Nộp đúng, nộp đủ số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và số tiền phải đóng theo quy định của pháp luật, được 10 điểm.

10

7

Nợ quá hạn, nợ xấu

Doanh nghiệp không có nợ quá hạn tổ chức tín dụng; Các tổ chức tín dụng: có tỷ lệ nợ xấu dưới mức tối đa theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được 5 điểm.

5

8

Chấp hành các quy định pháp luật tại nơi đơn vị đóng trên địa bàn và tại nơi đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nội quy, quy định tại địa phương nơi đơn vị đóng trên địa bàn và nơi đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh được 10 điểm.

10

9

Đóng góp các quỹ xã hội, từ thiện nhân đạo

Mức đóng góp các quỹ xã hội, ủng hộ từ thiện:

- Dưới 1% lợi nhuận sau thuế hoặc số tiền từ 50 triệu đến dưới 100 triệu hoặc: được 3 điểm

- Từ 1 đến dưới 2% lợi nhuận sau thuế hoặc số tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng: được 6 điểm.

- Từ 2% lợi nhuận sau thuế trở lên hoặc số tiền trên 500 triệu đồng: được 10 điểm.

10

10

Điểm thưởng

1. Điểm thưởng về đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, chứng nhận chất lượng, giải thưởng (6 điểm), trong đó:

- Doanh nghiệp trích từ 3% lợi nhuận sau thuế trở lên để lập Quỹ phát triển KHCN hoặc trong năm đã đầu tư KHCN, từ 3% lợi nhuận sau thuế trở lên, được 2 điểm.

- Doanh nghiệp có sáng kiến được Thành phố công nhận hoặc sáng chế, giải pháp hữu ích được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng hoặc được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố, được 2 điểm.

- Doanh nghiệp đã được vinh danh hoặc nhận giải thưởng do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao tặng, được 2 điểm.

10

2. Điểm thưởng về mô hình, nhân tố mới trong thi đua, khen thưởng (4 điểm), trong đó:

- Có mô hình mới, nhân tố mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh, được 2 điểm.

- Quan tâm, khen thưởng kịp thời các tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp trong doanh nghiệp, được 1 điểm.

- Trong năm doanh nghiệp có tập thể hoặc cá nhân được bộ, ban, ngành Trung ương hoặc Thành phố khen thưởng, được 1 điểm.

Tổng cộng:

100

Mẫu số 2

Mẫu số 2: Báo cáo thành tích doanh nghiệp (khen thưởng thành tích toàn diện)

Tên đơn vị chủ quản
Tên doanh nghiệp
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày      tháng     năm

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

Đề nghị khen thưởng Cờ thi đua của Chính phủ/Cờ thi đua của UBND Thành phố năm .../ Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố giai đoạn từ năm ... đến năm ...

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm tình hình doanh nghiệp:

- Tên doanh nghiệp: (ghi đầy đủ, không viết tắt):.......................................................

- Địa chỉ trụ sở chính:..............................................Điện thoại:..................................

- Mã số thuế: .............................................................................................................

- Người đại diện theo pháp luật:.......................................Chức vụ:............................

- Người liên hệ về công tác thi đua, khen thưởng:....................... Điện thoại:...........

2. Quá trình thành lập và phát triển

- Ngày tháng năm thành lập

- Chức năng, nhiệm vụ được giao. Những đặc điểm chính của doanh nghiệp (cơ cấu tổ chức: phòng, ban, đơn vị trực thuộc; tổng số CBCNVLĐ; cơ sở vật chất; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…); các tổ chức Đảng, đoàn thể;

- Tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng...); những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

Nội dung báo cáo ghi rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về hiệu quả, năng suất, chất lượng, kết quả so với các năm trước (hoặc so với các lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính, sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ và ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội trên địa bàn Thành phố và cả nước.

Doanh nghiệp lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, thu nhập bình quân; phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; đầu tư khoa học công nghệ; đóng góp các quỹ từ thiện...

TT

Tiêu chí

Đơn vị tính

Kế hoạch năm ...

Kết quả thực hiện năm ...

Tỷ lệ Thực hiện/Kế hoạch

Ghi chú

1.

Doanh thu

Tỷ đồng

2.

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ đồng

3.

Nộp ngân sách

Tỷ đồng

4.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

%

5.

Thu nhập bình quân của người lao động

Triệu đồng /tháng

6.

Tổng số lao động

Người

7.

Đầu tư khoa học công nghệ trong năm

Triệu đồng

8.

Tham gia ủng hộ, đóng góp các Quỹ từ thiện, xã hội...

Triệu đồng

2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nêu rõ kết quả thành tích trong việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; các giải pháp công tác, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi);

Tổ chức các hoạt động phong trào thi đua; hoạt động của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thể và xây dựng nội bộ doanh nghiệp.

3. Việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

4. Hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể

Nêu rõ hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể của doanh nghiệp; các hoạt động xã hội, từ thiện tại địa phương của doanh nghiệp (số tiền tham gia ủng hộ các hoạt động xã hội, từ thiện tại địa phương...)

III. DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC NHẬN

1. Danh hiệu thi đua:

Năm...

Danh hiệu thi đua

Số, ngày tháng năm của quyết định công nhận

Cơ quan ban hành quyết định

2. Quyết định công nhận hoặc văn bản xác nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (đối với trường hợp đề nghị khen thưởng theo tiêu chuẩn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ)

3. Hình thức khen thưởng:

Năm...

Hình thức khen thưởng

Số, ngày tháng năm của quyết định công nhận Cơ quan ban hành quyết định

XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN
(ký, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(ký, đóng dấu)

Mẫu số 3

Mẫu số 3: Báo cáo thành tích cá nhân (người quản lý, điều hành doanh nghiệp)

TÊN ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày   tháng   năm 2024

BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

Đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố thành tích giai đoạn từ năm … đến năm …

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

Họ và tên:                                        Bí danh (nếu có):                       Nam, nữ:

Ngày tháng năm sinh:

Quê quán

Nơi thường trú:

Đơn vị công tác:

Chức vụ hiện nay:                                           Điện thoại liên hệ:

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

Quá trình công tác:

Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng:

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận:

2. Thành tích đạt được của cá nhân (trong giai đoạn xét khen)

- Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận:

- Thành tích đạt được:

+ Nêu một số thành tích của tập thể (áp dụng đối với người đứng đầu doanh nghiệp);

+ Nêu thành tích cá nhân trong định hướng, chỉ đạo, tổ chức bộ máy, điều hành sản xuất kinh doanh...

+ Sáng kiến, giải pháp cấp cơ sở của cá nhân được công nhận và áp dụng có hiệu quả:

+ Sáng kiến, giải pháp 1: Tên sáng kiến, số quyết định công nhận (trong giai đoạn xét khen)

+ Sáng kiến, giải pháp 2: Tên sáng kiến, số quyết định công nhận (trong giai đoạn xét khen)

+ ...

- Kết quả đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân (ghi rõ số, ngày, tháng, năm của quyết định hoặc văn bản xác nhận)

III. DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC NHẬN

1. Danh hiệu thi đua:

Năm...

Danh hiệu thi đua

Số, ngày tháng năm của quyết định công nhận

Cơ quan ban hành quyết định

2. Hình thức khen thưởng:

Năm...

Hình thức khen thưởng

Số, ngày tháng năm của quyết định công nhận

Cơ quan ban hành quyết định

Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị
(ký, đóng dấu)

Người báo cáo thành tích
(ký, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của cấp trình khen
(ký, đóng dấu)

Mẫu số 4

BIỂU MẪU, QUY CÁCH CÚP THĂNG LONG

1. Hình ảnh

2. Thuyết minh:

- Gam màu chủ đạo: Vàng

- Đỉnh cúp là hình ảnh Khuê Văn Các, biểu tượng của thành phố Hà Nội, tượng trưng cho sự khởi nguồn của dòng chảy văn hóa Kinh đô Thăng Long.

- Thân cúp cách điệu từ biểu tượng của những ngọn sóng, vừa thể hiện được sự mềm mại, vừa có sự sắc cạnh, mạnh mẽ.

- Họa tiết lấy từ họa tiết trên mặt trống đồng, đúc nổi, hòa quyện nhau và hướng về đỉnh cúp, biểu tượng của thành phố Hà Nội.

- Chân đế khắc, đổ màu nội dung “Cúp Thăng Long”: Câu chữ đơn giản và hiệu quả nhất trong việc truyền tải nội dung.

Về tổng thể, Cúp được thiết kế sáng tạo, sự kết hợp hiện đại của 2 gam màu vàng, đen.

Cúp có tính chất độc quyền, truyền tải được rõ thông tin.

3. Thành phần cấu tạo:

a. Thân cúp

Cấu tạo từ hợp kim kẽm ZDC, tên khoa học là ZAMAK hay ZAMAC

(Tính theo % khối lượng Theo tiêu chuẩn JIS H 5301:1990)

Tên gọi

Ký hiệu

Tỉ lệ %

Nhôm

Al

3.5 - 4.3

Ma giê

Mg

0.020 - 0.05

Đồng

Cu

0.25

Sắt

Fe (max)

0.10

Chì

Pb (max)

0.005

Cadmium

Cd (max)

0.004

Thiếc

Sn (max)

0.003

Niken

Ni (other)x10

-

Kẽm

Zn

95.288 - 96.118

b. Đế cúp

Tên thường gọi là Pha lê K9. Tên khoa học borosilicate. Cấu tạo từ hợp chất của sợi thủy tinh và Kali.

Tên gọi

Ký hiệu

Tỉ lệ %

Silicon dioxide

SiO2

70-80

Boron Trioxide

B2O3

7-13

aluminia oxit

Al2O3

2-7

Sodium Oxit và Potassium Oxit

Na2O và K2O

4-8

4. Trọng lượng, kích thước:

- Kích thước tổng của cúp: 300x85x85 mm

- Kích thước hộp đựng: 338x123x123 mm

- Trọng lượng cúp: 2.3 - 2.5 kg

- Trọng lượng cúp và hộp: 2.6 - 2.8 kg

5. Chế tác:

- Thân cúp khuôn kẽm đúc

- Đế cúp: Pha lê K9

- Bề mặt cúp mạ vàng công nghiệp PVD. Công nghệ mạ có cấu trúc kim loại nhiều tầng nên sản phẩm sẽ bền màu, bóng đẹp, chịu được ma sát tốt, khó bị trầy xước hay ăn mòn khi tiếp xúc với mồ hôi, bụi bẩn.

- Màu sắc của vàng 24k.

6. Bao bì:

Hộp đựng cúp làm bằng chất liệu giấy mỹ thuật

Chất liệu mẫu giấy, quy cách hộp sẽ chọn mẫu thực tế trước khi sản xuất.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 39/2024/QĐ-UBND ngày 05/06/2024 về Quy chế khen thưởng doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.148

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.118.28
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!