BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: 3388/QĐ-BCT
|
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC
VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm
2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế- xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm
2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt, quản lý
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Dầu thực
vật Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau
đây:
1. Quan Điểm phát triển
a) Phát triển ngành công nghiệp
sản xuất dầu thực vật trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa
phương, phát huy năng lực chế biến sẵn có và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu
trong nước và nhập khẩu. Chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ
môi trường sinh thái trong quá trình sản xuất kinh doanh.
b) Phát triển ngành trên cơ sở
áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, không ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ
để nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới với chất lượng
cao và đa dạng để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, bảo đảm vệ sinh, an
toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Tập trung xây dựng một số thương
hiệu sản phẩm dầu trong nước mạnh để cạnh tranh hiệu quả trong hội nhập kinh tế
quốc tế.
c) Đẩy mạnh phát triển nguyên
liệu trong nước nhằm từng bước thay thế nhập khẩu, giảm nhập siêu, thực hiện Mục
tiêu công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát:
Từng bước xây dựng và phát triển
ngành dầu thực vật đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối
cùng. Tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để sản xuất dầu ăn (dầu tinh luyện
và dầu thô) và cung cấp sản phẩm cho ngành chế biến khác.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2011-2015 giá trị sản
xuất công nghiệp toàn ngành tăng bình quân từ 17,37%/năm. Đến năm 2015, sản xuất
1.138 ngàn tấn dầu tinh luyện; 268 ngàn tấn dầu thô; xuất khẩu 50 ngàn tấn dầu
các loại.
- Giai đoạn 2016-2020 giá trị sản
xuất công nghiệp toàn ngành tăng bình quân từ 7,11 %/năm. Đến năm 2020, sản xuất
1.587 ngàn tấn dầu tinh luyện 370 ngàn tấn dầu thô; xuất khẩu đạt 80 ngàn tấn dầu
các loại.
- Giai đoạn 2021-2025 giá trị sản
xuất công nghiệp toàn ngành tăng bình quân từ 3,69%/năm. Đến năm 2025, sản xuất
và tiêu thụ 1.929 ngàn tấn dầu tinh luyện; 439 ngàn tấn dầu thô; xuất khẩu đạt
100 ngàn tấn dầu các loại.
3. Định hướng phát triển
a) Phát triển ngành theo hướng
hiện đại, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành để chủ động hội nhập
với khu vực và thế giới. Đối với các nhà máy xây dựng mới phải áp dụng công nghệ
tiên tiến, hiện đại để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, có thể
cạnh tranh với các nước trong khu vực và xuất khẩu
b) Khuyến khích phát triển các
cơ sở ép, trích ly dầu thô có quy mô lớn, hiện đại, trước mắt sử dụng nguyên liệu
nhập khẩu sau đó thay dần bằng nguyên liệu trong nước.
c) Tập trung phát triển vùng
nguyên liệu cây có dầu quy mô lớn phục vụ cho công nghiệp sản xuất dầu thô thay
thế dần nguyên liệu nhập khẩu, trên cơ sở áp dụng rộng rãi các loại giống mới
có năng suất và chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong gieo trồng
và bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Tập trung nghiên cứu, trồng thử nghiệm để
tuyển chọn được các cây có dầu chủ lực có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh
tranh với các loại cây khác để phát triển ổn định lâu dài.
4. Quy hoạch phát triển sản phẩm
và quy hoạch phân bố năng lực sản xuất theo vùng lãnh thổ
a) Quy hoạch sản phẩm
- Sản xuất dầu thô:
Giai đoạn 2011-2015: tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 36,77%/năm. Đến năm 2015 sản lượng dầu thô đạt 268
ngàn tấn
Giai đoạn 2016-2020: tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 6,66%/năm. Đến năm 2020 sản lượng dầu thô đạt 370
ngàn tấn
Giai đoạn 2021-2025: tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 3,46%/năm. Đến năm 2025 sản lượng dầu thô đạt 439
ngàn tấn.
- Sản xuất dầu tinh luyện:
Giai đoạn 2011-2015: tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 9,92%/năm. Đến năm 2015 sản lượng dầu tinh luyện đạt 1.138
ngàn tấn; Để tận dụng hết công suất hiện có trong giai đoạn 2011 -2015 tạm ngừng
đầu tư mới các dự án đầu tư tinh luyện dầu ăn
Giai đoạn 2016-2020: tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 6,88%/năm. Đến năm 2020 sản lượng dầu tinh luyện đạt
1.587 ngàn tấn
Giai đoạn 2021-2025: tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 3,98%/năm. Đến năm 2025 sản lượng dầu tinh luyện đạt
1.929 ngàn tấn.
b) Quy hoạch theo vùng lãnh thổ
Quy hoạch phân bố sản lượng sản
xuất dầu thô và dầu tinh luyện trên toàn quốc được phân theo 6 vùng lãnh thổ
(phụ lục số 2 kèm theo Quyết định này).
Việc bố trí năng lực sản xuất dầu
thô và dầu tinh luyện theo vùng và lãnh thổ tạo ra sự phát triển cân đối giữa
các vùng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước theo từng giai
đoạn.
5. Nhu cầu vốn đầu tư
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn
ngành giai đoạn 2009-2010 dự tính là 1.923 tỷ đồng; giai đoạn 2011 -2015 Khoảng
3.320 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 Khoảng 3.670 tỷ đồng; giai đoạn 2021 -2025
Khoảng 2.360 tỷ đồng chi tiết xem phụ lục 3 kèm theo quyết định này).
Nguồn vốn đầu tư được huy động
từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội, vốn vay các ngân hàng trong và ngoài nước,
vốn huy động từ nguồn phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, vốn vay ưu
đãi của Nhà nước.
6. Hệ thống các giải pháp và
chính sách thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp về thị trường
- Tăng cường kiểm tra chất lượng
hàng hoá nhập khẩu và lưu thông trên thị trường trong nước để chống hàng lậu,
hàng kém chất lượng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tổ chức thường niên hội chợ
triển lãm trong nước để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm.
Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, giới thiệu quảng bá sản phẩm ở nước
ngoài theo chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để mở rộng thị trường xuất
khẩu.
- Các doanh nghiệp xây dựng chiến
lược kinh dpanh, phát triển thị trường. Tổ chức nghiên cứu thị trường, thị hiếu
khách hàng để có giải pháp đáp ứng nhu cầu giữ vững và phát triển thị phần, mở
thêm thị trường mới. Xây dựng và phát triển rộng khắp hệ thống đại lý và tiêu
thụ sản phẩm, phát huy vai trò của các chi nhánh nhằm tăng tính chủ động trong
kinh doanh.
- Các doanh nghiệp chủ động
phát hiện những hành vi gian lận và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường
để phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Không ngừng nghiên cứu đưa ra
thị trường sản phẩm mới, đa dạng hoá các sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm
có giá trị dinh dưỡng cao để tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh
nghiệp.
b) Giải pháp xây dựng thương hiệu
sản phẩm.
- Các doanh nghiệp cần xây dựng
kế hoạch, chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm của mình dựa trên cơ sở
truyền thống, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Trong đó, đặc biệt chú trọng
đến chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh thực phẩm; áp dụng hệ thống quản lý
theo ISO 9000 và HACCP để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh thực phẩm
và bảo vệ môi trường. Tích cực tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để
giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp, đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu trên
thị trường trong nước, quốc tế. Tham gia các chương trình xúc tiến thương mại
quốc gia để tìm hiểu khách hàng, mở rộng thị trường và gia tăng xuất khẩu"
- Đối với các thương hiệu sản
phẩm Việt đã nổi tiếng, có uy tín trong nước, cần có chiến lược phát triển lâu
dài trên cơ sở mở rộng sản xuất để giữ vững và phát triển thị phần, nâng cao chất
lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng sản phẩm, củng cố và phát
triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm bảo đảm tin cậy, thuận lợi, uy tín với khách
hàng.
- Nhà nước tăng cường giám sát
bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, đấu tranh chống hàng
lậu, hàng kém chất lượng để bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp và người tiêu
dùng.
- Hàng năm Bộ Công Thương tổ chức
bình chọn và công bố danh hiệu thương hiệu Việt, thương hiệu địa phương theo
tiêu chí thống nhất để khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm
và xây dựng thương hiệu.
c) Giải pháp về đầu tư
- Khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư mở rộng sản xuất kết hợp đổi mới công nghệ, thiết bị; áp dụng các giải
pháp tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu
- Tăng cường kiểm soát các dự
án đầu tư mới nhằm hạn chế các dự án có công nghệ, thiết bị lạc hậu không đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm. Tất cả các dự án đầu tư mới phải có hệ thống xử lý
chất thải thoả mãn các quy định về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng chương trình phát
triển cây nguyên liệu có dầu, trong đó ưu tiên xây dựng các vùng trồng cây
nguyên liệu có dầu tập trung tại các địa phương có tiềm năng. Khuyến khích các
doanh nghiệp chế biến đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu đế giảm nhập khẩu, chủ động
nguồn nguyên liệu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
d) Giải pháp về quản lý ngành
- Ban hành tiêu chuẩn chất lượng,
quy chuẩn sản xuất đối với các sản phẩm dầu thực phẩm theo thông lệ quốc tế để
làm cơ sở giám sát kiểm tra.
- Tăng cường kiểm tra chặt chẽ
về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường đối với các cơ sở sản xuất
trong nước. Bắt buộc các doanh nghiệp phải công bố, đăng ký chất lượng sản phẩm.
Thực hiện tốt công tác đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm xuất, nhập khẩu
theo tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế.
- Tăng cường sự phối hợp, phân
công rõ ràng trong việc nghiên cứu, thử nghiệm và nhân giống mới các cây có dầu
giữa Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để nâng cao trách
nhiệm và phát huy hiệu quả nghiên cứu.
- Thành lập Hiệp hội Dầu thực vật
Việt Nam để tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp kiến nghị với Nhà nước các cơ
chế, chính sách phát triển ngành, tham gia cùng các cơ quan quản lý nhà nước chống
hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp và
người tiêu dùng.
đ) Giải pháp về nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ
- Nhà nước khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản
xuất; mua công nghệ, thiết bị tiên tiến của các nước phát triển, nhận chuyển giao
công nghệ của các công ty hàng đầu thế giới.
- Tổ chức nghiên cứu và trồng
thử nghiệm giống cây có dầu một cách toàn diện để tạo ra được những giống cây
có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt có thể cạnh tranh với các loại cây
khác.
- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh
phí cho các doanh nghiệp nghiên cứu trồng thử nghiệm và phát triển vùng nguyên
liệu cây có dầu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Các chi phí cho nghiên cứu khoa
học công nghệ ở doanh nghiệp được hạch toán vào giá thành sản phẩm.
- Đầu tư tăng cường cơ sở vật
chất, kỹ thuật cho các viện, trung tâm nghiên cứu giống cây có dầu của Bộ Công
Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để nghiên cứu, sản xuất giống
cây có dầu bao gồm giống gốc, giống bố mẹ và giống lai F1; nhập khẩu giống gốc
có năng suất và chất lượng cao...
e) Giải pháp về phát triển sản
xuất nguyên liệu cho ngành.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn tiến hành quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng chính
sách đối với cây có dầu (đậu nành, lạc, vừng, cọ dầu, cải dầu, hạt hướng
dương...). Khuyến khích nông dân đưa các giống mới (đặc biệt là giống biến đổi
gen) vào áp dụng đại trà kết hợp với thâm canh, mở rộng diện tích gieo trồng
phát triển thành các vùng nguyên liệu quy mô lớn.
- Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ
các chương trình giúp cho nông dân xóa đói giảm nghèo, chương trình khuyến nông
cho các địa phương và doanh nghiệp xây dựng các mô hình kiểu mẫu về phát triển
thâm canh cây có dầu cho bà con tham quan học hỏi kinh nghiệm để nhân rộng, đặc
biệt đối với các xã vùng sâu vùng xa và vùng đồng bào dân tộc ít người.
g) Giải pháp về đào tạo nguồn
nhân lực
- Các doanh nghiệp lập chương
trình và kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ và thợ lành nghề. Việc
đào tạo phải tiến hành theo phương châm vừa phát triển chiều rộng nhằm đáp ứng
yêu cầu trước mắt, nhưng đồng thời cũng phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ
chuyên sâu, các cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành để chuẩn bị cho phát triển
ngành trong tương lai. Kết hợp cả đào tạo trong nước và ngoài nước; cả chính quy
và tại chức, cả ngắn hạn và dài hạn.
- Chú trọng đào tạo các nghề mới
phục vụ cho các nhà máy trích ly hạt có dầu ở các trường chuyên nghiệp. Trong
trường hợp các cơ sở sản xuất tự tổ chức đào tạo tại chỗ thì Nhà nước sẽ hỗ trợ
một phần kinh phí đào tạo cho cơ sở.
- Tổ chức các buổi tập huấn kỹ
thuật và phổ biến kinh nghiệm cho bà con nông dân về gieo trồng, chăm sóc và
thu hoạch, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, thông qua hệ thống khuyến nông ở
các địa phương và sự hỗ trợ của doanh nghiệp.
h) Giải pháp về tài chính và
tín dụng
- Khuyến khích và tạo Điều kiện
để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất dầu thực phẩm thông qua việc
góp vốn, phát hành cổ phiếu trái phiếu, vay vốn tại các tổ chức tín dụng trong
và ngoài nước.
- Các dự án sản xuất dầu thô sử
dụng nguồn nguyên liệu trong nước được hưởng chính sách ưu đãi thuế như dự án
khuyến khích đầu tư theo Luật Đầu tư.
- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh
phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học, vốn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước
thải. Doanh nghiệp đầu tư trồng thử nghiệm các cây có dầu được vay vốn ưu đãi của
Chính phủ.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối
hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương chỉ đạo phát triển ngành theo Quy hoạch này.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng quy hoạch và tổ chức thực
hiện phát triển vùng nguyên liệu tập trung đối với cây có dầu thông qua hệ thống
khuyến nông và chương trình xúc tiến phát triển cây có dầu chủ lực.
3. Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Văn hoá,
Thông tin và Truyền thông theo chức năng của mình, chủ trì và phối hợp với Bộ
Công Thương:
- Ban hành tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm, các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và phối hợp với các địa phương tổ chức
kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ
sinh môi trường và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp.
- Điều hành mức thuế nhập khẩu
nguyên liệu và thành phẩm dầu thực vật hợp lý để khuyến khích phát triển trong
nước.
4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hoá Quy hoạch phát triển Ngành dầu thực
vật Việt Nam trên địa bàn tỉnh, thành phố; tham gia với các Bộ, ngành kiểm tra,
giám sát việc triển khai thực hiện Quy hoạch này để đảm bảo tính đồng bộ, thống
nhất với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chủ trì
quy hoạch, phân bổ đất cho phát triển các vùng nguyên liệu tập trung và đất cho
các nhà máy chế biến ở địa phương.
5. Tổng công ty công nghiệp Dầu
thực vật Việt Nam:
- Là doanh nghiệp chủ đạo của
ngành có trách nhiệm phát triển nhưng dự án trích ly và tinh luyện dầu thực vật
có quy mô lớn.
- Là đầu mối vận động thành lập
Hiệp hội Dầu thực vật Việt Nam để trình Bộ Công Thương và Chính phủ phê duyệt
- Phối hợp với các địa phương,
nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển cây nguyên liệu dầu chủ lực trình
các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Viện nghiên cứu Dầu và cây
có Dầu phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu trồng thử nghiệm, tuyển chọn giống
cây có dầu hiệu quả cao để phát triển với quy mô lớn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
PHỤ LỤC 1
CHÚ THÍCH CÁC VÙNG TRONG CẢ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3388/QĐ-BCT, Ngày 28 tháng
6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Vùng Trung du miền núi
phía Bắc gồm 14 Tỉnh: Bắc Cạn, Bắc Giang; Cao Bằng,
Điện Biên; Hà Giang, Hoà Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.
2. Vùng Đồng bằng sông Hồng
gồm 11 Tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải
Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
3. Vùng Duyên hải miền Trung
gồm 14 Tỉnh: Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà
Tĩnh, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế.
4. Vùng Tây Nguyên gồm 5 Tỉnh: Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
5. Vùng Đông Nam bộ gồm 6 Tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, TP. Hồ Chí
Minh, Tây Ninh
6. Vùng Đồng bằng sông Cửu
Long gồm 13 Tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần
Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh,
Vĩnh Long, Hậu Giang
PHỤ LỤC 2
QUY HOẠCH PHÂN BỔ SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT
THEO VÙNG LÃNH THỔ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3388/QĐ-BCT, Ngày 28 tháng
6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Đơn
vị tính: ngàn tấn/năm
Tên vùng
|
Sản lượng sản xuất theo vùng
|
Năm 2010
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
Năm 2025
|
Vùng Đồng bằng sông Hồng
|
|
|
|
|
- Sản xuất dầu thô
|
0
|
36
|
72
|
72
|
- Sản xuất dầu tinh luyện
|
124
|
261
|
290
|
323
|
Vùng Duyên hải miền Trung
|
|
|
|
|
- Sản xuất dầu thô
|
4
|
4
|
4
|
4
|
- Sản xuất dầu tinh luyện
|
19
|
19
|
21
|
23
|
Vùng Đông Nam Bộ
|
|
|
|
|
- Sản xuất dầu thô
|
27
|
171
|
237
|
266
|
- Sản xuất dầu tinh luyện
|
509
|
782
|
1.192
|
1.489
|
Vùng Đồng bằng sông Cửu
Long
|
|
|
|
|
- Sản xuất dầu thô
|
25
|
57
|
57
|
51
|
- Sản xuất dầu tinh luyện
|
57
|
76
|
84
|
93
|
Cả nước
|
|
|
|
|
- Sản xuất dầu thô
|
56
|
268
|
370
|
393
|
- Sản xuất dầu tinh luyện
|
709
|
1.138
|
1.587
|
1.929
|
PHỤ LỤC 3
NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3388/QĐ-BCT, Ngày 28 tháng
6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Đơn
vị tính: Tỷ đồng
Tên vùng
|
Nhu cầu vốn đầu tư theo vùng
|
GĐ 2009 - 2010
|
GĐ 2011 - 2015
|
GĐ 2016 - 2020
|
GĐ 2021 - 2025
|
Vùng Đồng bằng sông Hồng
|
|
980
|
1080
|
0
|
- Sản xuất dầu thô
|
|
600
|
1080
|
|
- Sản xuất dầu tinh luyện
|
|
380
|
|
|
Vùng Duyên hải miền Trung
|
|
|
|
|
- Sản xuất dầu thô
|
|
|
|
|
- Sản xuất dầu tinh luyện
|
|
|
|
|
Vùng Đông Nam Bộ
|
923
|
2000
|
2590
|
2180
|
- Sản xuất dầu thô
|
1.600
|
1400
|
1480
|
1480
|
- Sản xuất dầu tinh luyện
|
323
|
600
|
1110
|
700
|
Vùng Đồng bằng sông Cửu
Long
|
|
340
|
|
180
|
- Sản xuất dầu thô
|
|
170
|
|
80
|
- Sản xuất dầu tinh luyện
|
|
170
|
|
100
|
Cả nước
|
1.923
|
3320
|
3670
|
2360
|
- Sản xuất dầu thô
|
1.600
|
2170
|
2560
|
1560
|
- Sản xuất dầu tinh luyện
|
323
|
1150
|
1110
|
800
|