THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
199/2006/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP CÔNG TY MẸ - TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về tổ
chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công
ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
Căn cứ Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hình thành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam;
Xét đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1.
Thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (sau
đây gọi là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) trên cơ sở tổ chức lại bộ máy quản lý, điều
hành, tham mưu giúp việc và các ban quản lý dự án của Tổng công ty Dầu khí Việt
Nam.
1. Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều
lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo
quy định của pháp luật; được tự chủ kinh doanh; có trách nhiệm kế thừa các quyền,
nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
2. Tên gọi đầy
đủ: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM
OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là PETROVIETNAM, viết tắt là PVN.
3. Trụ sở
chính: Đặt tại thành phố Hà Nội.
4. Cơ cấu tổ chức
của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại thời điểm thành lập, bao gồm:
- Văn phòng, các phòng, ban tham
mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc;
- Các Ban quản lý dự án do Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam là chủ đầu tư;
- Trung tâm Công nghệ tin học;
- Các chi nhánh, văn phòng đại
diện.
5. Vốn điều lệ
của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty Dầu khí Việt
Nam tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2006, sau khi đã kiểm toán.
6. Ngành, nghề
kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:
- Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò,
khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển dầu khí, làm dịch vụ về dầu khí;
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị
dầu khí, sản phẩm dầu khí, hoá dầu;
- Kinh doanh, phân phối các sản
phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hoá phẩm dầu khí;
- Khảo sát, thiết kế, xây dựng,
khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng;
- Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết
kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng; sản xuất và kinh
doanh vật liệu xây dựng;
- Đầu tư, kinh doanh bất động sản;
- Đầu tư, sản xuất, kinh doanh
điện;
- Hoạt động tài chính, chứng
khoán, ngân hàng, bảo hiểm;
- Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu
khí; xuất khẩu lao động;
- Kinh doanh khách sạn, du lịch,
văn phòng giao dịch;
- Các ngành, nghề khác theo quy
định của pháp luật.
7. Cơ cấu quản
lý và điều hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gồm:
a/ Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam, có tối đa 09 thành viên. Trong đó, 01 đại diện lãnh đạo Bộ Công nghiệp, 01
đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính là thành viên kiêm nhiệm. Thành viên Hội đồng quản
trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
b/ Ban Kiểm soát Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam do Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bổ nhiệm, có tối đa
05 thành viên, trong đó Trưởng ban Kiểm soát là thành viên Hội đồng quản trị;
c/ Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam do Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm
hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận;
d/ Giúp việc Tổng Giám đốc có
các Phó Tổng Giám đốc và kế toán trưởng do Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc.
đ/ Bộ máy giúp việc Hội đồng quản
trị và Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có văn phòng và các ban chức
năng tham mưu.
8. Mối quan hệ
giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với chủ sở hữu nhà nước và các đơn vị thành viên
được thực hiện phù hợp với pháp luật và Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam.
9. Cơ chế tài
chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được quy định tại Nghị định của Chính phủ.
10. Chính phủ
thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền, nghiã vụ của chủ sở hữu nhà
nước đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Hội đồng quản trị Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo quy định của
pháp luật. Cụ thể như sau:
a/ Thủ tướng Chính phủ quyết định:
- Phê duyệt mục tiêu, chiến lược,
kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo đề
nghị của Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và ý kiến của các Bộ: Công
nghiệp và Kế hoạch và Đầu tư;
- Phê duyệt điều lệ, phê duyệt sửa
đổi và bổ sung điều lệ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng quản
trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và ý kiến của các Bộ: Công nghiệp, tài chính, Kế
hoạch và Đầu tư;
- Tổ chức lại, giải thể, đa dạng
hoá sở hữu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam và ý kiến của các Bộ: Công nghiệp, Tài chính, Kế hoạch và
Đầu tư;
- Bổ nhiệm Chủ tịch và thành
viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp và thẩm định của Bộ Nội vụ;
- Chấp thuận việc bổ nhiệm hoặc
ký hợp đồng với Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng
quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và thẩm định của Bộ Công nghiệp;
- Thông qua đề án thành lập mới
doanh nghiệp do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 100% vốn điều lệ; việc tổ chức
lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản doanh nghiệp thành viên Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia Việt Nam; Việc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tiếp nhận thành
viên mới;
- Phê duyệt các dự án đầu tư của
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các dự án đầu tư ra ngoài Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật
về đầu tư;
- Quyết định việc đầu tư vốn để
hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động đối
với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam và ý kiến của các Bộ: Công nghiệp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư.
b/ Bộ Công nghiệp:
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam;
- Thẩm định việc thực hiện quy
trình, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với Tổng Giám đốc
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam do Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình
Thủ tướng Chính phủ;
- Chỉ đạo triển khai, kiểm tra
việc thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn của Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt;
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ ý
kiến khi Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ
về:
+ Mục tiêu, chiến lược, kế hoạch
dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
+ Điều lệ, phê duyệt sửa đổi và
bổ sung điều lệ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
+ Tổ chức lại, giải thể, đa dạng
hoá sở hữu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
- Giám sát thực hiện các dự án đầu
tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về
đầu tư.
c/ Bộ Tài chính:
- Thực hiện việc đầu tư vốn để
hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng
vốn, thực hiện Nghị định về cơ chế tài chính đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
d/ Bộ Nội vụ:
- Thẩm định về quy trình, thủ tục,
tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam do Bộ Công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ;
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch và các thành
viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Giám sát việc thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
e) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
liên quan đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
g) Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam và đại diện chủ sở hữu đối với công ty do mình đầu tư toàn bộ vốn điều lệ.
Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam:
- Trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, sửa đôi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam;
- Xây dựng đề án thành lập mới,
tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam trình Thủ tướng Chính phủ; triển khai thực hiện theo đề án đã được phê duyệt;
- Quyết định mục tiêu, chiến lược,
kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sau
khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và của công ty do Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam sở hữu toàn bộ vốn điều lệ;
- Phê duyệt điều lệ, phê duyệt sửa
đổi và bổ sung điều lệ của công ty thành viên do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm
giữ toàn bộ vốn điều lệ;
- Quyết định sử dụng, đầu tư và
điều chỉnh vốn, các nguồn lực khác do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư đối với
các công ty thành viên, nhưng phải đảm bảo yêu cầu mức vốn điều lệ khi thành lập
doanh nghiệp hoặc mức vốn pháp định đối với các ngành, nghề theo quy định của
pháp luật;
- Quyết định sử dụng vốn của Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam để đầu tư thành lập đơn vị thành viên do Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam sở hữu toàn bộ vốn điều lệ nhưng không vượt quá mức vốn đầu tư thuộc
thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị và sau khi có sự chấp thuận của Thủ
tướng Chính phủ;
- Phê duyệt đề án góp vốn của
công ty thành viên do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ để thành lập mới các
công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên,
công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên ngoài ngành, lĩnh vực,
địa bàn quy định tại Điều 6 Luật Doanh nghiệp nhà nước;
- Quyết định các dự án đầu tư
nhóm A nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển 5 năm của Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng
giám đốc quyết định các dự án góp vốn liên doanh với chủ đầu tư nước ngoài, dự
án đầu tư ra nước ngoài của công ty thành viên do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều
lệ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật
về đầu tư;
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc
sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận;
- Kiểm tra, giám sát Chủ tịch và
thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc, giám đốc đơn vị
thành viên trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật
Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam.
11. Các công
ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:
a/ Các tổng công ty hoạt động
theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ
100% vốn điều lệ:
- Tổng Công ty Thăm dò và Khai
thác dầu khí (được hình thành trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị hoạt động
tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí);
- Tổng Công ty Khí (được hình
thành trên cơ sở tổ chức lại Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí và
các đơn vị sản xuất, kinh doanh bán buôn khí, các xí nghiệp liên doanh, các ban
quản lý dự án khí);
- Tổng Công ty Sản xuất và Kinh
doanh điện (thành lập mới khi các nhà máy điện do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm
chủ đầu tư đi vào hoạt động);
- Tổng Công ty Lọc, hoá dầu
(thành lập mới khi các nhà máy lọc, hoá dầu do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ
đầu tư đi vào hoạt động).
Cơ cấu quản lý của các tổng công
ty nêu trên gồm: Chủ tịch Tổng Công ty, Tổng Giám đốc Tổng Công ty, các Phó Tổng
Giám đốc Tổng Công ty, kế toán trưởng Tổng Công ty và bộ máy giúp việc.
b/ Các công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ (thực hiện
trong năm 2006-2007):
- Công ty Tài chính dầu khí;
- Công ty Thương mại dầu khí;
- Công ty Chế biến và Kinh doanh
sản phẩm dầu mỏ;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên Cung ứng và Xuất khẩu lao động dầu khí (thành lập mới).
c/ Các công ty do Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:
- Các công ty cổ phần:
+ Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật
dầu khí;
+ Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch
dầu khí;
+ Công ty cổ phần Khoan và Dịch
vụ khoan dầu khí;
+ Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư
và Thiết kế dầu khí;
+ Công ty cổ phần Xây lắp dầu
khí;
+ Công ty cổ phần Dung dịch
khoan và Hoá phẩm dầu khí.
- Các công ty thực hiện cổ phần
hóa năm 2006-2007:
+ Công ty Bảo hiểm dầu khí;
+ Công ty Vận tải dầu khí;
+ Công ty Phân đạm và Hoá chất dầu
khí.
d/ Các doanh nghiệp liên doanh:
- Xí nghiệp liên doanh dầu khí
Việt – Xô;
- Công ty liên doanh dầu khí
Mekong.
đ/ Các doanh nghiệp thành lập mới
theo quy định của pháp luật:
- Công ty cổ phần Bất động sản dầu
khí;
- Công ty cổ phần Chứng khoán dầu
khí;
- Ngân hàng cổ phần Dầu khí.
12. Các công
ty liên kết do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ:
a/ Các công ty thực hiện cổ phần
hóa năm 2006-2007:
- Công ty Kinh doanh khí hoá lỏng
miền Bắc;
- Công ty Kinh doanh khí hoá lỏng
miền Nam.
b/ Các công ty khácd hình thành
theo quy định của pháp luật.
13. Doanh nghiệp
khoa học công nghệ: hình thành trên cơ sở tổ chức lại Viện Dầu khí và các đơn vị
nghiên cứu trong Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.
14. Các cơ sở
đào tạo:
- Trường Đào tạo nhân lực dầu
khí;
- Trường Đại học Dầu khí (thành
lập khi có đủ điều kiện, hoạt động theo cơ chế kinh doanh).
15. Hội đồng
quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bổ sung thêm công ty con, công ty liên kết
và các đơn vị thành viên khác theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện:
1. Bộ Công nghiệp trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam, chậm nhát trong Quý IV năm 2006.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp
với Bộ Công nghiệp, Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các cơ quan
liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ về cơ chế
tài chính đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
3. Chủ tịch và thành viên Hội đồng
quản trị, Tổng Giám đốc của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam tiếp tục quản lý, điều
hành Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho đến khi Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản
trị, Tổng Giám đốc, của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được bổ nhiệm theo quy định của
pháp luật.
4. Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam:
- Trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
- Trình Thủ tướng Chính phủ chấp
thuận để bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
- Trình Thủ tướng Chính phủ
thông qua đề án thành lập các tổng công ty nói ở mục a khoản 11 và việc hình
thành các công ty nói ở mục đ khoản 11 và khoản 13 Điều 1 Quyết định này; quyết
định việc hình thành các công ty nói ở mục b khoản 11 Điều 1 Quyết định này.
- Trình Bộ Công nghiệp quyết định
việc cổ phần hóa các công ty nói ở mục c khoản 11 và khoản 12 Điều 1 Quyết định
này.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ trưởng các Bộ: Công nghiệp,
Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Thủ
trưởng các cơ quan liên quan, Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Hội
đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Nguyễn Tấn Dũng
|