TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1610/QĐ-TLĐ
|
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ GIAO DỰ TOÁN TÀI
CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2020
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012;
Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Căn cứ Nghị định số
191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính
công đoàn;
- Căn cứ Nghị quyết số 07b/NQ-TLĐ ngày 21/01/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam khóa XI về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới; Nghị quyết số
09c/NQ-BCH ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Tổng liên đoàn về “Điều chỉnh tỷ
trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp công đoàn để tạo nguồn
kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các KCN, KCX”;
- Căn cứ Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ
của Tổng Liên đoàn ngày 19/12/2016 về việc ban hành Quy định về quản lý tài
chính, tài sản công đoàn, thu và phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp
tài chính và các quy định có liên quan khác;
- Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng
Liên đoàn,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao
dự toán tài chính công đoàn năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thực hiện trong năm
tài chính 2020.
Điều 3. Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; các cấp
Công đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: Văn thư, Ban Tài chính TLĐ
|
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Văn Anh
|
QUY ĐỊNH
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ GIAO DỰ TOÁN TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1610/QĐ-TLĐ ngày 22 tháng 10
năm 2019 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam)
I. NGUYÊN TẮC
CHUNG ĐỂ XÂY DỰNG VÀ GIAO DỰ TOÁN TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2020
1. Căn cứ
- Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về
tài chính công đoàn;
- Nghị quyết số 07b/NQ-TLĐ ngày 21/01/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam khóa XI về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới; Nghị quyết số
09c/NQ-BCH ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về “Điều chỉnh tỉ
trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp công đoàn để tạo nguồn
kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các Khu công nghiệp,
Khu chế xuất”;
- Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày
19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về quản
lý tài chính, tài sản công đoàn, thu và phân phối nguồn thu và thưởng, phạt
thu, nộp tài chính;
- Hướng dẫn số 1305/HD-TLĐ ngày
15/8/2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thu kinh phí công đoàn
khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản của Tổng Liên đoàn.
2. Nguyên tắc chung
- Kinh phí công đoàn 2% được tính
trên tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo
hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Do đó, cơ sở xác định
Quỹ tiền lương nộp kinh phí công đoàn 2% năm 2020 tại các đơn vị được tính trên
tiền lương bình quân đóng Bảo hiểm xã hội 6 tháng đầu năm
2019 tại đơn vị nhân với số lao động thuộc đối tượng phải
đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Đoàn phí công đoàn được tính trên số
đoàn viên công đoàn nhân với tiền lương và phụ cấp lương tại
từng khu vực và theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Phân phối nguồn chi tại các cấp, tỉ
trọng chi tại các mục và mức chi của các nội dung đảm bảo theo quy định hiện
hành của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
- LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn
ngành trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thực hiện nghiêm túc việc thống kê số lao động, đoàn viên
tại các đơn vị trực thuộc đã thành lập tổ chức công đoàn và nơi chưa thành lập
tổ chức công đoàn, dự báo sự biến động số lao động, đoàn viên trong năm 2020,
phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương để tính tiền lương bình quân
đóng Bảo hiểm xã hội 6 tháng đầu năm 2019, từ đó xác định số thu kinh phí công
đoàn 2% đảm bảo sát thực tế, khả quan thực hiện. Trên cơ sở dữ liệu quản lý của
cơ quan Bảo hiểm xã hội Trung ương và của các địa phương,
Tổng Liên đoàn sẽ kiểm tra đối chiếu với dự toán của các đơn vị để xem xét phê
duyệt.
II. VỀ THU TÀI
CHÍNH CÔNG ĐOÀN
1. Thu kinh phí công đoàn
1.1. Lao động thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn
- Đối với cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở:
LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành
trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: phải
tổ chức thống kê số lao động thuộc đối tượng đóng kinh phí
công đoàn theo quy định tại các đơn vị theo khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực
sản xuất kinh doanh, số lao động được thống kê tại các đơn vị bao gồm: số lao động
đang đóng Bảo hiểm xã hội tại thời điểm 30/6/2019 (theo số liệu của cơ quan Bảo
hiểm xã hội cung cấp), số lao động tại đơn vị thuộc đối tượng phải nộp kinh phí
công đoàn nhưng chưa tham gia Bảo hiểm xã hội, số lao động dự kiến tăng (giảm)
tại đơn vị trong năm kế hoạch 2020.
- Đối với doanh nghiệp chưa thành lập
công đoàn cơ sở:
LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành
trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: phải
thống kê được danh sách các doanh nghiệp đã đóng Bảo hiểm xã hội tại thời điểm
30/6/2019 (theo số liệu của cơ quan Bảo hiểm xã hội cung cấp), từ đó thực hiện xác định số lao động tại các
doanh nghiệp như với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở.
Năm 2020, Tổng Liên đoàn chưa giao kế hoạch thu kinh phí
công đoàn 2% tại các doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở có dưới 10 lao
động tuy nhiên vẫn khuyến khích các đơn vị thu.
LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành
trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn khi
tổng hợp số lao động xây dựng dự toán tài chính công đoàn
năm 2020, nếu chênh lệch so với báo cáo thống kê lao động
đã báo cáo Tổng Liên đoàn theo Chương trình phát triển đoàn viên do Ban Tổ chức
Tổng Liên đoàn tổng hợp tại cùng thời điểm phải có báo cáo giải trình, thuyết
minh về số chênh lệch.
1.2. Quỹ lương thu kinh phí công đoàn
Quỹ tiền lương xác định thu kinh phí
công đoàn năm 2020 tại các đơn vị được xác định từ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
cho người lao động bình quân 6 tháng đầu năm 2019 có xác định
yếu tố tăng trưởng (theo số liệu của cơ quan BHXH cung cấp) nhân với số lao động
thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn được xác định tại mục “1.1. Lao động
thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn” của quy định này.
1.3. Số dự toán thu kinh phí
công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh
LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành
trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn căn
cứ số phải thu kinh phí công đoàn theo dự toán năm 2020 đơn vị xây dựng cho khu
vực sản xuất kinh doanh, thực hiện việc cập nhật số liệu phải thu vào cột S
- số tiền doanh nghiệp phải nộp trong năm (đối với những doanh
nghiệp đã kê khai vào phần mềm thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh
doanh qua tài khoản Công đoàn Việt Nam). Khi dự toán tài chính công đoàn năm
2020 được Tổng Liên đoàn phê duyệt, nếu có sự tăng/giảm về số phải thu, đơn vị
thực hiện điều chỉnh tăng/giảm tương ứng tại cột V- số phải nộp tăng, giảm
trong năm.
2. Thu đoàn phí công đoàn
Số thu đoàn phí công đoàn năm 2020 được
xác định trên cơ sở số đoàn viên thực tế tại các công đoàn cơ sở nhân với tiền
lương và phụ cấp của đoàn viên được quy định chi tiết tại
Chương IV Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam. Mức thu đoàn phí công đoàn bình quân của 1 đoàn viên năm 2020 tại các
LĐLĐ tỉnh thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng
Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đảm bảo không thấp hơn mức thu bình quân của 1 đoàn viên công đoàn theo báo cáo quyết
toán năm 2018 được duyệt.
III. VỀ PHÂN PHỐI
NGUỒN THU TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
Nguồn thu tài chính công đoàn phân phối
cho từng cấp thực hiện như sau:
1. Phân phối nguồn thu tài chính
giữa công đoàn các cấp trực thuộc LĐLĐ tỉnh, thành
phố; Công đoàn ngành trung ương và tương đương
1.1. Công đoàn cơ sở:
Năm 2020, công đoàn cơ sở được sử dụng
60% tổng số thu đoàn phí và 70% tổng số thu kinh phí công đoàn. Phần đoàn phí
công đoàn thu tăng thêm so với quy định tại Quyết định 1908/QĐ-TLĐ
được để lại 100% cho công đoàn cơ sở.
1.2. Công đoàn cấp trên cơ sở:
Nguồn thu đoàn phí công đoàn và kinh
phí công đoàn sau khi phân phối cho công đoàn cơ sở còn lại là 40% tổng số thu
đoàn phí và 30% tổng số thu kinh phí công đoàn sẽ do Tổng Liên đoàn hướng dẫn tỷ
lệ sử dụng tại cấp trên cơ sở, từ đó áp dụng tỷ lệ phân phối
tự động trên Phần mềm thu kinh phí công đoàn 2% khu vực sản xuất kinh doanh.
Tổng Liên đoàn phê duyệt số phải nộp
về Tổng Liên đoàn, số Tổng Liên đoàn hỗ trợ hoặc giao tự cân đối tại LĐLĐ tỉnh
thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực
thuộc.
Nguồn thu khác phát sinh ở cấp nào, cấp
đó được sử dụng.
1.3. Dự toán chi xây dựng cơ bản,
chi mua sắm (bao gồm cả mua ô tô) được đưa vào dự toán
để cân đối. Trong trường hợp không cân đối được thu, chi thì bổ sung từ nguồn
tài chính công đoàn tích lũy của đơn vị. Chủ trương, quy trình, thẩm quyền quyết
định về xây dựng cơ bản, mua sắm phải tuân thủ quy chế quản lý tài chính của Tổng
Liên đoàn ban hành.
1.4. LĐLĐ tỉnh thành phố, công
đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng
Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thực hiện Nghị quyết
số 09c/NQ-BCH ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về “Điều chỉnh tỉ
trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp công đoàn để tạo nguồn
kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các Khu công nghiệp,
Khu chế xuất”. Mức điều chỉnh: giảm 10% chi hành chính và 10% chi hoạt động
phong trào tại các cấp công đoàn trên toàn quốc.
Năm 2020, số kinh phí nộp tiết giảm
xác định trong dự toán tài chính công đoàn của các đơn vị lấy theo số chi thực
tế tại mục chi hành chính và hoạt động phong trào theo báo cáo quyết toán năm
2018 được duyệt. Hết niên độ bù trừ theo số quyết toán thực tế. Tổng Liên đoàn
mở 01 tài khoản để thu và theo dõi nguồn kinh phí. Đoàn Chủ
tịch Tổng Liên đoàn ban hành nguyên tắc, quy định sử dụng nguồn kinh phí nêu
trên.
2. Phân phối nguồn thu tài chính
công đoàn giữa Tổng Liên đoàn và LĐLĐ tỉnh, thành
phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương
Định mức tính giao dự toán năm 2020 của
Tổng Liên đoàn cho các đơn vị:
- Định mức chi làm căn cứ xác định
đơn vị được cấp hỗ trợ 200 triệu đồng/người/năm; Đơn vị tự cân đối 220 triệu đồng/người/năm;
Đơn vị nộp nghĩa vụ về Tổng Liên đoàn 240 triệu đồng/người/năm.
- Chỉ tiêu biên chế được giao: là chỉ
tiêu biên chế cán bộ công đoàn được Tổng Liên đoàn hoặc Tỉnh ủy, Thành ủy giao.
Lao động hợp đồng được Tổng Liên đoàn hoặc Tỉnh ủy, Thành ủy
cho phép ký hợp đồng (gửi kèm văn bản, quyết định của cấp có thẩm quyền giao
biên chế, cho phép tuyển dụng lao động) và lao động hợp đồng theo Nghị định số
68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.
- Để đảm bảo cân đối thu chi tại công
đoàn cấp trên cơ sở, Tổng Liên đoàn quy
định định mức bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách cấp trên cơ sở theo số
lao động thu kinh phí công đoàn là: 2.500 lao động bố trí 1 cán bộ
(định mức trên làm căn cứ giao dự toán cho các đơn vị được cấp hỗ trợ với cách
tính: tổng số lao động tính thu kinh phí công đoàn theo dự toán/2.500 lao động
= số cán bộ định mức).
- Hệ số điều chỉnh định mức bố trí
cán bộ đối với các tỉnh miền núi là 2,5 (số cán bộ theo định mức x 2,5) để tính mức cấp hỗ trợ kinh phí.
- Các trường hợp điều chỉnh tăng, giảm
nộp cho phù hợp mặt bằng chung khi giao dự toán năm 2020 do Thường trực Đoàn Chủ
tịch Tổng Liên đoàn quyết định.
- Tổng Liên đoàn giao chỉ tiêu nộp
kinh phí chỉ đạo phối hợp cho LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương trong dự toán tài chính hàng năm để các đơn vị thực
hiện và xem xét cấp kinh phí chỉ đạo phối hợp cho các đơn vị
được hưởng theo quy định.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Ban
Tài chính Tổng Liên đoàn có trách nhiệm hướng dẫn xây dựng dự toán tài chính
công đoàn năm 2020. Tổng hợp trình Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phê
duyệt và thông báo cho các đơn vị trong tháng 02/2020.
2. Ban
Thường vụ LĐLĐ các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương và tương đương;
Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn căn cứ Nguyên tắc xây dựng và
giao dự toán tài chính công đoàn 2020, Hướng dẫn xây dựng dự toán tài chính
công đoàn 2020 và các quy định hiện hành về tài chính của
Tổng Liên đoàn để cụ thể hóa cho đơn vị cấp dưới. Trên cơ sở nguồn thu và nhiệm
vụ công tác năm 2020 để giao nhiệm vụ chi và bố trí kinh phí dự phòng tại các
đơn vị trực thuộc.
Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc
báo cáo về Tổng Liên đoàn để được xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thường trực ĐCT-TLĐ;
- Các LĐLĐ tỉnh, thành phố;
- Các CĐ ngành TW và tương đương, CĐ TCT trực thuộc TLĐ;
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc TLĐ;
- Lưu: Văn thư, Ban Tài chính TLĐ.
|
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Văn Anh
|