Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 136/2007/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 20/08/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
******

Số: 136/2007/QĐ-TTg

 

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2012

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012 với các nội dung chủ yếu sau: 

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp và các dịch vụ khuyến công ở nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động theo hướng công nghiệp hoá, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển đời sống văn hóa - xã hội ở nông thôn.

2. Phát triển công nghiệp ở nông thôn với tốc độ tăng trưởng không thấp hơn tốc độ bình quân cả nước. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp nông thôn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 28 - 30%, kim ngạch xuất khẩu hàng tiểu thủ công nghiệp đạt khoảng 1 tỷ USD, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến các sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản.

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi

Chương trình gồm các hoạt động khuyến công quy định tại Điều 3 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ, do Bộ Công thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là tỉnh) quản lý và tổ chức thực hiện để hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn thuộc các ngành, nghề quy định tại Điều 6 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ.

2. Đối tượng

a) Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và xã (gọi là cơ sở công nghiệp nông thôn); bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;

b) Các tổ chức dịch vụ khuyến công, gồm: Trung tâm khuyến công, cơ sở đào tạo nghiên cứu khoa học công nghệ, doanh nghiệp có hoạt động tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn.

III. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề

a) Biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức các khóa đào tạo nghề, truyền nghề (chủ yếu là tại chỗ), ngắn hạn (dưới 1 năm), gắn với cơ sở công nghiệp nông thôn để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn;

b) Đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp để hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề ở nông thôn.

2. Chương trình nâng cao năng lực quản lý

a) Biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu khởi sự, quản trị doanh nghiệp công nghiệp nông thôn có nội dung phù hợp với nhu cầu thực tế và đối tượng đào tạo;

b) Đào tạo cán bộ của các tổ chức dịch vụ khuyến công để có đủ năng lực tham gia hoạt động tư vấn, đào tạo của chương trình (đào tạo giảng viên);

c) Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về khởi sự, quản trị doanh nghiệp nông thôn;

d) Tổ chức hội thảo, giới thiệu các kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ mới và các chủ đề khác liên quan đến sản xuất công nghiệp cho cơ sở công nghiệp nông thôn;

đ) Tổ chức, hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các khoá học, hội thảo; thăm quan, khảo sát học tập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước;

e) Tư vấn, hỗ trợ lập dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh để thành lập doanh nghiệp và doanh nghiệp mới thành lập.

3. Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật

a) Điều tra, khảo sát, xây dựng danh mục mô hình trình diễn kỹ thuật công nghệ mới, sản phẩm mới cần phổ biến nhân rộng; danh mục công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật cần hỗ trợ chuyển giao;

b) Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp để khuyến khích hiện đại hoá công nghệ truyền thống;

c) Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn về sửa chữa, sản xuất máy cơ khí, nông cụ phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp, cơ khí tiêu dùng; chế biến nông - lâm - thủy sản;

d) Hỗ trợ xây dựng các mô hình chế biến nguyên liệu, đặc biệt là quy mô nhỏ tại các vùng nguyên liệu phân tán để cung cấp cho các cơ sở công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp;

đ) Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường.

4. Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

a) Xây dựng Bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước;

b) Xây dựng và ban hành hệ thống Quy chế bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng theo 5 cấp: xã, huyện, tỉnh, khu vực (vùng), quốc gia;

c) Định kỳ (hàng năm) tổ chức bình chọn và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp xã, huyện, tỉnh, khu vực, quốc gia;

d) Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm tiêu biểu mở rộng sản xuất, thị trường, cải tiến công nghệ, mẫu mã, bao bì đóng gói... để tạo ra những sản phẩm đạt được cấp cao hơn;

đ) Tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Xây dựng, đăng ký thương hiệu và các hoạt động xúc tiến thương mại.

5. Chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin

a) Hỗ trợ hoạt động tư vấn khuyến công trong các lĩnh vực: lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; đất đai; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn;

b) Hình thành và phát triển các hoạt động tư vấn khuyến công, gồm: điểm tư vấn cố định; tư vấn trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; tư vấn qua mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Xây dựng trung tâm dữ liệu điện tử về công nghiệp nông thôn, mạng lưới cộng tác viên tư vấn khuyến công từ trung ương đến địa phương;

d) Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, ấn phẩm khuyến công, trang web và các hình thức thông tin đại chúng khác.

6. Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm - điểm công nghiệp

a) Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề; liên kết vệ tinh sản xuất các mặt hàng phụ trợ; mô hình liên kết cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống với các doanh nghiệp du lịch;

b) Hỗ trợ hình thành cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp trong các ngành dệt may, da giầy, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp;

c) Hỗ trợ lập quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm, điểm công nghiệp theo quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phương tại những địa bàn khó khăn, công nghiệp chậm phát triển.

7. Chương trình nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện

a) Nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên quan nhằm hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công;

b) Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, hướng dẫn hoạt động khuyến công để nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến công từ trung ương đến địa phương;

c) Kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại Bộ Công thương;

d) Đầu tư con người và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các Trung tâm khuyến công theo hướng chuyên nghiệp hóa, kết nối với các cơ quan, viện, trường, doanh nghiệp có khả năng thực hiện các hoạt động đào tạo, tư vấn kỹ thuật tại cơ sở;

đ) Xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công cho cán bộ làm công tác khuyến công;

e) Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn tài trợ nước ngoài và các tổ chức quốc tế cho hoạt động khuyến công.

Điều 2. Kinh phí thực hiện chương trình

1. Kinh phí sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách trung ương dành cho các hoạt động khuyến công do Bộ Công thương quản lý và tổ chức thực hiện dự kiến là 400 tỷ đồng.

2. Hàng năm, căn cứ vào Chương trình, Bộ Công thương (đối với kinh phí khuyến công quốc gia), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với kinh phí khuyến công địa phương) xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện để bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành. 

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công thương có nhiệm vụ:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình;

b) Ban hành hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình;

c) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm, theo các nội dung Chương trình quy định tại Điều 1 Quyết định này đối với những hoạt động, sản phẩm sản xuất có ý nghĩa toàn quốc hoặc khu vực phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp vùng, ngành và lãnh thổ;

d) Thành lập một số Trung tâm để thực hiện các đề án khuyến công quốc gia tại các vùng, do Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định theo thẩm quyền;

đ) Định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai thực hiện Chương trình.

2. Bộ Tài chính có nhiệm vụ:

a) Bảo đảm kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hoạt động khuyến công và hướng dẫn lập, quản lý sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương đạt hiệu quả, thiết thực;

b) Phối hợp với Bộ Công thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công thương lồng ghép các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác với các đề án khuyến công thuộc Chương trình này để triển khai thực hiện.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra giám sát các ngành, cấp tại địa phương thực hiện Chương trình;

b) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm theo các nội dung Chương trình quy định tại Điều 1 Quyết định này;

c) Đảm bảo nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về khuyến công; đầu tư cơ sở vật chất, con người cho Trung tâm khuyến công địa phương;

d) Tổ chức và huy động các nguồn lực, lồng ghép các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác với các đề án khuyến công thuộc Chương trình này để triển khai thực hiện;

đ) Định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Công thương về tình hình thực hiện Chương trình tại địa phương.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
  cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương
  về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
   trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,
  Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CN (5b). Trang.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng

 

 

 

 

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No.136/2007/QD-TTg

Hanoi, August 20, 2007

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL INDUSTRIAL EXTENSION PROGRAM UP TO 2012

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Government’s Decree No. 134/2004/ND-CP dated June 9, 2004 on encouraging rural industrial development;
At the proposal of the Ministry of Industry and Trade,

DECIDES:

Article 1. To approve the national industrial extension program up to 2012 with the following principal contents:

I. OBJECTIVE OF THE PROGRAM

1. To mobilize domestic and foreign resources for investment in industrial production and industrial extension services in rural areas, contributing to promotion of economic-labor restructuring towards industrialization, hunger elimination, poverty reduction and development of socio-cultural life in rural areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. SCOPE AND SUBJECTS OF THE PROGRAM

1. Scope

The program covers industrial extension activities specified in Article 3 of the Government's Decree No. 134/2004/ND-CP dated June 9, 2004, which are managed and organized by the Ministry of Industry and Trade and People’s Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provinces) in support of rural industrial development in lines and trades specified in Article 6 of the Government's Decree No. 134/2004/ND-CP dated June 9, 2004.

2. Subjects

a) Organizations and individuals directly investing in industrial production in rural districts, towns, townships and communes (referred to as rural industrial establishments), including small- and

medium-sized enterprises set up and operating under the Enterprise Law, cooperatives set up and operating under the Cooperative Law, and individual business households under the Government's Decree No. 88/2006/ND-CP dated August 29, 2006, on business registration;

b) Industrial extension service organizations, including industrial extension centers, scientific and technological training and research institutions and enterprises engaged in consultancy, training, technology transfer, information supply, trade promotion and other activities related to rural industrial production.

III. CONTENTS OF THE PROGRAM

1. The program on trade training, handing down and development

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Training skilled craftsmen and artisans to form a contingent of trainers for the program on training, handing down and developing rural trades.

2. The program on raising managerial capacity

a) Compiling curricula, textbooks, and documents on start-up and administration of rural industrial enterprises with contents suitable to practical needs and trainees;

b) Training cadres of industrial extension service organizations to be capable of participating in the program's consultancy and training activities (training trainers);

c) Organizing training courses on start-up and administration of rural enterprises;

d) Organizing workshops to introduce managerial, production and business experience, sciences and new technologies, and other themes related to industrial production for rural industrial establishments;

e) Organizing and supporting rural industrial establishments to participate in training courses and workshops, local and overseas study tours and field surveys to learn production and business experience;

f) Providing consultancy and support for the formulation of production and business projects and plans for setting up enterprises, and for newly set up enterprises.

3. The program in support of building of technical demonstration models and transfer of technologies and scientific and technical advances

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Supporting the building of demonstration models of cottage-industry production for encouraging the modernization of traditional technologies;

c) Supporting the building of demonstration models of repair and manufacture of mechanical machines and farming tools in service of agriculture, forestry, fishery, consumer engineering; and processing of agricultural, forestry and fishery products;

d) Supporting the building of raw-material processing models, especially small-scale ones, in scattered raw-material zones to supply raw materials for processing and cottage-industry establishments;

e) Supporting the transfer and application of modern machinery and equipment and advanced technologies to the stages of industrial and cottage-industry production and environmental pollution treatment.

4. The program on development of typical rural industrial products

a) Formulating a set of quality standards of rural industrial products imbued with traditional cultural identity, meeting the taste of local and foreign consumers;

b) Elaborating and promulgating systems of regulations on selection of typical rural industrial products which are conformable with corresponding standards at five levels: communal, district, provincial, regional and national;

c) Annually organizing the selection of, and grant of certificates for, typical rural industrial products at communal, district, provincial, regional and national levels;

d) Supporting rural industrial establishments with typical products to expand production and markets and renovate technologies, designs and packing in order to create higher-grade products;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The program on development of consultancy and information supply activities

a) Supporting industrial extension consultancy activities in the formulation of investment projects; marketing; management of production, finance, accountancy and human resources; designing of packages; land; and application of new technologies and equipment related to rural industrial production;

b) Forming and developing industrial extension consultancy activities, including providing consultancy at fixed places, providing consultancy directly to rural industrial establishments, and providing consultancy via the Internet and on the mass media; c) Building centers of electronic data on rural industries and networks of industrial extension consultants collaborators from the central to local level;

d) Designing television and broadcasting programs and publications; and establishing websites and other forms of public information on industrial extension.

6. The program in support of joint venture, association, economic cooperation, and development of industrial complexes and points

a) Supporting rural industrial establishments in setting up trade associations and societies; aligning satellite producers of subsidiary goods items; building models of association between traditional handicraft and fine-art production establishments and tourist enterprises;

b) Supporting the formation of clusters of associated textile and garment, footwear, mechanical engineering and cottage industry enterprises;

c) Supporting the planning and investment in the construction of infrastructures in industrial complexes and points in line with local industrial development plans in difficulty-stricken areas with under developed industries.

7. The program on raising managerial and organizational capacity

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Enhancing the inspection, supervision and guidance of industrial extension activities to raise their effectiveness from the central to local level;

c) Strengthening the apparatus and raising the capacity of state management of industrial extension activities at the Ministry of Industry and Trade;

d) Arranging personnel and material and technical foundations for industrial extension centers to operate in a professional manner and associate with agencies, institutes, schools and enterprises in order to conduct technical training and consultancy activities at the centers;

e) Formulating curricula, textbooks and documents and organizing training courses for industrial extension cadres to raise their capacity to manage and organize industrial extension activities;

f) Increasing international cooperation and calling for aid of foreign countries and international organizations for industrial extension activities.

Article 2. Funds for implementation of the Program

1. The central budget's economic non-business funds reserved for industrial extension activities are estimated at VND 400 billion to be managed and allocated by the Ministry of Industry and Trade.

2. Annually, based on the Program, the Ministry of Industry and Trade (for national industrial extension funds) or provincial-level People's Committees (for local industrial extension funds) shall formulate plans and make cost estimates for inclusion in state budget estimates according to the State Budget Law and current regulations.

Article 3. Organization of implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and provincial/municipal People's Committees in, disseminating, guiding, inspecting and supervising the implementation of the Program;

b) Promulgate, or coordinate with concerned ministries, branches and localities in promulgating, documents guiding the implementation of the Program;

c) Formulate, and organize the implementation of, annual industrial extension plans and schemes based on the Program's contents specified in Article l of this Decision with regard to national or regional production activities and products in conformity with regional, branch and territorial industrial development strategies and plannings;

d) Set up region-based centers for implementation of national industrial extension schemes as decided by the Minister of Industry and Trade according to his/her competence;

e) Annually report to the Prime Minister on the implementation of the Program.

2. The Ministry of Finance shall:

a) Allocate state budget funds for industrial extension activities and guide the setting up, management and use of national and local industrial extension funds in an effective and practical manner;

b) Coordinate with the Ministry of Industry and Trade in guiding, inspecting and supervising the implementation of the Program.

3. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Industry and Trade in integrating projects under national target programs and other socio-economic development programs into industrial extension schemes under this Program for implementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, disseminating, guiding, directing, inspecting and supervising local branches and levels in the implementation of the Program;

b) Formulate, and organize the implementation of, annual industrial extension plans and schemes based on the Program's contents specified in Article 1 of this Decision;

c) Allocate local budget funds and consolidate state management apparatuses for industrial extension work; arrange material foundations and personnel for local industrial extension centers;

d) Mobilize resources and integrate projects under national target programs and other socio-economic development programs into industrial extension schemes under this Program for implementation;

e) Quarterly report to the Ministry of Industry and Trade on the implementation of the Program in localities.

Article 4. Implementation provisions

1. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Sinh Hung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/08/2007 phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.734

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.51.3
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!