THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1271/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC TỔNG ĐIỀU TRA CƠ SỞ KINH TẾ, HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP
NĂM 2012
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 26
tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số
144/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Tổ chức Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012 (viết tắt
là Tổng điều tra) trên phạm vi cả nước nhằm thu thập thông tin cơ bản về các cơ
sở kinh tế (trừ các đơn vị hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
đã điều tra trong Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011),
cơ sở hành chính, sự nghiệp, cơ sở tôn giáo, các chi nhánh, văn phòng đại diện
của doanh nghiệp nước ngoài trên phạm vi cả nước, phục vụ việc đánh giá toàn diện
thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm cơ sở xây
dựng kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và
Chính phủ.
Điều 2.
Nội dung Tổng điều tra gồm:
1. Thông tin chung về cơ sở (tên
cơ sở, địa chỉ, điện thoại, số fax, email, loại hình sở hữu, loại hình tổ chức,
ngành hoạt động chính ... );
2. Thông tin về lao động của các
cơ sở (người quản lý, số lượng lao động, thu nhập, giới tính, trình độ chuyên
môn đào tạo...);
3. Thông tin về kết quả hoạt động
sản xuất, kinh doanh: Doanh thu, chi phí, lãi, lỗ, nộp ngân sách ... ;
4. Thông tin về tài sản: Tài sản
lưu động, tài sản cố định (máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng kho
tàng và tài sản cố định khác);
5. Thông tin về vốn đầu tư thực
hiện phân theo nguồn hình thành vốn và phân theo khoản mục đầu tư;
6. Thông tin về trang thiết bị
và ứng dụng công nghệ thông tin như: Sử dụng máy tính, kết nối và sử dụng
internet, website, giao dịch thương mại điện tử ...
Điều 3.
Tổng điều tra được tiến hành theo hai giai đoạn:
1. Giai đoạn 1: Thực hiện thu thập
thông tin của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc doanh nghiệp; các chi nhánh,
văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài. Thời gian thu thập thông tin từ
ngày 01 đến ngày 30 tháng 4 năm 2012;
2. Giai đoạn 2: Thực hiện thu thập
thông tin của các cơ sở hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, hiệp hội, tôn
giáo và các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể. Thời gian thu thập thông tin từ
ngày 01 đến ngày 30 tháng 7 năm 2012.
Công bố số liệu được thực hiện
theo từng giai đoạn để đáp ứng yêu cầu sử dụng
Điều 4. Trách
nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương
1. Bộ Kế hoạch
và Đầu tư (Tổng cục Thống kê): Chủ trì hoàn thiện phương án Tổng điều tra; phối
hợp với Bộ Tài chính hoàn chỉnh dự toán kinh phí Tổng điều tra trình Ban Chỉ đạo
Tổng điều tra Trung ương; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các địa
phương triển khai tổ chức, chỉ đạo thực hiện Tổng điều tra, tổng hợp và công bố
kết quả Tổng điều tra;
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ
chức điều tra theo ngành dọc trên cơ sở phương án Tổng điều tra của Ban Chỉ đạo
Trung ương và gửi kết quả về Ban Chỉ đạo Trung ương để tổng hợp chung kết quả của
cả nước;
3. Bộ Tài chính: Thẩm định dự
toán kinh phí, hướng dẫn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp trong việc quản lý,
sử dụng và quyết toán kinh phí;
4. Bộ Thông tin và Truyền thông,
các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương: phối hợp chặt chẽ với
Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương trong việc tuyên truyền phục vụ cuộc Tổng
điều tra;
5. Các Bộ, ngành liên quan, Uỷ
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức,
chỉ đạo thực hiện Tổng điều tra thống nhất theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung
ương
6. Uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư phê duyệt phương án Tổng điều tra.
Điều 5.
Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp như sau:
1. ở Trung ương: Thành lập Ban
Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương
a) Nhiệm vụ:
- Xây dựng phương án Tổng điều
tra trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt;
- Tổ chức điều tra thí điểm: Tổng
cục Thống kê tổ chức điều tra thí điểm để rút kinh nghiệm về nghiệp vụ và công
tác tổ chức chỉ đạo, triển khai Tổng điều tra;
- Tổ chức chỉ đạo: Tổng cục Thống
kê chủ trì thực hiện Tổng điều tra theo đúng phương án quy định.
b) Thành phần: Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư làm Trưởng Ban; Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê là Phó Trưởng
Ban thường trực; 01 Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê phụ trách công tác thống
kê thương mại, dịch vụ làm Uỷ viên thường trực; Đại diện Lãnh đạo các Bộ,
ngành: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tể, Bộ
Giáo dục và Đào tạo và Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ (Tổng cục Thống
kê) là đơn vị đầu mối thực hiện Tổng điều tra làm Uỷ viên.
c) Ban Chỉ đạo Tổng điều tra
Trung ương sử dụng con dấu của Tổng cục Thống kê.
2. ở địa phương; Thành lập Ban
Chỉ đạo Tổng điều tra ở cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp
huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) và cấp xã (xã, phường,
thị trấn).
a) Nhiệm vụ: Tổ chức và chỉ đạo
thực hiện cuộc Tổng điều tra tại địa phương mình.
b) Thành phần: Ban Chỉ đạo Tổng
điều tra cấp tỉnh, cấp huyện gồm: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Uỷ ban nhân dân
làm Trưởng Ban; Thủ trưởng cơ quan Thống kê cùng cấp làm Phó trưởng Ban thường
trực; Thủ trưởng (hoặc Phó Thủ trưởng) các cơ quan: Tài chính, Nội vụ, Lao động
- Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, một Phó Thủ trưởng cơ quan
Thống kê cùng cấp làm Uỷ viên.
Ban Chỉ đạo Tổng điều tra từ cấp
huyện trở lên được thành lập Tổ thường trực giúp việc do cơ quan Thống kê cùng
cấp chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện.
Thành phần Ban Chỉ đạo Tổng điều
tra cấp xã gồm Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Uỷ ban nhân dân làm Trưởng ban,
công chức các ngành Thống kê, Tài chính xã làm uỷ viên, trong đó công chức thống
kê xã làm Uỷ viên thường trực.
3. Ban chỉ đạo Tổng điều tra
Trung ương và Ban chỉ đạo Tổng điều tra các cấp tự giải thể sau khi hoàn thành
nhiệm vụ Tổng điều tra.
Điều 6.
Kinh phí thực hiện cuộc Tổng điều tra do ngân sách Trung ương bảo đảm. Căn cứ kế
hoạch, nội dung, phương án của cuộc Tổng điều tra, Ban chỉ đạo Tổng điều tra
Trung ương (đơn vị chủ trì) lập tổng dự toán, tổ chức thực hiện và quyết toán
kinh phí Tổng điều tra theo quy định hiện hành.
Điều 7.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
|
THỦ
TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|