Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 94/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Luật sư

Số hiệu: 94/2001/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 12/12/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 94/2001/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2001

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 94/2001/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 2001 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH LUẬT SƯ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Luật sư ngày 25 tháng 7 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư về điều kiện hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, thù lao luật sư, Đoàn luật sư, quản lý hành nghề luật sư, xử lý vi phạm về hành nghề luật sư và việc chuyển tiếp đối với luật sư, Đoàn luật sư.

Điều 2. Quyền hành nghề của luật sư

Người có đủ điều kiện theo quy định của Pháp lệnh Luật sư được hành nghề luật sư theo các hình thức và phạm vi hành nghề quy định tại Pháp lệnh Luật sư, Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với luật sư và hành nghề luật sư

1. Nhà nước khuyến khích phát triển nghề luật sư và thực hiện các biện pháp hỗ trợ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong hoạt động nghề nghiệp.

2. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước phải tôn trọng quyền của luật sư trong hành nghề, không được có hành vi cản trở luật sư thực hiện các quyền, nghĩa vụ của họ đã được pháp luật quy định.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư có trách nhiệm hướng dẫn, tạo điều kiện, kiểm tra, thanh tra về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của luật sư và tổ chức luật sư trong hoạt động nghề nghiệp.

4. Người có hành vi vi phạm pháp luật về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư thì bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Điều 4. Gia nhập Đoàn luật sư

1. Người muốn hành nghề luật sư phải gia nhập Đoàn luật sư của địa phương nơi mình cư trú. Nơi cư trú của một người được xác định theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Dân sự.

2. Người muốn gia nhập Đoàn luật sư phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh Luật sư.

Người có trình độ đại học luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh Luật sư là người có bằng cử nhân luật hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cấp, hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Người tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh Luật sư là người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư do cơ sở đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài cấp. Thời gian đào tạo tại cơ sở đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam là 6 tháng. Bộ Tư pháp quy định nội dung, hình thức, quy hoạch đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam và công nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư do cơ sở đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài cấp.

Điều 5. Chế độ tập sự hành nghề luật sư

1. Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư giới thiệu luật sư tập sự với tổ chức hành nghề luật sư để luật sư tập sự có điều kiện rèn luyện đầy đủ các kỹ năng hành nghề luật sư và đạo đức nghề nghiệp luật sư. Tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa vụ nhận luật sư tập sự và cử luật sư hướng dẫn luật sư tập sự.

Trong trường hợp luật sư tập sự đã thoả thuận được với một tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận luật sư tập sự đó thì Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư giới thiệu luật sư tập sự với tổ chức hành nghề luật sư đó.

Tổ chức hành nghề luật sư phải tạo điều kiện cho luật sư tập sự thực hành các kỹ năng hành nghề luật sư. Luật sư tập sự phải chấp hành nội quy của tổ chức hành nghề luật sư, thực hiện những nhiệm vụ do tổ chức hành nghề luật sư giao.

Căn cứ quy định của Pháp lệnh Luật sư và Nghị định này, Đoàn luật sư quy định cụ thể việc giới thiệu, nhận và việc tập sự của luật sư tập sự tại tổ chức hành nghề luật sư.

2. Luật sư tập sự được tham gia tố tụng trong các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực theo sự phân công của luật sư hướng dẫn và khi được khách hàng đồng ý. Khi tham gia tố tụng, luật sư tập sự có các quyền và nghĩa vụ của luật sư theo quy định của pháp luật tố tụng và Pháp lệnh Luật sư. Đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự quân khu và tương đương, luật sư tập sự được cùng với luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ, gặp bị can, bị cáo và đương sự khác, khi được họ đồng ý.

Luật sư tập sự được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý, nhưng không được ký văn bản tư vấn pháp luật và phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc mà mình thực hiện trước luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nơi mình tập sự.

Điều 6. Thể thức kiểm tra hết tập sự

1. Bộ Tư pháp tổ chức kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư cho các luật sư tập sự.

Việc kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư được tổ chức theo khu vực theo quy định của Bộ Tư pháp.

Thành phần Hội đồng kiểm tra bao gồm các luật sư có trình độ và uy tín nghề nghiệp, đại diện Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức hữu quan là các chuyên gia pháp lý am hiểu nghề luật sư.

Bộ Tư pháp ban hành Quy chế kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư.

2. Luật sư tập sự đạt yêu cầu kiểm tra hết tập sự được Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Người không đạt yêu cầu kiểm tra thì được gia hạn tập sự tối đa là 2 lần, mỗi lần gia hạn từ 6 tháng đến 12 tháng. Sau lần gia hạn thứ hai mà luật sư tập sự vẫn không đạt yêu cầu kiểm tra thì bị xoá tên khỏi danh sách luật sư tập sự của Đoàn luật sư.

Điều 7. Sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư

Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư và là thành viên Đoàn luật sư mới được sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư để hành nghề luật sư.

Chương 3:

TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Điều 8. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư

1. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư là Văn phòng luật sư và Công ty luật hợp danh được quy định tại các điều 17, 18 và 19 của Pháp lệnh Luật sư.

2. Luật sư hành nghề với tư cách là thành viên của Văn phòng luật sư hoặc của Công ty luật hợp danh hoặc là người làm việc theo hợp đồng cho Văn phòng luật sư hoặc cho Công ty luật hợp danh.

3. Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư.

Điều 9. Điều lệ Công ty luật hợp danh, Hợp đồng thành lập Văn phòng luật sư

1. Điều lệ Công ty luật hợp danh gồm có những nội dung chính sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở;

b) Lĩnh vực hành nghề;

c) Họ, tên, địa chỉ thường trú của các luật sư thành viên;

d) Quyền và nghĩa vụ của các luật sư thành viên;

đ) Phần đóng góp của mỗi luật sư thành viên;

e) Điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút tên khỏi danh sách luật sư thành viên;

g) Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành;

h) Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

i) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm của các luật sư thành viên đối với nghĩa vụ của Công ty;

k) Các trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản;

l) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty luật hợp danh.

Điều lệ Công ty luật hợp danh phải có chữ ký của tất cả luật sư thành viên.

2. Hợp đồng thành lập Văn phòng luật sư do một số luật sư thành lập có những nội dung chính như đối với Điều lệ Công ty luật hợp danh quy định tại khoản 1 Điều này và phải có chữ ký của tất cả luật sư thành viên của Văn phòng luật sư.

Điều 10. Thành lập và đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh

1. Luật sư thành lập tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà mình là thành viên. Trong trường hợp luật sư của các Đoàn luật sư khác nhau muốn cùng thành lập một tổ chức hành nghề luật sư, thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư đó tại một trong các địa phương nơi có Đoàn luật sư mà họ là thành viên.

2. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp của địa phương nơi đặt trụ sở của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. Thủ tục đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Luật sư.

3. Đơn đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh có nội dung chính sau đây:

a) Tên Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh;

b) Địa chỉ trụ sở;

c) Họ, tên, địa chỉ thường trú của các luật sư sáng lập viên;

d) Họ, tên, địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật;

đ) Lĩnh vực hành nghề.

4. Trong trường hợp hồ sơ có nội dung chưa đúng hoặc chưa đầy đủ, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho người làm đơn trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ. Thông báo phải nêu rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung và cách thức sửa đổi, bổ sung.

5. Sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và đúng quy định mà không nhận được Giấy đăng ký hoạt động, thì người làm đơn có quyền gửi khiếu nại đến Sở Tư pháp nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động. Thủ tục giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Pháp lệnh Luật sư.

6. Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh được làm thành 2 bản. Một bản cấp cho Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh, một bản lưu tại Sở Tư pháp.

7. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, Sở Tư pháp gửi bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Cục Thuế của địa phương và Bộ Tư pháp.

8. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động theo mức lệ phí đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Chế độ quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh được thực hiện theo chế độ quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

9. Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh được khắc và sử dụng con dấu của mình theo quy định của pháp luật về con dấu.

10. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải gửi thông báo về việc đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư của địa phương nơi đăng ký hoạt động.

11. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh báo cáo Sở Tư pháp định kỳ 6 tháng và hàng năm về tình hình tổ chức, hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Điều 11. Nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh

Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh có nội dung chính sau đây:

1. Tên, địa chỉ trụ sở.

2. Lĩnh vực hành nghề.

3. Họ, tên người đại diện theo pháp luật.

4. Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú của luật sư thành viên.

Bộ Tư pháp quy định mẫu Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh.

Điều 12. Thủ tục thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh.

1. Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, lĩnh vực hành nghề, danh sách thành viên, người đại diện theo pháp luật thì Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp của địa phương nơi đăng ký hoạt động chậm nhất là 10 ngày trước khi thực hiện việc thay đổi. Thông báo có các nội dung chính sau đây:

a) Tên của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh;

b) Địa chỉ trụ sở;

c) Số Giấy đăng ký hoạt động, ngày tháng năm cấp;

d) Lĩnh vực hành nghề;

đ) Nội dung thay đổi;

e) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật.

Trong trường hợp bổ sung thành viên thì kèm theo thông báo phải có bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư của thành viên mới.

2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận thông báo, Sở Tư pháp ghi nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động; trong trường hợp nội dung thay đổi không phù hợp với quy định của pháp luật thì Sở Tư pháp từ chối việc thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động và thông báo bằng văn bản cho Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh.

3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ghi nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp thông báo cho Cục Thuế của địa phương và báo cáo Bộ Tư pháp về nội dung thay đổi.

4. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày được thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải thông báo cho Đoàn luật sư nơi đặt trụ sở của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh.

Điều 13. Đăng ký hoạt động của chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh

1. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh có thể lập chi nhánh ở trong hoặc ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh.

Trưởng chi nhánh của Văn phòng luật sư, Trưởng chi nhánh của Công ty luật hợp danh phải là luật sư và làm việc thường xuyên tại chi nhánh.

2. Thủ tục đăng ký hoạt động của chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh Luật sư. Trong trường hợp Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh lập chi nhánh ngoài tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải gửi thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đặt trụ sở và Đoàn luật sư nơi đặt trụ sở của chi nhánh.

3. Khi đăng ký hoạt động của chi nhánh, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải nộp lệ phí đăng ký theo mức lệ phí đăng ký lập chi nhánh của doanh nghiệp. Chế độ quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký lập chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh được thực hiện theo chế độ quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký lập chi nhánh của doanh nghiệp.

4. Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh được khắc và sử dụng con dấu của mình theo quy định của pháp luật về con dấu.

Điều 14. Hợp đồng dịch vụ pháp lý

Việc giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh Luật sư. Đối với các vụ việc đơn giản có thể thực hiện ngay thì Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh có thể thoả thuận miệng với khách hàng, nhưng phải tuân theo quy định về chế độ lập chứng từ, kế toán.

Điều 15. Thuê luật sư nước ngoài làm việc cho Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh

1. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh có thể thuê luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam để làm việc cho Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. Thủ tục cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài làm thuê cho Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh được thoả thuận trong hợp đồng lao động phù hợp với Pháp lệnh Luật sư, Nghị định này, pháp luật về lao động và pháp luật về hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng thuê luật sư nước ngoài, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải có văn bản thông báo cho Sở Tư pháp của địa phương nơi Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đặt trụ sở kèm theo hợp đồng thuê luật sư nước ngoài.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng thuê luật sư nước ngoài, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp của địa phương nơi Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đặt trụ sở.

Điều 16. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh

1. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Không hoạt động trong một năm liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc ngừng hoạt động trong một năm liên tục mà không làm thủ tục tạm ngừng hoạt động theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này;

b) Không báo cáo định kỳ trong 2 năm liên tiếp.

2. Chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đã lập chi nhánh đó bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động;

b) Không hoạt động trong một năm liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động;

c) Không báo cáo định kỳ trong 2 năm liên tiếp.

Điều 17. Tạm ngừng hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh

1. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh có thể tạm ngừng hoạt động.

Chậm nhất là 15 ngày trước ngày dự kiến tạm ngừng hoạt động, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đăng ký hoạt động. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh được tạm ngừng hoạt động kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Sở Tư pháp. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định chấp thuận việc tạm ngừng hoạt động, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải thông báo với Đoàn luật sư và Cục Thuế của địa phương nơi đăng ký hoạt động. Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá 02 năm.

Thông báo về việc tạm ngừng hoạt động có nội dung chính sau đây:

a) Tên của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh;

b) Số, ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động;

c) Địa chỉ trụ sở chính;

d) Thời gian tạm ngừng hoạt động, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng hoạt động;

đ) Lý do tạm ngừng hoạt động;

e) Báo cáo về việc thanh toán nợ, giải quyết các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết với khách hàng và hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh.

2. Trước khi tạm ngừng hoạt động, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải nộp đủ số thuế còn nợ; chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ đã đến hạn, thoả thuận với luật sư, nhân viên của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh về những vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động đã ký với họ.

Đối với các hợp đồng dịch vụ pháp lý mà Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện xong, thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó; nếu được khách hàng đồng ý thì bàn giao hợp đồng dịch vụ pháp lý cho Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh khác.

3. Trong trường hợp Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh tạm ngừng hoạt động thì các chi nhánh của Văn phòng luật sư, các chi nhánh của Công ty luật hợp danh đó đương nhiên cũng phải tạm ngừng hoạt động.

4. Chậm nhất là 15 ngày, trước ngày dự kiến hoạt động trở lại, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh gửi thông báo bằng văn bản cho Đoàn luật sư và Sở Tư pháp, Cục Thuế của địa phương nơi đăng ký hoạt động về việc hoạt động trở lại.

Điều 18. Chấm dứt hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh

1. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnh Luật sư .

2. Trong trường hợp tự chấm dứt hoạt động thì chậm nhất là 30 ngày, trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư của địa phương nơi đăng ký hoạt động; phải đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương hoặc báo chuyên ngành luật trong 3 số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động.

Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải nộp đủ số thuế còn nợ; thanh toán xong các khoản nợ khác; làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh; thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng. Trong trường hợp không thể thực hiện xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng, thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó; nếu được khách hàng đồng ý thì bàn giao hợp đồng dịch vụ pháp lý cho Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh khác.

3. Trong trường hợp thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định này thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo với Đoàn luật sư và Cục Thuế của địa phương nơi Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đăng ký hoạt động về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đó. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương hoặc báo chuyên ngành luật trong 3 số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải nộp đủ số thuế còn nợ; thanh toán xong các khoản nợ khác; làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh; thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng. Trong trường hợp không thể thực hiện xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng, thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó; nếu được khách hàng đồng ý thì bàn giao hợp đồng dịch vụ pháp lý cho Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh khác.

Điều 19. Chấm dứt hoạt động của chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh

Chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

1. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đã lập chi nhánh chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.

2. Theo quyết định của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đã lập chi nhánh.

3. Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều 16 và Điều 37 của Nghị định này.

Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải chịu trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh do Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh lập ra.

Điều 20. Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài

1. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh có đủ các điều kiện sau đây thì được đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài:

a) Đã thành lập từ 3 năm trở lên;

b) Hoạt động có hiệu quả trong 2 năm gần nhất, trước ngày dự kiến đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài;

c) Không bị xử phạt hành chính trong 3 năm gần nhất, trước ngày dự kiến đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.

2. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh muốn đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài phải có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp. Kèm theo văn bản đề nghị phải có các giấy tờ sau đây:

a) Bản sao Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh;

b) Báo cáo về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh trong 2 năm gần nhất.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Tư pháp có văn bản chấp thuận việc đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh; trong trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người đề nghị. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Pháp lệnh Luật sư.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Cục Thuế và Đoàn luật sư của địa phương nơi có trụ sở của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh.

Cơ sở hành nghề ở nước ngoài của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải tuân thủ pháp luật của nước nơi đặt cơ sở hành nghề, hoạt động trong phạm vi các lĩnh vực được ghi trong Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh tại Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép.

3. Khi chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề ở nước ngoài thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Cục Thuế và Đoàn luật sư của địa phương nơi có trụ sở của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh.

Điều 21. Cử luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài

Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh được cử luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng. Việc ra nước ngoài của luật sư phải tuân theo quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh.

Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài phải tuân theo quy định của Pháp lệnh Luật sư, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản thù lao mà khách hàng trả cho luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài được thực hiện theo hợp đồng dịch vụ pháp lý do khách hàng thoả thuận với Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. Thù lao được thanh toán cho luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài phải được thể hiện trong sổ sách, chứng từ kế toán của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh theo đúng quy định của chế độ tài chính - kế toán hiện hành của Việt Nam.

Điều 22. Hợp nhất Văn phòng luật sư, hợp nhất Công ty luật hợp danh

1. Hai hoặc một số Văn phòng luật sư có thể thoả thuận hợp nhất thành một Văn phòng luật sư mới.

Thủ tục hợp nhất được quy định như sau:

a) Các Văn phòng luật sư chuẩn bị hợp đồng hợp nhất và hợp đồng thành lập Văn phòng luật sư mới.

Trong hợp đồng hợp nhất phải có quy định về thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản; thời hạn thực hiện hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi cho tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông qua.

Hợp đồng thành lập Văn phòng luật sư mới phải có chữ ký của tất cả thành viên của Văn phòng luật sư mới và có nội dung của hợp đồng thành lập Văn phòng luật sư quy định tại Điều 9 của Nghị định này.

b) Thủ tục đăng ký hoạt động, đăng báo về việc thành lập Văn phòng luật sư mới được thực hiện theo quy định tại Điều 20, Điều 21 của Pháp lệnh Luật sư và Điều 10 của Nghị định này. Ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 20 của Pháp lệnh Luật sư, trong hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư mới phải có hợp đồng hợp nhất.

Sau khi Văn phòng luật sư mới được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các Văn phòng luật sư cũ chấm dứt tồn tại, Văn phòng luật sư mới được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ pháp lý đang thực hiện, hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của Văn phòng và các nghĩa vụ tài sản khác của các Văn phòng luật sư cũ.

2. Hai hoặc một số Công ty luật hợp danh có thể thoả thuận hợp nhất thành một Công ty luật hợp danh mới. Thủ tục hợp nhất Công ty luật hợp danh được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 23. Sáp nhập Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh

Một hoặc một số Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh có thể sáp nhập vào một Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh khác.

Thủ tục sáp nhập Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh được quy định như sau:

1. Các Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập. Trong hợp đồng sáp nhập phải có quy định về phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản; thủ tục và thời hạn thực hiện sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có chữ ký của tất cả thành viên của các Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh có liên quan.

2. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh nhận sáp nhập không phải đăng ký hoạt động mà chỉ làm thủ tục thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Pháp lệnh Luật sư và Điều 12 của Nghị định này. Trong hồ sơ đăng ký thay đổi phải có hợp đồng sáp nhập.

Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ pháp lý đang thực hiện, hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh và các nghĩa vụ tài sản khác của các Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh bị sáp nhập.

Điều 24. Luật sư làm việc theo hợp đồng cho Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh

1. Luật sư làm việc theo hợp đồng cho Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo sự phân công của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của luật sư làm việc theo hợp đồng. Quyền, nghĩa vụ cụ thể của luật sư làm việc theo hợp đồng và của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh được thoả thuận trong hợp đồng lao động phù hợp với Pháp lệnh Luật sư, Nghị định này và pháp luật về lao động.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động với luật sư, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh phải thông báo cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động và Đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên.

Chương 4:

THÙ LAO

Điều 25. Quy định về thù lao đối với vụ án hình sự

Mức thù lao đối với vụ án hình sự do khách hàng và Văn phòng luật sư thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 28 của Pháp lệnh Luật sư và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất quy ra giờ không được vượt quá 50.000đồng/1 giờ làm việc của luật sư.

Điều 26. Thù lao và chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng

1. Đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì mức thù lao được trả cho luật sư là 70.000 đồng/1ngày làm việc của luật sư.

2. Luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng được thanh toán tiền công tác phí như cán bộ, công chức đi công tác.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng đã yêu cầu luật sư tham gia tố tụng có trách nhiệm thanh toán theo đúng quy định của Nhà nước về thù lao và các khoản chi phí nêu tại khoản 1, 2 Điều này. Nguồn kinh phí chi trả được dự toán trong ngân sách hàng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.

4. Ngoài khoản thù lao và chi phí do cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán, luật sư không được đòi thêm bất cứ khoản tiền nào từ bị can, bị cáo hoặc thân nhân của họ.

5. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 27. Điều chỉnh mức thù lao

Khi giá cả trên thị trường biến động từ 10% trở lên, Bộ Tư pháp cùng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức thù lao quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Nghị định này.

Chương 5:

ĐOÀN LUẬT SƯ

Điều 28. Điều lệ Đoàn luật sư

1. Căn cứ quy định của Pháp lệnh Luật sư, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Đoàn luật sư ban hành Điều lệ để điều chỉnh quan hệ nội bộ của Đoàn.

2. Điều lệ Đoàn luật sư gồm những nội dung chính sau đây:

a) Tôn chỉ mục đích của Đoàn luật sư;

b) Thủ tục gia nhập Đoàn luật sư; thủ tục xin ra khỏi Đoàn luật sư;

c) Quy định về tập sự hành nghề luật sư;

d) Quyền, nghĩa vụ của thành viên Đoàn luật sư;

đ) Nguyên tắc tổ chức, hoạt động và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội nghị toàn thể Đoàn luật sư;

e) Tổ chức, nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư;

g) Tổ chức, nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật;

h) Các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với luật sư, luật sư tập sự;

i) Phí thành viên;

k) Tài chính của Đoàn;

l) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ của Đoàn;

m) Quan hệ với tổ chức hành nghề luật sư;

n) Quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác.

3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Điều lệ Đoàn luật sư được thông qua, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư gửi Điều lệ cho Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Điều lệ Đoàn luật sư, Bộ Tư pháp phê duyệt Điều lệ. Điều lệ Đoàn luật sư có hiệu lực kể từ ngày được Bộ Tư pháp phê duyệt. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Điều lệ Đoàn luật sư có hiệu lực, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư gửi 1 bản Điều lệ cho Sở Tư pháp.

Điều 29. Thành viên Đoàn luật sư

1. Thành viên của Đoàn luật sư là các luật sư. Luật sư tập sự chưa phải là thành viên chính thức của Đoàn luật sư, có các quyền, nghĩa vụ như thành viên Đoàn luật sư, trừ quyền bầu và được bầu vào Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật và quyền biểu quyết về các công việc của Đoàn luật sư.

2. Thành viên Đoàn luật sư có các quyền sau đây:

a) Bầu và được bầu vào Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật;

b) Tham gia thảo luận, biểu quyết về các công việc của Đoàn luật sư, kiến nghị với Hội nghị toàn thể, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Đoàn;

c) Được Đoàn luật sư bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn;

d) Các quyền khác do Điều lệ của Đoàn luật sư quy định.

3. Thành viên Đoàn luật sư có các nghĩa vụ sau đây:

a) Báo cáo Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư về việc thành lập tổ chức hành nghề hoặc nơi làm việc theo hợp đồng và hoạt động nghề nghiệp của mình;

b) Tham gia đầy đủ các khoá học cập nhật kiến thức pháp luật và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do Đoàn luật sư hoặc Bộ Tư pháp tổ chức;

c) Nộp phí thành viên;

d) Các nghĩa vụ khác do Điều lệ của Đoàn luật sư quy định.

4. Thành viên Đoàn luật sư được Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư cấp Thẻ luật sư theo mẫu thống nhất do Bộ Tư pháp phát hành.

Điều 30. Hội nghị toàn thể luật sư

1. Hội nghị toàn thể luật sư là cơ quan cao nhất của Đoàn luật sư, họp thường kỳ mỗi năm ít nhất một lần và có thể họp bất thường theo đề nghị của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư hoặc của ít nhất là một nửa số luật sư của Đoàn.

Hội nghị toàn thể luật sư được coi là hợp lệ, nếu có ít nhất hai phần ba số thành viên của Đoàn luật sư tham gia.

Trong trường hợp Đoàn luật sư có từ 100 thành viên trở lên thì có thể tổ chức Hội nghị đại biểu luật sư theo quy định của Điều lệ Đoàn luật sư. Hội nghị đại biểu có nhiệm vụ, quyền hạn của Hội nghị toàn thể luật sư.

2. Hội nghị toàn thể luật sư có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Bầu và bãi miễn Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư; Chủ nhiệm Đoàn luật sư; Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;

b) Thông qua Điều lệ và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư;

c) Thông qua mức phí thành viên, các khoản đóng góp khác của luật sư và chế độ thu chi tài chính;

d) Nhiệm vụ, quyền hạn khác do Điều lệ của Đoàn luật sư quy định.

Nghị quyết của Hội nghị toàn thể luật sư được thông qua khi được quá nửa số thành viên của Đoàn tán thành.

Điều 31. Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư

1. Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư là cơ quan chấp hành của Hội nghị toàn thể luật sư, do Hội nghị toàn thể luật sư bầu ra, có nhiệm kỳ là 3 năm.

Danh sách Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư được gửi cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp.

Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và có thể có một số ủy viên. Số lượng Phó Chủ nhiệm và ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư do Hội nghị toàn thể luật sư quyết định căn cứ vào Điều lệ của Đoàn luật sư.

Quyết định của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư được thông qua khi được quá nửa số thành viên của Ban Chủ nhiệm tán thành.

2. Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Quyết định chấp nhận hoặc từ chối việc xin gia nhập Đoàn luật sư; chấp nhận việc xin ra khỏi Đoàn luật sư;

b) Giám sát và đánh giá kết quả tập sự của luật sư tập sự và đề nghị Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;

c) Giám sát việc tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư;

d) Đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư;

đ) Giám sát hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh; yêu cầu Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khi cần thiết đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý;

e) Hoà giải tranh chấp có liên quan đến hành nghề giữa luật sư, luật sư tập sự với Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh; giữa Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh với nhau; giữa khách hàng với Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh;

g) Tổ chức tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho luật sư;

h) Tổ chức lấy ý kiến và tập hợp ý kiến đóng góp, kiến nghị của luật sư trong việc xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước;

i) Tổ chức để luật sư tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật;

k) Thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về luật sư;

l) Báo cáo Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư và danh sách luật sư của Đoàn theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;

m) Nhiệm vụ, quyền hạn khác do Điều lệ của Đoàn luật sư quy định.

3. Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp những quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn.

Điều 32. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật

1. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật gồm các thành viên của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư và một số luật sư của Đoàn do Hội nghị toàn thể luật sư bầu ra theo nhiệm kỳ của Ban Chủ nhiệm. Số lượng thành viên của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật do Hội nghị toàn thể luật sư quyết định căn cứ Điều lệ của Đoàn luật sư. Chủ nhiệm Đoàn luật sư đồng thời là Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật.

2. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật quyết định các hình thức khen thưởng của Đoàn luật sư đối với luật sư, luật sư tập sự và báo cáo Hội nghị toàn thể luật sư quyết định về việc đề nghị các hình thức khen thưởng của Nhà nước đối với luật sư, Đoàn luật sư, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh.

3. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật xem xét và quyết định áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây đối với luật sư, luật sư tập sự:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Xóa tên khỏi danh sách luật sư, luật sư tập sự của Đoàn luật sư.

4. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số.

Chương 6:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TỔ CHỨC LUẬT SƯ VÀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư

Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng và trình Chính phủ quyết định chiến lược và chính sách phát triển nghề luật sư.

2. Soạn thảo trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư; hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật đó.

3. Tổ chức đào tạo nghề luật sư; bồi dưỡng nghiệp vụ cho luật sư.

4. Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.

5. Phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư.

6. Ban hành Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư.

7. Phát hành niên giám, bản tin về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư và thực hiện các biện pháp khác nhằm hỗ trợ phát triển nghề luật sư.

8. Tổng kết, định kỳ báo cáo Chính phủ về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư.

9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư theo thẩm quyền.

10. Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác quốc tế về luật sư.

11. Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những quy định, quyết định và nghị quyết của Đoàn luật sư trái với quy định của Pháp lệnh Luật sư, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.

Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý nhà nước về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Cho phép thành lập Đoàn luật sư; quyết định việc giải thể Đoàn luật sư;

ưb) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh theo thẩm quyền;

c) Định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư;

d) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Sở Tư pháp giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nội dung quản lý nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều này và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh; thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh trong các trường hợp quy định tại Điều 16 của Nghị định này;

b) Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh báo cáo về tình hình hoạt động khi cần thiết.

Chương 7:

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 35. Xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư bất hợp pháp

Cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề luật sư theo quy định của Pháp lệnh Luật sư, Nghị định này mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào thì bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị phạt tiền với mức tối đa là 50.000.000 đồng. Các khoản lợi nhuận thu được từ việc hành nghề bất hợp pháp bị tịch thu, sung công quỹ nhà nước.

Điều 36. Xử lý vi phạm đối với luật sư

Luật sư có các hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo Điều lệ Đoàn luật sư, bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

1. Hành nghề không theo đúng các hình thức tổ chức hành nghề quy định tại Pháp lệnh Luật sư và Nghị định này.

2. Cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư của mình.

3. Vi phạm các quy định khác của Pháp lệnh Luật sư, Nghị định này.

Trong trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm thì ngoài việc bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền, còn có thể bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Điều 37. Xử lý vi phạm đối với Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh

Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh, chi nhánh Văn phòng luật sư, chi nhánh Công ty luật hợp danh có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

1. Hoạt động ngoài các lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.

2. Cho người không phải là luật sư hành nghề dưới danh nghĩa của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh của mình.

3. Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động mà không thông báo cho Sở Tư pháp.

4. Tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động mà không tuân theo các quy định của Nghị định này về tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động.

5. Vi phạm các quy định của Pháp lệnh Luật sư, Nghị định này về thù lao.

6. Không chấp hành chế độ báo cáo.

7. Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra.

8. Vi phạm các quy định khác của Pháp lệnh Luật sư, Nghị định này.

Trong trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm thì ngoài việc bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền còn có thể bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.

Điều 38. Xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm quyền của luật sư

Người có chức vụ, quyền hạn mà có hành vi xâm phạm hoặc cản trở luật sư, tổ chức luật sư thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính

Thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các Điều 35, 36 và 37 của Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 40. Quy định chuyển tiếp đối với Đoàn luật sư

Đoàn luật sư được thành lập theo quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 không phải làm thủ tục xin phép thành lập lại. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Pháp lệnh Luật sư năm 2001 có hiệu lực, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư dự thảo Điều lệ Đoàn luật sư, tổ chức Hội nghị toàn thể luật sư để thông qua Điều lệ, bầu Ban Chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn theo quy định của Pháp lệnh Luật sư năm 2001 và Nghị định này.

Trong thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2001 đến khi Đoàn luật sư đã chuyển đổi theo quy định của Pháp lệnh Luật sư năm 2001, Đoàn luật sư vẫn tổ chức việc hành nghề cho các luật sư, luật sư tập sự của Đoàn.

Sau khi Đoàn luật sư chuyển đổi theo quy định của Pháp lệnh Luật sư năm 2001, các chi nhánh của Đoàn luật sư đương nhiên chấm dứt hoạt động.

Điều 41. Quy định chuyển tiếp đối với luật sư, luật sư tập sự

1. Người được công nhận là luật sư theo quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 trước ngày 01 tháng 10 năm 2001 thì được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư để hành nghề luật sư theo quy định của Pháp lệnh Luật sư năm 2001.

2. Người thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà đang là cán bộ, công chức thì được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư để hành nghề luật sư cho đến ngày 30 tháng 9 năm 2004.

3. Người đang là luật sư tập sự vào thời điểm Pháp lệnh Luật sư có hiệu lực thì được tiếp tục tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Pháp lệnh Luật sư; thời gian đã tập sự hành nghề luật sư được tính vào thời gian tập sự theo quy định của Pháp lệnh Luật sư.

Người có thời gian tập sự hành nghề luật sư tại chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài ở Việt Nam trước thời điểm Pháp lệnh Luật sư có hiệu lực thì thời gian đã tập sự hành nghề luật sư tại chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài được tính vào thời gian tập sự theo quy định của Pháp lệnh Luật sư.

4. Người đang là luật sư, luật sư tập sự của Đoàn luật sư theo quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 thì đương nhiên trở thành luật sư hoặc luật sư tập sự của Đoàn luật sư đó sau khi Đoàn luật sư chuyển đổi theo quy định của Pháp lệnh Luật sư năm 2001.

Đối với những người cư trú tại một địa phương, nhưng đang là luật sư hoặc luật sư tập sự của Đoàn luật sư của địa phương khác, nếu có nguyện vọng chuyển về Đoàn luật sư của địa phương nơi mình cư trú thì được chuyển về Đoàn luật sư đó. Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư của địa phương nơi luật sư cư trú có trách nhiệm tiếp nhận luật sư đó.

5. Sau khi Đoàn luật sư đã được chuyển đổi về tổ chức và hoạt động theo quy định của Pháp lệnh Luật sư năm 2001 thì Thẻ luật sư được cấp theo quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 của các thành viên Đoàn luật sư đó không còn giá trị.

Điều 42. Quy định chuyển tiếp đối với các luật sư hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc các hình thức khác

Các luật sư hoạt động trong lĩnh vực tố tụng, tư vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý khác dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc các hình thức khác đều phải chuyển sang hành nghề theo hình thức Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh được quy định tại Pháp lệnh Luật sư và Nghị định này.

Điều 43. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 94/2001/ND-CP

Hanoi, December 12, 2001

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON LAWYERS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the July 25, 2001 Ordinance on Lawyers;
At the proposal of the Minister of Justice,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- The right to practice the lawyer’s profession

Persons who satisfy all conditions prescribed by the Ordinance on Lawyers are entitled to practice the lawyer’s profession in forms and scope of professional practice prescribed in the Ordinance on Lawyers, this Decree and other relevant law provisions.

Article 3.- Responsibilities of State bodies towards lawyers and the lawyer’s profession practice

1. The State encourages the development of the lawyer’s profession and applies measures to support the lawyers and the lawyer’s profession- practicing organizations in their professional activities.

2. The State bodies and the competent persons of the State bodies must respect the lawyers rights in their professional practice and must not commit acts of hindering the lawyers from exercising their rights and performing their obligations which have been prescribed by law.

3. Agencies exercising the State management over lawyers organizations and the lawyer’s profession practice have the responsibility to guide, create conditions for, check and inspect the lawyers’ organizations and the lawyer’s profession practice with a view to ensuring their law compliance in their professional activities.

4. Persons who commit acts of violating the law provisions on lawyers’ organizations and the lawyer’s profession practice shall be severely handled according to law.

Chapter II

CONDITIONS FOR PRACTICE OF LAWYERS PROFESSION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Persons who wish to practice the lawyer’s profession must join the bar associations of their respective residence places. The residence place of a person is determined according to Article 48 of the Civil Code.

2. Persons who wish to join the bar associations must fully meet the conditions prescribed in Article 8 of the Ordinance on Lawyers.

Persons having the university degree in law prescribed at Point b, Clause 1, Article 8 of the Ordinance on Lawyers are persons who have the bachelor of law diploma or the university graduation diploma in law granted by Vietnamese tertiary education establishments, or the university graduation diploma in law granted by foreign tertiary education establishments and recognized in Vietnam under the regulations of the Ministry of Education and Training and the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

Persons who have graduated from lawyer’s job-training courses prescribed at Point c, Clause 1, Article 8 of the Ordinance on Lawyers are those who possess the certificates of graduation from lawyer’s job-training courses, granted by lawyers job-training establishments in Vietnam or foreign countries. The training duration at the lawyer’s job-training establishments is six months. The Ministry of Justice prescribes the contents, forms and planning for the lawyer’s job-training in Vietnam and recognizes the certificates of graduation from the lawyer’s job-training courses, granted by lawyer’s job-training establishments in foreign countries.

Article 5.- Regime on lawyer’s profession probation

1. The Executive Boards of the Bar Associations recommend probationary lawyers to lawyer’s profession-practicing organizations so that they have conditions to be fully trained with skills of practicing the lawyer’s profession and with the lawyers professional ethics. The lawyer’s profession-practicing organizations are obliged to receive the probationary lawyers and nominate lawyers to guide them.

Where a probationary lawyer has reached an agreement with a lawyer profession- practicing organization on his/her probation, the Executive Board of the Bar Association shall recommend such probationary lawyer to that lawyer’s profession-practicing organization.

The lawyer’s profession-practicing organizations must create conditions for probationary lawyers to practice skills of the lawyer’s profession. The probationary lawyers must abide by the internal regulations of the lawyer’s profession-practicing organizations and perform tasks assigned by such organizations.

Basing themselves on the Ordinance on Lawyers and this Decree, the Bar Associations shall specify the recommendation, reception and probation of probationary lawyers at lawyer profession-practicing organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The probationary lawyers may provide legal consultancy and other legal services for clients according to their guiding lawyers assignment when so agreed upon by clients, but must not sign legal consultancy documents and have to take responsibility before the guiding lawyers and the lawyer’s profession-practicing organizations where they are on probation for the quality of the work they have performed.

Article 6.- Procedures for examination of probation completion

1. The Ministry of Justice shall organize the examination of the completion of the lawyer’s profession probation for the probationary lawyers.

The examination of the completion of the lawyer’s profession probation shall be organized according to regions under the regulations of the Ministry of Justice.

The Examination Council is composed of lawyers with professional skills and prestige, representatives of the Ministry of Justice and concerned agencies as well as organizations, who are legal experts knowledgeable about the lawyer’s profession.

The Ministry of Justice shall promulgate the Regulation on examination of the completion of the lawyer’s profession probation.

2. Those probationary lawyers who satisfy the probation-end examination requirements shall be recommended by the Executive Boards of the Bar Associations for the granting of lawyers profession-practicing certificates. Those who fail to satisfy the examination requirements may extend their probation duration twice at most and each extension shall be from 6 to 12 months. If after the second extension the probationary lawyers still fail to meet the examination requirements, their names shall be crossed out from the lists of probationary lawyers of the Bar Associations.

Article 7.- Use of lawyer’s profession-practicing certificates

Only persons who hold the lawyer’s profession-practicing certificates and are Bar Association members can use the lawyer’s profession-practicing certificates to practice the lawyer’s profession.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



LAWYERS PROFESSION-PRACTICING ORGANIZATIONS

Article 8.- Forms of lawyer’s profession-practicing organization

1. Forms of lawyer’s profession-practicing organization are the lawyer’s office and the law partnership company as prescribed in Articles 17, 18 and 19 of the Ordinance on Lawyers.

2. Lawyers shall practice their profession in the capacity as members of the lawyer’s offices or of the law partnership companies or as persons who work under contracts for the lawyer’s offices or law partnership companies.

3. A lawyer may set up or participate in setting up only one lawyer’s profession- practicing organization.

Article 9.- Charters of law partnership companies, contracts on setting up lawyer’s offices

1. The charter of a law partnership company contains the following major contents:

a) The name, address of the head-office;

b) The field of professional practice;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Rights and obligations of the member lawyers;

e) Contribution by each member lawyer;

f) Conditions and procedures for joining or withdrawing from the list of member lawyers;

g) Organizational, managerial, executive structures;

h) Procedures for adoption of decisions, resolutions; principles for settling internal disputes;

i) Principles for distribution of profits and the member lawyers’ obligations towards the company;

j) Cases of operation suspension or termination and procedures for asset liquidation;

k) Procedures for amending, supplementing the charter of the law partnership company.

The charter of a law partnership company must be signed by all member lawyers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- Establishment and operation registration of lawyer’s offices, law partnership companies

1. Lawyers may set up lawyer’s profession-practicing organizations in localities where exist the Bar Associations of which they are members. In cases where lawyers of different Bar Associations wish to jointly set up a lawyer’s profession-practicing organization, they may opt to establish and register the operation of such lawyer’s profession-practicing organization in one of the localities where exist the Bar Associations of which they are members.

2. The lawyer’s offices and the law partnership companies shall register their operations at the provincial/municipal Justice Services of the localities where they are headquartered. The procedures for registration of operation of the lawyer’s offices or the law partnership companies shall comply with the provisions in Article 20 of the Ordinance on Lawyers.

3. An application for registration of the operation of a lawyer office or a law partnership company contains the following major contents:

a) The name of the lawyer’s office or the law partnership company;

b) The head-office address;

c) The full names, residence addresses of the founding lawyers;

d) The full name and residence address of the representative at law;

e) The field of professional practice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. If 15 days after submitting complete dossiers strictly according to regulations the applicants still fail to receive the operation registration papers, they may lodge their complaints with the provincial/municipal Justice Services where their operation registration dossiers are received. The procedures for settling complaints shall comply with the provisions in Clause 1, Article 41 of the Ordinance on Lawyers.

6. The operation registration paper of a lawyer’s office or a law partnership company shall be made in two copies. One shall be granted to the lawyer’s office or the law partnership company and the other shall be kept at the provincial/municipal Justice Service.

7. Within 7 days after granting the operation registration paper to the lawyer’s office or the law partnership company, the provincial/municipal Justice Service shall send copies of the operation registration paper to the local Tax Department and the Ministry of Justice.

8. The lawyer’s offices and the law partnership companies must pay the operation registration fee at the rates for registration of enterprises business. The management and use of fees for registration of operation of the lawyer’s offices and the law partnership companies shall comply with the regime on management and use of fees for registration of enterprises business.

9. After being granted the operation registration papers, the lawyer’s offices and the law partnership companies may make their own seals according to the law provisions on seals.

10. The lawyer’s offices and the law partnership companies must send notices on their operation registration to the Bar Associations of the localities where they register their operations.

11. The lawyer’s offices and the law partnership companies shall send their biannual and annual reports on the situation of their organization and operations to the provincial/municipal Justice Services under the guidance of the Ministry of Justice.

Article 11.- Contents of the operation registration paper of a lawyer’ office or a law partnership company

An operation registration paper of a lawyer’s office or a law partnership company contains the following major contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The field of professional practice.

3. The full name of the representative at law.

4. The full names and residence addresses of the member lawyers.

The Ministry of Justice shall set the forms of the operation registration papers of the lawyer’s offices and the law partnership companies

Article 12.- Procedures for changing the contents of the operation registration papers of lawyer’s offices and law partnership companies

1. When changing the names, head-office addresses, fields of professional practice, lists of members, the representatives at law, the lawyer’s offices and the law partnership companies must notify such in writing to the provincial/municipal Justice Services of the localities where they register their operation at least ten days before making such changes. The notification contains the following major details:

a) The name of the lawyer’s office, the law partnership company;

b) The head-office address;

c) The serial number of the operation registration paper, the date of issuance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) The changed contents;

f) Signature of the representative at law.

In case of addition of members, the notification must be attached with the copies of the lawyers profession-practicing certificates of the new members.

2. Within 7 days as from the date of receiving the notification, the provincial/municipal Justice Services shall inscribe the changed contents in the operation registration papers; where the changed contents do not conform to law provisions, the provincial/municipal Justice Services shall refuse to change the contents of the operation registration papers and notify such in writing to the lawyer’s offices or the law partnership companies.

3. Within 3 days as from the date of inscribing the changed contents in the operation registration papers, the provincial/municipal Justice Services shall notify the local Tax Departments of, and report to the Ministry of Justice on, the changed contents.

4. Within 7 days as from the date of having the contents of their operation registration papers changed, the lawyer’s offices or the law partnership companies must notify the Bar Associations of the localities where they are headquartered thereof.

Article 13.- Registration for operations of branches of lawyer’s offices, branches of law partnership companies

1. The lawyer’s offices and the law partnership companies may set up branches within or without the provinces or centrally-run cities where they are headquartered.

The heads of the branches of the lawyer’s offices and the heads of the branches of the law partnership companies must be lawyers and regularly work at the branches.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. When registering the operations of their branches, the lawyer’s offices and the law partnership companies must pay the registration fees at the rates for registration of the setting up of enterprises branches. The management and use for registration of the setting up of branches of lawyer’s offices or the law partnership companies shall comply with the regime on management and use of fees for registration of the setting up of enterprises branches.

4. After being granted the operation registration papers, the branches of lawyer’s offices or law partnership companies may make and use their own seals according to the law provisions on seals.

Article 14.- Contracts for legal services

The entry into legal service contracts shall comply with the provisions in Article 25 of the Ordinance on Lawyers. For simple cases or matters which can be implemented at once, the lawyer’s offices or the law partnership companies may reach the verbal agreement with the clients but must abide by the provisions of the voucher-making and accounting regime.

Article 15.- Hiring foreign lawyers to work for lawyer’s offices, law partnership companies

1. Lawyer’s offices and law partnership companies may hire foreign lawyers who have been licensed for professional practice in Vietnam to work for them. The procedures for granting licenses for professional practice in Vietnam to foreign lawyers shall comply with the law provisions on foreign lawyers’ professional practice in Vietnam. The rights and obligations of foreign lawyers working as wage-earners for lawyer’s offices or law partnership companies shall be agreed upon in the labor contracts in accordance with the Ordinance on Lawyers, this Decree, the labor legislation and the legislation on foreign lawyers’ professional practice in Vietnam.

2. Within 7 days as from the date of signing the contracts on hiring foreign lawyers, the lawyer’s offices and the law partnership companies must send written notices thereon to the provincial/municipal Justice Services of the localities where they are headquartered together with the contracts on hiring foreign lawyers.

Within 7 days after terminating the foreign lawyer-hiring contracts, the lawyer’s offices and the law partnership companies must notify such in writing to the provincial/municipal Justice Services of the localities where they are headquartered.

Article 16.- Withdrawal of operation registration papers of lawyer’s offices, law partnership companies, branches of lawyer’s offices, branches of law partnership companies

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Failing to operate for one year as from the date of being granted the operation registration papers or stopping their operation for one year without carrying out the procedures for temporary cessation of operation according to the provisions in Article 17 of this Decree;

b) Failing to send periodical reports for two consecutive years.

2. Branches of lawyer’s offices, branches of law partnership companies shall have their operation registration papers revoked in the following cases:

a) The lawyer’s offices or the law partnership companies, which have set up such branches, have their operation registration papers withdrawn;

b) Failing to operate for one year as from the date of being granted the operation registration papers;

c) Failing to make periodical reports for two consecutive years.

Article 17.- Temporary cessation of operation of lawyer’s offices, law partnership companies

1. The lawyer’s offices and law partnership companies may temporarily cease their operations.

Within 15 days before the projected date of temporary cessation of their operations, the lawyer’s offices and the law partnership companies must notify such in writing to the provincial/municipal Justice Services of the localities where they have registered their operations. The lawyer’s offices and the law partnership companies may temporarily cease their operations as from they date they receive the written approval of the provincial/municipal Justice Services. Within 7 days as from the date of getting the written approval of the temporary cessation of their operations, the lawyer’s offices and the law partnership companies must notify such to the Bar Associations and Tax Departments of the localities where they have registered their operation. The duration of temporary cessation of operation shall not exceed two years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) The name of the lawyer’s office or the law partnership company;

b) The serial number, the date of issuance of the operation registration paper;

c) The head-office address;

d) The temporary cessation duration, the starting date and the ending date of the duration of temporary cessation;

e) The reasons for temporary cessation of operation;

f) The report on debt settlement, the settlement of legal service contracts signed with clients and labor contracts signed with lawyers and personnel of the lawyer’s office or the law partnership company.

2. Before temporarily ceasing their operations, the lawyer’s offices and the law partnership companies must fully pay their outstanding debts, pay all the due debts and reach agreement with the lawyers and personnel of the lawyer’s offices or the law partnership companies on matters related to the labor contracts signed with them.

For the legal service contracts which have been signed by the lawyer’s offices or the law partnership companies with their clients but not yet completed, they must reach agreement with the clients on the performance of such legal service contracts; if getting the consents of the clients, they shall hand over such legal service contracts to other lawyer’s offices or law partnership companies.

3. Where the lawyer’s offices or law partnership companies temporarily cease their operations, their branches must naturally temporarily cease operation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.- Termination of operation of lawyer’s offices, law partnership companies

1. The lawyer’s offices and law partnership companies terminate their operations in cases prescribed at Clause 1, Article 26 of the Ordinance on Lawyers.

2. In case of operation termination, within 30 days before the projected date of operation termination, the lawyer’s offices and the law partnership companies must notify it in writing to the provincial/municipal Justice Services and the Bar Associations of the localities where they have registered their operations; must publish the operation termination on central or local dailies or law newspapers for three consecutive issues.

Prior to the time of operation termination, the lawyer’s offices and the law partnership companies must fully pay their outstanding debts; completely settle all other debt amounts; complete the procedures for termination of the labor contracts already signed with their lawyers and personnel; complete all legal service contracts already signed with clients. Where they are unable to fulfill the legal service contracts signed with clients, they must reach agreement with the clients on the performance of such legal service contracts; if so consented by the clients, they may transfer the legal service contracts to other lawyer’s offices or law partnership companies.

3. In cases where they withdraw the operation registration papers of lawyer’s offices or law partnership companies according to the provisions in Clause 1, Article 16 of this Decree, the provincial/municipal Justice Services shall, within 7 days as from the date of withdrawing the operation registration papers, have to notify such to the Bar Associations and Tax Departments of the localities where the lawyers offices or the law partnership companies have registered their operations. Within 30 days as from the date of withdrawal of their operation registration papers, the lawyers offices or the law partnership companies must publish the termination of their operations on central or local dailies or law newspapers for three consecutive issues.

Within 60 days as from the date of withdrawal of their operation registration papers, the lawyer’s offices and the law partnership companies must fully pay their outstanding debts, completely settle other debt amounts, complete the procedures for termination of the labor contracts already signed with their lawyers and personnel, and fulfill all the legal service contracts already signed with their clients. Where they are unable to fulfill the legal service contracts signed with the clients, they must reach agreement with the clients on the performance of the such legal service contracts; if so consented by the clients, they may transfer the legal service contracts to other lawyer’s offices or law partnership companies.

Article 19.- Termination of operation of branches of lawyer’s offices, branches of law partnership companies

Branches of lawyer’s offices and branches of law partnership companies shall terminate their operations in the following cases:

1. The lawyer’s offices and the law partnership companies, which have set up their branches, have terminated their operations under the provisions of Article 18 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Their operation registration papers have been revoked under the provisions in Clause 2, Article 16 and Article 17 of this Decree.

The lawyer’s offices and the law partnership companies shall have to settle all matters related to the termination of operations of the branches they have set up.

Article 20.- Opening profession- practicing establishments overseas

1. The lawyer’s offices and the law partnership companies, which fully meet the following conditions, may set up profession-practicing establishments overseas:

a) They have been set up for three years or more;

b) They have operated efficiently in the two latest years before the projected date of setting up the profession-practicing establishments overseas;

c) They have not been administratively sanctioned in the three latest years before the projected date of setting up the profession-practicing establishments overseas.

2. Those lawyer’s offices and law partnership companies wishing to set up their profession-practicing establishments overseas must send their written requests to the Ministry of Justice, which shall be enclosed with the following papers:

a) Copy of the operation registration paper of the lawyer’s office or the law partnership company;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within 30 days as from the date of receiving the written requests, the Ministry of Justice shall issue the written approval of the establishment of the overseas profession-practicing establishments of the lawyer’s offices or the law partnership companies; in case of refusal, it must notify the requesters in writing of the reasons therefor. The persons getting the refusal may lodge their complaints according to the provisions in Clause 1, Article 41 of the Ordinance on Lawyers.

Within 15 days after getting permission from the competent bodies for the establishment of their overseas profession-practicing establishments, the lawyer’s offices or the law partnership companies must notify it in writing to the Ministry of Justice, the provincial/municipal Justice Services, Tax Departments and Bar Associations of the localities where they are headquartered.

The foreign-based profession-practicing establishments of lawyer’s offices or law partnership companies must abide by the laws of the countries where they are based, operate within the scopes inscribed in the operation registration papers of the lawyer’s offices or the law partnership companies in Vietnam and permitted by the competent bodies of the foreign countries.

3. Upon the termination of operation of their foreign-based profession-practicing establishments, within 7 days after the operation termination, the lawyer’s offices or the law partnership companies must notify such in writing to the Ministry of Justice, the provincial/municipal Justice Services, Tax Departments and Bar Associations of the localities where they are headquartered.

Article 21.- Sending lawyers for performance of legal services overseas

Lawyer’s offices and law partnership companies may send their lawyers abroad to provide legal services at clients’ requests. Lawyers’ travel abroad must comply with the law provisions on exit and entry.

The lawyers who provide legal services overseas must abide by the provisions of the Ordinance on Lawyers, this Decree and other relevant law provisions. The remuneration amounts paid by clients to lawyers who provide legal services overseas shall comply with the legal service contracts agreed upon between the clients and the lawyer’s offices or law partnership companies. The remuneration paid to lawyers providing legal services overseas must be reflected in accounting books, vouchers of the lawyer’s offices or the law partnership companies strictly according to the current finance-accounting regimes of Vietnam.

Article 22.- Consolidation of lawyer’s offices, merger of law partnership companies

1. Two or several lawyer’s offices may agree to consolidate themselves into a new lawyer’s office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) The lawyer’s offices prepare a contract for consolidation and a contract for setting up a new lawyer’s office.

The merger contract must prescribe the consolidating procedures and conditions; the employment plan; the time limit, procedures and conditions for asset conversion; the time limit for effecting the consolidation. The consolidation contract must be sent to all creditors and notified to the laborers within 15 days as from the date it is adopted.

The contract for setting up a new lawyer’s office must be signed by all members of the new lawyer’s office and contain the details of the contract on setting up the lawyer’s office as prescribed in Article 9 of this Decree.

b) The procedures for operation registration, publicization on newspapers of the establishment of the new lawyer’s office shall comply with the provisions in Articles 20 and 21 of the Ordinance on Lawyers and Article 10 of this Decree. In addition to the papers prescribed at Clause 1, Article 20 of the Ordinance on Lawyers, the operation registration dossiers of the new lawyer’s office must include the merger contract.

After the new lawyer’s office is granted the operation registration paper, the old lawyer’s offices shall terminate their existence, the new lawyer’s office shall enjoy all legitimate rights and interests and be responsible for the unpaid debt amounts, underway legal service contracts, the labor contracts already signed with lawyers and employees as well as other property obligations of the old lawyer’s offices.

2. Two or several law partnership companies may agree on their consolidation into a new law partnership company. The procedures for consolidation of law partnership companies shall comply with the provisions in Clause 1 of this Article.

Article 23.- Merger of lawyer’s offices, law partnership companies

Two or several lawyer’s offices or law partnership companies may merge into another lawyer’s office or another law partnership company.

The procedures for merger of lawyer’s offices or law partnership companies are prescribed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The merging lawyer’s offices or law partnership companies shall not have to register their operation but only carry out the procedures for changes of the contents of their operation registration papers according to the provisions in Clause 3, Article 20 of the Ordinance on Lawyers and Article 12 of this Decree. The change registration dossiers must include the merger contract.

The merging lawyer’s offices and law partnership companies are entitled to the legitimate rights and interests and responsible for the unpaid debt amounts, the unfulfilled legal service contracts, the labor contracts signed with the lawyers and personnel as well as other property obligations of the merged lawyer’s offices or law partnership companies.

Article 24.- Lawyers working under contracts for lawyer’s offices, law partnership companies

1. Lawyers working under contracts for lawyer’s offices or law partnership companies carry out their professional activities according to the assignment of the lawyer’s offices or the law partnership companies. The lawyer’s offices and the law partnership companies must be responsible for the professional activities of the contractual lawyers. The specific rights and obligations of the contractual lawyers as well as the lawyer’s offices and the law partnership companies are agreed upon in the labor contracts in accordance with the Ordinance on Lawyers, this Decree and the labor legislation.

2. Within 15 days as from the date of signing the labor contracts with the lawyers, the lawyer’s offices and the law partnership companies must notify such to the provincial/municipal Justice Services of the localities where they have registered their operation and to the Bar Associations of which the lawyers are members.

Chapter IV

REMUNERATION

Article 25.- Stipulations on remuneration for criminal cases

The remuneration levels for criminal cases shall be agreed upon between the clients and the lawyer’s offices in the legal service contracts based on the grounds specified in Clause 1, Article 28 of the Ordinance on Lawyers and calculated in hours or in package according to cases, but the highest level in hours must not exceed VND 50,000/working hour for a lawyer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For cases with lawyers requested by the agencies conducting the legal proceedings, the remuneration level paid for lawyers shall be VND 70,000/working day.

2. Lawyers participating in the legal proceedings at the request of the agencies conducting the legal proceedings shall be paid the working travel allowance like officials and public employees on working missions.

3. The agencies conducting the legal proceedings, which have requested lawyers to participate in the legal proceedings, shall have to pay strictly according to the State’s regulations the remuneration and expenses mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article. The payment fund shall be included in the annual budget estimates of the agencies conducting the legal proceedings.

4. Apart from the remuneration and expenses paid by the agencies conducting the legal proceedings, the lawyers must not ask for any other sums from the defendants, the accused or their relatives.

5. The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Justice in guiding the agencies conducting the legal proceedings to implement the provisions in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 27.- Adjustment of remuneration levels

Upon the market price fluctuation of 10% or higher, the Ministry of Justice shall work together with the Ministry of Finance in submitting to the Prime Minister for decision the adjustment of the remuneration levels prescribed in Articles 25 and 26 of this Decree.

Chapter V

BAR ASSOCIATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Basing themselves on the provisions of the Ordinance on Lawyers, this Decree and other law provisions on socio-professional organizations, the Bar Associations shall issue their own charters to regulate their internal relations.

2. The charter of a Bar Association shall include the following major contents:

a) The Bar Association’s guiding principles and aims;

b) The procedures for joining the Bar Association; the procedures to apply for exit from the Bar Association;

c) The regulation on lawyer’s profession probation;

d) The rights and obligation of members of the Bar Association;

e) The organization and operation principles as well as the tasks and powers of the plenary meeting of the Bar Association;

f) The organization, operation principles as well as tasks and powers of the Executive Board of the Bar Association;

g) The organization, operation principles as well as tasks and powers of the Commendation and Discipline Council;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



i) The membership fee;

j) The Association’s finance;

k) Settlement of complaints and denunciations within the Association;

l) Relations with lawyer’s profession- practicing organizations;

m) Relations with other agencies and organizations.

3. Within 7 days as from the date the Bar Association’s Charter is adopted, the Executive Board of the Bar Association shall forward the Charter to the Ministry of Justice. Within 30 days after receiving the Bar Association’s Charter, the Ministry of Justice shall approve it. The Bar Association’s Charter shall take effect as from the date it is approved by the Ministry of Justice. Within 10 days as from the date the Bar Association’s Charter takes effect, the Executive Board of the Bar Association shall send a copy of the Charter to the provincial/municipal Justice Service.

Article 29.- The Bar Association’s membership

1. The Bar Association’s members shall be lawyers. The probationary lawyers are not yet the full-fledged members of the Bar Association but have the rights and obligations like members of the Bar Association, except the rights to elect people and to be elected to the Executive Board, to the Commendation and Discipline Council and the right to vote on affairs of the Bar Association.

2. The Bar Association’s members have the following rights:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) To discuss and vote on affairs of the Bar Association, to propose to the plenary meeting and/or the Executive Board of the Bar Association matters related to the organization and operation of the Association;

c) To be professionally fostered by the Bar Association;

d) Other rights prescribed by the Charter of the Bar Association.

3. The Bar Association’s members have the following obligations:

a) To report to the Executive Board of the Bar Association on the setting up of profession- practicing organizations or their places of contractual work and professional activities;

b) To participate in all courses on legal updates and professional fostering, organized by the Bar Association or the Ministry of Justice;

c) To pay membership fee;

d) Other obligations prescribed by the Bar Association’s Charter.

4. Members of the Bar Association shall be granted by its Executive Board the lawyer’s cards made according to set form issued by the Ministry of Justice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Lawyers’ Plenary Meeting is the supreme body of a Bar Association, which is convened regularly at least once a year or can be convened extraordinarily at the request of the Executive Board or at least of half of the number of the lawyers of the Association.

The Lawyers’ Plenary Meeting shall be considered valid if it is participated by at least two-thirds of the members of the Bar Association.

In cases where a Bar Association has 100 or more members, it may organize the congress of lawyers delegates as provided for by the Bar Association’s Charter. The delegates congress has the tasks and powers of the Lawyers Plenary Meeting.

2. The Lawyers Plenary Meeting has the following tasks and powers:

a) To elect and dismiss the Executive Board, the manager as well as the Commendation and Discipline Council of the Bar Association;

b) To adopt the Charter and the Rule on lawyers professional ethics;

c) To adopt the membership fee levels, other contributions of the lawyers as well as the financial revenue and expenditure regime;

d) Other tasks and powers prescribed by the Bar Association’s Charter.

A resolution of the Lawyers Plenary Meeting is passed when it is voted for by more than half of the number of the Association’s members.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Bar Association’s Executive Board is the executive body of the lawyers plenary meeting, which is elected by the lawyers plenary meeting for a three-year term.

The list of members of the Bar Association’s Executive Board shall be forwarded to the Ministry of Justice and the provincial/municipal Justice Service.

The Bar Association’s Executive Board is composed of the manager, the deputy-manager(s) and possibly a number of members. The numbers of deputy-managers and members of the Bar Association shall be decided by the Lawyers Plenary Meeting based on the Bar Association’s Charter.

A decision of the Executive Board of a Bar Association shall be passed when it is voted for by more than half of the members of the Executive Board.

2. The Bar Association’s Executive Board has the following tasks and powers:

a) To decide the approval or refusal of the application for membership of the Bar Association; to approve the application for exit from the Bar Association;

b) To supervise and evaluate the results of probation of the probationary lawyers and propose the Ministry of Justice to grant them the lawyer’s profession-practicing certificates;

c) To supervise the observance of the Rule on the lawyers professional ethics;

d) To propose the Ministry of Justice to withdraw the lawyer’s profession-practicing certificates in cases where the lawyers are handled with the disciplinary form of crossing their names from the lawyers lists;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) To reconcile disputes related to the lawyer’s profession practice between lawyers, probationary lawyers and lawyer’s offices and/or law partnership companies; among lawyer’s offices or law partnership companies; between clients and lawyer’s offices or law partnership companies;

g) To organize work reviews, experience exchanges and/or professional fostering and apply other measures, aiming to raise the professional levels of lawyers;

h) To organize gathering of opinions and sum up comments and proposals of lawyers on the elaboration of State policies and laws;

i) To organize the lawyers participation in law popularization and education;

j) To conduct international cooperation on lawyers;

k) To report to the Ministry of Justice, the provincial/municipal justice Service on the Bar Association’s organization and operation as well as the list of the Association’s members biannually and annually;

l) Other tasks and powers prescribed by the Bar Association’s Charter.

3. The Bar Association’s Executive Board has the responsibility to send to the Ministry of Justice, the concerned provincial/municipal Justice Service the regulations, decisions and resolutions of the Association.

Article 32.- Commendation and Discipline Council

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Commendation and Discipline Council decides on forms of the Bar Association’s commendation for lawyers and probationary lawyers and reports to the Lawyers Plenary Meeting for decision on the proposals on forms of the State commendation for lawyers, the Bar Association, lawyer’s offices and/or law partnership companies.

3. The Commendation and Discipline Council shall consider and decide on the application of a number of the following disciplinary forms to lawyers, probationary lawyers:

a) Reprimand;

b) Warning;

c) Crossing names from the Bar Association’s lists of lawyers, probationary lawyers.

4. The Commendation and Discipline Council shall work on the principle of collectivity and make decisions by majority.

Chapter VI

STATE MANAGEMENT OVER LAWYERS’ ORGANIZATIONS AND LAWYERS PROFESSION PRACTICE

Article 33.- The Justice Ministry’s tasks and powers in exercising the State management over the lawyers organizations and lawyer’s profession practice

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To elaborate and submit to the Government for decision the strategies and policies on development of the lawyer’s profession.

2. To draft and submit to the competent State bodies for promulgation or to promulgate by itself legal documents on lawyers organizations and the lawyer’s profession practice; to guide the implementation of those legal documents.

3. To organize training in the lawyer’s profession; provide professional fostering for lawyers.

4. To grant the lawyer’s profession-practicing certificates; to withdraw lawyer’s profession-practicing certificates.

5. To approve the Bar Associations Charters.

6. To promulgate the Model Rule on lawyers’ professional ethics.

7. To publish year books, bulletins on lawyers organizations and lawyer’s profession practice and apply other measures to support the development of the lawyer’s profession.

8. To organize work reviews and make periodical reports to the Government on the situation of the lawyers organizations and lawyer’s profession practice.

9. To examine, inspect and settle complaints and denunciations about lawyers organizations and lawyer’s profession practice according to competence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. To suspend the implementation and request the amendment of the Bar Associations regulations, decisions and resolutions contrary to the Ordinance on Lawyers, this Decree and other law provisions.

Article 34.- Tasks and powers of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in the State management over lawyers organizations and lawyer’s profession practice

1. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall exercise the State management over the lawyers organizations and lawyer’s profession practice in their respective localities, having the following tasks and powers:

a) To permit the establishment of Bar Associations; to decide on the dissolution of Bar Associations;

b) To examine, inspect and settle complaints and denunciations on organization and operation of the Bar Associations, lawyer’s offices and law partnership companies according to competence;

c) To periodically report to the Ministry of Justice on the situation of lawyers organizations and lawyer’s profession practice;

d) Other tasks and powers prescribed by law.

2. The provincial/municipal Justice Services shall have to assist the People’s Committees of the provinces or centrally run cities in implementing the State management contents prescribed in Clause 1 of this Article and have the following tasks and powers:

a) To grant operation registration papers to lawyer’s offices and branches thereof, law partnership companies and branches thereof; to withdraw the operation registration papers of lawyer’s offices, law partnership companies, branches of lawyer’s offices and branches of law partnership companies in cases prescribed at Article 16 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) To request lawyer’s offices and law partnership companies to report on their operation situation when necessary.

Chapter VII

HANDLING OF VIOLATIONS

Article 35.- Handling of violations in illegal practice of the lawyer’s profession by individuals and organizations

Individuals and organizations that are not qualified under the provisions of the Ordinance on Lawyers and this Decree but practice the lawyer’s profession in any form shall be forced to stop their violation acts, subject to a fine of up to VND 50,000,000. All profits earned from the illegal practice of the lawyer’s profession shall be confiscated for the State’s public fund.

Article 36.- Handling of violations committed by lawyers

Those lawyers who commit the following violation acts shall, depending on the nature, seriousness of their violations, be disciplined according to the Bar Associations Charters, administratively sanctioned in form of warning or fine under the law provisions on handling of administrative violations:

1. Practicing the profession not in forms of profession-practicing organization prescribed in the Ordinance on Lawyers and this Decree.

2. Letting other persons use their lawyer’s profession- practicing certificates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In cases where serious consequences are brought about by the violations or recidivism is committed, apart from the punitive form of warning or fine, the form of withdrawing the lawyer’s profession- practicing certificate may also apply.

Article 37.- Handling of violations committed by lawyer’s offices, law partnership companies, branches of lawyer’s offices or branches of law partnership companies

Lawyer’s offices, law partnership companies, branches of lawyer’s offices or branches of law partnership companies, that commit the following violation acts, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned in form of warning or fine according to the law provisions on handling of administrative violations:

1. Operating beyond the professional practice domains inscribed in their operation registration papers.

2. Letting other persons who are not lawyers practice the profession in the name of their lawyer’s offices or law partnership companies.

3. Changing the contents of their operation registration papers without notifying such to the provincial/municipal Justice Services.

4. Temporarily ceasing or terminating their operation without complying with the provisions of this Decree on temporary cessation or termination of operation.

5. Violating the provisions of the Ordinance on Lawyers or this Decree on remuneration.

6. Failing to abide by the reporting regime.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Violating other provisions of the Ordinance on Lawyers and this Decree.

Where serious consequences are brought about by the violations or recidivism is committed, apart from the punitive form of warning or fine, the withdrawal of operation registration certificates may also apply.

Article 38.- Handling of acts of infringing upon the lawyers rights.

Those who hold influential positions and powers but commit acts of infringing upon or obstructing lawyers or lawyers organizations from exercising their rights and performing their obligations shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if damage is caused, the compensation therefor must be made according to the provisions of law.

Article 39.- Competence and procedures for handling of administrative violations

The competence and procedures for handling of administrative violations regarding acts prescribed in Articles 35, 36 and 37 of this Decree shall comply with the law provisions on handling of administrative violations.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 40.- The provisions on transition for Bar Associations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



During the period from October 1, 2001 to the time the Bar Associations have completed the conversion under the provisions of the 2001 Ordinance on Lawyers, the Bar Associations shall still organize the professional practice for their lawyers and probationary lawyers.

After the Bar Associations conversion under the provisions of the 2001 Ordinance on Lawyers, the branches of such Bar Associations shall naturally terminate their operations.

Article 41.- The provisions on transition for lawyers and probationary lawyers.

1. Persons recognized as lawyers under the provisions of the 1987 Ordinance on Lawyers Organizations before October 1, 2001 shall be granted the lawyer’s profession practicing certificates to practice the lawyer’s profession according to the 2001 Ordinance on Lawyers.

2. Subjects defined in Clause 1 of this Article, who are State officials and employees, shall be granted the lawyer’s profession-practicing certificates for the practice of the lawyer’s profession till the end of September 30, 2004.

3. Persons who are probationary lawyers by the time the Ordinance on Lawyers takes effect may continue their lawyer’s profession probation according to the provisions of the Ordinance on Lawyers; the period of their finished probation shall be counted into their probation duration as provided for by the Ordinance on Lawyers.

Persons who have had a period of lawyer’s profession probation at foreign lawyers organizations branches in Vietnam prior to the time the Ordinance on Lawyers takes effect, the duration of their finished probation at the Vietnam-based branches of foreign lawyers organizations shall be counted into their probation duration as provided for by the Ordinance on Lawyers.

4. Persons who are being lawyers or probationary lawyers of the Bar Associations under the provisions of the 1987 Ordinance on Lawyers Organizations shall naturally become the lawyers or probationary lawyers of such Bar Associations after the Associations have been converted under the provisions of the 2001 Ordinance on Lawyers.

For persons who reside in a locality but work as lawyers or probationary lawyers of a Bar Association of another locality, if wishing to be transferred to the Bar Association of the locality where they reside, they may be transferred to such Bar Association. The Executive Board of the Bar Association of the locality where they reside shall have to receive them.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 42.- The provisions on transition for lawyers operating in form of limited liability company or other forms

Lawyers operating in the fields of legal proceedings, legal consultancy, legal services in the form of limited liability company or other forms must all shift to practice their profession in form of the lawyer’s office or law partnership company as prescribed in the Ordinance on Lawyers and this Decree.

Article 43.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its signing.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall, within the scope of their respective functions, tasks and powers, have to implement this Decree.

The Minister of Justice shall have to guide the implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 94/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 Hướng dẫn Pháp lệnh Luật sư

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.794

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.60.19
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!