Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 79/2002/NĐ-CP tổ chức hoạt động của Công ty tài chính

Số hiệu: 79/2002/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 04/10/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 79/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2002

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 79/2002/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 10 NĂM 2002 VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính.

Điều 2. Định nghĩa Công ty Tài chính

Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm.

Điều 3. Hình thức thành lập

Công ty Tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau:

1. Công ty Tài chính Nhà nước: là Công ty Tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.

2. Công ty Tài chính cổ phần: là Công ty Tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần.

3. Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng: là Công ty Tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.

4. Công ty Tài chính liên doanh: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

5. Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 4. Vốn pháp định

Vốn pháp định của Công ty Tài chính được Chính phủ quy định. Việc thay đổi mức vốn pháp định của Công ty Tài chính do Chính phủ quyết định.

Điều 5. Thời hạn hoạt động

Thời hạn hoạt động của Công ty Tài chính tại Việt Nam không quá 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận. Mỗi lần gia hạn không quá 50 năm.

Điều 6. Giải thích thuật ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nhận ủy thác là việc Công ty Tài chính sử dụng vốn ủy thác để cho vay hoặc đầu tư vào các dự án, công trình trên cơ sở hợp đồng ủy thác giữa bên uỷ thác và Công ty Tài chính.

2. Bao thanh toán là hình thức chiết khấu chứng từ nhằm tài trợ tín dụng đối với doanh nghiệp, trên cơ sở mua lại các khoản nợ phải thu của các doanh nghiệp phát sinh từ việc bán hàng trả chậm, thực hiện việc quản lý hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán cho các doanh nghiệp.

Điều 7. Quản lý Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính, cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; giám sát và thanh tra hoạt động của các Công ty Tài chính tại Việt Nam; ban hành các văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính; thực hiện những nhiệm vụ quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

Chương 2:

TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG TY TÀI CHÍNH

MỤC 1: CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 8. Điều kiện cấp giấy phép

1. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với Công ty Tài chính (dưới đây gọi tắt là giấy phép) gồm:

a) Có nhu cầu về hoạt động của Công ty Tài chính;

b) Có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;

c) Thành viên sáng lập là các tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

d) Người quản trị, điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động của Công ty Tài chính;

đ) Có Điều lệ tổ chức, hoạt động phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật;

e) Có dự thảo phương án kinh doanh khả thi.

2. Ngoài các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều này, bên nước ngoài trong Công ty Tài chính liên doanh, Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài cần phải thoả mãn các điều kiện sau đây:

a) Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép thực hiện các hoạt động ngân hàng hoặc các hoạt động của Công ty Tài chính;

b) Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động tại Việt Nam.

Điều 9. Hồ sơ cấp giấy phép

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép; trong đó nêu rõ các nghiệp vụ xin phép hoạt động;

b) Dự thảo điều lệ;

c) Phương án hoạt động 3 năm đầu, trong đó nêu rõ hiệu quả và lợi ích kinh tế trong hoạt động của Công ty Tài chính;

d) Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc);

đ) Mức vốn góp, phương án góp vốn và danh sách những cá nhân, tổ chức góp vốn;

e) Tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về các cổ đông lớn;

g) Chấp thuận của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về nơi đặt trụ sở của Công ty Tài chính.

2. Ngoài các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ xin cấp giấy phép đối với Công ty Tài chính liên doanh và Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài còn bao gồm:

a) Điều lệ của các bên góp vốn;

b) Giấy phép của các bên góp vốn;

c) Văn bản của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cho phép bên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Công ty Tài chính liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài;

d) Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất của các bên góp vốn;

đ) Hợp đồng liên doanh đối với Công ty Tài chính liên doanh.

3. Hồ sơ xin cấp giấy phép đối với các Công ty Tài chính liên doanh và Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài được lập thành 2 bộ, một bộ bằng tiếng Việt Nam và một bộ bằng tiếng Anh những tài liệu trong bộ hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự. Các bản sao bằng tiếng Việt Nam và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt Nam phải được cơ quan công chứng Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài xác nhận.

Điều 10. Lệ phí cấp giấy phép

Công ty Tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 11. Thời hạn cấp và sử dụng giấy phép

1. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép đối với Công ty Tài chính, Ngân hàng Nhà nước phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản giải thích lý do.

2. Tại Giấy phép cấp cho Công ty Tài chính, Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể các hoạt động nghiệp vụ Công ty Tài chính được thực hiện.

3. Công ty Tài chính được cấp phép phải sử dụng đúng tên và hoạt động đúng nội dung quy định trong giấy phép. Cấm làm giả, tẩy xoá, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép.

Điều 12. Điều kiện khai trương hoạt động

1. Để tiến hành hoạt động, Công ty Tài chính được cấp giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y;

b) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có đủ vốn pháp định và có trụ sở phù hợp với yêu cầu hoạt động của Công ty Tài chính;

c) Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả không được hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày. Số vốn này chỉ được giải tỏa sau khi Công ty Tài chính khai trương hoạt động;

d) Có văn bản pháp lý về quyền sở hữu hoặc quyền được phép sử dụng trụ sở chính của Công ty Tài chính tại Việt Nam;

đ) Đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép.

2. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép, Công ty Tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép phải khai trương hoạt động.

Điều 13. Thu hồi giấy phép

Việc thu hồi giấy phép của các Công ty Tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

MỤC 2: TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH VÀ KIỂM SOÁT CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH

Điều 14. Mở chi nhánh, văn phòng đại diện và thành lập công ty trực thuộc

1. Công ty Tài chính được mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, ngoài nước sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

2. Công ty Tài chính được thành lập công ty trực thuộc, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập để hoạt động dịch vụ tài chính, tiền tệ, môi giới, bảo hiểm, chứng khoán và tư vấn theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục mở chi nhánh, văn phòng đại diện và thành lập công ty trực thuộc

Điều kiện, hồ sơ, thủ tục mở chi nhánh và văn phòng đại diện, thành lập công ty trực thuộc của Công ty Tài chính được áp dụng theo Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng và theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 16. Quản trị, điều hành và kiểm soát

Việc quản trị, điều hành, kiểm soát, hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ Công ty Tài chính được thực hiện theo quy định tại Mục 3 và Mục 4 Chương II Luật Các tổ chức tín dụng và theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Chương 3:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH

MỤC 1: HUY ĐỘNG VỐN

Điều 17. Các hình thức huy động vốn:

Công ty Tài chính được huy động vốn từ các nguồn sau:

1. Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế.

4. Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

MỤC 2: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Điều 18. Cho vay

Công ty Tài chính được cho vay dưới các hình thức:

1. Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật Các tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác.

3. Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp.

Điều 19. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác

1. Công ty Tài chính được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân.

2. Công ty Tài chính và các tổ chức tín dụng khác được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau.

Điều 20. Bảo lãnh

Công ty Tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của Công ty Tài chính phải được thực hiện theo quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 21. Các hình thức cấp tín dụng khác

Công ty Tài chính được cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

MỤC 3: MỞ TÀI KHOẢN VÀ DỊCH VỤ NGÂN QUỸ

Điều 22. Mở tài khoản

1. Công ty Tài chính được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi Công ty Tài chính đặt trụ sở chính và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

2. Công ty Tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 23. Dịch vụ ngân quỹ

Công ty Tài chính được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

MỤC 4: CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC

Điều 24. Các nghiệp vụ khác được phép thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, gồm:

1. Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.

2. Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng.

3. Tham gia thị trường tiền tệ.

4. Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng.

5. Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp.

6. Được quyền nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.

7. Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng.

8. Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác.

Điều 25. Các nghiệp vụ phải được các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép

1. Hoạt động ngoại hối: Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp giấy phép cho Công ty Tài chính được thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

2. Hoạt động bao thanh toán: Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm ban hành quy định hướng dẫn việc thực hiện hoạt động bao thanh toán và xem xét cho phép Công ty Tài chính có đủ điều kiện thực hiện hoạt động này.

3. Các hoạt động khác.

MỤC 5: CÁC HẠN CHẾ ĐỂ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH

Điều 26. Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro

Công ty Tài chính phải dự phòng rủi ro và hạch toán khoản dự phòng rủi ro này vào chi phí hoạt động. Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 27. Trường hợp không được cấp tín dụng

Công ty Tài chính không được cấp tín dụng đối với những đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng, không được chấp nhận bảo lãnh của các đối tượng theo quy định trên để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng.

Điều 28. Trường hợp hạn chế tín dụng

1. Công ty Tài chính không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng.

2. Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của Công ty Tài chính.

3. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của Công ty Tài chính không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của Công ty Tài chính theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 29. Giới hạn góp vốn mua cổ phần

1. Mức góp vốn, mua cổ phần của Công ty Tài chính trong một doanh nghiệp; tổng mức góp vốn, mua cổ phần của Công ty Tài chính trong tất cả các doanh nghiệp không được vượt quá mức tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

2. Tổng số vốn của Công ty Tài chính đầu tư vào tổ chức tín dụng khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần phải trừ khỏi vốn tự có của Công ty Tài chính khi tính các tỷ lệ an toàn.

Điều 30. Các quy định bảo đảm an toàn

Công ty Tài chính phải tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn sau:

1. Duy trì tỷ lệ bảo đảm an toàn được quy định tại Điều 81 Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

2. Mua và đầu tư vào tài sản cố định của mình không quá 50% vốn tự có của Công ty Tài chính.

3. Giới hạn cho vay đối với một khách hàng được quy định như sau:

a) Tổng dư nợ cho vay một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Công ty Tài chính, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác;

b) Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Công ty Tài chính hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì Công ty Tài chính được tiến hành cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

4. Các quy định về an toàn khác có liên quan của pháp luật hiện hành.

Chương 4:

TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN VÀ BÁO CÁO

Điều 31. Tài chính

1. Năm tài chính của Công ty Tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

2. Thu, chi tài chính của Công ty tài chính được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 84 và khoản 2 Điều 110 Luật Các tổ chức tín dụng và quy định của Bộ Tài chính.

Điều 32. Hạch toán

1. Hạch toán của Công ty Tài chính được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 86 và khoản 1 Điều 111 Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

2. Đối với các nghiệp vụ mới bổ sung của Công ty Tài chính chưa được quy định tài khoản thì Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm bổ sung các tài khoản mới vào hệ thống tài khoản kế toán của tổ chức tín dụng.

Điều 33. Trích lập và sử dụng các quỹ

1. Việc trích lập, duy trì và sử dụng các quỹ của Công ty Tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 87 Luật Các tổ chức tín dụng và của Bộ Tài chính.

2. Công ty Tài chính không được dùng các quỹ quy định tại khoản 1 Điều này để trả lợi tức hoặc phân phối cho các chủ sở hữu, cổ đông dưới bất cứ hình thức nào, trừ khi Công ty Tài chính giải thể và thanh lý, nhưng phải ưu tiên trả cho chủ nợ trước khi hoàn trả lại các chủ sở hữu, cổ đông.

Điều 34. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài

Bên nước ngoài trong Công ty Tài chính được chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận được chia và số tài sản sau khi đã thanh lý hoặc kết thúc hoạt động theo quy định tại Điều 112 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 35. Chế độ báo cáo tài chính và kiểm toán

Công ty Tài chính phải thực hiện chế độ báo cáo tài chính, kiểm toán, công khai báo cáo tài chính theo đúng các quy định tại Điều 89, Điều 90, khoản 2 Điều 111 và khoản 1, khoản 2 Điều 122 Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Chương 5:

THANH TRA, KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, PHÁ SẢN, GIẢI THỂ VÀ THANH LÝ

Điều 36. Thanh tra

1. Công ty Tài chính phải chịu sự thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

2. Quyền và nghĩa vụ của Công ty Tài chính được thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 118 và Điều 119 Luật Các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 37. Kiểm soát đặc biệt, phá sản, giải thể và thanh lý

Việc kiểm soát đặc biệt, phá sản, giải thể và thanh lý đối với Công ty Tài chính được thực hiện theo quy định tại Chương V Luật Các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 38. Khen thưởng và kỷ luật

Việc khen thưởng và xử lý vi phạm của Công ty Tài chính được thực hiện theo quy định tại Chương X Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật có liên quan.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 39. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế các quy định trước đây trái với Nghị định này.

2. Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 40. Việc điều chỉnh đối với các Công ty Tài chính được cấp giấy phép trước khi Nghị định có hiệu lực

Các Công ty Tài chính đã thành lập và hoạt động theo giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, được quy định như sau:

1. Không phải thực hiện các thủ tục xin cấp lại giấy phép thành lập và hoạt động.

2. Thời hạn hoạt động được áp dụng như quy định trong giấy phép đã cấp.

3. Trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, phải điều chỉnh Điều lệ tổ chức và hoạt động theo đúng Nghị định này.

Điều 41. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 79/2002/ND-CP

Hanoi, October 04, 2002

 

DECREE

ON ORGANIZATION AND OPERATION OF FINANCIAL COMPANIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Vietnam State Bank of December 12, 1997;
Pursuant to the Law on Credit Institutions of December 12, 1997;
At the proposal of the Governor of Vietnam State Bank,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Definition of the financial company

The financial company constitutes a type of non-bank credit institution, with function of using equity capital, mobilized capital and other capital sources to provide loans, make investment; provide services on financial or monetary consultancy and provide some other services under the provisions of law, but not to provide payment services, not to receive under-one year- deposits.

Article 3.- Founding forms

The financial companies are set up and operate in Vietnam in the following forms:

1. The State-run financial companies are those invested with capital, set up and managed in term of business operation by the State.

2. The joint-stock financial companies are those set up in form of joint-stock companies by organizations and/or individuals that jointly contribute capital thereto.

3. The financial companies of credit institutions are those each set up and owned by a credit institution with its equity capital under the provisions of law, which conduct independent cost-accounting and have their own legal person status.

4. The joint-venture financial companies are those set up with capital contributed between the Vietnamese party comprising one or many credit institutions and/or Vietnamese enterprises and the foreign party comprising one or many foreign credit institutions, on the basis of joint-venture contracts.

5. The financial companies with 100% foreign capital are those set up with capital of one or many foreign credit institutions according to the provisions of Vietnamese law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The legal capital of financial companies shall be prescribed by the Government. The change of legal capital levels of financial companies shall be decided by the Government.

Article 5.- Operation duration

The operation duration of a financial company in Vietnam shall not exceed 50 years. In case of necessity to extend the operation duration, the approval of Vietnam State Bank (hereinafter called the State Bank for short) is required. Each extension shall not exceed 50 years.

Article 6.- Interpretation of terms and phrases

In this Decree, the following terms and phrases shall be construed as follows:

1. Entrustment taking means that the financial companies use the entrusted capital to lend or invest in projects or works on the basis of entrustment contracts between the entrusting parties and the financial companies.

2. Payment contracting means a form of discounting vouchers with a view to providing credit support for enterprises, on the basis of repurchase of receivable debts of enterprises which arise from goods sale with deferred payment, and performing the management of invoices, vouchers and accounting books for enterprises.

Article 7.- State management

The State Bank is responsible for the State management over the organization and operation of financial companies, grant and withdraw establishment and operation licenses; supervise and inspect the activities of financial companies in Vietnam; promulgate documents guiding the organization and operation of financial companies; perform other State management tasks under the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ORGANIZATION AND ADMINISTRATION OF FINANCIAL COMPANIES

Section 1. GRANTING ESTABLISHMENT AND OPERATION LICENSES

Article 8.- Conditions for granting of licenses

1. The conditions for a financial company to be granted establishment and operation license (hereinafter called the license for short) include:

a) Having the demand for operations of the financial company;

b) Having enough legal capital prescribed by the Government;

c) The founding members are organizations or individuals, that have prestige and financial capability as provided for by the State Bank;

d) The manager and administrator have full civil act capacity and professional qualifications suitable for the operation of the financial company;

e) Having the organization and operation charter compatible to the provisions of the Law on Credit Institutions and other law provisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In addition to the conditions prescribed in Clause 1 of this Article, the foreign parties in financial companies, the financial companies with 100% foreign capital must also satisfy the following conditions:

a) They are allowed by competent bodies of foreign countries to carry out banking activities or to conduct operations of the financial companies;

b) They are allowed by competent bodies of foreign countries to operate in Vietnam.

Article 9.- Dossiers for granting of licenses

1. A dossier of application for a license includes:

a) The application for the license, which clearly states the operations applied for;

b) The draft charter;

c) The plan for operation in the first three years, clearly stating the economic efficiency and benefits of the operation of the financial company;

d) The list, curricula vitae, diplomas evidencing the professional capabilities and qualifications of the founding members, the Managing Board and Control Board members and the general director (director);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) The financial situation and information related to major shareholders;

g) The approval by the provincial/municipal People’s Committee of the place to locate the head-office of the financial company.

2. Apart from the documents prescribed in Clause 1 of this Article, the dossiers of application for licenses of the joint-venture financial companies and the financial companies with 100% foreign capital shall also include:

a) The charters of the capital-contributing parties;

b) The licenses of the capital-contributing parties;

c) The documents of the competent foreign agencies permitting the foreign parties to operate in Vietnam in the form of joint-venture financial company or financial company with 100% foreign capital;

d) The financial balance sheet, the profit and loss sheet, which have already been audited, and the report on situation of operation for the latest three years of the capital-contributing parties;

e) The joint-venture contracts, for the joint-venture financial companies.

3. The dossiers of application for licenses of the joint-venture financial companies and the financial companies with 100% foreign capital shall be made in two sets, one in Vietnamese and one in English. The foreign-language documents in the dossiers must be consularly legalized and the translations from foreign languages into Vietnamese must be certified by Vietnamese notaries public or diplomatic missions or consulates overseas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The financial companies licensed by the State Bank must pay fees according to regulations of the Finance Ministry.

Article 11.- The time limits for granting and use of licenses

1. Within 90 days as from the date of receiving complete dossiers of application for licenses of financial companies, the State Bank must grant or refuse to grant the licenses. In case of refusal, the State Bank must explain in writing the reasons therefor.

2. In the licenses granted to financial companies, the State Bank specifies professional operations to be performed by the financial companies.

3. The licensed financial companies must use the right names and operate strictly according to the contents prescribed in their licenses. It is forbidden to forge, erase, cross out, transfer, lease or lend licenses.

Article 12.- Conditions for inaugurating operations

1. To carry out their operations, the licensed financial companies must meet the following conditions:

a) Having their charters approved by the State Bank;

b) Having business registration certificates; having enough legal capital and head-offices suitable for the operations of the financial companies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Having legal documents on the right to own or use the head-offices of the financial companies in Vietnam;

e) Publishing on central or local newspapers as provided for by law the contents prescribed in the licenses.

2. Within 12 months as from the dates they are licensed, the financial companies licensed by the State Bank must commence their operations.

Article 13.- Withdrawal of licenses

The withdrawal of licenses of financial companies shall comply with the provisions in Article 29 of the Law on Credit Institutions and the guidance of the State Bank.

Section 2. ORGANIZATION, MANAGEMENT, ADMINISTRATION AND CONTROL OF FINANCIAL COMPANIES

Article 14.- Opening branches and representative offices and setting up affiliated companies

1. Financial companies may open branches and representative offices at home and abroad when so approved in writing by the State Bank.

2. Financial companies may set up affiliated companies which have legal person status, conduct independent cost-accounting in order to provide financial, monetary, brokerage, insurance, securities and consultancy services according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The conditions, dossiers and procedures for opening branches and representative offices or setting up affiliated companies of financial companies shall comply with Article 33 of the Law on Credit Institutions and the guidance of the State Bank.

Article 16.- Management, administration and control

The management, administration, control, inspection system and internal auditing of financial companies shall comply with the provisions in Section 3 and Section 4, Chapter II of the Law on Credit Institutions and the guidance of the State Bank.

Chapter III

OPERATIONS OF FINANCIAL COMPANIES

Section 1. CAPITAL MOBILIZATION

Article 17.- Forms of capital mobilization

Financial companies may mobilize capital from the following sources:

1. Deposits of one year or longer of organizations and individuals under the regulations of the State Bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Loans from domestic and foreign financial organizations as well as international financial organizations.

4. Capital entrusted to them by the Government, organizations and individuals at home and abroad.

Section 2. CREDIT OPERATIONS

Article 18.- Lending

Financial companies may provide loans in the following forms:

1. Providing short-term, medium-term and long-term loans according to the regulations of the State Bank.

2. Providing loans under entrustment by the Government, organizations and/or individuals at home and abroad according to the current provisions of the Law on Credit Institutions and the entrustment contracts.

3. Providing consumer loans in form of loans for installment buying.

Article 19.- Discount, rediscount, mortgage of commercial bills and other valuable papers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Financial companies and other credit institutions may rediscount or mortgage commercial bills, bonds and other valuable papers for each other.

Article 20.- Guarantee

Financial companies may provide guarantee with their own prestige and financial capabilities for the guaranteed. The guarantee by the financial companies must be effected according to the provisions in Articles 58, 59 and 60 of the Law on Credit Institutions and the guidance of the State Bank.

Article 21.- Other forms of credit granting

Financial companies may grant credits in other forms according to the regulations of the State Bank.

Section 3. ACCOUNT OPENING AND TREASURY SERVICES

Article 22.- Opening accounts

1. The financial companies may open deposit accounts at the State Bank in localities where they are headquartered and at banks operating on the Vietnamese territory. The opening of accounts at banks outside the Vietnamese territory must be permitted by the State Bank.

2. The financial companies which take deposits shall have to open their accounts at the State Bank and maintain there the credit balances not lower than the level prescribed by the State Bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The financial companies may provide services on cash collection and distribution to customers.

Section 4. OTHER OPERATIONS

Article 24.- Other operations permitted to perform under the current law provisions include:

1. Contributing capital to, and/or purchasing shares of, enterprises and/or other credit institutions.

2. Investing in projects under contracts.

3. Participating in monetary markets.

4. Providing overseas currency exchange, trading in gold.

5. Acting as agents to distribute bonds, share certificates and other valuable papers for enterprises.

6. Taking entrustment or agency in domains related to finance, banking, insurance and investment, including the management of assets and/or investment capital of organizations and individuals under contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Providing services on preservation of precious objects, valuable payers, leasing safes, pawning and other services.

Article 25.- Operations to be permitted by competent State management bodies

1. Foreign exchange operations: The State Bank shall consider and license the financial companies to perform some foreign exchange operations according to the current regulations on foreign exchange management.

2. Payment contracting operations: The State Bank shall have to issue regulations guiding the performance of payment contracting operations and consider and permit the qualified financial companies to perform these operations.

3. Other operations.

Section 5. RESTRICTIONS TO ENSURE SAFETY IN OPERATIONS OF FINANCIAL COMPANIES

Article 26.- The risk reserve appropriation and use

The financial companies must make risk reserves and account these risk reserve amounts into their operating expenses. The risk reserve appropriation and use shall comply with the regulations of the State Bank.

Article 27.- Cases of non-provision of credits

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- Cases of credit restriction

1. The financial companies must not provide credits without security and/or provide credits with preferential conditions to the subjects defined in Clause 1, Article 78 of the Law on Credit Institutions.

2. The total balance of loans provided to the subjects prescribed in Clause 1 of this Article must not exceed 5% of the equity capital of financial companies.

3. The guarantee level for a customer and the total guarantee level of a financial company must not exceed the ratio to the equity capital of the financial company as provided for by the State Bank Governor.

Article 29.- Capital contribution and share purchase limits

1. The level of capital contribution to, purchase of shares of, an enterprise by a financial company, the total level of capital contribution to and purchase of shares of, all enterprises must not exceed the maximum levels prescribed by the State Bank Governor.

2. The total capital amount of a financial company investing in other credit institutions in form of capital contribution and share purchase must be subtracted from the equity capital of such financial company when calculating the safety ratios.

Article 30.- The provisions on ensuring safety

The financial companies must abide by the following safety-ensuring provisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Purchasing and investing in their fixed assets at levels not exceeding 50% of the equity capital of the financial companies.

3. The limits of loans provided to a customer is prescribed as follows:

a) The total balance of loans provided to a customer must not exceed 15% of the equity capital of a financial company, except for cases where loans are provided from the entrusted capital sources of the Government, organizations and/or individuals or for cases where borrowing customers are other credit institutions;

b) Where the capital demand of a customer exceeds 15% of the equity capital of a financial company or the customer have the demand to mobilize capital from various sources, the financial company may provide consolidated loans according to the regulations of the State Bank.

4. Other relevant safety provisions of current legislation.

Chapter IV

FINANCE, ACCOUNTING AND REPORTING

Article 31.- Finance

1. The fiscal year of the financial companies commences on January 1st and ends on December 31st of the calendar year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.- Accounting

1. The financial companies accounting shall comply with the provisions in Article 86 and Clause 1 of Article 111 of the Law on Credit Institutions and the guiding documents of the State Bank.

2. For newly- supplemented operations of financial companies, for which accounts have not yet been prescribed, the State Bank shall have to supply new accounts into the system of book- keeping accounts of the financial companies.

Article 33.- Appropriation and use of funds

1. The appropriation, maintenance and use of funds of the financial companies shall comply with the provisions in Article 87 of the Law on Credit Institutions and the Finance Ministry.

2. The financial companies must not use the funds prescribed in Clause 1 of this Article to pay dividends or to make distributions to owners and shareholders in any form, except where they are dissolved or liquidated, but priority must be given to paying creditors before making reimbursement to owners and shareholders.

Article 34.- Transfer of profits abroad by foreign investors

The foreign parties to financial companies may transfer abroad the profit amounts divided to them and the asset quantity after liquidation or termination of operation as provided for in Article 112 of the Law on Credit Institutions and the guidance of the State Bank.

Article 35.- Regime of financial reporting and auditing

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

INSPECTION, SPECIAL CONTROL, BANKRUPTCY, DISSOLUTION AND LIQUIDATION

Article 36.- Inspection

1. The financial companies must submit to the inspection by the State Bank Inspectorate according to the provisions of the Law on Credit Institutions.

2. The rights and obligations of the inspected financial companies shall comply with the provisions in Articles 118 and 119 of the Law on Credit Institutions and the regulations of the State Bank.

Article 37.- Special control, bankruptcy, dissolution and liquidation

The special control, bankruptcy, dissolution and liquidation of financial companies shall comply with the provisions in Chapter V of the Law on Credit Institutions and the regulations of the State Bank.

Article 38.- Commendation and discipline

The commendation and handling violations of financial companies shall comply with the provisions in Chapter X of the Law on Credit Institutions and the relevant legal documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 39.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its signing and replaces the previous regulations which are contrary to this Decree.

2. The State Bank shall assume the prime responsibility and coordinate with the relevant agencies in guiding the implementation of this Decree.

Article 40.- Adjustments applicable to the financial companies licensed before this Decree comes into force

The financial companies set up and operating under the licenses granted by the State Bank before this Decree takes effect are subject to the following regulations:

1. They must not carry out procedures for re-granting of establishment and operation licenses.

2. Their operation duration shall comply with the provisions in the issued licenses.

3. Within 12 months as from the date this Decree comes into force, they must readjust their organization and operation charters strictly according to this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


33.412

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.113.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!