UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
129/KH-UBND
|
Đồng
Tháp, ngày 20 tháng 7 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM 2016-2020
Phần thứ
nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2011-2015
I. ĐÁNH
GIÁ CHUNG
1.1. Về số lượng, doanh
thu và thu nhập của hợp tác xã (HTX), liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (THT)
Dự kiến đến cuối năm 2015 trên
địa bàn tỉnh có khoảng 200 HTX và 1.160 THT đang hoạt động. Liên hiệp hợp tác
xã đã không còn hoạt động, đang tiến hành thủ tục giải thể trong năm 2015. So
với mục tiêu Kế hoạch 2011-2015 số lượng HTX đạt 95,2%, số lượng THT đạt 24,2
%.
Trong 5 năm, hoạt động trong lĩnh
vực kinh tế tập thể đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể:
- Số hợp tác xã thành lập mới ước
khoảng 53 HTX đạt 120,5% (so với mục tiêu Kế hoạch 2011-2015). Số hợp tác xã
giải thể là 52 HTX, đạt 157,6%. Năm 2014 đã chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp
tác xã 2012 được 14 HTX, dự kiến trong năm 2015 chuyển đổi được 100 HTX, đạt
57% số hợp tác xã hiện có.
- Doanh thu bình quân giai đoạn
2011-2015 là: 1.440 triệu đồng/HTX đạt 134,3%; 474 triệu đồng/THT, đạt 197,5%.
Trong đó doanh thu trong thành viên là 713 triệu đồng/HTX đạt 123,6%.
- Lãi bình quân 217 triệu
đồng/HTX (tỷ suất lợi nhuận là 15,1%), đạt 177,5%; lãi bình quân 74 triệu
đồng/THT (tỷ suất lợi nhuận 15,6%), đạt 240,5%.
1.2. Về thành viên, lao
động của hợp tác xã, tổ hợp tác
- Ước cuối năm 2015, có khoảng
54.000 thành viên hợp tác xã, đạt 106,7% (so với mục tiêu Kế hoạch 2011-2015);
48.000 tổ viên tổ hợp tác, đạt 32,9%.
- Trong 5 năm, số thành viên hợp
tác xã mới gia nhập là 12.101 thành viên, đạt 121%; số thành viên ra khỏi hợp
tác xã là 2.701 thành viên. Số tổ viên tổ hợp tác mới thu hút là 15.400 thành
viên, đạt 256,7%; số tổ viên ra khỏi tổ hợp tác là 112.400 thành viên.
- Số lao động làm việc thường
xuyên trong hợp tác xã là 3.500 người, đạt 175%, trong đó, số lao động là thành
viên hợp tác xã là 2.400 người, đạt 133,3% . Số lao động thường xuyên trong tổ
hợp tác là 8.120 người, trong đó lao động là tổ viên là 3.200 người.
- Thu nhập bình quân của lao động
làm việc thường xuyên trong hợp tác xã là 40 triệu đồng/năm, đạt 158,7%; của tổ
hợp tác là 38 triệu đồng/năm.
1.3. Về trình độ cán bộ
quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác
- Cán bộ quản lý hợp tác xã hiện
có 2.000 người, đạt 96,2 % (so với mục tiêu Kế hoạch 2011-2015). Cán bộ quản lý
tổ hợp tác có khoảng 5.800 người.
- Nhìn chung tuổi đời cán bộ quản
lý của hợp tác xã, tổ hợp tác khá cao, trình độ quản lý, văn hóa còn thấp. Hiện
có 410 người, chiếm 20,5% cán bộ quản lý hợp tác xã có trình độ sơ, trung cấp,
đạt 104,9%. Có 132 người, chiếm 6,6% cán bộ quản lý hợp tác xã có trình độ cao
đẳng, đại học, đạt 118,9%.
(Chi
tiết xem Phụ lục 1 kèm theo)
II. ĐÁNH
GIÁ THEO LĨNH VỰC
(Chi
tiết xem Phụ lục 7 kèm theo)
III.
NHỮNG THUẬN LƠI, KHÓ KHĂN VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Thuận lợi
Nhìn chung việc thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2011-2015 đã đạt được một số kết quả khả
quan. Kinh tế tập thể có bước phát triển nhất định, thu nhập, lợi nhuận của
người lao động ngày càng tăng, trình độ cán bộ quản lý được quan tâm đào tạo,
bồi dưỡng, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến mới. Hoạt động liên kết giữa
hợp tác xã với doanh nghiệp, giữa hợp tác xã với nông dân, thành viên đã hình
thành ngày càng nhiều, càng chặt chẽ.
2. Khó khăn và nguyên nhân
Việc triển khai thực hiện các
chính sách hỗ trợ từ trung ương đến địa phương chưa kịp thời. Trình độ cán bộ
quản lý còn hạn chế, năng lực hoạt động sản xuất, dịch vụ kinh doanh của hợp
tác xã chưa theo kịp trình độ, năng lực chung của nền kinh tế thị trường. Một
số cán bộ địa phương trong công tác chỉ đạo đôi lúc còn nóng vội, chạy theo
thành tích; quần chúng lao động cũng chưa hoàn toàn hiểu đúng về bản chất, giá
trị của kinh tế tập thể.
IV. KẾT
QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
1. Kết quả triển khai Luật
và các văn bản hướng dẫn
(Chi
tiết xem Phụ lục 8 kèm theo)
2. Công tác quản lý nhà
nước về kinh tế tập thể
- Ủy ban nhân dân tỉnh rất chú
trọng chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
về kinh tế tập thể. Chỉ đạo, điều hành việc xây dựng và tổ chức thực hiện các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn. Phối hợp với
các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ
chức tham gia thành lập hợp tác xã; tổ hợp tác qua chứng thực của Ủy ban nhân
dân cấp xã. Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã
của Nhà nước. Vận dụng các chính sách của nhà nước, ban hành các biện pháp,
chính sách hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác theo thẩm quyền. Tạo nhiều điều kiện
thuận lợi cho hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả và tham gia các chương
trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh
đã nhiều lần phối hợp các tổ chức đoàn thể, Mặt trận tổ quốc tỉnh và tổ chức
thành viên các cấp, các tổ chức xã hội khác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
hợp tác xã; triển khai các chương trình dự án phát triển hợp tác xã; khuyến
khích thành viên tổ chức mình tham gia hợp tác xã.
- Tuy nhiên việc tổ chức bộ máy
quản lý nhà nước về kinh tế tập thể vẫn còn một số điểm cần tiếp tục thực hiện.
Cơ quan đầu mối tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý về
kinh tế tập thể là Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa có bộ phận riêng quản lý kinh tế
tập thể, chỉ có một cán bộ chuyên trách. Ở cấp huyện còn nhiều địa phương chưa
phân công cán bộ chuyên trách về kinh tế tập thể. Việc phân công cán bộ theo
dõi về kinh tế tập thể còn chưa thống nhất trong các huyện, thị xã, thành phố.
3. Kết quả triển khai
chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã giai đoạn 2011-2015
Thực hiện Nghị định số
88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến
khích phát triển hợp tác xã, giai đoạn 2011- 2015 Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ
chức triển khai, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã.
- Về hỗ trợ, khuyến khích thành
lập hợp tác xã: hỗ trợ 75 HTX số tiền là 630 triệu đồng từ ngân sách địa
phương;
- Về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ
hợp tác xã: hỗ trợ đào tạo 100 cán bộ, con em thành viên hợp tác xã dự lớp đào
tạo đại học số tiền là 596 triệu đồng từ ngân sách địa phương; tổ chức bồi
dưỡng 2.795 lượt cán bộ hợp tác xã nông nghiệp số tiền là 2.326 triệu đồng.
Trong đó ngân sách Trung ương là 1.099 triệu đồng, ngân sách địa phương là
1.227 triệu đồng; bồi dưỡng 514 lượt cán bộ hợp tác xã phi nông nghiệp với số
tiền là 285 triệu đồng từ ngân sách địa phương; bồi dưỡng 238 lượt tổ trưởng tổ
hợp tác số tiền 79 triệu đồng từ ngân sách địa phương;
- Về đất đai: hỗ trợ giao đất
không thu tiền sử dụng đất cho 12 HTX với số diện tích là 1.200 m2
; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 6 HTX với diện tích
487 m2. Do hạn chế về quỹ đất và do nhu cầu sử dụng đất của hợp tác xã
chưa phù hợp nên tỉnh chưa thực hiện được cho thuê đất đối với hợp tác xã;
- Về thuế : Vừa qua phần lớn các
hợp tác xã đã được hỗ trợ về thuế. Có 177 lượt HTX đã được ưu đãi thuế với số
tiền là 3.780 triệu đồng; 226 lượt HTX được miễn 8.211 triệu đồng tiền thuế.
Tuy nhiên còn nhiều hợp tác xã chưa được hưởng chính sách ưu đãi về thuế do
chưa đáp ứng điều kiện, thủ tục của ngành tài chính;
- Về Quỹ hỗ trợ phát triển hợp
tác xã: Đã thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã với
vốn là 10 tỷ đồng. Tuy nhiên do điều kiện năng lực của hợp tác xã còn yếu nên
việc tiếp cận nguồn vốn vay này của Quỹ chưa thật sự hiệu quả. Hiện chỉ có 3
HTX vay nguồn vốn của Quỹ với số tiền là 2.150 triệu đồng.
Ngoài ra, với sự khuyến khích của
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, đã có 69 lượt HTX tiếp cận được
nguồn vốn ưu đãi của các ngân hàng chính sách và ngân hàng thương mại với số
tiền là 39.486 triệu đồng;
- Về hỗ trợ xúc tiến thương mại:
hỗ trợ cho 51 lượt hợp tác xã quảng bá thương hiệu, tiếp cận thị trường, tìm
đối tác thương mại với số tiền là 660 triệu đồng từ nguồn ngân sách địa phương;
- Hỗ trợ về khoa học công nghệ:
hỗ trợ được 31 lượt HTX thực hiện ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công
nghệ, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công với số tiền là 2.220 triệu đồng từ
ngân sách địa phương;
- Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng: chủ trương và chính sách hỗ trợ hợp tác xã đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng rất nhiều nhưng hợp tác xã khó tiếp cận do năng lực của hợp tác xã còn hạn
chế. Có 41 lượt HTX được hỗ trợ 2.863 triệu đồng từ nguồn ngân sách địa phương
để hợp tác xã phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng xã viên và tham gia các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Hỗ trợ tuyên truyền về kinh tế
tập thể: có 151 lượt HTX được hỗ trợ với số tiền là 1.058 triệu đồng;
- Ngoài ra hỗ trợ Liên minh hợp
tác xã tỉnh hoạt động với số tiền là 12.024 triệu đồng trong đó ngân sách địa
phương là 11.324 triệu đồng.
(Chi
tiết xem Phụ lục 3 kèm theo).
Phần thứ
hai
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ 5 NĂM 2016-2020
1. Dự báo
những thuận lợi, khó khăn
- Trình độ quản lý của cán bộ hợp
tác xã vẫn còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, năng lực sản xuất kinh doanh ngày
càng lạc hậu so với các thành phần kinh tế khác, thiếu năng lực cạnh tranh.
- Luật Hợp tác xã 2012 và các văn
bản hướng dẫn quy định về hợp tác xã chặt chẽ hơn, điều kiện khắc khe hơn. Cùng
với tổ chức lại hoạt động hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2012 dự kiến số lượng
hợp tác xã sẽ giảm trong 5 năm tới.
2. Mục
tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế tập thể với
nồng cốt là hợp tác xã, góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, dân chủ;
góp phần phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước đặc biệt là đối với nông nghiệp và nông thôn. Phấn đấu
đến năm 2020 đưa khu vực kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã có vị trí và
vai trò quan trọng hơn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
3. Định
hướng chung về phát triển kinh tế tập thể
- Đến năm 2016 hoàn thành công
tác tổ chức lại hoạt động hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2012.
- Tiếp tục khuyến khích thành lập
mới hợp tác xã, tổ hợp tác. Chưa khuyến khích thành lập liên hiệp hợp tác xã.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả
hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác. Tăng cường năng lực cạnh tranh, tăng năng
suất lao động, giảm giá thành sản phẩm.
- Hạn chế thấp nhất hợp tác xã
không hoạt động hoặc hoạt động không đúng quy định kéo dài.
- Nâng cao hiệu quả đóng góp của
khu vực kinh tế tập thể vào tăng trưởng kinh tế chung, góp phần xóa đói giảm
nghèo bền vững nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn.
- Đóng góp vào việc cải thiện đời
sống thành viên và cộng đồng. Tương hỗ với kinh tế hộ, cộng đồng dân cư, đoàn
kết, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích lâu dài, cùng có lợi.
4. Một số
mục tiêu cụ thể
Phấn đấu giai đoạn 2016-2020 đạt
một số chỉ tiêu quan trọng như sau:
- Số lượng hợp tác xã không dưới
150 HTX, trong đó trên 80% hoạt động hiệu quả. 100% hợp tác xã hoạt động theo
đúng Luật hợp tác xã 2012.
- Số lượng tổ hợp tác là 1.235
THT. 100% tổ hợp tác qua chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Số lượng thành viên hợp tác xã
47.000 thành viên, trong đó thành viên mới thu hút là 12.500 người. Số lượng tổ
viên tổ hợp tác là 50.000 thành viên, trong đó tổ viên mới thu hút là 42.000
người.
- Doanh thu bình quân của hợp tác
xã là 3.200 triệu đồng/năm. Doanh thu bình quân của một tổ hợp tác là 1.200
triệu đồng/năm.
- Thu nhập bình quân của 01 lao
động thường xuyên: Trong hợp tác xã là 90 triệu đồng/năm; trong tổ hợp tác là
80 triệu đồng/năm.
- Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã
có trình độ sơ, trung cấp trên 23%. Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã có trình độ
cao đẳng, đại học trên 8% .
(Chi
tiết xem Phụ lục 4 kèm theo).
- Về ngành nghề: Tiếp tục hỗ trợ,
phát triển các hợp tác xã nông nghiệp; ổn định các quỹ tín dụng nhân dân hiện
có và phát triển các quỹ tín dụng nhân dân mới khi có điều kiện; củng cố các
hợp tác xã ngành vận tải, thương mại, xây dựng; củng cố và phát triển các hợp
tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Ưu tiên phát triển các hợp tác
xã hoạt động trên các mặt hàng có tiềm năng ngoài lúa như: cá tra, xoài, nhãn,
quýt, sen, hoa kiểng và rau an toàn.
- Về khu vực: các huyện thượng
nguồn phát triển các hợp tác xã có mặt hàng lúa, cá. Các huyện hạ nguồn phát
triển hợp tác xã có mặt hàng cá, trái cây. Thành phố Sa Đéc phát triển hợp tác
xã hoa kiểng. Khu đông dân cư phát triển các hợp tác xã thương mại.
- Xây dựng mỗi mặt hàng ít nhất
có một hợp tác xã điển hình tiên tiến.
+ 100% hợp tác xã điển hình tiên
tiến có tổ chức liên doanh hoặc liên kết với các doanh nghiệp.
+ 50% hợp tác xã còn lại hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp có hoạt động liên doanh hoặc liên kết.
- Nâng cao sức cạnh tranh và năng
lực hoạt động của hợp tác xã phấn đấu giai đoạn 2016-2020 :
+ Tăng 80% vốn hoạt động bình
quân của hợp tác xã. Trong đó chủ yếu từ vốn góp của thành viên.
+ Đến cuối năm 2020 doanh thu của
hợp tác xã tăng 90%; lãi của hợp tác xã tăng 90% so với đầu năm 2016.
+ Năng suất lao động của hợp tác
xã tăng 100% (tính theo thời giá).
+ Tăng 125 % thu nhập bình quân
của lao động thường xuyên trong hợp tác xã.
5. Các
giải pháp phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016-2020
a) Tiếp tục xây dựng các văn bản
hướng dẫn thực hiện Luật Hợp tác xã 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Đẩy mạnh tuyên truyền, tập
huấn Luật Hợp tác xã 2012 và nâng cao nguồn nhân lực hợp tác xã.
- Tổ chức 125 lớp tuyên truyền
luật pháp về kinh tế tập thể, vận động thành lập hợp tác xã khi có đủ điều
kiện. Đối tượng là thành viên hợp tác xã, tổ viên tổ hợp tác và quần chúng lao
động. Số người tham gia khoảng 8.800 người. Số kinh phí khoảng 3.950 triệu
đồng.
- Tổ chức tập huấn 11 lớp nâng
cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ, thành viên hợp tác xã. Thời gia
tập huấn từ 10 đến 15 ngày. Với khoảng 550 lượt người tham dự, kinh phí thực
hiện khoảng 1.179 triệu đồng.
c) Nâng cao hiệu quả hoạt động
của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, tổ hợp tác
- Rà soát tình hình hoạt động của
các hợp tác xã, tổ hợp tác. Hướng dẫn các hợp tác xã tổ chức lại hoạt động theo
Luật Hợp tác xã 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
- Vận động, tăng cường thu hút,
kết nạp thành viên mới. Tăng vốn góp của các thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại nhằm nâng cao năng lực tổ chức, điều hành,
hoạt động kinh doanh cho hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng
phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm. Từng bước mở rộng quy mô hoạt động của hợp
tác xã, tổ hợp tác.
- Phát huy các hình thức liên
doanh, liên kết của các hợp tác xã đang hoạt động hiệu quả; nhanh chóng khắc
phục những vướng mắc phát sinh trong quá trình liên doanh, liên kết giữa các
hợp tác xã với doanh nghiệp, giữa hợp tác xã với hợp tác xã hoặc hộ cá thể
khác.
- Thành lập bộ phận bán chuyên
trách phụ trách nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn của các hợp tác xã trong quá trình
liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp.
d) Tổ chức triển khai thực hiện
chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát
triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014.
(Chi
tiết xem Phụ lục số 6 kèm theo)
Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước,
chủ động khai thác các nguồn vốn có nguồn gốc từ các tổ chức quốc tế như Dự án
VnSAT, Dự án hợp tác công tư PPP trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm phục vụ nhiệm
vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
e) Tăng cường công tác quản lý
nhà nước về kinh tế tập thể
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hợp tác xã,
theo dõi, giám sát thi hành Luật Hợp tác xã và thực hiện các chính sách đối với
khu vực kinh tế này; tăng cường đào tạo, tập huấn cho bộ các đoàn thể tham gia
tuyên truyền, vận động về kinh tế tập thể, hợp tác xã.
- Cấp tỉnh, bố trí 01 cán bộ
chuyên trách ở các Sở ngành có năng lực quản lý nhà nước về kinh tế tập thể;
tham mưu đề xuất thành lập bộ phận quản lý kinh tế tập thể ở Sở Kế hoạch và Đầu
tư.
- Cấp huyện, bố trí 01 cán bộ
chuyên trách quản lý kinh tế tập thể thuộc Phòng Tài chính - Kế hoạch.
- Cấp xã, bố trí 01 cán bộ bán
chuyên trách theo dõi, hỗ trợ kinh tế tập thể trên địa bàn.
Nơi
nhận:
- Bộ KH&ĐT , Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương,
Bộ KH&CN, BCĐ CTXTTMQG;
- TT/TU, TT/HĐND tỉnh (b/cáo);
- CT & các PCT/UBND tỉnh;
- Các tổ chức: MTTQ, tỉnh đoàn, Hội Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh;
- Các sở: KH&ĐT, TC, NN&PTNT, CT, GTVT, XD, KH&CN ;
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh;
- Quỹ ĐTPT tỉnh, TTXTTMDL&ĐT;
- LMHTX tỉnh;
- LĐVP/UBND tỉnh ;
- UBND các huyện, TX,TP;
- Lưu VT, NC/KTN Đ.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Hùng
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|