Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1828/CTr-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Đức Tuy
Ngày ban hành: 08/08/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1828/CTr-UBND

Kon Tum, ngày 08 tháng 08 năm 2016

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 16/5/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 35/NQ-CP); Văn bản số 134/BĐMDN ngày 21/7/2016 của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp về việc triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ; UBND tỉnh Kon Tum ban hành Chương trình triển khai thực hiện với những nội dung sau:

I. Mục tiêu, yêu cầu

1. Mục tiêu:

- Xây dựng môi trường cạnh tranh đầu tư, kinh doanh bình đẳng và minh bạch; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển và khởi nghiệp.

- Phấn đấu đến năm 2020, có 2.500 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh.

- Hàng năm, có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có hoạt động đi mới sáng tạo.

2. Yêu cầu:

- Xây dựng mục tiêu, giải pháp cụ thể, rõ ràng, khả thi, phù hợp để hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao tại Nghị quyết số 35/NQ-CP.

- Đảm bảo rút ngn thời gian và thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

- Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, người đứng đầu trong tổ chức triển khai thực hiện.

- Quy định rõ chế độ báo cáo, cơ chế kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ và xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh.

II. Nhiệm vụ, giải pháp

1. Cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp:

a) Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Kon Tum:

- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ, Kế hoạch hành động số 1272/KH-UBND ngày 10/6/2016 của UBND tỉnh về tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 và Văn bản số 1313/UBND-KT ngày 15/6/2016 về việc triển khai thực hiện Thông báo số 76/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ.

- Nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử đcông khai, minh bạch nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước qua môi trường mạng; công khai quy trình, thủ tục, điều kiện kinh doanh (nếu có), kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình; mở một chuyên Mục về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của các đơn vị (hoàn thành trong quý III năm 2016);

- Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 995/KH-UBND ngày 18/5/2016 của UBND tỉnh về cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020.

- Căn cứ chc năng quản lý của ngành, địa phương mình, tiến hành rà soát, tham mưu UBND tỉnh kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; chm dứt ngay việc áp dụng, vận dụng các quy định về điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền, không còn hiệu lực.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác rút ngắn tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; đơn giản hóa các thủ tục hành chính; tăng cường xử lý hồ sơ thông qua mạng internet.

- Rà soát, đánh giá chất lượng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp thực thi công việc giải quyết thủ tục hành chính để có kế hoạch đào tạo, bi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức, tác phong làm việc theo tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp.

- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường quán triệt tinh thần, trách nhiệm, lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức trong việc thực hiện đạo đức công vụ, cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, thực hiện tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp; phải nm rõ tình hình nộp, xử lý hồ sơ của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc chậm trễ xử lý hồ sơ, gây phin hà, sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp đến giao dịch; đồng thời kiên quyết xử lý các cán bộ vi phạm quy trình xử lý hồ sơ, gây phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp.

- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố:

- Thành lập các thỗ trợ thủ tục cho nhà đầu tư (theo hình thức kiêm nhiệm) đtiếp nhận và hỗ trợ giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp; tăng cường công tác, rà soát, kiểm tra các hoạt động của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn và báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) biết, chỉ đạo.

+ Trực tiếp chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị quỹ đất sạch cho doanh nghiệp thực hiện dự án.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

- Xác định điểm nghẽn mà doanh nghiệp, nhà đầu tư thường gặp phải trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính từ khâu quyết định chủ trương đầu tư đến khi khởi công thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh, từ đó xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý.

- Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh duy trì tốt cơ chế đối thoại, gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, hộ kinh doanh cá thể định kỳ hàng tháng nhằm kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn. Hằng năm, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức đi thoại công khai định kỳ ít nhất hai lần/năm với cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư, báo chí đkịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn.

- Tiếp tục duy trì hoạt động tốt Chuyên mục hỗ trợ doanh nghiệp trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị liên quan xây dựng Hệ thống "Đối thoại doanh nghiệp, nhà đầu tư với chính quyền" trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; thực hiện việc chuyn các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp đến các cơ quan liên quan để giải quyết; định kỳ ngày 25 hàng tháng, tng hp kết quả giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và báo cáo về UBND tỉnh (hoàn thành trong quý III năm 2016);

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu thành lập Tổ hỗ trợ thủ tục đầu tư đặt tại Văn phòng UBND tỉnh trên cơ sở biên chế của Trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Có phương án sắp xếp Trung tâm xúc tiến đầu tư và Thỗ trợ thủ tục đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành một cơ quan đầu mối.

c) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát văn bản do HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành đkịp thời tham mưu sửa đi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ, thay thế hoặc ban hành mới cho phù hợp với các văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, phù hợp với các điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Tổng hợp tình hình ban hành, thực hiện thủ tục hành chính tại các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và đề xuất các giải pháp cải cách thủ tục hành chính; báo cáo về UBND tỉnh định kỳ hàng quý.

d) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

- Rà soát chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh đ báo cáo UBND tỉnh sửa đi theo hướng phân định rõ chức năng quản lý nhà nước, không bỏ sót hoặc chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế "Một cửa, một cửa liên thông" tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn theo Quyết định s09/2015/QĐ-TTg ngày 23/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các Sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch số 995/KH-UBND ngày 18/5/2016 của UBND tỉnh. Thực hiện việc đánh giá và đề xuất hướng xử lý đối với cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính vi phạm, gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp, nhà đầu tư.

2. Tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

- Tham mưu UBND tỉnh triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đi mới sáng tạo với sự tham gia của Hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh (hoàn thành trong tháng 8 năm 2016);

- Rà soát, đánh giá và đề xuất các giải pháp thực hiện các chính sách hỗ trợ, tăng cường các nguồn vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đi mới sáng tạo, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực khoa học công nghệ và có tiềm năng tăng trưởng cao.

- Phối hợp UBND các huyện, thành phố rà soát, gặp gỡ, đối thoại trực tiếp, tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá th chuyn đi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (trước mắt, trong tháng 8 tổ chức gặp gỡ 100 hộ kinh doanh cá th, sau đó báo cáo kết quả về UBND tỉnh đ biết, chỉ đạo).

b) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết theo Nghị định số 08/2014/NĐ-CP của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, trước hết là đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng các dự án tham gia các chương trình Quỹ khoa học và công nghệ và Quỹ đi mới công nghệ Quốc gia đđược hỗ trợ, cho vay, tài trợ thực hiện đổi mới công nghệ, tạo ra sản phẩm mới có chất lượng và sức cạnh tranh.

- Tham mưu triển khai có hiệu quả Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ tại địa phương, trong đó có việc xây dựng kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hàng năm và 05 năm và tham mưu bố trí kinh phí bảo đảm để thực hiện các hoạt động của Đề án theo kế hoạch hằng năm và 5 năm đã được phê duyệt.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

- Thực hiện công khai hóa quỹ đất chưa sử dụng, đất chưa cho thuê, cho thuê lại tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế; quỹ đất được Nhà nước giao, cho thuê nhưng chậm đưa đất vào sử dụng trên cổng thông tin điện tử của đơn vị đtạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận đất đai.

- Công khai đầy đủ các quy trình thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất... trên cổng thông tin điện tử của đơn vị đnhà đầu tư, doanh nghiệp biết, lập thủ tục trin khai.

3. Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp

a) Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:

- Nghiêm túc thực hiện các quy định về đất đai, xây dựng, môi trường, đăng ký kinh doanh, đầu tư và các thủ tục hành chính liên quan ngành, lĩnh vực đơn vị mình phụ trách.

- Xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chui giá trị; kết nối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, chú trọng hình thành và phát triển vùng nguyên liệu tập trung, tạo thuận lợi cho xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xã hội phát triển.

- Rà soát, điu chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ và công khai các quy hoạch về phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm, đảm bảo doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận, tìm hiu cơ hội đầu tư.

- Đy mạnh sp xếp, c phn hóa doanh nghiệp nhà nước; bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cn nắm giữ, bao gồm cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả theo cơ chế thị trường, tạo cơ hội cho doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển.

- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh: Đào tạo, tư vấn, thông tin, thị trường...

b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

Nghiên cứu, rà soát các quy định về lĩnh vực đất đai nhằm đơn giản hóa và giảm bt các thủ tục cho doanh nghiệp; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

c) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

- Phối hợp các ngành, các cấp triển khai thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng; định kỳ hàng quý, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh về chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ.

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp, tạo mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ở vùng nông thôn; tiếp tục đy mạnh các hoạt động khuyến công.

d) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu phân cấp, ủy quyền mạnh hơn trong việc thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình; tham mưu khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với thực tế địa phương.

đ) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

Nâng cao chất lượng công tác góp ý, thẩm định và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo đúng trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền và đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp.

e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

- Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động từ chức năng tư vn giới thiệu việc làm sang dịch vụ việc làm; từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động phục vụ quan hệ cung - cầu lao động, tạo thuận lợi cho việc tuyển dụng và sử dụng lao động của doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cao.

ê) Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Kon Tum chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình kết nối doanh nghiệp - ngân hàng và Chương trình bình ổn giá nhằm kịp thời tháo gkhó khăn cho doanh nghiệp.

- Thực hiện đồng bộ lộ trình hạn chế tín dụng ngoại tệ đi đôi với phát triển thị trường mua bán ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán ngoại tệ cho người dân và doanh nghiệp. Xem xét đáp ứng nhu cu tín dụng ngoại tệ đối với một số ngành hàng, lĩnh vực theo hướng không làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

- Rà soát, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm bớt phiền hà cho khách hàng, bảo đảm an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật; nâng cao năng lực thm định đ rút ngn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng.

- Nghiên cứu, xây dựng các chương trình vay vốn với lãi suất hợp lý, khuyến khích đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

g) Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

- Có phương án xem xét, tạo điều kiện về việc xử lý nợ chậm nộp cho doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan; nghiên cứu, đề xuất đthực hiện bù trừ thu nhập từ hoạt động chuyn nhượng bất động sản với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh (bù trừ hai chiều).

- Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính về thuế nhằm rút ngắn thời gian giải quyết công việc và thủ tục hành chính thuế; tăng cường số lượng người nộp thuế qua mạng và nộp thuế điện tử.

- Thực hiện đúng quy định Luật Doanh nghiệp đối với hộ kinh doanh lớn, đủ điều kiện là doanh nghiệp phải thực hiện việc kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

h) Ban Quản lý Khu kinh tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất sản xuất trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu cụm công nghiệp; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

4. Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp

a) Sở Tài chính phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan:

Nghiên cứu, rà soát và đề xuất điều chỉnh giảm tiền thuê đất, chi phí chuyn đi mục đích sử dụng đất và các chi phí khác cho doanh nghiệp.

b) Sở Giao thông - Vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

Nghiên cứu, rà soát và đề xuất các giải pháp nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải.

c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

Nghiên cứu, rà soát và đề xuất điều chỉnh chế độ bảo hiểm xã hội hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động, doanh nghiệp và xã hội để doanh nghiệp thích ứng và sử dụng lao động phù hợp, đảm bảo theo quy định.

5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

a) Các Sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố:

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật (không quá một lần/năm); kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng. Giao Thanh tra tỉnh chủ trì, kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện và báo cáo về UBND tỉnh biết, chỉ đạo.

- Không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật.

b) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

- Rà soát, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông hoạt động đúng quy định, phản ánh đúng tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phát huy vai trò hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin, xây dựng và quảng bá thương hiệu, tôn vinh doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

- Thống kê, tổng hợp các tin, bài báo chí phát hiện các hành vi tiêu cực, cản trở hoạt động của doanh nghiệp; báo cáo UBND tỉnh đchỉ đạo, giải quyết.

III. Tổ chức thực hiện

1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, trên cơ sở các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp được giao trong Chương trình hành động, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:

- Xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình này, báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) trước ngày 15/8/2016.

- Chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp.

- Định kỳ hàng quý (trước ngày 05 của tháng cuối quý) và hàng năm (trước ngày 05/12), các đơn vị báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

- Kịp thời giải quyết các kiến nghị, khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý đxử lý hoặc chuyển tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh định kỳ hàng quý (trước ngày 10 tháng cuối quý) và hàng năm (trước ngày 10/12) báo cáo Chính phủ tình hình triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016.

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức Lễ ký cam kết giữa UBND tỉnh với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có sự chứng kiến của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

3. Các doanh nghiệp

a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động trong việc trao đi, phản ánh với các cơ quan quản lý nhà nước đkịp thời tháo gkhó khăn, vướng mắc. Đy mạnh tái cơ cấu, liên kết, hợp tác kinh doanh, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh.

b) Nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, đạo đức kinh doanh, tôn trọng pháp luật, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tinh thần liêm chính trong kinh doanh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

c) Tăng cường các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, n định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

4. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thực hiện vận động, hướng dẫn và tôn vinh doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh; tham gia giám sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

5. Đnghị Liên đoàn Lao động tỉnh tập hợp và xây dựng đội nngười lao động có trình độ, có ý thức trách nhiệm, hợp tác để phát triển doanh nghiệp; đề xuất giải pháp bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; tham gia giám sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, KT7, TH, HTKT, NNTN, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Tuy

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chương trình hành động 1828/CTr-UBND ngày 08/08/2016 thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do tỉnh Kon Tum ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.193

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.215.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!