Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 16/1998/CT-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Ngô Xuân Lộc
Ngày ban hành: 31/03/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16/1998/CT-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 1998

 

CHỈ THỊ

VỀ GIẢI QUYẾT NHỮNG KIẾN NGHỊ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Trong tháng 1, 2, 3 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ cùng Phó Thủ tướng Ngô xuân Lộc và lãnh đạo một số ngành đã gặp đại diện các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở cả ba miền trong nước tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Các cuộc gặp mặt, đối thoại này đã tạo chuyển biến bước đầu trong sự hợp tác giữa các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. Nhiều kiến nghị hợp lý của các doanh nghiệp nêu trong ba cuộc gặp đã được các Bộ, ngành tiếp thu, giải quyết.

Để tiếp tục phát huy kết quả các cuộc gặp nói trên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát huy nội lực, phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả và từng bước hội nhập vào khu vực và quốc tế, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các ngành, các cấp khẩn trương tiến hành những việc sau đây:

1. Những việc cần giải quyết ngay.

1.1. Trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn đã được phân cấp, các Bộ, Tổng cục thuộc các ngành Tài chính, Hải quan, Ngân hàng, Kế hoạch, Thương mại, Nội vụ (cảnh sát kinh tế), Thanh tra, Giao thông... tiếp tục xử lý kịp thời những kiến nghị và khiếu nại của doanh nghiệp về các vụ, việc cụ thể, kể cả những kiến nghị chuyển trực tiếp bằng văn bản đến cơ quan do không có đủ thời gian trình bày tại cuộc gặp và những kiến nghị của doanh nghiệp gửi đến cơ quan sau này. Thủ trưởng các cơ quan nói trên cần trả lời ngay trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị hoặc khiếu nại của doanh nghiệp và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Những vấn đề vượt quá thẩm quyền của cơ quan mình thì phải kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ. Đối với những vấn đề xét thấy không thể giải quyết được thì phải giải thích theo tinh thần bình đẳng, giúp cho doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và chấp hành đúng các quy định của luật pháp; xoá bỏ cách làm việc đơn phương áp đặt, cửa quyền đối với doanh nghiệp. Lãnh đạo các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra chặt chẽ cấp cơ sở và các cán bộ trực tiếp giải quyết những đề nghị của doanh nghiệp.

1.2. Các cơ quan quản lý nhà nước thể chế hoá ngay thủ tục tiếp nhận và trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng cho các doanh nghiệp biết (tên và số diện thoại của người giải quyết kiến nghị, địa điểm tiếp nhận giấy tờ kiến nghị, khiếu nại, thời gian trả lời các kiến nghị, khiếu nại...).

1.3. Những kiến nghị của doanh nghiệp lên các cơ quan có liên quan sau 15 ngày không được trả lời thì doanh nghiệp có quyền trực tiếp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, có hình thức xử lý và công bố trên báo đối với cơ quan nào có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp mà không thực hiện đúng chức trách.

Tăng cường bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo trung ương Đổi mới doanh nghiệp đặt tại Văn phòng Chính phủ, giúp Thủ tướng Chính phủ làm đầu mối tiếp nhận, xử lý những kiến nghị của các doanh nghiệp và phối hợp nghiên cứu, chỉ đạo toàn bộ các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Tăng cường vai trò của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Hiệp hội doanh nghiệp trong việc tập hợp ý kiến của doanh nghiệp, phát hiện những vấn đề nảy sinh và đề xuất các kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ.

2. Những nội dung cần sửa đổi sớm về thể chế và thực hiện thể chế đối với các doanh nghiệp.

2.1. Các Bộ, Tổng cục rà soát những văn bản pháp quy hiện hành về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của mình, phát hiện những quy định bất hợp lý, chồng chéo, trái nhau trong các văn bản đang gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp; nghiên cứu xử lý gấp những vấn đề đã rõ, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm giữ đúng kỷ cương, luật pháp của Nhà nước.

Các Bộ, Tổng cục phải chủ động xử lý những vấn đề thuộc quyền hạn trách nhiệm của mình. Đối với những vấn đề thuộc quy định liên ngành, Thủ trưởng các ngành có liên quan phối hợp giải quyết với tinh thần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tránh vì lợi ích cục bộ, riêng tư mà không đáp ứng đòi hỏi hợp lý của doanh nghiệp. Những điểm còn vướng mắc hoặc có ý kiến khác nhau giữa các Bộ, ngành cần được kịp thời phản ánh lên Thủ tướng Chính phủ để xử lý.

2.2. Trong năm 1998, cần tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề về thể chế (bao gồm cả thủ tục hành chính) và việc chấp hành thể chế trong những lĩnh vực dưới đây:

2.2.1. Cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh.

Các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương giao cho các sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ và xử lý các đề nghị của doanh nghiệp để trình Chủ tịch ủy ban nhân dân quyết định. Trong khi chờ sửa đổi Luật Công ty, những doanh nghiệp đã có giấy phép thành lập, nếu có đủ điều kiện và có yêu cầu đăng ký kinh doanh ngay thì cơ quan kế hoạch được quyền cấp giấy đăng ký kinh doanh, không đòi hỏi doanh nghiệp tiến hành các thủ tục khác. Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận, huyện là đầu mối tiếp nhận trình Chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện cấp giấy phép kinh doanh cho các hộ có mức vốn dưới mức vốn pháp định phù hợp với luật pháp và quy chế của các ngành liên quan.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật và nghị định về thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh của dân theo hướng: quy định cụ thể những ngành nghề không được kinh doanh, những ngành nghề muốn kinh doanh phải xin phép. Đối với các ngành nghề ngoài phạm vi đó, Nhà nước quy định những điều kiện cần phải có khi hành nghề (bao gồm cả những điều kiện quy định riêng cho một số ngành nghề cần thiết). Trên cơ sở những quy định đó, dân muốn hành nghề chỉ cần đăng ký kinh doanh, không phải xin phép. Việc quy định cơ quan tiếp nhận đăng ký kinh doanh phải vừa thuận tiện cho dân, vừa dễ thực hiện sự kiểm soát hoạt động sau khi đăng ký.

Nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định cấm cơ quan công quyền lập tổ chức kinh doanh dịch vụ về các thủ tục và nội dung thuộc những lĩnh vực mà cơ quan đó có thẩm quyền giải quyết, như về đất đai, xây dựng, đầu tư...

2.2.2. Về xuất nhập khẩu.

Bộ Thương mại nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành, nhằm khuyến khích mạnh mẽ những doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu. Trừ một số ít mặt hàng cần duy trì sự kiểm soát của Nhà nước, đối với hầu hết các mặt hàng còn lại đều bãi bỏ giấy phép xuất khẩu; đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu, đổi mới cơ chế cấp quota, cơ chế quản lý hàng gia công; thực hiện các chính sách ưu đãi đặc biệt đối với doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu; khen thưởng các doanh nghiệp tìm được thị trường xuất khẩu những mặt hàng cần khuyến khích mà ta có lợi thế; kiểm tra và xử lý kịp thời những trường hợp gây phiền hà trong việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu hoặc tiêu cực trong việc phân bổ quota;

Phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu trình Chính phủ chính sách hỗ trợ một số mặt hàng xuất khẩu mà ta đang kém lợi thế so sánh trong tình hình tỷ giá của các nước đang biến động mạnh.

2.3. Về tài chính, hải quan, ngân hàng.

Bộ Tài chính: nghiên cứu trình Chính phủ để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số Luật Thuế. Hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các mức thuế để tránh vận dụng tùy tiện và chế độ hóa đơn chứng từ phù hợp với tình hình thực tế, có khả năng thực thi và bảo đảm thực hiện thống nhất. Mở rộng việc các doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế cho Kho bạc nhà nước; cơ quan thuế có nhiệm vụ kiểm tra để bảo đảm kê khai đúng, tránh thất thu cho Nhà nước; bãi bỏ thuế thu nhập bổ sung đối với doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu;

Phối hợp với Tổng cục Hải quan xem xét, bố trí biểu thuế xuất nhập khẩu, cách xác định giá tính thuế để tạo điều kiện việc áp mã thuế và áp giá nhanh, chính xác.

Tổng cục Hải quan: sớm trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 171/HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1991 quy định cụ thể thủ tục hải quan và lệ phí hải quan; khẩn trương ban hành các quy chế về cải tiến thủ tục hải quan, để thực hiện những điều mà đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã trình bày tại các cuộc gặp và quy chế về việc cán bộ lãnh đạo Tổng cục và cơ quan hải quan cấp dưới phải có lịch thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp để kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn cán bộ hải quan phục vụ tốt hoạt động của doanh nghiệp và hướng dẫn các doanh nghiệp hiểu, thực hiện đúng các quy định. Kiên quyết cho ra khỏi ngành những cán bộ hải quan có hành động nhũng nhiễu doanh nghiệp.

Ngân hàng nhà nước: nghiên cứu giải quyết các kiến nghị hợp lý của doanh nghiệp về vay vốn trung và dài hạn; trả nợ vay phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn, thời hạn khấu hao tài sản và khả năng tạo nguồn trả của doanh nghiệp, việc trả lãi tiền vay do tổ chức tín dụng cho vay và doanh nghiệp thỏa thuận; việc dùng ngay tài sản mua bằng tiền vay để thế chấp với ngân hàng; giúp đỡ các doanh nghiệp thực hiện cam kết trả nợ nước ngoài;

Kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc về thủ tục để doanh nghiệp có điều kiện vay vốn ngân hàng được thuận lợi.

2.4. Loại việc có liên quan đến thanh tra, kiểm tra và xét xử.

Bộ Nội vụ: quán triệt trong toàn ngành chấp hành nguyên tắc nghiệp vụ; tăng cường công tác phòng ngừa, lấy phòng ngừa là chính; không được lạm dụng chức, quyền để gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Phối hợp với Bộ Tư pháp, Thanh tra nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao nghiên cứu hướng dẫn, phân biệt cụ thể phạm vi tranh chấp kinh tế với quan hệ hình sự; phân định rõ các vi phạm về hành chính kinh tế với các vi phạm hình sự.

Bộ Tư pháp: chủ trì cùng các ngành liên quan nghiên cứu các biện pháp để thực hiện chủ trương chống hình sự hoá các quan hệ kinh tế dân sự.

Thanh tra nhà nước: khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định về quy chế thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, trong đó nêu rõ phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành, cảnh sát kinh tế... và những biện pháp tránh chồng chéo, gây phiền hà trong thanh tra, kiểm tra; làm rõ nhiệm vụ công tác kiểm tra là giúp đỡ, hướng dẫn tháo gỡ những vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời uốn nắn những lệch lạc trong việc thực hiện pháp luật, chính sách, hạn chế tiêu cực trong kinh doanh.

Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải: sửa đổi các quy định kiểm tra giao thông, xóa bỏ các điểm kiểm tra không cần thiết, ngăn ngừa và xử lý nghiêm tình trạng nhũng nhiễu gây cản trở cho chủ xe và chủ hàng.

3 - Loại việc liên quan đến ban hành văn bản và tiếp xúc đại diện doanh nghiệp.

3.1. Các Bộ, các ngành khi soạn thảo các văn bản pháp quy liên quan đến doanh nghiệp, ngoài việc lấy ý kiến của các cơ quan nhà nước và các chuyên gia, cần lấy ý kiến của doanh nghiệp thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp có liên quan; khi ban hành các văn bản thuộc loại này phải gửi cho Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, để Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sao gửi đến từng doanh nghiệp; các văn bản thay đổi cơ chế, chính sách có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp cần quy định các biện pháp xử lý những vấn đề tồn đọng giữa chính sách cũ và mới.

3.2. Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, kiến nghị Thủ tướng phân công các cơ quan liên quan nghiên cứu những vấn đề về doanh nghiệp cần sửa đổi một cách cơ bản, đồng bộ và toàn diện, để từng bước hình thành thể chế ổn định lâu dài;

Đôn đốc các Bộ, ngành hàng tháng gửi báo cáo và tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Chỉ thị này, đồng thời phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chuẩn bị các cuộc gặp thường xuyên của Thủ tướng Chính phủ với đại diện các doanh nghiệp với nội dung, hình thức thích hợp.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

 

 

Ngô Xuân Lộc

(Đã ký)

 

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 16/1998/CT-TTg

Hanoi, March 31, 1998

 

DIRECTIVE

ON THE SETTLEMENT OF ENTERPRISES' PETITIONS

In January, February and March 1998, the Prime Minister, Deputy Prime Minister Nguyen Xuan Loc and leaders of several branches had meetings with representatives of enterprises of various economic sectors in all three regions of the country respectively in Hanoi, Ho Chi Minh and Da Nang cities. These meetings and talks have created initial progress in the cooperation between State agencies and enterprises to remove difficulties and obstacles in production and business. Many reasonable petitions made by enterprises in the three meetings have been accepted and settled by ministries and branches.

In order to further promote the outcome of the above-mentioned meetings, create favorable conditions for domestic enterprises to bring into full play domestic resources, to effectively develop production and business and to gradually integrate into the region and the world, the Prime Minister instructs the branches and levels to expeditiously perform the following tasks:

1. Tasks that need to be immediately performed.

1.1. Within their assigned responsibilities and powers, the ministries and the general departments of the finance, customs, banking, planning, trade, interior (economic police), inspection, communication... sectors shall continue to deal with in time petitions and complaints of enterprises regarding concrete matters and cases, including written recommendations directly sent to the agencies but due to the lack of time for their presentation at such meetings and petitions sent by enterprises afterwards. Within 15 days from the date of receipt of petitions or complaints from enterprises, the heads of the above-mentioned agencies should reply and report the result to the Prime Minister.

Those questions that are beyond their jurisdiction must be forwarded to the Prime Minister. For questions that are deemed insoluble, they must be duly explained so that enterprises can fully understand and observe the provisions of law; to abolish the authoritarian and unilateral way of working with enterprises. Leading officials of the functional agencies should regularly and closely supervise their grassroots units and officials who directly settle enterprises' petitions.

1.2. The State management agencies shall immediately institutionalize procedures for receiving and replying enterprises' petitions and announce them on the mass media to enterprises (including names and addresses of the officials in charge of solving petitions, places of receipt of written petitions and complaints, time to reply petitions and complaints...).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To strengthen the standing body of the Central Steering Committee for Renewal of Enterprises headquartered at the Office of the Government to assist the Prime Minister in receiving and handling enterprises' petitions and coordinating in studying and directing all matters related to enterprises of all economic sectors.

To strengthen the role of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry and the enterprises' associations in gathering enterprises' opinions, detecting questions that newly arise and proposing recommendations to the Prime Minister and the agencies attached to the Government.

2. Enterprise-related institutional issues to be soon amended.

2.1. The ministries and the general departments shall scan all existing legal documents on the mechanisms, policies and administrative procedures under their management functions to detect irrational, overlapping and conflicting regulations therein which are causing difficulties to enterprises' activities; study and promptly deal with questions that have been made clear in order to facilitate enterprises' production and business activities while ensuring the discipline and laws of the State.

The ministries and the general departments shall have to take the initiative in handling questions within the ambit of their powers and responsibilities. For questions governed by inter-branch regulations, the heads of the concerned branches shall coordinate with one another in settling them in the spirit of facilitating enterprises, avoiding to turn down their reasonable requirements merely for personal or sectional interests. Any unsettled problems or divergence of opinions of the ministries and branches thereon should be promptly reported to the Prime Minister for handling.

2.2. In 1998, efforts should be concentrated on studying and settling institutional matters (including administrative procedures) and the institutional observance in the following fields:

2.2.1. Granting of licenses for the establishment of enterprises and business registration.

The provinces and cities directly under the Central Government shall assign the provincial/municipal Planning and Investment Departments to receive dossiers and handle proposals of the enterprises and submit them to the presidents of the People's Committees for decision. Pending the amendments and supplements to the Law on Companies, enterprises which have been granted the establishment licenses, meet all the necessary conditions and wish to immediately register their business, shall be granted business registration certificates by the planning agency without having to filling other procedures. The district economic and planning departments shall receive dossiers and submit them to the presidents of the district People's Committees for granting business licenses to households with capital lower than the legal capital as prescribed by the provisions of law and regulations of the concerned branches.

The Ministry of Planning and Investment shall study to amend and supplement laws and decrees on the establishment of enterprises and business registration for the people along the direction of specifying the trades and occupations which are banned from business and trades as well as occupations where business must be permitted. For other trades and occupations the State shall prescribe necessary business conditions (including specific conditions for a number of necessary trades and occupations). On the basis of these stipulations, people who wish to run a business shall only have to register their business without having to apply for permits. The designation of agencies in charge of business registration must ensure both convenience for the people and easy control of registered businesses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.2. Regarding import and export.

The Ministry of Trade shall study to amend and/or supplement its regulations or propose to amend and/or supplement documents already issued by the Prime Minister so as to strongly encourage exporting enterprises. Except for a small number of goods items which need to be controlled by the State, export permits shall be abolished for most of the remaining goods items; export procedures shall be simplified and the quota allocation mechanism and the processed goods management mechanism shall be renewed; special preferential policies shall be adopted for enterprises that manufacture goods for export; enterprises that have found markets for exporting goods items that Vietnam has advantages and encourages to export shall be rewarded; all cases of causing troubles in the granting of import-export permits or all negative acts in the quota allocation shall be examined and promptly handled;

To coordinate with relevant agencies in studying and submitting to the Government policies to support a number of export goods that Vietnam has comparative disadvantages given the drastically fluctuating exchange rates of various countries.

2.3. Regarding finance, customs and banking.

The Ministry of Finance shall study and submit to the Government for further submission to the National Assembly amendments and supplements to a number of tax laws. To provide detailed guidance on the application of tax rates so as to avoid their haphazard application and on the regime of invoices and vouchers which is suited to reality and feasible, and ensure their uniform implementation. To increase the number of enterprises that can make on their own declarations and payment to the State treasury; the tax agencies shall have to examine the declarations to ensure their accuracyand avoid losses of State revenues; to abolish additional income tax imposed on enterprises that manufacture goods for export.

To coordinate with the General Department of Customs in considering and structuring the import-export tax rates, in selecting ways to determine the tax calculation prices so as to create conditions for the tax codes and prices to be applied in a fast and accurate manner.

The General Department of Customs shall submit soon to the Government amendments to Decree No.171-HDBT of May 27, 1991 specifying customs procedures and customs fees; expeditiously issue the regulations on improving customs procedures so as to materialize what the General Director of the General Department of Customs presented at the meetings and regulations that leading officials of the General Department of Customs and lower-level customs offices shall have to work out a timetable for regular meetings with representatives of enterprises and hear their opinions so as to promptly improve and guide customs officers to well serve enterprises' activities as well as provide guidance for enterprises to understand and correctly implement the regulations. To resolutely sack from the branch customs officers who commit acts of hassling enterprises.

The State Bank shall study and solve enterprises' reasonable petitions concerning medium-term and long-term loans; debt repayment corresponding to the capital rotation cycle, property depreciation duration and enterprises' capabilities to generate sources of capital for repayment, the payment of loan interests to be agreed upon by the lending credit institutions and enterprises; the use of property purchased with borrowed money as mortgage at banks; and the assistance for enterprises to fulfill their commitments to repaying foreign debts.

To promptly remove procedural difficulties and obstacles so that enterprises can have favorable conditions to borrow bank loans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of the Interior shall uphold in the whole branch the adherence to the professional principles; promote the prevention work and regard it as the major task; not to abuse positions or powers to cause troubles to enterprises.

To coordinate with the Ministry of Justice, the State Inspectorate, the Supreme People's Procuracy and the Supreme People's Court in studying, guiding and differentiating in detail the range of economic disputes from that of criminal relations, clearly distinguish between administrative-economic violations and criminal offenses.

The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility and study together with relevant branches measures against the criminalization of civil economic relations.

The State Inspectorate shall expeditiously submit to the Government for issuance a decree issuing the regulations on the inspection and supervision of enterprises, which clearly define the scope of responsibilities and powers of the State inspectorate, specialized inspectorates, economic police... and measures to avoid overlapping and hassling problems in inspection and supervision; make it clear that the task of supervision is to assist and guide enterprises in removing obstacles and to create favorable conditions for enterprises' activities and, at the same time, rectify deviations in the implementation of laws and policies and restrict negative phenomena in business activities.

The Ministry of the Interior and the Ministry of Communication and Transport shall amend regulations on the communication checks, abolish unnecessary checkpoints, prevent and strictly handle cases of hassling and obstructing vehicle owners and goods owners.

3. Work related to the issuance of documents and contacts with enterprises' representatives.

3.1. When drafting legal documents related to enterprises, the ministries and branches shall, apart from consulting State agencies and specialists, gather opinions of enterprises through the Vietnam Chamber of Commerce and Industry and concerned enterprises' associations; when issuing documents of this type, they shall have to send them to the Vietnam Chamber of Commerce and Industry so that the latter shall send their copies to each enterprise; documents that change mechanisms and policies related to enterprises' activities should include measures to deal with matters governed by old policies given the application of new policies.

3.2. The Office of the Government shall study and propose to the Prime Minister the assignment to relevant agencies of the task of studying enterprise-related matters that shall be amended in a fundamental, synchronous and comprehensive manner so as to gradually form stable and permanent institutions;

To urge the ministries and branches to send monthly reports, synthesize them and report to the Prime Minister on the results of the implementation of this Directive and, at the same time, coordinate with the Vietnam Chamber of Commerce and Industry in making preparations for the Prime Minister's regular meetings with enterprises' representatives with appropriate contents and forms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
DEPUTY PRIME MINISTER




Ngo Xuan Loc

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 16/1998/CT-TTg ngày 31/03/1998 về giải quyết những kiến nghị của các doanh nghiệp do thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.288

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.28.79
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!