Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 08/2003/CT-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 04/04/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/2003/CT-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2003

 

CHỈ THỊ

VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp có nhiều nỗ lực vươn lên, góp phần quyết định vào quá trình chuyển đổi cơ cấu và duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế nước ta còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường và yêu cầu hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.

Tình hình này có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là: thể chế kinh tế nhiều mặt chưa đồng bộ và thiếu nhất quán; tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập, thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, phiền hà, không ít cơ quan và công chức nhà nước chưa làm tốt trách nhiệm, gây khó khăn, trở ngại cho doanh nghiệp; nhiều loại phí, cước phí còn cao; nhiều doanh nghiệp chưa chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp và tay nghề cho công nhân; chi phí sản xuất còn cao và chưa công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp, yếu kém trong liên doanh và liên kết với nhau, thiếu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và còn trông chờ, ỷ lại vào sự ưu đãi, bảo hộ của Nhà nước. Vai trò các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng còn nhiều hạn chế.

Để khắc phục những yếu kém trên, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của sản xuất, đời sống, chủ động hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế quốc tế và khu vực, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, theo trách nhiệm được giao, thực hiện ngay các việc sau:

a) Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 02/2003/NQ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về một số chủ trương, giải pháp chủ yếu để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2003 và Chương trình công tác của Chính phủ năm 2003; đồng thời, tiến hành rà soát lại tất cả các văn bản, các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để điều chỉnh và bổ sung kịp thời những nội dung cần thiết nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.

b) Trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có lợi thế, có thị trường và có khả năng cạnh tranh, tiến hành điều chỉnh, bổ sung chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ, địa phương, có cơ chế chính sách thích hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất - kinh doanh; khuyến khích phát triển nhanh các doanh nghiệp làm chức năng phân phối đủ mạnh để gắn sản xuất với lưu thông, hỗ trợ đắc lực cho người sản xuất tiêu thụ sản phẩm; đồng thời, tạo điều kiện cho sự ra đời các doanh nghiệp mới, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

c) Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các hộ sản xuất - kinh doanh và hộ kinh doanh cá thể tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có thị trường, có thế mạnh về kỹ thuật, tay nghề, truyền thống, chất lượng cao và chi phí thấp; đổi mới công nghệ, áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và trong quản lý kinh doanh, quản lý chất lượng sản phẩm và quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, bổ túc nâng cao tay nghề cho công nhân, tạo bước đột phá trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, chủ động trước lộ trình giảm thuế quan và chủ động tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

d) Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; phê duyệt và triển khai thực hiện khẩn trương phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; tập trung chỉ đạo kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty, đẩy nhanh thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt.

Kiên quyết thực hiện sáp nhập, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật đối với những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài; đẩy mạnh việc xử lý nợ tồn đọng, lao động dôi dư nhằm lành mạnh hoá, minh bạch hóa tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước. Đối với những doanh nghiệp đủ điều kiện duy trì là doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn, phải tập trung kiện toàn tổ chức quản lý, đẩy mạnh đầu tư phát triển theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản lý để nâng cao tính tự chủ, năng động, có hiệu quả và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường.

đ) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Doanh nghiệp. Thực hiện nhất quán chủ trương bảo đảm quyền của doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm; ban hành những quy định cụ thể về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đặc biệt là những ngành nghề nhạy cảm về văn hóa, xã hội, sức khỏe của nhân dân. Kiện toàn Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp để theo dõi việc thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến doanh nghiệp; tổng hợp tình hình và định kỳ báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cần thiết.

e) Có biện pháp cụ thể tạo điều kiện phát triển nhanh các dịch vụ như: tư vấn lập dự án, đánh giá dự án, mua bán nợ, cho thuê tài chính, quản trị doanh nghiệp, đào tạo nhân lực, ứng dụng khoa học, công nghệ, thông tin, tiếp thị, bảo hộ sở hữu công nghiệp, xây dựng thương hiệu ...

f) Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính theo hướng một đầu mối, một tổ chức thực hiện đối với một loại công việc; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp hoặc vi phạm quy định của pháp luật trong thi hành công vụ.

g) Tổ chức thường kỳ các cuộc gặp doanh nghiệp để đối thoại trực tiếp, công khai, giải quyết kịp thời các vướng mắc, khiếu nại của doanh nghiệp. Tăng cường làm việc với các hiệp hội và cùng hiệp hội tổ chức những cuộc đối thoại thẳng thắn về những vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh; chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật, bảo đảm sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và không cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

h) Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi và nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp hợp lý của các doanh nghiệp, các hiệp hội trong quá trình nghiên cứu, ban hành các quy định có liên quan đến môi trường kinh doanh, đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

2. Bộ Tài chính có nhiệm vụ:

a) Trong quý III năm 2003, trình Chính phủ ban hành cơ chế sử dụng tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà trước đây doanh nghiệp đã được giao theo quy định của pháp luật về đất đai nay phải di dời theo quy hoạch để đầu tư xây dựng và đổi mới công nghệ theo dự án được duyệt.

b) Phối hợp với các Bộ, các địa phương và doanh nghiệp nhà nước đẩy mạnh việc xử lý nợ tồn đọng, lành mạnh hoá, minh bạch hóa tài chính doanh nghiệp, sử dụng kịp thời và đúng mục đích Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư; hướng dẫn xử lý ngay những vướng mắc trong xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước, bán cổ phần cho các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp thông qua đấu giá để đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi sở hữu.

c) Nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về tổ chức bảo hiểm tương hỗ, tạo thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân trong việc thành lập các tổ chức bảo hiểm tương hỗ để chia sẻ rủi ro và tương trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh.

d) Tiến hành tổng kết một năm thực hiện Luật Hải quan; sửa đổi hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, chính thức hoá các quy định về nghiệp vụ hải quan thay cho quy định tạm thời; tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục hải quan, tăng thêm mặt hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra để đến cuối năm 2003, rút ngắn thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hải quan xuống ngang bằng với các nước trong khu vực.

đ) Nghiên cứu trình Chính phủ quy định mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền nhà nước theo hướng: độc quyền kinh doanh là nguồn lợi quốc gia, khi cho phép sử dụng thì Nhà nước thu một phần thoả đáng từ nguồn lợi, trừ trường hợp phục vụ an ninh, quốc phòng.

e) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công nghiệp và các địa phương chỉ đạo việc rà soát lại các loại phí; trong năm 2003 điều chỉnh giảm phí cảng biển, sân bay,... để cuối năm 2004 xuống bằng mức của các nước trong khu vực.

f) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quỹ hỗ trợ phát triển và các cơ quan liên quan nghiên cứu trình Chính phủ thu hẹp đối tượng được hưởng ưu đãi từ tín dụng phát triển của Nhà nước; đơn giản hoá các quy trình, thủ tục cho vay. Tăng cường hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận tín dụng nhà nước trong các lĩnh vực Nhà nước khuyến khích đầu tư .

g) Nghiên cứu đề xuất việc điều chỉnh giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu; bỏ chế độ thu chênh lệch giá đối với nguyên liệu đầu vào cho sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng được các yêu cầu về số lượng và chất lượng; điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cải tiến, đơn giản hoá thủ tục thu thuế, hoàn thuế và kiểm tra hải quan; tăng cường và chấn chỉnh công tác kiểm tra sau khi thực hiện các nghiệp vụ thuế và hải quan (hậu kiểm); tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện lộ trình giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh.

h) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan khác, nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ việc đào tạo cán bộ quản lý và nâng cao tay nghề cho người lao động tại các doanh nghiệp.

i) Nghiên cứu trình Chính phủ cơ chế hình thành nguồn vốn phát triển công nghệ, phát triển và cải tiến sản phẩm ứng dụng trực tiếp vào sản xuất công, nông nghiệp.

3. Bộ Thương mại có nhiệm vụ:

a) Phối hợp với các Bộ, các địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp, chủ động tổ chức xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Cải tiến công tác thông tin thị trường, dự báo tình hình để doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất, kinh doanh. Nghiên cứu khả năng mở một số trung tâm xúc tiến thương mại tại một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu ... Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống gian lận thương mại, chống sản xuất và buôn bán hàng giả; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi đầu cơ, găm hàng, nâng giá, thu lời bất chính.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan thực hiện phương châm đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN; khôi phục các thị trường truyền thống đi đôi với việc mở thêm các thị trường xuất khẩu mới (Trung Đông, châu Phi, Mỹ La tinh). Phối hợp với các Bộ và hiệp hội đấu tranh khắc phục các hàng rào phi quan thuế, hàng rào kỹ thuật và xử lý các tranh chấp thương mại đối với các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

c) Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện ngay các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 78/CP-KTTH ngày 20 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ; đồng thời, nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế hỗ trợ chi phí đầu vào thay cho cơ chế hỗ trợ trực tiếp đầu ra.

d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, soạn thảo trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến dự án pháp lệnh Thương mại điện tử.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ:

a) Trong tháng 4 năm 2003, trình Thủ tướng Chính phủ đề án củng cố Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp.

b) Tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện đề án thí điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, phát triển công nghệ cao và các hoạt động dịch vụ có giá trị tăng cao như tài chính, ngân hàng, vận tải hàng không, đường biển, pháp lý, thương mại. Nghiên cứu báo cáo Chính phủ chủ trương và biện pháp thực hiện hình thức đầu tư, sáp nhập và mua lại (M&A).

c) Hướng dẫn việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần sau khi Chính phủ ban hành Nghị định này; hướng dẫn thủ tục đăng ký cấp phép đầu tư để giảm thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư nước ngoài.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục thế chấp, cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư sản xuất, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; đặc biệt là đẩy mạnh cho vay trung hạn, dài hạn đối với các dự án, nếu các khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện theo quy định hiện hành.

6. Bộ Bưu chính, Viễn thông có nhiệm vụ:

a) Đẩy nhanh quá trình thực hiện lộ trình giảm giá cước viễn thông xuống bằng hoặc thấp hơn mức cước trung bình của các nước trong khu vực; đồng thời, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế quản lý giá cước bưu chính, viễn thông theo hướng tạo chủ động cho doanh nghiệp, chống phá giá, xâm hại lợi ích quốc gia.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, mạng Internet để quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp, thu hút khách hàng, mở rộng thị trường.

c) Có chính sách và giải pháp cụ thể hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, nhất là các doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Tiến hành rà soát lại việc cấp phép kinh doanh theo quy hoạch, bảo đảm cho thị trường viễn thông phát triển lành mạnh. Trong quý II năm 2003, hoàn thành việc cấp giấy phép kinh doanh cho những doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động trong lĩnh vực này. Quy hoạch lại việc phân chia tài nguyên viễn thông theo nguyên tắc bình đẳng, hiệu quả, hợp lý giữa các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng; chỉ đạo việc cung cấp kết nối đúng thời gian, dung lượng và chất lượng cho các doanh nghiệp mới, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

d) Khẩn trương xây dựng và ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Quỹ hỗ trợ phổ cập dịch vụ bưu chính, viễn thông. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng quy định về việc phân định rõ phần kinh doanh bưu chính, viễn thông và phần phục vụ công ích trong hoạt động bưu chính, viễn thông.

7. Bộ Công nghiệp có nhiệm vụ:

a) Trong quý II năm 2003, trình Chính phủ đề án giảm chi phí sản xuất và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng.

b) Tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Nghị định của Chính phủ về khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp tại nông thôn.

c) Có kế hoạch và chính sách phát triển ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào, cung cấp nhiều hơn dây chuyền thiết bị toàn bộ, phụ tùng, linh kiện cho các ngành sản xuất công nghiệp với giá hợp lý, chất lượng cao. Khuyến khích tập trung đầu tư trước hết ở 3 vùng kinh tế trọng điểm nhằm tăng nhanh sản xuất các dây chuyền thiết bị toàn bộ, phụ tùng, linh kiện cho những sản phẩm công nghiệp mà ta có lợi thế cạnh tranh.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giống cây trồng, vật nuôi, bảo đảm đủ giống tốt, giống có năng suất và chất lượng cao, có khả năng cung cấp ổn định với giá cả phù hợp; khẩn trương hướng dẫn cơ chế chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu lai tạo và sản xuất giống. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm trong việc sử dụng hoá chất, chất kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi nhằm bảo đảm sản phẩm hàng hoá đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu; cần đặc biệt chú ý đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm.

9. Bộ Y tế có nhiệm vụ: phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngành dược, trong đó chú trọng phát triển sản xuất dược liệu, nguyên liệu hoá dược để thay thế nhập khẩu; đồng thời, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về ngành dược và về giá thuốc.

10. Bộ Xây dựng có nhiệm vụ:

a) Xây dựng và trình Chính phủ đề án đổi mới tổ chức, hoạt động của ngành cấp nước; nghiên cứu việc chuyển đổi các doanh nghiệp cấp nước từ loại hình hoạt động công ích sang kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

b) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch cụ thể và cơ chế quản lý đô thị, phát triển giao thông công cộng; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã và tư nhân đầu tư vào ngành giao thông vận tải, kể cả kinh doanh bến bãi, theo đúng quy hoạch.

11. Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ:

a) Có chính sách khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ cao, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, các sản phẩm có ưu thế về nguyên liệu và các sản phẩm thực hiện theo chương trình AFTA. Tiếp tục phát triển ứng dụng kết quả nghiên cứu của các chương trình công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá và công nghệ vật liệu mới. Xây dựng cơ chế khuyến khích liên kết và hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu và cơ sở sản xuất.

b) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp; hướng dẫn, cải tiến thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đăng ký, bảo vệ thương hiệu cho hàng hoá, dịch vụ của mình.

12. Bộ Nội vụ có nhiệm vụ:

a) Trong quý II năm 2003, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định về tổ chức hoạt động của Hội, trong đó có các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng theo hướng: quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của hiệp hội, mối quan hệ giữa hiệp hội với cơ quan nhà nước; hiệp hội hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải kinh phí.

b) Nghiên cứu trình Chính phủ phân công một cơ quan thống nhất làm đầu mối quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm chung cho hàng hoá tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

13. Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ:

a) Chỉ đạo các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện tốt Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ về phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế. Chủ động cung cấp đầy đủ, kịp thời cho các doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp thông tin về thị trường, pháp luật, tập quán kinh doanh ở các nước và các tổ chức quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập quan hệ, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, hợp tác lao động, khoa học, công nghệ và đào tạo với các đối tác nước ngoài.

b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức các đoàn doanh nhân đi tìm hiểu thị trường, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, đầu tư trong dịp các Đoàn cấp cao của Đảng và Nhà nước đi công tác nước ngoài.

c) Phối hợp với Bộ Công an, với các Sứ quán nước ngoài tại Việt Nam và chỉ đạo cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc cấp visa và các thủ tục khác phục vụ các chuyến đi công tác nước ngoài.

14. Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ:

a) Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xây dựng và công bố rõ các quy hoạch sử dụng đất, phát triển đô thị, phát triển các khu công nghiệp, các vùng nguyên liệu,.... Chú trọng dành quỹ đất cho các khu, cụm công nghiệp nhỏ để tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho các làng nghề, các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời, phục vụ cho việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nội đô thành phố, thị xã hoặc các cơ sở sản xuất thuộc diện di dời theo quy hoạch đã được phê duyệt. Công bố công khai, rộng rãi những chủ trương, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng trước khi thực hiện các dự án đầu tư.

b) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng diện tích đất đã cấp cho tổ chức, cá nhân, kể cả doanh nghiệp nhà nước; kiên quyết xử lý, thu hồi diện tích đất bị sử dụng lãng phí, không đưa vào sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích theo quy định nhằm bổ sung Quỹ đất cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê và sử dụng đất có hiệu quả.

c) Giao cho một cơ quan ở địa phương làm đầu mối thống nhất việc theo dõi, tổng hợp tình hình, phát hiện và đề xuất những biện pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển và các hiệp hội hoạt động có hiệu quả.

d) Thúc đẩy hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dành một phần vốn ngân sách để thành lập Quỹ này theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng.

15. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã... (gọi tắt là doanh nghiệp) có nhiệm vụ:

a) Chú trọng nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; trên cơ sở đánh giá thị trường và lợi thế cạnh tranh, xác định rõ cơ cấu sản phẩm, dịch vụ, thị trường, phương thức kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, giảm giá thành, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ, xây dựng thương hiệu.

b) Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước; đề cao văn hoá trong kinh doanh, xây dựng truyền thống và uy tín của doanh nghiệp; phải trung thực và minh bạch tài chính trong quá trình kinh doanh; thực hiện tốt quản trị nội bộ, chú trọng đào tạo và chính sách đãi ngộ đối với người lao động để phát triển ổn định và bền vững.

c) Có kế hoạch và giải pháp cụ thể thực hành tiết kiệm và giảm các chi phí về nguyên liêu, vật liệu, năng lượng trong sản xuất; điều chỉnh, bổ sung các định mức lao động, bảo đảm tăng năng suất lao động và tiết kiệm chi phí lao động; tổ chức lại sản xuất nhằm giảm chi phí trong từng khâu; đổi mới tổ chức quản lý, nhất là quản lý năng suất và chất lượng.

d) Đẩy mạnh liên doanh, liên kết để giải quyết đầu vào, đầu ra; nghiên cứu chuyển giao công nghệ và đào tạo; góp phần tạo vốn, tạo mạng lưới kinh doanh, trao đổi thông tin, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh có hiệu quả.

đ) Thực hiện tốt việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân, nhằm gắn kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh.

16. Các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp rộng rãi các thành viên, mở rộng hợp tác quốc tế; tiếp tục nâng cao vai trò đại diện cho các doanh nghiệp, làm đầu mối phối hợp hành động giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy liên doanh, liên kết cùng có lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuyển giao bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý, trong xúc tiến thương mại, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên trong tranh chấp thương mại và xử lý tốt mối quan hệ kinh tế giữa các hội viên.

17. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh các hợp tác xã Việt Nam phối hợp với các cơ quan của Chính phủ và các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng thực hiện công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp. Hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong công tác đại diện, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và trợ giúp phát triển doanh nghiệp. Tập hợp ý kiến của các doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.

18. Các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho các doanh nghiệp và nhân dân; kịp thời biểu dương, tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân làm ăn có hiệu quả, đúng pháp luật; phổ biến những kinh nghiệm tốt của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước; kịp thời phát hiện, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong bộ máy nhà nước, gây khó khăn, cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp và những hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp. Đồng thời, các cơ quan thông tin đại chúng cần đưa tin chính xác, có chọn lọc để bảo vệ lợi ích của đất nước và của doanh nghiệp.

19. Văn phòng Chính phủ tổng hợp các kiến nghị, vướng mắc cụ thể của các doanh nghiệp, các hiệp hội đã nêu trước và trong thời gian Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp năm 2003, phân loại theo từng vấn đề, từng cơ quan để gửi cho các Bộ, các cơ quan liên quan xử lý, trả lời sớm cho doanh nghiệp, hiệp hội và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý.

20. Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp và thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

21. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam đôn đốc, theo dõi và hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chỉ thị này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 08/2003/CT-TTg

Hanoi, April 4, 2003

 

DIRECTIVE

ON ENHANCING THE EFFICIENCY AND COMPETITIVENESS OF ENTERPRISES

Over the past years, the Party and the State have adopted numerous guidelines and policies, aiming to create a favorable environment for enterprises to raise their production and business efficiency as well as their competitiveness on the market. Enterprises have also made great efforts to grow, thus making decisive contributions to the process of economic restructuring and maintaining the high economic growth rates in recent years. Yet, the production and business efficiency and competitiveness of enterprises as well as our country's economy still remain limited, failing to meet the market demands and the requirements of integration into the regional as well as world economy.

This situation is attributed to many reasons, but mainly to the facts that the economic institution remains asynchronous and inconsistent; the implementation organization still sees many shortcommings, administrative procedures remain complicated and cumbersome, not a few State agencies and employees fail to well fulfill their responsibilities, thus causing difficulties and obstacles to enterprises; many fees and charges are still high; many enterprises have failed to take initiative in renewing technologies and raise their managerial levels and their workers' professional skills; their production costs remain high, the enterprise management has not yet been made transparent, the joint-venture and association among enterprises remain weak, and the enterprises lack initiative in international economic integration and still expect and rely passively on the State's privileges and protection. The role of enterprises' associations and goods line associations is still restricted.

In order to remedy the above-said weaknesses, create vigorous changes in raising the enterprises' efficiency and competitiveness, turn out many more products and services of high quality and at competitive prices, which can satisfy the production and daily life requirements, and take initiative in efficiently integrating into the international as well as regional economy, the Prime Minister hereby instructs:

1. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People's Committees of all levels shall, according to their respective assigned responsibilities, immediately perform the following tasks:

a/ Well organizing the implementation of the Government's Resolution No. 02/2003/NQ-CP of January 17, 2003 on a number of major guidelines and policies to implement the National Assembly's Resolution on the 2003 socio-economic development tasks and the Government's 2003 working program; and at the same time, reviewing all documents and regulations concerning activities of enterprises in order to readjust and supplement in time necessary contents, with a view to removing difficulties, solving problems, boosting the production and business development, raising the competitiveness of products, enterprises and the entire economy.

b/ On the basis of selecting products with advantages, outlets and high competitiveness, readjusting and supplementing development strategies and plannings of branches, territorial areas and localities; adopting appropriate mechanisms and policies to create conditions for enterprises of all economic sectors to readjust their investment structure and production-business structure; encouraging the rapid development of enterprises with distributing functions strong enough to link production with circulation and effectively help producers sell their products; and at the same time, creating conditions for the emergence of new enterprises, especially small- and medium-sized ones.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Stepping up the reorganization, renovation, development and raising of efficiency of State enterprises; approving and expeditiously organizing the implementation of the overall plan for reorganization and renovation of State enterprises; concentrating on strengthening and raising the operation efficiency of corporations, accelerating the equitization of State enterprises according to the already approved equitization plans.

Resolutely carrying out the law-prescribed merger, dissolution and bankruptcy of enterprises doing business with chronic losses; stepping up the settlement of outstanding debts and redundant laborers with a view to making their finance healthy and transparent, and creating favorable conditions for the transformation of State enterprises' ownership. For enterprises fully eligible for being maintained as enterprises where the State holds 100% of their capital, efforts must be concentrated on strengthening the management organization and promoting the development investment under the approved strategies, planning and plans; amending and supplementing the mechanisms, policies and models of management organization so as to enhance the autonomy, activity, efficiency and self-responsibility of State enterprises under the market mechanism.

e/ Continuing to step up the implementation of the Enterprise Law. Consistently implementing the policy to secure the enterprises' right to freely deal in the business lines and trades not banned by law; promulgating specific regulations on conditional business lines and trades, especially those sensitive in the cultural, social or people's health domain. Strengthening the working team for enforcement of the Enterprise Law, so that it can monitor the observance of the mechanisms, policies and legislation related to enterprises; summing up the situation and periodically reporting to and proposing the Prime Minister to amend and supplement necessary mechanisms and policies.

f/ Taking specific measures to create conditions for rapid development of such services as: consultancy on project formulation and evaluation, debt purchase and/or sale, financial leasing, enterprise administration, human resource training, application of sciences and technologies, information, marketing, industrial property protection, trademark building, etc.

g/ Continuing the administrative reforms along the direction of having a single contact body or organization to perform one type of work; clearly prescribing the rights and responsibilities of organizations and individuals; strictly handling officials, public servants and employees who cause troubles to enterprises or violate the provisions of law while on public duty.

h/ Periodically organizing meetings with enterprises for direct and open dialogues, promptly settling problems and complaints of enterprises. Intensifying the working coordination with associations and organizing, together with associations, frank dialogues on matters related to production and business; rectifying the work of inspection and examination of enterprises in strict compliance with the current provisions of law, ensuring the State's tight management, without obstructing normal operation of enterprises.

i/ Organizing wide consultations with enterprises and associations and seriously assimilating their contributed reasonable opinions in the course of studying and promulgating regulations related to the business environment, rights and obligations of enterprises.

2. The Ministry of Finance has the following tasks:

a/ In the third quarter of 2003, to submit to the Government for promulgation the mechanism for use of proceeds from the transfer of the right to use land previously assigned to enterprises according to the provisions of the land legislation, which must now be relocated under the planning for construction investment and technological renewal according to the approved projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To study and submit to the Prime Minister for promulgation the Regulation on mutual insurance organizations, thus creating favorable conditions for the private economic sector to establish mutual insurance organizations to share risks and assist one another in business activities.

d/ To conduct the review of one year's implementation of the Customs Law; to amend or submit to the competent agencies for amendment, supplement or formalization the regulations on customs professional operations to replace the provisional regulations; to continue improving the customs procedures and add more export goods items exempt from the customs inspection, with a view to reducing by the end of 2003 the customs clearance duration as well as expenses to be equal to those of regional countries.

e/ To study and submit to the Government for prescription the relationship between the State and enterprises doing business in the fields monopolized by the State along the direction that: business monopoly constitutes a national resource, and therefore, when permitting enterprises to exercise it, the State shall collect an adequate part from such resource, except when such right is used in service of security or national defense.

f/ To coordinate with the Ministry of Communications and Transport, the Ministry of Industry and localities in directing the revision of assorted charges; to reduce the seaport and airport charges, etc., to make them equal to those of regional countries by the end of 2004.

g/ To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Development Assistance Fund and the concerned agencies in studying and submitting to the Government for restricting subjects eligible for the preferences from the State's development credit; and to simplify the lending order and procedures. To attach importance to the form of post-investment interest rate support and investment credit guarantee; to create favorable conditions for enterprises of all economic sectors to have access to the State's credit in the fields where the State encourages the investment.

h/ To study and propose the reduction of value added tax and import tax rates; to abolish the regime of collection of price differences for input production raw materials which are not yet produced at home or cannot satisfy the quantitative and qualitative requirements; to readjust enterprise income tax along the direction of creating equality between domestic enterprises and foreign-invested enterprises; to improve and simplify the procedures for tax collection, reimbursement and customs inspection; to enhance and rectify the inspection after the professional tax and customs operations are carried out (post-inspection); to create favorable conditions for enterprises to implement the cost price reduction schedule and raise their competitiveness.

i/ To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Education and Training and other concerned agencies in studying and submitting to the Government for promulgation the mechanism and policy to support the training of managerial officials and the raising of professional skills of laborers at enterprises.

j/ To study and submit to the Government the mechanism for forming capital sources for techno-logical development, development and improvement of products to be applied directly to the industrial and agricultural production.

3. The Ministry of Trade has the following tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries in realizing the guideline for diversifying export markets. To step up export into major markets such as the US, the EU, Japan, China and the ASEAN; to revive the traditional markets in parallel with the opening of new export markets (Middle East, Africa, Latin America). To coordinate with the other ministries and associations in struggling to tackle the non-tariff barriers, technical obstacles and settle trade disputes over Vietnam's exports.

c/ To coordinate with the Ministry of Finance and the concerned agencies in organizing the prompt application of measures to boost the export under the Prime Minister's direction in the Government's Document No. 78/CP-KTTH of January 20, 2003; and at the same time, to study and submit to the Government the input cost support mechanism in replacement of the direct output support mechanism.

d/ To assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and agencies in expeditiously studying and drafting the E-Commerce Ordinance, then submitting it to the Government for examination and comments.

4. The Ministry of Planning and Investment has the following tasks:

a/ In April 2003, to submit to the Prime Minister the scheme on consolidation of the working team for enforcement of the Enterprise Law.

b/ To continue studying, elaborating and finalizing the experimental scheme on attraction of foreign investors to invest and deal in real estate, development of high technologies as well as services with high added values such as finance, banking, air transport, maritime transport, legal consultancy and commerce. To study and report to the Government the policy and solutions to effect the form of investment, merger and acquisition (M&A).

c/ To guide the transformation of a number of foreign-invested enterprises to operate in form of joint-stock companies after the Government issues a decree on this matter; to guide the procedures for investment licensing registration with a view to easing the administrative procedures for foreign investors.

5. The State Bank of Vietnam shall direct the system of commercial banks to continue improving the order and procedures for mortgage and lending, thus creating favorable conditions for enterprises of all economic sectors to get access to capital sources for investment in production, technological renewal and human resource training; especially to boost the provision of medium- and long-term loans for projects, provided that borrowers and assets formed from borrowed capital satisfy the conditions under the current regulations.

6. The Ministry of Post and Telecommunications has the following tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies in working out the program for application of information technology and the Internet to the advertisement for products and enterprises, attraction of customers and expansion of markets.

c/ To adopt specific policies and measures to support and encourage enterprises doing business in the field of post and telecommunications, especially fledgling enterprises on the market. To conduct the review of the granting of business licenses under the planning, thus ensuring the healthy development of the telecommunications market. In the second quarter of 2003, to complete the granting of business licenses to the enterprises already permitted by the Prime Minister to operate in this field. To plan the division of the telecommunications resource on the principle of equality, efficiency and rationality among the enterprises, thus raising service quality and ensuring the consumers' interests; to direct the supply of connection services in time, with the right capacity and quality to new enterprises, ensuring the fair competition among enterprises.

d/ To expeditiously compile and promulgate or submit to the competent State agencies for promulgation legal documents guiding the setting up and use of the Fund for universalization of post and telecommunications services. To coordinate with the Ministry of Finance in elaborating regulations on clear distinction between the post and telecommunications business and the public service in post and telecommunications activities.

7. The Ministry of Industry has the following tasks:

a/ In the second quarter of 2003, to submit to the Government the scheme for reduction of production costs and electric power loss rate.

b/ To continue finalizing the Government's draft decree on encouraging the industrial production in rural areas.

c/ To adopt plans and policies for development of the production of input raw materials and increased supply of complete equipment chains, spare parts and components for the manufacturing industries at reasonable prices and with high quality. To encourage the concentrated investment first of all in the three key economic regions in order to rapidly boost the manufacture of complete equipment chains, spare parts and components for turning out industrial products with competitive edges.

8. The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Aquatic Resources shall assume the prime responsibility and coordinate with the People's Committees of the provinces and centrally-run cities in concentrating their direction on organizing the implementation of the program on plant varieties and domestic animal breeds, thus ensuring the adequate supply of good high-yield and high-quality breeds and strains, capable of ensuring the stable supply at reasonable prices; to expeditiously guide the mechanism and policy to encourage all organizations and individuals to participate in the research, cross-breeding and production of breeds and varieties. And at the same time, to enhance the inspection, scrutiny, supervision and handling of violations in the use of chemicals, anti-biotic agents in cultivation and husbandry, in order to ensure that commodity products are up to the food hygiene and safety standards for consumption and export; to pay special attention to promoting the development of the industry of processing and preserving farm produce and foodstuffs.

9. The Ministry of Health is tasked to coordinate with the concerned agencies in expeditiously organizing the implementation of the strategy for development of the pharmaceutical industry, with special importance attached to the development of production of pharmaceutical materials, chemical-pharmaceutical raw materials as import substitutes; and at the same time, to improve the mechanism for State management over pharmacy and drug prices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To work out and submit to the Government the scheme on renewal of organization and operation of the water supply sector; to study the transformation of public-utility water supply enterprises into business enterprises with a view to raising the operation efficiency of enterprises in this field.

b/ To coordinate with the Ministry of Communications and Transport in guiding the localities to work out specific plannings and mechanisms for urban management and mass transit development; to create all favorable conditions for cooperatives and individuals to invest in communications and transport, including the dealing in stations and storing yards according to plannings.

11. The Ministry of Science and Technology has the following tasks:

a/ To adopt the policy to encourage the application and development of high technologies, to renew and raise the technological levels in the production of export products, products with advantages in raw materials and products in implementation of the AFTA program. To continue developing and applying research results of the biological technology, information technology, automation technology and new materials technology. To formulate the mechanism to encourage the association and cooperation between research institutes and production establishments.

b/ To propagate and disseminate the legislation on industrial property to enterprises; to guide and improve the procedures so as to create favorable conditions for enterprises to register and protect trademarks of their goods and/or services.

12. The Ministry of the Interior has the following tasks:

a/ In the second quarter of 2003, to finalize the draft decree on organization and operation of associations, including associations of enterprises and associations of goods lines along the direction of clearly defining the functions and tasks of associations and the relationships between associations and State agencies. The associations shall operate on the principle of self-financing.

b/ To study and propose the Government to assign an agency to act as the sole body in charge of the uniform State management over food hygiene and safety of goods for domestic consumption and export.

13. The Ministry for Foreign Affairs has the following tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To coordinate with the Ministry of Planning and Investment and Vietnam Chamber of Commerce and Industry in organizing delegations of businessmen accompanying the Party's and/or the State's high-ranking delegations going on overseas working missions to do market research and sign export, import or investment contracts .

c/ To coordinate with the Ministry of Public Security as well as the foreign embassies in Vietnam and direct the foreign-based Vietnamese representations in creating all favorable conditions for businessmen of all economic sectors to get visas and to carry out other procedures for their overseas working missions.

14. The People's Committees of all levels have the following tasks:

a/ To base themselves on the socio-economic development plannings already approved by competent authorities to work out and clearly publicize plannings on land use, urban development, development of industrial parks and raw-material regions, etc., to pay attention to sparing land funds for small industrial zones or clusters so as to create production and/or business grounds for craft villages, small- and medium-sized enterprises; and at the same time, to facilitate the relocation of polluting production establishments out of inner quarters of cities and provincial capitals or production establishments under the approved plannings. To publicly and widely announce the policies on ground clearance compensations before executing investment projects.

b/ To enhance the inspection and supervision of the use of land areas already allocated to organizations and individuals, including State enterprises; to resolutely handle and recover land areas used wastefully, left unused or used not for the prescribed purposes, so as to supplement the land funds for enterprises which need to lease and use land efficiently.

c/ To assign a local agency to act as a sole body in charge of monitoring and summing up the situation of enterprises, detecting and suggesting measures to promptly solve their difficulties and problems, thus creating favorable conditions for enterprises of all economic sectors to develop and for associations to efficiently operate.

d/ To promote the operation of the Credit Guarantees Fund for small- and medium-sized enterprises, with a portion of the budgetary capital earmarked for setting up this Fund under the Prime Minister's direction; to create favorable conditions for small- and medium-sized enterprises to get access to the credit capital sources.

15. Enterprises of all economic sectors, cooperatives, etc. (called enterprises for short) have the following tasks:

a/ To attach importance to the study and elaboration of strategies for their production and business development; on the basis of evaluation of their markets and competitive edges to clearly determine the structure of products, services, markets, business modes, application of scientific and technological advances; to reduce production costs, raise goods and service quality and build trademarks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To work out specific plans and measures for thrift practice and reduction of raw materials, materials and energy costs; to readjust and supplement the labor norms, ensure the increase of labor productivity and saving of labor costs; to reorganize production in order to reduce costs in each stage; to renovate the management organization, especially productivity and quality management.

d/ To step up joint-venture or association with one another for input and output; to research into and transfer technologies and conduct training activities; to contribute to the creation of capital and business networks, exchange of information, efficient use of business support services.

e/ To well carry out the sale of farm produce through contracts between enterprises and farmers, in order to link the production, processing and sale of products together, and ensure the stable raw materials sources for production and business.

16. Associations of enterprises and associations of goods lines should renew their operation modes, admit more and more members and expand international cooperation; continue raising their role of enterprise representatives, act as operation coordinators among enterprises, boost joint-venture and association for mutual benefits and support enterprises in the transfer of technological know-hows, management experiences, trade promotion and protection of legitimate interests of their members in trade disputes and settlement of economic relationship among their members.

17. Vietnam Chamber of Commerce and Industry and Vietnam Union of Cooperatives shall coordinate with the Government's agencies, associations of enterprises and associations of goods lines in conducting trade promotion, investment and promotion of building of harmonious labor relations at enterprises; coordinate with the associations of enterprises and associations of goods lines in representing and protecting the enterprises' interests and supporting their development; and gather enterprises' opinions on the formulation of the State's laws and socio-economic policies.

18. The mass media agencies shall intensify the work of propagating and disseminating the undertakings and policies of the Party and the State to enterprises and people; promptly commend and honor enterprises and entrepreneurs that conduct efficient and lawful business activities; disseminating good experiences of enterprises at home and abroad; promptly detect and combat negative phenomena and corruptive acts in the State apparatus, which cause difficulties and obstacles to enterprises' activities, as well as enterprises' law violations. And at the same time, the mass media agencies should publicize accurate and selected information in order to protect interests of the country and enterprises.

19. The Government Office shall sum up petitions and specific problems of enterprises and associations raised before and during the 2003 Meeting between the Prime Minister and enterprises, classify them by issue and by agency, then forward them to the concerned ministries and agencies for settlement and reply as soon as possible to enterprises and associations, and report the settlement results to the Prime Minister.

20. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities, the chairmen of the Managing Boards, the general directors or directors of the enterprises, and the heads of the concerned units and organizations shall have to implement this Directive.

21. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Steering Board for Enterprise Renewal and Development and Vietnam Chamber of Commerce and Industry in urging and monitoring the implementation of this Directive and quarterly reporting the implementation results to the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 08/2003/CT-TTg ngày 04/04/2003 về nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.757

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.148.222
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!