|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
01/2003/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
16/01/2003
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ****** |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** |
Số: 01/2003/CT-TTg |
Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2003 |
CHỈ THỊ
VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH SẮP XẾP, ĐỔI MỚI,PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã có Chương trình hành động và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Năm 2002 đã có chuyển biến bước đầu và đã hình thành hệ thống văn bản pháp lý tương đối đồng bộ cho việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty nhà nước; cơ bản hoàn thành việc xây dựng các đề án tổng thể để sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước;...
Tuy nhiên, việc thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) còn chậm; đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước của nhiều Bộ, ngành, địa phương còn chưa bám sát Nghị quyết Trung ương và Chương trình hành động của Chính phủ; sự phối hợp sắp xếp doanh nghiệp theo ngành và lãnh thổ còn thiếu chặt chẽ; chưa khẩn trương kiện toàn các Tổng công ty nhà nước; tiến độ sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu đối với những doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, những doanh nghiệp vốn nhỏ và Nhà nước không cần giữ 100% vốn còn rất chậm,..
Yêu cầu đặt ra trong 5 năm (2001-2005) phải cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3. Năm 2003 cần có sự tập trung chỉ đạo để tạo bước chuyển biến quan trọng trong việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các Tổng công ty và thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể, phá sản các doanh nghiệp nhỏ, thua lỗ và Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước phải coi việc tập trung chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Chương trình hành động của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2003. Phải xây dựng xong đề án sắp xếp tổng thể doanh nghiệp nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có chương trình, kế hoạch, giải pháp tích cực thực hiện. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi sở hữu đối với những doanh nghiệp nhà nước nhỏ, thua lỗ, Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Kiện toàn Ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp, bố trí đủ cán bộ chuyên trách có nhiệt tình công tác và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kiên quyết thay đổi những Giám đốc doanh nghiệp không thực hiện nghiêm đề án sắp xếp lại doanh nghiệp. Việc thành lập mới doanh nghiệp nhà nước phải chặt chẽ, bảo đảm hiệu quả, đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 và quy định của Chính phủ.
2. Trong quý I năm 2003, các Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy theo Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như sau:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nghị định về thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, trong đó làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị-đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Tổng công ty, quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất trong chiến lược phát triển và hoạt động của Tổng công ty; Đề án thành lập tập đoàn kinh tế (quý II năm 2003, Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/CP về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, Nghị định về Tổng công ty nhà nước (quý IV năm 2003).
b) Bộ tài chính: Quyết định thành lập Công ty đầu tư tài chính; Quyết định ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Nghị định về Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước thay thế Nghị định số 59/CP và Nghị định số 27/1999/NĐ-CP (quý IV năm 2003).
c) Bộ Nội vụ: Quyết định ban hành tiêu chuẩn và Quy chế thi tuyển cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước; Quyết định ban hành Quy chế đào tạo và sử dụng cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước; chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng không tiếp tục làm việc ở doanh nghiệp nhà nước sắp xếp lại.
Cùng với việc chuẩn bị những dự thảo nói trên, các Bộ chủ động soạn thảo hướng dẫn để ban hành trước khi văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành.
3. Các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước tập trung kiện toàn tổ chức quản lý, tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các Tổng công ty nhà nước, phấn đấu đến năm 2005 không còn doanh nghiệp thành viên sản xuất, kinh doanh yếu kém, thua lỗ kéo dài.
Những Tổng công ty nhà nước đáp ứng đầy đủ tiêu chí theo Nghị quyết Trung ương 3 và quy định của Thủ tướng Chính phủ cần tập trung kiện toàn tổ chức, cơ chế quản lý, đẩy mạnh đầu tư phát triển theo đúng chiến lược, quy hoạch, nhất là các dự án lớn, quan trọng đã được đề cập trong kế hoạch 5 năm (2001-2005); nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2003 và kế hoạch 5 năm.
Những Tổng công ty hoạt động trong các ngành, lĩnh vực nhà nước cần tổ chức Tổng công ty nhưng vốn nhà nước còn thiếu so với quy định, nộp ngân sách còn hạn chế, song song với việc kiện toàn tổ chức, cơ chế quản lý, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cần phải có phương án, lộ trình cụ thể để đến năm 2005 bổ sung đủ vốn.
Những Tổng công ty nhà nước không đáp ứng không đáp ứng các tiêu chí quy định, kinh doanh thua lỗ hoặc hoạt động theo kiểu hành chính đơn thuần, không có sự gắn kết về sản phẩm, thương hiệu, tài chính, công nghệ giữa doanh nghiệp thành viên với nhau và giữa Tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên thì cần kiên quyết giải thể cơ quan lãnh đạo Tổng công ty; đồng thời bằng các biện pháp kiện toàn, nâng cao tính năng động, tính chịu trách nhiệm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp có sản phẩm, thương hiệu cạnh tranh được trên thị trường thì cần khuyến khích hỗ trợ đẩy mạnh đầu tư phát triển, mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh, hình thành các Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con.
Các Bộ, địa phương, trước ngày 30 tháng 3 năm 2003, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án đối với những Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước thuộc diện thí điểm chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con và tổ chức chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, không làm tràn lan.
Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ: Bưu chính, Viễn thông; Công nghiệp; Xây dựng; Tổng công ty Bưu chính-viễn thông; Tổng công ty Dầu khí Việt Nam; Tổng Công ty Điện lực Việt Nam xúc tiến nghiên cứu, khảo sát xây dựng đề án tập đoàn kinh tế. Đồng thời phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng quản trị Tổng công ty công nghiệp tàu thủy, Tổng công ty cơ khí giao thông xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm Hội đồng quản trị ký hợp đồng với Tổng Giám đốc.
4. Để thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chặt chẽ và có hiệu quả, đối với doanh nghiệp nhà nước có vốn từ 5 tỷ đồng trở lên, đang sản xuất, kinh doanh có lãi, khi thực hiện bán cổ phần lần đầu Nhà nước cần giữ cổ phần thấp nhất là 51%.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế, chính sách nhằm tiếp tục xóa bỏ sự phân biệt trên thực tế trong các lĩnh vực tín dụng, đầu tư, đất đai, xuất nhập cảnh giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước sau chuyển đổi để góp phần đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Chỉ thị này.
|
KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG
NGUYỄN TẤN DŨNG |
Chỉ thị 01/2003/CT-TTg về tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------
|
No:
01/2003/CT-TTg
|
Hanoi,
January 16, 2003
|
DIRECTIVE ON FURTHER REORGANIZING, RENOVATING,
DEVELOPING, AND RAISING THE EFFICIENCY OF, STATE ENTERPRISES In furtherance of the Resolution
of the third plenum of the Party Central Committee (IXth Congress) on further
reorganizing, renovating, developing, and raising the efficiency of, State
enterprises, the Government has worked out its program of action and directed
the ministries, branches, localities and State enterprises in the
implementation thereof. In 2002, initial improvements were seen and a rather
synchronous system of legal documents was formed for the restructure of State
enterprises and raising the efficiency of operation of State corporations; the
general schemes on reorganizing State enterprises were basically completed;... However, the
institutionalization of the Resolution of the third plenum of the Party Central
Committee (IXth Congress) remains slow; the general schemes on reorganizing
State enterprises of some ministries, branches and localities have not yet
adhered to the Party Central Committee’s Resolution and the Government’s
program of action; the coordination in branch- and territory-based
reorganization of enterprises is not close; the consolidation of State
corporations has not yet been expeditiously carried out; the tempo of
reorganization and ownership conversion of State enterprises operating at a
loss and enterprises with small amounts of capital and where the State needs
not to hold 100% of their capital remains at a snail’s pace... The requirement set for the
five-year (2001-2005) period is to basically complete the reorganization of
State enterprises in the spirit of the Resolution of the Party Central
Committee’s third plenum. In 2003, concentrated direction shall be required to
create an important improvement in the reorganization and renovation of State
enterprises, focusing on raising the efficiency of production and business
activities of corporations as well as on the equitization, assignment, sale,
business contracting, lease, merger, dissolution or bankruptcy of small
enterprises operating at a loss and where the State needs not to hold 100% of
their capital. The Prime Minister hereby instructs: 1. The ministries, the
ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the
People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the managing
boards of State corporations to consider the concentrated direction of
intensified implementation of the Resolution of the Party Central Committee’s
third plenum and the Government’s program of action on reorganizing,
renovating, developing, and raising the efficiency of, State enterprises a
central task in 2003; to finalize the general schemes on reorganizing State
enterprises and submit them to the Prime Minister for approval, and to devise
programs, plans and solutions for the active implementation thereof; to
concentrate their direction on stepping up the conversion of ownership of small
State enterprises operating at a loss and where the State needs not to hold
100% of their capital according to the schemes approved by competent
authorities; to settle in time difficulties and problems in the reorganization
and renovation of enterprises; to consolidate the Steering Committee for
Enterprise Renovation, arrange enthusiastic and professionally qualified
officials to work on a full-time basis; to resolutely replace those enterprise
directors who have failed to strictly observe the schemes on reorganization of
enterprises. The establishment of State enterprises must be strictly
controlled, ensuring their efficiency and the compliance with the Resolution of
the Party Central Committee’s third plenum and the Government’s regulations. 2. In the first quarter of 2003,
the ministries shall submit to the Government or the Prime Minister for
promulgation legal documents according to the Government’s or the Prime
Minister’s working program. Concretely as follows: a/ The Ministry of Planning and
Investment: A decree on exercising the ownership over State enterprises, which
clearly defines the functions, tasks and powers of the managing boards - the
owners’ direct representatives at corporations, which shall decide on the most
important issues in the strategy on development and operation of corporations;
a scheme on the establishment of economic groups (the second quarter of 2003),
a decree amending and supplementing Decree No. 56/CP on public-utility State
enterprises, and a decree on State corporations (the fourth quarter of 2003). ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. c/ The Ministry of the Interior:
A decision promulgating standards and Regulation on recruitment examination of
State enterprises’ managerial officials; a decision promulgating the Regulation
on training and employment of State enterprises’ managerial officials; and policies
towards directors, deputy directors and chief accountants who shall not
continue to work in the reorganized State enterprises. Together with the preparation of
the above-said draft documents, the ministries shall take initiative in
elaborating guidance for promulgation before the Government’s or the Prime
Minister’s documents take effect. 3. The ministries, provinces and
centrally-run cities, and the managing boards of State corporations to
concentrate efforts on consolidating the managerial organization, removing
difficulties and raising the efficiency of production and/or business
activities of State corporations, to strive not to have member enterprises
which poorly conduct production and/or business activities and suffer from
prolonged losses by 2005. Those State corporations which
fully meet the criteria set in the Resolution of the Party Central Committee’s
third plenum and the Prime Minister’s regulations should concentrate efforts on
consolidating the organization and management mechanisms and stepping up
development investment strictly according to the strategy and planning,
especially for big and important projects already mentioned in the 2001-2005
five-year plan; raise the efficiency of their production and/or business
activities; and strive to over-fulfill the 2003 plan and the 5-year plan. For those corporations which are
engaged in branches or fields where corporations should be organized by the
State but the State’s capital is below the prescribed level, their remittances
into the State budget are limited, together with consolidating their
organization and management mechanisms, stepping up development investment, and
raising the efficiency of production and/or business activities, they should
devise specific plans and roadmaps in order to acquire adequate capital by
2005. For those State corporations
which fail to meet the set criteria, suffer from losses in their business
activities or operate merely with an administrative style, fail to combine
their products, trademarks, finance and technologies among member enterprises
and between corporations and member enterprises, their managing bodies must be
resolutely dissolved; and at the same time measures must be taken to
consolidate and raise the dynamism, sense of responsibility and efficiency of
production and/or business activities of enterprises. For enterprises having
competitive products and trademarks on the market, they should be encouraged
and supported to step up the development investment, expand the production
and/or business scope, then form corporations operating after the parent
company-affiliated company model. Before March 30, 2003, the
ministries and localities shall submit to the Prime Minister for approval the
plans for State corporations and State enterprises subject to experimental
shift to operation after the parent company-affiliated company model, and
organize the close direction of planned implementation thereof. The Steering Committee for
Enterprise Renovation and Development shall assume the prime responsibility and
coordinate with the ministries of Post and Telecommunications; Industry; and
Construction; the Post and Telecommunications Corporation; Vietnam Oil and Gas
Corporation; and Vietnam Electricity Corporation in promoting research, survey
and formulation of a scheme on economic groups; and at the same time coordinate
with the Ministry of Communications and Transport, the managing board of the
Shipbuilding Corporation and the Communications Mechanical Engineering
Corporation in devising a scheme on experimentally assigning the managing
boards to sign contracts with the general directors and submit it to the Prime
Minister. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5. The Ministry of Finance shall
assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies in
studying and submitting to the Prime Minister the mechanisms and policies in
order to eliminate the discriminatory treatment between State enterprises and
transformed State enterprises in the fields of credit, investment, land and
entry and exit, thus contributing to stepping up the restructure of State
enterprises. The Steering Committee for
Enterprise Renovation and Development shall have to urge, monitor and
periodically report on the implementation of this Directive to the Prime
Minister. FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Chỉ thị 01/2003/CT-TTg ngày 16/01/2003 về tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
5.109
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|