BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
01/2007/TT-BKH
|
Hà
Nội ngày 07 tháng 02 năm 2007
|
THÔNG TƯ
SỐ 01/2007/TT-BKH CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 92/2006/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 9 NĂM 2006 CỦA CHÍNH
PHỦ VỀ LẬP, PHÊ DUYỆT VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số
61/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Căn cứ Nghị định số 99/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2006 về công tác kiểm tra
việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định) đối với nội dung, trình tự lập, thẩm định
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội như sau:
I. ĐỐI
VỚI PHẦN QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối
tượng phải lập quy hoạch (hướng dẫn thực hiện Điều 4 của Nghị
định)
a) – Các ngành, lĩnh vực,
sản phẩm chủ yếu của cả nước cần phải lập quy hoạch phát triển do Thủ tướng Chính
phủ quyết định. Hàng năm Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp đề xuất của các Bộ
ngành và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh sách những ngành, lĩnh vực,
sản phẩm cần lập quy hoạch.
Các ngành, lĩnh vực, sản
phẩm chủ yếu của địa phương cần phải lập quy hoạch do Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Hàng năm Sở Kế hoạch và Đầu
tư tổng hợp đề xuất của các Sở ban ngành trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố quyết định danh sách những ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cần lập
quy hoạch.
b) – Các vùng lãnh thổ
phải lập quy hoạch: Ngoài những đối tượng đã nêu trong Nghị định số
92/2006/NĐ-CP thì đối tượng quy hoạch còn bao gồm các hải đảo, các hành lang
kinh tế, các vành đai kinh tế, các khu kinh tế và các vùng liên huyện hoặc liên
xã có chức năng là các khu vực kinh tế trọng điểm của các tỉnh.
2.
Thời gian lập và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
(hướng dẫn thực hiện Điều 5 và Điều 7 của Nghị định)
a) - Thời kỳ lập quy hoạch:
Tất cả các quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội được lập cho thời kỳ đến năm 2020 cùng hướng tới
mục tiêu xây dựng Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tùy theo tính chất của đối tượng quy hoạch (ví dụ, quy hoạch phát triển hệ thống
sân bay, hệ thống cảng nước sâu, hệ thống đường cao tốc, mạng lưới điện 220 KV
và 500 KV… hoặc quy hoạch phát triển các ngành chủ lực như dầu khí, than, điện…)
quy hoạch có thể có tầm nhìn xa hơn: khoảng 10, 15, 20 năm sau năm 2020.
b) – Điều chỉnh quy hoạch:
Điều chỉnh quy hoạch là
điều chỉnh những mục tiêu, nhiệm vụ hoặc những nội dung đã được phê duyệt trong
quy hoạch nhưng trong quá trình thực hiện quy hoạch phát hiện thấy không còn
phù hợp với điều kiện thực tế đồng thời bổ sung quy hoạch cho 5 năm tiếp theo.
Trong trường hợp khi cần
phải điều chỉnh quy hoạch thì báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định để
triển khai việc điều chỉnh quy hoạch.
3.
Căn cứ lập quy hoạch và tính thống nhất, đồng bộ của quy hoạch (hướng
dẫn thực hiện điểm 1 và điểm 2, Điều 6 của Nghị định)
Căn cứ để lập quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là:
- Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ cấp thấp hơn thì căn cứ vào quy hoạch
lãnh thổ cấp cao hơn. Đối với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả
nước thì căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tình
hình thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ
của thời kỳ trước.
- Quy hoạch phát triển
các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội cùng cấp và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm cấp
cao hơn. Quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch sử dụng đất
căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển
các ngành, lĩnh vực cùng cấp.
- Các Hiệp định, thỏa
thuận hợp tác giữa Việt Nam với các nước khác, các tổ chức quốc tế, hoặc giữa
các tỉnh của Việt Nam với các tỉnh của các nước láng giềng đã được ký kết chính
thức.
Trong trường hợp khi quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng lớn chưa được lập mới, các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư (là cơ quan chịu trách nhiệm lập quy hoạch các vùng) để có thông tin về rà
soát, điều chỉnh quy hoạch vùng lớn.
4.
Quy trình lập quy hoạch (hướng dẫn thực hiện điều 14, 18, 21,
24 và 28 của Nghị định)
Tất cả các dự án quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước, vùng, tỉnh, huyện, các dự án quy
hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực phải xin ý kiến tham vấn của các cơ quan
có trách nhiệm quản lý ngành và lãnh thổ liên quan ngay từ khi bắt đầu lập dự
án đến khi trình phê duyệt dự án quy hoạch.
5.
Kinh phí cho việc lập và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội (hướng dẫn thực hiện Điều 8 của Nghị định)
- Kinh phí chi cho việc lập và
điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
ngành, sản phẩm chủ yếu được đảm bảo bằng nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân
sách nhà nước và được bố trí trong kế hoạch hàng năm.
- Khung giá định mức chi phí xây
dựng và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước, các
vùng lãnh thổ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh; định mức giá quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực,
các sản phẩm chủ yếu của cả nước và quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ yếu
của tỉnh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành và có sự tham gia của Bộ Tài chính
và các Bộ ngành chức năng liên quan. Trong khi chưa có quyết định mới về khung
giá định mức chi phí quy hoạch, việc lập dự toán kinh phí các dự án quy hoạch
được thực hiện theo quyết định số 519/2002/QĐ-BKH ngày 26 tháng 8 năm 2002 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6. Cơ quan
tư vấn lập quy hoạch (hướng dẫn thực hiện điểm 2, Điều 10 của
Nghị định)
Các tổ chức nghiên cứu trong và
ngoài nước có chức năng quy hoạch và có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các
yêu cầu của Dự án quy hoạch được Cơ quan nhà nước chủ trì lập quy hoạch mời làm
tư vấn xây dựng quy hoạch.
Việc lựa chọn Tổ chức tư vấn lập
Dự án quy hoạch được thực hiện thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu (theo quy
định tại điều 1, 2, 3 điều 20 của Luật Đấu thầu; điều 101 của Luật Xây dựng và
điều 35 của Nghị định số 111/2006/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu). Việc
tổ chức đấu thầu lựa chọn và quyết định Tổ chức tư vấn lập Dự án quy hoạch được
tiến hành theo quy định hiện hành của Luật Đấu thầu.
Tổ chức tham gia đấu thầu dự án
quy hoạch phải có tư cách pháp nhân về hoạt động quy hoạch, có năng lực hành
nghề quy hoạch phù hợp với tính chất của dự án quy hoạch, có tài chính lành mạnh.
Hồ sơ của nhà thầu quy hoạch được
đề xuất trúng thầu hoặc chỉ định thầu phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau
đây:
- Có đủ năng lực và kinh nghiệm
theo hồ sơ yêu cầu.
- Có đề xuất về kỹ thuật được
đánh giá là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu theo tiêu chuẩn đánh giá đã được
chủ đầu tư thống nhất.
- Có giá đề nghị không vượt quá
dự toán của dự án quy hoạch theo khung giá định mức quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội hiện hành.
II. ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH
1. Công
tác kế hoạch đối với quy hoạch (hướng dẫn thực hiện điểm 1,
Điều 11 của Nghị định)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao
chủ trì tổng hợp kế hoạch triển khai công tác quy hoạch trên phạm vi cả nước.
Các Bộ ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm
xây dựng kế hoạch hàng năm cho công tác quy hoạch theo chức năng quản lý nhà nước
đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Thời gian lập và gửi báo
cáo kế hoạch công tác quy hoạch cùng với thời gian dự toán ngân sách nhà nước
hàng năm để tổng hợp kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Thẩm định
dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Quy trình thẩm định dự án
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quy định tại khoản 1, điều 29
của Nghị định được hướng dẫn như sau:
- Yêu cầu về bản đồ quy hoạch
trong hồ sơ trình thẩm định: Tùy thuộc quy mô của lãnh thổ quy hoạch các bản đồ
quy hoạch quy định trong tiết d), điểm 1, Điều 29 của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP cần thiết kế trình bày theo khổ A3 kèm theo báo cáo tổng hợp quy
hoạch. Số lượng và nội dung của bản đồ quy hoạch tỷ lệ lớn được xác định tùy
thuộc vào những yêu cầu trong công tác điều hành, chỉ đạo thực hiện quy hoạch của
Lãnh đạo các cấp.
- Chậm nhất là 7 ngày kể từ khi
tiếp nhận Hồ sơ thẩm định dự án quy hoạch, Cơ quan thẩm định dự án quy hoạch phải
có thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đề nghị thẩm định nếu hồ sơ đề nghị thẩm
định còn thiếu sót.
- Thời gian thẩm định của Dự án
quy hoạch là 45 ngày kể từ ngày Cơ quan thẩm định nhận Hồ sơ thẩm định hợp lệ.
- Cơ quan thẩm định có trách nhiệm
pháp lý đối với kết quả thẩm định theo quy định của pháp luật hiện hành như đã
ghi trong Nghị định số 92/2006/NĐ-CP.
Thẩm quyền thẩm định dự án
quy hoạch tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội quy định tại Điều 31
của Nghị định được hướng dẫn như sau:
Ngoài các quy định về thẩm quyền
thẩm định ghi trong Điều 31 của Nghị định. Các quy hoạch phát triển các vùng
kinh tế đặc biệt như các hành lang kinh tế, các vành đai kinh tế, các dải biên
giới, các khu kinh tế có địa giới thuộc phạm vi nhiều hơn một tỉnh được Hội đồng
thẩm định cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập có sự tham gia của các
Bộ ngành thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quy hoạch phát triển các khu
kinh tế cửa khẩu, các vùng liên huyện hoặc liên xã có chức năng là các khu vực
kinh tế trọng điểm của các tỉnh do Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh tổ chức thẩm
định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Chế độ
báo cáo (hướng dẫn thực hiện điểm 6 Điều 11 của Nghị định)
Tất cả các cấp có trách nhiệm gửi
kết quả lập, thẩm định và phê duyệt các dự án quy hoạch lên cơ quan quản lý quy
hoạch và cơ quan quản lý hành chính cấp trên trực tiếp sau 15 ngày kể từ ngày
đăng công báo để tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý công
tác quy hoạch trên phạm vi cả nước.
Báo cáo thực hiện quy hoạch của
các cơ quan quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các cấp được
xây dựng vào cuối quý III hàng năm và gửi Cơ quan quản lý quy hoạch cấp trên.
4. Công
khai các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (hướng
dẫn thực hiện điểm 7, Điều 11 của Nghị định)
Chậm nhất là sau 10 ngày kể từ
khi Quyết định phê duyệt quy hoạch có hiệu lực, Cơ quan quản lý quy hoạch các cấp
có trách nhiệm công bố bằng văn bản Quy hoạch thuộc chức năng quản lý của mình
(trừ những quy hoạch cần giữ bí mật) cho các ngành, các cấp; đồng thời công
khai Quy hoạch bằng các phương tiện truyền thông tới các doanh nghiệp, công
dân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
5. Về kiểm
tra, thanh tra, giám sát quy hoạch (hướng dẫn thực hiện điểm
9, Điều 11 của Nghị định)
- Việc kiểm tra công tác quy hoạch
thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15
tháng 6 năm 2006 về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược,
quy hoạch và kế hoạch.
- Trong quá trình kiểm tra,
thanh tra, giám sát nếu phát hiện những bất hợp lý trong Dự án quy hoạch thì
báo cáo lên cấp phê duyệt quy hoạch; khi phát hiện có những vi phạm trong quá
trình thực hiện quy hoạch (các hoạt động thực thi không theo quy hoạch đã được
phê duyệt) thì báo cáo tới cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết đồng thời thông
báo bằng văn bản tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện
kiểm tra, thanh tra về quy hoạch phải báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra quy
hoạch lên cấp trên trực tiếp chậm nhất là sau 15 ngày kể từ ngày có kết luận cuối
cùng về thanh tra, kiểm tra quy hoạch theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
III. ĐỐI VỚI
PHẦN NỘI DUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Về nội
dung bảo vệ môi trường trong các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội (hướng dẫn thực hiện các điểm 8 của các Điều 12, 16,
19, 22)
Đánh giá tác động môi trường chiến
lược đối với quy hoạch ở giai đoạn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch cũng như
thực hiện các nội dung của đánh giá này trong giai đoạn thực hiện quy hoạch phải
đảm bảo tuân thủ các quy định của Nghị định số 140/2006/NĐ-CP Quy định việc bảo
vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
2. Về nội
dung của dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm (hướng
dẫn thực hiện Điều 26 của Nghị định)
Nội dung quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực, sản phẩm sẽ được các Bộ ngành hướng dẫn với sự tham gia của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư (theo quy định tại điểm 3, Điều 11 của Nghị định).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
2. Trong quá trình thực hiện nếu
thấy có vấn đề gì vướng mắc hoặc cần trao đổi, đề nghị các Bộ, ngành, các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương liên hệ trực tiếp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để
xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
-
Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Tổng công ty 91;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Các Cục, Vụ, Viện, đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu Viện CLPT, VT.
|
BỘ
TRƯỞNG
Võ Hồng Phúc
|