BỘ CÔNG NGHIỆP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số: 709/QĐ-NLDK
|
Hà Nội, ngày 13
tháng 04 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC HƯỚNG DẪN TẠM THỜI NỘI DUNG PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ VÀ KHUNG
GIÁ MUA BÁN ĐIỆN CÁC DỰ ÁN NGUỒN ĐIỆN
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐCP ngày 28
tháng 05 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 2001 của Chính phủ về
hoạt động điện lực và sử dụng điện;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Năng lượng và Dầu khí,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn tạm thời nội dung phân tích kinh tế tài
chính đầu tư và khung giá mua bán điện các dự án nguồn điện.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Uỷ ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc Tổng công ty
Điện lực Việt Nam và các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
CÔNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Thuý
|
HƯỚNG DẪN TẠM
THỜI
NỘI
DUNG TÍNH TOÁN PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ VÀ KHUNG GIÁ MUA BÁN ĐIỆN
CÁC DỰ ÁN NGUỒN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 709/QĐ-NLDK ngày 13 tháng 04 năm 2004 của
Bồi thường Bộ Công nghiệp)
Chương I.
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Mục đích,
phạm vi
Văn bản này hướng dẫn tạm thời nội dung tính
toán phân tích kinh tế tài chính đầu tư và khung giá mua bán điện, áp dụng cho
các dự án đầu tư nguồn điện, nhằm thống nhất phương pháp luận và đảm bảo lựa
chọn được dự án có hiệu quả đầu tư, làm cơ sở đàm phán hợp đồng mua bán điện
giữa Tổng công ty Điện lực Việt Nam và nhà đầu tư dự án.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Tất cả các dự án đầu tư nguồn điện phải tuân
thủ quy định này khi lập dự án đầu tư, nếu có những điểm khác biệt so với quy định
về phương pháp và số liệu sử dụng cho tính toán, chủ đầu tư các dự án phải kèm
theo giải trình hợp lý trong quá trình thẩm định, phê duyệt dự án và đàm phán
hợp hợp đồng mua bán điện.
Chương II.
NỘI DUNG
TÍNH TOÁN PHÂN TÍCH KINH TẾ, TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN NGUỒN ĐIỆN
Điều 3. Yêu cầu
Phân tích hiệu quả kinh tế và phân tích hiệu
quả tài chính của dự án đầu tư là một nội dung bắt buộc thuộc báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi của các dự án đầu tư nguồn điện.
Điều 4. Mục đích của
phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính
Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính bao
gồm:
1. Phân tích hiệu quả kinh tế nhằm đánh giá
tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư đối với nền kinh tế quốc dân. Kết quả
phân tích hiệu quả kinh tế đầu tư dự án là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền
quyết định có cho phép đầu tư vào dự án hay không hoặc quyết định cơ chế chính
sách hỗ trợ đầu tư cho dự án (bù lãi suất, cấp bổ sung ngân sách, ưu đãi về
thuế v.v.) nhằm khuyến khích thực hiện dự án.
2. Phân tích hiệu quả tài chính nhằm mục đích
đánh giá tính khả thi của dự án trên quan điểm của chủ đầu tư (chủ dự án) từ đó
định hướng cho chủ đầu tư dự án về phương thức huy động vốn, các cơ chế về tài
chính để dự án đạt được mức sinh lợi hợp lý, bảo đảm cho dự án hoạt động bền
vững, lâu dài và hiệu quả.
Điều 5. Nội dung của
phân tích hiệu quả kinh tế đầu tư của dự án.
1. Phân tích hiệu quả kinh tế đầu tư của dự
án nhằm đánh giá được các chỉ tiêu sau:
- Tỷ số Lợi ích/Chi phí kinh tế (Bk /Ck )
- Tỷ lệ hoàn vốn nội tại kinh tế (EIRR %)
- Giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPVk )
- Thời gian hoàn vốn kinh tế có chiết khấu
(Bk/I)
2. Phân tích hiệu quả kinh tế đầu tư của dự
án được tính toán cho các phương án đầu tư đối với nền kinh tế quốc dân. Đối với
một số dự án có tính đặc thù, khi cần thiết cần tính thêm các phươngán thay
thế.
Các thông số chính trong phân tích hiệu quả
kinh tế:
a. Dòng chi kinh tế (Ck ):
Dòng chi của dự án bao gồm toàn bộ các khoản
chi liên quan để hoàn thành dự án mà chủ dự án hoặc các bên phải bỏ ra, bao
gồm:
- Vốn đầu tư (I): Là tổng chi phí đầu tư để
xây dựng công trình.
Vốn đầu tư trong phân tích kinh tế (giá kinh
tế) bao gồm:
+ Vốn đầu tư do chủ đầu tư phải chi.
+ Các khoản đầu tư khác của Nhà nước bỏ ra có
liên quan đến dự án.
+ Vốn đầu tư được phân bổ hàng năm theo tiến
độ xây dựng dự án.
- Các thiệt hại khác do dự án có thể gây ra.
- Chi phí nhiên liệu, chi phí quản lý vận
hành hoặc các chi phí đầu vào khác.
- Các loại chi phí khác: (nếu có) như chi phí
liên quan đến công trình đa mục tiêu, lợi ích tổng hợp v.v...
b. Dòng thu kinh tế (lợi ích - Bk ):
Dòng thu (lợi ích) của Dự án bao gồm toàn bộ
các khoản có khả năng thu được từ dự án, gồm:
- Doanh thu bán điện: Doanh thu bán điện được
xác định trên cơ sở gia bán điện có thể bán được, lấy bằng mức giá điện tối đa được
quy định trong Phụ lục 1.
- Các lợi ích khác thu được từ dự án (nếu có)
(ví dụnhư thu từ bán trợ xỉ từ các nhà máy nhiệt điện than,...)
- Các lợi ích khác thu được do công trình đa
mục tiêu hoặc lợi dụng tổng hợp (nếu có) mà toàn bộ nền kinh tế quốc dân được hưởng
(ví dụ như lợi ích chống hạn, chống lũ, các nguồn lợi thủy sản thu được từ các
hồ chứa nhà máy thuỷ điện) hay các giảm thiểu tác hại đối với nền kinh tế (ví
dụ như giảm sự cố cắt điện gây tác hại cho nền kinh tế...)
Các thông số Bk và Ck của các dự án được tính
từ dòng thu và dòng chi của các năm trong đời sống dự án quy đổi về năm đầu
tiên bắt đầu bỏ vốn đầu tư với tỷ lệ triết khấu ik % = 10%.
Điều 6. Nội dung của
phân tích hiệu quả tài chính đầu tư của dự án
1. Một số nguyên tắc chung trong phân tích
hiệu quả tài chính đầu tư dự án.
a. Phân tích hiệu quả tài chính áp dụng cho
các phương án kỹ thuật kiên nghị và được xem xét trên quan điểm của chủ đầu tư nhằm
lựa chọn phương án tối ưu nhất.
b. Đối với các phương án xem xét, một số yếu
tố như vốn đầu tư, phân bổ vốn đầu tư theo năm xây dựng, phân bổ lãi vay trong thời
gian xây dựng, vai trò và chế độ vận hành của dự án trong hệ thống điện, khả
năng huy động công suất theo năm vận hành cần được tính toán cụ thể. Các dự án
nguồn điện phải căn cứ vào cân bằng công suất và cân bằng điện năng trong hệ
thống điện được phê duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam từng
giai đoạn để xác định giá trị công suất và điện lượng ứng với từng năm vận hành
theo mùa (khô và mưa), theo giờ cao thấp điểm, làm căn cứ tính toán doanh thu
hàng năm. Số giờ làm việc của các nguồn điện theo thời gian và theo ngày để áp
dụng trong tính toán phân tích kinh tế tài chính dự án được tham khảo tại Phụ
lục 1.
c. Nguyên tắc huy động các nguồn điện trong
hệ thống điện
- Các Dự án nguồn điện khi phân tích hiệu quả
kinh tế tài chính, phải tiến hành tính toán cân bằng công suất và điện năng
toàn hệ thống trong thời hạn 10 năm có xét tới 10 năm tiếp theo để xác định hiệu
quả của dự án khi tham gia vào hệ thống điện. Tính toán cân bằng công suất và
điện năng cho từng nhà máy điện mới dự kiến phát triển phải được cơ quan tư vấn
chuyên ngành điện được Bộ Công nghiệp chấp nhận thực hiện. Chủ đầu tư các dự án
dự kiến phát triển phải liên hệ với cơ quan tư vấn chuyên ngành được chấp nhạn
để thực hiện các tính toán chotừng dự án.
- Cân bằng công suất và cân bằng điện năng
cần được xác định ứng với thời điểm đưa dự án vào vận hành và ứng với các mức công
suất tính toán.
- Một số nguyên tắc chung khi cân bằng công
suất và cân bằng điện năng là ưu tiên các dự án nhà máy điện có các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật tốt; các nhà máy thuỷ điện có các yêu cầu bắt buộc như: cung cấp
nước màu kiệt, đẩy mặn, đảm bảo giao thông thuỷ và ưu tiên vận hành trong thời
kỳ mùa lũ; các nhà máy tua bin khí chu trình hỗn hợp có hợp đồng bao tiêu khí
dài hạn.
- Một số nguyên tắc cơ bản áp dụng trong tính
toán huy động công suất các nhà máy điện trong tính toán tài chính dự án như
sau:
* Đối với các nhà máy nhiệt điện than:
+ Số giờ vận hành cực đại tính toán: 6.500
giờ/năm.
+ Chế độ làm việc giả định trong hệ thống
điện sử dụng trong tính toán giá điện: Phát công suất đáy vào giờ cao điểm và
giờ bình thường và giờ thấp điểm mua khô; Phát công suất lưng vào giờ bình thường
và cao điểm mùa mưa.
* Đối với các nhà máy tua bin khí chu trình
đơn hoặchỗn hợp:
+ Số giờ vận hành cực đại tính toán: 6.500
giờ/năm
+ Chế độ làm việc giả định trong hệ thống
điện sử dụng trong tính toán giá điện: Phát công suất đáy vào giờ cao điểm và
giờ bình thường mùa khô; Phát công suất lưng vào giờ bình thường và cao điểm mùa
mưa; Phát công suất đỉnh vào giờ cao điểm mùa khô và mùa mưa.
* Đối với các nhà máy thuỷ điện vừa và lớn:
(công suất lắp máy (>=) 300MW)
+ Số giờ vận hành cực đại: theo tính toán cụ
thể chế độ thuỷ văn và điều tiết hồ chứa của từng công trình nhưng không vượt quá
4500 giờ/năm.
+ Chế độ làm việc giả định trong hệ thống sử
dụng trong tính toán giá điện: Phát công suất đáy vào cao điểm, giờ bình thường
và giờ thấp điểm mùa mưa (tuỳ thuộc chế độ điều tiết thiết kế của hồ chứa). Một
số nhà máy thuỷ điện trong tính toán cần xem xét yêu cầu đảm bảo nhu cầu nước
hạ lưu mùa kiệt không được dừng máy; Phát công suất lưng vào giờ bình thường,
cao điểm và giờ thấp điểm mùa mưa; Phátc ông suất đỉnh vào giờ cao điểm mùa
khô.
* Đối với các nhà máy thuỷ điện nhỏ (công
suất lắpmáy (<=) 30MW):
+ Số giờ vận hành cực đại tính toán: theo
tính toán cụ thể chế độ thuỷ văn và điều tiết hồ chứa của từng công trình nhưng
không vượt quá 4200 giờ/năm.
+ Chế độ làm việc giả định trong hệ thống
điện sử dụng trong tính toán giá điện: Phát công suất đáy vào giờ cao điểm và
giờ bình thường và giời thấp điểm mùa mưa (tuỳ thuộc chế độ điều tiết thiết kế
của hồ chứa); Phát công suất lưng vào giờ bình thường, cao điểm và giờ thấp
điểm mùa mưa; Phát công suất đỉnh vào giờ cao điểm mùa khô.
2. Các chỉ tiêu tài chính cần xác định gồm:
- Tỷ số lợi ích/Chi phí tài chính (B/C)
- Tỷ lệ hoàn vốn nội tại về tài chính (FIRR%)
- Giá trị hiện tại ròng tài chính (NPV)
- Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (B/I)
- Một số chỉ tiêu khác như tỷ số suất lợi
nhuận NPV/I (I là tổng vốn đầu tư), giá thành (đối với các nhà máy điện) v.v.
chỉ bắt buộc đối với các dự án nguồn điện có quy mô lớn.
Các thông số B và C của dự án được tính từ
dòng thu và dòng chi của các năm trong đời sống dự án tính về năm đầu tiên bắt đầu
bỏ vốn đầu tư với tỷ lệ triết khấu if % (tỷ lệchiết khấu tài chính bình quân
gia quyền cho các nguồn vốn).
Trong đó:
Vcp: tổng vốn tự có của doanh nghiệp trong
tổng vốn đầu tư dự án.
Vv: tổng vốn vay trong tổng vốn đầu tư dự án.
V: tổng vốn đầu tư sau thuế của dự án.
icp %: tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu cho vốn cổ phần.
iv %: tỷ lệ lãi suất của vốn vay.
3. Nội dung của phân tích tài chính
Phân tích hiệu quả tài chính đầu tư dự án
nhằm giúp chủ đầu tư (người đi vay vốn) xác định được khả năng huy động vốn,
các điều kiện vay vốn (lãi suất, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ v.v..), mức
độ giới hạn cho phép để dự án có hiệu quả về mặt tài chính và để xây dựng bảng
cân đối tài chính hàng năm (bảng cân bằng thu - chi) cho dự án.
Yêu cầu đối với nội dung phân tích tài chính
gồm các chỉ tiêu tài chính được thể hiện ở 3 biểu bảng sau:
- Bảng đánh giá hiệu ích tài chính
- Bảng báo cáo thu nhập
- Bảng cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và khả
năng vay trả
Mẫu biểu các bảng trên theo phụ lục 2
(i) Bảng đánh giá hiệu quả tài chính
Mục đích của bảng đánh giá hiệu quả tài chính
để xác định các chỉ tiêu tài chính của dự án. Nội dung của đánh giá hiệu quả
tài chính dự án được xem xét quan điểm chủ đầu tư. Các chỉ tiêu chính bao gồm:
B/C, NPV và FIRR, trong đó B và C được xác định như sau:
. Dòng thu (lợi ích B): gồm có
- Doanh thu bán điện
- Có lợi ích khác thu được từ dự án (nếu có)
- Trợ giá (nếu có)
- Các lợi ích khác thu được do công trình đa
mục tiêu hoặc lợi dụng tổng hợp (nếu có) mà chủ đầu tư được hưởng
. Dòng chi (Chi phí C)
- Vốn đầu tư của chủ đầu tư (vốn góp, vốn cổ
phần)
- Chi phí nhiên liệu, chi phí quản lý vận
hành hoặc các chi phí đầu vào khác.
- Thuế các loại (trừ thuế VAT)
- Trả gốc và lãi vay
- Các loại chi phí khác (nếu có) như chi phí
liên quan đến công trình đa mục tiêu, lợi dùng tổng hợp v.v..) hoặc các chi phí
liên quan đến các lợi ích khác thu được từ dự án.
(ii) Bảng báo cáo thu nhập
Bảng báo cáo thu nhập sử dụng để xác định
được giá trị thu nhập ròng của dự án. Bảng này thể hiện các yếu tố doanh thu,
chi phí và thu nhập ròng cho từng năm trong cả đời của dự án.
Nguồn thu ròng (thu nhập ròng) = thu nhập
trước thuế - thuế thu nhập (tuỳ theo phương thức đầu tư của dự án, mức thuế thu
nhập được áp dụng cho phù hợp với luật hiện hành).
Giá trị thu nhập trước thuế = Lợi ích - chi
phí
. Lợi ích: bao gồm
- Doanh thu bán điện
- Các lợi ích khác thu được từ dự án (nếu có)
- Trợ giá (nếu có)
. Chi phí: bao gồm
- Chi phí vận hành bảo dưỡng
- Chi phí nhiên liệu, chi phí mua điện hoặc
các chi phí đầu vào khác.
- Khấu hao tài sản cố định (tính theo quy
định của BộTài chính).
Các loại chi phí khác (nếu có, như chi phí
liên quan đến công trình lợi dụng tổng hợp hay đa mục tiêu)
- Chi phí trả lãi vay (tính theo từng loại
nguồn vay)
(iii) Bảng cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và
khả năng vay trả
Bảng cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và khả
năng vay được lập để đánh giá khả năng cân bằng thu chi theo từng năm trong cả đời
sống của dự án. Bảng này thể hiện các yếu tố nguồn vốn, sử dụng vốn và cân bằng
vay trả vốn theo từng năm trong cả đời của dự án.
Cân bằng thu chi = Tổng nguồn vốn - Tổng sử dụng
vốn
. Tổng nguồn vốn:
- Thu nhập ròng (tính từ bảng báo cáo thu
nhập).
- Khấu hao tài sản cố định
- Vốn tự có của doanh nghiệp
- Vốn vay
. Tổng sử dụng vốn:
- Chi phí đầu tư
- Trả gốc vốn vay
Chi tiết các biểu mẫu: Đánh giá hiệu quả tài
chính. Báo cáo thu nhập, Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và khả năng vay trả của
dự án theo phụ lục 2.
Điều 7. Phương thức
huy động vốn và phương án tài chính.
1. Huy động vốn của Chủ đầu tư
- Đối với các dự án nguồn điện, tổng vốn cổ
phần của chủ đầu tư phải chiếm ít nhất 30% tổng vốn đầu tư dự án.
- Vốn cổ phần (bao gồm toàn bộ các loại vốn
góp của các cổ đông) là nguồn vốn góp của chủ đầu tư vào dự án. Tuyệt đối không
được sử dụng nguồn vốn vay làm vốn góp trong tính toán kinh tế tài chính dự án.
2. Huy động vốn vay
Các dự án có hiệp định vay vốn riêng hoặc cam
kết huy động vốn riêng thì khi phân tích hiệu quả tài chính, vốn đầu tư cho dự
án theo các điều kiện vay vốn (lãi suất, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ) được
thoả thuận trong hiệp định hoặc các cam kết.
Số tiền dự kiến vay bằng đồng vốn đầu tư trừ
đi phần vốn cổ phần của chủ đầu tư.
Các dự án không thể xác định rõ nguồn vay và
dự kiến vay thương mại cần tính theo một số phương án huy động vốn, trong đó ít
nhất phải bao gồm 2 phương án sau:
- Phương án 1: 100% nguồn vốn vay được huy
động từ vay thương mại trong nước.
- Phương án 2: 85% vay nước ngoài cho thiết
bị nhập ngoại theo phương thức tín dụng - người cấp hàng, 15% còn lại vay
thươngmại trong nước.
+ Lãi suất phần vốn vay trong nước lấy bằng
lãi suất thị trường vốn vay dài hạn trong nước tại thời điểm lập dự án.
+ Lãi suất phần vốn vay nước ngoài lấy theo
điều kiện vay tín dụng xuất khẩu tại thời điểm tính toán.
+ Thời gian trả nợ lấy từ 10 đến 15 năm tuỳ
theo khả năng trả nợ của từng dự án và các quy định của ngân hàng tại thời điểm
tính toán.
Điều 8. Phân tích độ
nhậy trong phân tích hiệu ích tài chính dự án
Phân tích độ nhậy được tiến hành đối với phân
tích hiệu quả tài chính dự án nhằm đánh giá các trường hợp rủi ro đối với chủ
đầu tư xảy ra sau khi thực hiện dự án. Phân tích độ nhạy được tính toán cho các
phương án sau:
- Vốn đầu tư tăng 10%.
- Điện năng phát giảm 10%.
- Tiến độ dự án đưa vào khai thác chậm 1 hoặc
2 năm.
- Tổ hợp: vốn đầu tư tăng 10%, điện năng phát
giảm10%, tiến độ đưa công trình vào chậm 1 năm.
Chương III.
CÁC SỐ
LIỆU ĐẦU VÀO VÀ GIỚI HẠN TỶ LỆHOÀN VỐN NỘI TẠI VỀ TÀI CHÍNH CHO TÍNH TOÁN CÁC
DỰ ÁN NGUỒN ĐIỆN
Điều 9. Một số giả
thiết và điều kiện tính toán
Một số giả thiết và điều kiện cơ bản áp dụng
trongtính toán tài chính dự án gồm:
- Phân tích hiệu quả tài chính dự án không
tính đến lạm phát, trượt giá của đồng tiền (cả ngoại tệ và nội tệ).
- Mặt bằng tính toán (thời điểm tính toán) là
thời điểm năm bỏ vốn đầu tiên và được coi là năm thứ nhất.
- Tỷ lệ phần trăm chiết khấu tài chính (if
%):sử dụng if % trong phân tích hiệu quả tài chính dự án. Trong tính toán if %,
tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu cho vốn cổ phần (ICP %) và tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu cho
vốn vay (IV %) được áp dụng ở mức sau:
+ icp %: được tính tối đa bằng 14% nếu vốn cổ
phần sử dụng 100% là vốn đóng góp của các cổ đông cá nhân và vốn tự có của
doanh nghiệp không có nguồn gốc vốn Nhà nước; được tính bằng 8% nếu vốn cổ phần
sử dụng 100% vốn có nguồn gốc vốn Nhà nước. Nếuvốn cổ phần là hỗn hợp của vốn
đóng góp của các cổ đông cá nhân và vốn Nhà nước thì icp % được tính bằng bình
quân gia quyền của 2 loại vốn trên.
+ iv %: được lấy bằng lãi suất thị trường vốn
vay dài hạn trong nước bên ngân hàng tại thời điểm lập dự án.
Điều 10. Các số liệu
đầu vào sử dụng trong tính toán
Các số liệu đầu vào sử dụng trong phân tích
hiệu quảkinh tế và tài chính các dự án đầu tư nguồn diện áp dụng các thông số trong
Phụ lục 1.
Điều 11. Phân tích
lựa chọn phương án kiến nghị đầu tư
1. Khi phân tích hiệu quả kinh tế của các
phương án đầu tư dự án nếu thấy rằng các phương án có tính khả thi thấp hoặc
không khả thi (NPV < 0, EIRR < 10%) thì có thể không cần phải tiến hành
phân tích hiệu quả tài chính và kiến nghị ngay cơ quan có thẩm quyền quyết định
đầu tư chưa nên đầu tư vào dự án.
2. Đối với các phương án khi phân tích hiệu
quả kinh tế cho thấy có hiệu quả kinh tế cao đối với nền kinh tế quốc dân (NPV
> 0,EIRR > 10%) thì phải tiến hành phân tích hiệu quả tài chính đầu tư.
a. Trường hợp hiệu quả tài chính có các chỉ
tiêu tốt, dự án có tính khả thi cao thì kiến nghị thực hiện đầu tư dự án.
b. Trường hợp hiệu quả tài chính có các chỉ
tiêu thấp (FIRR <if %, NPV < 0) cần phải phân tích rõ và đưa ra các giải
pháp khắc phục hoặc đề xuất các cơ chế hỗ trợ cần thiết của nhà nước. Nếu sau
khi áp dụng các giải pháp mà dự án vẫn không đạt hiệu quả thì kiến nghị không
đầu tư dự án.
Điều 12. Giới hạn tỷ
lệ thu hồi vốn nội tại các dự án đầu tư
1. Các dự án sử dụng vốn có nguồn gốc vốn nhà
nước (tỷ lệ tổng lượng vốn có nguồn gốc vốn nhà nước sử dụng cho dự án (>=) 30%
tổng mức đầu tư của dự án được tính trong BCNCKT) gồm: Vốn khấu hao cơ bản và
các khoản thu của nnn để lại cho doanh nghiệp nhà nước để đầu tư, vốn ngân sách
Nhà nước cấp, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước. Tỷ lệ hoàn vốn nội tại về tài chính của dự án (FIRR) không vượt
quá 10%, tương ứng với các thông số đầu vào, mức giá điện tính toán và chế độ
làm việc của nhà máy trong hệ thống như được quy định tại Phụ lục 2 và Điểm 5
của quy định này.
2. Các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển
của doanh nghiệp Nhà nước (tỷ lệ tổng lượng vốn có nguồn gốc vốn nhà nước sử
dụng cho dự án (<+) 30% tổng mức đầu tư của dự án được tính trong BCNCKT).
Tỷ lệ hoàn vốn nội tại về tài chính của dự án (FIRR) này không vượt quá 12%, tương
ứng với các thông số đầu vào, mức giá điện tính toán và chế độ làm việc của nhà
máy trong hệ thống như được quy định tại Phụ lục 2 vàĐiều 6 của quy định này.
Điều 13. Đối với các
dự án BOT trong nước
1. Đối với các dự án BOT, các nhà phát triển
dự án phải tuân thủ theo đúng trình tự các bước phân tích hiệu ích kinh tế tài chính
của hướng dẫn này.
Vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ chi phí
để xây dựng nhà máy và lưới truyền tải từ nhà máy điện đến điểm đầu nối với hệ
thống điện quốc gia.
2. Nhà đầu tư phát triển dự án có trách nhiệm
thu xếp đủ vốn, gồm vốn cổ phần và vốn vay để thực hiện dự án.
3. Mức giá bán điện làm cơ sở để đàm phán với
bên mua điện phải thấp hợp mức giá trần cho từng loại công nghệ được nêu tại
Phụ lục 1 của Hướng dẫn này và tỷ lệ hoàn vốn nội tại về tài chính (FIRR) cho
phép ở mức như sau:
- Đối với các doanh nghiệp sử dụng vốn Nhà
nước để tham gia góp vốn hoặc mua cổ phần thì FIRR cao nhất cho phép ở mức 10%.
- Đối với các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp
huy động vốn tư nhân để tham gia góp vốn hoặc mua cổ phần thì FIRR không vượt
quá13% nhằm đảm bảo chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân và của các thànhphần
kinh tế khác vào ngành điện.
Đối với các dự án có vốn góp là hỗn hợp của
cả hai nguồn vốn Nhà nước và tư nhân thì FIRR chấp nhận ở mức bình quân gia
quyền của hai mức trên theo tỷ lệ các loại vốn góp.
Điều 14. Hiệu lực thi
hành
1. Hướng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày ký,
thay thế "Quy định tạm thời nội dung phân tích kinh tế tài chính trong đề
án lưới điện ở giai đoạn luận chứng kinh tế kỹ thuật" ban hành kèm theo Quyết
định của Bộ Năng lượng số 445 NL-XDCB ngày 29 tháng 7 năm 1994.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề
vướng mắc các đơn vị kiến nghị với Bộ Công nghiệp bằng văn bản đề nghiên cứu bổ
sung cho phù hợp.
PHỤ LỤC 1.
Các số liệu cơ bản sử
dụng trong phân tích kinh tế và tài chính đầu tư các dự án nguồn điện
1. Đời sống dự án:
|
|
- Nhà máy thuỷ điện
|
|
+ Loại lớn ((>=) 30MW)
|
40 năm
|
+ Loại và (3 - 30MW)
|
30-40 năm
|
+ Loại nhỏ (200kW - 3MW)
|
20-25 năm
|
- Nhà máy nhiệt điện Than
|
25-30 năm
|
- Turbine khí hỗn hợp
|
25-30 năm
|
- Diesel cỡ lớn
|
20 năm
|
2. Chi phí vận hành & bảo dưỡng:
|
|
Nếu có điều kiện thì tính chi tiết theo chi
phí vận hành bảo dưỡng cố định và biến đổi nếu không có thể tính theo % vốn
đầu tư như sau
|
|
- Nhà máy thuỷ điện
|
|
+ Loại lớn ((>=) 30MW)
|
0,5% VĐT
|
+ Loại và (3 - 30MW)
|
1,0 - 1,5% VĐT
|
+ Loại nhỏ (200kW - 3MW)
|
1,5 - 2,0% VĐT
|
- Nhiệt điện than
|
|
+ % lưu huỳnh trong nhiên liệu < 1%
|
2,5-3% VĐT
|
- Nhiệt điện than có FGD
|
|
+ % lưu huỳnh trong nhiên liệu < 2%
|
3,5% VĐT
|
+ % lưu huỳnh trong nhiên liệu > 2%
|
4,5% VĐT
|
- Nhiệt điện dầu
|
|
+ % lưu huỳnh trong nhiên liệu < 2%
|
3,25% VĐT
|
+ % lưu huỳnh trong nhiên liệu > 2%
|
3,5% VĐT
|
- Nhiệt điện khí
|
|
+ chạy DO
|
2,5% VĐT
|
+ chạy khí
|
2,0% VĐT
|
- Tua bin khí đơn.
|
|
+ chạy DO
|
6,5% VĐT
|
+ chạy khí
|
5,5% VĐT
|
- Tua bin khí chu trình hỗn hợp
|
|
+ chạy DO
|
5,5% VĐT
|
+ chạy khí
|
4,5% VĐT
|
3. Suất sự cố và thời gian phục hồi
|
|
- Nhà máy thuỷ điện
|
%
|
- Nhà máy nhiệt điện
|
%
|
- ĐDK 500 kV
|
2-2,5 lần/100km.năm
|
- ĐDK 200 kV
|
3-5 lần/100km.năm
|
- ĐDK 110 kV
|
6-8 lần/100km.năm
|
- ĐDK và Đường cáp trung áp
|
10-15 lần/100km.năm
|
Tỷ lệ sự cố vĩnh cửu/ Tổng số lần sự cố ĐDK
|
1/4
|
Thời gian trung bình phục hồi sự cố đường
dây
|
h/lần
|
- Trạm biến áp 500kV, 220kV
|
0,2 lần/năm
|
- Trạm biến áp 110kV
|
0,5 lần/năm
|
Thời gian trung bình phục hồi sự cố TBA
|
h/lần
|
- Trạm biến áp trung áp
|
1 lần/năm
|
Thời gian trung bình phục hồi sự cố TBA
trung áp
|
h/lần
|
4. Giá trị thiệt hại do ngừng cung
cấp 1 kWh điện
|
|
Lấy bằng 15-20 lần giá bán 1kWh
|
|
5. Khung giá điện khuyến cáo áp dụng
trong tính toán kinh tế tài chính các dự án nhà máy điện
|
|
- Giá điện thanh cái của các nhà máy thuỷ
điện lớn
|
|
Mùa khô: (từ ngày 01/10 đến 30/06 năm sau)
|
2,50-4,50 US
cent/kWh
|
Mùa mưa: (từ ngày 01/07 đến 30/09)
|
2,0-4,3 US cent/kWh
|
- Giá điện thanh cái của các nhà máy thuỷ
điện vừa
|
|
Mùa khô: (từ ngày 01/10 đến 30/06 năm sau)
|
2,70-4,7 US
cent/kWh
|
Mùa mưa: (từ ngày 01/07 đến 30/09)
|
2,50-4,5 US
cent/kWh
|
- Giá điện thanh cái của các nhà máy thuỷ
điện nhỏ
|
|
Mùa khô: (từ ngày 01/10 đến 30/06 năm sau)
|
3,0-4,7 US cent/kWh
|
Mùa mưa: (từ ngày 01/07 đến 30/09)
|
3,0-4,5 US cent/kWh
|
- Giá điện thanh cái của các nhà máy nhiệt
điện than
|
|
Mùa khô: (từ ngày 01/10 đến 30/06 năm sau)
|
3,5-4,5 US cent/kWh
|
Mùa mưa: (từ ngày 01/07 đến 30/09)
|
3,5-4,0 US cent/kWh
|
- Giá điện thanh cái của các nhà máy điện
tua bin khí chu trình hỗn hợp
|
|
Mùa khô: (từ ngày 01/10 đến 30/06 năm sau)
|
3,5-4,3 US cent/kWh
|
Mùa mưa: (từ ngày 01/07 đến 30/09)
|
3,5-4,1 US cent/kWh
|
- Phí truyền tải và phân phối điện: Tạm
tính theo % giá điện tiêu dùng tại công - tơ hạ áp
|
|
+ Lưới 500/220 kV
|
9-10%
|
+ Lưới 110 kV
|
8-9%
|
+ Lưới phân phối
|
25-26%
|
(Trong phân tích tài chính cần tính cho một
số phương án với giá trị phí truyền tải và phân phối điện khác nhau)
|
|
6. Các loại thuế
|
|
-Thuế thu nhập
|
Tuỳ theo khu vực và
chính sách ưu đãi (nếu có)
|
- Thuế VAT
|
|
- Thuế tài nguyên
|
Theo quy định hiện
hành
|
7. Đồng tiền tính toán
|
|
Quy đổi về đồng Việt Nam để tính toán, có thể bổ sung tính toán theo một loại ngoại tệ
|
|
Ghi chú: Giá điện sử dụng trong tính toán tài
chính dựán cho các loại công nghệ nhà máy cần được tính theo mùa và giờ vận
hành trong ngày (nêu tại mục 5 phụ lục I) với cận dưới cho giờ thấp điểm và cận
trên cho giờ cao điểm, với quy định:
- Giờ cao điểm: từ 5 đến 22 giờ
- Giờ cao điểm: từ 5 đến 18 giờ
- Giờ cao điểm: từ 22 đến 5 giờ sáng hôm sau.
PHỤ LỤC 2:
Các bảng biểu tính toán
Tên dự án:
Phân tích hiệu ích kinh tế dự án
Các số liệu chính sử dụng trong phân tích ...
Bảng 1. Bảng đánh giá hiệu ích kinh tế
Đơn vị:
Năm tài chính
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
`2009
|
2010
|
....
|
....
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Dòng thu (I= 1+2+3+4)
1. Doanh thu bán điện*
2. Lợi ích khá thu được từ dự án (nếu có)
3. Các lợi ích khác thu được do công trình
đa mục tiêu hoặc lợi ích tổng hợp (nếu có)
4. Các giảm thiểu tác hại đối với nền kinh
tế (do giảm sự cố mất điện, suy giảm điện áp...)
II. Dòng chi (II=1+2+3+4)
1. Vốn đầu tư
2. Chi phí vận hành & bảo dưỡng
3. Chi phí nguyên nhiên liệu/hoặc chi phí
mua điện
4. Các loại chi phí khác
III. Thu ròng (III = I - II)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
EIRR =
NPV = MUS$
B/C =.
Phân tích hiệu ích kinh tế dự án
Các số liệu chính sử dụng trong phân tích ...
Bảng 1. Bảng đánh giá hiệu ích tài chính
Tính theo quan điểm chủ đầu tư
Đơn vị:
Năm tài chính
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
`2009
|
2010
|
....
|
....
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Dòng thu (I= 1+2+3+4)
1. Doanh thu bán điện
2. Lợi ích khá thu được từ dự án (nếu có)
3. Trợ giá (nếu có)
4. Các lợi ích khác thu được do công trình
đa mục tiêu hoặc lợi ích tổng hợp (nếu có)
II. Dòng chi (II=1+2+3+4+5+6)
1. Vốn góp của chủ đầu tư
2. Chi phí vận hành & bảo dưỡng
3. Chi phí nguyên nhiên liệu/hoặc chi phí
mua điện
4. Trả gốc và lãi vốn vay
5. Các loại chi phí khác
6. Thuế các loại
III. Thu ròng (III = I - II)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
EIRR =
NPV = MUS$
B/C =.
Bảng 2. Bảng báo cáo thu nhập
Đơn vị:
Năm tài chính
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
`2009
|
2010
|
....
|
....
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Lợi ích (I= 1+2+3+4)
1. Doanh thu bán điện
2. Lợi ích khá thu được từ dự án (nếu có)
3. Trợ giá (nếu có)
4. Các lợi ích khác thu được do công trình
đa mục tiêu hoặc lợi ích tổng hợp (nếu có)
II. Tổng chi phí (II=1+2+3)
1. Các chi phí trực tiếp (1
=1.1+1.2+1.3+1.4)
1.1. Chi phí O & M
1.2. Chi phí nguyên, nhiên liệu/Chi phí mua
điện
1.3. Khấu hao TSCĐ
1.4. Chi phí khác
2. Thuế tài nguyên, thuế đất
3. Chi phí tài chính trả lãi vay (tính theo
từng loại nguồn vay)
III. Thu nhập trước thuế (III = I - II)
IV. Thuế thu nhập (IV=III x Thuế suất thuế
TNDN)
V. Thu nhập ròng (V=III-IV)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 3. Nguồn vốn, sử dụng vốn và khả năngvay
trả
Đơn vị:
Năm tài chính
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
`2009
|
2010
|
....
|
....
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I. Lợi ích (I= 1+2+3+4)
1. Thu nhập ròng (tính từ bảng báo cáo thu
nhập)
2. Khấu hao TSCĐ
3. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
4. Vốn vay (theo từng nguồn vay)
II. Sử dụng vốn (II=1+2+3)
1. Đầu tư hàng năm
2. Trả nợ gốc vốn vay hàng năm (theo từng
nguồn vay)
3. Nhu cầu khác (3 = 3.1+3.2+3.3)
3.1. Trả cổ tức (nếu là công ty cổ phần)
3.2. Trích quỹ đầu tư phát triển
3.3. Trích các quỹ khen thưởng, phúc lợi,
dự phòng tài chính
III. Cân bằng thu chi (III=I-II)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|