QUY CHẾ THẨM ĐỊNH
CÁC ĐỒ ÁN QUY HOẠCH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ, THIẾT KẾ
KỸ THUẬT, TỔNG DỰ TOÁN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 211/BXD-VP ngày 16/5 năm
1997)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Đối
tượng thẩm định.
1/ Đồ án quy hoạch.
a. Quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội vùng lãnh thổ.
b. Quy hoạch phát triển ngành.
c. Quy hoạch xây dựng, bao gồm:
- Quy hoạch xây dựng vùng.
- Quy hoạch xây dựng đô thị,
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Quy hoạch xây dựng khu dân cư
nông thôn.
- Quy hoạch xây dựng chuyên
ngành.
2/ Dự án đầu tư:
a. Nghiên cứu tiền khả thi,
nghiên cứu khả thi các dự án có vốn đầu tư trong nước của các đơn vị ngoài Bộ.
b. Nghiên cứu tiền khả thi,
nghiên cứu khả thi các dự án có vốn đầu tư nước ngoài của các đơn vị ngoài Bộ.
c. Nghiên cứu tiền khả thi,
nghiên cứu khả thi các dự án có vốn đầu tư trong nước và các dự án có vốn đầu
tư nước ngoài của các đơn vị thuộc Bộ.
3/ Thiết kế kỹ thuật:
a. Công trình xây dựng thuộc dự
án có vốn đầu tư trong nước nhóm A của các đơn vị ngoài Bộ (theo đề nghị của chủ
đầu tư).
b. Công trình xây dựng thuộc dự
án có vốn đầu tư trong nước và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài nhóm A và B của
các đơn vị thuộc Bộ.
c. Công trình xây dựng thuộc dự
án có vốn đầu tư nước ngoài của các đơn vị ngoài Bộ nhóm A (hoặc nhóm B khi có
đề nghị của chủ đầu tư).
4/ Tổng dự toán:
a. Công trình xây dựng thuộc dự
án đầu tư trong nước nhóm A của các đơn vị ngoài Bộ.
b. Công trình xây dựng thuộc dự
án đầu tư trong nước nhóm A và B của các đơn vị thuộc Bộ.
Điều 2.
Yêu cầu chung đối với công tác thẩm định.
Thẩm định là việc nghiên cứu,
xem xét hồ sơ của cơ quan chức năng trên cơ sở yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, quy hoạch xây dựng và các chế độ, chính sách, pháp luật theo trình tự thủ
tục phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng để ra văn bản:quyết định, thỏa thuận hoặc
tham gia ý kiến để cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt đối với các đối
tượng thẩm định.
1/ Yêu cầu thẩm định đồ án quy
hoạch.
a. Đối với quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ :
Văn bản tham gia ý kiến của Bộ phải dựa trên cơ sở nghiên cứu tiềm năng, điều
kiện cụ thể của từng vùng lãnh thổ và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo
đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn; kết hợp với yêu cầu,
khả năng phát triển ngành tại vùng lãnh thổ trong mối quan hệ hữu cơ với sự
phát triển chung của toàn ngành trên phạm vi cả nước.
b. Đối với quy hoạch phát triển
ngành:Cần thẩm định các nội dung có liên quan: quy hoạch xây dựng, việc sử dụng
các nguồn tài nguyên, vật liệu xây dựng, khả năng đáp ứng về lực lượng xây dựng
và vật liệu chủ yếu.
c. Đối với quy hoạch xây dựng.
Việc thẩm định quy hoạch xây dựng
phải xem xét toàn diện đồ án trên tất cả các mặt, bảo đảm phù hợp với quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch phát triển của các ngành, địa
phương.
2/ Yêu cầu thẩm định dự án đầu
tư.
Đối với các dự án đầu tư của
các đơn vị thuộc Bộ.
Việc thẩm định phải xem xét
toàn diện:
- Cơ sở pháp lý và hình thức đầu
tư.
- Thị trường.
- Tổ chức và lao động.
- Quy hoạch xây dựng, quy hoạch
và kế hoạch phát triển ngành.
- Các phương án kiến trúc, thiết
bị và công nghệ, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.
- Sử dụng đất đai, tài nguyên.
- Bảo vệ môi trường, phòng chống
cháy nổ.
- Tổng mức đầu tư và các chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật có liên quan.
- Phương án tài chính và hiệu qủa
kinh tế.
- Các khía cạnh xã hội.
b. Đối với các dự án đầu tư của
các đơn vị ngoài Bộ.
Việc thẩm định phải xem xét các
mặt chủ yếu thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng. Gồm:
- Quy hoạch xây dựng.
- Các phương án kiến trúc, thiết
bị và công nghệ.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng,
các vấn đề bảo đảm an toàn và bền vững công trình xây dựng.
- Tổng mức đầu tư và các chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật có liên quan.
- Phương án tài chính và hiệu qủa
kinh tế.
- Chính sách về nhà ở, đất ở.
3/ Yêu cầu thẩm định thiết kế kỹ
thuật:
- Tư cách pháp lý của tổ chức
khảo sát, thiết kế.
- Tính đầy đủ, đồng bộ của hồ
sơ thiết kế.
- Sự phù hợp của thiết kế về mặt
quy hoạch, kiến trúc so với dự án được duyệt và các điều kiện kỹ thuật cụ thể
(hạ tầng,kết cầu, nền móng, công trình lân cận....).
- Bố trí tổng mặt bằng và dây
chuyền công nghệ.
- Sự tuân thủ quy chuẩn xây dựng
và tiêu chuẩn xây dựng Việt nam hoặc tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài đã được Bộ
Xây dựng chấp thuận, bảo đảm an toàn và sự bền vững công trình.
4/ Yêu cầu thẩm định tổng dự
toán:
- Sự phù hợp về khối lượng xây
dựng với thiết kế kỹ thuật được duyệt.
- Sự đúng đắn và hợp lý về tiêu
chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng và các chi phí khác.
- Sự tuân thủ các chế độ, chính
sách của Nhà nước.
- Tổng giá trị dự toán xây dựng
công trình hợp lý (có đối chiếu với các công trình tương tự đã xây dựng ở trong
và ngoài nước) và không vượt tổng mức vốn đầu tư được duyệt.
Trường hợp tổng dự toán vượt tổng
mức đầu tư được duyệt trong quyết định đầu tư thì phải phân tích được nguyên nhân
và có nhận xét về nguyên nhân đó để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Chương II
PHÂN CÔNG THẨM
ĐỊNH
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của
các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng thẩm định, công tác thẩm định được thực hiện qua
các đơn vị sau:
- Đơn vị đầu mối: tiếp nhận hồ
sơ, phân giao hồ sơ.
- Đơn vị thẩm định chính:
nghiên cứu, trình Lãnh đạo Bộ văn bản thẩm định và lưu trữ hồ sơ.
- Đơn vị phối hợp: tham gia ý
kiến thẩm định.
Tùy theo yêu cầu của từng hồ
sơ, dự án, đơn vị đầu mối có thể đồng thời là đơn vị thẩm định chính hoặc là
đơn vị phối hợp.
Mục A - THẩM
ĐịNH Đồ áN QUY HOạCH
Điều 3. Đối
với các đồ án quy hoạch (trừ quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng).
- Đơn vị đầu mối và thẩm định
chính: Vụ quản lý kiến trúc - quy hoạch.
- Đơn vị phối hợp: Do Lãnh đạo
Bộ chỉ định tùy theo yêu cầu của từng đồ án (Vụ quản lý Kiến trúc - Quy hoạch đề
xuất).
Điều 4. Đối
với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng.
- Đơn vị đầu mối và thẩm định
chính: Vụ quản lý vật liệu xây dựng.
- Đơn vị phối hợp: Vụ quản lý
Kiến trúc - Quy hoạch, Vụ Kế hoạch - Thống kê, Vụ Khoa học - Công nghệ, Văn
phòng Thẩm định.
Mục B - THẩM
ĐịNH Dự áN ĐầU TƯ
Điều 5. Đối
với các dự án có vốn đầu tư trong nước và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài của
các đơn vị thuộc Bộ:
- Đơn vị đầu mối: Vụ kế hoạch -
thống kê.
- Đơn vị thẩm định chính và đơn
vị phối hợp: do Lãnh đạo Bộ chỉ định, tùy theo yêu cầu của từng dự án (đơn vị đầu
mối đề xuất).
Điều 6. Đối
với các dự án có vốn đầu tư trong nước và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài của
các đơn vị ngoài Bộ:
1/ Đơn vị đầu mối: Văn phòng thẩm
định.
2/ Đơn vị thẩm định chính:
a. Dự án về du lịch, y tế, văn
hóa, thể thao, giáo dục, nghiên cứu khoa học: Văn phòng thẩm định
b. Dự án về giao thông, công, nông,
lâm, ngư nghiệp,thủy lợi, năng lượng, dầu khí, thông tin bưu điện, truyền thanh
truyền hình, an ninh, quốc phòng: Vụ chính sách xây dựng.
c. Dự án về vật liệu xây dựng,
cơ khí xây dựng: Vụ quản lý vật liệu xây dựng.
d. Dự án về cấp, thoát nước, vệ
sinh môi trường, điện,chiếu sáng, cây xanh; Dự án khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao, khu đô thị, khu dân cư tập trung: Vụ quản lý Kiến trúc - Quy
hoạch.
e. Dự án về cải tạo và phát triển
nhà ở thuộc mọi nguồn vốn đầu tư: Cục quản lý nhà.
3/ Đơn vị phối hợp: do Lãnh đạo
Bộ chỉ định, tùy theo yêu cầu của từng dự án (đơn vị đầu mối đề xuất).
Mục C - THẩM
ĐịNH THIếT Kế Kỹ THUậT Và TổNG Dự TOáN
Điều 7. Thiết
kế kỹ thuật và tổng dự toán các công trình thuộc Bộ.
- Đơn vị đầu mối: Vụ Kế hoạch -
Thống kê.
- Đơn vị thẩm định chính và đơn
vị phối hợp: do Lãnh đạo Bộ chỉ định, tùy theo yêu cầu của từng dự án (đơn vị đầu
mối đề xuất). Trường hợp cần thiết thì phối hợp với các Công ty tư vấn.
Điều 8. Thiết
kế kỹ thuật các công trình ngoài Bộ, kể cả thiết kế kỹ thuật các công trình có
vốn đầu tư nước ngoài nhóm A.
- Đơn vị đầu mối và thẩm định
chính: Văn phòng Thẩm định.
- Đơn vị phối hợp: do Lãnh đạo
Bộ chỉ định, tùy theo yêu cầu của từng dự án (đơn vị đầu mối đề xuất). Trường hợp
cần thiết thì phối hợp với các Công ty tư vấn.
Điều 9. Tổng
dự toán các công trình ngoài Bộ.
- Đơn vị đầu mối: Văn phòng Thẩm
định.
- Đơn vị thẩm định chính: Viện
Kinh tế xây dựng.
- Đơn vị phối hợp: do Lãnh đạo
Bộ chỉ định, tùy theo yêu cầu của từng dự án (đơn vị đầu mối đề xuất).
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 10.
Quy trình thẩm định và trách nhiệm của các đơn vị tham gia.
1/ Đối với đơn vị đầu mối:
- Tiếp nhận hồ sơ từ phòng Hành
chính - Văn phòng Bộ.
- Lập phiếu trình Lãnh đạo Bộ phân
giao nhiệm vụ thẩm định (theo mẫu Phụ lục 1, qua Văn phòng Bộ, thời gian tối đa
1ngày).
- Chuyển ngay hồ sơ nguyên bản
cho đơn vị thẩm định chính.
- Tiếp nhận và kịp thời thông
báo các thông tin cần thiết, có liên quan cho các đơn vị thẩm định.
- Đôn đốc, kiểm tra và định kỳ
tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ về tình hình thẩm định đối với các hồ sơ, dự án mà
đơn vị là đầu mối.
- Đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm
trước Lãnh đạo Bộ, là đầu mối tiếp nhận hồ sơ thẩm định và các thông tin cần
thiết.Trong trường hợp các đơn vị thẩm định không thực hiện đúng chức năng, phải
báo cáo Lãnh đạo Bộ giải quyết.
2/ Đối với đơn vị thẩm định
chính:
- Tiếp nhận hồ sơ nguyên bản và
các thông tin cần thiết từ đơn vị đầu mối.
- Tổ chức nghiên cứu, lấy ý kiến
tham gia của các đơn vị phối hợp.
- Dự thảo văn bản thẩm định,
kèm theo ý kiến của các đơn vị thẩm định và hồ sơ nguyên bản, trình Lãnh đạo Bộ,
qua Văn phòng Bộ.
- Gửi văn bản chính thức qua
Văn phòng Bộ cho các cơ quan, đơn vị có liên quan, trong đó có đơn vị đầu mối để
tổng hợp.
- Tổ chức lưu trữ hồ sơ và phục
vụ việc khai thác hồ sơ.
- Chủ trì xử lý những vấn đề
mâu thuẫn giữa ý kiến của các đơn vị. Trường hợp không thống nhất được ý kiến về
những vấn đề cơ bản, đơn vị thẩm định chính báo cáo Lãnh đạo Bộ.
- Đơn vị thẩm định chính chịu
trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ về nội dung thẩm định và thời gian thẩm định theo
yêu cầu của từng dự án.
3/ Đối với đơn vị phối hợp:
- Tiếp nhận hồ sơ, bản sao tóm
tắt hoặc nguyên bản (tùy theo yêu cầu cần thiết) từ đơn vị thẩm định chính.
- Tổ chức nghiên cứu góp ý kiến
thẩm định theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Khuyến khích đơn vị phối hợp có
ý kiến thêm theo các lĩnh vực chuyên môn thuộc chức năng của Bộ.
- Gửi ý kiến thẩm định cho đơn
vị thẩm định chính. Đơn vị phối hợp chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ về nội
dung góp ý kiến thẩm định của mình.
Điều 11. Việc tham dự các cuộc họp của Hội đồng - Hội
nghị tư vấn, Hội nghị thẩm định.... trong và ngoài Bộ đều phải qua chỉ định của
Lãnh đạo Bộ. Giấy mời đại diện Bộ, Lãnh đạo Bộ,ủy viên Hội đồng thẩm định Nhà
nước do Lãnh đạo Bộ đi dự.Trường hợp Lãnh đạo Bộ cử người đi thay thì lãnh đạo
của đơn vị thẩm định chính đi dự, người tham dự phải chuẩn bị ý kiến bằng văn bản
và phát biểu theo văn bản chuẩn bị.
Điều 12. Bản quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký
ban hành.