Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 437/NQ-UBTVQH14 2017 đầu tư công trình giao thông hình thức hợp đồng xây dựng

Số hiệu: 437/NQ-UBTVQH14 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 21/10/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BOT đường bộ: Chỉ áp dụng đối với tuyến đường mới

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 437/NQ-UBTVQH14 về việc hoàn thiện, đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật trong đầu tư và khai thác công trình giao thông theo hình thức BOT.

Theo đó, UBTVQH yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giao thông cùng các cơ quan liên quan thực hiện những nội dung sau:

- Đối với dự án đường bộ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để đảm bảo quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo nâng cấp các tuyến đường độc đạo, hiện hữu.

- Tiến hành rà soát các quy định về lập, phê duyệt, quản lý các chi phí về đầu tư xây dựng và vận hành các công trình giao thông đường bộ theo hình thức BOT.

- Bổ sung chế tài xử lý đối với các nhà đầu tư chậm quyết toán, chậm công khai và cập nhật lượng phương tiện, doanh thu hoàn vốn kèm quy định về thời gian thu giá sử dụng dịch vụ.

Ngoài ra, việc lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu phải thực hiện đấu thầu công khai minh bạch theo quy định pháp luật, hạn chế tối đa việc chỉ định thầu...

Nghị quyết 437/NQ-UBTVQH14 ban hành ngày 21/10/2017.

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 437/NQ-UBTVQH14

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2017

NGHỊ QUYẾT

VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VÀ ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG - KINH DOANH - CHUYỂN GIAO (BOT)

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13;

Căn cứ Nghị quyết số 235/NQ-UBTVQH14 ngày 25 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2017 và Nghị quyết số 321/NQ-UBTVQH14 ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)”;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 177/BC-ĐGS ngày 11 tháng 8 năm 2017 của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT);

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Đánh giá tình hình

Tán thành với nội dung Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)”. Trong thời gian qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đã được hoàn thiện một bước. Nhiều công trình giao thông trọng điểm quốc gia đã được đầu tư, nâng cấp, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ của nước ta, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia. Việc thực hiện chủ trương huy động nguồn lực xã hội, trong đó có hình thức hợp đồng BOT là đúng đắn, giúp giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và quá trình triển khai thực hiện các dự án giao thông theo hình thức hợp đồng BOT còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục. Cụ thể:

Các văn bản quy phạm pháp luật chưa được ban hành kịp thời, đầy đủ, đồng bộ; tính pháp lý chưa cao, văn bản có hiệu lực pháp luật cao nhất mới chỉ là nghị định, một số quy định chưa rõ ràng, chồng chéo, chưa phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Việc lựa chọn dự án đầu tư và thứ tự ưu tiên đầu tư chưa hợp lý. Đa số các dự án tập trung trong lĩnh vực đường bộ theo phương thức cải tạo, nâng cấp tuyến đường độc đạo hiện hữu nên chưa bảo đảm quyền lựa chọn của người tham gia giao thông. Việc thu hút nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Ngoài ra, chính sách chưa ổn định gây khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn bất cập, thiếu minh bạch, công tác thiết kế, dự toán còn sai sót và chưa chặt chẽ làm tăng giá trị dự toán công trình. Hầu hết các dự án đều chỉ định thầu, nhưng nhiều nhà đầu tư, nhà thầu nguồn lực hạn chế dẫn đến những vi phạm trong quá trình thực hiện, vận hành và khai thác công trình gây thất thoát và giảm hiệu quả đầu tư. Công tác giải phóng mặt bằng một số dự án gặp nhiều vướng mắc, chưa đồng bộ làm tăng chi phí và ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án. Việc thi công xây dựng, giám sát và quản lý chất lượng công trình bị buông lỏng dẫn đến nhiều dự án chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác nghiệm thu, thanh toán còn tồn tại sai sót. Việc quyết toán công trình còn khó khăn, kéo dài và thiếu chế tài xử lý nghiêm đối với nhà đầu tư chậm quyết toán.

Các quy định của pháp luật và thực tế triển khai về thu phí (giá) sử dụng dịch vụ đường bộ, vị trí đặt trạm thu phí còn chưa hợp lý dẫn đến việc một số dự án gây bức xúc trong dư luận xã hội. Việc quy định, thực hiện công khai, minh bạch các thông tin về dự án còn bất cập. Công tác thông tin tuyên truyền còn thiếu thống nhất dẫn đến sự thiếu đồng thuận và có cách hiểu khác nhau trong xã hội đối với các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Nguyên nhân các hạn chế, yếu kém: Các cơ quan quản lý còn ít kinh nghiệm; chưa bao quát đầy đủ các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện; sự phối, kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa thực sự hiệu quả, trách nhiệm chưa cao, vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý. Công tác kiểm tra, thanh tra chưa thường xuyên, chưa kịp thời, chế tài xử lý các vi phạm chưa nghiêm. Trong khi Chính phủ và các cơ quan chức năng chưa chủ động tổng kết, đánh giá và kịp thời sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT nhưng đã cho phép triển khai đầu tư nhiều dự án giao thông theo hình thức này. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chính đối với những hạn chế, vi phạm của các dự án do Bộ quyết định đầu tư. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm liên quan đến việc ban hành thông tư hướng dẫn việc thu phí (giá thu phí, thỏa thuận vị trí đặt trạm thu phí và quy trình giám sát thu phí) chưa hợp lý. Cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương chịu trách nhiệm về những hạn chế, vi phạm của dự án do địa phương quyết định đầu tư và việc chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của người dân trong việc lựa chọn dự án, thỏa thuận vị trí đặt trạm thu phí, bảo đảm an ninh trật tự, giải phóng mặt bằng chậm. Các nhà đầu tư chịu trách nhiệm về những vi phạm trong quá trình thực hiện dự án không đúng quy định của pháp luật.

Điều 2. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Để hoàn thiện chính sách, pháp luật, bảo đảm phát huy hiệu quả việc đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT nói riêng và hình thức đối tác công tư (PPP) nói chung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

1. Tổng kết việc triển khai thực hiện các mô hình đầu tư theo hình thức PPP, trong đó có hình thức hợp đồng BOT thời gian qua để đánh giá những mặt được và những hạn chế, bất cập, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục hữu hiệu.

Triển khai các phương án xử lý kịp thời những tồn tại, yếu kém và kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, vi phạm. Tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2018.

2. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đặt trong tổng thể hoàn hiện pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP với định hướng nghiên cứu xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật tạo cơ sở pháp lý cao, thống nhất, đồng bộ cho hình thức đầu tư này.

Quy định chặt chẽ về tiêu chí lựa chọn dự án để đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT nói riêng và hình thức đầu tư PPP nói chung. Bổ sung quy định về tiêu chí để đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư, nghiên cứu quy định mức vốn chủ sở hữu phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng nhóm dự án. Rà soát quy định về lập, phê duyệt, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, đặc biệt sớm ban hành định mức, đơn giá và việc công bố chỉ số giá thị trường phù hợp với điều kiện thực tế. Hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên quan đến tài chính của hoạt động đầu tư. Bổ sung chế tài xử lý đối với các nhà đầu tư chậm quyết toán, chậm thực hiện trách nhiệm công khai, cập nhật lưu lượng phương tiện, doanh thu hoàn vốn, thời gian thu giá sử dụng dịch vụ, quy định về trách nhiệm của nhà đầu tư bảo đảm chất lượng công trình khi vận hành và bàn giao cho nhà nước, quy định về cơ chế tham vấn trước khi quyết định đầu tư và việc người sử dụng dịch vụ phản hồi việc cung cấp dịch vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện quy trình đầu tư, khai thác các dự án giao thông đầu tư theo hợp đồng BOT.

3. Chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới hạ tầng giao thông đồng bộ trong phạm vi cả nước. Lựa chọn đầu tư các dự án giao thông theo thứ tự ưu tiên phù hợp với từng hình thức đầu tư dựa trên lợi thế, đặc điểm của từng vùng cũng như tính cấp thiết, liên thông trong cả quy hoạch hệ thống giao thông.

Đối với các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức hop đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu. Việc lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu phải thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, hạn chế tối đa chỉ định thầu. Quy định và thực hiện đầy đủ việc công khai, minh bạch các thông tin về dự án để thuận tiện cho người dân giám sát.

4. Có giải pháp phù hợp huy động vốn trong nước và nước ngoài cho các dự án có quy mô lớn, dự án chậm tiến độ, khó có khả năng tiếp tục đầu tư. Ban hành cơ chế. chính, sách cụ thể nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoài, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ. Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường vốn để huy động nguồn vốn dài hạn cho các dự án. Sớm trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan, bảo đảm thu hút đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài để phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông.

5. Chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương quyết toán các dự án đã hoàn thành để xác định phương án tài chính và thời gian thu giá sử dụng dịch vụ chính thức; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư; thực hiện đúng cam kết của Nhà nước với nhà đầu tư về phần vốn hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư của Nhà nước.

Hoàn thiện việc rà soát tổng thể về vị trí đặt trạm, chính sách miễn giảm giá tại tất cả các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ và quản lý doanh thu chặt chẽ để có những giải pháp đồng bộ, kịp thời, thống nhất, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng.

Ban hành tiêu chí thành lập trạm thu giá dịch vụ, xây dựng mức giá phù hợp, áp dụng công nghệ tiên tiến (thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức tự động không dừng). Ngoài ra, cần ban hành khung tiêu chuẩn chung làm cơ sở, thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu giá (phí) tự động không dừng, tránh tình trạng độc quyền trong thu giá dịch vụ, giám sát doanh thu của các trạm và bảo đảm tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong hoạt động thu giá. Từ năm 2019, triển khai đồng bộ thu giá dịch vụ không dừng đối với tất cả các tuyến quốc lộ được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT trên cả nước.

6. Chỉ đạo các địa phương tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và nhà đầu tư trong quá trình giải phóng mặt bằng, bảo đảm an ninh trật tự, siết chặt kiểm tra, giám sát để ngăn chặn tình trạng xe quá tải, bảo đảm chất lượng công trình, giao thông thông suốt và chống thất thoát doanh thu, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án và có các phương án tái định cư phù hợp.

7. Trong thời gian tới tiếp tục tiến hành thanh tra, kiểm tra việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và vận hành khai thác đối với các dự án giao thông theo hình thức hợp đồng BOT nói riêng và hình thức PPP nói chung, nhằm bảo đảm minh bạch, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm trong quản lý các dự án.

8. Đẩy mạnh công tác truyền thông, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, trung thực theo quy định của pháp luật về các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, giải thích và làm rõ sự cần thiết phải đầu tư dự án để tạo sự đồng thuận từ người dân, qua đó hỗ trợ kiểm tra, giám sát quá trình triển khai, thực hiện, vận hành và khai thác dự án.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- TT HĐDT, các UB của QH, TTK QH;
- UBTWMTTQVN, KTNN, TANDTC, VKSNDTC;
- Các Ban, Viện thuộc UBTVQH;
- VPTW Đảng, VPCTN, VPQH, VPCP;
- Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND TTPTTTW;
- VP HĐND, VP UBND TTPTTTW;
- Các Vụ, đơn vị thuộc VPQH;
- Lưu: HC, GS, KT;
- Số E-pas: 80451

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Kim Ngân

NATIONAL ASSEMBLY’S STANDING COMMITTEE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 437/NQ-UBTVQH14

Hanoi, October 21, 2017

 

RESOLUTION

REGARDING SOME OBJECTIVES AND SOLUTIONS FOR CONTINUED IMPROVEMENT AND PROMOTION OF IMPLEMENTATION OF LEGISLATIVE INVESTMENT AND OPERATIONAL POLICIES FOR TRANSPORTATION PROJECTS DEVELOPED IN THE FORM OF BUILD - OPERATE - TRANSFER (BOT) CONTRACTS

NATIONAL ASSEMBLY’S STANDING COMMITTEE

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

Pursuant to Law on Surveillance Practices of National Assembly and People's Council No. 87/2015/QH13;

Pursuant to the Resolution No. 235/NQ-UBTVQH14 dated August 25, 2016 of the Standing Committee of the National Assembly on the surveillance program of the Standing Committee of the National Assembly in 2017 and the Resolution No. 321/NQ-UBTVQH14 dated December 22, 2016 of the National Assembly’s Standing Committee on the establishment of the Commission for Surveillance of "Implementation of legislative policies on investment and operation for transportation works developed in the form of build - operate - transfer (BOT) contracts”;

In the light of the Report No. 177/BC-DGS dated August 11, 2017 issued by the Commission for Surveillance of the implementation of legislative policies on investment and operation for transportation works developed in the form of build - operate - transfer (BOT) contracts under the control of the National Assembly’s Standing Committee;

HEREBY RESOLVES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In support of the Surveillance Performance Report issued by the Commission for Surveillance of the implementation of legislative policies on investment and operation for transportation works developed in the form of build - operate - transfer (BOT) contracts under the control of the National Assembly’s Standing Committee. In recent years, legal documents on investment in the form of BOT contracts have made a first step to perfection. Many national significant traffic projects have been funded, upgraded and made a significant contribution to the implementation of the Party's guidelines and intentions to building a synchronous infrastructure system throughout our country, promoting the socio-economic development as well as strengthening national competitiveness. The implementation of the policy of mobilizing social resources, including those existing in the form of BOT contracts, has been proved correct, helping to reduce the burden of the state budget.

However, the set of legal documents and the process of commencing and executing transport projects in the form of BOT contracts still contain a lot of defects that need to be corrected. Details about these defects shall be given as follows:

Legal documents have not been issued in a timely, complete and synchronous manner; are not highly legitimate when the one having the highest legal effect is just a decree; some regulations are unclear, overlapping, and does not match the reality and international practices.

The selection of investment projects and order of investment preference are not reasonable. Because most of the road projects exist in the mode of improving and upgrading the existing sole major routes, road users’ rights of choice have not been guaranteed. As mobilized investment funds are still restricted, bank loans are the main funding resource. In addition, unstable policies have caused difficulties in attracting foreign investors.

The formulation, appraisal and approval of projects are still inadequate and lack transparency while the design and cost estimation expose shortcoming and are not coherent, causing increases in estimated project costs. Because most projects are tendered according to the bid appointment approach, the selection of contractors having insufficient resources leads to violations arising in the process of executing and operating these projects, causing loss and reduction in investment efficiency. Site clearance for the implementation of a number of projects has encountered many problems, lacked consistency and impacted the project progress. The neglected construction, supervision and construction quality control lead to a lot of projects failing to meet quality standards; there remain errors in project commissioning, acceptance testing and payment. The fulfillment of financial obligations to the project is still difficult, prolonged and lacks strict sanctions against investors who defer making full payments.

Legal regulations and actuality of collection of road tolls (charges), the location of toll booths are not reasonable, leading to some projects causing public frustration. There are inadequacies in the regulation and implementation of mechanism for ensuring publicity and transparency of project information. The lack of communication and propaganda campaigns entails a lack of consensus and misunderstanding in society about transport works under BOT contracts.

Causes of those problems and weaknesses: Regulatory authorities have acquired little experience; not fully address situations that arise in the implementation process; coordination and cooperation between agencies and units are not really effective while a sense of the state management responsibility is not high, i.e. undue care given to the state management tasks. Inspection and assessment is not regular and not timely and sanctions for probable violations are not strictly enforced. While the Government and specialized regulatory authorities have not actively reviewed, assessed and promptly amending or proposing amendments and supplements to complete legal provisions on investment made in the form of BOT contracts, it has allowed the commencement of transport investment projects under this type of contract. The Ministry of Transport is mainly responsible for defects and violations arising from investment projects under its decision-making authority. The Ministry of Finance is responsible for the issuance of circulars guiding the collection of fees and tolls (toll rates, agreement on the location of toll stations and toll supervision process) proved to be illogical and inappropriate. Local state authorities are responsible for problems and violations arising from projects under the local authority to make investment decisions, the poor implementation of propaganda and communication campaigns seeking consensus from the public on the selection of projects, agreements on the location of toll plazas, issues related to public security and order, and the slow progress in site clearance. Investors are responsible for any breach of laws and regulations arising during the project implementation process.

Article 2. Major duties and solutions

In order to improve regulatory policy and legal framework, ensuring the effective promotion of investment and operation of transport projects under BOT contracts, in particular, and public private partnership (PPP) agreements, in general, the National Assembly’s Standing Committee requests the Government and the Prime Minister to focus on the following key tasks and solutions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Implementing solutions to promptly addressing shortcomings and weaknesses and seriously rebuking organizations and individuals for their responsibility for causing defects and violations. Presenting a general report to the National Assembly’s Standing Committee in the 2018’s final meeting session.

2. Continuing to study and complete the legal framework on investment in the form of BOT contracts as part of the legal framework on investment according to the PPP approach with the orientation towards the study and formulation thereof for submission to the National Assembly for promulgation, ensuring high legal effect, uniformity and consistency for the sake of these investment approaches.

Strictly regulating criteria for selection of projects qualified for investment in the form of BOT contracts in particular and PPP investment in general. Setting out additional regulations on criteria for assessing investors' financial capacity, studying regulations on equity levels relevant to the nature and characteristics of each project group. Reviewing regulations on the formulation, approval, and management of costs for development, construction and operation of traffic works in the form of BOT contracts, especially promptly issuing norms and unit prices and announcing market price indices according to actual condition. Providing detailed guidance on financial contents of investment activities. Setting additional regulations on sanctions on investors who have deferred fulfilling their financial obligations, publicizing and updating traffic flow, payback turnover, duration for collection of service charges, regulations on responsibility of investors for ensuring the quality of their projects after completion and transfer to the State, regulations on consultation mechanisms before making investment decisions, and methods for service users' sending feedbacks about services to state regulatory authorities. Regulating responsibilities of state regulatory authorities for implementing the investment and operational process for transport projects executed under BOT contracts.

3. Directing the Ministry of Transport and relevant authorities to review and complete the planning schemes for development of the synchronous transport infrastructure network nationwide. Deciding on investment in transport projects in order of priority suitable for each form of investment based on the advantages and characteristics of each region as well as the urgency of investment and connectivity of these projects, even in the transport system planning stage.

For road projects developed and executed in the form of BOT contracts, these investment approaches shall be applied to new routes to ensure the right of choice for people, avoiding being used for investment in the renovation and upgradation of existing sole main roads. In order to select investors and contractors, open and transparent bidding and tendering must be carried out in accordance with law and the bid appointment method must be held down to the minimum. Fully regulating and implementing the public disclosure and transparency for project information for the facilitation of the public review.

4. Having appropriate solutions to raising domestic and foreign capital for large-scale projects, projects that are behind schedule and are unlikely to continue. Adopting specific mechanisms and policies to attract foreign capital, support the development of human resources, science and technology. Studying solutions to promote capital market growth to mobilize long-term funding for projects. Promptly petitioning the National Assembly to approve amendments and supplements to relevant laws, ensuring investment attraction, especially foreign investors, for the rapid and synchronous development of the transport infrastructure system.

5. Directing relevant authorities to promptly finalize completed projects in order to determine the financial plan and timing of official service charge collection; removing difficulties and problems for investors; fulfilling commitments of the State to investors on the State's capital used for supporting land clearance and resettlement.

Completing the overall review regarding toll plaza location, charge discount and exemption policies at all road toll plazas, and strictly managing revenue with the aim of applying synchronous, timely and consistent solutions to ensuring the harmony of interests between the State, investors and users.

Adopting criteria for setting up toll plazas, setting appropriate prices, applying advanced technologies (e.g. automated non-stop toll plazas). In addition, it shall be necessary to promulgate a common standard framework as the basis for bidding to find service providers awarded automated non-stop toll collection service bids, avoiding the monopoly in service price collection, and monitoring revenues earned by toll plazas and ensuring the competitiveness, public disclosure and transparency in price collection activities. From 2019, uniformly using the automatic non-stop toll collection method for all national highways developed in the form of BOT contracts across the country.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. In the coming time, continuing to inspect and examine the establishment, appraisal, approval, implementation and operation of BOT transport projects, in particular and PPP ones, in general, to ensure the transparency, efficiency, anti-corruption, prevention and control of extravagance, group benefits arising from project management activities.

8. Promoting communication, providing complete, accurate and truthful information according to the provisions of law on BOT investment projects, explaining and clarifying the needs for investment in projects to seek consensus from the population, and supporting the inspection and supervision of the project commencement, implementation and operation process.

Article 3. Implementation

1. The Government, the Prime Minister, Ministries, Ministerial-level agencies, Governmental bodies, People's Councils, and People's Committees at all levels shall, within the scope of their respective tasks and powers, take charge of implementation of this Resolution.

2. The National Assembly’s Standing Committee, the Economic Committee, the Committee for Ethnic Affairs and other National Assembly’s Committees, National Assembly’s Delegations and deputies of the National Assembly and People’s Councils at all levels shall, within their remit and jurisdiction, oversee the implementation of this Resolution.

 

 

PP. NATIONAL ASSEMBLY’S STANDING COMMITTEE
CHAIRWOMAN




Nguyen Thi Kim Ngan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 về nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.886

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.105.127
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!