HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
154/NQ-HĐND
|
Vĩnh
Phúc, ngày 22 tháng 12 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 5 NĂM 2016 – 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ
XV, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày
18/6/2014;
Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg
ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5
năm 2016-2020;
Trên cơ sở Tờ trình số
125/TTr-UBND ngày 05/12/2014 của UBND tỉnh về việc đề xuất nguyên tắc, cơ cấu vốn
đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân
sách HĐND tỉnh và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua nguyên tắc, cơ cấu vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể :
1. Nguyên tắc và cơ cấu vốn đầu tư
trung hạn:
a) Nguyên tắc
đầu tư công trung hạn
- Việc lập kế
hoạch đầu tư công trung hạn nhằm thực hiện các mục
tiêu, định hướng phát triển theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và định hướng năm 2030, Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020
của tỉnh, các
huyện, thành phố, thị xã và các quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực đến năm 2020 đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phù hợp
với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của
các thành phần kinh tế khác trên địa bàn tỉnh.
- Việc phân bổ vốn đầu tư công phải
tuân thủ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết của HĐND tỉnh và các
quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh và các cấp có thẩm quyền về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn
2016 - 2020.
- Không bố trí vốn cho chương trình, dự án không
thuộc lĩnh vực đầu tư công.
- Tập trung bố trí vốn để hoàn
thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, nghị
quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; dự án trọng điểm của tỉnh;
ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước
tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư; không để phát
sinh thêm nợ xây dựng cơ bản từ ngày 01/01/2015.
- Từ kế hoạch năm 2015 và kế hoạch giai đoạn
2016 - 2020 cần bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư để:
+ Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư
các dự án đầu tư công khởi công mới giai đoạn 2016-2020;
+ Lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư
công khởi công mới giai đoạn 2016-2020.
- Trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn
2016-2020, các sở, ngành, địa phương dự kiến bố trí dự phòng khoảng 15% ở các cấp
chính quyền địa phương, để xử lý:
+ Các biến động do trượt giá quá mức
dự phòng trong tổng mức đầu tư của dự án;
+ Bổ sung vốn đầu tư các dự án khẩn
cấp theo quy định tại Khoản 14, Điều 4 của Luật Đầu tư công;
+ Các vấn
đề phát sinh theo quy định tại Khoản 6, Điều 54 của Luật Đầu
tư công trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư
công trung hạn vào từng năm cụ thể.
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng trong lập kế hoạch đầu tư công
trung hạn.
- Bảo đảm quản lý tập trung,
thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực
hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật,
tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư.
b) Nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016 -
2020:
- Tổng nguồn giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến là:
31.446 tỷ đồng, bao gồm:
+ Nguồn theo nguyên tắc, tiêu chí và tiền đất:
22.161 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn ODA: 8.310 tỷ đồng;
+ Nguồn thu xổ số kiến thiết: 75 tỷ đồng;
+ Nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương: 500
tỷ đồng;
+ Vốn Trái phiếu Chính phủ: 400 tỷ đồng.
2. Cơ cấu vốn đầu tư (bao gồm vốn theo tiêu chí
và tiền đất) giai đoạn 2016-2020.
a) Cơ cấu nguồn vốn do ngành quản lý:
Đảm bảo cơ cấu vốn đầu tư cho dự án trọng điểm,
các chương trình, nghị quyết tổng hợp (không phân được ngành), cơ cấu vốn thuộc
lĩnh vực giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ Trung ương giao cứng, tăng tỷ
lệ cho y tế lên 7% tổng chi đầu tư phát triển; các ngành còn lại phân bổ theo
cơ cấu giai đoạn 2011-2014. Cụ thể:
- Dành 30% cho các công trình trọng điểm;
- Bố trí trả nợ vay Ngân hàng phát triển;
- Bố trí vốn đối ứng ODA;
- Bố trí vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới;
- Bố trí các chương trình, nghị quyết tổng hợp
(không phân được theo ngành);
- Bố trí 20% vốn của tỉnh cho giáo dục – đào tạo;
- Bố trí 3,5% vốn của tỉnh cho khoa học – công
nghệ;
- Bố trí 7% vốn của tỉnh cho y tế.
- Phần còn lại bố trí cho các ngành theo cơ cấu
vốn đầu tư của giai đoạn 2011-2014 (bao gồm cả các chương trình, nghị quyết thuộc
ngành, lĩnh vực nhưng không thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới);
b) Vốn bố trí cho cấp huyện theo nguyên tắc,
tiêu chí: Cấp huyện được dự kiến bố trí mức vốn theo điểm tiêu chí mới của giai
đoạn 2016-2020.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao UBND tỉnh tổ chức lập kế hoạch đầu tư
công trung hạn 5 năm 2016-2020 kèm theo danh mục chi tiết trình Thường trực
HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến trước khi báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND và đại biểu
HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa
XV, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 12/12/2014 và có hiệu lực kể từ ngày ký./.