Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 91/2006/TT-BTC chính sách khuyến khích phát triển cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập hướng dẫn 53/2006/NĐ-CP

Số hiệu: 91/2006/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 02/10/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
******

Số: 91 /2006/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
******

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2006

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH SỐ 53/2006/NĐ-CP NGÀY 25/5/2006 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁC CƠ SỞ CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOÀI CÔNG LẬP

Căn cứ Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện về chính sách khuyến khích các cơ sở ngoài công lập như sau:

I. Đối tượng điều chỉnh quy định tại Điều 1 Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 53), được hướng dẫn thực hiện như sau:

1.Các cơ sở ngoài công lập được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bao gồm:

a). Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 53 của Chính phủ, bao gồm cơ sở dân lập và cơ sở tư nhân (hoặc tư thục đối với giáo dục-đào tạo), hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, khoa học công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), cơ sở dân số, gia đình và trẻ em.

b). Các cơ sở ngoài công lập đã được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ.

2. Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, khoa học công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), cơ sở bảo vệ chăm sóc trẻ em, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

II. Cơ sở ngoài công lập quy định tại Điều 2 Nghị định số 53, được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Cơ sở ngoài công lập là cơ sở do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng được mở tại ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc nhà nước.

3.Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học-công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em.

III. Nguyên tắc hoạt động của các cơ sở ngoài công lập quy định tại Điều 3 Nghị định số 53, được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Cơ sở ngoài công lập hoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo kinh phí.

2. Nhà nước, xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng trong hoạt động cũng như đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở ngoài công lập như cơ sở công lập. Các cơ sở ngoài công lập được tham gia các dịch vụ công do nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp luật.

3. Cơ sở ngoài công lập được liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, nhằm huy động vốn, nhân lực và công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ.

4. Tài sản của cơ sở ngoài công lập bao gồm tài sản của cá nhân, tập thể tham gia góp vốn khi thành lập và phần tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động; trong đó tài sản được hiến, tặng hoặc viện trợ không hoàn lại trong quá trình hoạt động của cơ sở ngoài công lập không được chia cho cá nhân, chỉ sử dụng chung cho lợi ích của cơ sở và cộng đồng.

5. Trường hợp cơ sở ngoài công lập ngừng hoạt động, phải giải thể thì vận dụng theo trình tự, thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản.

IV. Cho thuê nhà, xây dựng cơ sở vật chất thực hiện Điều 4 Nghị định số 53, được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Cơ sở ngoài công lập được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong các lĩnh vực giáo dục- đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học-công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của địa phương và của Nhà nước.

a). Căn cứ vào quỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện, khuyến khích các cơ quan có liên quan đầu tư, cải tạo nâng cấp quỹ nhà, cơ sở hạ tầng thuộc Nhà nước quản lý, để chuyển giao cho các cơ sở ngoài công lập thuê dài hạn với giá ưu đãi.

b). Căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét quyết định việc xây dựng mới nhà, cơ sở hạ tầng để cho các cơ sở ngoài công lập thuê dài hạn với giá ưu đãi.

2. Giá cho thuê ưu đãi đối với cơ sở ngoài công lập được xác định cụ thể như sau:

Mức giá cho thuê không bao gồm tiền thuê đất, tiền đền bù giải phóng mặt bằng (nếu có) và lãi vay vốn xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng theo dự án được duyệt. Đơn giá cho thuê nhà, cơ sở hạ tầng đối với cơ sở ngoài công lập do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể phù hợp với thực tế tại địa phương, cụ thể:

a). Đối với nhà cửa, cơ sở hạ tầng hiện có, giá cho thuê được xác định trên cơ sở đánh giá lại tài sản theo quy định hiện hành về quản lý tài sản.

b). Đối với nhà, cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng mới được xác định bằng giá xây dựng (bao gồm cả thuế của đơn vị xây dựng), không bao gồm tiền thuê đất, đền bù giải phóng mặt bằng, tiền lãi vay vốn xây dựng.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương ban hành quy định về việc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay vốn sửa chữa, xây dựng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức có chức năng kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng cho cơ sở ngoài công lập thuê.

Căn cứ để hỗ trợ lãi vay cho cơ quan, đơn vị, tổ chức có chức năng kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

3. Hồ sơ, thủ tục để được xét hưởng ưu đãi thuê nhà, cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu Nhà nước theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính, cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan khác để các cơ sở ngoài công lập thực hiện đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất theo quy hoạch.

5. Đối với cơ sở ngoài công lập xây dựng nhà, cơ sở vật chất thuộc đối tượng phải nộp phí xây dựng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chế độ miễn, giảm phí xây dựng cho cơ sở ngoài công lập để thực hiện ở địa phương.

6. Trường hợp cơ sở ngoài công lập xây dựng nhà, cơ sở vật chất nằm trong các dự án, khu đô thị mới đã được xây dựng cơ sở hạ tầng phải nộp chi phí xây dựng hạ tầng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào khả năng của ngân sách địa phương ban hành quy định về việc hỗ trợ một phần chi phí xây dựng hạ tầng cho cơ sở ngoài công lập.

Hồ sơ, thủ tục để được xem xét hỗ trợ chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho cơ sở ngoài công lập theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

V. Giao đất, cho thuê đất quy định tại Điều 5 Nghị định số 53, được hướng dẫn như sau:

1. Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, phục vụ lợi ích công cộng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

2. Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em phục vụ lợi ích công cộng và các công trình khác được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất; hoặc thuê đất nhưng được miễn thu tiền thuê đất trong thời hạn được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

3. Cơ sở ngoài công lập nêu tại điểm 1 và 2 khoản V này phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ đất theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư (nếu có), và được hạch toán vào vốn đầu tư của dự án.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ quy mô, tính chất quan trọng của dự án đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách địa phương ban hành quy định về việc hỗ trợ một phần cho cơ sở ngoài công lập các khoản chi phí này hoặc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất phát sinh khi cơ sở ngoài công lập thực hiện vay vốn, huy động vốn để chi thực hiện những nhiệm vụ nêu tại mục này.

4. Trường hợp cơ sở công lập, bán công chuyển sang loại hình ngoài công lập thì được tiếp tục sử dụng đất giao không thu tiền, hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất, hoặc được nhà nước cho thuê đất theo hướng dẫn tại điểm 1 và điểm 2 mục V này.

5. Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), dân số, gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em phải sử dụng đất đúng mục đích; trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích thì cơ sở ngoài công lập bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai, đồng thời phải nộp lại toàn bộ tiền thuê đất được miễn theo giá đất tại thời điểm bị thu hồi đối với thời gian sử dụng không đúng mục đích, và phải nộp lại những khoản cơ sở ngoài công lập được ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 53/2006/NĐ-CP

6. Thủ tục, trình tự giao đất, cho thuê đất, bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng, miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chuyển tài sản gắn với quyền sử dụng đất từ hình thức công lập, bán công sang ngoài công lập thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

7. Cơ sở ngoài công lập được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất, cho thuê đất nhưng miễn thu tiền thuê đất phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Đất đai; Không được tính giá trị quyền sử dụng đất đang sử dụng vào tài sản của mình để thực hiện thế chấp tài sản khi cầm cố, vay vốn.

VI. Xử lý tài sản trên đất khi chuyển các cơ sở công lập, bán công ra ngoài công lập quy định tại Điều 6 Nghị định số 53, được hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Xử lý tài sản trên đất khi các cơ sở công lập, bán công được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển sang loại hình ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) như sau:

a). Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép cơ sở công lập, bán công chuyển đổi hình thức hoạt động sang cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) thì đơn vị phải tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản. Đánh giá lại giá trị tài sản theo quy định của pháp luật tại thời điểm kiểm kê; lập phương án xử lý tài sản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính (đối với tài sản thuộc cơ quan do trung ương quản lý), báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (đối với tài sản thuộc cơ quan do địa phương quản lý).

Phương án xử lý tài sản phải báo cáo đầy đủ số lượng và giá trị tài sản hiện có; nhu cầu sử dụng tài sản; số lượng tài sản bán cho cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiêp); tài sản cho cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) thuê; tài sản chuyển giao hoặc trả lại cho nhà nước.

b). Phương pháp đánh giá lại giá trị tài sản như sau:

- Đối với những tài sản mới mua hoặc mới lắp đặt, xây dựng xong đưa vào sử dụng, giá trị đánh giá lại được căn cứ vào giá mua thực tế trên hoá đơn được cấp có thẩm quyền chấp nhận thanh toán, giá lắp đặt, xây dựng mới theo quyết toán công trình được duyệt, hoặc quyết toán hoàn thành các hạng mục công trình (đối với công trình dở dang).

- Đối với những tài sản đã sử dụng lâu, khi đánh giá phải xác định lại giá trị tài sản theo giá tại thời điểm có quyết định đánh giá; việc xác định giá trị tài sản được căn cứ vào chất lượng còn lại của từng tài sản và đơn giá thực tế mua mới tài sản đó tại thời điểm và địa điểm đánh giá.

Giá trị còn lại của từng tài sản (đồng)

=

Tỷ lệ % chất lượng còn lại của từng loại tài sản

x

Giá mua hoặc giá xây dựng mới của từng tài sản tại thời điểm đánh giá (đồng)

+ Tỷ lệ chất lượng còn lại của từng tài sản được xác định căn cứ vào tài sản, thời gian sử dụng và thời gian đã sử dụng của từng tài sản đó để xác định. Riêng đối với nhà cửa và vật kiến trúc thực hiện theo quy định tại phần II Thông tư Liên Bộ Xây dựng - Tài chính - Vật giá Chính phủ số 13/LB-TT ngày 18-8-1994.

+ Giá mua của tài sản là giá của loại tài sản cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm đánh giá.

Giá xây dựng mới của nhà cửa công trình xây dựng được tính như sau:

Giá xây dựng mới của nhà cửa công trình XD

=

Đơn giá 1m2 xây dựng mới

x

Diện tích xây dựng của nhà cửa, công trình xây dựng

Đơn giá 1m2 xây dựng mới được áp dụng theo bảng giá chuẩn đơn giá xây dựng để duyệt quyết toán cho những công trình tương tự cùng loại tại thời điểm và địa điểm đánh giá theo hướng dẫn của cơ quan quản lý xây dựng.

- Tổng giá trị còn lại của toàn bộ tài sản phải đánh giá là giá trị còn lại của từng tài sản cộng lại.

2. Trường hợp tài sản của nhà nước đầu tư được bán cho cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được thực hiện như sau:

a). Căn cứ vào kết quả đánh giá lại giá trị tài sản do các tổ chức có chức năng định giá tài sản Nhà nước thực hiện, và báo cáo của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) gửi đến, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan đoàn thể Trung ương quyết định bán tài sản của Nhà nước cho các cơ sở ngoài công lập sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính (đối với tài sản thuộc cơ quan do trung ương quản lý). Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bán tài sản của nhà nước cho cơ sở ngoài công lập (đối với tài sản thuộc cơ quan do địa phương quản lý).

b). Thủ tục bán, thanh lý tài sản Nhà nước như sau:

- Thành lập Hội đồng bán, thanh lý tài sản Nhà nước:

Thủ trưởng các Bộ, cơ quan đoàn thể Trung ương, hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập Hội đồng bán, thanh lý tài sản Nhà nước cho cơ sở ngoài công lập. Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp làm chủ tịch Hội đồng cùng với các thành viên:

+ Đại diện bộ phận kế toán, tài vụ của cơ quan.

+ Đại diện bộ phận trực tiếp quản lý tài sản.

+ Chuyên gia có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản được bán.

- Tổ chức việc bán tài sản của Nhà nước cho cơ sở ngoài công lập.

Sau khi hoàn thành việc bán tài sản của nhà nước cho cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp), cơ quan trực tiếp quản lý tài sản và cơ quan chủ quản được ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo đúng số lượng, giá trị hạch toán trên sổ sách kế toán tại thời điểm bán hoặc thanh lý tài sản.

d). Toàn bộ tiền bán tài sản sau khi trừ đi các chi phí cho công tác bán, thanh lý tài sản theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành được xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp tài sản do nhà nước đầu tư, cho cơ sở ngoài công lập thuê lại được tổ chức thực hiện như sau:

- Tất cả tài sản của nhà nước cho cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) thuê lại được quản lý theo chế độ quản lý tài sản của nhà nước. Tài sản do nhà nước quản lý cho cơ sở ngoài công lập thuê được chuyển giao cho tổ chức của nhà nước có chức năng cho thuê tài sản của nhà nước, hoặc cơ quan tài chính cùng cấp (đối với nơi không có tổ chức cho thuê tài sản của nhà nước) để quản lý và cho cơ sở ngoài công lập thuê.

- Cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) thực hiện ký hợp đồng thuê tài sản nhà nước đối với tổ chức của nhà nước có chức năng cho thuê tài sản nhà nước, hoặc cơ quan tài chính cùng cấp (đối với nơi không có tổ chức cho thuê tài sản của nhà nước). Thanh toán trả tiền thuê tài sản hàng năm theo hợp đồng đã ký và thực hiện việc xử lý tiền cho thuê theo quy định của pháp luật.

- Giá cho thuê tài sản được xác định theo giá trị do các tổ chức có chức năng định giá tài sản nhà nước đánh giá lại tại thời điểm chuyển giao, thời gian sử dụng còn lại của từng loại tài sản để xác định giá cho thuê và do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định (đối với tài sản của các cơ sở do địa phương quản lý); do Bộ Tài chính quyết định (đối với tài sản của các đơn vị thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý trên cơ sở đề nghị của Bộ, ngành quản lý tài sản.

Tài sản của nhà nước cho cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) thuê, nếu hết thời gian thuê theo hợp đồng đã ký mà cơ sở ngoài công lập không còn nhu cầu thuê tiếp, hoặc trong thời gian hợp đồng thuê còn hiệu lực mà sử dụng sai mục đích như: chuyển giao, chuyển nhượng cho đơn vị khác thuê lại sử dụng mà chưa được cơ quan ký hợp đồng cho thuê đồng ý, thì cơ quan ký hợp đồng cho thuê thực hiện thu hồi tài sản và không được bồi thường. Trong quá trình sử dụng nếu tài sản bị hư hỏng không sửa chữa được, hoặc đã hết thời hạn không còn sử dụng được thì cơ sở ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) phải có văn bản đề nghị cơ quan quản lý tài sản xử lý bán, hoặc thanh lý theo quy định hiện hành.

4. Thủ tục và trình tự chuyển đổi cơ sở công lập, bán công sang loại hình ngoài công lập (hoặc doanh nghiệp) của từng lĩnh vực theo hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

VII. Về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện Điều 8 Nghị định số 53, được hướng dẫn như sau:

1. Cơ sở ngoài công lập trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em có các hoạt động: dạy học; dạy nghề; y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và kế hoạch hoá gia đình; biểu diễn ca múa, nhạc dân tộc, nghệ thuật dân tộc, chiếu phim; sưu tầm, bảo tồn, phát triển, phổ biến văn hoá dân tộc; triển lãm và hoạt động thể dục thể thao, nghiên cứu triển khai, chăm sóc người già, chăm sóc trẻ em, người tàn tật, được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động.

2. Cơ sở ngoài công lập có các hoạt động khác ngoài các hoạt động nêu tại điểm 1 khoản này thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và các văn bản hướng dẫn.

3. Cơ sở ngoài công lập được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và các văn bản hướng dẫn. Trình tự, thủ tục, phương pháp xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

VIII. Huy động vốn đầu tư quy định tại Điều 9 Nghị định số 53, được hướng dẫn như sau:

1. Huy động vốn

a). Cơ sở ngoài công lập được vay vốn để đầu tư các dự án hoạt động trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo và y tế và hưởng ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo quy định của pháp luật.

b). Cơ sở ngoài công lập được vay vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở vật chất và có trách nhiệm sử dụng, hoàn trả vốn vay theo thoả thuận. Khoản chi trả lãi được hạch toán vào chi phí của cơ sở ngoài công lập.

c). Cơ sở ngoài công lập được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Phần lãi trả cho vốn góp cổ phần được lấy từ lợi nhuận sau thuế của cơ sở ngoài công lập.

d). Lãi suất huy động vốn do cơ sở ngoài công lập thỏa thuận với tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật. Lãi suất huy động vốn phải được ghi trong khế ước hoặc hợp đồng vay vốn.

2. Trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn vay, vốn huy động:

Việc huy động vốn, vay vốn cần được tính toán, cân nhắc kỹ về hiệu quả kinh tế. Vốn vay, vốn huy động phải sử dụng đúng mục đích đã cam kết với tổ chức, cá nhân cho vay vốn. Vốn vay, vốn huy động phải được quản lý chặt chẽ, đầu tư có hiệu quả. Cơ sở ngoài công lập phải trả nợ gốc và lãi theo đúng cam kết khi huy động vốn.

Chủ tịch Hội đồng quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở ngoài công lập không có Hội đồng quản trị) chịu trách nhiệm phê duyệt phương án huy động vốn. Nếu phương án huy động vốn không có hiệu quả dẫn đến tổn thất tài sản, thua lỗ thì Chủ tịch Hội đồng quản trị (hay Hội đồng trường), Thủ trưởng cơ sở ngoài công lập phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ thực tế ở địa phương và theo khả năng ngân sách của địa phương quyết định chế độ về việc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay cho các cơ sở ngoài công lập đã đầu tư xây dựng các dự án thuộc các lĩnh vực nêu tại khoản 1, Mục I Thông tư này. Phương thức hỗ trợ thực hiện theo Thông tư số 51/2001/TT-BTC ngày 28/6/2001 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2001/QĐ-TTg ngày 24/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; mức tính lãi suất để tính hỗ trợ không vượt quá mức lãi suất vay ngân hàng Đầu tư phát triển cùng thời điểm.

IX. Đào tạo cán bộ quy định tại Điều 11 Nghị định số 53, được hướng dẫn như sau:

1. Cơ sở ngoài công lập có kế hoạch và chủ động thực hiện các hình thức đào tạo để nâng cao trình độ cho người lao động, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ theo quy định của ngành nghề hoạt động.

2. Chi phí đào tạo khi cử người lao động đi học tập (do cơ sở ngoài công lập trả lương) trong và ngoài nước được tính vào chi phí hợp lệ của cơ sở ngoài công lập theo quy định.

3. Trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở kế hoạch đào tạo để chuẩn hoá bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cơ bản cho cán bộ thuộc các cơ sở ngoài công lập, Uỷ ban nhân dân các cấp tuỳ theo khả năng ngân sách của địa phương xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo cho đội ngũ cán bộ thuộc các cơ sở ngoài công lập.

- Nội dung hỗ trợ bao gồm:

+ Chi thù lao giảng viên; chi phí cho việc đi lại, ăn ở của giảng viên.

+ Chi tài liệu học tập.

+ Chi tổ chức lớp học như: tiền thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập; biên soạn chương trình, giáo trình giảng dạy; chi ra đề thi, coi thi, chấm thi; tiền điện, nước, văn phòng phẩm, chi phục vụ, trông xe; chi tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế; chi tiền thuốc y tế thông thường cho học viên; chi phí ăn ở cho cán bộ quản lý lớp của cơ sở đào tạo trong trường hợp phải tổ chức lớp ở xa cơ sở ngoài công lập.

Phương thức hỗ trợ:

+ Căn cứ vào dự toán chi đào tạo được thông báo hỗ trợ hàng năm, cơ sở ngoài công lập ứng chi phí đào tạo cho người lao động do cơ sở trả lương khi cử đi học. Căn cứ vào số chi đào tạo cán bộ của cơ sở ngoài công lập thực tế phát sinh theo yêu cầu, hàng quý, năm cơ sở lập báo cáo gửi cơ quan tài chính cùng cấp đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo.

+ Cơ quan tài chính các cấp: Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Phòng Tài chính căn cứ vào đề nghị của các cơ sở ngoài công lập trình cấp có thẩm quyền để cấp hỗ trợ kinh phí đào tạo cho cơ sở ngoài công lập theo chế độ hiện hành của nhà nước.

4. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo cán bộ cho cơ sở ngoài công lập hàng năm do các Bộ chuyên ngành (ở Trung ương) và Sở chuyên ngành (ở địa phương) lập, cơ quan tài chính các cấp bố trí ngân sách và giao dự toán để hỗ trợ chi đào tạo cho các cơ sở ngoài công lập trong năm theo kế hoạch.

Dự toán ngân sách hỗ trợ hàng năm cho cơ sở ngoài công lập được thực hiện công khai và thông báo đến các cơ sở ngoài công lập được hỗ trợ.

X. Nguồn thu của cơ sở ngoài công lập quy định tại Điều 13 Nghị định số 53, được hướng dẫn như sau:

1. Trên cơ sở các khoản thu được quy định tại Nghị định số 53, cơ sở ngoài công lập chủ động quản lý sử dụng nguồn thu, đảm bảo thực hiện chính sách xã hội đối với các đối tượng chính sách theo quy định của Nhà nước.

2. Đối với các khoản thu phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước, khoản thu từ hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ khác, thu từ lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi từ tiền gửi ngân hàng, trái phiếu cơ sở ngoài công lập phải theo dõi chặt chẽ và ghi chép vào sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật.

3. Đối với những khoản thu phí, lệ phí Nhà nước không quy định mức thu, cơ sở ngoài công lập được tự quyết định nhưng phải công khai mức thu.

4. Đối với kinh phí do nhà nước cấp (nếu có), cơ sở ngoài công lập phải theo dõi riêng và quyết toán theo quy định về chế độ báo cáo, quyết toán của của Nhà nước, cụ thể :

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng.

- Kinh phí hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ.

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng người lao động.

- Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất.

- Khoản kinh phí khác.

5. Đối với các khoản thu từ viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng phải được theo dõi và công khai theo điều lệ hoạt động của cơ sở ngoài công lập.

XI. Phân phối kết quả tài chính của cơ sở ngoài công lập quy định tại Điều 14 Nghị định số 53, được hướng dẫn như sau:

1. Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính hàng năm, thu nhập của cơ sở ngoài công lập sau khi đã trang trải các khoản chi phí, chi trả lãi vay, nộp đủ thuế cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật được phân phối để trích lập các quỹ và chia lãi cho các thành viên góp vốn.

2. Nội dung các khoản chi và mức chi do cơ sở ngoài công lập tự quyết định và chịu trách nhiệm, nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước đối với các khoản chi phí hợp lệ để làm căn cứ xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở ngoài công lập. Các nội dung chi phải được theo dõi, phản ảnh đầy đủ trên số sách kế toán của cơ sở ngoài công lập.

3. Việc trích lập các quỹ, mức chi trả thu nhập cho người lao động và chia lãi cho các thành viên góp vốn do Hội đồng Quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở không có Hội đồng quản trị) cơ sở ngoài công lập quyết định phù hợp với Điều lệ tổ chức hoạt động của cơ sở.

XII. Trách nhiệm của cơ sở ngoài công lập quy định tại Điều 15 Nghị định số 53, được hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Các cơ sở ngoài công lập phải đăng ký với cơ quan thuế khi hoạt động. Định kỳ hàng quý và hàng năm lập báo cáo hoạt động nghiệp vụ chuyên môn gửi cơ quan quản lý ngành (cơ quan cấp phép hoạt động). Báo cáo hoạt động tài chính gửi cơ quan quản lý ngành và cơ quan tài chính cùng cấp. (Báo cáo tài chính thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập). Tổ chức công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở ngoài công lập phải tuân thủ theo điều lệ hoạt động, bảo đảm các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, nhân lực, cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật để cung cấp cho xã hội các sản phẩm, dịch vụ đạt yêu cầu, tiêu chuẩn về nội dung và chất lượng.

3. Hàng năm, các cơ sở ngoài công lập phải thực hiện công khai hoạt động của cơ sở và công khai tình hình hoạt động tài chính. Hội đồng Quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở không có Hội đồng quản trị) cơ sở ngoài công lập thực hiện công khai theo điều lệ hoạt động của cơ sở ngoài công lập. Đặc biệt cần công khai các nội dung sau:

- Công khai mức thu phí, lệ phí.

- Công khai mức hỗ trợ và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ cho cơ sở ngoài công lập.

- Công khai các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của cơ sở ngoài công lập.

5. Cơ sở ngoài công lập do tổ chức, cá nhân thành lập phải đăng ký nội dung hoạt động chuyên môn với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương và hoạt động theo quy định của pháp luật. Đăng ký hoạt động với cơ quan thuế để làm căn cứ ưu đãi hoặc tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

XIII. Quản lý nhà nước đối với cơ sở ngoài công lập quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định số 53, được hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực bố trí cán bộ theo dõi, quản lý cơ sở ngoài công lập để giúp Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập.

Định kỳ hàng quý và hàng năm, cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực lập báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của các cơ sở ngoài công lập gửi chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bộ, ngành quản lý theo từng lĩnh vực.

Định kỳ hàng năm các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đánh giá tình hình thực triển khai thực hiện xã hội hoá thuộc phạm vi quản lý, gửi báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ chuyên ngành và các cơ quan có liên quan .0

Các Bộ quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực đã nêu tại điểm a, khoản 1, Mục 1 thông tư này có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp để báo cáo Chính phủ, đồng gửi đến Bộ Tài chính.

Cơ quan quản lý ngành đối với cơ sở ngoài công lập có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của các cơ sở ngoài công lập gửi Tổng cục Thống kê (nếu cơ sở do Trung ương thành lập) và Cục Thống kê địa phương (nếu cơ sở do địa phương thành lập).

2. Cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập phối hợp với cơ quan hữu quan, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xử lý vi phạm đối với cơ sở ngoài công lập trong quá trình hoạt động.

3. Các cơ sở ngoài công lập hoạt động có sai phạm nghiêm trọng phải đình chỉ hoạt động. Cấp nào cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở ngoài công lập thì cấp đó quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở ngoài công lập.

Cơ quan ra quyết định đình chỉ, giải thể các cơ sở ngoài công lập phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

- Quy hoạch sử dụng đất của địa phương, ưu tiên dành quỹ đất cho các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học- công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em.

- Căn cứ hướng dẫn cụ thể của thông tư này và các thông tư hướng dẫn của các Bộ theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập ban hành chế độ quy định ưu đãi cụ thể về giao đất, cho thuê đất, về hỗ trợ lãi suất...phù hợp với quy mô, hình thức hoạt động, loại hình ngoài công lập; phù hợp với yêu cầu phát triển của từng lĩnh vực ở địa phương.

- Căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng ngân sách của địa phương, báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành chính sách ưu đãi thêm đối với cơ sở ngoài công lập; bố trí nguồn kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các cơ sở ngoài công lập vào dự toán ngân sách địa phương hàng năm.

- Những chế độ chính sách do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy định ưu đãi tại Mục IV; Mục V; và

Mục XIII này, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần báo cáo xin ý kiến Hội đồng nhân dân trước khi ban hành.

- Chỉ đạo cơ quan thuế ở địa phương cấp mã số thuế cho cơ sở ngoài công lập, báo cáo tình hình ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở ngoài công lập thực hiện theo Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ theo quy định.

XIV. Tổ chức thực hiện:

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 18/2000/TT-BTC ngày 1/3/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/8/1999 về chế độ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

2. Các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao đã thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 phải đăng ký lại với cơ quan thuế để tiếp tục được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh phản ảnh về Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết./.

Nơi nhận :
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- UBND các tỉnh ,thành phố trực thuộc TW.
- Văn phòng TW Đảng
-Văn phòng Chủ tịch nước,
- Văn phòng Chính phủ
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
- Toà án NDTC ,
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể.
- Sở Tài chính các tỉnh,TP
- Công báo ,Website CP,
- Các Vụ: CST, NSNN, Cục QLCS, Tổng cục thuế
- Lưu VT, Vụ HCSN

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 91/2006/TT-BTC

Hanoi, October 02, 2006

 

CIRCULAR

GUIDING THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 53/2006/ND-CP OF MAY 25, 2006, ON POLICIES TO ENCOURAGE THE DEVELOPMENT OF NON-PUBLIC SERVICE ESTABLISHMENTS

Pursuant to the Government's Decree No. 53/2006/ND-CP of May 25, 2006, on policies to encourage the development of non-public service establishments, the Finance Ministry guides the implementation of these policies as follows:

I. SUBJECTS OF REGULATION SPECIFIED IN ARTICLE 1 OF DECREE NO. 53/2006/ND-CP OF MAY 25, 2006 (HEREAFTER CALLED DECREE NO. 53 FOR SHORT) INCLUDE THE FOLLOWING:

1. Non-public establishments licensed by competent agencies to operate in the domains of education and training; healthcare; culture and information; physical training and sports; science and technology; environment; social affairs; population, family and child protection and care, including:

a/ Non-public establishments set up and operating in accordance with the Government's Decree No. 53, including people-founded and private establishments (or private schools in education and training) in the domains of education and training; healthcare; culture; sports; science and technology; environment (environmental sanitation, water supply and drainage and other environmental activities), social affairs (care for lonely elderly or disabled people, drug detoxification), population, family and childcare.

b/ Non-public establishments set up and operating under the Government's Decree No. 73/1999/ND-CP of August 19, 1999.

2. Organizations and individuals setting up enterprises in the domains of education and training; healthcare; culture; sports; science and technology; environment (environmental sanitation, water supply and drainage and other environmental activities), social affairs (care for lonely elderly or disabled people, drug detoxification) and child protection and care shall not be governed by this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Non-public establishments are establishments set up by social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, individuals, groups of individuals, households or population communities, which invest in the building of their material foundations, self-finance their operations with non-state budget capital and operate in accordance with law.

2. Non-public establishments shall be set up in accordance with law, have the legal person status, conduct independent cost- accounting, have their own seals and bank accounts to be opened at commercial banks or state treasuries.

3. Non-public establishments shall be set up under the State's planning and plans for the development of education and training, healthcare, culture, physical training and sports, science and technology, environment (environmental sanitation, water supply and drainage and other environmental activities), social affairs (care for lonely elderly or disabled people, drug detoxification), population, family, child protection and care.

III. OPERATION PRINCIPLES OF NON-PUBLIC ESTABLISHMENTS DEFINED IN ARTICLE 3 OF DECREE NO. 53 ARE GUIDED IN DETAIL AS FOLLOWS:

1. Non-public establishments operate on the principle of self-financing.

2. The State and society appreciate and treat equally operations as well as products and services of non-public establishments as those of public ones. Non-public establishments may participate in the provision of public services financed or ordered by the State; participate in bidding for performance of contracts or projects funded with domestic or foreign capital sources in conformity with their operation functions and tasks provided for by law.

3. Non-public establishments may enter into joint ventures or partnerships with domestic or foreign organizations under the provisions of law in order to mobilize capital, human resources and technologies and raise the service quality.

4. Assets of non-public establishments include assets of individuals and collectives contributing capital to the establishments upon their foundation and assets created in their operation process; of which assets donated, presented or given as non-refundable aids in the course of operation of non-public establishments must not be divided to individuals and may be used only for the sake of the establishments and community.

5. When non-public establishments cease their operations and must be dissolved, the bankruptcy order and procedures provided for in the Bankruptcy Law shall apply.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Non-public establishments are given priority to rent houses and infrastructures for the supply of service products in the domain of education and training, healthcare, culture, physical training and sports, science and technology, environment (environmental sanitation, water supply and drainage and other environmental activities), social affairs (care for lonely elderly or disabled people, drug detoxification), population, family, child protection and care in accordance with local and state plannings and plans.

a/ Based on the existing housing fund and infrastructures, provincial/municipal People's Committees shall create conditions for, and encourage concerned agencies to invest in, the improvement and upgrading of the housing fund and infrastructures for long-term lease to non-public establishments at preferential rates.

b/ Based on local socio-economic development plannings and plans, provincial/municipal People's Committees shall consider and decide on the building of new houses or infrastructures for long-term lease to non-public establishments at preferential rates.

2. Preferential rent rates applicable to non-public establishments are specified as follows:

The rent rates are exclusive of land rentals, compensations for ground clearance (if any) and interests on loans for construction of houses or infrastructures under approved projects. The rent rates for the lease of houses or infrastructures to non-public establishments are decided by provincial/municipal People's Committees in conformity with local conditions. Specifically:

a/ For existing houses and infrastructures, the rent rates are determined on the basis of revaluation of assets in accordance with current regulations on asset management.

b/ For newly built houses and infrastructures, the rent rates are determined as equal to the construction costs (inclusive of taxes payable by construction units), exclusive of land rentals, compensations for ground clearance and interests on loans for construction.

Provincial/municipal People's Committees shall base themselves on local specific situation and budget capacity to promulgate regulations on partial or full loan-interest support for repair or construction to agencies, units or organizations leasing houses or infrastructures to non-public establishments.

Provincial/municipal People's Committees shall decide on bases for providing loan-interest support for agencies, units or organizations dealing in houses or infrastructures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Provincial/municipal People's Committees shall create favorable conditions on administrative procedures, grant of construction permits and relevant procedures for non-public establishments to make investment in construction or repair of their material foundations in accordance with plannings.

5. For non-public establishments which build houses or material foundations liable to the payment of construction charges, provincial/municipal People's Committees shall decide on the exemption or reduction of construction charges for those establishments for application in localities.

6. When non-public establishments build houses or material foundations under projects or in new urban centers where infrastructures have been built and have to pay infrastructure construction costs, provincial/municipal People's Committees shall base themselves on local budget capacity to promulgate regulations on partial support of infrastructure construction costs for those establishments.

The dossiers and procedures for consideration of support of infrastructure construction costs for non-public establishments comply with the guidance of provincial/municipal People's Committees.

V. LAND ASSIGNMENT AND LAND LEASE PROVIDED FOR IN ARTICLE 5 OF DECREE NO. 53 ARE GUIDED AS FOLLOWS:

1. Non-public establishments operating in the domains of education and training, healthcare, culture, physical training and sports or provision of public services shall be assigned land by the State without the collection of land use levy.

2. Non-business establishments operating in the domains of science and technology; environment (environmental sanitation, water supply and drainage and other environmental activities), social affairs (care for lonely elderly or disabled people, drug detoxification), population, family and child protection and care in service of public welfare and other public facilities may opt for the form of land assignment with exemption of the land use levy or land rent with exemption of land rentals for the duration of land assignment or lease by the State.

3. Non-public establishments mentioned at Points 1 and 2 of this Section V shall pay compensations and provide land support according to the provisions of law on compensations and resettlement support (if any), which shall be accounted into the investment capital of projects.

Provincial/municipal People's Committees shall, based on the size and importance of investment projects and local budget capacity, promulgate regulations on partial support of these expenses for non-public establishments or partial or full interest-rate support for non-public establishments which borrow or mobilize capital for performance of the tasks mentioned in this Section.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Non-public establishments operating in the domains of education and training, healthcare, culture, physical training and sports, science and technology; environment (environmental sanitation, water supply and drainage and other environmental activities), social affairs (care for lonely elderly or disabled people, drug detoxification), population, family, child protection and care shall use land for proper purposes; failing to do so, they shall have the land recovered under the provisions of the land law and, at the same time, pay all the exempted land rentals according to the land prices applicable at the time of recovery for the duration of using land for improper purposes, and shall also repay the preferences they have enjoyed under the provisions of Decree No. 53/2006/ND-CP.

6. The procedures for, and order of, land assignment, land lease and compensation in support of ground clearance, exemption of land use levy or land rentals, transformation of assets associated with land use rights from public or semi-public into non-public ones comply with the provisions of the land law and guiding documents.

7. Non-public establishments which are assigned land by the State without the collection of land use levy or with the exemption of land use levy or which are leased land with the exemption of land rentals shall exercise their rights and perform their obligations in accordance with the provisions of the Land Law; and may not calculate the existing land use right value into their assets upon the pledge of those assets to borrow capital.

VI. THE HANDLING OF ASSETS ON LAND UPON THE TRANSFORMATION OF PUBLIC OR SEMI-PUBLIC ESTABLISHMENTS INTO NON-PUBLIC ONES SPECIFIED IN ARTICLE 6 OF DECREE NO. 53 IS GUIDED AS FOLLOWS:

1. Assets on land of public or semi-public establishments which are transformed into non-public ones (or enterprises) under decisions of competent state agencies shall be handled as follows:

a/ When competent agencies issue decisions permitting public or semi-public establishments to be transformed into non-public ones (or enterprises), those establishments shall inventory all of their assets; revaluate those assets in accordance with law at the time of inventory; elaborate and report asset-handling plans to immediate superior managing agencies for sum-up reports to the Finance Ministry (for centrally managed assets) or to provincial/municipal People's Committees (for locally managed assets).

Asset-handling plans must fully indicate the quantity and value of existing assets; demand for use of assets; quantity of assets sold to non-public establishments (or enterprises); assets leased to non-public establishments (or enterprises); assets transferred or returned to the State.

b/ Methods for revaluation of assets are as follows:

- Assets which have newly been purchased, installed or built and put to use shall be revaluated on the basis of their actual purchase prices stated in invoices and accepted for payment or the installation and construction prices under the approved final settlements or settlements upon completion of work items (for incomplete works).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The remaining value of each asset (VND) = The remaining quality percentage of each type of asset x The purchase price or new construction cost of each asset at the time of revaluation (VND)

+ The remaining quality percentage of each asset shall be determined on the basis of assets, their use durations and the durations for which they have been used. Particularly for houses and architectures, such determination shall comply with the regulations in Part II of Joint Circular No. 13/LB-TT of August 18, 1994, of the Ministry of Construction, the Ministry of Finance and the Government Pricing Committee.

+ The purchase price of an asset is the price of assets of the same type on the market at the time of revaluation.

The new construction cost of houses or construction works is calculated as follows:

The new construction cost of a house or construction work = The unit price of one square meter of new construction x The construction area of the house or construction work.

The unit price of one square meter of new construction is applied according to the standard construction unit price table used for the approval of final settlements of similar works of the same type at the time and venue of revaluation under the guidance of construction management agencies.

- The total remaining value of all assets subject to valuation is the remaining value of each asset added together.

2. Assets invested by the State and sold to non-public establishments (or enterprises) under decisions of competent agencies are handled as follows:

a/ Based on the results of asset revaluation conducted by organizations functioning to revaluate state assets and reports of superior managing agencies (if any), heads of ministries, central agencies or mass organizations shall decide to sell state assets to non-public establishments after obtaining written opinions of the Finance Ministry (for centrally managed assets). Presidents of provincial/municipal People's Committees shall decide to sell state assets to non-public establishments (for locally managed assets).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Setting up councils for sale and liquidation of state assets:

Heads of ministries, central agencies or mass organizations or presidents of provincial/municipal People's Committees shall decide on the establishment of councils for sale and liquidation of state assets to non-public establishments. Heads of immediate superior agencies shall act as presidents of such councils whose members are:

+ Representatives of accounting and financial sections of the agencies.

+ Representatives of sections directly managing assets.

+ Experts knowledgeable about characteristics and technical properties of assets on sale.

- Organizing the sale of state assets to non-public establishments

After completing the sale of state assets to non-public establishments (or enterprises), agencies directly managing assets and agencies managing the establishments may record the reduction of assets and their value according to their quantity and value stated upon settlement in accounting books at the time of their sale or liquidation.

d/ All proceeds from the sale of assets, after paying expenses for asset sale or liquidation according to current financial spending regime, are handled in accordance with law.

3. Assets invested by the State and subleased to non-public establishments are handled as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Non-public establishments (or enterprises) shall sign contracts on the lease of state assets with state organizations functioning to lease state assets or finance agencies of the same level (where organizations functioning to lease state assets do not exist). The annual asset rentals are paid under signed contracts and handled according to law.

- The lease prices of assets are determined according to their value re-determined by organizations functioning to valuate state assets at the time of transfer, the remaining use duration of assets of each type for determination of the lease prices and decided by provincial/municipal People's Committees (for locally managed assets); or by the Finance Ministry (for assets managed by units under ministries or central branches) at the proposal of asset-managing ministries or branches.

For state assets leased to a non-public establishment (or enterprise), if, upon the expiration of the lease term under the signed contract, the non-public establishment no longer has demand for lease, or if, during the valid term of the contract, the establishment uses those assets for improper purposes, i.e., transferring or sub-leasing them to other units without consent of the agency having signed the contract, the agency having signed the lease contract shall recover assets without paying any compensation. In the course of use, if the assets are irreparably damaged or become unusable upon the expiration of their use duration, the non-public establishment (or enterprise) shall send a written request to asset-managing agencies for sale or liquidation of those assets under current regulations.

4. The procedures for, and order of, transformation of public or semi-public establishments into non-public ones (or enterprises) in each domain shall comply with the guidance of branch- or domain-managing ministries.

VII. THE APPLICATION OF ENTERPRISE INCOME TAX PROVIDED FOR IN ARTICLE 8 OF DECREE NO. 53 IS GUIDED AS FOLLOWS:

1. Non-public establishments operating in the domains of education, healthcare, culture, sports, science and technology; environment (environmental sanitation, water supply and drainage and other environmental activities), social affairs (care for lonely elderly or disabled people, drug detoxification), population, family, child protection and care, which conduct the activities of teaching; vocational education; preventive medicine, medical examination and treatment, functional rehabilitation, and family planning; traditional art performance and film projection; collection, conservation, development and popularization of traditional culture; exhibition and physical training and sport activities; research and development; care for elderly people, children and disabled people, shall enjoy the enterprise income tax rate of 10% throughout their operations.

2. Non-public establishments which conduct activities other than those mentioned at Point 1 of this Clause shall pay enterprise income tax according to the provisions of the Enterprise Income Tax Law currently in force and guiding documents.

3. Non-public establishments are entitled to enterprise income tax exemption or reduction according to the provisions of the Enterprise Income Tax Law currently in force and guiding documents. The order, procedures and methods of determining exempted or reduced enterprise income tax amount shall comply with the current provisions of tax law.

VIII. THE MOBILIZATION OF INVESTMENT CAPITAL SPECIFIED IN ARTICLE 9 OF DECREE NO. 53 IS GUIDED AS FOLLOWS:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Non-public establishments may borrow capital to invest in projects in the domains of education and training or healthcare and enjoy the state's preferential development investment credit in accordance with the provisions of law.

b/ Non-public establishments may borrow capital from economic organizations or individuals for investment in development of their material foundations and shall use and repay the loan capital under agreements. Expenses for payment of loan interests shall be accounted as non-public establishments' expenditures.

c/ Non-public establishments may mobilize capital in form of equities or capital contributions of their employees, and mobilize other lawful capital sources through cooperation or partnership with domestic and foreign enterprises, economic organizations, financial institutions or individuals for investment in construction of their material foundations. The interests on contributed equities shall be paid with their after-tax profits.

d/ The interest rate applicable to capital mobilization shall be agreed upon by non-public establishments and lending organizations in accordance with law. The capital mobilization interest rates must be stated in loan agreements or contracts.

2. Responsibilities for use and repayment of borrowed and mobilized capital

In capital mobilization and borrowing, economic efficiency should be taken into account. The borrowed and mobilized capital must be used for proper purposes already committed with lending organizations or individuals. The borrowed or mobilized capital must be strictly managed and efficiently invested. Non-public establishments shall pay both principals and interests according to their commitments made upon capital mobilization.

Chairmen of the managing boards (or school councils) or heads (of non-public establishments without managing boards) shall approve capital mobilization plans. If capital mobilization plans are infeasible, leading to the loss of assets or other losses, chairmen of the managing boards (or school councils) or heads of non-public establishments shall take responsibility therefor under the provisions of law.

3. Provincial/municipal People's Committees shall, based on the local actual conditions and budget capacity, decide on the partial or full loan-interest support for non-public establishments which have invested in construction of works in the domains mentioned in Clause 1, Section I of this Circular. The modes of support shall comply with the Finance Ministry's Circular No. 51/2001/TT-BTC of June 28, 2001, guiding the implementation of the Prime Minister's Decision No. 58/2001/QD-TTg of April 24, 2001, on post-investment interest rate support; the interest rate used for calculation of supports shall not exceed the investment and development bank's lending interest rate applicable at the same point of time.

IX. PERSONNEL TRAINING SPECIFIED IN ARTICLE 11 OF DECREE NO. 53 IS GUIDED AS FOLLOWS:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Expenses for domestic or overseas training of laborers (whose wages are paid by non-public establishments) shall be counted into reasonable expenses of non-public establishments according to regulations.

3. In case of necessity, based on training plans for standardization of the training and retraining of basic knowledge for personnel of non-public establishments, People's Committees at all levels shall, depending on local budget capacity, consider to provide funding supports for personnel training of such establishments.

- Supports shall cover:

+ Payment of remunerations to lecturers; expenses for traveling, meals and accommodations of lecturers.

+ Expenses for study materials.

+ Expenses for organization of training courses: rentals of meeting halls, classrooms, study equipment; compilation of teaching programs and courses; expenses for making exam questions, organizing and marking exams; expenses for electricity, water, stationery, services, motorbike and car keeping; expenses for organizing surveys and practices for trainees; expenses for common medicaments for trainees; expenses for meals and accommodations for class administrators of training establishments when courses are organized far from non-public establishments.

- Modes of support:

+ Based on the annual estimated support levels notified to them, non-public establishments shall advance training expenses to their salaried laborers when sending them to training. Based on their actual personnel training expenses, non-public establishments shall make quarterly and annual reports to be sent to finance agencies of the same level, requesting the latter to provide training expense supports.

+ Finance agencies at all levels, including the Finance Ministry, provincial/municipal Finance Services and finance sections, shall, based on the requests of non-public establishments, propose competent authorities to grant funding supports for those establishments in accordance with the state's current regime.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The annual budget support estimates for non-public establishments shall be publicized and notified to eligible establishments.

X. REVENUE SOURCES OF NON-PUBLIC ESTABLISHMENTS SPECIFIED IN ARTICLE 13 OF DECREE NO. 53 IS GUIDED AS FOLLOWS:

1. Based on the revenues specified in Decree No. 53, non-public establishments shall take the initiative in managing the use of their revenue sources, ensuring the implementation of social polices for policy beneficiaries in accordance with the state regulations.

2. With regard to charge and fee revenues prescribed by the State, revenues from the provision of goods and other services, profits from joint-venture and cooperation activities; interests on bank deposits or bonds, non-public establishments shall strictly oversee and record them in accounting books in accordance with law.

3. For charges and fees for which the State does not set collection rates, non-public establishments may themselves decide on those rates, which, however, must be published.

4. With regard to funds granted by the State (if any), non-public establishments shall separately oversee and account them in accordance with the state regulations on reporting and final settlement, including:

- Funds for the performance of tasks ordered by the State;

- Funds in support of the execution of scientific and technological research projects;

- Funds for the implementation of national target programs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Financial aids and interest rate supports.

- Other funds.

5. Revenues from donations, financial aids, presents and gifts must be monitored and publicized according to operation regulations of non-public establishments.

XI. THE DISTRIBUTION OF FINANCIAL RESULTS OF NON-PUBLIC ESTABLISHMENTS, PROVIDED FOR IN ARTICLE 14 OF DECREE NO. 53, IS GUIDED AS FOLLOWS:

1. Based on their annual financial results, after paying all expenses, loan interests and taxes to the state budget under legal provisions, non-public establishments shall distribute their incomes for setting up of funds and division of profits to capital contributors.

2. Non-public establishments shall decide on contents and levels of expenses by themselves in compliance with the state regulations on reasonable expenses so as to have a basis for determination of their enterprise income tax. Breakdowns of expenses must be monitored and reflected fully in accounting books of non-public establishments.

3. The appropriations for setting up of funds, the levels of income paid to laborers and profits divided to capital contributors shall be decided by the Managing Boards (or school councils) or the heads (of establishments without managing boards) for decision in accordance with organization and operation charters of the establishments.

XII. RESPONSIBILITY OF NON-PUBLIC ESTABLISHMENTS, SPECIFIED IN ARTICLE 15 OF DECREE NO. 53, IS GUIDED AS FOLLOWS:

1. When operating, non-public establishments shall register with tax offices. Quarterly and annually, they shall make professional operation reports to be sent to branch-managing agencies (licensing agencies); financial operation reports to be sent to branch-managing agencies and finance agencies of the same level (financial reports shall comply with current reporting regime applicable to non-public units); and organize accounting and statistical work in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Annually, non-public establishments shall publicize their operations and financial situation. The managing boards (or school councils) or heads (for establishments without managing boards) of non-public establishments shall conduct the publicization according to operation charters of the establishments. Particularly, the following must be publicized:

- Charge and fee rates.

- Support levels and state budget money amounts provided as supports for non-public establishments.

- Their remittances to the state budget.

5. Non-public establishments set up by organizations or individuals shall register their professional operations with competent state management agencies in localities and operate in accordance with the provisions of law; and register operations with tax offices in order to have bases for entitlement to preferences or calculation of enterprise income tax.

XIII. THE STATE MANAGEMENT OF NON-PUBLIC ESTABLISHMENTS, DEFINED IN ARTICLES 16 AND 17 OF DECREE NO. 53, IS GUIDED AS FOLLOWS:

1. Ministries, branches and provincial/municipal People's Committees shall assign tasks to specialized state management agencies on the domain basis so that the latter arrange personnel to monitor and manage non-public establishments, thereby assisting ministers and presidents of provincial/municipal People's Committees in performing the state management of non-public establishments.

Quarterly and annually, state management agencies in charge of specific domains shall make reports summing up operations of non-public establishments and send them to provincial/municipal People's Committee presidents and ministries or branches managing those domains.

Annually, ministries, branches and provincial/municipal People's Committees shall assess and report in writing the situation of socialization in the domains under their respective management to the Finance Ministry, specialized ministries and concerned agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Branch-managing agencies of non-public establishments shall send sum-up reports on operation situation of non-public establishments to the General Statistics Office (for establishments set up by central agencies) or to local Statistics Departments (for establishments set up by local agencies).

2. Finance agencies and state agencies managing non-public establishments shall coordinate with concerned agencies in enhancing the examination and inspection of quality of products and services and handling violations of non-public establishments in their operation.

3. Non-public establishments which commit serious violations in operation shall be suspended from operation. The authority which licenses operation of a non-public establishment shall issue decision to suspend operation of that establishment.

Agencies which issue decisions to suspend or dissolve non-public establishments shall be held responsible before law for their decisions.

4. Provincial/municipal People's Committees shall have the responsibility:

- To adopt local land use plannings, give priority to the reservation of land funds for non-public establishments operating in the domains of education and training, healthcare, culture, physical training and sports, science and technology, environment, social affairs, population, family, child protection and care.

- Based on the specific guidance in this Circular and guiding circulars of ministries under the provisions of Article 20 of the Government's Decree No. 53/2006/ND-CP of May 25, 2006, on policy to encourage the development of non-public service establishments, to promulgate specific preferential regime on land assignment, land lease and interest rate supports suitable with the size and forms of operation as well as types of non-public establishment; and compatible with development requirements of each domain in localities.

- Based on the actual local conditions and budget capacity, to report to provincial-level Peoples Councils for promulgation of additional preferential policies for non-public establishments; arrange funding sources for implementation of supportive policies for non-public establishments and to incorporate their funds in the annual local budget estimates.

- With regard to regimes and policies to be promulgated by provincial/municipal People's Committees which provide preferences mentioned in Sections IV, V and XIII of this Circular, provincial/municipal People's Committees shall report them to the People's Councils before promulgation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



XIV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Finance Ministry's Circular No. 18/2000/TT-BTC of March 1, 2000, guiding a number of articles of the Government's Decree No. 73/1999/ND-CP of August 19, 1999, on the financial incentives applicable to non-public establishments in the domains of education, healthcare, culture and sports.

2. Non-public establishments operating in the domains of education, healthcare, culture and sports which were set up under the Government's Decree No. 73/1999/ND-CP of August 19, 1999, shall reregister with tax offices in order to further enjoy preferences under the provisions of the Government's Decree No. 53/2006/ND-CP of May 25, 2006.

3. Ministries, branches and provincial-level People's Committees are requested to report all problems arising in the course of implementation to the Finance Ministry for prompt settlement.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 91/2006/TT-BTC ngày 02/10/2006 hướng dẫn Nghị định 53/2006/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.297

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.32.115
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!