BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 42/2020/TT-BCT
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 11 năm 2020
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VIỆC KHAI BÁO, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG
THƯƠNG
Căn cứ Luật Bảo vệ
môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP
ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 73/2017/NĐ-CP
ngày 14 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng
thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn
và Môi trường công nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định
việc khai báo, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc khai báo, quản lý và sử
dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi tắt
là doanh nghiệp) thuộc các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Công Thương có quy mô, công suất quy định tại Phụ lục I
ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu môi trường.
3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
4. Các doanh nghiệp không thuộc khoản 1 Điều này được
khuyến khích thực hiện khai báo, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường
ngành Công Thương.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương
(sau đây gọi tắt là cơ sở dữ liệu môi trường) là tập hợp các dữ liệu về môi trường
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương do Bộ Công Thương xây dựng,
quản lý và được vận hành trên trang thông tin điện tử
http://moitruongcongthuong.vn.
2. Khai báo cơ sở dữ liệu môi trường là quá
trình cung cấp, cập nhật và số hóa dữ liệu môi trường vào hệ thống cơ sở dữ liệu
môi trường ngành Công Thương. Các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông
tư này được cấp quyền truy cập cơ sở dữ liệu môi trường để thực hiện khai
báo, quản lý và sử dụng.
3. Quản lý cơ sở dữ liệu môi trường là hoạt
động nhằm đảm bảo sự vận hành an toàn và ổn định của cơ sở dữ liệu môi trường
trên trang thông tin điện tử và các hoạt động khác giúp các tổ chức, cá nhân thực
hiện quy định của Thông tư này.
4. Sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường là việc
khai thác các dữ liệu môi trường trong cơ sở dữ liệu môi trường của các tổ chức,
cá nhân nhằm phục vụ công tác quản lý, báo cáo về bảo vệ môi trường.
Chương II
KHAI BÁO, QUẢN LÝ VÀ SỬ
DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG
Điều 4. Đăng ký tài khoản truy
cập cơ sở dữ liệu môi trường
1. Đề nghị cấp tài khoản truy cập
a) Doanh nghiệp tại khoản 1 và khoản
4 Điều 2 đề nghị cấp tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu môi trường như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp là thành viên của Tập
đoàn, Tổng công ty ngành Công Thương (sau đây gọi tắt là Tập đoàn, Tổng công
ty): Doanh nghiệp đề nghị Tập đoàn, Tổng công ty tổng hợp danh sách cấp tài khoản
truy cập.
- Trường hợp doanh nghiệp không phải thành viên của
Tập đoàn, Tổng công ty: Doanh nghiệp đề nghị Sở Công Thương các tỉnh/thành phố
trực thuộc Trung Ương (sau đây gọi tắt là Sở Công Thương) nơi đăng ký trụ sở
chính tổng hợp danh sách cấp tài khoản truy cập.
b) Tập đoàn, Tổng công ty rà soát, hướng dẫn và tổng
hợp danh sách các doanh nghiệp thành viên gửi về Cục Kỹ thuật an toàn và Môi
trường công nghiệp để đề nghị cấp tài khoản truy cập cho các đối tượng này.
c) Sở Công Thương rà soát, hướng dẫn và tổng hợp
danh sách các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý (trừ các doanh nghiệp thuộc điểm
b khoản 1 Điều này) gửi về Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp để đề
nghị cấp tài khoản truy cập cho các đối tượng này.
d) Mẫu đề nghị cấp tài khoản truy cập tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cấp tài khoản truy cập
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tiến
hành lập tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu môi trường cho các đối tượng theo văn
bản đề nghị của Sở Công Thương, Tập đoàn, Tổng công ty; Thông báo cho Sở Công
Thương, Tập đoàn, Tổng công ty danh sách tài khoản truy cập đã tạo lập.
3. Các Sở Công Thương, Tập đoàn, Tổng công ty,
doanh nghiệp thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều này nếu có các thay đổi
sau: Thay đổi số lượng tài khoản doanh nghiệp quản lý; Chấm dứt tài khoản truy
cập do doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giảm quy mô, công suất đến mức không
thuộc Phụ lục I; Đăng ký bổ sung tài khoản do
phát sinh thêm số lượng doanh nghiệp truy cập cơ sở dữ liệu môi trường.
4. Các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản
3 Điều 2 Thông tư này có nhu cầu sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường gửi đề
nghị đến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp để xem xét cấp tài khoản
truy cập.
Điều 5. Khai báo cơ sở dữ liệu
môi trường
1. Sau khi được cấp tài khoản truy cập hệ thống,
doanh nghiệp tiến hành đăng nhập vào trang thông tin điện tử
http://moitruongcongthuong.vn, định kỳ hàng năm khai báo thông tin dữ liệu môi
trường quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo
Thông tư này.
2. Việc khai báo cơ sở dữ liệu môi trường hàng năm
được hoàn thành trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.
Điều 6. Quản lý cơ sở dữ liệu
môi trường
1. Nội dung quản lý cơ sở dữ liệu môi trường bao gồm:
a) Duy trì đường truyền internet, lưu trữ dữ liệu trên
máy chủ, đảm bảo an toàn bảo mật thông tin, hoạt động ổn định hệ thống cơ sở dữ
liệu môi trường trên trang thông tin điện tử;
b) Cấp tài khoản truy cập và phân quyền sử dụng cho
các tổ chức, cá nhân;
c) Xây dựng, nâng cấp hệ thống, duy trì, vận hành, chia
sẻ các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu môi trường;
d) Đôn đốc, chỉ đạo việc khai báo cơ sở dữ liệu môi
trường của các doanh nghiệp;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá những dữ liệu môi
trường do doanh nghiệp khai báo;
e) Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý cơ sở
dữ liệu môi trường;
g) Các hoạt động quản lý khác có liên quan.
2. Kinh phí xây dựng, duy trì và phát triển cơ sở dữ
liệu môi trường:
Kinh phí xây dựng, nâng cấp hệ thống, duy trì, vận
hành, chia sẻ các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu môi trường được bảo đảm bằng ngân
sách nhà nước và huy động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Điều 7. Sử dụng cơ sở dữ liệu
môi trường
Việc phân quyền sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường thực
hiện như sau:
1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
được sử dụng toàn bộ các dữ liệu, thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu môi
trường;
2. Sở Công Thương được sử dụng các dữ liệu, thông
tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường do các doanh nghiệp trên địa bàn quản
lý khai báo;
3. Tập đoàn, Tổng công ty được sử dụng các dữ liệu,
thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường do các doanh nghiệp thành
viên khai báo;
4. Doanh nghiệp được sử dụng các dữ liệu, thông tin
cơ sở dữ liệu môi trường do chính mình khai báo;
5. Các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản
3 Điều 2 Thông tư này được sử dụng dữ liệu môi trường trong phạm vi do Cục
Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp quyết định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của doanh
nghiệp
1. Đăng ký với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu để cấp
mới, bổ sung, thay đổi và chấm dứt tài khoản khai báo cơ sở dữ liệu môi trường.
2. Định kỳ thực hiện khai báo cơ sở dữ liệu đầy đủ
nội dung, đúng thời gian quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính
chính xác, trung thực đối với các dữ liệu do mình khai báo.
3. Bảo mật thông tin tài khoản đã được cấp, không để
các đối tượng không có thẩm quyền truy cập trái phép vào cơ sở dữ liệu môi trường.
4. Việc hoàn thành trách nhiệm của doanh nghiệp quy
định tại Thông tư này là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét thi đua khen
thưởng và xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan
quản lý cơ sở dữ liệu môi trường
Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu môi trường bao gồm: Cục
Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số;
Sở Công Thương, Tập đoàn, Tổng công ty.
1. Trách nhiệm của Sở Công Thương, Tập đoàn, Tổng
công ty
a) Tổng hợp danh sách đề nghị cấp tài khoản truy cập
của các doanh nghiệp gửi về Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp để được
cấp tài khoản truy cập.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc đăng
ký tài khoản, khai báo dữ liệu môi trường của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản
lý.
c) Bảo mật thông tin tài khoản, dữ liệu khai báo
môi trường của Sở Công Thương, Tập đoàn, Tổng công ty và doanh nghiệp thuộc phạm
vi quản lý
2. Trách nhiệm của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường
công nghiệp
a) Tạo lập tài khoản truy cập và phân quyền sử dụng
cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc
khai báo, quản lý và sử dụng của các Sở Công Thương, Tập đoàn, Tổng công ty,
doanh nghiệp;
c) Cung cấp thông tin, dữ liệu môi trường trong hệ
thống cơ sở dữ liệu môi trường theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền;
d) Thực hiện các nội dung quản lý cơ sở dữ liệu môi
trường quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
3. Trách nhiệm của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế
số
Phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường
công nghiệp duy trì đường truyền internet, lưu trữ dữ liệu trên máy chủ, đảm bảo
an toàn bảo mật thông tin, hoạt động ổn định hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường
trên trang thông tin điện tử.
Điều 10. Trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân khác
Các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm sử dụng
thông tin, dữ liệu môi trường trong phạm vi được phân quyền, bảo vệ thông tin,
tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu môi trường được cấp.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 4 năm 2021 và thay thế Thông tư số 22/2013/TT-BCT
ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định việc khai báo, quản lý và
sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương.
2. Bãi bỏ khoản
1 Điều 14 Thông tư số 42/2019/TT-BCT ngày 18
tháng 12 năm 2019 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ
báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên
tịch ban hành.
3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc,
đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương để sửa đổi, bổ
sung Thông tư cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;
- Viện KSND tối cao, Toà án nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật);
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin Bộ Công Thương;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng; các Thứ trưởng, các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ;
- Lưu: VT, ATMT.
|
BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
|
PHỤ LỤC I
DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG PHẢI KHAI BÁO CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI TRƯỜNG
NGÀNH CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ Công
Thương)
TT
|
Ngành, lĩnh vực
|
Quy mô, công suất
theo thiết kế/đăng ký đầu tư
|
1
|
Nhiệt điện
|
Tất cả
|
2
|
Thủy điện
|
Từ 20 MW trở lên
|
3
|
Khai thác dầu khí
|
Tất cả
|
4
|
Lọc, hóa dầu
|
Tất cả
|
5
|
Sản xuất hóa chất, chất tẩy rửa
|
Từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
6
|
Sản xuất phân hóa học
|
Từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
7
|
Sản xuất pin, ắc quy
|
Từ 300.000 KWh/năm trở lên hoặc 600 tấn sản phẩm/năm
trở lên
|
8
|
Sản xuất bột giấy
|
Từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
9
|
Sản xuất giấy có sử dụng giấy phế liệu
|
Từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
10
|
Sản xuất bia, nước giải khát
|
Từ 30.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên
|
11
|
Sản xuất cồn, rượu
|
Từ 2.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên
|
12
|
Dệt có nhuộm
|
Từ 100.000.000 m2 vải/năm trở lên
|
13
|
Thuộc da
|
Từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
14
|
Sản xuất sản phẩm từ cao su
|
Từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
15
|
Sản xuất gang, thép, luyện kim
|
Từ 300.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
|
16
|
Khai thác khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu
xây dựng)
|
Thuộc thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản của
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
PHỤ LỤC II
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP TÀI KHOẢN TRUY CẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU
MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ Công
Thương)
Mẫu 01: Văn bản đề
nghị cấp tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu môi trường áp dụng đối với doanh nghiệp
(1)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:....
V/v Đề nghị cấp
tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương
|
(Địa danh), ngày
....tháng....năm ….
|
Kính gửi: Sở
Công Thương (hoặc Tập đoàn, Tổng công ty)
Thực hiện Thông tư số /2020/TT-BCT ngày
tháng năm 2020 của Bộ Công Thương quy định
khai báo, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành công thương, (1) đã
rà soát và xác định (1) thuộc danh mục đối tượng phải (hoặc đối tượng khuyến
khích) khai báo cơ sở dữ liệu môi trường ngành công thương (Thông tin kèm theo
công văn này).
Căn cứ Điều 4 Thông tư số
/2020/TT-BCT, (1) đề nghị Sở Công Thương (hoặc Tập
đoàn, Tổng công ty) tổng hợp danh sách gửi Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường
công nghiệp cấp tài khoản truy cập./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ....
|
(2)
(Ký, ghi họ tên,
chức danh, đóng dấu)
|
THÔNG TIN DOANH
NGHIỆP
TT
|
Tên doanh nghiệp
|
Địa chỉ trụ sở
chính
|
Ngành, lĩnh vực
thuộc Phụ lục I
|
Quy mô, công suất
thuộc Phụ lục I
|
Số điện thoại
liên hệ
|
Email sử dụng
đăng ký tài khoản truy cập
|
Ghi chú
(Phải khai báo
hoặc khuyến khích)
|
…
|
Công ty ...
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhà máy ... (trường hợp Công ty có nhiều nhà máy trên
các địa bàn khác nhau và không thể khai báo chung một tài khoản)
|
|
|
|
|
|
|
Nhà máy ... (trường hợp Công ty có nhiều nhà máy
trên các địa bàn khác nhau và không thể khai báo chung một tài khoản)
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1) tên doanh nghiệp; (2) người
đại diện pháp luật của (1).
Mẫu 02: Văn bản đề
nghị cấp tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu môi trường áp dụng đối với Tập đoàn,
Tổng công ty, Sở Công Thương
(1)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:....
V/v đề nghị cấp
tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương
|
(Địa danh), ngày
....tháng....năm ….
|
Kính gửi: Cục
Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
Thực hiện Thông tư số
/2020/TT-BCT ngày tháng năm
2020 của Bộ Công Thương quy định khai báo, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi
trường ngành công thương, (1) đã rà soát và tổng hợp danh sách các doanh nghiệp
thuộc phạm vi quản lý (Danh sách kèm theo công văn này).
Căn cứ Điều 4 Thông tư số
/2020/TT-BCT, (1) đề nghị Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường
công nghiệp cấp tài khoản truy cập cho các doanh nghiệp nêu trên./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ....
|
(2)
(Ký, ghi họ tên,
chức danh, đóng dấu)
|
DANH SÁCH
CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC
PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA (1)
TT
|
Tên doanh nghiệp
|
Địa chỉ trụ sở
chính
|
Ngành, lĩnh vực
thuộc Phụ lục I
|
Quy mô, công suất
thuộc Phụ lục l
|
Số điện thoại
liên hệ
|
Email sử dụng
đăng ký tài khoản truy cập
|
Ghi chú (Phải
khai báo hoặc khuyến khích)
|
|
Sở Công Thương tỉnh /thành phố...
|
|
|
|
|
|
|
…
|
Công ty ...
|
|
|
|
|
|
|
…
|
Công ty..
|
|
|
|
|
|
|
…
|
Công ty..
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1) tên Tập đoàn, Tổng công ty,
Sở Công Thương; (2) người đại diện pháp luật của (1).
PHỤ LỤC III
DANH MỤC DỮ LIỆU, THÔNG TIN KHAI BÁO CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔI
TRƯỜNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ Công
Thương)
1. Thông tin chung doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp;
- Nhóm ngành nghề doanh nghiệp;
- Ngành nghề sản xuất;
- Địa chỉ;
- Người đại diện theo pháp luật; Email; Điện thoại;
- Người khai báo; Email; Điện thoại;
- Dữ liệu về thông tin sản xuất
+ Sản lượng sản phẩm chính;
+ Mô tả sản lượng;
+ Quy trình công nghệ sản xuất.
2. Dữ liệu về tình hình sử dụng
Khối lượng nguyên, nhiên liệu, hóa chất và năng lượng
sử dụng.
3. Dữ liệu giấy phép về môi trường
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi
trường; Giấy chứng nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và các giấy
phép khác theo quy định hiện hành.
4. Dữ liệu về quản lý nước thải
- Hệ thống xử lý nước thải: Nguồn phát sinh nước thải;
Năm bắt đầu hoạt động; Công suất thiết kế; Công suất xử lý hiện tại; Nguồn tiếp
nhận nước thải; Công nghệ xử lý nước thải.
- Lưu lượng nước thải: Lưu lượng nước thải sản xuất;
Lưu lượng nước thải sinh hoạt; Lưu lượng nước được xử lý; Lưu lượng nước tuần
hoàn, tái sử dụng; Lưu lượng nước làm mát.
- Chất lượng nước thải: Địa điểm lấy mẫu (kèm tọa độ);
Thời gian lấy mẫu; Hệ số Kf, Kq; Quy chuẩn áp dụng; Nồng độ thông số ô nhiễm
trong nước thải trước (nếu có) và sau xử lý.
5. Dữ liệu về quản lý khí thải
- Hệ thống xử lý khí thải: Nguồn phát sinh
khí thải; Công nghệ xử lý khí thải.
- Lưu lượng khí thải.
- Chất lượng khí thải: Địa điểm lấy mẫu (kèm tọa độ);
Thời gian lấy mẫu; Hệ số Kv, Kp; Quy chuẩn áp dụng; Nồng độ thông số ô nhiễm
trong khí thải trước (nếu có) và sau xử lý.
6. Dữ liệu về quản lý chất thải rắn
- Chất thải rắn thông thường: Tình trạng phân loại;
Loại chất thải; Hình thức thu gom, xử lý; số lượng chất thải rắn thông thường.
- Chất thải nguy hại: Tên chất thải nguy hại; Mã chất
thải nguy hại; số lượng chất thải nguy hại; Hình thức xử lý; Tình trạng phân loại
chất thải nguy hại; Tình trạng kho lưu trữ; Hình ảnh kho chất thải nguy hại.