BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
35/2017/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 12 năm 2017
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC,
XÓA MÙ CHỮ
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP
ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP
ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước,
Căn cứ Nghị định số 20/2014/NĐ-CP
ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông
tin;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông
tư Quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thông tin quản lý phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về quản lý, vận hành và sử
dụng hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh); các huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện); các xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi chung là xã); các tổ chức và cá nhân liên quan.
Điều 2. Hệ thống thông tin quản
lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1. Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa
mù chữ là hệ thống công nghệ thông tin chuyên ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo
quản lý, cung cấp, đảm bảo các chức năng cơ bản giúp các tỉnh tổng hợp dữ liệu
phổ cập giáo dục, xóa mù chữ về Bộ Giáo dục và Đào tạo phục vụ công tác kiểm
tra, công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Hệ thống thông tin
quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được thiết lập, vận hành và hoạt động trên
Internet tại địa chỉ pcgd.moet.gov.vn.
2. Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa
mù chữ bao gồm hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý và cơ sở dữ liệu
phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
3. Cơ sở dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ gồm dữ
liệu điều tra về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của các đối tượng được điều tra
nhằm cung cấp thông tin số liệu báo cáo, kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
theo quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP
ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và quy định
tại Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22
tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện bảo
đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục,
xóa mù chữ.
4. Kết quả và số liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
cung cấp trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là một
trong những cơ sở để kiểm tra hồ sơ đề nghị công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ; phục vụ xây dựng các chính sách phát triển giáo dục và
kinh tế - xã hội.
Điều 3. Chức năng của Hệ thống
thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ bao gồm các chức năng cơ bản, thống nhất, sử dụng để thu thập và báo cáo số
liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (Phụ lục kèm theo).
Điều 4. Tài khoản sử dụng Hệ thống
thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1. Tài khoản sử dụng Hệ thống thông tin quản lý phổ
cập giáo dục, xóa mù chữ của cấp tỉnh do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.
2. Tài khoản sử dụng của cấp tỉnh có quyền quản lý,
cấp phát và thu hồi tài khoản sử dụng của cấp huyện.
3. Tài khoản sử dụng của cấp huyện có quyền quản
lý, cấp phát và thu hồi tài khoản sử dụng của cấp xã.
4. Tổ chức cá nhân được giao quản lý tài khoản sử dụng
chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản và sử dụng theo đúng mục đích, chức năng được
cấp phát trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Điều 5. Vận hành Hệ thống thông
tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1. Việc vận hành Hệ thống thông tin quản lý phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ, cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ kỹ thuật và
hướng dẫn sử dụng cho tỉnh (qua thư điện tử pcgd@moet.gov.vn và hướng dẫn trực
tuyến qua mạng Internet) do Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thực hiện.
2. Việc tổ chức sử dụng Hệ thống thông tin quản lý
phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trong phạm vi tỉnh, hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ kỹ
thuật cho các cấp huyện cấp xã (nếu có) do tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện.
3. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện sự cố kỹ
thuật liên quan đến Hệ thống phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, các tỉnh tổng hợp,
báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo để có biện pháp xử lý kịp thời.
4. Các tỉnh huyện, xã đang triển khai phần mềm khác
để thu thập, quản lý dữ liệu về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ có trách nhiệm
liên hệ, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Công nghệ thông tin) để
được hướng dẫn, hỗ trợ kết nối, trao đổi dữ liệu với Hệ thống thông tin quản lý
phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo yêu cầu.
Điều 6. Thu thập và tổng hợp dữ
liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1. Dữ liệu cần thu thập về phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ gồm tập hợp thông tin chi tiết về đối tượng điều tra phổ cập giáo dục, xóa
mù chữ theo Phiếu điều tra thông tin được cung cấp trên Hệ thống thông tin quản
lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
2. Tỉnh chủ trì tổ chức thu thập và tổng hợp dữ liệu
phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn. Hệ thống thông tin quản lý phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ hỗ trợ các chức năng giúp tỉnh thu thập dữ liệu và nộp báo
cáo, cụ thể như sau:
a) Cho phép cấp xã nhập dữ liệu thu thập được từ
các Phiếu điều tra thông tin lên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục,
xóa mù chữ và báo cáo dữ liệu đầy đủ của xã lên huyện qua Hệ thống thông tin quản
lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
b) Cho phép cấp huyện tổng hợp, kiểm tra dữ liệu do
cấp xã đã nhập trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và
báo cáo dữ liệu đầy đủ của huyện lên tỉnh qua Hệ thống thông tin quản lý phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ;
c) Cho phép cấp tỉnh tổng hợp, kiểm tra dữ liệu do
cấp huyện báo cáo trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
và hoàn thiện dữ liệu đầy đủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh;
d) Quy trình và cách thức nhập dữ liệu của cấp xã,
sử dụng hệ thống của cấp huyện và cấp tỉnh thực hiện theo hướng dẫn trong Tài
liệu hướng dẫn sử dụng cung cấp trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục,
xóa mù chữ.
Điều 7. Báo cáo dữ liệu phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ
1. Sau khi tổng hợp đầy đủ dữ liệu về phổ cập giáo
dục, xóa mù chữ của tỉnh, cấp tỉnh thực hiện báo cáo dữ liệu về Bộ Giáo dục và
Đào tạo theo chức năng báo cáo được cung cấp trên Hệ thống thông tin quản lý phổ
cập giáo dục, xóa mù chữ.
2. Trước ngày 10 tháng 10 hàng năm, tỉnh hoàn thành
báo cáo số liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ về Bộ Giáo dục và Đào tạo qua Hệ
thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Điều 8. Quản lý, cung cấp, sử dụng
dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
Việc quản lý, cung cấp, sử dụng dữ liệu phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số
72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp,
sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; quy định tại khoản
2 Điều 8 Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ
tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và các quy định
liên quan khác.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chỉ đạo, tổ chức sử dụng Hệ thống thông tin quản
lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ để thực hiện báo cáo đầy đủ, chính xác và đúng
thời hạn dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của dữ liệu trên
Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đã báo cáo về Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
3. Quản lý, sử dụng dữ liệu, thông tin về phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của
Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy
trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13
tháng 02 năm 2018.
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ
trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo
dục Thường xuyên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ
thông tin, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở
giáo dục và đào tạo, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng (để b/c);
- Ban Tuyên giáo Trung ương (để b/c);
- Văn phòng Quốc hội (để b/c);
- Ủy ban VHGD TNTNND của QH (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục (để b/c);
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Như điều 11 (để t/h);
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục CNTT (10b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Phúc
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỨC NĂNG ĐƯỢC CUNG CẤP TRÊN HỆ THỐNG THÔNG
TIN QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Danh mục các chức năng cung cấp cho cấp tỉnh
a) Chức năng quản lý, cấp phát tài khoản sử dụng Hệ
thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho cấp huyện.
b) Chức năng cập nhật các danh mục: quận/huyện,
danh sách trường học trực thuộc.
c) Chức năng quản lý, kiểm tra và phê duyệt dữ liệu
do cấp huyện báo cáo lên từ hệ thống.
d) Chức năng lập các báo cáo liên quan đến phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ của cấp tỉnh bao gồm:
- Sổ theo dõi phổ cập giáo dục;
- Sổ theo dõi xóa mù chữ;
- Thống kê đối tượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
theo độ tuổi;
- Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và
nhân viên;
- Thống kê tiêu chuẩn phòng học, cơ sở vật chất;
- Thống kê kết quả phổ cập giáo dục;
- Thống kê kết quả xóa mù chữ;
- Thống kê chưa đi học trong độ tuổi;
- Thống kê bỏ học trong độ tuổi;
- Thống kê đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục;
- Thống kê đơn vị đạt chuẩn xóa mù chữ;
- Thống kê người khuyết tật;
- Phân tích số liệu học sinh đang học ngoài phường,
xã;
- Phân tích số liệu học sinh ngoài phường, xã đang
học tại trường;
- Thống kê hiện trạng xóa mù chữ;
- Thống kê kết quả học xóa mù chữ;
- Thống kê số hộ dân;
- Báo cáo tài chính;
- Thống kê danh sách học sinh chuyển đi, chuyển đến,
đã mất;
- Danh sách trường mầm non, trung học cơ sở, trung
học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Các báo cáo cá biệt khác.
đ) Chức năng tra cứu thông tin cơ bản về đối tượng điều
tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
e) Chức năng trợ giúp sử dụng gồm: Tài liệu hướng dẫn
sử dụng, video hướng dẫn sử dụng.
g) Chức năng báo cáo dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa
mù chữ về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Danh mục các chức năng cung cấp cho cấp huyện
a) Chức năng quản lý, cấp phát tài khoản sử dụng Hệ
thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho cấp xã.
b) Chức năng cập nhật các danh mục: phường/xã, danh
sách trường học trực thuộc.
c) Chức năng quản lý, kiểm tra và phê duyệt dữ liệu
do cấp xã báo cáo lên từ hệ thống.
d) Chức năng lập các báo cáo liên quan đến phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ cấp huyện, bao gồm:
- Sổ theo dõi phổ cập giáo dục;
- Sổ theo dõi xóa mù chữ;
- Thống kê đối tượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
theo độ tuổi;
- Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và
nhân viên;
- Thống kê tiêu chuẩn phòng học, cơ sở vật chất;
- Thống kê kết quả phổ cập giáo dục;
- Thống kê kết quả xóa mù chữ;
- Thống kê chưa đi học trong độ tuổi;
- Thống kê bỏ học trong độ tuổi;
- Thống kê đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục;
- Thống kê đơn vị đạt chuẩn xóa mù chữ;
- Thống kê người khuyết tật;
- Phân tích số liệu học sinh đang học ngoài phường,
xã;
- Phân tích số liệu học sinh ngoài phường, xã đang
học tại trường;
- Thống kê hiện trạng xóa mù chữ;
- Thống kê kết quả học xóa mù chữ;
- Thống kê số hộ dân;
- Báo cáo tài chính;
- Thống kê danh sách học sinh chuyển đi, chuyển đến,
đã mất;
- Danh sách trường mầm non, trung học cơ sở, trung
học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Các báo cáo cá biệt khác.
đ) Chức năng tra cứu thông tin cơ bản về đối tượng điều
tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
e) Chức năng trợ giúp sử dụng gồm: Tài liệu hướng dẫn
sử dụng, video hướng dẫn sử dụng.
g) Chức năng báo cáo dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa
mù chữ về tỉnh.
3. Danh sách các chức năng cung cấp cho cấp xã
a) Chức năng cập nhật các danh mục thôn/xóm.
b) Chức năng nhập dữ liệu từ phiếu điều tra vào hệ
thống.
c) Chức năng lập các báo cáo liên quan đến phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ của xã, bao gồm:
- Sổ theo dõi phổ cập giáo dục;
- Sổ theo dõi xóa mù chữ;
- Thống kê đối tượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
theo độ tuổi;
- Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và
nhân viên;
- Thống kê tiêu chuẩn phòng học, cơ sở vật chất;
- Thống kê kết quả phổ cập giáo dục;
- Thống kê kết quả xóa mù chữ;
- Thống kê chưa đi học trong độ tuổi;
- Thống kê bỏ học trong độ tuổi;
- Thống kê đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục;
- Thống kê đơn vị đạt chuẩn xóa mù chữ;
- Thống kê người khuyết tật;
- Phân tích số liệu học sinh đang học ngoài phường,
xã;
- Phân tích số liệu học sinh ngoài phường, xã đang
học tại trường;
- Thống kê hiện trạng xóa mù chữ;
- Thống kê kết quả học xóa mù chữ;
- Thống kê số hộ dân;
- Báo cáo tài chính;
- Thống kê danh sách học sinh chuyển đi, chuyển đến,
đã mất;
- Thống kê trình độ văn hóa;
- Danh sách trường mầm non, trung học cơ sở, trung
học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Các báo cáo cá biệt khác.
- Chức năng tra cứu thông tin cơ bản về đối tượng điều
tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
đ) Chức năng công cụ hỗ trợ cần thiết.
e) Chức năng trợ giúp sử dụng: Tài liệu hướng dẫn sử
dụng, video hướng dẫn sử dụng.
g) Chức năng báo cáo dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa
mù chữ về huyện./.