Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 10/2019/TT-BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối

Số hiệu: 10/2019/TT-BTTTT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày ban hành: 04/10/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2019/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2019

THÔNG TƯ

BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ CHO THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VÀ PHỤ TRỢ TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG”

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động.

 Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động (QCVN 86:2019/BTTTT).

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

2. Thông tư số 02/2015/TT-BTTTT ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với các thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động GSM và DCS” hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng

QCVN 86:2019/BTTTT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ CHO THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VÀ PHỤ TRỢ TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

National technical regulation

on electromagnetic compatibility for mobile terminals and ancillary equipment of digital cellular telecommunication systems

Mục lục

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Tài liệu viện dẫn

1.4. Giải thích từ ngữ

1.5. Ký hiệu

1.6. Chữ viết tắt

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Phát xạ

2.1.1. Hệ thống GSM và DCS

2.1.2. Hệ thống CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

2.2. Miễn nhiễm

2.2.1. Hệ thống GSM và DCS

2.2.2. Hệ thống CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

2.3. Điều kiện đo kiểm

2.3.1. Quy định chung

2.3.2. Bố trí tín hiệu đo kiểm

2.3.3. Băng tần loại trừ

2.3.4. Đáp ứng băng hẹp của máy thu và phần thu của máy thu phát song công

2.3.5. Điều chế đo kiểm thông thường

2.4. Đánh giá chỉ tiêu

2.4.1. Quy định chung

2.4.2. Thiết bị có thể cung cấp kết nối thông tin liên tục

2.4.3. Thiết bị không thể cung cấp kết nối thông tin liên tục

2.4.4. Thiết bị phụ trợ

2.4.5. Phân loại thiết bị

2.5. Tiêu chí chất lượng

2.5.1. Tiêu chí chất lượng hệ thống GSM và DCS

2.5.2. Tiêu chí chất lượng hệ thống CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phụ lục A (Quy định) Đánh giá chỉ tiêu cuộc gọi thoại, điểm ngắt thoại cho hệ thống CDMA trải phổ trực tiếp

Phụ lục B (Quy định) Đánh giá chỉ tiêu cuộc gọi dữ liệu, tỷ lệ lỗi cho hệ thống CDMA trải phổ trực tiếp  

Phụ lục C (Tham khảo) Các loại thiết bị đầu cuối di động và phụ trợ

Thư mục tài liệu tham khảo  

Lời nói đầu

QCVN 86:2019/BTTTT thay thế QCVN 86:2015/BTTTT.

QCVN 86:2019/BTTTT có các quy định kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn ETSI EN 301 489-52 V1.1.0 (2016-11) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI).

QCVN 86:2019/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ thẩm định và trình duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số 10/2019/TT-BTTTT ngày 04 tháng 10 năm 2019.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ CHO THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VÀ PHỤ TRỢ TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

National technical regulation

on electromagnetic compatibility for mobile terminals and ancillary equipment of digital cellular telecommunication systems

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1.  Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về tương thích điện từ (EMC) cho thiết bị đầu cuối (UE) trong hệ thống thông tin di động theo các công nghệ sau:

-  GSM, DCS (IMT-2000, theo công nghệ GSM/EDGE) (xem Phụ lục C);

-  UTRA, WCDMA (IMT-2000 trải phổ trực tiếp, W-CDMA FDD);

-  E-UTRA, LTE (IMT-2000 và IMT Advanced) (xem Phụ lục C).

và các thiết bị phụ trợ liên quan.

Các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến cổng ăng ten và phát xạ từ cổng vỏ của thiết bị vô tuyến không thuộc phạm vi quy chuẩn này sẽ được quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm tương ứng để sử dụng hiệu quả phổ tần số vô tuyến.

Quy chuẩn này chỉ áp dụng đối với các thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất công cộng thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

1.2.  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3.  Tài liệu viện dẫn

QCVN 18:2014/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện”.

ETSI TS 134 108 (V6.4.0) (10-2006): Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); Common test environments for User Equipment (UE); Conformance testing (3GPP TS 34.108 version 6.4.0 Release 6).

ETSI TS 125 101 (V7.5.0) (10-2006): Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); User Equipment (UE) radio transmission and reception (FDD) (3GPP TS 25.101 version 7.5.0 Release 7).

ETSI TS 134 109 (V6.2.0) (09-2006): Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); Terminal logical test interface; Special conformance testing functions (3GPP TS 34.109 version 6.2.0 Release 6)

ETSI EN 300 296-1 (V1.4.1) (2013): Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Land Mobile Service; Radio equipment using integral antennas intended primarily for analogue speech; Part 1: Technical characteristics and methods of measurement.

Recommendation ITU-T P.64 (1999): Telephone transmission quality, Telephone installations, Local line networks, Objective electro-acoustical measurements. Determination of sensitivity/frequency characteristics of local telephone systems.

Recommendation ITU-T P.76 (1988): Telephone transmission quality, Measurements related to speech loudness, Determination of loudness ratings; Fundamental principles, Annex A.

ETSI TS 125 102 (V7.4.0) (10-2006): Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); User Equipment (UE) radio transmission and reception (TDD) (3GPP TS 25.102 version 7.4.0 Release 7).

ETSI TS 136 101 (V8.4.0) (01-2009): LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); User Equipment (UE) radio transmission and reception (3GPP TS 36.101 version 8.4.0 Release 8).

ETSI TS 136 508 (V8.1.0) (04-2009): LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) and Evolved Packet Core (EPC); Common test environments for User Equipment (UE) conformance testing (3GPP TS 36.508 version 8.1.0 Release 8).

ETSI TS 136 509 (V8.0.1) (01-2009): LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Special conformance testing function for User Equipment (UE) (3GPP TS 36.509 version 8.0.1 Release 8).

ETSI I-ETS 300 034-1 (Edition 1) (10-1993): European digital cellular telecommunications system (Phase 1); Radio subsystem link control (GSM 05.08).

ETSI I-ETS 300 034-2 (Edition 1) (09-1993): European digital cellular telecommunications system (Phase 1); Radio subsystem link control; Part 2: DCS extension (GSM 05.08-DCS).

ETSI ETS 300 578 (Edition 13) (03-1999): Digital cellular telecommunications system (Phase 2) (GSM); Radio subsystem link control (GSM 05.08 V4.22.0).

ETSI TS 100 911 (V8.23.0) (11-2005): Digital cellular telecommunications system (Phase 2+); Radio subsystem link control (3GPP TS 05.08 version 8.23.0 Release 1999).

1.4.  Giải thích từ ngữ

1.4.1.  Truyền tải (bearer)

Đường phát thông tin của các đặc tính được quy định cho việc truyền dữ liệu người dùng hoặc dữ liệu đo đã xác định trước.

1.4.2.  Bắt vào một tế bào (camped on a cell)

UE đang ở trạng thái rỗi và đã hoàn thành quá trình lựa chọn/lựa chọn lại và chọn một tế bào (cell).

CHÚ THÍCH 1: UE giám sát thông tin hệ thống và (trong hầu hết các trường hợp) thông tin tìm gọi.

CHÚ THÍCH 2: Các dịch vụ có thể bị hạn chế, và PLMN có thể không nhận biết việc tồn tại của UE trong tế bào lựa chọn.

1.4.3.  Băng thông kênh (channel bandwidth)

Băng thông RF hỗ trợ sóng mang RF E-UTRA đơn với băng thông phát được cấu hình trên đường lên hoặc đường xuống của một tế bào (cell).

CHÚ THÍCH: Đơn vị đo băng thông kênh là MHz và được coi như một chuẩn cho các yêu cầu RF máy phát và máy thu.

1.4.4.  Phụ trợ ứng dụng dữ liệu (data application ancillary)

Thiết bị phụ trợ cung cấp dữ liệu gửi và/hoặc nhận truy nhập vào các dịch vụ UMTS thông qua UE.

1.4.5.  Dữ liệu người dùng cuối (end-user data)

Các mẫu dữ liệu quy định trong việc đo truyền tải dữ liệu đối với nhà sản xuất, đại diện cho ứng dụng người dùng đặc trưng của EUT (ví dụ: ảnh, video, tập văn bản, thông báo) theo các đặc tính của nó.

1.4.6.  Chế độ rỗi (Idle mode)

Đối với thiết bị UTRA/E-UTRA: trạng thái UE khi thiết bị này bật nguồn nhưng với kết nối RRC không được thiết lập.

Đối với GSM: chế độ hoạt động của máy phát hoặc máy thu, trong đó, EUT sẵn sàng cung cấp dịch vụ và đáp ứng yêu cầu thiết lập một cuộc gọi.

1.4.7.  Công suất trung bình lớn nhất (maximum average power)

Công suất ra máy phát trung bình thu được trong một khoảng thời gian quy định bất kỳ, bao gồm khoảng thời gian không phát, khi các khe thời gian phát thiết lập tại công suất lớn nhất.

1.4.8.  Thông lượng lớn nhất (maximum throughput)

Thông lượng tối đa có thể đạt được đối với một kênh đo chuẩn.

1.4.9.  Băng thông cần thiết (necessary bandwidth)

Độ rộng của băng tần số đủ để đảm bảo sự truyền dẫn thông tin ở tốc độ và chất lượng yêu cầu trong điều kiện xác định.

1.4.10.  Chất lượng tín hiệu thu (RXQUAL)

Chỉ tiêu xác định mức chất lượng tín hiệu thu được, được tạo ra bởi thiết bị xách tay hoặc thiết bị di động tạo ra và sử dụng như một tiêu chí trong điều khiển công suất RF và quá trình chuyển giao.

CHÚ THÍCH: Các đặc tính và yêu cầu được chỉ rõ trong:

-  Mục 8.2 ETSI ETS 300 034-1 cho thiết bị GSM 900 Pha 1;

-  Mục 8.2 ETSI ETS 300 034-2 cho thiết bị DCS 1800 Pha 1; hoặc

-  Mục 8.2 ETSI ETS 300 578 cho thiết bị GSM 900 Pha 2 hoặc DCS 1800 Pha 2;

-  Mục 8.2 ETSI TS 100 911 cho thiết bị GSM 900 Pha 2+ hoặc DCS 1800 Pha 2+.

1.4.11.  Chế độ phát (traffic mode)

Trạng thái UE khi thiết bị này bật nguồn và kết nối RRC được thiết lập.

1.4.12.  Thông lượng (throughput)

Số bít có tải nhận được thành công trên giây đối với một kênh đo chuẩn trong một điều kiện chuẩn xác định.

1.4.13.  Thiết bị đầu cuối/thiết bị người dùng (UE) (user equipment (UE))

Trạm di động có khả năng truy nhập một tập các dịch vụ di động thông qua một hoặc nhiều giao diện vô tuyến.

CHÚ THÍCH: Thiết bị có thể cố định hoặc di chuyển trong vùng có dịch vụ di động trong khi truy nhập các dịch vụ di động, và có thể phục vụ đồng thời một hoặc nhiều người dùng.

1.5.  Ký hiệu

BWChannel                       Băng thông kênh

                                   mét

1.6.  Chữ viết tắt

AC

Alternating Current

Dòng xoay chiều

ARFCN

Absolute Radio Frequency CHannel Number

Số kênh tần số vô tuyến tuyệt đối

BCCH

Broadcast Control Channel

Kênh điều khiển quảng bá

BER

Bit Error Ratio

Tỷ lệ lỗi bít

BLER

BLock Error Ratio

Tỷ lệ lỗi khối

BPF

Band Pass Filter

Bộ lọc thông dải

BTS

Base Transceiver Station

Trạm thu phát gốc

CCCH

Common Control Channel

Kênh điều khiển chung

CDMA

Code Division Multiple Access

Đa truy nhập phân chia theo mã

CW

Continuous Wave (unmodulated carrier wave)

Sóng liên tục (sóng mang không điều chế)

DC

Direct Current

Dòng một chiều

DCS

Digital Cellular telecommunications System

Hệ thống viễn thông vô tuyến tế bào số

DL

Down Link (From BTS to UE)

Đường xuống (từ BTS đến UE)

DTX

Discontinuous Transmission

Phát gián đoạn

EARFCN

E-UTRA Absolute Radio Frequency Channel Number

Số kênh tần số vô tuyến tuyệt đối E-UTRA

EMC

Electromagnetic Compatibility

Tương thích điện từ

EPC

Evolved Packet Core

Lõi gói phát triển

ESD

ElectroStatic Discharge

Phóng tĩnh điện

EUT

Equipment Under Test (UE or UE with ancillaries)

Thiết bị cần đo kiểm (UE hoặc UE có phụ trợ)

E-UTRA

Evolved Universal Terrestrial Radio Access

Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu tiến hóa

FDD

Frequency Division Duplex

Song công phân chia theo tần số

FRC

Fixed Reference Channel

Kênh chuẩn cố định

GSM

Global System for Mobile Communications

Hệ thống thông tin di động toàn cầu

PCCPCH

Primary Common Control Physical Channel

Kênh vật lý điều khiển chung sơ cấp

RF

Radio Frequency

Tần số vô tuyến

rms

root mean square

Giá trị hiệu dụng

RRC

Radio Resource Control

Điều khiển tài nguyên vô tuyến

SPL

Sound Pressure Level

Mức áp suất âm thanh

TCH

Traffic channel

Kênh truyền tải

TDD

Time Division Duplex

Song công phân chia theo thời gian

UARFCN

UTRA Absolute Radio Frequency Channel Number

Số kênh tần số vô tuyến tuyệt đối UTRA

UE

User Equipment

Thiết bị đầu cuối/thiết bị người dùng

UL

Up Link (From UE to BTS)

Đường lên (từ UE đến BTS)

UMTS

Universal Mobile Telecommunication System

Hệ thống viễn thông di động toàn cầu

UTRA

Universal Terrestrial Radio Access

Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1.  Phát xạ

2.1.1.  Hệ thống GSM và DCS

Các phép đo kiểm phát xạ EMC trên các cổng thiết bị thông tin vô tuyến và/hoặc phụ trợ liên quan được quy định tại Bảng 1 trong QCVN 18:2014/BTTTT (xem Bảng 1) và các quy định trong Bảng 2 của quy chuẩn này.

Bảng 1. Các phép đo kiểm phát xạ EMC đối với thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống GSM và DCS theo Bảng 1, QCVN 18:2014/BTTTT

Hiện tượng

Áp dụng

Yêu cầu kiểm tra

Mục tham chiếu trong QCVN 18:2014/BTTTT

Thiết bị thông tin vô tuyến và phụ trợ sử dụng cho phương tiện vận tải (ví dụ: thiết bị di động)

Thiết bị thông tin vô tuyến và phụ trợ sử dụng cho xách tay (thiết xách tay)

Phát xạ bức xạ

Vỏ của thiết bị phụ trợ

Áp dụng cho phép đo kiểm độc lập

Áp dụng cho phép đo kiểm độc lập

2.1.3

Phát xạ dẫn

Cổng vào/ra nguồn DC

Áp dụng

Không áp dụng

2.1.4

Phát xạ dẫn

Cổng vào/ra nguồn AC

Không áp dụng

Không áp dụng

2.1.5

Phát xạ dòng hài

Cổng đầu vào nguồn AC

Không áp dụng

Không áp dụng

2.1.6

Dao động biên độ và biến động dạng sóng điện áp

Cổng đầu vào nguồn AC

Không áp dụng

Không áp dụng

2.1.7

Phát xạ dẫn

Cổng viễn thông

Không áp dụng

Không áp dụng

2.1.8

Bảng 2. Các điều kiện đo cho các phép đo phát xạ EMC dùng cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống GSM và DCS

Mục tham chiếu trong

QCVN 18:2014/BTTTT

Các điều kiện đo bổ sung hoặc sửa đổi cho mục 2.1 trong QCVN 18:2014/BTTTT

2.1.3 “Phát xạ từ cổng vỏ thiết bị phụ trợ độc lập”

Theo thông báo của nhà sản xuất, thiết bị phụ trợ có thể được đo cùng với thiết bị vô tuyến trong cùng bài đo. Trong trường hợp này, các phát xạ bức xạ từ máy phát/máy thu sẽ được bỏ qua, nhưng phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.

2.1.2.  Hệ thống CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

Các ứng dụng đo kiểm phát xạ EMC trên các cổng thiết bị thông tin vô tuyến và/hoặc phụ trợ liên quan theo Bảng 1 trong QCVN 18:2014/BTTTT (xem Bảng 1).

2.2.  Miễn nhiễm

2.2.1.  Hệ thống GSM và DCS

Các ứng dụng đo kiểm miễn nhiễm EMC trên các cổng thiết bị thông tin vô tuyến và/hoặc phụ trợ liên quan theo Bảng 2 trong QCVN 18:2014/BTTTT (xem Bảng 3) và các quy định trong Bảng 4 của quy chuẩn này.

Bảng 3. Các phép đo miễn nhiễm đối với thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống GSM và DSC theo Bảng 2, QCVN 18:2014/BTTTT

Hiện tượng

Áp dụng

Yêu cầu kiểm tra

Mục tham chiếu trong QCVN 18:2014/BTTTT

Thiết bị thông tin vô tuyến và phụ trợ sử dụng cho phương tiện vận tải (ví dụ: thiết bị di động)

Thiết bị thông tin vô tuyến và phụ trợ sử dụng cho xách tay (thiết xách tay)

Trường điện từ RF (80 MHz tới 1000 MHz và 1400 MHz tới 2700MHz)

Cổng vỏ

Áp dụng

Áp dụng

2.2.3

Phóng tĩnh điện

Cổng vỏ

Không áp dụng

Áp dụng

2.2.4

Đột biến nhanh, chế độ chung

Tín hiệu, các cổng viễn thông, cổng điều khiển, cổng nguồn DC và AC

Không áp dụng

Không áp dụng

2.2.5

Tần số vô tuyến, chế độ chung từ 0,15 MHz tới 80 MHz

Tín hiệu, các cổng viễn thông, cổng điều khiển, cổng nguồn DC và AC

Áp dụng

Không áp dụng

2.2.6

Đột biến và quá áp

Cổng đầu vào nguồn DC

Áp dụng

Không áp dụng

2.2.7

Sụt áp và gián đoạn điện áp

Cổng đầu vào nguồn AC

Không áp dụng

Không áp dụng

2.2.8

Quá áp dây -dây, dây - đất

Cổng đầu vào nguồn điện AC, cổng thông tin

Không áp dụng

Không áp dụng

2.2.9

Bảng 4. Các điều kiện đo cho các phép đo miễn nhiễm dùng cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống GSM và DCS

Mục tham chiếu trong QCVN 18:2014/BTTTT

Các điều kiện đo bổ sung hoặc sửa đổi cho mục 2.2, QCVN 18:2014/BTTTT

2.2.3 “Miễn nhiễm trong trường điện từ tần số vô tuyến”, phần “Phương pháp thử”

Khi áp dụng phương pháp sử dụng bộ tách sóng giữ mức cực đại, tại mỗi bước khởi tạo bài đo thì tín hiệu thử phải là tín hiệu chưa điều chế. Sau đó việc điều chế thử mới được áp dụng.

Bài đo này sẽ được lặp lại với thiết bị ở chế độ chờ của quá trình vận hành và băng tần loại trừ sẽ không được sử dụng trong bài đo.

2.2.6 “Miễn nhiễm đối với tần số vô tuyến, chế độ chung”, phần “Phương pháp thử”

Khi áp dụng phương pháp sử dụng bộ tách sóng giữ mức cực đại tại mỗi bước khởi tạo bài đo thì tín hiệu thử phải là tín hiệu chưa điều chế. Sau đó việc điều chế thử mới được áp dụng.

Đối với phương pháp thử, việc tăng tần số theo các bước 50 kHz của tần số tức thì trong dải tần 150 kHz tới 5 MHz. Khi áp dụng phương pháp sử dụng bộ tách sóng giữ mức cực đại, tại mỗi bước tần số thử được khởi tạo thì một tín hiệu thử miễn nhiễm chưa điều chế sẽ được áp dụng. Sau đó việc điều chế tín hiệu thử RF miễn nhiễm (1 kHz) được áp dụng như trong QCVN 18:2014/BTTTT.

2.2.7. “Miễn nhiễm đối với đột biến, quá áp trong môi trường phương tiện vận tải”, phần “Tiêu chí chất lượng”

Trong các quá trình đo kiểm với xung 3a và 3B, phải áp dụng tiêu chí chất lượng (xem 2.5.1.3).

2.2.2.  Hệ thống CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

Các ứng dụng đo kiểm miễn nhiễm EMC trên các cổng thiết bị thông tin vô tuyến và/hoặc phụ trợ liên quan theo Bảng 2 trong QCVN 18:2014/BTTTT (xem Bảng 3) và các quy định trong Bảng 5 của quy chuẩn này.

Bảng 5. Các điều kiện đo cho các phép đo miễn nhiễm dùng cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

Mục tham chiếu trong QCVN 18:2014/BTTTT

Các điều kiện đo bổ sung hoặc sửa đổi cho mục 2.2 trong QCVN 18:2014/BTTTT

2.2.3 “Miễn nhiễm trong trường điện từ tần số vô tuyến”, phần “Phương pháp thử”

Khi áp dụng phương pháp sử dụng bộ tách sóng giữ mức cực đại, tại mỗi bước khởi tạo bài đo thì tín hiệu thử phải là tín hiệu chưa điều chế. Sau đó việc điều chế thử mới được áp dụng.

2.2.6 “Miễn nhiễm đối với tần số vô tuyến, chế độ chung”, phần “Phương pháp thử”

Không áp dụng băng tần loại trừ cho các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này;

Khi áp dụng phương pháp sử dụng bộ tách sóng giữ mức cực đại tại mỗi bài đo khởi tạo bước tần số thì một tín hiệu thử chưa điều chế sẽ được sử dụng. Sau đó việc điều chế thử mới được áp dụng;

Thủ tục được sử dụng cho xác định các đáp ứng băng hẹp không áp dụng đối với các bài đo miễn nhiễm dẫn trong dải tần số từ 150 kHz đến 80 MHz (xem 2.3.4).

2.2.7. “Miễn nhiễm đối với đột biến, quá áp trong môi trường phương tiện vận tải”, phần “Tiêu chí chất lượng”

Trong các quá trình đo kiểm với xung 3a và 3B, phải áp dụng tiêu chí chất lượng (xem 2.5.1.3).

2.3.  Điều kiện đo kiểm

2.3.1.  Quy định chung

Các điều kiện đo theo Phụ lục A của QCVN 18:2014/BTTTT và các quy định tại 2.3.2 đến 2.3.5 của quy chuẩn này.

Nếu ăng ten của thiết bị được đo kiểm (EUT) là loại có thể tháo rời, thì phải đo EUT với ăng ten theo cách sử dụng thông thường, trừ khi có quy định khác.

2.3.2.  Bố trí tín hiệu đo kiểm

2.3.2.1.  Bố trí tín hiệu đo cho hệ thống GSM và DCS

Áp dụng A.2 trong QCVN 18:2014/BTTTT. Ngoài ra có bổ sung thêm một số yêu cầu được quy định trong 2.3.2.1.1 đến 2.3.2.1.3.

2.3.2.1.1.  Bố trí thiết lập tuyến truyền dẫn

Tần số danh định của tín hiệu đầu vào RF mong muốn (đối với máy thu) sẽ được lựa chọn bằng việc thiết lập tham số ARFCN tới một con số phù hợp (trong trường hợp GSM 900 từ 60 đến 65, và GSM 1800 từ 690 đến 706).

Một tuyến truyền dẫn sẽ được cài đặt cùng với một bộ mô phỏng trạm gốc thích hợp (được gọi là hệ thống kiểm tra).

Khi EUT được yêu cầu là loại phát/thu, các điều kiện sau đây được yêu cầu:

-  EUT được cài đặt để vận hành với khả năng phát tối đa;

-  RXQUAL đường xuống phải được giám sát.

2.3.2.1.2.  Hiệu chuẩn đường truyền âm thanh

Mức tín hiệu đầu ra thoại chuẩn trên cả hai tuyến đường xuống và đường lên sẽ được ghi lại trên thiết bị đo kiểm. Mô hình đo kiểm được mô tả như trong Hình 1.

Nếu thiết bị không bao gồm bộ chuyển đổi âm thanh (ví dụ microphone hoặc loa ngoài) thì các mức chuẩn về điện do nhà sản xuất quy định.

Bộ xử lý thoại thường áp dụng các thuật toán để khử tạp âm và tiếng vọng để loại bỏ và giảm đi các tín hiệu âm thanh ở trạng thái bão hòa, ví dụ, các tín hiệu hiệu chuẩn 1 kHz.

Việc hiệu chuẩn các tín hiệu này nên được thực hiện cùng với các thuật toán để loại bỏ tạp âm và tiếng vọng.

Nếu các thuật toán triệt tạp âm và tiếng vọng không được tắt đi thì mức chuẩn của tín hiệu đầu ra âm thanh phải được đo bằng cách tách sóng giữ giá trị đỉnh (max-hold detection) trên bộ đo mức âm thanh để xác định mức này trước khi các thuật toán triệt tạp âm và tiếng vọng có tác dụng.

Hiệu chuẩn đường xuống:

-  Không được sử dụng EUT để hiệu chuẩn đường xuống. Điều chỉnh đầu ra của nguồn đo âm thanh để đạt mức chuẩn tương đương một SPL của 0 dBPa tại 1 kHz tại đầu vào của bộ ghép âm thanh đối với đường xuống. Ghi lại giá trị trên bộ đo mức âm thanh và giá trị này được lấy làm mức chuẩn.

-  Khi sử dụng loa ngoài, SPL từ loa ngoài sẽ cao hơn khi nghe từ loa trong bởi lượng tạp âm xuất hiện xung quanh. Sử dụng phương pháp sau để đạt được mức SPL yêu cầu:

+  Mức chuẩn đường xuống sẽ tăng lên một lượng tương tự để bù lại cho sự chênh lệch SPL; hoặc

+  Khoảng cách giữa loa ngoài và đo bằng tai nghe sẽ được điều chỉnh trong quá trình đo.

Hiệu chuẩn đường lên:

-  Đối với việc hiệu chuẩn đường lên khi EUT được sử dụng. Điều chỉnh đầu ra nguồn đo âm thanh để đạt mức chuẩn tương đương SPL của -5 dBPa tại 1 kHz tại MRP theo Khuyến nghị ITU-T P.64. Ghi lại giá trị trên bộ đo mức âm thanh, được kết nối đến đầu ra của hệ thống đo kiểm, giống như mức chuẩn.

-  Đối với các ứng dụng loa ngoài, thông thường không thực hiện các hiệu chỉnh đối với mức chuẩn đường lên. Nếu không thực hiện được việc chuẩn hóa thì nhà sản xuất sẽ định rõ khoảng cách giữa MRP và tai nghe.

Hình 1. Phép đo điểm ngắt thoại, thiết lập hiệu chuẩn đối với thiết bị cầm tay

2.3.2.1.3.  Đo mức âm thanh đầu ra thoại của EUT

Bộ xử lý tiếng nói có thể sử dụng các thuật toán khử nhiễu và tiếng vọng, các thuật toán này có chức năng loại bỏ hoặc giảm các tín hiệu âm thanh trạng thái tĩnh, ví dụ như tín hiệu chuẩn 1 kHz.

Khi các mức âm được đo trong quá trình kiểm tra, phần mềm EUT sẽ được thiết lập cho các ứng dụng giọng nói. Nếu các thuật toán khử nhiễu và tiếng vọng được kích hoạt, mức âm thanh sẽ được đo bằng một phép dò giữ ở mức cực đại trên đồng hồ mức âm thanh để xác định mức âm thanh trước khi các thuật toán khử nhiễu và tiếng vọng có ảnh hưởng.

Đặt âm lượng EUT tại mức âm thanh danh nghĩa nếu nhà sản xuất có ghi rõ. Nếu mức âm danh nghĩa không được chỉ rõ, khi đó sử dụng nấc âm lượng trung tâm. Các thiết lập âm lượng sẽ được ghi lại trong báo cáo đo kiểm.

Mức tín hiệu đầu ra từ kênh thoại đường xuống của EUT tại trạm di động hoặc tai nghe của thiết bị di động sẽ được đánh giá bằng cách đo SPL như minh họa trên Hình. Khi dùng một loa bên ngoài, bộ nối âm sẽ được cố định với loa tại vị trí dùng trong suốt quá trình hiệu chuẩn.

Mức tín hiệu đầu ra giải mã từ kênh thoại đường lên của EUT tại đầu ra tương tự của hệ thống kiểm tra sẽ được đo. Việc bắt nhiễu nền ngoại sinh bằng microphone của EUT sẽ được tối thiểu hóa bằng cách bít kín cổng vào thoại (microphone) của EUT (xem Hình).

Nếu thiết bị được thiết kế để sử dụng với các bộ chuyển đổi bên ngoài, thì cấu hình thu kiểm tra phải bao gồm các bộ chuyển đổi này. Nếu thiết bị không bao gồm các bộ chuyển đổi âm, điện áp đường dây trên một trở kháng cuối được chỉ rõ sẽ được đo.

Hình 2. Phép đo điểm ngắt thoại, thiết lập kiểm tra cho thiết bị xách tay

2.3.2.2.  Bố trí tín hiệu đo cho hệ thống CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

Áp dụng A.2 trong QCVN 18:2014/BTTTT. Ngoài ra có bổ sung thêm một số yêu cầu sau:

-  Tần số danh định của tín hiệu đầu vào RF mong muốn (đối với máy thu) sẽ được lựa chọn bằng việc thiết lập tham số UARFCN hoặc EARFCN tới một con số phù hợp;

-  Một tuyến truyền dẫn sẽ được cài đặt cùng với một bộ mô phỏng trạm gốc thích hợp (được gọi là hệ thống kiểm tra). Hệ thống kiểm tra phải đặt bên ngoài môi trường đo kiểm;

-  Các phép đo đối với phần phát và phần thu của EUT có thể thực hiện đồng thời nhằm giảm thời gian đo thử.

Phép đo miễn nhiễm phải tiến hành tại hai chế độ hoạt động:

-  Chế độ phát với một tuyến truyền dẫn được thiết lập;

-  Chế độ rỗi.

Khi EUT được yêu cầu hoạt động trong chế độ phát, một cuộc gọi được thiết lập thông qua thủ tục thiết lập cuộc gọi chung và các điều kiện sau phải được đáp ứng:

-  Thiết lập và gửi liên tục các lệnh điều khiển tăng công suất đến UE;

-  DTX không được kích hoạt;

-  Lặp vòng hoặc điều khiển công suất đường xuống được kích hoạt;

-  Đối với UTRA, tốc độ bít phát và/hoặc thu (UL/DL) cho kênh đo chuẩn là 12,2 kbit/s. Đối với E-UTRA, tốc độ này theo quy định trong Phụ lục C của ETSI TS 136 101 với các thông số quy định trong Bảng 7.3.1-1 và 7.3.1-2 của ETSI TS 136 101;

-  Đối với UTRA, thủ tục thiết lập cuộc gọi chung và các kịch bản vòng lặp BER và BLER thủ quy định trong ETSI TS 134 108 và ETSI TS 134 109. Đối với E-UTRA, các thủ tục thiết lập cuộc gọi chung và các kịch bản vòng lặp thông lượng thủ quy định trong ETSI TS 136 508 và ETSI TS 136 509.

Khi EUT được yêu cầu hoạt động trong chế độ rỗi, các điều kiện sau phải được đáp ứng:

-  UE phải bắt vào một cell;

-  UE phải thực hiện đăng ký vị trí (LR) trước khi đo, nhưng không thực hiện trong quá trình đo thử;

-  Tập danh sách cell lân cận của UE là tập rỗng;

-  Khoảng thời gian lặp lại tìm gọi và chu kỳ DRX phải thiết lập tại mức nhỏ nhất (khoảng thời gian ngắn nhất có thể).

Thực hiện các biện pháp nhằm tránh ảnh hưởng của tín hiệu đo RF đến thiết bị đo.

2.3.2.3.  Bố trí tín hiệu đo kiểm tại đầu vào của máy phát

Áp dụng A.2.1 trong QCVN 18:2014/BTTTT. Ngoài ra có bổ sung thêm một số yêu cầu đối với hệ thống GSM và DCS như sau:

-  Hệ thống kiểm tra sẽ yêu cầu EUT tắt Phát gián đoạn (DTX);

-  Thiết lập liên kết giữa EUT và hệ thống kiểm tra.

2.3.2.4.  Bố trí tín hiệu đo kiểm tại đầu ra của máy phát

Áp dụng A.2.2 trong QCVN 18:2014/BTTTT. Ngoài ra có bổ sung thêm một số yêu cầu sau:

-  Nếu thiết bị được đấu nối với cổng ăng ten rời RF 50 Ω bằng một cáp đồng trục thì tín hiệu mong muốn để thiết lập một liên kết thông tin phải được cung cấp từ đầu nối bằng một cáp đồng trục.

-  Nếu thiết bị được đấu nối với cổng ăng ten rời RF 50 Ω nhưng không sử dụng cáp đồng trục, hoặc thiết bị có tích hợp ăng ten liền, thì tín hiệu mong muốn cần để thiết lập một liên kết thông tin phải được cung cấp từ một ăng ten đặt trong môi trường kiểm tra.

2.3.2.5.  Bố trí tín hiệu đo kiểm tại đầu vào của máy thu

2.3.2.5.1.  Quy định chung

Áp dụng A.2.3 trong QCVN 18:2014/BTTTT. Ngoài ra có bổ sung thêm một số yêu cầu sau:

-  Nếu thiết bị được đấu nối với cổng ăng ten rời RF 50 Ω bằng một cáp đồng trục thì tín hiệu mong muốn để thiết lập một liên kết thông tin phải được cung cấp từ đầu nối bằng một cáp đồng trục.

-  Nếu thiết bị được đấu nối với cổng ăng ten rời RF 50 Ω nhưng không sử dụng cáp đồng trục, hoặc thiết bị có tích hợp ăng ten liền, thì tín hiệu mong muốn cần để thiết lập một liên kết thông tin phải được cung cấp từ một ăng ten đặt trong môi trường kiểm tra.

2.3.2.5.2.  Bố trí tín hiệu đo kiểm tại đầu vào của các máy thu GSM và DCS

Mức tín hiệu RF đầu vào mong muốn được thiết lập ở mức hơn 40 dB so với mức nhạy tham chiếu như nêu trong TS 100 911, mục 6.2 nhằm cung cấp một liên kết thông tin ổn định.

2.3.2.5.3.  Bố trí tín hiệu đo kiểm tại đầu vào của các máy thu CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

Đối với phép đo miễn nhiễm, mức tín hiệu RF mong muốn tại đầu vào EUT sẽ được thiết lập ở mức lớn hơn 40 dB so với mức nhạy tham chiếu như nêu trong ETSI TS 125 101 và ETSI TS 125 102 hoặc ETSI TS 136 101 nhằm cung cấp một liên kết thông tin ổn định.

Đối với phép đo phát xạ, mức tín hiệu RF mong muốn tại đầu ra máy thu đo không lớn hơn 15 dB so với mức nhạy tham chiếu nhằm đảm bảo EUT hoạt động trong dải động của nó.

2.3.2.6.  Bố trí tín hiệu đo kiểm tại đầu ra của máy thu

2.3.2.6.1.  Bố trí tín hiệu đo kiểm tại đầu ra của các máy thu GSM và DCS

Áp dụng A.2.4 trong QCVN 18:2014/BTTTT.

Khi EUT được yêu cầu ở chế độ rỗi, hệ thống kiểm tra sẽ tái tạo một trạm gốc (BS) với BCCH/CCCH trên một sóng mang. EUT sẽ được đồng bộ với BCCH, theo CCCH và có thể đáp ứng các nhắn tin vô tuyến. Tính năng cập nhật vị trí định kỳ sẽ bị tắt đi.

2.3.2.6.2.  Bố trí tín hiệu đo kiểm tại đầu ra của các máy thu CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

Áp dụng A.2.4 trong QCVN 18:2014/BTTTT. Bổ sung thêm các yêu cầu bố trí tín hiệu đo tại đầu ra quy định trong Phụ lục A và Phụ lục B.

2.3.3.  Băng tần loại trừ

2.3.3.1.  Băng tần loại trừ của máy thu và phần thu của các máy thu phát song công GSM và DCS

Áp dụng A.3 trong QCVN 18:2014/BTTTT.

Băng tần loại trừ của máy thu và phần thu của các máy thu phát là băng tần gồm các tần số mà trên đó không có phép kiểm tra miễn nhiễm với bức xạ RF nào được thực hiện.

2.3.3.2.  Băng tần loại trừ của máy phát GSM và DCS

Áp dụng A.3 trong QCVN 18:2014/BTTTT.

Băng tần loại trừ của máy phát và phần phát của các máy thu phát là băng tần gồm các tần số mà trên đó không có kiểm tra miễn nhiễm với bức xạ RF nào được thực hiện.

2.3.3.3.  Băng tần loại trừ của máy phát CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

Áp dụng A.3 trong QCVN 18:2014/BTTTT.

2.3.3.4.  Băng tần loại trừ của máy thu CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

Áp dụng A.3 trong QCVN 18:2014/BTTTT.

2.3.4.  Đáp ứng băng hẹp của máy thu và phần thu của máy thu phát song công

2.3.4.1.  Đáp ứng băng hẹp của máy thu và phần thu của máy thu phát song công GSM và DCS

Các đáp ứng trên các máy thu hoặc máy thu phát song công xảy ra trong khi kiểm tra tại các tần số rời rạc là các đáp ứng băng tần hẹp (các đáp ứng giả), được xác định bởi phương pháp sau đây (quy trình dưới đây chỉ được áp dụng nếu khoảng cách giữa các tần số kiểm tra lớn hơn 500 kHz):

-  Trong một kiểm tra miễn nhiễm nếu RXQUAL hoặc mức tín hiệu đầu ra thoại được ghi vượt ra ngoài cấu hình đã định, cần thiết lập xem sự tăng RXQUAL hoặc tăng mức tín hiệu đầu ra thoại là do một đáp ứng băng hẹp hay do một hiện tượng băng rộng. Vì thế, kiểm tra sẽ được lặp lại với tần số tín hiệu không mong muốn được tăng lên, và sau đó giảm đi 400 kHz;

-  Nếu việc tăng RXQUAL hoặc mức tín hiệu đầu ra thoại không tồn tại trong một hoặc cả hai trường hợp bù 400 kHz ở trên, thì đáp ứng được coi là đáp ứng băng hẹp;

-  Nếu việc tăng RXQUAL hoặc mức tín hiệu đầu ra thoại không biến mất, có thể do thực tế là phần bù đã khiến tần số của tín hiệu không mong muốn tương ứng với tần số của một đáp ứng băng hẹp khác. Với các tình huống này, quy trình được lặp lại với sự tăng hoặc giảm tần số của tín hiệu không mong muốn thiết lập ở 500 kHz;

-  Nếu việc tăng RXQUAL hoặc mức tín hiệu đầu ra thoại vẫn không biến mất với tần số tăng và/hoặc giảm, hiện tượng này là EMC không đạt và EUT là không đạt yêu cầu khi kiểm tra.

Các đáp ứng băng hẹp không được xét đến.

2.3.4.2.  Đáp ứng băng hẹp trên các máy thu CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

2.3.4.2.1.  UTRA

Các đáp ứng trên máy thu hoặc máy thu phát song công xảy ra trong đo kiểm miễn nhiễm tại tần số rời rạc là các đáp ứng băng hẹp (các đáp ứng giả), được xác định bằng phương pháp sau đây:

-  Trong một kiểm tra miễn nhiễm nếu giá trị được ghi vượt ra ngoài cấu hình đã định, cần xác định xem độ lệch này là do ảnh hưởng không mong muốn trên máy thu của UE hay trên hệ thống đo kiểm (đáp ứng băng hẹp) hay do một hiện tượng (EMC) băng rộng. Vì vậy, kiểm tra sẽ được lặp lại với UAFCN tăng hoặc giảm như sau:

+  FDD băng I, VIII.

-  Nếu độ lệch trên không biến mất, thủ tục lặp lại với UARFCN tăng hoặc giảm từ giá trị ban đầu như sau:

+  FDD băng I, VIII.

-  Nếu việc tăng và/hoặc giảm UARFCN không làm biến mất độ lệch trên, hiện tượng được coi là băng rộng và EMC không đạt và EUT là không đạt yêu cầu khi đo kiểm.

Các đáp ứng băng hẹp không được xét đến.

2.3.4.2.2.  E-UTRA

Các đáp ứng trên máy thu hoặc máy thu phát song công xảy ra trong đo kiểm miễn nhiễm tại tần số rời rạc là các đáp ứng băng hẹp (các đáp ứng giả), được xác định bằng phương pháp sau đây:

-  Trong một kiểm tra miễn nhiễm nếu giá trị được ghi vượt ra ngoài cấu hình đã định, cần thiết lập xem độ lệch này là do ảnh hưởng không mong muốn trên máy thu của UE hay trên hệ thống đo kiểm (đáp ứng băng hẹp) hay do một hiện tượng (EMC) băng rộng. Vì vậy, kiểm tra sẽ được lặp lại với tần số tín hiệu không mong muốn tăng hoặc giảm bằng BWChannel MHz, trong đó BWChannel là băng thông kênh được quy định trong ETSI TS 136 101;

-  Nếu độ lệch này không biến mất, thủ tục lặp lại với tần số tín hiệu mong muốn tăng hoặc giảm bằng 2 x BWChannel MHz,

-  Nếu việc tăng và/hoặc giảm tần số không làm biến mất độ lệch này hiện tượng được coi là băng rộng và EMC không đạt và EUT là không đạt yêu cầu khi đo kiểm.

Các đáp ứng băng hẹp không được xét đến.

2.3.5.  Điều chế đo kiểm thông thường

2.3.5.1.  Điều chế đo kiểm thông thường hệ thống GSM và DCS

Đo kiểm miễn nhiễm trong chế độ gọi thoại sẽ được thực hiện mà không cần xác định các điều kiện tín hiệu điều chế đầu vào.

Với các đo kiểm miễn nhiễm trong chế độ gọi thoại, tổng hiệu suất âm thanh đường lên và đường xuống của thiết bị vô tuyến sẽ được hiệu chuẩn trước khi bắt đầu kiểm tra. Quy trình hiệu chuẩn được giải thích trong 2.3.2.1.2.

Các kiểm tra miễn nhiễm trong chế độ dữ liệu sẽ được thực hiện với tín hiệu đầu vào điều biến bên ngoài thích hợp để chất lượng của dữ liệu cuộc gọi được giám sát.

2.3.5.2.  Điều chế đo kiểm thông thường hệ thống CDMA trải phổ tực tiếp (UTRA và E-UTRA)

Đo kiểm miễn nhiễm trong truyền tín hiệu âm thanh hoặc thoại tương tự (chế độ gọi thoại) sẽ được thực hiện mà không cần xác định các điều kiện tín hiệu điều chế đầu vào.

Tổng hiệu suất âm thanh của đường lên (UL) và đường xuống (DL) của thiết bị vô tuyến sẽ được hiệu chuẩn trước khi bắt đầu kiểm tra. Quy trình hiệu chuẩn được giải thích trong mục A.1.

Các đo kiểm miễn nhiễm trong chế độ truyền tải dữ liệu sẽ được thực hiện với tín hiệu đầu vào điều biến bên ngoài thích hợp để chất lượng của dữ liệu cuộc gọi được giám sát. Việc đánh giá chế độ truyền dữ liệu quy định trong Phụ lục B.

2.4.  Đánh giá chỉ tiêu

2.4.1.  Quy định chung

Áp dụng B.1 trong QCVN 18:2014/BTTTT. Ngoài ra có bổ sung thêm một số yêu cầu sau:

-  Độ rộng băng của bộ lọc IF ngay trước bộ điều chế trong Phụ lục B của QCVN 18:2014/BTTTT không áp dụng cho các thiết bị vô tuyến trong phạm vi của quy chuẩn này.

2.4.2.  Thiết bị có thể cung cấp kết nối thông tin liên tục

2.4.2.1.  Thiết bị GSM và DCS có mạch thoại tương tự

Áp dụng B.2 trong QCVN 18:2014/BTTTT.

Chất lượng thiết bị hỗ trợ các cuộc gọi thoại và dữ liệu được đánh giá dựa trên cuộc gọi thoại.

2.4.2.2.  Thiết bị GSM và DCS không có mạch thoại tương tự

Áp dụng B.2 trong QCVN 18:2014/BTTTT.

Việc đánh giá chất lượng thiết bị do nhà sản xuất quy định.

2.4.3.  Thiết bị không thể cung cấp kết nối thông tin liên tục

Áp dụng B.3 trong QCVN 18:2014/BTTTT.

2.4.4.  Thiết bị phụ trợ

2.4.4.1.  Thiết bị phụ trợ GSM và DCS

Áp dụng B.4 trong QCVN 18:2014/BTTTT. Ngoài ra có bổ sung thêm một số yêu cầu sau:

-  Đối với các phép đo phát xạ trên máy phát được thực hiện cùng với thiết bị phụ trợ kết hợp, các phát xạ bức xạ từ máy phát sẽ được bỏ qua.

2.4.4.2.  Thiết bị phụ trợ CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

Áp dụng B.4 trong QCVN 18:2014/BTTTT. Ngoài ra có bổ sung thêm một số yêu cầu sau:

-  Thiết bị phụ trợ được kiểm tra đấu nối đến một UE phải tuân thủ các quy định trong quy chuẩn này.

2.4.5.  Phân loại thiết bị

Áp dụng B.4 trong QCVN 18:2014/BTTTT. Ngoài ra có bổ sung thêm một số yêu cầu đối với thiết bị GSM và DSC như sau:

-  Các thiết bị cầm tay, di động hoặc kết hợp cả hai loại trên khi được sử dụng kết hợp với một nguồn sạc từ nguồn AC sẽ bổ sung vào việc thực hiện các yêu cầu của thiết bị vô tuyến và phụ trợ được sử dụng cho mục đích cố định.

2.5.  Tiêu chí chất lượng

2.5.1.  Tiêu chí chất lượng hệ thống GSM và DCS

2.5.1.1.  Quy định chung

Thiết bị phải đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng được quy định từ 2.5.1.2 đến 2.5.1.4.

Nếu thiết bị cầm tay sử dụng nguồn là pin áp dụng 2.1 và 2.2 trong QCVN 18:2014/BTTTT cho các thiết bị di động.

Nếu thiết bị cầm tay hoặc di động sử dụng nguồn AC áp dụng 2.1 và 2.2 trong QCVN 18:2014/BTTTT cho các thiết bị vô tuyến và phụ trợ sử dụng cố định.

Việc thiết lập và duy trì một liên kết, đánh giá RXQUAL, và đánh giá những điểm ngắt quãng âm thanh bằng việc giám sát mức tín hiệu đầu ra thoại, được sử dụng là tiêu chí đánh giá để đảm bảo toàn bộ các chức năng cơ bản của thiết bị được đánh giá trong quá trình đo. Việc đo kiểm cũng sẽ được thực hiện tại chế độ rỗi để đảm bảo máy phát không hoạt động không chủ định.

Việc duy trì một liên kết được đánh giá qua thiết bị đo là một thành phần của hệ thống đo hoặc EUT.

Khi thiết bị có bản chất đặc biệt và các tiêu chí chất lượng được quy định trong các mục dưới đây không phù hợp thì nhà sản xuất thiết bị phải công bố một bản đặc tính kỹ thuật thay thế cho mức chất lượng hoặc sự suy giảm chất lượng có thể chấp nhận được. Phải ghi lại bản đặc tính kỹ thuật này trong báo cáo đo và tài liệu mô tả thiết bị và tài liệu đi kèm thiết bị.

Các tiêu chí chất lượng do nhà sản xuất thiết bị công bố phải đảm bảo mức bảo vệ miễn nhiễm giống với các tiêu chí được quy định trong các mục sau đây.

2.5.1.2. Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng liên tục áp dụng cho máy phát (CT)

Một liên kết thông tin phải được thiết lập từ đầu bài đo, xem 2.3.2.

Trong khi đo kiểm, đầu ra thoại đường lên có giá trị nhỏ nhất là 35 dB, nhỏ hơn các mức chuẩn được ghi lại trước đó, khi được đo bằng bộ lọc băng thông thoại độ rộng 200 Hz, tại điểm giữa 1 kHz (kiểm tra điểm ngắt thoại).

CHÚ THÍCH: Khi mức độ tạp âm cao thì bộ lọc băng thông có thể được giảm đến mức 40 Hz.

Theo kết quả của các bài đo tổng hợp, EUT phải hoạt động có chủ định mà không làm giảm chức năng giám sát người dùng hoặc lưu trữ dữ liệu như quy định của nhà sản xuất và liên kết thông tin phải được duy trì. Ngoài ra để xác định chỉ tiêu kỹ thuật trong suốt cuộc gọi, bài đo phải tiến hành trong chế độ rỗi và máy phát phải không hoạt động ngoài mong muốn.

2.5.1.3.  Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng đột biến áp dụng cho máy phát (TT)

Một liên kết thông tin phải được thiết lập từ đầu bài đo, xem 2.3.2.

Đối với mỗi kết luận về sự phơi nhiễm thì EUT sẽ hoạt động không có suy hao của liên kết.

Theo kết quả tổng hợp đo kiểm bao gồm hàng loạt các phơi nhiễm riêng, EUT phải hoạt động không có suy hao đối với các chức năng điều khiển của người sử dụng hoặc dữ liệu được lưu trữ như quy định của nhà sản xuất và liên kết thông tin phải được duy trì.

Ngoài ra để xác định chỉ tiêu kỹ thuật trên trong suốt quá trình cuộc gọi, bài đo phải tiến hành trong chế độ rỗi và máy phát phải không hoạt động ngoài mong muốn.

2.5.1.4. Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng liên tục áp dụng cho máy thu (CR)

Một liên kết thông tin phải được thiết lập từ đầu bài đo, xem 2.3.2.

Trong quá trình đo, RXQUAL của đường xuống không được vượt quá 3 được đo trong suốt quá trình phơi nhiễm của chuỗi các bài đo.

Trong quá trình đo, mức đầu ra thoại của đường xuống là 35 dB, nhỏ hơn mức chuẩn được ghi lại trước đó, khi thực hiện đo dùng bộ lọc băng thông thoại với độ rộng 200 Hz, tại điểm giữa 1 kHz (kiểm tra điểm ngắt thoại).

CHÚ THÍCH: Khi mức độ tạp âm cao thì bộ lọc băng thông có thể được giảm đến mức 40 Hz.

Theo kết quả tổng hợp đo kiểm bao gồm hàng loạt các tiếp xúc riêng, EUT phải hoạt động mà không làm giảm chức năng giám sát người dùng hoặc lưu trữ dữ liệu như quy định của nhà sản xuất và liên kết thông tin phải được duy trì.

2.5.1.5.  Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng đột biến áp dụng cho máy thu (TR)

Một liên kết thông tin phải được thiết lập từ đầu bài đo, xem 2.3.2.

Kết quả đo mỗi phơi nhiễm phải trong điều kiện EUT đang hoạt động không bị suy hao hoặc mất kết nối.

Theo kết quả tổng hợp đo kiểm bao gồm hàng loạt các phơi nhiễm riêng lẻ, EUT phải hoạt động bình thường (không làm giảm chức năng giám sát người dùng hoặc dữ liệu được lưu trữ theo như quy định của nhà sản xuất và liên kết phải được duy trì).

2.5.1.6.  Tiêu chí chất lượng đối với thiết bị phụ trợ được kiểm tra độc lập

Áp dụng C.4 trong QCVN 18:2014/BTTTT

2.5.2.  Tiêu chí chất lượng hệ thống CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA và E-UTRA)

2.5.2.1.  Quy định chung

Thiết bị phải đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng tối thiếu được quy định từ mục 2.5.2.2 đến 2.5.2.3.

Việc duy trì một liên kết được đánh giá qua một thiết bị đo là một phần trong hệ thống kiểm tra hoặc EUT.

Khi thiết bị có bản chất đặc biệt và các tiêu chí chất lượng được quy định trong các mục dưới đây không phù hợp thì nhà sản xuất thiết bị phải công bố một bản đặc tính kỹ thuật thay thế cho mức chất lượng hoặc sự suy giảm chất lượng có thể chấp nhận được. Phải ghi lại bản đặc tính kỹ thuật này trong báo cáo đo và tài liệu mô tả thiết bị và tài liệu đi kèm thiết bị.

Các tiêu chí chất lượng do nhà sản xuất thiết bị quy định phải đảm bảo mức bảo vệ miễn nhiễm giống với các tiêu chí được quy định trong các mục sau đây.

Việc đo kiểm cũng sẽ được thực hiện tại chế độ rỗi để đảm bảo rằng máy phát không hoạt động không có chủ định.

2.5.2.2.  Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng liên tục

2.5.2.2.1.  Quy định chung

Một kênh liên lạc phải được thiết lập từ đầu bài đo và được duy trì trong quá trình đo.

Trong chế độ thoại, tiêu chí chất lượng cho các mức đầu ra thoại đường lên và đường xuống có giá trị nhỏ nhất là 35 dB, nhỏ hơn mức chuẩn được ghi lại trước đó, khi được đo bằng bộ lọc băng thông thoại độ rộng 200 Hz, tại điểm giữa 1 kHz (quy định trong Phụ lục A).

CHÚ THÍCH: Khi mức độ tạp âm cao thì bộ lọc băng thông có thể được giảm đến mức tối 40 Hz.

Theo kết quả của các bài đo tổng hợp, EUT phải hoạt động như chủ định mà không làm giảm chức năng giám sát người dùng hoặc lưu trữ dữ liệu như tuyên bố của nhà sản xuất và kênh liên lạc phải được duy trì.

Ngoài ra để xác định chỉ tiêu kỹ thuật trong suốt cuộc gọi, bài đo phải tiến hành trong chế độ rỗi và máy phát phải không hoạt động ngoài mong muốn.

2.5.2.2.2.  UTRA

Trong chế độ truyền dữ liệu, tiêu chí chất lượng có thể là một trong các tiêu chí sau:

-  Nếu BER (quy định trong ETSI TS 134 109) được sử dụng, tiêu chí này không vượt quá 0,001 trong suốt quá trình đo kiểm;

-  Nếu BLER (quy định trong ETSI TS 134 109) được sử dụng, tiêu chí này không vượt quá 0,01 trong suốt quá trình đo kiểm.

Việc tính toán giá trị BLER dựa trên đánh giá CRC trên mỗi khối truyền tải.

2.5.2.2.3.  E-UTRA

Trong chế độ truyền dữ liệu, chỉ tiêu chất lượng thỏa mãn khi thông lượng lớn hơn hoặc bằng 95% thông lượng lớn nhất trên kênh đo chuẩn quy định trong Phụ lục C của ETSI TS 136 101 với các thông số quy định trong Bảng 7.3.1-1 và 7.3.1-2 của ETSI TS 136 101, trong suốt quá trình đo kiểm.

2.5.2.3.  Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng đột biến

Một liên kết thông tin phải được thiết lập từ đầu bài đo, xem mục 2.3.1 và 2.3.2.

Kết quả đo mỗi phơi nhiễm phải trong điều kiện EUT đang hoạt động không bị suy hao hoặc mất kết nối.

Theo kết quả tổng hợp đo kiểm bao gồm hàng loạt các phơi nhiễm riêng lẻ, EUT phải hoạt động bình thường (không làm giảm chức năng giám sát người dùng hoặc dữ liệu được lưu trữ theo như công bố của nhà sản xuất và liên kết phải được duy trì).

Ngoài ra để xác định chỉ tiêu kỹ thuật trong suốt cuộc gọi, bài đo phải tiến hành trong chế độ rỗi và máy phát phải không hoạt động ngoài mong muốn.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại mục 1.1 của quy chuẩn này phải tuân thủ các quy định kỹ thuật của quy chuẩn này và phải thực hiện công bố hợp quy theo quy chuẩn này.

3.2. Đối với thiết bị đầu cuối thông tin di động GSM, quy chuẩn này được áp dụng thay cho QCVN 86:2015/BTTTT để thực hiện các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về công bố hợp quy.

3.3. Đối với thiết bị đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD và thiết bị đầu cuối thông tin di động E-UTRA FDD, quy chuẩn này được áp dụng thay cho QCVN 18:2014/BTTTT để thực hiện các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về công bố hợp quy.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định về công bố hợp quy các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cục Viễn thông, Cục Tần số vô tuyến điện và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn triển khai quản lý các thiết bị vô tuyến theo quy chuẩn này.

5.2. Trong trường hợp các quy định nêu trong quy chuẩn này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì việc thực hiện tuân thủ theo các quy định tại văn bản ban hành các sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

5.3. Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ) để được hướng dẫn, giải quyết./.

Phụ lục A

(Quy định)

Đánh giá chỉ tiêu cuộc gọi thoại, điểm ngắt thoại cho hệ thống CDMA trải phổ trực tiếp

A.1. Hiệu chuẩn các ngưỡng âm thanh

Đối với thiết bị cầm tay, hiệu chuẩn âm thanh được quy định như sau:

Thiết lập âm lượng của EUT tại ngưỡng âm thanh danh định do nhà sản xuất công bố. Nếu không có quy định cụ thể, âm lượng trung tâm sẽ được thiết lập.

Ngưỡng tín hiệu đầu ra thoại chuẩn trên cả hai tuyến đường xuống và đường lên sẽ được ghi lại trên thiết bị đo. Mô hình đo tín hiệu đầu ra như trong Hình A.1. Ngưỡng chuẩn này tương đương giá trị SPL của 0 dBPa tại tần số 1 kHz tại đầu vào bộ ghép âm như quy định trong ETR 027 đối với đường xuống và -5 dBPa tại tần số 1 kHz tại MRP theo quy định trong ITU-T P.64 đối với đường lên.

CHÚ THÍCH 1: MRP được quy định dùng cho đầu nhân tạo được định nghĩa trong ITU 76. Thiết bị đầu cuối cầm tay phải được gắn tại tai giữa của đầu nhân tạo.

 CHÚ THÍCH 2: Nếu thiết bị không bao gồm bộ chuyển đổi âm thanh (ví dụ microphone hoặc loa ngoài) thì các ngưỡng chuẩn về điện tương đương do nhà sản xuất công bố.

Bộ xử lý thoại thường áp dụng các thuật toán để khử tạp âm và tiếng vọng để cố gắng loại bỏ và giảm đi các tín hiệu âm thanh ở trạng thái bão hòa, ví dụ, các tín hiệu hiệu chuẩn 1 Khz. Các thuật toán này có thể không được kích hoạt trong suốt thủ tục hiệu chuẩn. Các yêu cầu đo do một phần mềm đo chuyên dụng thực hiện. Nếu thuật toán này được kích hoạt thì ngưỡng chuẩn của tín hiệu đầu ra âm thanh phải được đo bằng phương pháp tách sóng giữ giá trị cực đại trên dụng cụ đo ngưỡng âm thanh để xác định ngưỡng này trước khi các thuật toán triệt tạp âm và tiếng vọng có tác dụng.

Thông thường việc hiệu chuẩn không tiến hành các hiệu chỉnh đối với mức chuẩn đường lên, nhà sản xuất sẽ định rõ khoảng cách giữa MRP và tai nghe.

Hình A.1. Phép đo điểm ngắt thoại, thiết lập hiệu chuẩn cho thiết bị cầm tay

CHÚ THÍCH: EUT đặt tại một vị trí trong suốt thủ tục hiệu chuẩn đường lên. Nhưng trong thủ tục hiệu chuẩn đường xuống, EUT được thay thế bằng một nguồn âm thanh đo 1 kHz. Trong suốt thủ tục hiệu chuẩn đường lên, vị trí của miệng loa EUT và MRP phải được đặt tùy theo mục đích đo.

A.2. Phép đo các ngưỡng âm thanh

Khi các mức âm được đo trong quá trình kiểm tra, phần mềm EUT sẽ được thiết lập cho các ứng dụng thoại. Nếu các thuật toán khử nhiễu và tiếng vọng được kích hoạt, mức âm thanh phải được đo bằng phương pháp tách sóng giữ cực đại trên dụng cụ đo ngưỡng âm thanh để xác định ngưỡng này trước khi các thuật toán khử nhiễu và tiếng vọng có tác dụng.

Mức tín hiệu đầu ra từ kênh thoại đường xuống của EUT tại thiết bị di động hoặc tai nghe của thiết bị cầm tay sẽ được đánh giá bằng cách đo Mức Áp suất Âm (SPL) như trong Hình A.2. Khi dùng một loa bên ngoài, bộ nối âm sẽ được cố định với loa tại vị trí dùng trong suốt quá trình hiệu chuẩn. Mức tín hiệu đầu ra giải mã từ kênh thoại đường lên của EUT tại đầu ra tương tự của hệ thống đo sẽ được đo. Mức nhiễu nền thu được bằng microphone của EUT phải là giá trị nhỏ nhất.

CHÚ THÍCH: Nếu thiết bị được thiết kế để sử dụng với các bộ chuyển đổi bên ngoài, thì cấu hình đo phải bao gồm các bộ chuyển đổi này. Nếu thiết bị không bao gồm các bộ chuyển đổi âm, điện áp đường dây trên một trở kháng cuối quy định sẽ được đo.

Hình A.2. Phép đo điểm ngắt thoại, thiết lập đo cho thiết bị cầm tay

Phụ lục B

(Quy định)

Đánh giá chỉ tiêu cuộc gọi truyền dữ liệu, tỷ lệ lỗi cho hệ thống CDMA trải phổ trực tiếp

B.1.

Hiệu chuẩn truyền dữ liệu

B.1.1. UTRA

Đối với EUT, hiệu chuẩn truyền dữ liệu có thể tiến hành bằng cách đánh giá tỷ lệ lỗi bít (BER), tỷ lệ lỗi khối (BLER) hoặc tỷ lệ lỗi dữ liệu người sử dụng cuối trước khi áp dụng tín hiệu đo miễn nhiễm RF.

B.1.2. E-UTRA

Đối với EUT, hiệu chuẩn truyền dữ liệu có thể tiến hành bằng cách đánh giá tỷ lệ phần trăm thông lượng trước khi áp dụng tín hiệu đo miễn nhiễm RF.

B.2. Đánh giá truyền dữ liệu

B.2.1. Định nghĩa các tỷ lệ lỗi UTRA

Nhà sản xuất cung cấp các phương pháp tính tỷ lệ lỗi. Các mẫu dữ liệu được truyền hai chiều theo phương pháp end-to-end (tiến hành với toàn bộ dữ liệu UL và DL). Việc đánh giá chỉ tiêu được tiến hành tại mỗi bước tần số. Kết quả của tỷ lệ lỗi là tỷ số giữa dữ liệu nhận được và dữ liệu thu được.

Các mẫu dữ liệu phải có độ dài đủ lớn để cho các kết quả hợp lệ và tương đương tỷ lệ bít kênh được sử dụng.

Các mẫu dữ liệu phải khả thi trong việc đánh giá tỷ lệ lỗi BER, BLER và dữ liệu người dùng và được quy định trong ETSI TS 134 109.

Các mẫu dữ liệu trong các phép đo BER và BLER do nhà sản xuất công bố.

VÍ DỤ: Trong trường hợp, EUT là tổ hợp của UE có ứng dụng dữ liệu và phụ trợ ứng dụng dữ liệu của nó nhưng EUT này không hỗ trợ chức năng vòng lặp ngược, có thể đánh giá BER hoặc BLER theo quy định trong ETSI TS 134 109. Tuy nhiên, phụ trợ ứng dụng dữ liệu không sử dụng thực hiện đo kiểm, vòng lặp truyền dữ liệu không phải là end-to-end.

Đặc tính dữ liệu người dùng cuối sử dụng cho đo kiểm bao gồm định dạng, kích thước, tỷ lệ thông lượng dữ liệu điển hình, sự hiệu chỉnh lỗi,… và thiết bị cần đo kiểm phải đáp ứng đầy đủ cho các đánh giá EUT.

Công thức tính giá trị người dùng cuối được xác định như sau:

Tỷ lệ lỗi

=

sai số (bit, byte, ký hiệu,....)

x 100

=

n%

tổng số (bit, byte, ký hiệu,...)

(Trong trường hợp tỷ lệ lỗi cao, đo kiểm phải đảm bảo lỗi này là một hệ quả của đo kiểm EMC).

B.2.2. Định nghĩa tỷ lệ phần trăm thông lượng E-UTRA

Các mẫu dữ liệu được truyền hai chiều theo phương pháp end-to-end (tiến hành với toàn bộ dữ liệu UL và DL). Việc đánh giá chỉ tiêu được tiến hành tại mỗi bước tần số. Kết quả của tỷ lệ phần trăm thông lượng là tỷ số giữa thông lượng đạt được và thông lượng lớn nhất.

Các mẫu dữ liệu phải có độ dài đủ lớn để cho các kết quả hợp lệ và tương đương tỷ lệ bít kênh được sử dụng.

B.3. EUT không dùng phụ trợ có ứng dụng dữ liệu

Các thiết bị giám sát dữ liệu là một phần của hệ thống đo và do nhà sản xuất bố trí, nếu cần thiết, thiết bị giám sát dữ liệu được ghép bằng cách sử dụng một phương pháp nào đó không gây ảnh hưởng đến trường điện từ bức xạ (ví dụ sóng siêu âm hoặc quang học).

Hình B.1. Đánh giá thông lượng, thiết lập đo cho EUT không dùng phụ trợ có ứng dụng dữ liệu

B.4. EUT dùng phụ trợ có ứng dụng dữ liệu

Các thiết bị giám sát dữ liệu là một phần của hệ thống đo. Các thiết bị phụ trợ ứng dụng dữ liệu phải là một phần của vòng truyền dữ liệu (UL và DL) và được chứa trong cấu hình EUT.

Hình B.2. Đánh giá thông lượng, thiết lập đo cho EUT dùng phụ trợ có ứng dụng dữ liệu

Phụ lục C

(Tham khảo)

Các loại thiết bị đầu cuối di động và phụ trợ

C.1.

Thiết bị đầu cuối di động và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động GSM 900 MHz và DCS 1800 MHz Pha 1, Pha 2 và Pha 2+

Các loại thiết bị đầu cuối di động và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động GSM 900 MHz và DCS 1800 MHz Pha 1, Pha 2 và Pha 2+ được định nghĩa trong:

-  ETSI I-ETS 300 034-1 cho thiết bị GSM 900 Pha 1

-  ETSI I-ETS 300 034-2 cho thiết bị DCS 1800 Pha 1; hoặc

-  ETSI ETS 300 578 cho thiết bị GSM 900 Pha 2 hoặc DCS 1800 Pha 2;

-  ETSI TS 100 911 cho thiết bị GSM 900 Pha 2+ hoặc DCS 1800 Pha 2+.

C.2. Thiết bị đầu cuối di động và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động IMT-2000 CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA)

Thiết bị đầu cuối di động và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động IMT 2000 CDMA trải phổ trực tiếp (UTRA) được định nghĩa trong:

-  ETSI TS 125 101 và ETSI TS 125 102.

C.3. Thiết bị đầu cuối di động và phụ trợ E-UTRA

Thiết bị đầu cuối di động và phụ trợ E-UTRA được định nghĩa trong:

-  ETSI TS 136 101.

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ETSI EN 301 489-52 V1.1.0 (2016-11) Electromagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; Part 52: Specific conditions for Cellular Communication Mobile and portable (UE) radio and ancillary equipment; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.1(b) of Directive 2014/53/EU.

THE MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 10/2019/TT-BTTTT

Hanoi, October 04, 2019

 

CIRCULAR

PROMULGATION OF “NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON ELECTROMAGNETIC COMPATIBILITY FOR MOBILE TERMINALS AND ANCILLARY EQUIPMENT OF DIGITAL CELLULAR TELECOMMUNICATION SYSTEMS”

Pursuant to the Law on Standards and Technical Regulations dated June 29, 2006;

Pursuant to the Law on Telecommunications dated November 23, 2009;

Pursuant to the Law on Frequencies dated November 23, 2009;

Pursuant to the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 on elaboration of the Law on Standards and Technical Regulations;

Pursuant to the Government's Decree No. 78/2018/ND-CP dated May 16, 2018 on amendments to the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 on elaboration of the Law on Standards and Technical Regulations;

Pursuant to the Government's Decree No. 17/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Information and Communications;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Information and Communications hereby promulgates a Circular on National technical regulation on electromagnetic compatibility for mobile terminals and ancillary equipment of digital cellular telecommunication systems.

Article 2. Effect

1. This Circular comes into force from July 01, 2020.

2. The Circular No. 02/2015/TT-BTTTT dated February 27, 2015 of the Minister of Information and Communications shall cease to have effect from July 01, 2020.

Article 3. Chief of Office, Director General of the Department of Science and Technology, heads of agencies and units affiliated to the Ministry of Information and Communications, Directors of Departments of Information and Communications of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular./.

 

 

THE MINISTER




Nguyen Manh Hung

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ CHO THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VÀ PHỤ TRỢ TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

National technical regulation

on electromagnetic compatibility for mobile terminals and ancillary equipment of digital cellular telecommunication systems

 

Contents

1. GENERAL

1.1. Scope

1.2. Regulated entities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.4. Definitions

1.5. Symbols

1.6. Abbreviations

2. TECHNICAL REQUIREMENTS

2.1. Emission

2.1.1. GSM and DCS

2.1.2. CDMA Direct Spread (UTRA and E-UTRA)

2.2. Immunity

2.2.1. GSM and DCS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3. Test conditions

2.3.1. General

2.3.2. Arrangements for test signals

2.3.3. Exclusion bands  

2.3.4. Narrow band responses of receivers and receivers of duplex transceivers

2.3.5. Normal test modulation

2.4. Performance assessment

2.4.1. General

2.4.2. Equipment which can provide a continuous communications link

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4.4. Ancillary equipment

2.4.5. Equipment classification

2.5. Performance criteria

2.5.1. GSM and DCS Performance Criteria

2.5.2. CDMA Direct Spread (UTRA and E-UTRA) Performance Criteria

3. MANAGEMENT REGULATIONS

4. RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

5. IMPLEMENTATION

Annex A (normative) CDMA Direct Spread Performance assessment voice call. Audio breakthrough

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Annex C (informative) Examples of cellular mobile terminals and ancillary equipment

Bibliography

Foreword

QCVN 86:2019/BTTTT replaces QCVN 86:2015/BTTTT.

QCVN 86:2019/BTTTT contains technical requirements that conform to ETSI EN 301 489-52 V1.1.0 (2016-11) of the European Telecommunications Standards Institute (ETSI).

QCVN 86:2019/BTTTT is prepared by the Research Institute of Posts and Telecommunications, appraised and submitted by the Department of Science and Technology for approval, and promulgated together with the Circular No. 10/2019/TT-BTTTT dated October 04, 2019 by the Ministry of Information and Communications.

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATION

ON ELECTROMAGNETIC COMPATIBILITY FOR MOBILE TERMINALS AND ANCILLARY EQUIPMENT OF DIGITAL CELLULAR TELECOMMUNICATION SYSTEMS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-  GSM, DCS (IMT-2000, Technology GSM/EDGE) (see Annex C);

-  UTRA, WCDMA (IMT-2000 Direct Spread, W-CDMA FDD);

-  E-UTRA, LTE (IMT-2000 and IMT advanced) (see Annex C).

and associated ancillary equipment.

Technical specifications related to the antenna port and emissions from the enclosure port of radio equipment are not included in the present document. Such technical specifications are found in the relevant product standards for the effective use of the radio spectrum.

The present document only covers public terrestrial mobile terminals on the List of potentially unsafe commodities under management of the Ministry of Information and Communications.

The present document applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals involved in manufacturing and sale of equipment in the scope of this document within the territory of Vietnam.

QCVN 18:2014/BTTTT “National technical regulation on General Electromagnetic Compatibility for Radio Communications Equipment”

ETSI TS 134 108 (V6.4.0) (10-2006): Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); Common test environments for User Equipment (UE); Conformance testing (3GPP TS 34.108 version 6.4.0 Release 6).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ETSI TS 134 109 (V6.2.0) (09-2006): Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); Terminal logical test interface; Special conformance testing functions (3GPP TS 34.109 version 6.2.0 Release 6)

ETSI EN 300 296-1 (V1.4.1) (2013): Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Land Mobile Service; Radio equipment using integral antennas intended primarily for analogue speech; Part 1: Technical characteristics and methods of measurement.

Recommendation ITU-T P.64 (1999): Telephone transmission quality, Telephone installations, Local line networks, Objective electro-acoustical measurements. Determination of sensitivity/frequency characteristics of local telephone systems.

Recommendation ITU-T P.76 (1988): Telephone transmission quality, Measurements related to speech loudness, Determination of loudness ratings; Fundamental principles, Annex A.

ETSI TS 125 102 (V7.4.0) (10-2006): Universal Mobile Telecommunications System (UMTS); User Equipment (UE) radio transmission and reception (TDD) (3GPP TS 25.102 version 7.4.0 Release 7).

ETSI TS 136 101 (V8.4.0) (01-2009): LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); User Equipment (UE) radio transmission and reception (3GPP TS 36.101 version 8.4.0 Release 8).

ETSI TS 136 508 (V8.1.0) (04-2009): LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) and Evolved Packet Core (EPC); Common test environments for User Equipment (UE) conformance testing (3GPP TS 36.508 version 8.1.0 Release 8).

ETSI TS 136 509 (V8.0.1) (01-2009): LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Special conformance testing function for User Equipment (UE) (3GPP TS 36.509 version 8.0.1 Release 8).

ETSI I-ETS 300 034-1 (Edition 1) (10-1993): European digital cellular telecommunications system (Phase 1); Radio subsystem link control (GSM 05.08).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ETSI ETS 300 578 (Edition 13) (03-1999): Digital cellular telecommunications system (Phase 2) (GSM); Radio subsystem link control (GSM 05.08 V4.22.0).

ETSI TS 100 911 (V8.23.0) (11-2005): Digital cellular telecommunications system (Phase 2+); Radio subsystem link control (3GPP TS 05.08 version 8.23.0 Release 1999).

information transmission path of defined characteristics for transfer of user data or predefined test data.

UE is in idle mode and has completed the cell selection/reselection process and has chosen a cell.

NOTE 1: The UE monitors system information and (in most cases) paging information.

NOTE 2: The services may be limited, and the PLMN may not be aware of the existence of the UE within the chosen cell.

RF bandwidth supporting a single E-UTRA RF carrier with the transmission bandwidth configured in the uplink or downlink of a cell.

NOTE: The channel bandwidth is measured in MHz and is used as a reference for transmitter and receiver RF requirements.

ancillary which provides send and/or receive data access to UMTS services via UE.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For UTRA/EUTRA equipment: state of User Equipment (UE) when switched on but with no Radio Resource Control (RRC) connection.

For GSM: mode of operation of a receiver or a transceiver, where the Equipment Under Test (EUT) is powered, available for service and available to respond to a request to set up a call.

average transmitter output power obtained over any specified time interval, including periods with no transmission, when the transmit time slots are at the maximum power setting.

maximum achievable throughput for a reference measurement channel.

for a given class of emission, the width of the frequency band which is just sufficient to ensure the transmission of information at the rate and with the quality required under specified conditions.

measure of the received signal quality, which is generated by the mobile or portable equipment, for use as a criterion in the Radio Frequency (RF) power control and handover processes

NOTE: For more information see:

-  ETSI ETS 300 034-1 clause 8.2 for Phase 1 GSM 900 equipment;

-  ETSI ETS 300 034-2 clause 8.2 for Phase 1 DCS 1800 equipment; or

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-  ETSI TS 100 911 clause 8.2 for Phase 2+ GSM 900 or Phase 2+ DCS 1800 equipment.

state of User Equipment (UE) when switched on and with Radio Resource Control (RRC) connection established.

number of payload bits successfully received per second for a reference measurement channel in a specified reference condition.

entity capable of accessing a set of cellular services via one or more radio interfaces.

NOTE: This entity may be stationary or in motion within the cellular service area while accessing the Cellular services, and may simultaneously serve one or more users.

BWChannel                       Channel Bandwith

m                                     meters

AC

Alternating Current

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ARFCN

Absolute Radio Frequency Channel Number

 

BCCH

Broadcast Control Channel

 

BER

Bit Error Ratio

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Block Error Ratio

 

BPF

Band Pass Filter

 

BTS

Base Transceiver Station

 

CCCH

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

CDMA

Code Division Multiple Access

 

CW

Continuous Wave (unmodulated carrier wave)

 

DC

Direct Current

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DCS

Digital Cellular telecommunications System

 

DL

Down Link (From BTS to UE)

 

DTX

Discontinuous Transmission

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

E-UTRA Absolute Radio Frequency Channel Number

 

EMC

Electromagnetic Compatibility

 

EPC

Evolved Packet Core

 

ESD

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

EUT

Equipment Under Test (UE or UE with ancillaries)

 

E-UTRA

Evolved Universal Terrestrial Radio Access

 

FDD

Frequency Division Duplex

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FRC

Fixed Reference Channel

 

GSM

Global System for Mobile Communications

 

PCCPCH

Primary Common Control Physical Channel

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Radio Frequency

 

rms

root mean square

 

RRC

Radio Resource Control

 

SPL

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

TCH

Traffic channel

 

TDD

Time Division Duplex

 

UARFCN

UTRA Absolute Radio Frequency Channel Number

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

UE

User Equipment

 

UL

Up Link (From UE to BTS)

 

UMTS

Universal Mobile Telecommunication System

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Universal Terrestrial Radio Access

 

EMC emission measurements for ports of radio and/or associated ancillary equipment are provided in Table 1 in QCVN 18:2014/BTTTT (see Table 1) and conditions are set out in Table 2 of the present document.

Table 1. EMC emission measurements for mobile terminals and ancillary equipment of GSM and DCS under Table 1, QCVN 18:2014/BTTTT

Phenomenon

Application

Equipment test requirement

Reference clause in QCVN 18:2014/BTTTT

Radio and ancillary equipment for fixed use (e.g. base station equipment)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Radiated emission

enclosure of ancillary equipment

applicable for stand alone testing

applicable for stand alone testing

2.1.3

Conducted emission

DC power input/output port

Applicable

Not applicable

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Conducted emission

AC power input/output port

Not applicable

Not applicable

2.1.5

harmonic current emissions

AC mains input port

Not applicable

Not applicable

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Voltage fluctuations and flicker

AC mains input port

Not applicable

Not applicable

2.1.7

Conducted emission

Telecommunication port

Not applicable

Not applicable

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Table 2. Conditions for EMC emission measurements for mobile terminals and ancillary equipment of GSM and DCS

Reference clause in QCVN 18:2014/BTTTT

Conditions for measurements, additional to or modifying Clause 2.1 in QCVN 18:2014/BTTTT

2.1.3 “Enclosure of ancillary equipment measured on a stand alone basis”

At the manufacturer's discretion, ancillary equipment can also be measured in combination with the radio equipment under test. When the ancillary equipment is measured in combination with the radio equipment, radiated emissions from the transmitter/transceiver shall be ignored, but recorded in the test report.

EMC emission measurements for ports of radio and/or associated ancillary equipment are provided in Table 1 in QCVN 18:2014/BTTTT (see Table 1).

EMC immunity measurements for ports of radio and/or associated ancillary equipment are provided in Table 2 in QCVN 18:2014/BTTTT (see Table 3) and conditions are set out in Table 4 of the present document.

Table 3. MC emission measurements for mobile terminals and ancillary equipment of GSM and DCS under Table 2, QCVN 18:2014/BTTTT

Phenomenon

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Equipment test requirement

Reference clause in QCVN 18:2014/BTTTT

Radio and ancillary equipment for fixed use (e.g. base station equipment)

Radio and ancillary equipment for vehicular use (e.g. mobile equipment)

RF electromagnetic field (80 MHz to 1 000 MHz and 1 400 MHz to 2 700 MHz)

enclosure

Applicable

Applicable

2.2.3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

enclosure

Not applicable

Applicable

2.2.4

Fast transients, common mode

signal, telecommunication and control ports, DC and AC power ports

Not applicable

Not applicable

2.2.5

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

signal, telecommunication and control ports, DC and AC power ports

Applicable

Not applicable

2.2.6

transients and surges

DC power input ports

Applicable

Not applicable

2.2.7

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

AC mains input port

Not applicable

Not applicable

2.2.8

surges, line to line and line to ground

AC mains power input ports, telecommunication ports

Not applicable

Not applicable

2.2.9

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Reference clause in QCVN 18:2014/BTTTT

Conditions for measurements, additional to or modifying Clause 2.2 in QCVN 18:2014/BTTTT

2.2.3 “Radio frequency electromagnetic field”, “Test method” clause

When using the max hold detector method at each test frequency step initially an unmodulated test signal shall be applied. Then the test modulation shall be applied.

The test shall be repeated with the equipment in the idle mode of operation and the exclusion band shall not be used during this test.

2.2.6 “Radio frequency, common mode”, “Test method” clause

When using the max hold detector method at each test frequency step initially an unmodulated test signal shall be applied. Then the test modulation shall be applied.

 

The stepped frequency increments may be 50 kHz increment of the momentary frequency in the frequency range 150 kHz to 5 MHz. When using the max hold detector method, initially at each test frequency step an unmodulated immunity test signal shall be applied. Then the modulation of the immunity RF test signal (1 kHz tone) shall be applied as specified in QCVN 18:2014/BTTTT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

During tests with pulses 3a and 3b, the performance criteria TT shall apply (see clause 2.5.1.3).

EMC immunity measurements for ports of radio and/or associated ancillary equipment are provided in Table 2 in QCVN 18:2014/BTTTT (see Table 3) and conditions are set out in Table 5 of the present document.

Table 5. Conditions for immunity measurements for mobile terminals and ancillary equipment of CDMA Direct Spread (UTRA and E-UTRA)

Reference clause in QCVN 18:2014/BTTTT

Conditions for measurements, additional to or modifying Clause 2.2 in QCVN 18:2014/BTTTT

2.2.3 “Radio frequency electromagnetic field”, “Test method” clause

When using the max hold detector method at each test, frequency step initially an unmodulated test signal shall be applied. Then the test modulation shall be applied.

2.2.6 “Radio frequency, common mode”, “Test method” clause

There is no exclusion band for the equipment in the scope of the present document.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The procedure used for identifying narrowband responses does not apply to conducted immunity tests in the frequency range 150 kHz to 80 MHz (see clause 2.3.4).

2.2.7. “Transients and surges in the vehicular environment”, “Performance criteria” section

During tests with pulses 3a and 3b, the performance criteria TT shall apply (see clause 2.5.1.3).

The test conditions are set out in Annex A in QCVN 18:2014/BTTTT and the provisions in clauses 2.3.2 to 2.3.5 of the present document.

Whenever the EUT is provided with a detachable antenna, the EUT shall be tested with the antenna fitted in a manner typical of normal intended use, unless specified otherwise.

2.3.2.1. Arrangements for test signals for GSM and DCS

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, A.2 shall apply with the following modifications given in clauses 2.3.2.1.1 to 2.3.2.1.3.

2.3.2.1.1. GSM and DCS Arrangements for establishing a communications link

The nominal frequency of the wanted RF input signal (for the receivers) shall be selected by setting the Absolute Radio Frequency Channel Number (ARFCN) to an appropriate number (e.g. in case of GSM 900 MHz this is 60 to 65, and in case of GSM 1 800 MHz this is 690 to 706).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When the EUT is required to be in the transmit/receive mode, the following conditions shall be met:

-  the EUT shall be commanded to operate at maximum transmit power;

-  the downlink RXQUAL shall be monitored.

2.3.2.1.2. GSM and DCS Calibration of the overall audio link performance

Prior to the test sequence, the reference level of the speech output signal on both the downlink and uplink shall be recorded on the test instrumentation, as shown in figure 1.

If the equipment does not include acoustical transducers (e.g. a microphone or loudspeaker) the equivalent electrical reference levels shall be specified by the manufacturer.

The voice processor may often apply noise and echo cancellation algorithms which attempt to eliminate or reduce steady state audio signals as e.g. the 1 kHz calibration signals.

The calibration should be carried out with the noise and echo cancellation algorithms disabled.

If the noise and echo cancellation algorithms cannot be disabled then the reference level of the speech output signal should be measured using a max-hold detection on the audio level meter in order to determine the level before the noise and echo cancellation algorithms become effective.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-  The EUT is not used for the calibration of the downlink. Adjust the output of the audio test source to achieve a reference level equivalent to a SPL of 0 dBPa at 1 kHz at the input of the acoustic coupler for the downlink. Record the reading of the audio level meter as the reference level.

-  If in handsfree applications an external loudspeaker is used, the SPL from the external loudspeaker is higher than that from the earpiece of the portable by a certain amount in order to overcome a high ambient noise level. Two methods can be used to achieve the required SPL:

+ the downlink reference level shall be increased by the same amount in order to compensate for the difference in SPL; or

+ the distance between the loudspeaker and the measuring microphone shall be adjusted during the measurement procedure.

Calibration of the uplink:

-  For the calibration of the uplink the EUT is used. Adjust the output of the audio test source to achieve a reference level equivalent to a SPL of -5 dBPa at 1 kHz at the Mouth Reference Point (MRP) defined in Recommendation ITU-T P.64. Record the reading of the audio level meter, which is connected to the output of the test system, as the reference level.

-  For handsfree applications, normally no corrections are made to the uplink reference level. If it is not possible to perform the above calibration, the manufacturer shall specify the distance between the MRP and the microphone.

Figure 1. Audio breakthrough measurement, calibration set-up for portable equipment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The voice processor may apply noise and echo cancellation algorithms which attempt to eliminate or reduce steady state audio signals as e.g. the 1 kHz calibration signals.

When the audio levels are measured during testing the EUT software shall be configured for voice applications. If the algorithms for noise and echo cancellation are not disabled, then the level shall be measured using a max-hold detection on the audio level meter in order to determine the level before the noise and echo cancellation algorithms become effective.

Set the EUT volume to provide the nominal audio level if specified by the manufacturer. If no such level is specified, the centre volume step shall be used. The volume settings shall be recorded in the test report.

The level of the output signal from the downlink speech channel of the EUT at the mobile or portable's earpiece shall be assessed by measuring the Sound Pressure Level (SPL) as shown in figure 2. When an external loudspeaker is used the acoustic coupler shall be fixed to the loudspeaker in the position used during the calibration.

The level of the decoded output signal from the uplink speech channel of the EUT at the analogue output of the test system shall be measured. Pick up of extraneous background noise by the microphone of the EUT shall be minimized by sealing the speech input port (microphone) of the EUT (see figure 2).

If the equipment is designed for use with external transducers, they shall be included in the test configuration. If the equipment does not include acoustical transducers the line voltage developed across a specified termination impedance may be measured.

Figure 2: Audio breakthrough measurement, test set-up for portable equipment

2.3.2.2. Arrangements for test signals for CDMA Direct Spread (UTRA and E-UTRA)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-  The wanted RF signal nominal frequency shall be selected by setting the UTRA or E-UTRA Absolute Radio Frequency Channel Number (UARFCN or EARFCN) to an appropriate number;

-  A communication link shall be set up with a suitable base station simulator (hereafter called "the test system"). The test system shall be located outside of the test environment;

-  Where possible the test of the transmitter section and receiver section of the EUT may be carried out simultaneously to reduce test time.

Immunity tests shall be performed in two modes of operation:

- with a communication link established (traffic mode); and

 

 

- in the idle mode.

When the EUT is required to be in the traffic mode, a call is set up according to the Generic call set-up procedure and the following conditions shall be met:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-  the DTX shall be disabled;

-  Inner Loop or Up Link Power Control shall be enabled;

-  for UTRA the transmitting and/or receiving (UL/DL) bit rate for reference test channel shall be 12,2 kbit/s. E-UTRA the transmitting and/or receiving (UL/DL) bit rate for reference test channel shall be the reference measurement channel as specified in Annex C in ETSI TS 136 101 with parameters specified in tables 7.3.1-1 and 7.3.1-2 in ETSI TS 136 101;

-  For UTRA see ETSI TS 134 108 and ETSI TS 134 109 Logical Test Interface for details regarding generic call set-up procedure and BER, BLER test loop scenarios; for E-UTRA see ETSI TS 136 508 and ETSI TS 136 509 for details regarding generic call set-up procedure and throughput test loop scenarios.

When the EUT is required to be in the idle mode the following conditions shall be met:

-  UE shall be camped on a cell;

-  UE shall perform Location Registration (LR) before the test, but not during the test;

-  UE's neighbour cell list shall be empty;

-  paging repetition period and DRX cycle shall be set to minimum (shortest possible time interval).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.2.3. Arrangements for test signals at the input of transmitters

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, A.2.1 shall apply. For GSM and DCS, A.2.1 in QCVN 18:2014/BTTTT shall apply with the following modifications:

-  The test system shall command the EUT to disable Discontinuous Transmission (DTX);

-  A communication link shall be set up between the EUT and the test system.

2.3.2.4. Arrangements for test signals at the output of transmitters

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, A.2.2 shall apply with the following modifications:

-  Where the equipment incorporates an external 50 Ω RF antenna connector that is normally connected via a coaxial cable, then the wanted signal to establish a communication link shall be delivered from that connector by a coaxial cable.

-  Where the equipment incorporates an external 50 Ω RF antenna connector, but this port is not normally connected via a coaxial cable, and where the equipment does not incorporate an external 50 Ω RF connector (integral antenna equipment), then the wanted signal, to establish a communication link, shall be delivered from the equipment to an antenna located within the test environment.

2.3.2.5. Arrangements for test signals at the input of receivers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, A.2.3 shall apply with the following modifications:

-  Where the equipment incorporates an external 50 Ω RF antenna connector that is normally connected via a coaxial cable, then the wanted signal to establish a communication link shall be delivered from that connector by a coaxial cable.

-  Where the equipment incorporates an external 50 Ω RF antenna connector, but this port is not normally connected via a coaxial cable, and where the equipment does not incorporate an external 50 Ω RF connector (integral antenna equipment), then the wanted signal, to establish a communication link, shall be delivered from the equipment to an antenna located within the test environment.

2.3.2.5.2. Arrangements for test signals at the input of GSM and DCS receivers

The wanted RF input signal level shall be set to 40 dB above the reference sensitivity level as defined in ETSI TS 100 911, clause 6.2 to provide a stable communication link.

2.3.2.5.3. Arrangements for test signals at the input of CDMA Direct Spread (UTRA and E-UTRA) receivers

For immunity testing the wanted RF signal level at the input of the EUT shall be at least 40 dB above the reference sensitivity level to provide a stable communication link. The reference sensitivity level is defined in ETSI TS 125 101 and ETSI TS 125 102 or ETSI TS 136 101.

For emission testing the wanted RF signal level at the input of the measuring receiver shall be no more than 15 dB above the reference sensitivity level, to ensure that it operates within its dynamic range.

2.3.2.6. Arrangements for test signals at the output of receivers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, A.2.4 shall apply.

When the EUT is required to be in the idle mode, the test system shall simulate a Base Station (BS) with Broadcast Control Channel/Common Control Channel (BCCH/CCCH) on one carrier. The EUT shall be synchronized to the BCCH, listening to the CCCH and able to respond to paging messages. Periodic Location Updating shall be disabled.

2.3.2.6.2. Arrangements for test signals at the output of CDMA Direct Spread (UTRA and E-UTRA) receivers

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, A.2.4 shall apply. The specific arrangements for test signals at the output of receivers are in annexes A and B.

2.3.3.1. GSM and DCS Receiver and receivers of duplex transceivers exclusion band

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, A.3 shall apply.

The exclusion band for receivers and receiver sections of transceivers is the band of frequencies over which no immunity tests with radiated RF are made.

2.3.3.2. GSM and DCS Transmitter exclusion band

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, A.3 shall apply.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.3.3. CDMA Direct Spread (UTRA and E-UTRA) Transmitter exclusion band

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, A.3 shall apply.

2.3.3.4. CDMA Direct Spread (UTRA and E-UTRA) Receiver exclusion band

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, A.3 shall apply.

2.3.4.1. GSM and DCS Narrow band responses of receivers and receivers of duplex transceivers

Responses on receivers or duplex transceivers occurring during the test at discrete frequencies which are narrow band responses (spurious responses), are identified by the following method (the procedure below only applies if the separation between test frequencies exceeds 500 kHz):

-  if during an immunity test the RXQUAL or speech output signal level being monitored goes outside the specified figure, it is necessary to establish whether the RXQUAL increase or speech output signal level increase is due to a narrow band response or to a wide band phenomenon. Therefore, the test shall be repeated with the unwanted signal frequency increased, and then decreased by 400 kHz;

-  if the RXQUAL increase or speech output signal level increase disappears in either or both of the above 400 kHz offset cases, then the response is considered as a narrow band response;

-  if the RXQUAL increase or speech output signal level increase does not disappear, this may be due to the fact that the offset has made the frequency of the unwanted signal correspond to the frequency of another narrow band response. Under these circumstances the procedure is repeated with the increase and decrease of the frequency of the unwanted signal set to 500 kHz;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Narrow band responses are disregarded.

2.3.4.2. CDMA Direct Spread (UTRA and E-UTRA) Narrow band responses on receivers

2.3.4.2.1. UTRA

Responses on receivers or duplex transceivers occurring during the immunity tests at discrete frequencies, which are narrow band responses (spurious responses), are identified by the following method:

-  if during an immunity test the quantity being monitored goes outside the specified tolerances, it is necessary to establish whether the deviation is due to an unwanted effect on the receiver of the UE or on the test system (narrow band response) or to a wideband (EMC) phenomenon. Therefore, the test shall be repeated with the UARFCN increased or decreased by:

+ FDD bands I, VIII.

-  if the deviation does not disappear, the procedure is repeated with the UARFCN increased or decreased from the original value by:

+ FDD bands I, VIII.

-  if the deviation does not disappear with the increased and/or decreased UARFCN, the phenomenon is considered wideband and therefore an EMC problem and the equipment fails the test.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.4.2.2.  E-UTRA

Responses on receivers or duplex transceivers occurring during the immunity tests at discrete frequencies, which are narrow band responses (spurious responses), are identified by the following method:

-  if during an immunity test the quantity being monitored goes outside the specified tolerances, it is necessary to establish whether the deviation is due to an unwanted effect on the receiver of the UE or on the test system (narrow band response) or to a wide band (EMC) phenomenon. Therefore, the test shall be repeated with the unwanted signal frequency increased or decreased by BWChannel MHz, where BWChannel is the channel bandwidth as defined in ETSI TS 136 101;

-  if the deviation does not disappear, the procedure is repeated the unwanted signal frequency increased or decreased by 2 × BWChannel MHz,

-  if the deviation does not disappear with the increased and/or decreased frequency, the phenomenon is considered wide band and therefore an EMC problem and the equipment fails the test.

Narrow band responses are disregarded.

2.3.5.1. GSM and DCS Normal test modulation

The immunity tests in voice call mode shall be performed without the application of any external modulation input signal.

For immunity tests in voice call mode, the overall audio uplink and downlink performance of the radio equipment shall be calibrated before the start of the tests. The calibration procedure is explained in clause 2.3.2.1.2.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.3.5.2. CDMA Direct Spread (UTRA and E-UTRA) Normal test modulation

For transmission of analogue speech or audio signals (voice call mode), immunity tests shall be performed without the application of any external modulation input signal.

The overall audio Up Link (UL) and Down Link (DL) performance of the radio equipment shall be calibrated before the start of the tests. The calibration procedure is explained in clause A.1..

The immunity tests in the data transfer mode shall be performed with the application of an appropriate external modulation input signal such that the performance of the data call can be monitored. For assessment of the data transfer mode, refer to Annex B.

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, B.1 shall apply with the following modifications:

-  The information about the bandwidth of the IF filter immediately preceding the demodulator as set out in Annex B in QCVN 18:2014/BTTTT is not applicable to radio equipment in the scope of the present document.

2.4.2.1. GSM and DCS Equipment with analogue speech circuits

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, B.2 shall apply.

The performance of equipment which supports voice and data calls is assessed based on the voice call.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, B.2 shall apply.

The assessment of the equipment performance shall be specified by the manufacturer.

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, B.3 shall apply.

2.4.4.1. GSM and DCS Ancillary equipment

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, B.4 shall apply with the following modifications:

-  For emission measurements on transmitters performed in conjunction with associated ancillary equipment, the radiated emissions from the transmitter shall be ignored.

2.4.4.2. CDMA Direct Spread (UTRA and E-UTRA) Ancillary equipment

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, B.4 shall apply with the following modifications:

-  Ancillary equipment shall be tested with it connected to a UE in which case compliance shall be demonstrated to the appropriate clauses of the present document.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-  Portable or mobile equipment or combinations of equipment, when used in conjunction with a charger powered from the AC mains, shall in addition fulfil the requirements of radio and ancillary equipment for fixed use.

The equipment shall meet the performance criteria specified in this clause and clauses 2.5.1.2 to 2.5.1.4, as appropriate.

Portable equipment intended for use whilst powered by the main battery of a vehicle shall additionally fulfil the applicable requirements set out in QCVN 18:2014/BTTTT, clauses 2.1 and 2.2 for mobile equipment.

Portable or mobile equipment powered by the AC mains shall additionally fulfil the applicable requirements of QCVN 18:2014/BTTTT, clauses 2.1 and 2.2 for radio and ancillary equipment for fixed use.

The establishment and maintenance of a communications link, the assessment of RXQUAL, and the assessment of the audio breakthrough by monitoring the speech output signal level, are used as performance criteria to ensure that all primary functions of the transmitter and receiver are evaluated during the immunity tests. In addition, the test shall also be performed in idle mode to ensure the transmitter does not unintentionally operate.

The maintenance of a communications link shall be assessed using an indicator which may be part of the test system or the EUT.

If an equipment is of a specialized nature, such that the performance criteria described in the following clauses are not appropriate, then the manufacturer shall declare, for inclusion in the test report, his own specification for an acceptable level of performance or degradation of performance during. The performance specification shall be included in the product description and documentation.

The performance criteria specified by the manufacturer shall give the same degree of immunity protection as called for in the following clauses.

A communication link shall be established at the start of the test, see clauses 2.3.2.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NOTE: When there is a high level background noise present the filter bandwidth can be reduced down to a minimum of 40 Hz.

At the conclusion of the test, the EUT shall operate as intended with no loss of user control functions or stored data, and the communication link shall have been maintained. In addition to confirming the above performance during a call, the test shall also be performed in idle mode, and the transmitter shall not unintentionally operate.

A communication link shall be established at the start of the test, see clause 2.3.2.

At the conclusion of each exposure the EUT shall operate with no user noticeable loss of the communication link.

At the conclusion of the total test comprising the series of individual exposures, the EUT shall operate as intended with no loss of user control functions or stored data, as declared by the manufacturer, and the communication link shall have been maintained.

In addition to confirming the above performance during a call, the test shall also be performed in idle mode, and the transmitter shall not unintentionally operate.

A communication link shall be established at the start of the test, see clause 2.3.2.

During the test, the RXQUAL of the downlink shall not exceed the value of three, measured during each individual exposure in the test sequence.

During the test, the downlink speech output level shall be at least 35 dB less than the previously recorded reference levels, when measured through an audio band pass filter of width 200 Hz, centred on 1 kHz (audio breakthrough check).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the conclusion of the test, the EUT shall operate as intended with no loss of user control functions or stored data, and the communication link shall have been maintained.

A communication link shall be established at the start of the test, see clause 2.3.2.

At the conclusion of each exposure the EUT shall operate with no user noticeable loss of the communication link.

At the conclusion of the total test comprising the series of individual exposures, the EUT shall operate as intended with no loss of user control functions or stored data, as declared by the manufacturer, and the communication link shall have been maintained.

The provisions of QCVN 18:2014/BTTTT, C.4 shall apply.

2.5.2.1. General

The equipment shall meet the performance criteria specified in this clause and clauses 2.5.2.2 and 2.5.2.3 as appropriate.

The maintenance of a communications link shall be assessed by using an indicator, which may be part of the test system or the equipment under test.

If an equipment is of a specialized nature, such that the performance criteria described in the following clauses are not appropriate, then the manufacturer shall declare, for inclusion in the test report, his own specification for an acceptable level of performance or degradation of performance during. The performance specification shall be included in the product description and documentation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In addition, the test shall also be performed in idle mode to ensure the transmitter does not unintentionally operate.

2.5.2.2. Performance criteria for continuous phenomena

2.5.2.2.1. General

A communication link shall be established at the start of the test.

In the speech mode, the performance criteria shall be that the Up Link and Down Link speech output levels shall be at least 35 dB less than the recorded reference levels, when measured through an audio band pass filter of width 200 Hz, centred on 1 kHz (Annex A).

NOTE: When there is a high level of background audio noise present, the filter bandwidth can be reduced down to a minimum of 40 Hz.

At the conclusion of the test, the EUT shall operate as intended with no loss of user control functions or stored data, and the communication link shall have been maintained.

In addition to confirming the above performance during a call, the test shall also be performed in idle mode, and the transmitter shall not unintentionally operate.

2.5.2.2.2. UTRA

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-  if the BER (as referred in ETSI TS 134 109) is used, it shall not exceed 0,001 during the test sequence;

-  if the BER (as referred in ETSI TS 134 109) is used, it shall not exceed 0,01 during the test sequence.

The BLER calculation shall be based on evaluating the CRC on each transport block.

2.5.2.2.3.  E-UTRA

In the data transfer mode, the performance criteria shall be that the throughput shall be 95 % of the maximum throughput of the reference measurement channel as specified in Annex C in ETSI TS 136 101 with parameters specified in tables 7.3.1-1 and 7.3.1-2 in ETSI TS 136 101 during the test sequence.

2.5.2.3. Performance criteria for Transient phenomena

A communications link shall be established at the start of the test, clauses 2.3.1 and 2.3.2.

At the conclusion of each exposure the EUT shall operate with no user noticeable loss of the communication link.

At the conclusion of the total test comprising the series of individual exposures, the EUT shall operate as intended with no loss of user control functions or stored data, as declared by the manufacturer, and the communication link shall have been maintained.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.1. Equipment in the scope of Clause 1.1 of the present document must comply with technical requirements specified in the present document and have its conformity declared under the present document.

3.2. For GSM mobile terminals, the present document shall apply instead of QCVN 86:2015/BTTTT for the purpose of complying with regulations on conformity declaration of the Ministry of Information and Communications.

3.3. For W-CDMA FDD mobile terminals and E-UTRA FDD mobile terminals, the present document shall apply instead of QCVN 18:2014/BTTTT for the purpose of complying with regulations on conformity declaration of the Ministry of Information and Communications.

Relevant organizations and individuals shall comply with regulations on declaration of conformity of equipment in the scope of the present document and be subject to inspection by regulatory agencies in accordance with applicable regulations.

5.1. Vietnam Telecommunications Authority, Authority for Radio Frequency Management and Departments of Information and Communications shall provide guidelines for management of radio equipment in accordance with this document.

5.2. In the cases where any of the provisions referred to in this document is amended or replaced, the newest one shall apply.

5.3. Difficulties that arise during the implementation of this document should be reported to the Ministry of Information and Communications (the Department of Science and Technology) for instructions and resolution./.

 

A.1. Calibration of audio levels

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Set the EUT volume to provide the nominal audio level if specified by the manufacturer. If no such level is specified, the centre volume step shall be used.

Prior to the test sequence, the reference level of the speech output signal on both the downlink and uplink shall be recorded on the test instrumentation, as shown in figure A.1. The reference level shall be equivalent to the SPL of 0 dBPa at 1 kHz at the input of the acoustical coupler described ETR 027 for the downlink, and -5 dBPa at 1 kHz at the mouth reference point (MRP) defined in Recommendation ITU-T P.64 for the uplink.

NOTE 1: The MRP is defined with respect to an artificial head defined in Recommendation ITU-T P.76. The handset should be mounted on the artificial head such that the ear piece is centred at the artificial ear.

 NOTE 2: If the equipment does not include acoustical transducers (e.g. a microphone or loudspeaker) the manufacturer should specify the equivalent electrical reference levels.

The voice processor may often apply noise and echo cancellation algorithms, which attempt to eliminate or reduce steady state audio signals as e.g. the 1 kHz calibration signals. These algorithms may be disabled during the calibration procedure. Specialized test software may be required. If the algorithms cannot be disabled then the reference level shall be measured using a max-hold detection on the audio level meter in order to determine the level before the noise and echo cancellation algorithms become effective.

Normally no corrections are made to the uplink reference level. The manufacturer shall specify the distance between the MRP and the microphone.

Figure A.1. Audio breakthrough measurement, calibration set-up for portable equipment

NOTE: The EUT is in position during calibration of the uplink, but not during calibration of the downlink where the EUT is replaced by the 1 kHz test audio source. During calibration of the uplink the mouthpiece shall be placed with respect to the MRP in a way representing intended use.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When the audio levels are measured during testing the EUT software shall be configured for voice applications. If the algorithms for noise and echo cancellation are not disabled, then the level shall be measured using a max-hold detection on the audio level meter in order to determine the level before the noise and echo cancellation algorithms become effective.

The level of the output signal from the downlink speech channel of the EUT at the mobile or portable's ear piece shall be assessed by measuring the Sound Pressure Level (SPL) as shown in figure A.2. When an external loudspeaker is used the acoustical coupler shall be fixed to the loudspeaker in the position used during the calibration. The level of the decoded output signal from the uplink speech channel of the EUT at the analogue output of the test system shall be measured. Pick up of extraneous background noise by the microphone of the EUT shall be minimized.

NOTE: If the equipment is designed for use with external transducers, they should be included in the test configuration. If the equipment does not include acoustical transducers the line voltage developed across specified termination impedance may be measured.

Figure A.2. Audio breakthrough measurement, test set-up for portable equipment

CDMA Direct Spread Performance assessment of data transfer call. Error Ratios

B.1.

Calibration of data transfer

B.1.1. UTRA

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

B.1.2. E-UTRA

For the EUT, calibration of the data transfer may be performed by assessing the throughput percentage before applying the RF immunity test signal.

B.2. Assessment of data transfer

B.2.1. UTRA. Derivation of Error Ratios

The manufacturer shall provide the method for calculating the Error Ratio. Known data patterns shall be transferred bi-directionally from end-to-end (the whole of the UL and DL will be exercised). Performance assessment shall be made at each frequency step. Comparison between transmitted known data and received data shall result in the Error Ratio.

The data patterns used should be of sufficient length to give valid results and should be equivalent to the used channel bit rate.

Possible data patterns for assessing the Error Ratio are BER, BLER and User Data. Detailed description of BER and BLER can be found from ETSI TS 134 109.

End-User Data may be used where BER and BLER measurements are not appropriate and is a manufacturer's decision.

EXAMPLE: In the cases when the EUT consists of UE with data application ancillary and the data application ancillary itself does not support a loopback function that can be applied for the assessment of BER or BLER, as specified in ETSI TS 134 109. This would lead into a situation where the data application ancillary is not exercised, i.e. the data transfer loop is not end-to-end.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Following formula may apply to End-User Data:

Error Ratio

=

erroneuos(bits, bytes,symbols,etc.)

x 100

=

n%

total number of (bits, bytes,symbols,etc.)

(In case that high Error Ratios exist, ensure that errors are a consequence of EMC stress.)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The data patterns used should be of sufficient length to give valid results and should be equivalent to the used channel bit rate.

B.3. EUT without data application ancillary

Data monitoring Devices are here considered as part of the Test System. Arrangements should be made by the manufacturer, if needed, to couple the Data monitoring Device by a method which does not affect the radiated electromagnetic field (e.g. ultrasonic or optical).

Figure B.1. Error Ratio or throughput assessment, test set-up for EUT without data application ancillary

B.4. EUT with data application ancillary

The Data monitoring Device is here considered as a part of the Test System. The Data application ancillary should be part of the data transfer (UL and DL) loop and is included in the EUT configuration.

Figure B.2. Error Ratio or throughput assessment, test set-up for EUT with data application ancillary

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Annex C

(informative)

Examples of cellular mobile terminals and ancillary equipment

C.1.

Phase 1, Phase 2, and Phase 2+ GSM 900 MHz and DCS 1800 MHz digital cellular mobile terminals and ancillary equipment

Definitions for Phase 1, Phase 2, and Phase 2+ GSM 900 MHz and DCS 1800 MHz digital cellular mobile terminals and ancillary equipment are found in:

-  ETSI I-ETS 300 034-1 for Phase 1 GSM 900 equipment

-  ETSI I-ETS 300 034-2 for Phase 1 GSM 1800 equipment; or

-  ETSI ETS 300 578 for Phase 2 GSM 900 or Phase 2 DCS 1800 equipment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

C.2. Cellular mobile terminals and ancillary equipment for the IMT-2000 CDMA Direct Spread (UTRA)

Definitions for cellular mobile terminals and ancillary equipment for the IMT-2000 CDMA Direct Spread (UTRA) are found in:

-  ETSI TS 125 101 and ETSI TS 125 102.

C.3. Cellular mobile terminals and ancillary equipment for the Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA)

Definitions for cellular mobile terminals and ancillary equipment for the Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) are found in :

-  ETSI TS 136 101.

 

Bibliography

[1] ETSI EN 301 489-52 V1.1.0 (2016-11) Electromagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; Part 52: Specific conditions for Cellular Communication Mobile and portable (UE) radio and ancillary equipment; Harmonised Standard covering the essential requirements of article 3.1(b) of Directive 2014/53/EU.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 10/2019/TT-BTTTT ngày 04/10/2019 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.411

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.28.135
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!