Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 10/2012/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Nguyễn Khắc Chử
Ngày ban hành: 03/04/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2012/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 03 tháng 4 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 29/11/2006;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ;

Căn cứ Nghị định số: 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;

Căn cứ Nghị định số: 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học - công nghệ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số: 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24/4/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư;

Căn cứ Quyết định số: 712/QĐ- TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam đến 2020”;

Căn cứ Quyết định số: 2204/QĐ- TTg ngày 6/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình “Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015”;

Căn cứ Thông tư Số: 22/2011/TTLT-BTC-BKHCN liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án sản xuất thử nghiệm được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí;

Căn cứ Thông tư số: 22/2009/TT-BTC, ngày 04/02/2009 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hỗ trợ Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Khắc Chử

 

QUY CHẾ

HỖ TRỢ ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 10/2012/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về việc hỗ trợ các hoạt động: Thẩm tra công nghệ; Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị; Chuyển giao công nghệ; Xác lập quyền sở hữu công nghiệp; Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa; Giải thưởng chất lượng; Hỗ trợ dự án sản xuất thử nghiệm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

2. Không áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

Trong quy định này các thuật ngữ được hiểu như sau:

1. Công nghệ: là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.

2. Thẩm tra công nghệ: là hoạt động thẩm định, kiểm tra đánh giá, Giám định trang thiết bị công nghệ đối với dự án đầu tư.

3. Chuyển giao công nghệ: là hình thức mua bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

4. Đổi mới công nghệ, thiết bị: là sự chủ động đầu tư mới, cải tiến, thay thế, thêm một phần đáng kể (cốt lõi, cơ bản) hay toàn bộ công nghệ, thiết bị.

5. Quyền sở hữu công nghiệp: là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền cạnh tranh không lành mạnh.

6. Văn bằng bảo hộ: là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.

7. Nhãn hiệu: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

8. Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải thành viên của tổ chức đó.

9. Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

10. Kiểu dáng công nghiệp: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

11. Sáng chế: là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

12. Chỉ dẫn địa lý: là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

13: Dự án sản xuất thử nghiệm: là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.

14. Công nghệ thông tin: là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

15. Dịch vụ Khoa học và Công nghệ: là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức Khoa học và Công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục I. HỖ TRỢ THẨM TRA CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ:

Điều 4: Thẩm tra công nghệ đối với các dự án đầu tư:

1. Đối tượng thẩm tra: Các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh được phân cấp quy định tại Điều 80 Nghị định số: 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, nếu cơ quan thẩm định dự án có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ có ý kiến về công nghệ, phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ, thì việc thẩm định công nghệ các dự án đầu tư xây dựng công trình có thể áp dụng các nội dung nêu tại Thông tư 10/2009/TT-BKHCN-Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2009

2. Nội dung thẩm tra

a). Xem xét công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

b). Đối với dự án đầu tư vào khu công nghệ cao, ngoài các quy định nêu tại Thông tư Thông tư 10/2009/TT-BKHCN, cần phải đáp ứng các tiêu chí nêu tại Quy định về tiêu chuẩn xác định dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao ban hành kèm theo Quyết định số 27/2006/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Kinh phí thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư

a). Nguồn kinh phí: kinh phí hỗ trợ cho công tác thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư, bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm, giao cho Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện

b). Mức chi:

Áp dụng mức chi nêu tại tiết a khoản 4 Phần II Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và trên cơ sở phù hợp với mức dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm được giao.

- Về chi phí đi lại, ăn, ở cho chuyên gia, thành viên hội đồng, chi phí in ấn tài liệu, nước uống phục vụ hội nghị, hội đồng thẩm định thực hiện theo các quy định về chi công tác phí, hội nghị phí.

Đối với cán bộ tham gia thẩm định dự án theo chức năng nhiệm vụ được giao, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước không được hưởng các khoản chi về thẩm định.

c). Chấp hành và quyết toán kinh phí:

- Hằng năm, căn cứ vào dự toán được giao, cơ quan thực hiện thẩm tra công nghệ dự án đầu tư thực hiện chi theo đúng các quy định tại Thông tư 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định về quản lý ngân sách nhà nước khác.

- Việc thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Mục II. HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ; CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ; XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP; NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA

Điều 5. Các hoạt động được khuyến khích, hỗ trợ

1. Đổi mới công nghệ; chuyển giao công nghệ.

2. Xác lập quyền, khai thác và phát triển đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp ở trong và ngoài nước: Nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế và chỉ dẫn địa lý.

3. Dự án nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Điều 6. Mức hỗ trợ tài chính cho hoạt động đổi mới công nghệ

1. Đổi mới công nghệ, thiết bị có giá trị từ 1.000.000.000 VNĐ trở lên được hỗ trợ đến 30% giá trị công nghệ, thiết bị, mức tối đa không quá 300.000.000 VNĐ.

2. Đổi mới công nghệ, thiết bị có giá trị nhỏ hơn 1.000.000.000 VNĐ được hỗ trợ đến 20% giá trị công nghệ, thiết bị, mức tối đa không quá 200.000.000 VNĐ.

Điều 7. Mức hỗ trợ tài chính cho hoạt động chuyển giao công nghệ

1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ có giá trị từ 1.000.000.000 VNĐ trở lên được hỗ trợ đến 30% giá trị hợp đồng, mức tối đa không quá 300.000.000 VNĐ.

2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ có giá trị nhỏ hơn 1.000.000.000 VNĐ được hỗ trợ đến 20% giá trị hợp đồng, mức tối đa không quá 200.000.000 VNĐ.

Điều 8. Mức hỗ trợ tài chính xác lập quyền sở hữu công nghiệp

1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp trong nước:

a) Đối với kiểu dáng công nghiệp: Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí xác lập quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Mức hỗ trợ cho 01 kiểu dáng công nghiệp là 8.000.000 đồng.

b) Đối với nhãn hiệu hàng hóa: mức hỗ trợ cho 01 nhãn hiệu là 4.000.000 VNĐ.

c) Đối với nhãn hiệu tập thể: mức hỗ trợ cho 01 nhãn hiệu tập thể là 20.000.000 VNĐ.

d) Đối với nhãn hiệu chứng nhận: mức hỗ trợ cho 01 nhãn hiệu chứng nhận là 100.000.000 VNĐ.

đ) Đối với Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: Mức hỗ trợ cho 01 giải pháp hữu ích là 15.000.000 VNĐ.

e) Đối với sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế: Mức hỗ trợ cho 01 sáng chế là 20.000.000 VNĐ.

g) Đối với chỉ dẫn địa lý: Mức hỗ trợ cho 01 chỉ dẫn địa lý là 200.000.000 VNĐ.

2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài:

Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ không quá 02 đối tượng sở hữu công nghiệp (Nhãn hiệu hàng hóa hoặc kiểu dáng công nghiệp) ở một quốc gia nơi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, hàng hóa. Mức hỗ trợ 100% lệ phí quốc gia (lệ phí đăng ký và lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo hộ) nước chỉ định đăng ký bảo hộ.

Điều 9. Mức hỗ trợ các dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

Đối với các dự án được phê duyệt tại Quyết định số: 712/QĐ- TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam đến 2020”, tùy theo từng dự án cụ thể, Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định mức hỗ trợ cụ thể đối với từng nội dung sau:

1. Hỗ trợ việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

2. Tăng cường năng lực thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước;

3. Đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất, chất lượng tại các ngành, địa phương;

4. Thông tin tuyên truyền;

5. Phổ biến, vận động thực hiện phong trào năng suất, chất lượng;

6. Hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng cho các tổ chức, cá nhân;

Điều 10. Thời gian đăng ký hỗ trợ

Các tổ chức, cá nhân đề nghị hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký về Sở Khoa học và Công nghệ trước ngày 01 tháng 8 hàng năm để tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh phí hỗ trợ.

Điều 11. Hội đồng thẩm định, xét duyệt

Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, xét duyệt hỗ trợ đổi mới công nghệ; chuyển giao công nghệ; xác lập quyền sở hữu công nghiệp; các dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là Hội đồng).

1. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

Phó chủ tịch Hội đồng là Giám đốc sở Tài chính và 01 đại diện lãnh đạo của ngành chuyên môn.

Ủy viên Hội đồng là những người đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức được hỗ trợ và chuyên gia, cán bộ kĩ thuật có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp.

Thư ký Hội đồng là Trưởng các phòng chuyên môn của Sở Khoa học và Công nghệ.

2. Số lượng thành viên Hội đồng từ 7- 9 thành viên.

3. Sở Khoa học và công nghệ là cơ quan thường trực của Hội đồng. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ với các thành viên và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng. Hội đồng họp phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng.

4. Hội đồng có trách nhiệm xem xét, đánh giá, xác định nội dung hỗ trợ.

Điều 12. Kiểm tra, nghiệm thu

1. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài Chính và các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, nghiệm thu thực tế tại các tổ chức, cá nhân đối với các hoạt động đổi mới công nghệ; chuyển giao công nghệ; các dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Đối với việc hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, kết quả thẩm định, xét duyệt của Hội đồng, đồng thời là kết quả nghiệm thu.

Điều 13. Kinh phí hoạt động của Hội đồng

Kinh phí cho hoạt động của Hội đồng được chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp Khoa học và Công nghệ được phân bổ hàng năm.

Mục III. HỐ TRỢ GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG

Điều 14. Hàng năm Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp xây dựng kế hoạch hỗ trợ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể đối với từng sản phẩm của các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động sau:

- Tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia;

- Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng;

- Chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy;

- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho các nhóm sản phẩm, hàng hóa chủ lực;

- Tham dự Chợ Công nghệ và Thiết bị, Hội chợ Thương hiệu;

- Tham dự các Giải thưởng về Khoa học và Công nghệ.

Mục IV. HỐ TRỢ CÁC DỰ ÁN DẢN XUẤT THỬ NGHIỆM

Điều 15. Mức hỗ trợ đối với các dự án sản xuất thử nghiệm:

Thực hiện theo thông tư liên tịch Số: 22/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 21 tháng 02 năm 2011 Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ "Hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án sản xuất thử nghiệm được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí".

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan quản lý và tổ chức, cá nhân được hỗ trợ kinh phí

1. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ:

- Tổng hợp xây dựng kế hoạch và lập dự toán hỗ trợ các hoạt động theo quy chế cho từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký đề nghị hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo kế hoạch hàng năm.

- Chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan tổ chức Hội đồng thẩm định, xét duyệt và kiểm tra, đánh giá nghiệm. Ngăn chặn hành vi lợi dụng để hưởng chính sách khuyến khích ưu đãi của Nhà nước nhằm đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích và có hiệu quả.

2. Trách nhiệm của Sở Tài chính và các sở, ban, ngành, huyện, thị xã có liên quan:

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc phân bổ dự toán, thẩm định, xét duyệt, kiểm tra nghiệm thu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:

Tổ chức, cá nhân được hỗ trợ kinh phí có trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng quy định hiện hành về quản lý tài chính.

Điều 17: Kinh phí và nguồn kinh phí:

1. Nguồn kinh phí hỗ trợ hàng năm được bố trí từ ngân sách địa phương trong dự toán chi sự nghiệp Khoa học và Công nghệ; từ quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ (nếu có), hoặc từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định phê duyệt Kế hoạch hoạt động Khoa học và Công nghệ hàng năm, trong đó có kinh phí hỗ trợ đối với các danh mục được hỗ trợ theo quy chế.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp trên cơ sở kế hoạch được giao, ý kiến đánh giá của Hội đồng, kết quả kiểm tra nghiệm thu thực tế.

Điều 18. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quy chế này được khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Các tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ quyền hạn cố ý làm trái nội dung quy chế này gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Các tổ chức, cá nhân bị phát hiện có hành vi gian dối để được hưởng hỗ trợ theo quy chế này thì phải hoàn trả toàn bộ kinh phí đã được cấp và bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện quy chế này có những vấn đề phát sinh, chưa phù hợp, cần phải chỉnh lý bổ sung, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu sẽ có văn bản điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 10/2012/QĐ-UBND ngày 03/04/2012 ban hành quy chế hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.517

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.184.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!