Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 75/2007/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 28/05/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 75/2007/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2007 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

A. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển công nghiệp điện tử trở thành một trong các ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế với định hướng xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử với các quy mô, loại hình khác nhau, từ lắp ráp thành phẩm đến sản xuất linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm phụ trợ, trong đó đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia.

3. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp trong nước trong thời gian tới là: chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hóa. 

4. Yếu tố quan trọng trong phát triển công nghiệp điện tử tại Việt Nam là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng.

B. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng công nghiệp điện tử Việt Nam phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

2. Mục tiêu đến năm 2010

Doanh số sản xuất đạt từ 4 đến 6 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu đạt từ 3 đến 5 tỷ USD; tạo việc làm cho 300 nghìn lao động; có tốc độ tăng trưởng từ 20% đến 30%/năm.

3. Tầm nhìn đến năm 2020

a) Công nghiệp điện tử là động lực phát triển, có đóng góp lớn cho xuất khẩu.

b) Tạo việc làm cho 500 nghìn lao động; xây dựng được đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên có trình độ quốc tế.

c) Năng lực sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường, không phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu.

d) Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.

đ) Các cơ sở sản xuất phân bố hợp lý theo định hướng phát triển vùng.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng sản phẩm và cơ cấu sản phẩm

a) Nhóm sản phẩm định hướng phát triển bao gồm: máy tính và các thiết bị ngoại vi; thông tin - viễn thông; điện tử y tế, điện tử công nghiệp, đo lường và tự động hóa; sản xuất linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ.

b) Tăng tỷ trọng sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện bằng việc tập trung sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dùng, các sản phẩm công nghệ cao để nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp.

c) Tận dụng tiềm năng sản xuất vật liệu điện tử, lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều lợi thế về tài nguyên. Ưu tiên phát triển một số lĩnh vực của công nghiệp phụ trợ như: chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử lý bề mặt (sơn, mạ…) phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử.

2. Định hướng thị trường

Đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm để đáp ứng được thị trường trong nước, tiếp cận thị trường khu vực và thế giới theo định hướng xuất khẩu. Tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và có tính cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

3. Định hướng nguồn nhân lực

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp điện tử. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực theo hướng:

a) Các chuyên gia thiết kế, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, có giá trị gia tăng cao và có tính cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới;

b) Các kỹ sư công nghệ có trình độ cao, có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến, ứng dụng có hiệu quả tại Việt Nam và có thể sáng tạo các công nghệ mới;

c) Đội ngũ công nhân lành nghề thực thi nhiệm vụ sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm;

d) Các nhà quản lý cấp trung gian giỏi, quản lý có hiệu quả các quá trình sản xuất.

4. Định hướng nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm và công nghệ

Nghiên cứu thiết kế các sản phẩm điện tử dân dụng, chuyên dùng, phụ tùng linh kiện đơn giản, có mức độ phức tạp vừa phải, mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ nghiên cứu thiết kế và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, có hàm lượng trí tuệ cao, tận dụng lợi thế về thiết kế, tích hợp hệ thống và khả năng lập trình để có những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

Phối hợp chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp để tận dụng năng lực, trang thiết bị và kết quả nghiên cứu. Khuyến khích đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh và hỗ trợ   phát triển các sản phẩm mới.

Tập trung đi thẳng vào công nghệ hiện đại, tiếp nhận công nghệ trực tiếp từ các công ty nước ngoài sáng tạo ra công nghệ nguồn, không qua trung gian với mục tiêu lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn hàng đầu.

5. Định hướng phát triển công nghiệp điện tử theo vùng

Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp điện tử ở các khu công nghiệp và khu chế xuất tại các vùng kinh tế trọng điểm theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội các vùng này đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Chính phủ.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

a) Hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngành công nghiệp điện tử.

b) Hoàn thiện các chính sách thuế theo hướng tạo điều kiện và tính đến lợi ích cho cả các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất, tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.

c) Thực hiện đúng cam kết trong các thoả thuận quốc tế (AFTA/CEPT, WTO…).

d) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ngành công nghiệp điện tử; minh bạch hoá cơ chế chính sách; tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư.

đ) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: cung cấp nguồn điện ổn định và đảm bảo mạng thông tin, mạng lưới giao thông thuận tiện; xây dựng các khu công nghệ thông tin tập trung. 

2. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư

a) Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử; đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

b) Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử.

c) Ưu tiên đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển, xúc tiến thương mại công nghiệp điện tử. Ưu tiên sử dụng vốn ODA vay lại của Chính phủ đối với các dự án phát triển công nghiệp điện tử.

3. Nhóm giải pháp về sản phẩm trọng điểm

Trong từng thời kỳ, Chương trình phát triển sản phẩm trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồng bộ với các cơ chế khuyến khích đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh, quy định về tỷ lệ chi phí nghiên cứu phát triển tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới. Doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia phát triển sản phẩm trọng điểm được hưởng các hỗ trợ ưu đãi đầu tư thông qua việc xem xét ưu đãi hỗ trợ đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước cho công đoạn nghiên cứu - phát triển, sản xuất thử nghiệm sản phẩm và các chương trình xúc tiến thương mại, các hỗ trợ đầu tư sản xuất tại khu công nghệ thông tin tập trung. Kinh phí hỗ trợ cho phát triển các sản phẩm trọng điểm nêu trên được trích từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho chương trình phát triển sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Nhóm giải pháp về thị trường

a) Thị trường trong nước: 

- Đối với các sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện: các doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao chất lượng, tăng cường tính năng sản phẩm để đạt được giá trị gia tăng cao.

- Đối với nhóm sản phẩm điện tử dân dụng: áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải thiện mẫu mã để tăng thị phần và thị trường trong nước.

b) Thị trường xuất khẩu: tạo ra sản phẩm điện tử phù hợp với nhu cầu thị trường, có chất lượng và giá cả cạnh tranh. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường độc lập hoặc trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, tham gia các hội chợ, triển lãm ở nước ngoài để có thông tin, thị trường, đối tác. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoặc các trung tâm thương mại ở nước ngoài để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

5. Nhóm giải pháp về công nghệ

a) Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và chuyển giao công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, hàm lượng trí tuệ cao.

b) Đầu tư có trọng điểm cho các công nghệ chiến lược, sản phẩm trọng điểm trên cơ sở tăng ngân sách cho nghiên cứu khoa học công nghệ; cung cấp tín dụng và bảo lãnh tín dụng cho việc ứng dụng công nghệ mới.

c) Xây dựng cơ chế thích hợp để thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học. Xây dựng hệ thống các phòng đo kiểm chất lượng sản phẩm điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế. Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia chương trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Hướng dẫn đăng ký sở hữu công nghiệp và đăng ký nhãn hàng.

6. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

a) Cải tiến mạnh mẽ phương pháp đào tạo và chương trình giảng dạy tại các khoa điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ các nhà quản lý, đội ngũ kỹ thuật viên và thợ lành nghề. Tiếp thu có chọn lọc chương trình, kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp điện tử từ nước ngoài, liên kết chặt chẽ với các tổ chức và cơ sở đào tạo có uy tín của thế giới và khu vực để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

b) Khuyến khích áp dụng mô hình đào tạo liên kết 3 bên (doanh nghiệp -viện, trường - cơ quan quản lý nhà nước) để đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao theo yêu cầu của doanh nghiệp, trong đó cơ sở đào tạo đặt dưới sự quản lý của doanh nghiệp hoặc khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung.

c) Giải quyết thoả đáng mối liên quan giữa đào tạo, sử dụng và đãi ngộ; giữa đào tạo và đào tạo lại. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện tử tự tổ chức đào tạo nguồn nhân lực.

7. Nhóm giải pháp về công nghiệp phụ trợ

a) Nâng cao năng lực các ngành gia công thiết yếu như: đột dập chi tiết kim loại, đúc, mạ, chế tạo khuôn mẫu trong khuôn khổ chương trình phát triển công nghiệp phụ trợ quốc gia.

b) Đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp quốc doanh trong ngành cơ khí, nhựa, đúc thành các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cho công nghiệp phụ trợ với mức độ chuyên môn hoá cao.

IV. CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

1. Dự án Xây dựng khu tổ hợp công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông do Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với các tập đoàn, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp điện tử thực hiện.

2. Dự án Tái cơ cấu sản xuất sản phẩm điện tử do Hiệp hội các doanh nghiệp điện tử Việt Nam chủ trì thực hiện.

3. Dự án Xây dựng Trung tâm thông tin về công nghiệp điện tử do Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì thực hiện.

4. Dự án Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp điện tử do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện.

Điều 2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương

1. Bộ Bưu chính, Viễn thông:

a) Chủ trì công bố và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển công nghiệp điện tử; xây dựng, ban hành danh mục các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; quản lý hiệu quả phần nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư vào các dự án phát triển sản phẩm trọng điểm;

b) Phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng các chính sách tạo điều kiện thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp điện tử; xây dựng, ban hành các quy chuẩn chất lượng, kỹ thuật cho các sản phẩm công nghiệp điện tử. Kết hợp với các địa phương, đặc biệt những vùng kinh tế được Kế hoạch phát triển theo vùng, miền tạo nên cơ chế, chính sách định hướng cho các nhà đầu tư phát triển sản xuất tập trung, thực hiện theo đúng định hướng phát triển của Kế hoạch tổng thể;

c) Là đầu mối kết nối thị trường cho các doanh nghiệp trong nước, cung cấp thông tin về xu hướng công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, phân tích, dự báo và đưa ra những số liệu thống kê tổng hợp theo quốc gia, vùng, ngành giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất sản phẩm theo nhu cầu thị trường, nghiên cứu phát triển công nghệ.

2. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các chương trình, chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ tương xứng với sự phát triển của công nghiệp điện tử.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng các chính sách xúc tiến đầu tư, tăng cường khả năng thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp điện tử; cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung của Nhà nước cho các chương trình phát triển công nghiệp điện tử theo từng thời kỳ.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung ban hành các chính sách thuế, nguồn vốn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư sản xuất; nghiên cứu ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích phát triển công nghiệp điện tử phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

5. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông và các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, chương trình, dự án nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu cho ngành công nghiệp điện tử. Ưu tiên công nghiệp điện tử trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích hoạt động nghiên cứu phát triển, nhập khẩu công nghệ, thương mại hoá kết quả khoa học và công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, đổi mới công nghệ; phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành  quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, các quy định về chuyển giao công nghệ đặc thù trong lĩnh vực công nghiệp điện tử.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng chính sách đào tạo, nội dung đào tạo; phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực bao gồm: chuyên gia, kỹ sư, lao động tay nghề sẵn sàng cho Kế hoạch phát triển công nghiệp điện tử.

8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng các chính sách về đào tạo lao động tay nghề, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động đối với người lao động; quan hệ giữa người lao động và sử dụng lao động trong ngành công nghiệp điện tử.

9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, sử dụng tiềm lực tái đầu tư vào xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, liên kết vùng miền, phát huy lợi thế về địa lý, kinh tế, nhân lực để thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung tại địa phương.

10. Các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp

Các Hiệp hội là đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Các Hiệp hội ngành hàng phải thực sự nhanh chóng phản hồi những ý kiến của doanh nghiệp, những vướng mắc về các thủ tục hành chính, yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước tích cực giúp đỡ các doanh nghiệp cùng tháo gỡ những trở ngại; mặt khác phải giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước về các chỉ tiêu thống kê, thông tin về thị trường, sản phẩm.

Các doanh nghiệp tích cực tham gia vào chương trình đổi mới cơ cấu doanh nghiệp, cải tiến phương thức làm việc phù hợp với tính chuyên nghiệp của các tập đoàn kinh tế quốc tế, các công ty đa quốc gia. Chú trọng hình thức tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm mới, phát triển sản phẩm công nghiệp trọng điểm. Khi tham gia vào các chương trình này, doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
  cơ quan thuộc Chính phủ;
- VPBCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
  thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; 
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao; 
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; 
- Kiểm toán Nhà nước;  
- UBTƯ Mặt trận Tổ quốc VN; 
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
  Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CN .

THỦ TƯỚNG
 
 


Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 75/2007/QD-TTg

Hanoi , May 28, 2007

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON DEVELOPMENT OF VIETNAM'S ELECTRONICS INDUSTRY UP TO 2010, WITH A VISION TOWARD 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 29, 2006 Law on Information Technology;
At the proposal of the Minister of Post and Telematics,

DECIDES:

Article 1.- To approve the master plan on development of Vietnam's electronics industry up to 2010, with a vision toward 2020, with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS AND OBJECTIVES

A. VIEWPOINTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To encourage various economic sectors to invest in electronics industry in different scopes and forms, from assembly of finished products to manufacture of accessories, spare parts and subsidiary products, attaching special importance to attracting foreign investment from transnational conglomerates.

3. In the coming time, domestic enterprises will develop through restructuring their production towards development of specialized electronics, including the manufacture of products, accessories, spare parts and subsidiary products for informatics, telecommunications, medical electronics, industrial electronics, mechanical electronics, measurement and automation.

4. Development of human resources to meet qualitative and quantitative requirements constitutes an important factor in the development of electronics industry in Vietnam.

B. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives

To develop Vietnam's electronics industry in service of national industrialization and modernization as well as defense and security tasks, and to become competitive in the regional and world markets.

2. Objective by 2010

The industry will achieve a production turnover of USD 4-6 billion and an export turnover of USD 3-5 billion, create 300,000 jobs, and grow at an annual rate of between 20% and 30%.

3. Vision toward 2020

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To create 500,000 jobs and build a contingent of engineers and technicians with international qualifications.

c/ Domestic manufacture will be capable of satisfying most of the market demand and not depend on imported products.

d/ Subsidiary industries will be developed to meet domestic manufacture and export demands.

e/ Manufacturing establishments will be located rationally according to regional development orientations.

II. DEVELOPMENT ORIENTATIONS

1. Orientations on products and product structure

a/ The group of products to be developed includes: computers and peripheral devices; information-telecommunications products; products of medical electronics, industrial electronics, measurement and automation; accessories, spare parts and subsidiary products.

b/ To raise the proportion of special-use electronic products, spare parts and accessories by promoting the manufacture and assembly of special-use electronic products and hi-tech products in order to improve enterprises' technology capacity.

c/ To develop the production of electronic materials, a domain in which Vietnam has many advantages in terms of resources. To prioritize the development of some subsidiary industries such as template treatment, casting, plastic pressing, metal piercing, and surface treatment (painting, plating, etc.) in service of the manufacture of spare parts and accessories for the electronics industry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To diversify and raise the competitiveness of, products in order to satisfy the domestic market and approach to the regional and world markets. To concentrate efforts on studying and developing products of high added value and competitiveness in the region and world.

3. Orientation on human resources

The State encourages all economic sectors in society to participate in the development of human resources to meet development requirements of electronics industry. To develop human resources through training:

a/ Experts in designing, researching and developing new products of high added value and competitiveness so as to meet the demands of the regional and world markets;

b/ Qualified technological engineers who are capable of receiving and effectively applying advanced technologies in Vietnam, and creating new technologies;

c/ A contingent of skilled workers who are directly engaged in production activities and ensure product quality;

d/ Good middle-ranking managers who are capable of effectively managing production processes.

4. Orientations on research, designing and development of products and technologies

To research and design civil and special-use electronic products, spare parts and accessories of moderate complexity and diversified designs, so as to meet the market demand and raise product competitiveness.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To ensure close coordination among universities, research institutes and enterprises in order to make the full use of research capacity, equipment and results. To encourage the application of research results to production and business activities and support the development of new products.

To apply advanced technologies and receive technologies directly from foreign companies which have created source technologies without going through an intermediary, regarding economic benefits as the primary criterion.

5. Orientations on region-based development of electronics industry

To concentrate investment in the development of electronics industry in industrial parks and export-processing zones in key economic regions according to the Government's orientations on socio-economic development of these regions up to 2010, with a vision towards 2020.

III. IMPLEMENTATION SOLUTIONS

1. Solutions related to mechanisms and policies

a/ To perfect the legal environment in order to improve the investment environment and protect industrial property rights in electronics industry.

b/ To perfect tax policies along the line of creating conditions for, and taking into account the benefits of, both assembly enterprises and manufacturing ones, creating a fair and equal environment for production and business.

c/ To comply with commitments in international agreements (AFTA/CEPT, WTO, etc.).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ To invest in the construction of infrastructure: To ensure stable power supply and convenient information and traffic networks; to build IT parks.

2. Solutions related to investment capital

a/ To encourage all economic sectors to invest in electronics industry, paying special attention to the attraction of foreign investment capital from giant and transnational conglomerates and foreign-invested enterprises currently operating in Vietnam.

b/ To mobilize to the utmost all domestic capital sources for investment in the electronics industry.

c/ To prioritize investment capital from the state budget for infrastructure construction, human resource training, research-development (R-D) activities and trade promotion in electronics industry. To prioritize the use of ODA capital borrowed from the Government for electronics industry development projects.

3. Solutions related to key products

In each period, the Prime Minister shall approve a program on development of key products and, along with incentive mechanisms for the application of research results to production and business activities, provide for the minimum proportion of R-D expenditures for the development of new products in enterprises. Enterprises eligible for participating in developing key products are entitled to investment incentives from the state budget for R-D activities, pilot production, trade promotion programs, and supports for production and investment in IT parks. Financial supports for the development of key products are allocated from the state budget for the program on development of key information technology products approved by the Prime Minister.

4. Market solutions

a/ The domestic market:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For civil electronic appliances: To apply measures in order to improve product quality, reduce costs and improve designs in order to increase their domestic market shares.

b/ Export markets: To create high-quality electronic products with competitive prices to meet the market demand. To enhance international cooperation, trade promotion and marketing activities carried out independently or within the framework of national trade promotion programs, and the participation in overseas fairs and exhibitions in order to get information on foreign markets and partners. The State encourages and creates conditions for enterprises to set up their branches or representative offices or trade centers in foreign countries to conduct market surveys, product and brand promotion, signing contracts and organize product outlets.

5. Technology solutions

a/ To attract foreign investors to invest and transfer technology in the domain of manufacturing hi-tech products of high intellectual content.

b/ To make investment in strategic technologies and key products on the basis of increasing budget allocations for scientific and technological research, providing credit and credit guarantee for the application of new technologies.

c/ To adopt proper mechanisms in order to commercialize scientific research results. To build a system of electronic product-testing laboratories up to international standards. To provide consultancy, guidance and support for enterprises participating in the program on building quality management systems. To guide industrial property and trademark registration.

6. Solutions related to human resources

a/ To strongly renovate training methods and teaching programs used in electronics-telecommunications and information technology departments of technical universities and colleges. To boost the training of managers, technicians and skilled workers. To selectively apply foreign programs and experiences on training human resources for electronics industry, coordinate closely with prestigious training organizations and establishments in the world and the region in order to train human resources of high quality.

b/ To encourage the application of a training model with the participation of three parties (enterprises - institutes and schools - state management agencies) to train high-quality human resources to meet the requirements of enterprises, in which training establishments will be placed under the management of enterprises, industrial parks, export-processing zones or IT parks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Solutions related to subsidiary industries

a/ To improve the capacity of essential processing industries such as piercing metal details, casting, plating and template manufacture under the framework of the national program on development of subsidiary industries.

b/ To accelerate the reform of state enterprises engaged in mechanical engineering, plastics and casting to become enterprises specialized in manufacturing products for subsidiary industries.

IV. Key projects

1. The project on building an information technology-telecommunications industry complex, carried out by the Ministry of Post and Telematics in association with electronics groups and enterprises.

2. The project on restructuring electronic products, carried out by the Vietnam's Association of Electronics Enterprises.

3. The project on building an electronics industry information center, carried out by the Ministry of Post and Telematics.

4. The project on training human resources for electronics industry, carried out by the Ministry of Education and Training in coordination with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 2.- Responsibilities of ministries, branches and localities

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Publicize, and organize the implementation of, the plan on development of the electronics industry; elaborate and promulgate a list of key information technology products; effectively manage state budget capital invested in projects on development of key products;

b/ Coordinate with ministries and branches in elaborating policies to facilitate the attraction of investment in the development of electronics industry; elaborate and promulgate quality standards and technical regulations applicable to electronic products; coordinate with localities, especially economic regions, in adopting mechanisms and policies to set orientations for investors to develop production in accordance with the development orientations set forth in the master plan;

c/ Act as a market link for domestic enterprises, providing information on technological trends and product designs, analyzing, forecasting and publicizing statistical data synthesized on a national, regional or sectoral basis in order to help enterprises take the initiative in producing products based on market demand and in technological research and development.

2. The Ministry of Industry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, formulating programs and policies on development of subsidiary industries commensurate with the development of electronics industry.

3. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Post and Telematics in, elaborating investment promotion policies so as to improve the capacity of attracting investment in the development of the electronics industry; allocate the State's development investment capital for programs on development of electronics industry in each period.

4. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, studying, proposing, amending, or promulgating new policies on tax and capital sources in order to facilitate enterprises' investment and production activities; study and promulgate incentive policies to encourage the development of electronics industry to meet the requirements of international economic cooperation.

5. The Ministry of Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Post and Telematics and concerned ministries and branches in, organizing the implementation of solutions, programs and projects in order to boost trade promotion, develop market and build brands for electronics industry. To prioritize electronics industry in the national trade promotion program.

6. The Ministry of Science and Technology shall elaborate and promulgate policies to promote R-D activities, technology import and commercialization of scientific and technological results and encourage enterprises to develop and renew technologies; and coordinate with the Ministry of Post and Telematics in promulgating technical regulations, quality standards and regulations on transfer of special technologies in electronics industry.

7. The Ministry of Education and Training shall formulate training policies and programs; coordinate with the Ministry of Post and Telematics in formulating policies on training human resources, including specialists, engineers and skilled workers, for realizing the plan on development of electronics industry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Provincial/municipal People's Committees shall organize investment promotion activities, invest their resources in the construction and renovation of infrastructure, reform administrative procedures, associate with other regions and promote their geographical, economic and human resource advantages to attract foreign investment in industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks and IT parks in their localities.

10. Trade associations and enterprises

Associations shall act as a link between enterprises and state management agencies. Trade associations, on the one hand, should quickly reflect enterprises' opinions and problems in administrative procedures to state management agencies, request these agencies to actively help enterprises solve these problems, and on the other hand, assist enterprises in accessing statistical indicators and information on the market and products from state management agencies.

Enterprises shall actively participate in the program on restructuring enterprises and renovate their working styles so as to match the professionalism of international economic conglomerates and multi-national companies. To attach importance to re-investment in technological R-D and the development of new products and key industrial products. Enterprises that participate in these programs are entitled to incentives prescribed by law.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 4.- Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính Phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.962

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.209.164
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!