BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN
THÔNG
-----
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
52/2006/QĐ-BBCVT
|
Hà Nội, ngày 15
tháng 12 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY HOẠCH ĐÁNH SỐ ĐIỆN THOẠI QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày
25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn
thông;
Căn cứ Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 09 năm 2004 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn
thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Viễn thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy hoạch đánh số điện
thoại quốc gia.
Điều
2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
công báo.
Điều
3.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ và Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY HOẠCH
ĐÁNH
SỐ ĐIỆN THOẠI QUỐC GIA
(Ban hành theo Quyết định số 52/2006/QĐ-BBCVT ngày 15 tháng 12 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)
Chương 1:
QUY ĐỊNH
CHUNG
Phạm vi và đối tượng
áp dụng
Bản Quy hoạch đánh số
điện thoại quốc gia là một phần của quy hoạch đánh số viễn thông được sử dụng ở
Việt Nam và áp dụng cho:
(a) Mạng viễn thông
công cộng bao gồm:
- Mạng viễn thông cố định mặt đất;
- Mạng viễn thông cố định vệ tinh;
- Mạng viễn thông di động mặt đất.
(b) Mạng viễn thông
dùng riêng; và
(c) Mạng viễn thông
chuyên dùng.
1.1. Mọi tổ chức, cá
nhân quản lý và sử dụng kho số viễn thông phải tuân theo các quy định của Quy
hoạch đánh số này.
1. Giải thích từ ngữ
Trong bản Quy hoạch
này các từ ngữ được hiểu như sau:
2.1
Những mạng được liệt kê ở mục 1.1 của chương này được gọi chung là mạng đích.
2.2 Kho số viễn thông
là tập hợp các mã và số được đánh số theo quy hoạch thống nhất trong phạm vi cả
nước để bảo đảm cho hoạt động của mạng và dịch vụ viễn thông.
2.3 Vùng đánh số là
vùng được phân chia theo địa lý đặc trưng cho phạm vi hoạt động của mạng viễn
thông cố định mặt đất.
2.4 Dịch vụ nội vùng
là dịch vụ được cung cấp trên mạng viễn thông cố định mặt đất, bảo đảm cho
người sử dụng trong phạm vi một vùng đánh số khả năng truy nhập để sử dụng dịch
vụ với cùng một mã (số) dịch vụ. Mã (số) trong trường hợp này được gọi là mã
(số) dịch vụ nội vùng.
2.5 Dịch vụ toàn quốc
là dịch vụ được cung cấp trên mạng viễn thông cố định mặt đất, bảo đảm cho
người sử dụng trên phạm vi toàn quốc khả năng truy nhập để sử dụng dịch vụ với
cùng một mã (số) dịch vụ. Mã (số) trong trường hợp này được gọi là mã (số) dịch
vụ toàn quốc.
2.6 Dịch vụ khẩn cấp
là dịch vụ điện thoại dùng để cung cấp cho người sử dụng dịch vụ khả năng truy
nhập miễn cước đến các số máy dịch vụ khẩn cấp của các cơ quan công an, cứu
hoả, y tế và các cơ quan khác do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định tại điều 17
khoản 2 điểm b của Nghị định số 160/2004/NĐ-CP.
2.7 Dịch vụ hỗ trợ
khách hàng bắt buộc là dịch vụ mà doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm cung
cấp bắt buộc cho người sử dụng dịch vụ theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn
thông nhằm hỗ trợ cho người sử dụng dịch vụ trong quá trình sử dụng dịch vụ
viễn thông. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng bắt buộc bao gồm: dịch vụ đăng ký đàm
thoại đường dài trong nước và quốc tế qua điện thoại viên; dịch vụ trợ giúp tra
cứu số thuê bao nội hạt; dịch vụ báo hỏng số thuê bao nội hạt và các dịch vụ
khác do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định.
2.8 Dịch vụ hỗ trợ
khách hàng là dịch vụ mà doanh nghiệp viễn thông cung cấp thêm cho người sử
dụng dịch vụ trong quá trình sử dụng dịch vụ viễn thông. Với các dịch vụ này,
Bộ Bưu chính, Viễn thông phân bổ dải số cho các doanh nghiệp viễn thông. Trên
cơ sở dải số đã được phân bổ, các doanh nghiệp viễn thông quy định mã, số cho
từng dịch vụ cụ thể để sử dụng hoặc cho thuê.
2.9 Dịch vụ nội dung
thông tin là dịch vụ do các tổ chức, cá nhân được phép của cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành, cung cấp các loại hình nội dung thông tin khác nhau cho
người sử dụng thông qua mạng viễn thông. Dịch vụ nội dung thông tin có thể được
cung cấp trong phạm vi nội vùng hoặc toàn quốc với các số dịch vụ được cấp từ
các doanh nghiệp viễn thông.
2.10
Dịch vụ gọi tự do là dịch vụ nội dung thông tin mà người sử dụng dịch vụ không
phải thanh toán cước dịch vụ. Doanh nghiệp cung cấp nội dung thông tin chịu
trách nhiệm thanh toán cước với doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ gọi tự
do.
2.11 Dịch vụ giá cao
là dịch vụ nội dung thông tin mà người sử dụng dịch vụ ngoài cước liên lạc còn
phải thanh toán thêm một khoản cước nữa cho doanh nghiệp viễn thông để nhận
được các nội dung thông tin có giá trị.
2.12 Dịch vụ hướng
dẫn, giải đáp thông tin cho khách hàng là dịch vụ mà doanh nghiệp viễn thông
cung cấp theo khả năng của mình và nhu cầu của thị trường nhằm hỗ trợ cho người
sử dụng dịch vụ trong quá trình sử dụng các dịch vụ viễn thông.
2.13 Dịch vụ đo thử
bao gồm dịch vụ báo giờ, dịch vụ tự thử chuông và các dịch vụ dùng để kiểm tra,
đánh giá chất lượng thiết bị hoặc đường truyền viễn thông.
2.14 Dịch vụ giá trị
gia tăng trên mạng viễn thông là dịch vụ làm tăng thêm giá trị sử dụng thông
tin của người sử dụng bằng cách hoàn thiện loại hình hoặc nội dung thông tin,
hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng
viễn thông.
2.15 Số dùng chung là
số dịch vụ có thể được cấp cho nhiều doanh nghiệp viễn thông để sử dụng cho
cùng một loại dịch vụ.
Chương 2
CẤU TRÚC
MÃ, SỐ ĐIỆN THOẠI
1. Số mào đầu quốc tế
Số mào đầu quốc tế là
tập hợp các chữ số được thuê bao chủ gọi quay để thực hiện một cuộc gọi tự động
quốc tế đến thuê bao bị gọi ở nước ngoài. Tại Việt Nam số mào đầu quốc tế được
quy định là số 00.
2. Số mào đầu quốc
gia
Số mào đầu quốc gia
là tập hợp các chữ số được thuê bao chủ gọi quay để thực hiện một cuộc gọi đến
thuê bao bị gọi ở trong nước nhưng khác vùng đánh số hoặc không cùng mạng đích.
Tại Việt Nam số mào đầu quốc gia được quy định là số 0.
3. Số quốc tế
Số
quốc tế là số được quay sau số mào đầu quốc tế để được kết nối tới một thuê bao
đăng ký sử dụng dịch vụ ở nước ngoài. Số quốc tế bao gồm mã nước và số quốc
gia.
Số quốc tế = Mã nước
+ Số quốc gia
4. Số quốc gia
Số quốc gia là số
được quay sau số mào đầu quốc gia để được kết nối tới một thuê bao đăng ký sử
dụng dịch vụ ở trong nước. Số quốc gia bao gồm mã đích quốc gia và số thuê bao.
Số quốc gia = Mã đích
quốc gia + Số thuê bao
5. Mã đích quốc gia
Mã đích quốc gia
(NDC) là một tập hợp các chữ số đặc trưng cho vùng đánh số hoặc mạng đích và
tạo nên phần đầu của số quốc gia:
5.1 Khi thực hiện
chức năng chọn vùng đánh số, mã đích quốc gia được gọi là mã vùng (mã theo địa
lý). Mã vùng là một chữ số hoặc tập hợp các chữ số dùng để nhận dạng vùng đánh
số.
Khi thực hiện chức
năng chọn mạng đích, mã đích quốc gia được gọi là mã mạng (mã không theo địa
lý). Mã mạng là một tập hợp các chữ số dùng để nhận dạng mạng đích.
6. Số thuê bao
Số thuê bao là phần
còn lại của số quốc gia sau mã đích quốc gia. Số thuê bao cố định được quay để
nối đến một thuê bao cố định khác trong cùng vùng đánh số. Số thuê bao di động
được quay sau số mào đầu và mã mạng để nối đến một thuê bao di động khác cùng
mạng đích.
7. Mã dịch vụ
Mã dịch vụ là tập hợp
các chữ số dùng để truy nhập từ các mạng quy định tại mục 1.1, chương 1 tới các
dịch vụ thuộc mạng khác. Ví dụ mã dịch vụ nhắn tin, dịch vụ truyền số liệu,
dịch vụ Internet, dịch vụ điện thoại IP v.v.
8. Số dịch vụ
Số dịch vụ là tập hợp
các chữ số dùng để truy nhập tới một dịch vụ được cung cấp trên các mạng quy
định tại mục 1.1, chương 1. Ví dụ số dịch vụ khẩn cấp, số dịch vụ đăng ký đàm
thoại qua điện thoại viên, số dịch vụ hướng dẫn, giải đáp thông tin cho khách
hàng v.v.
9. Mã nhà khai thác
Mã nhà khai thác là
tập hợp của các chữ số dùng để truy nhập đến dịch vụ viễn thông cố định đường
dài trong nước hoặc quốc tế của một doanh nghiệp viễn thông xác định.
10. Cấu trúc số quốc
tế và số quốc gia
Chương 3
QUY
HOẠCH MÃ, SỐ ĐIỆN THOẠI
I. Quy hoạch số quốc
gia
1. Độ dài tối đa của
số quốc gia
1.1 Độ dài số tối đa
của số quốc gia theo Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU):
Độ dài tối đa số quốc
gia = 15 - Độ dài mã nước
1.2 Mã nước của Việt Nam được ITU quy định là 84. Như vậy độ dài tối đa số quốc gia được phép là 13 chữ
số.
2. Quy hoạch mã đích
quốc gia
2.1 Mã vùng được quy
hoạch theo các nguyên tắc sau:
(a) Độ dài của mã
vùng là 1, 2 hoặc 3 chữ số và có cấu trúc là 2A(B), 3A(B), 4,
5A(B), 6A(B), 7A(B), 8. Trong đó A, B (nếu có) là
các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9;
(b) Mỗi vùng đánh số
được ấn định bằng một mã vùng.
2.2 Mã mạng được quy
hoạch theo các nguyên tắc sau:
(a) Độ dài của mã
mạng là 2, 3 hoặc 4 chữ số và có cấu trúc là 1A(B),
9A, 40A(B), 69, 80. Trong đó A, B (nếu có) là các chữ số bất kỳ
từ 0 đến 9;
(b) Mỗi mạng đích
được ấn định một mã mạng.
3. Quy hoạch số thuê bao
3.1 Số thuê bao có độ
dài số bằng độ dài số quốc gia trừ đi độ dài mã đích quốc gia;
3.2 Số thuê bao mạng
viễn thông công cộng quy định tại điểm a, mục 1.1, chương I được quy hoạch theo
các nguyên tắc sau:
(a) Có độ dài số là
6, 7, 8 hoặc tối đa đến 9 chữ số; bắt đầu bằng các chữ số 2, 3, 4, 5, 6, 7,
8, 9 và theo sau là các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9.
(b) Số thuê bao mạng
viễn thông di động mặt đất nội vùng sử dụng chung kho số thuê bao mạng viễn
thông cố định mặt đất;
(c) Việc tăng thêm dung
lượng số thuê bao cho một vùng đánh số thuộc mạng viễn thông cố định mặt đất và
mạng viễn thông di động mặt đất nội vùng có thể thực hiện bằng hai cách do Bộ
Bưu chính, Viễn thông quy định:
- Thêm một mã vùng
mới (chia vùng đánh số hiện tại thành hai vùng đánh số) và giữ nguyên độ dài số
thuê bao; hoặc
- Tăng độ dài số thuê
bao bằng cách thêm một chữ số vào trước dãy số thuê bao cũ. Trong trường hợp
này phạm vi áp dụng bao gồm dải số của tất cả các doanh nghiệp trong vùng đánh
số;
(d) Việc tăng thêm dung
lượng số thuê bao cho mạng viễn thông di động mặt đất toàn quốc hoặc mạng viễn
thông cố định vệ tinh thực hiện bằng hai cách do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy
định:
- Thêm một mã mạng
mới và giữ nguyên độ dài số thuê bao; hoặc
- Tăng độ dài số thuê
bao bằng cách thêm một chữ số vào trước dãy số thuê bao cũ;
3.3 Không dùng đầu 0,
1 làm đầu số thuê bao mạng viễn thông công cộng. Không dùng các đầu số thuê bao
mạng viễn thông công cộng từ 2 đến 9 làm mã, số dịch vụ.
II. QUY HOẠCH MÃ, SỐ
DỊCH VỤ
1. Quy hoạch mã dịch
vụ mạng viễn thông cố định mặt đất
Mã dịch vụ mạng viễn
thông cố định mặt đất được quy hoạch theo các nguyên tắc sau:
(a) Mã dịch vụ truyền
số liệu có độ dài mã từ 4 đến 5 chữ số và có cấu trúc là 123A(B), 124A(B),
125A(B). Trong đó A và B (nếu có) là các chữ số bất kỳ từ 0 đến
9;
(b) Mã dịch vụ
Internet có độ dài mã từ 4 đến 5 chữ số và có cấu trúc là 126A(B),
127A(B), 128A(B), 129A(B). Trong đó A và B (nếu có) là các
chữ số bất kỳ từ 0 đến 9.
(c) Mã dịch vụ nhắn
tin có độ dài mã từ 3 đến 4 chữ số và có cấu trúc là 140(A), 141. Trong
đó A (nếu có) là các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9;
(d) Mã dịch vụ điện
thoại VoIP; mã dịch vụ điện thoại thẻ trả trước có độ dài mã từ 3 đến 5 chữ số,
bắt đầu với các số 17A(B), 181A(B). Trong đó A là các chữ số bất
kỳ từ 1 đến 9, B (nếu có) là các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9. Mã dịch vụ điện
thoại VoIP và mã dịch vụ điện thoại thẻ trả trước sử dụng tương tự như mã nhà
khai thác được trình bày tại mục III của chương này.
2. Quy hoạch số dịch
vụ mạng viễn thông cố định mặt đất
2.1 Số dịch vụ khẩn
cấp được quy hoạch theo các nguyên tắc sau:
(a) Số dịch vụ khẩn
cấp có độ dài số là 3, 4 chữ số và có cấu trúc cụ thể như sau:
- Số dịch vụ gọi Công
an là 113;
- Số dịch vụ gọi Cứu
hoả là 114;
- Số dịch vụ gọi Cấp
cứu y tế là 115;
- Các số 111,
112(A) dự phòng cho các dịch vụ khẩn cấp khác. Trong đó A (nếu có) là các
số bất kỳ từ 0 đến 9.
(b) Số dịch vụ khẩn
cấp là số dịch vụ toàn quốc.
2.2 Số dịch vụ hỗ trợ
khách hàng bắt buộc được quy hoạch theo các nguyên tắc sau:
(a) Số dịch vụ hỗ trợ
khách hàng bắt buộc có độ dài số là 3, 4 chữ số;
(b) Số dịch vụ hỗ trợ
khách hàng bắt buộc có cấu trúc cụ thể như sau:
- Số dịch vụ đăng ký
đàm thoại trong nước qua điện thoại viên là 10A(B). Trong đó A là
các chữ số từ 1 đến 5; B (nếu có ) là các chữ số từ 0 đến 9;
- Số dịch vụ đăng ký
đàm thoại quốc tế qua điện thoại viên là 110, 13A(B). Trong đó A,
B (nếu có) là các chữ số từ 0 đến 9;
- Số dịch vụ tra cứu
số điện thoại nội hạt là 116. Đây là số dịch vụ dùng chung cho tất cả
các doanh nghiệp viễn thông để trợ giúp cho người sử dụng dịch vụ tra cứu số
thuê bao điện thoại nội hạt.
- Số dịch vụ báo hỏng
số máy điện thoại nội hạt là 119, 118(A). Trong đó A là các chữ
số từ 0 đến 9;
- Số 117(A) với
A là các số bất kỳ từ 0 đến 9 dùng để dự phòng cho các dịch vụ hỗ trợ khách
hàng bắt buộc khác;
(c) Số dịch vụ hỗ trợ
khách hàng bắt buộc là số dịch vụ toàn quốc.
2.3 Số dịch vụ hỗ trợ
khách hàng được quy hoạch theo các nguyên tắc sau:
2.3.1 Số dịch vụ gọi
tự do được quy hoạch như sau:
(a) Số dịch vụ gọi tự
do là số dịch vụ toàn quốc và có độ dài số là 8 đến 10 chữ số;
(b) Bắt đầu bằng số
'1800' + '4-6 số ảo' và có cấu trúc 1800ABCD(E)(F). Trong đó hai
chữ số đầu tiên AB là số nhận dạng nhà khai thác; A, B, C, D, E, F
(nếu có) có giá trị từ 0 đến 9;
(c) Không dùng mã nhà
khai thác hoặc mã vùng trước các số dịch vụ gọi tự do.
2.3.2 Số dịch vụ giá
cao được quy hoạch theo các nguyên tắc sau:
(a) Dịch vụ giá cao
cung cấp trong phạm vi nội vùng:
- Có độ dài số từ 4
đến 6 chữ số;
- Bắt đầu bằng các số
106, 107, 108, 109 và có cấu trúc 106A(B)(C), 107A(B)(C),
108A(B)(C), 109A(B)(C). Trong đó A, B, C (nếu có) là các số bất kỳ
từ 0 đến 9.
(b) Dịch vụ giá cao
cung cấp trên toàn quốc:
- Bắt đầu bằng số
'1900' + '4-6 số ảo' và có cấu trúc 1900ABCD(E)(F).Trong đó hai chữ
số đầu tiên AB là số nhận dạng nhà khai thác; A, B, C, D, E, F (nếu
có) có giá trị từ 0 đến 9;
- Có độ dài số là 8
đến 10 chữ số;
- Không dùng mã nhà
khai thác hoặc mã vùng trước các số dịch vụ này.
2.3.3 Số dịch vụ
hướng dẫn, giải đáp thông tin cho khách hàng: dùng số dịch vụ gọi tự do 1800
làm số dịch vụ hướng dẫn, giải đáp thông tin cho khách hàng.
2.4 Số dịch vụ đo thử
được quy hoạch theo nguyên tắc sau:
(a) Số dịch vụ đo thử
có độ dài 6 chữ số;
(b) Số dịch vụ đo thử
bắt đầu bằng số 100 và có cấu trúc 100ABC. Trong đó A, B, C là các số
bất kỳ từ 0 đến 9. Cụ thể như sau:
- Dịch vụ thử chuông 100118;
- Dịch vụ báo giờ 100117;
- Các số dịch vụ còn
lại dự phòng cho các dịch vụ khác.
2.5 Số dịch vụ gọi
trực tiếp về nước HCD bắt đầu bằng số 12 và có cấu trúc 12A(B).
Trong đó A là các số bất kỳ từ 0 đến 2; B (nếu có) là các số bất kỳ từ 0 đến 9.
2.6 Số dịch vụ giá
trị gia tăng trên mạng viễn thông công cộng được quy hoạch theo các nguyên tắc
sau:
a) Nếu dịch vụ giá
trị gia tăng trên mạng viễn thông công cộng cung cấp trong phạm vi nội vùng:
- Có độ dài số từ 4
đến 6 chữ số;
- Bắt đầu bằng các số
142, 143, 144 và có cấu trúc 142A(B)(C), 143A(B)(C),
144A(B)(C). Trong đó A, B, C (nếu có) là các số bất kỳ từ 0 đến 9.
b) Nếu dịch vụ giá
trị gia tăng trên mạng viễn thông công cộng cung cấp trên toàn quốc:
- Có độ dài số từ 4
đến 6 chữ số;
- Bắt đầu bằng các số
145, 146, 147, 148, 149 và có cấu trúc 145A(B)(C), 146A(B)(C),
147A(B)(C), 148A(B)(C), 149A(B)(C). Trong đó A, B, C (nếu
có) là các số bất kỳ từ 0 đến 9;
- Không dùng mã nhà
khai thác hoặc mã vùng trước các số dịch vụ này.
3. Quy hoạch mã, số
dịch vụ mạng viễn thông di động mặt đất toàn quốc và mạng viễn thông cố định vệ
tinh
Mã, số dịch vụ dùng
trong nội mạng viễn thông di động mặt đất toàn quốc và mạng viễn thông cố định
vệ tinh bắt đầu bằng số 1, độ dài từ 3 đến 5 chữ số. Mã, số dịch vụ này do các
doanh nghiệp tự quy định;
Việc quay số giữa các
mạng này và từ mạng viễn thông cố định mặt đất đến để sử dụng các dịch vụ này
(nếu được phép) phải quay thêm số mào đầu và mã mạng trước các mã, số dịch vụ.
III. Quy hoạch mã nhà
khai thác
1. Quy hoạch mã nhà
khai thác
(a) Mã nhà khai thác
có độ dài là 3-4 chữ số, có cấu trúc 16A(B). Trong đó A
là các số bất kỳ từ 1 đến 9, B (nếu có) là các số từ 0 đến 9;
(b) Nếu một thuê bao
quay số để thực hiện một cuộc gọi đến thuê bao khác đăng ký sử dụng dịch vụ ở
trong nước nhưng khác vùng đánh số, có chọn doanh nghiệp viễn thông sẽ thực
hiện như cấu trúc sau:
16A(B) + (C) +
0 + Số quốc gia
Nếu một thuê bao quay
số để thực hiện một cuộc gọi đến thuê bao khác đăng ký sử dụng dịch vụ ở nước
ngoài, có chọn doanh nghiệp viễn thông sẽ thực hiện như cấu trúc sau:
16A(B) + (C) +
00 + Số quốc tế
Trong đó C (nếu có)
là các số từ 1 đến 9 dùng để chọn loại hình dịch vụ. Trong trường hợp này sau
khi quay hết số C người sử dụng dịch vụ có thể phải quay thêm một số mã (số)
khác (do doanh nghiệp viễn thông quy định) để xác nhận quyền sử dụng dịch vụ
(số nhận cá nhân, số tài khoản....) sau đó mới quay tiếp đến số 0 để gọi trong
nước hoặc số 00 để gọi quốc tế.
(c) Nếu một thuê bao
quay số để thực hiện một cuộc gọi đến thuê bao khác đăng ký sử dụng dịch vụ ở
trong nước nhưng khác vùng đánh số mà không chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc
đã đăng ký chọn trước doanh nghiệp viễn thông sẽ thực hiện như cấu trúc sau:
0 + Số quốc gia
Nếu một thuê bao quay
số để thực hiện một cuộc gọi đến thuê bao khác đăng ký sử dụng dịch vụ ở nước
ngoài mà không chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đã đăng ký chọn trước doanh
nghiệp viễn thông sẽ thực hiện như cấu trúc sau:
00 + Số quốc tế
2. Phương thức chọn
doanh nghiệp viễn thông
Có hai phương thức
chọn doanh nghiệp viễn thông được áp dụng:
(a) Chọn doanh nghiệp
viễn thông theo từng cuộc gọi bằng việc sử dụng một mã nhà khai thác cho từng
cuộc gọi;
(b) Chọn trước doanh
nghiệp viễn thông theo một thoả thuận chọn trước giữa người sử dụng với doanh
nghiệp viễn thông. Với thoả thuận này các cuộc gọi đường dài trong nước hoặc
quốc tế không dùng mã nhà khai thác (người sử dụng chỉ quay số mào đầu quốc gia
hoặc quốc tế) sẽ được định hướng tới mạng của doanh nghiệp viễn thông đã chọn
trước.
Chương4:
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Căn cứ Quy hoạch
đánh số điện thoại quốc gia Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng, ban hành các văn
bản hướng dẫn và quy định chi tiết việc sử dụng, quản lý và khai thác kho số
viễn thông; công bố việc phân bổ và sử dụng các loại mã, số viễn thông.
2. Các doanh nghiệp
viễn thông và Internet căn cứ Quy hoạch đánh số điện thoại quốc gia xây dựng kế
hoạch sử dụng mã, số viễn thông của doanh nghiệp; hướng dẫn việc ấn định và sử dụng các loại mã, số viễn thông trên
cơ sở bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu
quả kho số.