ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3770/QĐ-UBND
|
Bình Thuận,
ngày 28 tháng 12 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH THUẬN, PHIÊN BẢN 1.0
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng
ngày 19 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày
10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01
tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ
thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc
tế;
Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15
tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập
quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14
tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày
26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc
gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai
đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày
27 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt phương hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21 tháng
4 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc
Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0;
Căn cứ Công văn số 2384/BTTTT-THH ngày 28 tháng
7 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn mẫu Đề cương Kiến
trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, mẫu Đề cương Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh;
Căn cứ Kế hoạch số 1737/KH-UBND ngày
02 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xây dựng Kiến trúc Chính
quyền điện tử tỉnh Bình Thuận;
Căn cứ Kế hoạch số 4861/KH-UBND ngày
26 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Bình Thuận;
Căn cứ Công văn số 1001/THH-KH ngày 20
tháng 12 năm 2017 của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông về việc
góp ý Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Thuận;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền
thông tại Tờ trình số 54/TTr-STTTT ngày 25/12/2017 về việc
phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Thuận phiên bản 1.0,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kiến trúc Chính quyền điện
tử tỉnh Bình Thuận, phiên bản 1.0, với những nội dung chủ yếu sau:
I. Mục đích xây dựng
Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh
Kiến trúc Chính quyền điện tử (CQĐT) tỉnh
Bình Thuận là cơ sở đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần phục vụ người dân và
doanh nghiệp ngày càng tốt hơn là rất cấp bách. Kiến trúc CQĐT là cơ sở khoa học
giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả khi triển khai công tác ứng dụng CNTT của tỉnh
trong thời gian tới nhằm đạt được các mục đích sau:
- Tăng cường khả năng kết nối liên
thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, CSDL các sở ngành, các bộ
ngành nhằm tạo thuận lợi trong việc giải quyết mau chóng các thủ tục hành chính
công cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân bất kể trong hay ngoài giờ làm
việc với mục tiêu chuyển từ Chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ;
- Tăng cường khả năng giám sát, đánh
giá đầu tư, đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết
kiệm chi phí, thời gian triển khai của CQNN;
- Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng,
triển khai các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế;
- Đề xuất danh mục các chương
trình/nhiệm vụ cần triển khai để cơ bản hoàn thành hệ thống CQĐT tỉnh Bình Thuận
vào năm 2020 (gồm nền tảng CQĐT, các ứng dụng và CSDL, hạ tầng CNTT, đào tạo)
và lộ trình triển khai các dự án này.
II. Phạm vi áp dụng:
Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Thuận áp dụng
cho toàn bộ các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận bao gồm:
- Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân tỉnh;
- Hội đồng nhân dân huyện và Ủy ban
nhân dân huyện;
- Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân
dân xã.
Để làm cơ sở triển khai hệ thống CQĐT
tỉnh trong thời gian sắp tới. Các cơ quan và tổ chức khác cũng có thể tham khảo
để triển khai ứng dụng CNTT của mình nhằm bảo đảm tính kết nối, liên thông và đồng
bộ với hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
III. Định hướng xây dựng
Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh
1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh.
2. Tầm nhìn, định hướng chiến lược
phát triển Chính quyền điện tử trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Định hướng kỹ thuật Kiến trúc Chính
quyền điện tử của tỉnh.
4. Lựa chọn Danh sách các nghiệp vụ
liên thông để xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 1.0.
5. Định hướng tin học hóa các thủ tục
hành chính của tỉnh Bình Thuận.
6. Các nguyên tắc xây dựng Khung kiến
trúc Chính quyền điện tử của tỉnh.
IV. Kiến trúc Chính
quyền điện tử cấp tỉnh
1. Mô hình Kiến trúc Chính quyền điện
tử của tỉnh
Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh được
mô hình hóa trong hình bên dưới dựa trên thiết kế kiến trúc phân lớp với nguyên
tắc lớp sau cung cấp dịch vụ cho lớp trước, nhằm phân rã khái niệm phức tạp của
Kiến trúc Chính quyền điện tử thành các lớp với chức năng, nhiệm vụ xác định, từ
đó đưa ra thông tin đơn giản và dễ hiểu hơn.
2. Nền tảng triển khai Chính quyền điện
tử cấp tỉnh (LGSP)
3. Mô tả chi tiết các thành phần còn lại
trong sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh.
4. Các yêu cầu đối với các thành phần
Kiến trúc CQĐT.
5. Nguyên tắc và minh họa triển khai
các ứng dụng CQĐT trên nền tảng CQĐT cấp tỉnh.
6. Các tiêu chuẩn CNTT áp dụng cho Kiến
trúc CQĐT cấp tỉnh.
7. Kế hoạch và trách nhiệm triển khai
các thành phần trong Kiến trúc.
V. Tổ chức triển khai
Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh
1. Lộ trình triển
khai
a) Giai đoạn 1: 2018 - 2019
Mục tiêu: xây dựng nền tảng CQĐT tỉnh
Bình Thuận
* Nhiệm vụ trọng tâm:
- Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật
CNTT, bổ sung phần mềm sao lưu, phục hồi dữ liệu đảm bảo an toàn thông tin tại
Trung tâm tích hợp dữ liệu và
các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh, đảm bảo sẵn sàng kết nối phục vụ công tác
quản lý Nhà nước.
- Nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh
và các Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị (nếu cần thiết) để
phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4;
- Xây dựng hệ thống/nền tảng kết nối quy
mô địa phương (LGSP) theo các tiêu chuẩn được quy định trong Khung Kiến trúc
Chính quyền điện tử và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông (nếu có).
- Căn cứ khả năng bố trí vốn, đầu tư
xây dựng một số ứng dụng nghiệp vụ phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3, 4 cho một số sở, ban, ngành; tập trung ưu tiên các lĩnh vực: Đầu tư; Đất
đai; Y tế; Đăng ký kinh doanh; Giao thông vận tải; Xây dựng; Tư pháp.
- Xây dựng các dịch vụ nền tảng, các
CSDL, Danh mục dùng chung (tập trung vào các hệ thống phục vụ các ứng dụng nghiệp
vụ của các lĩnh vực); các phần mềm lõi dùng chung đảm bảo tính liên thông nghiệp
vụ.
- Nâng cấp Cổng Dịch vụ công trực tuyến,
hệ thống Một cửa điện tử đảm bảo liên thông các cấp, hướng đến mô hình tổ chức,
hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tập trung.
- Đầu tư nâng cấp, bổ sung triển khai
giải pháp bảo mật, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đồng bộ, thống nhất trên
phạm vi toàn tỉnh.
- Đào tạo công dân điện tử thí điểm tại
một số thành phố/thị xã/huyện trên địa bàn tỉnh.
* Nhiệm vụ xem xét triển khai:
- Đầu tư mở rộng ứng dụng chữ ký số đến
UBND cấp xã và các đơn vị trực thuộc cấp Sở; tiếp tục nâng cấp, sửa chữa duy
trì, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.
- Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mạng
LAN, trang thiết bị đảm bảo hạ tầng kỹ thuật hiện đại, an toàn trong hệ thống
cơ quan nhà nước ở cả 3 cấp.
- Phát triển mạng Truyền số liệu
chuyên dùng (cáp quang) dành cho cơ quan nhà nước đến UBND cấp xã, phường, thị
trấn đáp ứng yêu cầu thông suốt, ổn định để triển khai các ứng dụng dùng chung
của tỉnh; từng bước hình thành mạng WAN toàn tỉnh.
- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng
cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức các cấp; đào tạo đội
ngũ cán bộ chuyên trách CNTT cho các cơ quan; xây dựng và phát triển đội ngũ
lãnh đạo CNTT các cấp.
- Tuyên truyền, phổ biến về ứng dụng
CNTT trong cải cách hành chính công.
- Ban hành các chính sách để huy động
các nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT, các chính sách ưu tiên,
thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT.
b) Giai đoạn 2: Năm 2020
Mục tiêu: xây dựng CQĐT tỉnh Bình Thuận
* Các nhiệm vụ cần thực hiện:
- Tiếp tục hoàn thiện các CSDL dùng
chung, CSDL chuyên ngành ứng dụng hệ thống
thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý nhà nước tỉnh Bình Thuận.
- Mở rộng, phát triển các dịch vụ công
trực tuyến từ mức 3 lên mức 4 cho các lĩnh vực thường xuyên có giao dịch.
- Nâng cấp, duy trì xây dựng Hệ thống/nền
tảng kết nối quy mô địa phương (LGSP).
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ
thuật CNTT tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh đảm bảo sẵn sàng đáp ứng nhu cầu triển
khai các ứng dụng, cơ sở dữ liệu mới.
- Duy trì, mở rộng ứng dụng chữ ký số;
tiếp tục nâng cấp, sửa chữa duy trì, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung
của tỉnh.
- Tiếp tục phát triển mạng Truyền số
liệu chuyên dùng (cáp quang) dành cho cơ quan nhà nước đến UBND cấp xã, phường,
thị trấn; hướng tới hình thành mạng WAN toàn tỉnh.
- Kiểm tra, duy trì, nâng cấp mạng WAN
đảm bảo băng thông kết nối, ổn định thông suốt giữa các cơ quan, đơn vị trên
toàn tỉnh phục vụ triển khai các hệ thống ứng dụng mới.
- Xây dựng các ứng dụng chuyên ngành ở
mọi lĩnh vực cho các Sở, ban, ngành và các cơ quan hành chính cấp Huyện, cấp
Xã.
- Xây dựng phần mềm báo cáo thống kê tổng
hợp cho chính quyền các cấp.
- Đào tạo công dân điện tử thí điểm
thành phố/thị xã/huyện khác trên địa bàn tỉnh.
c) Giai đoạn 3: Từ năm 2021
* Các nhiệm vụ cần thực hiện:
- Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống ứng
dụng báo cáo, tổng hợp động, hệ thống hỗ trợ ra quyết định.
- Tiếp tục hoàn thiện Hệ thống/nền tảng
kết nối quy mô địa phương (LGSP) đảm bảo các ứng dụng của tỉnh được triển khai
hoàn toàn tuân thủ theo Kiến trúc SOA; đảm bảo khả năng chia sẻ tích hợp dữ liệu
trọn vẹn với các ứng dụng chuyên ngành của tỉnh và các ứng dụng của ngành dọc.
- Xây dựng các hệ thống quản lý quy
trình nghiệp vụ, hệ thống quản lý, giám sát hạ tầng công nghệ thông
tin, đặc biệt là các hệ thống giám sát an ninh, đảm bảo an toàn thông tin trên
môi trường mạng.
- Xây dựng Trung tâm hỗ trợ dịch vụ của
tỉnh, các hệ thống hỗ trợ truy nhập của người dân vào hệ thống dịch vụ của cơ
quan chính quyền.
- Nâng cấp, hoàn thiện Trung tâm dữ liệu
Dự phòng của tỉnh.
- Kiểm tra, đánh giá, nâng cấp Kiến
trúc CQĐT tỉnh.
- Triển khai rà soát, đánh giá các hoạt
động đã thực hiện,
tiếp tục xây dựng kế hoạch cho các năm tiếp theo.
2. Các giải pháp tổ chức thực hiện
2.1. Giải pháp về tài chính
- Tăng cường chính sách ưu tiên đầu
tư, hỗ trợ cho ứng dụng và phát triển CNTT tại các cơ quan trong hệ thống chính
trị. Quan tâm đầu tư kinh phí cho việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, chuẩn hóa
thông tin, chuẩn hóa các chỉ số báo cáo, thống kê, các chế độ đảm bảo dữ liệu đầy
đủ và chính xác phục vụ các hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT. Tập trung đầu
tư cho một số dự án trọng điểm có tính đột phá và tạo nền móng cho hạ tầng kỹ
thuật, ứng dụng và
phát triển CNTT.
- Ngân sách tỉnh sẽ đảm bảo một phần
kinh phí để thực hiện các chương trình/nhiệm vụ được đề xuất theo Kiến trúc;
kêu gọi thêm các nguồn đầu tư, hỗ trợ từ các doanh nghiệp, nguồn từ các chương
trình mục tiêu của Chính phủ và nguồn ODA.
2.2. Về tổ chức triển
khai
- Việc tổ chức thực hiện Kiến trúc
Chính quyền điện tử của tỉnh được thống nhất từ cấp tỉnh đến các địa phương.
- Về chủ trương: UBND tỉnh sẽ ban hành Chương
trình hành động về xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh để thống nhất nhận thức
và tư duy, chủ trương, tổ chức triển khai thực hiện.
- Về quản lý: Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng
Chính quyền điện tử cấp tỉnh để đảm bảo tốt công tác triển khai các dự án thành
phần thuộc Kiến trúc theo đúng lộ trình, quy định.
- Liên quan đến triển khai Dịch vụ
công trực tuyến, tỉnh Bình Thuận lưu ý bảo đảm hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3,
mức độ 4 thông qua các giải pháp sau:
▪ Lựa chọn thủ tục hành chính thiết thực,
có nhu cầu sử dụng cao để xây dựng thành Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức
độ 4;
▪ Kiểm tra, đôn đốc việc Tiếp nhận và
xử lý hồ sơ trực tuyến;
▪ Tuyên truyền về Dịch vụ công trực
tuyến;
▪ Đào tạo, hướng dẫn người sử dụng sử
dụng dịch vụ công trực tuyến;
▪ Việc xây dựng Cổng thông tin
điện tử và Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước phải theo nguyên tắc lấy
Người sử dụng làm trung tâm.
Nguyên tắc lấy Người sử dụng làm trung
tâm được thể hiện như sau:
+ Những giấy tờ, thông tin liên quan đến
người sử dụng đã cung cấp một lần thành công cho một cơ quan nhà nước khi thực
hiện dịch vụ công trực tuyến, thì vẫn chính những giấy tờ, thông tin đó, nếu
còn giá trị sử dụng theo quy định, không phải cung cấp lại khi thực hiện dịch vụ
công trực tuyến lần sau cho chính cơ quan nhà nước đó. Đối với các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã kết nối, chia sẻ
dữ liệu giữa các cơ quan thuộc, trực thuộc thì các giấy tờ, thông tin này không
phải cung cấp lại khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến lần sau cho cơ quan thuộc,
trực thuộc khác của Bộ, tỉnh đó;
+ Thực hiện các thủ tục hành chính
nhanh gọn hơn, giảm thiểu số lần người sử dụng phải đến cơ quan nhà nước;
+ Bảo đảm thuận tiện cho người sử dụng.
▪ Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, trả
kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định
tại Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
2.3. Nguồn nhân lực
- Hình thành đội ngũ lãnh đạo CNTT; bổ
sung, kiện toàn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT tại các cơ
quan, đơn vị.
- Bố trí biên chế để có hệ thống Chính
quyền điện tử đủ mạnh và đội ngũ vận hành CQĐT; có chế độ đãi ngộ, thu hút nhân
tài đối với đội ngũ cán bộ CNTT làm việc tại các cơ quan trong hệ thống
chính trị của tỉnh.
- Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ,
công chức về CNTT. Tăng cường liên kết hợp tác nội ngoại tỉnh trong đào tạo
CNTT, đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ kỹ sư chuyên gia về CNTT.
2.4. Cơ chế chính sách
- Tăng cường hợp tác quốc tế và liên doanh liên
kết, hợp tác
công tư, thuê dịch vụ để phát triển CNTT.
- Xây dựng các cơ chế chính sách thu
hút, khuyến khích tạo điều kiện, ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư,
triển khai xây dựng Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng các quy chế, quy định liên
quan đến bảo đảm an toàn an ninh thông tin, quy trình giải quyết, xử lý các thủ
tục hành chính liên thông điện tử giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa
bàn tỉnh tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hệ thống thông tin liên thông
các cấp trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác đánh giá chỉ số ứng
dụng CNTT xây dựng chính quyền điện tử, đưa chỉ số này thành một trong các tiêu
chí để xét duyệt thi đua, khen thưởng các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước
về CNTT, tham mưu, đề xuất, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện
triển khai Chính quyền điện tử theo đúng Kiến trúc và lộ trình thực hiện.
Ngoài ra, các văn bản do UBND tỉnh
Bình Thuận cần ban hành để triển khai Chính quyền điện tử cấp tỉnh gồm có:
- Quy trình quản lý đầu tư các bước phải
phù hợp Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; Kiến trúc Chính quyền điện
tử cấp tỉnh (bao gồm nội dung, tiêu chí thẩm định thiết kế sơ bộ, thiết kế thi
công; đánh giá hiệu quả đầu tư so sánh phương án triển khai ứng dụng Chính phủ
điện tử độc lập và phương án triển khai trên nền tảng Chính quyền điện tử).
- Các yêu cầu kỹ thuật đối với các ứng
dụng triển khai trên nền tảng Chính quyền điện tử cấp tỉnh do tỉnh ban hành.
- Ban hành danh mục cơ sở dữ liệu/dữ
liệu dùng chung của tỉnh.
- Xây dựng cơ chế gắn chặt phát triển ứng dụng công
nghệ thông tin với cải cách hành chính, ISO điện tử và cải cách thể chế;
- Xây dựng chính sách ưu đãi đối với
cán bộ kỹ thuật CNTT trong tỉnh Bình Thuận;
- Xây dựng quy chế về các thông tin, số
liệu bắt buộc phải tích hợp, công bố
trên Cổng thông tin
điện tử tỉnh Bình Thuận;
- Đưa ứng dụng CNTT vào tiêu chí thi
đua, khen thưởng của tỉnh.
2.5. Giải pháp quản lý xây dựng kiến
trúc CQĐT tỉnh Bình Thuận
(Chi tiết trong Kiến trúc Chính quyền
điện tử tỉnh Bình Thuận, phiên bản 1.0).
VI. Các Phụ lục
(Chi tiết trong Kiến trúc Chính quyền
điện tử tỉnh Bình Thuận, phiên bản 1.0)
VII. Danh mục tài liệu
tham chiếu
(Chi tiết trong Kiến trúc Chính quyền
điện tử tỉnh Bình Thuận, phiên bản 1.0)
Điều 2. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Là đơn vị đầu mối, phối hợp với các
đơn vị khác thuộc tỉnh tổ chức triển khai áp dụng kiến trúc Chính quyền điện tử
của tỉnh trong việc tổ chức triển khai các hoạt động Chính quyền điện tử của tỉnh.
Tuyên truyền, phổ biến kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai
chi tiết các hoạt động Chính phủ điện tử của tỉnh dựa trên kiến trúc Chính quyền
điện tử phiên bản 1.0.
- Chủ trì xây dựng ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ cho
kiến trúc Chính quyền điện tử.
- Chủ trì xây dựng nền tảng chia sẻ,
tích hợp Chính quyền
điện tử của tỉnh. Chủ trì
việc triển khai tích hợp dịch vụ, ứng
dụng đối với các hệ thống thông tin trong tỉnh.
- Phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn
vị trong tỉnh trong việc đảm bảo thiết kế kỹ thuật của các hệ thống thông tin của
các đơn vị đáp ứng các yêu cầu của kiến trúc Chính quyền điện tử. Thẩm định, kiểm
tra, đôn đốc tuân thủ kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh.
- Duy trì, cập nhật kiến trúc Chính
quyền điện tử khi có các yêu cầu mới về nghiệp vụ, công nghệ phát sinh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Chịu trách nhiệm cân đối ngân sách, bố
trí nguồn vốn để triển khai
các dự án ứng dụng CNTT phù hợp với kiến trúc. Các dự án ứng dụng CNTT cần được
Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn trước khi Chủ đầu tư
phê duyệt.
3. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan
khác
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao,
có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Sở Thông tin và Truyền thông trong việc triển
khai ứng dụng CNTT tại cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện kiến trúc CQĐT
tỉnh.
- Khi triển khai thực hiện dự án ứng dụng
CNTT theo sự phân công phải dưới sự giám sát của Sở Thông tin và Truyền thông để
đảm bảo các dự án triển khai tuân thủ kiến trúc CQĐT tỉnh.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan
thuộc UBND tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên
quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định
thi hành./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 4;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, TTTT, Dung.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hai
|