ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3360/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 26 tháng 12 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6
năm 2009;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm
2009;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07
tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm
2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6
tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Viễn thông;
Căn cứ Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27
tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển
viễn thông quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17
tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31
tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm
định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21
tháng 6 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn lập, phê
duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa
phương;
Căn cứ Quyết định số 2618/QĐ-UBND ngày 03
tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề
cương Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND ngày 10
tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về công tác
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công,
vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại
Công văn số 3022/SKHĐT-THQH ngày 16 tháng 11 năm 2016 và Sở Thông tin và Truyền
thông tại Tờ trình số 1129/TTr-STTTT ngày 10 tháng 11 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hạ
tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN
ĐIỂM PHÁT TRIỂN
Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn
thông thụ động đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia,
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của các ngành
trên địa bàn tỉnh, bảo đảm an ninh - quốc phòng, an toàn mạng lưới thông tin
góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.
Tăng cường quản lý nhà nước về xây
dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh. Tạo
điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp tham gia thị trường; xây dựng phát triển
hạ tầng mạng lưới. Tạo lập thị trường cạnh tranh, phát triển lành mạnh,
bình đẳng; thực hiện chủ trương xã hội hóa trong xây dựng, phát triển
hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn
thông thụ động ứng dụng các công nghệ mới, đồng bộ, tiên tiến, hiện đại, bảo
đảm mỹ quan đô thị và các tiêu chuẩn về an toàn chất lượng, tạo ra sản phẩm,
dịch vụ thiết yếu đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Phát triển hạ tầng viễn thông
thụ động chủ yếu theo hướng dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh
nghiệp; tiết kiệm nguồn vốn đầu tư; đồng bộ và phù hợp với phát triển hạ
tầng các ngành liên quan.
II. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu tổng quát:
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn
thông thụ động nhằm đảm bảo việc phát triển và khai thác hạ tầng viễn thông bền
vững, phục vụ quản lý, cấp phép, khai thác có hiệu quả hạ tầng dùng chung, phục
vụ chỉnh trang đô thị, đảm bảo định hướng xây dựng tỉnh trở thành đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện
với môi trường.
Xây dựng và phát triển hạ
tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh có độ bao phủ
rộng khắp, dung lượng lớn, tốc độ cao, cung cấp đa dịch vụ, chất
lượng tốt, giá cước hợp lý, đáp ứng mọi nhu cầu của người sử
dụng. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ viễn thông tại khu vực nông thôn phấn đấu xấp xỉ
tỷ lệ ở các khu vực đô thị.
Ngầm hóa hệ thống mạng cáp viễn
thông đảm bảo cảnh quan đô thị và khu du lịch.
Đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế
nằm trong nhóm các tỉnh, thành dẫn đầu về hạ tầng kỹ thuật viễn
thông thụ động phát triển tiên tiến, hiện đại của cả nước. Hầu hết
các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh được thực hiện trên môi trường thông tin
điện tử hiện đại. Xây dựng được những nền tảng cơ bản để phát triển nền kinh tế
tri thức.
2. Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2020:
- Tỷ lệ sử dụng chung hạ
tầng cột treo cáp đạt trên 70%.
- Triển khai xây dựng các điểm
cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng thuộc khu vực nội thành và một phần khu vực
ngoại thành theo nguyên tắc chia sẻ, dùng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật giữa các
đơn vị, ngành, lĩnh vực để cung cấp đa dịch vụ viễn thông, thông tin như: cung
cấp thông tin hướng dẫn - tuyên truyền, tin tức - sự kiện, sách báo - chuyên mục,
truy nhập Internet không dây tốc độ cao (wifi diện rộng), dịch vụ giá trị gia
tăng khác.
- Hoàn thành cải tạo 100% cột
ăng ten theo Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc xử lý, cải tạo trạm thu, phát sóng thông tin di động
(Trạm BTS) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên huế giai đoạn 2014 - 2017.
- Cột ăng ten thu phát sóng thông
tin di động phát triển mới phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công
trình, mỹ quan đô thị và thân thiện môi trường.
- Đảm bảo dịch vụ viễn thông (thoại,
Internet băng rộng tốc độ cao, phát thanh, truyền hình và các dịch vụ giá trị
gia tăng khác) được phủ sóng, triển khai trên toàn địa bàn tỉnh; từng bước chuyển
đổi và ngừng sử dụng công nghệ truyền dẫn, phát sóng không phù hợp với xu hướng
phát triển chung của các nước tiên tiến trên thế giới trong việc cung cấp dịch
vụ viễn thông.
- Đẩy mạnh và tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
Đến năm 2030:
- Tiếp tục mở rộng và hoàn thiện hệ
thống điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng phục vụ góp phần phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội của thành phố đảm bảo 100% các tuyến phố khu vực
thành phố, thị xã các khu du lịch có điểm phát sóng Internet không dây, mở rộng
vùng phủ sóng Internet không dây tại các khu vực thị trấn và khu vực trung tâm
xã.
- Tỷ lệ sử dụng chung hạ
tầng cột treo cáp đạt trên 90%.
- Tại thành phố Huế, trung tâm thị
trấn, thị xã sẽ cơ bản không còn trạm BTS công kềnh, trạm BTS dây co và độ cao
cột ăng ten phù hợp với độ cao công trình lắp đặt. Đồng thời, tăng cường hiệu
quả dùng chung cơ sở hạ tầng trạm BTS giữa các doanh nghiệp viễn thông, vì đây
là yếu tố tiết kiệm nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp và tạo thành mạng lưới
phát triển trạm BTS bền vững, hiệu quả và mỹ quan đô thị.
III. QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ
THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020
1. Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
(Nội dung ban
hành theo chế độ mật tại Phụ lục 01 đính kèm)
2. Mạng truy nhập đa dịch
vụ
Triển khai thực hiện xây dựng mới
các điểm truy nhập đa dịch vụ tại các khu vực khu đô thị mới, khu dân cư mới,
các xã phát triển lên thành thị trấn để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người
dân ở các khu vực mới phát triển, nhằm bổ sung cung cấp dịch vụ mới trên nền
NGN cho các thuê bao trong khu vực này.
Lắp đặt thiết bị truy nhập đa dịch
vụ tại khu vực, tuyến đường:
Thành phố Huế: 3 khu vực, tuyến đường.
Thị xã Hương Thủy: 2 khu vực, tuyến
đường.
Thị xã Hương Trà: 1 khu vực.
Huyện Phú Vang: 5 khu vực, tuyến
đường.
Huyện Phú Lộc: 4 khu vực, tuyến đường.
Huyện Phong Điền: 1 khu vực, tuyến
đường.
Huyện Quảng Điền: 2 khu vực, tuyến
đường.
Huyện Nam Đông: 2 khu vực, tuyến
đường.
Huyện A Lưới: 4 khu vực, tuyến đường.
Cung cấp đa dịch vụ dựa trên hạ tầng
mạng viễn thông: IPTV, Voice Conference, Video Conference, VoD, Mạng riêng ảo...
cùng các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin khác.
Lộ trình thực hiện:
Giai đoạn đến 2017: Lắp đặt mới các thiết bị truy nhập đa dịch vụ tại các khu vực khu đô
thị mới, khu dân cư mới thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và Hương Trà.
Giai đoạn 2018 - 2020: Lắp đặt mới các thiết bị truy nhập đa dịch
vụ tại các khu vực khu đô thị mới, khu dân cư mới của các huyện trên địa bàn tỉnh
nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân.
3. Hệ thống truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình
Đa dạng hóa các phương thức truyền
dẫn phát sóng. Toàn bộ phần truyền dẫn, phát sóng do các doanh nghiệp thực hiện,
các kênh phát thanh, truyền hình Thừa Thiên Huế được phát ở nhiều phương thức
khác nhau: Phát vệ tinh, số mặt đất, trên hệ thống truyền hình cáp và các hệ thống
truyền hình IPTV.
Khuyến khích triển khai đầu tư hệ
thống truyền dẫn phát sóng phát thanh số tại các khu vực và địa bàn có đủ điều
kiện chuyển đổi. Thực hiện việc chuyển đổi hoàn toàn truyền dẫn, phát sóng phát
thanh mặt đất sử dụng công nghệ số trước năm 2020.
Chuyển hoàn toàn sang phát trên hạ
tầng phát sóng số mặt đất trước ngày 31 tháng 12 năm 2018 trên cơ sở sử dụng hạ
tầng kỹ thuật của Đài truyền hình Việt Nam và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất trên địa bàn, kết thúc phát sóng bằng
công nghệ Analog.
4. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
a) Điểm cung
cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ:
Duy trì các Trung tâm viễn
thông, điểm giao dịch khách hàng hiện trạng. Phát triển mới điểm cung
cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ tại các khu vực thị
trấn mới, xây dựng đô thị mới, phát triển công nghiệp, xây dựng trung tâm
thương mại, phát triển du lịch, dịch vụ, tập trung đông người sử dụng dịch vụ.
Ngoài ra, cần chú trọng phát triển đến khu vực có kinh tế khó khăn, như các xã
miền núi, biên giới góp phần nâng cao năng lực phục vụ và cách thức cung cấp
thông tin thông qua máy tính và Internet.
Địa điểm và lộ trình thực hiện:
(Chi tiết theo Phụ lục 02 đính kèm).
b) Điểm cung cấp
dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ:
- Các trạm điện thoại gọi khẩn cấp
miễn phí: Tiếp tục duy trì các điểm theo hiện trạng; tiếp tục phát triển mới
các trạm điện thoại gọi khẩn cấp miễn phí tại các khu vực xây dựng đô thị mới,
phát triển công nghiệp, tập trung dân cư, đầu mối giao thông, khu du lịch, góp
phần tạo mỹ quan, văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Các điểm giao dịch tự động
(điểm thu và thanh toán cước viễn thông tự động, thanh toán cước điện
thoại, cước Internet, điện, nước...): Lắp đặt mới tại khu vực các nhà
ga, bến xe, sân bay, các tuyến đường trọng điểm, các khu vui chơi, khu đô thị,
khu công nghiệp, khu du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người sử dụng.
- Các điểm phát sóng Internet
không dây (wifi công cộng): Khuyến khích lắp đặt tại mọi vị trí. Trong giai đoạn
2016 - 2020, ưu tiên lắp đặt tại khu vực trung tâm Chính trị - Hành chính,
các khu di tích lịch sử, văn hóa, khu danh lam thắng cảnh, sân bay, các khu vực
quảng trường, công viên, bến thuyền du lịch… trên địa bàn tỉnh nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng, phục vụ phát triển du
lịch, phát triển kinh tế xã hội.
Địa điểm và lộ
trình thực hiện: (Chi tiết theo Phụ lục 03 đính
kèm).
5. Cột
treo cáp và dây thuê bao
Cột treo cáp và dây thuê bao trên
địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng chung cột điện của ngành điện.
Đối với các
phường nội thành và các tuyến đường trung tâm thành phố trong kỳ quy hoạch sẽ
không xây dựng mới cột treo cáp mà giảm dần số lượng cột treo cáp hiện có theo
tiến độ ngầm hóa dây thuê bao. Đối với cột treo cáp và dây thuê bao riêng biệt
được xây dựng mới sẽ tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa
và vùng phát triển theo quy hoạch giao thông nhưng chưa có cột điện lực và được
treo cáp viễn thông.
Phát triển cột treo cáp trong kỳ
quy hoạch thống nhất với quy hoạch phát triển giao thông, xây dựng đô thị, quy
hoạch phát triển lưới điện và lộ trình ngầm hóa cáp viễn thông và dây thuê bao.
- Trong trường
hợp xây dựng hệ thống cột treo cáp viễn thông nằm trong khu vực không được xây
dựng theo quy định của quy hoạch thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cho phép.
- Tuyến cột
treo cáp phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ, hành lang cầu, cống, bến
phà, cầu phao và phạm vi bảo vệ đối với một số công trình khác trên đường bộ
theo quy định của Chính phủ; trường hợp nằm trên hành lang an toàn đường bộ phải
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Địa điểm và lộ
trình thực hiện: (Chi tiết theo Phụ lục 04 đính
kèm).
6. Công trình hạ tầng kỹ thuật
ngầm
Phát triển công trình hạ tầng kỹ
thuật ngầm viễn thông (hầm, hào, tuynel, cống, bể, ống) gắn kết với quy hoạch
phát triển giao thông, với Đề án ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên
địa bàn thành phố Huế đang được Ủy ban nhân dân thành phố lập theo phương thức
chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật ngầm giữa cáp viễn thông với các ngành
khác. Đối với các tuyến đường giao thông được quy hoạch xây dựng mới và các tuyến
đường hiện hữu nâng cấp mở rộng sẽ ngầm hóa cáp viễn thông theo lộ trình xây dựng
và nâng cấp hệ thống giao thông, đô thị. Đối với các tuyến đường giao thông hiện
hữu đã có hệ thống ngầm nhưng không còn dung lượng sẽ yêu cầu doanh nghiệp nâng
cấp để phục vụ ngầm hóa.
Khuyến khích các doanh nghiệp triển
khai xây dựng hạ tầng ngầm để lắp đặt cáp viễn thông và ngầm hóa mạng cáp treo
trên phạm vi toàn tỉnh.
Địa điểm và lộ
trình thực hiện (Chi tiết theo Phụ lục 04 đính kèm).
7. Ngầm hóa cáp và dây thuê bao
- Hạ ngầm cáp:
Triển khai tại khu vực thành phố Huế, các khu công nghiệp, khu đô thị mới,
khu vực trung tâm các huyện, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh theo tiến độ
xây dựng, nâng cấp hệ thống cống bể ngầm. Trong từng giai đoạn, căn cứ vào tình
hình phát triển của tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tham mưu UBND tỉnh
bổ sung danh mục các khu vực, tuyến hướng phải hạ ngầm cáp cho phù hợp với
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Hạ ngầm dây
thuê bao tại những tuyến đường phục vụ du lịch và có yêu cầu cao về mỹ quan đô
thị: Dây thuê bao không được treo dọc tuyến, chỉ treo từ cột điện hoặc cột viễn
thông vào nhà dân. Trường hợp các tuyến đường không có cột điện hoặc cột viễn
thông thì ngầm hóa dây thuê bao đến tận nhà thuê bao.
Địa điểm và lộ
trình thực hiện: (Chi tiết theo Phụ lục 4 và Phụ lục 5 đính kèm).
8. Cải tạo, chỉnh trang hệ
thống cáp treo, dây thuê bao
Để đảm bảo mỹ
quan đô thị và an toàn cho người dân, việc cải tạo, chỉnh trang lại hạ tầng mạng
cáp treo và dây thuê bao viễn thông phải được thực hiện theo lộ trình quy hoạch,
bao gồm:
- Tại những khu vực
cho phép treo cáp tạm thời doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng tiêu chuẩn Quy
chuẩn Việt Nam QCVN 33:2011/BTTTT (quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lắp đặt mạng
cáp ngoại vi viễn thông).
- Tại khu vực đô thị, dây thuê bao
treo dọc tuyến không dài quá 150m (3 khoảng cột điện). Tại vùng ngoại thành và
nông thôn, dây thuê bao treo dọc tuyến không dài quá 300m nhưng phải đảm bảo
suy hao đường dây nằm trong phạm vi cho phép của doanh nghiệp. Không dùng dây
thuê bao kéo từ trạm, tổng đài để làm truyền dẫn đến khách hàng.
- Ứng dụng các công nghệ mới để cải
tạo, sắp xếp, thay thế dây thuê bao cũ và phát triển dây thuê bao mới.
- Chỉnh trang và thu hồi cáp: Định
kỳ hàng năm, các doanh nghiệp viễn thông sắp xếp, buộc gọn hệ thống cáp
treo, dây thuê bao trên nền hiện trạng. Tất cả các sợi cáp treo và dây thuê bao
trên cùng một tuyến đường phải được bó, buộc thành một và được đánh dấu bằng
etyket tên doanh nghiệp theo quy định. Đồng thời, rà soát, loại bỏ, tháo dỡ,
thu hồi các sợi cáp, dây thuê bao không còn sử dụng.
- Xóa bỏ tình trạng dây thuê
bao treo tại các ngã tư, tại các nút giao thông và cắt ngang qua các
tuyến đường, tuyến phố.
Địa điểm và lộ trình thực hiện: Hoàn thành việc cải tạo và sắp xếp cáp treo, dây thuê bao tại các khu
vực thành phố Huế, trung trâm thị xã (nội thị), thị trấn các huyện.
9. Cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động (BTS)
a) Cột
ăng ten loại A1
- Cột ăng ten không cồng kềnh
(A1) là cột ăng ten được lắp đặt trong và trên các công trình đã xây dựng
nhưng không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn của công trình
xây dựng và cảnh quan môi trường xung quanh, bao gồm:
+ Cột ăng ten loại A1a: Cột ăng
ten tự đứng được lắp đặt trên các công trình đã xây dựng có chiều cao của cột
(không bao gồm kim thu sét) không quá 20% chiều cao của công trình nhưng tối đa
không quá 3m và có chiều rộng dài không quá 0,5m (từ tâm của cột đến điểm ngoài
cùng của cấu trúc cột ăng ten).
+ Cột ăng ten loại A1b: Cột ăng
ten ngụy trang, thân thiện với môi trường là cột ăng ten được thiết kế, lắp đặt
ẩn trong kiến trúc của công trình đã xây dựng, mô phỏng lan can, mái hiên,
mái vòm, bệ cửa, vỏ điều hòa, bồn nước, tháp đồng hồ, tác phẩm
điêu khắc… hoặc được lắp đặt kín trên cột điện, đèn chiếu sáng hoặc
dưới các hình thức ngụy trang phù hợp, hài hòa với môi trường xung
quanh và có chiều cao không quá 3m, chiều rộng không quá 0,5m.
- Cột ăng ten loại A1a khuyến
khích lắp đặt tại mọi vị trí (trừ những vị trí yêu cầu bắt buộc lắp đặt loại
A1b).
- Cột ăng ten loại Loại A1b bắt buộc
phải lắp đặt ở những vị trí có yêu cầu về mỹ quan đô thị như:
+ Khu vực trung tâm hành chính
(Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã, huyện; khu vực các sở, ngành).
+ Khu vực các tuyến đường
trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn các huyện được xây dựng mới, nâng cấp,
mở rộng.
+ Khu vực các khu di tích lịch
sử, văn hóa, khu vực danh lam thắng cảnh: Quần thể di tích Cố đô Huế, di tích Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế, di
tích lịch sử Đường Hồ Chí Minh, du lịch Bạch Mã, Lăng Cô - Cảnh Dương….
+ Khu vực công viên, vườn hoa,
quảng trường trung tâm.
+ Các khu vực có yêu cầu cao
về mỹ quan khác.
- Quy định chung khi xây dựng cột ăng ten loại A1: Để đảm bảo việc xây dựng các cột ăng ten không cồng kềnh đáp ứng các
yêu cầu của quy hoạch và điều kiện thực tế tại các khu vực dự kiến lắp đặt, trước
khi xây dựng trạm, phải có hồ sơ về thẩm định các điều kiện, tiêu chuẩn của cột
ăng ten loại A1 (việc thẩm định do các cơ quan chức
năng có thẩm quyền thực hiện, bao gồm: Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện, các đơn vị có liên quan), đáp ứng các tiêu chí về: Thiết kế xây dựng trạm; quy mô, quy cách xây dựng,
lắp đặt; đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch.
Địa điểm lắp đặt:
(Chi tiết theo Phụ lục 06 đính kèm).
b) Cột
ăng ten loại A2a
Cột ăng ten A2a (cột ăng ten cồng
kềnh được lắp đặt trên (hoặc trong) các công trình đã được xây dựng từ trước),
với chiều cao của cột không quá 70% chiều cao của công trình nhưng tối đa không
quá 12m đối với khu vực thành phố Huế, trung tâm thị trấn, thị xã (nội thị) và
không quá 15m đối với khu vực nông thôn.
Quy hoạch phát triển cột ăng ten
A2a tại các khu vực:
- Khu vực đô thị; khu vực một số
phường thành phố Huế (Hương Long, Kim Long, Phường Đúc, Phú Bình, Phú Hậu, Phú
Hiệp, Vĩ Dạ, Thủy Biều, Thủy Xuân, Xuân Phú, An Đông, An Hòa, Trường An, Phú
Bình và một số khu vực, tuyến đường xa trung tâm thuộc phường An Cựu, Phước
Vĩnh).
- Khu vực nông thôn (khu vực
các xã trên địa bàn các huyện).
- Khu vực có quỹ đất hạn
chế, không đủ điều kiện để xây dựng lắp đặt cột ăng ten trên mặt
đất.
Tại khu vực này, đối với các
vị trí có yêu cầu cao về mỹ quan đô thị, quy hoạch xây dựng phát
triển cột ăng ten không cồng kềnh (A1); đối với các vị trí còn lại
quy hoạch xây dựng, phát triển cột ăng ten cồng kềnh trên các công trình
xây dựng (cột ăng ten loại A2a). Quy hoạch phát triển hạ tầng cột ăng
ten tại khu vực này chủ yếu theo hướng khuyến khích dùng chung. Các
doanh nghiệp đầu tư và sử dụng chung hạ tầng theo hướng cho thuê hoặc
trao đổi hạ tầng (đặc biệt chú trọng tại khu vực đô thị và các khu
vực có yêu cầu cao về mỹ quan).
Địa điểm lắp đặt:
(Chi tiết theo Phụ lục 06 đính kèm).
c) Cột ăng ten loại A2b
Điều chỉnh tên trạm loại 1 theo Quyết định số 629/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2013 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt quy hoạch trạm thu, phát sóng thông tin di động
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 (trạm thu
phát sóng có nhà trạm và cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động được xây
dựng trên mặt đất) thành cột ăng ten A2b (cột ăng ten cồng kềnh được lắp đặt
trên mặt đất).
Quy hoạch phát triển cột ăng ten
A2b tại các khu vực:
Xây dựng cột ăng ten loại A2b có
chiều cao dưới 50m, bao gồm các khu vực:
- Khu vực đô thị (ngoại trừ
các khu vực yêu cầu cảnh quan đô thị và khu vực các phường, thị trấn
trung tâm): bao gồm các phường An Tây, Hương Sơ, Thủy Biều và một số khu vực xa
dân cư thuộc phường An Đông, An Hòa, Hương Long, Thủy Xuân thuộc thành phố Huế,
phường Phú Bài thuộc thị xã Hương Thủy, phường Tứ Hạ thuộc thị xã Hương Trà, thị
trấn A Lưới thuộc huyện A Lưới, thị trấn Khe Tre thuộc huyện Nam Đông, thị trấn
Phong Điền thuộc huyện Phong Điền, thị trấn Lăng Cô, thị trấn Phú Lộc thuộc huyện
Phú Lộc, thị trấn Phú Đa, thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang, thị trấn Sịa
thuộc huyện Quảng Điền và các khu vực không có nhà cao tầng, mật độ dân cư
thưa.
- Khu vực nông thôn thuộc các huyện,
thị xã trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng cột ăng ten loại A2b có
chiều cao từ 50m đến dưới 100m, bao gồm các khu vực:
Khu vực các xã có địa hình phức tạp,
nhiều đồi núi cao, ven biển, vùng biển xa, khu vực biên giới cho phép phát triển
thêm 01 cột ăng ten loại A2b nhằm phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc và an ninh
quốc phòng: bao gồm các xã thuộc huyện Nam Đông (như xã Hương Phú, Hương Lộc,
Hương Sơn, Thượng Quảng...), A Lưới (như xã A Roằng, Hồng Thái, A Ngo...),
Phong Điền (như xã Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa, Phong Hải), Quảng
Điền (Quảng Ngạn, Quảng Công), Phú Vang (Phú Hải, Phú Thanh, Vinh Xuân, Vinh
An, Phú Thuận,……), Phú Lộc (Vinh Mỹ, Vinh Hải, Vinh Hiền, Vinh Giang, Lộc Bình,
Lộc Vĩnh,….).
Ngoài ra, các doanh nghiệp viễn
thông có thể sử dụng chung các cột phát thanh truyền hình của tỉnh, huyện để lắp
đặt dùng chung trạm phát sóng thông tin di động.
Quy hoạch xây dựng, phát triển
cột ăng ten cồng kềnh (loại A2b) tại các khu vực trên, áp dụng đối với
các trạm mới, các trạm cũ được phép giữ nguyên hiện trạng. Xây dựng, lắp đặt
cột ăng ten loại A2b tuân theo một số nguyên tắc sau:
- Cột ăng ten phải bảo đảm an
toàn, mỹ quan và tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, xây dựng công trình và các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
- Độ cao cột ăng ten được xây dựng
phải đáp ứng yêu cầu an toàn hàng không theo quy định của pháp luật hiện hành
(Nghị định số 20/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ).
- Hệ thống ăng ten lắp đặt trên cột
ăng ten phải bảo đảm tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về tương thích điện từ,
an toàn bức xạ vô tuyến điện.
- Doanh nghiệp phải chấp nhận di dời
hạ tầng khi diện tích đất bị thu hồi.
- Sử dụng chung cơ sở hạ tầng:
Trong thiết kế xây dựng hạ tầng trạm phải đảm bảo khả năng để các doanh nghiệp
viễn thông khác có thể sử dụng chung hạ tầng trên một vị trí trạm (hạ tầng đảm
bảo tối thiểu từ 02 doanh nghiệp sử dụng chung trở lên). Tăng cường cải tạo,
tháo dỡ các trạm cũ không đảm bảo yêu cầu dùng chung.
Ngoài việc tuân thủ các yêu cầu
trên, các loại cột thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế phải tuân thủ thêm các quy định sau:
- Cột ăng ten thiết kế phải đảm bảo
chịu đựng sức gió cấp 15, giật cấp 18 tương đương tốc độ gió 160 km/h đối với
vùng gió A (vùng ít bị ảnh hưởng của bão) và 180 km/h đối với vùng gió B (vùng
chịu ảnh hưởng của bão).
- Yêu cầu khi thiết kế cột ăng ten
tự đứng, cột dây co trên các công trình xây dựng: Phải tiến hành khảo sát, kiểm
tra bộ phận chịu lực của công trình để xác định vị trí lắp đặt cột ăng ten và lắp
đặt thiết bị phụ trợ. Việc thiết kế kết cấu và thiết kế thi công cột ăng ten phải
căn cứ vào điều kiện cụ thể của công trình, điều kiện tự nhiên, khí hậu của khu
vực lắp đặt để đảm bảo khả năng chịu lực, an toàn và ổn định công trình và cột
ăng ten sau khi lắp đặt nhằm phòng chống thiên tai.
- Thiết kế cột ăng ten cần tính
toán tải trọng sao cho cột đảm bảo chịu lực nhỏ nhất là 600kg (> 600 kg),
bao gồm các yếu tố: tải trọng ăng ten và các cấu kiện, thiết bị liên quan.
Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền
thông sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu đồng ý chủ trương đầu tư đối
với từng trường hợp nhằm đảm bảo thông tin liên lạc được thuận lợi nhằm đảm bảo
quốc phòng, an ninh.
Quy hoạch phát triển hạ tầng
cột ăng ten loại A2b trong giai đoạn tới theo hướng dùng chung. Các doanh
nghiệp đầu tư phải cho các đơn vị khác sử dụng chung hạ tầng nhằm tiết
kiệm tài nguyên đất và tiết kiệm nguồn vốn đầu tư, đồng thời phải đảm
bảo chịu lực, an toàn, mỹ quan đô thị.
Địa điểm lắp đặt:
(Chi tiết theo Phụ lục 06 đính kèm).
d) Cột ăng ten loại A2c
Cột ăng ten loại A2c là Cột ăng
ten được thiết kế lắp đặt trên mặt đất được ngụy trang dạng cây thông, cây cọ,
cây dừa, đèn chiếu sáng… hài hòa với môi trường xung quanh và có chiều
cao không quá 21m đối với khu vực thuộc thành phố Huế và không quá 25m đối với
các khu vực còn lại. Cột ăng ten A2c được quy hoạch phát triển tại các khu
vực:
Khuôn viên các khu di tích, Quần thể di tích Cố đô Huế, dọc 2 bên bờ Sông Hương, khu vực 4 phường Nội
thành thuộc thành phố Huế, các khu di tích lịch sử, khu trung tâm văn hóa, du lịch, công viên, vườn hoa, khu vực danh lam thắng cảnh, khu
công nghiệp… trên địa bàn tỉnh. Tuy
nhiên, trước khi xây dựng lắp đặt, cột ăng ten loại A2c phải có hồ sơ đã
được thẩm định các điều kiện, tiêu chuẩn của cột ăng ten loại A2c theo
quy định hiện hành.
Địa điểm lắp
đặt: (Chi tiết theo Phụ lục 06
đính kèm).
đ) Cải tạo,
chỉnh trang, sắp xếp lại hệ thống các cột ăng ten
Thực hiện hoàn thành việc cải tạo
cột ăng ten theo Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban dân nhân tỉnh về việc xử lý, cải tạo trạm
thu, phát sóng thông tin di động (Trạm BTS) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2014 - 2017.
10. Nhu
cầu và phương án sử dụng đất
a) Nhu cầu sử dụng đất xây dựng hạ tầng điểm cung cấp dịch vụ viễn
thông công cộng
Điểm cung cấp dịch vụ viễn
thông công cộng có người phục vụ (điểm giao dịch khách hàng hoặc đại lý
do doanh nghiệp trực tiếp quản lý), chủ yếu lắp đặt trên các công trình
đi thuê, quy mô mỗi điểm khoảng 50m2/điểm. Nhu cầu sử dụng
đất đến năm 2020 (phát triển thêm 42 điểm): 42 x 50 = 2.100 m2 =
0,21 ha.
Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông
công cộng không có người phục vụ: Khi quy hoạch các công trình nhà ga, sân bay,
bến cảng, trường học, bệnh viện, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu công
nghiệp, gần các trạm chờ xe buýt, các khu đô thị... cần thiết phải dành quỹ đất
để bố trí các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng và là một phần của các
công trình trên. Ngoài ra, sẽ sử dụng quỹ đất của các trạm điện thoại công cộng
ngoài trời (trạm cardphone do Viễn thông tỉnh đầu tư, quản lý) được lắp đặt
trên các tuyến đường hiện nay không còn sử dụng để chuyền đổi công năng thành
điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng đa năng.
Địa điểm lắp đặt điểm phát sóng
Internet không dây ở các khu vực trung tâm hành chính tỉnh, khu du lịch lớn tại
các huyện. Thiết bị phát sóng Internet không dây có kích thước nhỏ gọn có thể lắp
đặt ở khuôn viên các công trình hoặc trên các cột chiếu sáng. Sử dụng đất công
cộng lắp đặt điểm phát sóng Internet không dây.
b) Xây dựng hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động
và cột ăng ten thu, phát sóng phát thanh, truyền hình
Đối với các vị trí cột ăng ten
thu phát sóng loại A2b và cột ăng ten thu, phát sóng phát thanh, truyền hình, lắp
đặt mới, nhu cầu sử dụng mỗi vị trí khoảng 500 m2/vị trí = 0,05
ha/vị trí. Diện tích đất xây dựng mỗi vị trí cột ăng ten loại A2b và cột
ăng ten thu, phát sóng phát thanh, truyền hình khá lớn, tuy nhiên đây là
đất doanh nghiệp tự đi thuê của các tổ chức, cá nhân với thời gian
nhất định. Cột ăng ten thu phát sóng loại A2c nhu cầu sử dụng mỗi vị trí khoảng
20m2/vị trí.
c) Nhu cầu sử dụng đất để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
bao gồm: Tuynel kỹ thuật, hào kỹ thuật, cống và bể cáp kỹ thuật… và thường có
chiều sâu từ 1÷1,5m và có khoảng cách theo chiều ngang từ 1,5÷2,5m, tùy thuộc từng
loại công trình hạ tầng kỹ thuật.
Trong thời gian tới, trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng, nâng cấp, cải tạo mới khoảng 235km công trình
hạ tầng kỹ thuật ngầm, dự kiến nhu cầu sử dụng đất cho hạ tầng này là: 2 * 235
* 1.000 = 470.000m2 = 47ha. Diện tích xây dựng công trình hạ tầng kỹ
thuật ngầm chủ yếu sử dụng chung với các công trình ngầm đô thị, được xây dựng
ngầm dưới đất tại đô thị, việc xây dựng công trình ngầm phải được cấp thẩm quyền
cho phép và tuân thủ các quy định.
11. Nhu cầu vốn,
cơ cấu nguồn vốn và danh mục các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020
(Chi tiết tại
Phụ lục 07 đính kèm).
IV. ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030
1. Hạ tầng mạng
truy nhập đa dịch vụ
Phát triển các tuyến truyền dẫn mới
tới các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị mới, các tuyến đường mới….
Phát triển tuyến truyền dẫn đến tất
cả các khu du lịch, khu vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu sử
dụng cao, phục vụ các nhu cầu về giải trí, thương mại, du lịch.
Phát triển tuyến truyền dẫn phục vụ
cho các nút chuyển mạch đa dịch vụ mới lắp đặt.
Nâng cấp, phát triển tuyến truyền
dẫn nối vòng Ring giữa các huyện, đảm bảo an toàn thông tin.
Nâng cấp, phát triển tuyến truyền
dẫn khu vực ven biển, khu vực biên giới, đảm bảo quốc phòng - an ninh và an toàn thông tin khi thiên tai xảy ra.
Thực hiện chuyển toàn mạng sang mạng
thế hệ sau (NGN) phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, nhằm cung
cấp đa dịch vụ trên một hạ tầng viễn thông thống nhất.
Đẩy mạnh xây dựng các trạm vệ tinh
và các tổng đài độc lập tại các khu vực thị trấn, trung tâm xã và các xã vùng
sâu, vùng xa, đảm bảo 100% các xã có tổng đài.
Thay thế dần các tổng đài độc lập
hiện tại, bảo đảm thông tin với chất lượng cao, ổn định hệ thống tính cước và
đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển thuê bao….
Mạng thông tin di động 3G, 4G
phủ sóng tới 100% khu vực dân cư, thông tin di động ứng dụng công nghệ
truy nhập vô tuyến băng rộng; phần chuyển mạch và ứng dụng trên mạng
di động được tích hợp vào mạng lõi thế hệ mới.
2. Điểm cung cấp
dịch vụ viễn thông công cộng
Phát triển hạ tầng các điểm
cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ trên địa
bàn tỉnh tại các trục phát triển du lịch (theo hướng từ Thuận An (phía Đông)
và từ khu vực Bình Điền (thượng lưu sông Hương) đến thành phố Huế); đáp ứng
mọi nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân, phục vụ phát triển du
lịch, giáo dục, y tế….
100% các tuyến phố khu vực thành
phố, thị xã, các khu du lịch có điểm phát sóng Internet không dây, mở rộng vùng
phủ sóng Internet không dây tại các khu vực thị trấn và khu vực trung tâm xã.
3. Hạ tầng mạng ngoại vi
Phát triển các dịch vụ mạng băng rộng,
phát triển thiết bị viễn thông theo xu hướng hội tụ. Xây dựng mạng lưới truyền
dẫn quang đồng bộ theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Có trên 90% các tuyến
phố trên địa bàn tỉnh có hạ tầng kỹ thuật ngầm. Cáp quang hóa hầu hết hệ thống mạng ngoại vi khu vực tỉnh đến tủ chia cáp và đến từng
đường dây thuê bao.
Ngầm hóa mạng ngoại vi theo diện rộng
trên địa bàn tỉnh tại các đô thị phụ trợ thuộc thị xã Hương Thủy, thị xã
Hương Trà, Thuận An - Phú Vang, Bình Điền - Hương Trà; khu đô thị mới Phong An - Phong Điền,
khu đô thị mới Vinh Thanh - Phong Điền. Ngầm hóa hệ thống
cáp viễn thông các tuyến đường mới xây dựng, các tuyến đường xây dựng mới, khu
vực các khu đô thị, khu dân cư mới, khu công nghiệp, khu chế xuất, các
tuyến đường được nâng cấp cải tạo giai đoạn 2021 - 2030.
Cải tạo, chỉnh trang hệ thống
cáp treo tại khu vực thị xã, khu vực trung tâm các huyện chưa có khả năng
ngầm hóa.
4. Cột ăng ten
Phát triển theo hướng sử dụng
chung: Các doanh nghiệp phối hợp cùng đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng (nhà trạm,
cột ăng ten...) và sử dụng chung, phân chia theo tỷ lệ nguồn vốn đóng góp hoặc
theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp.
Phát triển mạnh hạ tầng cột ăng
ten thu phát sóng ngụy trang: cột ăng ten có kích thước và quy mô nhỏ gọn,
thân thiện môi trường, ngụy trang ẩn vào các công trình kiến trúc và cảnh quan
xung quanh, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Thực hiện việc cải
tạo các vị trí ăng ten cồng kềnh sang loại không cồng kềnh tại các khu vực yêu
cầu mỹ quan: khu vực trung tâm thành phố Huế,
Trung tâm các huyện, thị xã, các khu di tích lịch sử - văn hóa, các
điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
V. CÁC GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Quản lý nhà nước
Tuyên truyền phổ biến pháp luật, các quy định, chính sách
về phát triển viễn thông nói chung và phát triển hạ tầng viễn thông thụ động
nói riêng.
Quản lý chặt chẽ việc xây dựng, phát triển hạ tầng
viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt
động xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động tại địa phương.
Tiếp tục đẩy mạng ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý phát triển hạ tầng viễn thông thụ động
dựa trên nền GISHue; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành viễn
thông (đặc biệt là cơ sở dữ liệu về các tuyến cáp ngầm nhằm tăng cường mức độ sử
dụng chung cơ sở hạ tầng đối với các doanh nghiệp viễn thông) góp phần nâng cao
năng lực quản lý nhà nước.
Cơ chế chính sách: Rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND
ngày 13 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định quản
lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ban hành quy định về giá cho thuê
hạ tầng viễn thông trên cơ sở cụ thể hóa Thông tư liên tịch số
210/2013/TTLT-BTC-BXD-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn cơ chế, nguyên
tắc kiểm soát giá và phương pháp xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật
sử dụng chung và các quy định về luật giá.
Ban hành quy định riêng về cấp
phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm viễn thông, công trình hạ tầng kỹ
thuật sử dụng chung.
Ban hành quy định ưu đãi đối với
doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng sử dụng chung.
2. Phát triển hạ tầng viễn thông
Đối với hạ tầng cống, bể cáp trong
các trường hợp cải tạo, nâng cấp, sửa chữa và xây mới cần thiết phải có sự phù
hợp với từng vị trí, từng tuyến đường, từng khu vực và phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia QCVN33:2011/BTTTT về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông, Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-3:2016/BXD các công trình hạ tầng kỹ thuật công
trình hào và tuy nen kỹ thuật, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-8:2016/BXD
các công trình hạ tầng kỹ thuật công trình viễn thông, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
8599:2011 áp dụng cho mạng viễn thông - ống nhựa cho các tuyến cáp ngầm - yêu cầu kỹ thuật và các quy định khác, đảm bảo việc phát triển hạ tầng
phù hợp và có tính đến yếu tố duy tu, sửa chữa và nâng cấp một cách dễ dàng, thời
gian thi công nhanh, ít ảnh hưởng đến cộng đồng.
3. Huy động vốn đầu tư
Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, trọng
tâm là các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp xây dựng hạ tầng, nguồn đầu tư
nước ngoài (gắn kết hạ tầng viễn thông với hạ tầng giao thông). Kết hợp với việc
ban hành các văn bản về giá và ưu đãi đầu tư công khai, minh bạch để các nguồn
lực yên tâm khi thực hiện đầu tư. Về nguồn ngân sách có thể huy động đầu tư
phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động từ các nguồn như:
- Quỹ dịch vụ viễn thông công ích
giai đoạn 2015 - 2020.
- Nguồn ngân sách tỉnh thực hiện
Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 về dịch vụ công ích.
4. Sử dụng chung hạ tầng
Đối với hạ tầng cống, bể cáp trong
các trường hợp cải tạo, nâng cấp, sửa chữa và xây mới cần thiết phải có sự phù
hợp với từng vị trí, từng tuyến đường, từng khu vực đảm bảo việc phát triển hạ
tầng phù hợp và có tính đến yếu tố duy tu, sửa chữa và nâng cấp một cách dễ
dàng, thời gian thi công nhanh, ít ảnh hưởng đến cộng đồng. Hạ tầng cống, bể
cáp có thể xây dựng dưới dạng hầm hào kỹ thuật hoặc chôn cáp trực tiếp.
Khi doanh nghiệp có nhu cầu xây
dựng mạng lưới trên địa bàn tỉnh (cột ăng ten, cống bể cáp…) và xin
giấy phép, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ thông báo tới các doanh
nghiệp còn lại, định hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh
nghiệp tại vị trí đó.
5. Phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng
cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực quản lý hạ tầng kỹ thuật
viễn thông thụ động.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước:
Định hướng doanh nghiệp phát triển mạng lưới theo hoạch định; đôn đốc các doanh
nghiệp thực hiện phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ với
phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh.
Từng bước đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao, có phẩm chất tốt, làm chủ công nghệ hiện đại, vững vàng
về quản lý kinh tế, khai thác hiệu quả mạng lưới hạ tầng kỹ thuật viễn
thông thụ động trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước
về hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động cấp huyện (cán bộ quản lý chuyên
trách): Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông quản lý việc xây dựng
và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.
6. Khoa học và công nghệ
Phát triển công nghệ viễn thông
đi đôi với sử dụng hiệu quả hạ tầng: Công nghệ vô tuyến băng rộng, công nghệ
truyền dẫn cáp quang (thay thế cáp đồng), cáp ngầm... Khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư, phát triển hạ tầng trạm thu phát sóng ứng dụng công
nghệ xanh, thân thiện môi trường, trạm ngụy trang, trạm sử dụng chung
cơ sở hạ tầng, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Ứng dụng các kỹ thuật, công
nghệ mới trong triển khai ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi: Kỹ thuật
ngoan ngầm, khoan định hướng, công nghệ quang để cải tạo, sắp xếp, thay thế
dây thuê bao cũ và phát triển dây thuê bao mới....
Ứng dụng và phát triển các giải
pháp kiến trúc mạng truy nhập vô tuyến mới (lightRadio, cloud RAN…) giảm thiểu
số lượng các nhà trạm thông tin di động, giảm chi phí về năng lượng, chi phí
thuê địa điểm, chi phí bảo vệ vật tư, trang thiết bị có kích thước nhỏ gọn; tiết
kiệm năng lượng; thân thiện môi trường; tiết kiệm chi phí đầu tư; nâng cao chất
lượng dịch vụ (tăng băng thông cho mỗi thuê bao qua việc triển khai các ăng-ten
cỡ nhỏ khắp mọi nơi).
Sử dụng các trang, thiết bị kỹ thuật
hiện đại, các công nghệ mới (như RFID...) để tăng cường đo kiểm, giám sát,
quản lý từ xa đối với hệ thống thiết bị và hạ tầng mạng viễn thông trên địa
bàn tỉnh.
7. Thực hiện quy hoạch đồng bộ
Tổ chức phối hợp thực hiện xây dựng
công trình viễn thông cùng quá trình xây dựng các công trình hạ tầng có liên
quan, đặc biệt công trình ngầm đô thị, cải tạo, mở rộng đường, hè.
Các ngành, địa phương cung cấp cho
Sở Thông tin và Truyền thông kế hoạch và tiến độ xây dựng hạ tầng trên địa bàn
tỉnh do ngành, địa phương mình quản lý. Tên cơ sở đó, Sở Thông tin và Truyền
thông sẽ chỉ đạo, thông báo cho các doanh nghiệp viễn thông biết để triển khai
thực hiện đồng bộ quá trình xây dựng các công trình viễn thông với các công
trình hạ tầng liên quan (như giao thông, đô thị, xây dựng các công trình ngầm,
cột treo cáp…).
Điều 2. Tổ chức
thực hiện quy hoạch
1. Sở
Thông tin và Truyền thông
Chịu trách nhiệm tổ chức triển
khai và theo dõi thực hiện Quy hoạch. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế
và căn cứ vào sự phát triển của công nghệ, sự phát triển hạ tầng kỹ
thuật viễn thông thụ động trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh
Quy hoạch cho phù hợp.
Quản lý và cập nhật quá
trình thực hiện Quy hoạch.
Đầu mối phối hợp, giải quyết
khó khăn vướng mắc trong quá trình thuê và cho thuê, hợp tác đầu tư và
sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp.
Báo cáo và đề xuất với Ủy ban nhân
dân tỉnh các kế hoạch, giải pháp cụ thể, chi tiết thực hiện Quy hoạch.
Chủ trì, phối hợp với các
Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện: Công bố quy hoạch hạ
tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, trong đó có danh mục các tuyến hạ
tầng kỹ thuật dùng chung; đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
các quy định, quy chế về sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông
thụ động, các quy chế phối hợp xây dựng hạ tầng với các ngành điện, cấp nước,
thoát nước; chỉ đạo việc ngầm hóa mạng cáp viễn thông và sử dụng chung các
công trình hạ tầng viễn thông, điện lực, giao thông theo quy định...
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng
xây dựng các quy trình quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ
động trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
huyện và các Sở ngành có liên quan trong việc cấp giấy phép xây dựng
hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính, Sở Thông tin và Truyền thông tính toán, cân đối, huy động các nguồn lực,
kinh phí để xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn để thực hiện các dự án, đề
án, chương trình sử dụng ngân sách tỉnh.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với các Sở Xây dựng, Sở
Thông tin và Truyền thông tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các
quy định về giá cho thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung đầu tư từ
nguồn ngân sách nhà nước áp dụng thống nhất trên địa bàn.
Thực hiện thông báo đăng ký giá
cho thuê trên cơ sở hồ sơ đề nghị của các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công
trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tổ chức hiệp thương giá cho thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng
chung theo quy định pháp luật về quản lý giá trong trường hợp các bên không thỏa
thuận được giá thuê.
4. Sở Giao thông Vận tải
Khi lập dự án đầu tư hạ tầng
giao thông, nghiên cứu cho phép kết hợp đầu tư hạ tầng kỹ thuật viễn
thông thụ động có liên quan theo quy hoạch được duyệt trên cơ sở ý
kiến đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông.
Công bố theo quy định các quy
hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh trong từng giai
đoạn, làm cơ sở cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng kế hoạch
phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ.
Khi triển khai cải tạo, nâng cấp
các tuyến đường cần công khai, thông báo cho các doanh nghiệp viễn thông có
liên quan trên địa bàn tỉnh để các doanh nghiệp viễn thông thực hiện di dời,
cải tạo hạ tầng đồng bộ.
Chủ trì, phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông đưa các nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật
viễn thông thụ động có liên quan vào quy hoạch giao thông chi tiết tỷ
lệ 1/2.000, 1/500 của địa phương.
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin
và Truyền thông xây dựng quy định về thủ tục cấp phép đối với công trình hạ tầng
kỹ thuật viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
5. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan trong việc tổ chức lập, thẩm định Quy hoạch chỉnh trang đô thị;
Quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị phải đưa nội
dung quy hoạch công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm sử dụng chung (cống bể, hào,
tuy nen kỹ thuật) vào đồ án quy hoạch trước khi thẩm định, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan cấp phép xây dựng công trình cống bể, hào, tuy nen kỹ thuật từ
cấp II trở lên và công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động khác theo
phân cấp.
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin
và Truyền thông xây dựng quy định về thủ tục cấp phép đối với công trình hạ tầng
kỹ thuật viễn thông và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt; đưa các nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn
thông thụ động có liên quan vào quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ
1/2.000, 1/500 của địa phương.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ thiết kế, tham gia kiểm tra nghiệm thu công
trình khi đưa vào sử dụng.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông xây dựng các quy trình quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn
thông thụ động trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông trong việc quản lý hệ thống dây thuê bao treo trên cột nhằm đảm bảo mỹ
quan đô thị.
6. Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông và các cơ quan liên quan triển khai lập quy hoạch, kế hoạch của ngành điện,
cấp nước trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật dùng chung.
7. Các Sở, ban, ngành khác
Các sở, ngành khác phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông thực hiện Quy hoạch theo chức năng nhiệm vụ được
giao.
8. Ủy ban nhân dân cấp huyện
Phối hợp với các cơ quan liên
quan, hỗ trợ các doanh nghiệp Viễn thông triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa
bàn quản lý.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông, quản lý việc xây dựng phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn;
đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo cảnh quan kiến trúc.
Phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông và các đơn vị có liên quan quản lý việc xây dựng ngầm
hóa hạ tầng mạng ngoại vi trên địa bàn theo quy hoạch được duyệt. Đưa
nội dung quy hoạch công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm dùng chung vào đồ án quy hoạch,
dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật phát triển giao thông, đô thị do địa phương quản
lý.
9. Các doanh nghiệp
Căn cứ vào Quy hoạch hạ tầng viễn
thông thụ động của tỉnh, các doanh nghiệp xây dựng quy hoạch hạ tầng viễn thông
thụ động triển khai tại Thừa Thiên Huế trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Phối hợp Sở Thông tin Truyền
thông và các doanh nghiệp khác, đàm phán cùng đầu tư xây dựng và sử dụng chung
cơ sở hạ tầng; chủ động phản ánh các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực
hiện; đồng thời kiến nghị, đề xuất giải quyết hoặc hỗ trợ tháo gỡ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Thay thế Quyết định
số 629/QĐ-UBND ngày 04/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc
phê duyệt quy hoạch trạm phát triển trạm thu, phát sóng thông tin di động tỉnh
Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền
thông; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông hoạt
động trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Cao
|
DANH MỤC CÁC KHU
VỰC, TUYẾN ĐƯỜNG, PHỐ ĐƯỢC LẮP ĐẶT CỘT ĂNG TEN CỒNG KỀNH XÂY DỰNG TRÊN CÔNG
TRÌNH ĐÃ XÂY DỰNG TỪ TRƯỚC
DANH MỤC CÁC KHU
VỰC, TUYẾN ĐƯỜNG, PHỐ ĐƯỢC LẮP ĐẶT CỘT ĂNG TEN CỒNG KỀNH TRÊN MẶT ĐẤT (ĐƯỢC LẮP
ĐẶT LOẠI A2B (NẾU CÓ); CHỈ ĐƯỢC LẮP ĐẶT LOẠI A2B CÓ CHIỀU CAO DƯỚI 50m (NẾU
CÓ); CHỈ ĐƯỢC LẮP ĐẶT LOẠI A2B CÓ CHIỀU CAO DƯỚI 100m (NẾU CÓ))