Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 318/QĐ-UBDT phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 2016

Số hiệu: 318/QĐ-UBDT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc Người ký: Đỗ Văn Chiến
Ngày ban hành: 21/06/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 318/QĐ-UBDT

Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ỦY BAN DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2016-2020”

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC

Căn cứ Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc;

Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển CNTT-TT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Văn bản s 1116/BTTTT-THH ngày 11/4/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về thm định “Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2016-2020”;

Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Thông tin,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2016-2020”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm;
- Các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm;
- Lưu: VT, TTTT(03).

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Đỗ Văn Chiến

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ỦY BAN DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số
318/QĐ-UBDT ngày 21/6/2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm y ban Dân tộc)

A. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ỦY BAN DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ỦY BAN DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2011-2015

Thực hiện Quyết định số 95/QĐ-UBDT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc v/v “Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2011 - 2015”, trong 05 năm qua, hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin của Ủy ban Dân tộc đã có những bước phát triển tích cực; việc xây dựng các hệ thng thông tin thực sự đem lại hiệu quả và tiện ích cho Lãnh đạo Ủy ban và các Vụ, đơn vị; việc triển khai hệ thống thư điện tử và phần mềm quản lý văn bản, điều hành phục vụ trao đổi và xử lý văn bản điện tử, từ khi hệ thống được ứng dụng đã tiết kiệm đáng kể chi phí hành chính, thời gian đi lại, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành mọi nơi, mọi lúc, đồng thời từng bước thúc đẩy công tác cải cách hành chính tại Ủy ban Dân tộc; Cổng thông tin điện tử được đầu tư xây dựng nhằm cung cấp kịp thời những thông tin hữu ích phục vụ các cơ quan quản lý, người dân và doanh nghiệp. Trong năm 2014, kết quả Bảng xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban Dân tộc so với các Bộ đã có nhiu cải thiện so với các năm trước; trong danh sách các Bộ, ngành tham gia Bảng xếp hạng, vị trí xếp hạng của Ủy ban Dân tộc là 17/24.

Kết quả trên có được là nh có sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, kịp thời ban hành các văn bản, quy chế về công nghệ thông tin; đưa nội dung báo cáo đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong các cuộc họp giao ban hàng tuần của Lãnh đạo Ủy ban. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã thành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban Dân tộc do 01 đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm làm Trưởng ban, Thủ trưởng đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của Ủy ban làm Phó Trưởng ban Thường trực và thành viên là Thủ trưởng các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban. Giúp việc cho Ban chỉ đạo có Tổ Thư ký do Thủ trưởng đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của Ủy ban làm T trưởng, Thành viên là các cán bộ phụ trách công nghệ thông tin của các Vụ, đơn vị. Nhờ có sự chủ động tích cực của đơn vị thường trực Ban chỉ đạo và T thư ký, tiếp thu và xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin nên hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban Dân tộc ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực.

Căn cứ vào Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2011 - 2015, văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hàng năm đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của Ủy ban đã phối hợp chặt chẽ với Vụ Kế hoạch Tài chính và các đơn vị liên quan chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm để tổng hợp vào nhu cầu ngân sách chung của Ủy ban. Vì vậy, thời gian qua nguồn lực đầu tư cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin về đầu tư trang thiết bị, phần mềm đã được quan tâm đầu tư hơn so với trước đây;

Hoạt động đào tạo, tp huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của Công chức, viên chức được quan tâm tổ chức hàng năm với nhiều hình thức đa dạng, từ đào tạo tập trung theo chuyên đề đến hỗ trợ trực tiếp người sử dụng tại phòng làm việc. Thông qua các hoạt động đào tạo, ý thức, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của các cấp lãnh đạo, CCVC đã được nâng cao, ảnh hưng tích cực đến hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.

II. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Khó khăn, hạn chế

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban Dân tộc cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế; Dự kiến đến hết năm 2015, chỉ có một số hệ thống được đầu tư hết giai đoạn 1, một s dự án không được đầu tư hoặc đầu tư ít nên phải chuyển sang giai đoạn 2016-2020 thực hiện tiếp.

Các chỉ số quan trọng mang yếu tố công cụ, dụng cụ để ứng dụng công nghệ thông tin (hạ tầng trang thiết bị, phần mềm) của Ủy ban Dân tộc thp so với các Bộ, ngành:

- Máy tính của cán bộ, công chức, viên chức cấu hình thấp, không đảm bảo triển khai ứng dụng, nhiều máy đã sử dụng gần 10 năm vẫn chưa được thay thế;

- Một số đơn vị chưa được kết nối mạng riêng đến trụ sở Ủy ban;

- Đường truyền, mạng, hệ thống bảo mật, an toàn thông tin còn nhiu hạn chế;

- Tỷ lệ cán bộ chuyên trách được đào tạo về công nghệ thông tin chưa cao; chủ yếu được đào tạo cơ bản tại các trường trong nước, không có chứng chỉ quốc tế về công nghệ thông tin;

- Thủ tục hành chính chưa được tin học hóa ở mức cao;

- Xây dựng Cơ sở dữ liệu chuyên ngành chưa triển khai đồng bộ, hiệu quả.

2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân khách quan

Kinh phí đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng nhu cầu thực tế;

Một số Vụ, đơn vị trong Ủy ban chưa đưa kế hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin trong kế hoạch chung của đơn vị;

Chưa dành nguồn kinh phí tập trung cho công tác đào tạo, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức tại Ủy ban cũng như cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin;

Cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin tại các Vụ, đơn vị có trình độ không đồng đều dẫn đến công tác tham mưu, hỗ trợ về công nghệ thông tin cho các đơn vị còn hạn chế, dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ.

2.2. Nguyên nhân chủ quan

Sự thay đổi đầu tư trong ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, ngành có xu hướng giảm do thắt chặt đầu tư công.

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ỦY BAN DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc thời gian đã thay đổi cơ bản cách thức quản lý, chỉ đạo của Ủy ban Dân tộc, tiết kiệm được nhân công và các chi phí văn phòng, giảm thời gian trao đổi thông tin, đáp ứng bước đầu nhu cầu xây dựng môi trường làm việc Chính phủ của Ủy ban Dân tộc.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng tác động tích cực đến người dân và doanh nghiệp. Các dịch vụ công trực tuyến mức 1, 2 bước đầu đã tạo sự minh bạch trong cung cấp thông tin cho người dân; các hoạt động truyền thông về công tác dân tộc và chính sách dân tộc đã cung cấp cho các đối tượng bạn đọc nguồn thông tin chính thống, kịp thời, đầy đủ; góp phần chống lại các luồng thông tin trái chiều của các thế lực thù địch.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ỦY BAN DÂN TỘC TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký.

2. Tăng cường ban hành các văn bản ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Ủy ban Dân tộc: Triển khai, cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành; xây dựng Chính sách ưu đãi cho CCVC chuyên trách làm công nghệ thông tin; Quy chế quản lý hoạt động của Hệ thống Hội nghị truyền hình, Bộ tiêu chí xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin theo khung xếp hạng hằng năm của Bộ Thông tin và Truyền thông...

3. Xây dựng quy hoạch công nghệ thông tin của UBDT;

4. Xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Ủy ban Dân tộc 2016-2020.

5. Xây dựng Kế hoạch chi tiết Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Ủy ban Dân tộc năm 2016.

6. Hướng dẫn các Vụ, đơn vị mua sắm, đầu tư mua sắm các trang thiết bị công nghệ thông tin đảm bảo an toàn thông tin phục vụ công việc hằng ngày.

7. Hoàn thành các nhiệm vụ đầu tư về ứng dụng công nghệ thông tin năm 2015: Nâng cấp Cổng thông tin điện tử, Bộ CSDL Dân tộc, Hệ thống thông tin thống kê về 53 DTTS,...

8. Tăng cường đánh giá, xếp hạng công bố xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin các Vụ, đơn vị công bố trong các cuộc họp giao ban của Lãnh đạo Ủy ban, Hội đồng Thi đua khen thưởng, gửi thư điện tử thông báo cho các Vụ, đơn vị biết.

9. Tăng cường đào tạo tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin.

B. KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ỦY BAN DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về “ng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước”;

Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020”;

Chỉ thị s 23/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020”;

Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu bền vững và hội nhập quốc tế;

Công văn số 2634/BTTTT-THH ngày 17 tháng 08 năm 2015 của Bộ Thông tin Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020.

II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Môi trường pháp lý

Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc;

Quyết định số 195/QĐ-UBDT ngày 06 tháng 07 năm 2010 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt “Đề án phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hệ thống thống kê của Ủy ban Dân tộc đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”;

Quyết định số 393/QĐ-UBDT ngày 10 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt “Kế hoạch thực hiện Đề án Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu các dân tộc thiểu số Việt Nam”;

Năm 2011: Quyết định số 95/QĐ-UBDT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt “Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2011-2015”;

Năm 2012: Quyết định số 210/QĐ-UBDT ngày 31 tháng 08 năm 2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt “Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc năm 2013”; Quyết định số 155/QĐ-UBDT ngày 17 tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc v/v “Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc”; Quyết định số 207/QĐ-UBDT ngày 28 tháng 08 năm 2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành “Quy chế sử dụng hệ thống thư điện tử của Ủy ban Dân tộc”; Công văn số 878/UBDT-TTTT ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc v/v “Tăng cường thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc”;

Năm 2013: Quyết định số 465/QĐ-UBDT ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành “Quy chế quản lý, sử dụng và khai thác Hệ thống thông tin tổng thể của Ủy ban Dân tộc”; Quyết định s 466/QĐ-UBDT ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành “Quy chế đảm bảo an ninh, an toàn trên mạng thông tin trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc”; Quyết định số 467/QĐ-UBDT ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành “Quy chế quản lý, sử dụng và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc”; Quyết định số 432/QĐ-UBDT ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc Thành lập Ban Chỉ đạo Ứng dụng Công nghệ thông tin của Ủy ban Dân tộc”;

Năm 2014: Quyết định số 238/QĐ-UBDT ngày 30 tháng 07 năm 2014 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành “Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin của UBDT”; Quyết định số 239/QĐ-UBDT ngày 30 tháng 07 năm 2014 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc v/v “Thành lập Tổ thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban Dân tộc; Quyết định số 240/QĐ-UBDT ngày 30 tháng 07 năm 2014 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc v/v “Quy định tiêu chí đánh giá, xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan làm công tác dân tộc”; Quyết định số 282/QĐ-UBDT ngày 15 tháng 08 năm 2014 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt “Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc năm 2015”; Công văn số 284/UBDT-TTTT ngày 28 tháng 03 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc v/v “Sử dụng hộp thư điện tử @cema.gov.vn để trao đổi văn bản trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc”; Văn bản số 552/UBDT-VP ngày 11 tháng 06 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc v/v “Áp dụng quy trình tiếp nhận và xử lý văn bản”;

Năm 2015: Quyết định số 235/QĐ-UBDT ngày 08 tháng 05 năm 2015 v/v Quy định về tiêu chí đánh giá, xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin của hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc”; Văn bản số 585/UBDT-TTTT ngày 17 tháng 06 năm 2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc v/v “Tăng cường sử dụng hộp thư điện tử trong các cơ quan công tác dân tộc”; Văn bản s 504/UBDT-KHTC ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc v/v “Hp tác, hỗ trợ Ủy ban Dân tộc về an ninh mạng trong công tác chỉ đạo điều hành và thống kê dân tộc”.

2. Hin trng h tầng kỹ thut

2.1. Hệ thống máy chủ

Hệ thống máy chủ của Ủy ban Dân tộc bao gồm 19 máy chủ, trong đó có 17 máy chủ đặt tại Trung tâm Thông tin và 02 máy chủ đặt tại các Vụ địa phương trực thuộc Ủy ban. 11/19 máy chủ đã có niên hạn sử dụng trên 07 năm, trong đó có 10 máy chủ cấu hình thấp không có khả năng nâng cấp do không có linh kiện và 02 máy chủ bị hỏng không sử dụng được.

Thực tế chỉ còn 8 máy chủ được sử dụng cho các dịch vụ và ứng dụng trong đó có 3 máy chủ vừa được bổ sung theo Dự án “Xây dựng, nâng cấp hệ thống Cổng thông tin tích hợp dịch vụ công và phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp cho Ủy ban Dân tộc” giai đoạn 1; các máy chủ chính phải chia sẻ tài nguyên dùng chung cho nhiều ứng dụng. Số máy chủ còn lại dùng cho hoạt động dự phòng, không đủ khả năng duy trì thường xuyên các ứng dụng khi máy chủ chính gặp lỗi.

Hệ thống máy chủ đa phần sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows Server 2003, có 04 máy chủ sử dụng Microsoft Windows Server 2008, 05 máy chủ sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows Server 2012. Các máy chủ cài đặt Hệ điều hành Microsoft Windows Server 2003 hiện tại không còn được hỗ trợ kỹ thuật từ hãng, khả năng nâng cấp lên hệ điều hành cao hơn không được do cấu hình các máy tính cũ thấp nên hệ thống hoạt động không được an toàn, ổn định.

Hệ thống lưu trữ tập trung trên thiết bị IBM DS-400 được kết nối với 02 máy chủ làm nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu trang bị từ năm 2005 (hiện nay không sử dụng được do bị hỏng card kết nối và không có thiết bị thay thế); hệ thống sao lưu hiện tại có 01 đĩa mạng (4Tb) dùng để lưu trữ dữ liệu hệ thống nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu sao lưu. Đ đáp ứng nhu cầu lưu trữ đảm bảo hiệu quả và an toàn cần trang bị 01 giải pháp lưu trữ dung lượng cao, có khả năng thực hiện nhiều loại hình lưu trữ khác nhau.

Song song với việc trang bị thêm hệ thống lưu trữ tập trung, các dịch vụ, ứng dụng đang hoạt động đơn lẻ trên máy chủ độc lập phải nâng cấp lên theo mô hình giải pháp clustering, dùng cơ chế dữ liệu tập trung theo mô hình SAN/NAS, đảm bảo tính sẵn sàng, không bị ngừng hệ thống khi có sự cố.

2.2. Hệ thống mạng và đường truyền Internet

Toàn bộ hệ thống máy tính của Ủy ban Dân tộc (trừ máy tính soạn thảo tài liệu mật) đều được kết nối mạng LAN (22/22 đơn trong đó có chia VLAN); đối với các đơn vị quản lý nhà nước ở xa trụ s chính của Ủy ban đều được kết nối WAN theo mô hình Site-to-Site tới thông qua mạng riêng ảo VPN (17/22 đơn vị); đối với các đơn vị sự nghiệp bước đầu kết nối tới mạng nội bộ của Ủy ban theo mô hình Point-To-Site (5/22 đơn vị); về cơ bản hệ thống mạng bước đầu đảm bảo khả năng truy cập thông tin thống nhất trong toàn cơ quan Ủy ban Dân tộc.

Các thiết bị kết nối mạng đã được quan tâm đầu tư, bước đầu bảo đảm cho hoạt động của hệ thống trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, một số thiết bị mạng trung tâm (Core Switch, Switch các tòa nhà,...) chưa được đầu tư dự phòng, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chung của hệ thống trong trường hợp các thiết bị gặp lỗi.

Tại trụ sở chính Ủy ban Dân tộc đã lắp đặt 02 đường truyền Internet cáp quang (trong đó 01 đường truyền cáp quang Leased Line của Bưu điện Trung ương có tốc độ 20Mbps, 01 đường truyền FTTH của Viettel dự phòng); 01 đường truyền cáp quang Leased Line của VTC đến trụ sở 2 của Ủy ban Dân tộc (141 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội); 03 đường cáp quang FTTH đến 2 Vụ địa phương (Đắk Lắk, Cần Thơ) và Văn phòng đại diện Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ truy cập Internet và kết nối VPN với hệ thống mạng nội bộ của Ủy ban Dân tộc. Bước đầu các đường truyền đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng Internet của cán bộ, công chức, viên chức.

2.3. Hệ thống máy tính cá nhân (PC)

Ủy ban Dân tộc hiện đã trang bị trên 460 máy PC cho cán bộ, công chức, đạt tỷ lệ 98% cán bộ, công chức được trang bị máy tính; trong đó có 2/3 máy PC đã sử dụng trên 05 năm nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức. Các máy PC được kết nối mạng LAN, mạng Internet thường xuyên theo quy định của Ủy ban.

Các phần mềm Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng trên máy tính PC đa phần là không có bản quyền, có khoảng 50% máy tính sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows XP (không còn được cập nhật bảo mật và hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất), 45% sử dụng hệ điều hành Windows 7 và 5% sử dụng hệ điều hành khác. Do các máy tính đa phần sử dụng mềm không có bản quyn, hệ điều hành Microsoft Windows XP không còn được hỗ trợ cập nhật bảo mật và hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất nên ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoạt động n định của hệ thống.

2.4. Hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh thông tin

Năm 2009, hệ thống tường lửa/mạng riêng ảo chính thức được đầu tư phục vụ hoạt động bảo mật vùng biên của hệ thống mạng; đến năm 2013 được trang bị, bổ sung thiết bị bảo mật mạng, thiết bị bảo mật quét virus và lọc thư rác cho hệ thống Thư điện tử. Hệ thống tường lửa, hệ thống phát hiện và phòng, chống truy cập trái phép IDS/IPS đã được xây dựng giai đoạn 1 tuy nhiên mới chỉ thực hiện nhiệm vụ bảo mật kết nối Internet, chưa có các thiết bị phần cứng và phần mềm bảo mật chuyên dụng cho các ứng dụng vùng DMZ và vùng người dùng trong LAN.

Tổng số mạng cục bộ được bảo vệ bởi hệ thống tường lửa, hệ thống phát hiện và phòng, chống truy cập trái phép là 17 đơn vị; 01 văn phòng đại diện và 05 đơn vị sự nghiệp chưa có hệ thống tường lửa bảo vệ.

Việc bảo mật và phòng chống virus, spy, malware... tại các máy trạm chưa được đầu tư sử dụng phần mềm có bản quyền, đa s vẫn sử dụng các phần mềm miễn phí.

Bảng 01: Danh mục hệ thống máy chủ và thiết bị mạng

TT

Thiết bị - Cấu hình

Số ợng

Dịch vụ, ứng dụng

T.gian mua

Ghi chú

I

Hệ thống máy chủ:

1

DELL 2600-Xeon 2,4GHz, 512 MB RAM, 36GB HDD

01

 

2003

Hỏng không sử dụng

2

DELL 6600 - Xeon 1,5GHz, 1GB RAM, 72GB HDD

01

Dùng để cài đặt thử nghiệm

2003

Cấu hình thấp.

3

DELL 2650 - Xeon 2,8GHz, 1GB RAM, 72GB HDD

01

Lưu trữ

2004

Cấu hình thấp.

4

IBM X226 - Xeon 3,2GHz, 512 GB RAM, 80 GB HDD

01

Cài đặt dịch vụ DNS nội bộ

2004

Cấu hình thấp.

5

IBM X226 - Xeon 3,2GHz, 1GB RAM, 150GB HDD

02

- Đặt tại Vụ địa phương II: 01 máy

- Đặt tại Vụ địa phương III: 01 máy

2004

Cấu hình thấp.

6

DELL 2800 - Xeon 3,0GHz, 2GB RAM, 180GB HDD

01

Phát triển dịch vụ

2004

Cấu hình thấp

7

DELL 2800 - Xeon 3,0GHz, 3.2GB RAM, 350GB HDD

01

Phần mềm văn thư lưu trữ

2004

Cấu hình thấp

8

IBM 336 - Xeon 3,0GHz, 1GB RAM, 72GB HDD

IBM Storage DS400 - 850Gb

02

- Hỏng đĩa cứng: 01 máy chủ.

- Cài đặt phần mềm quản lý văn bản (phiên bản cũ phục vụ tra cứu), Trang tin điện tử nội bộ

- Hỏng dây cáp kết nối DS400

2005

Cấu hình thấp

9

IBM 3650M2 - 32GB RAM, 146 x 2GB + 300x2 HDD

01

Cài đặt phần mềm quản lý văn bản

2008

 

10

Server Mini IBM M4-, 8GB RAM, 1TB HDD

01

Cài đặt dịch vụ phát thanh truyền hình

2014

 

11

IBM 3650 M3 - Xeon (R) E6506 2.13Ghz, 64GB RAM, 500Gb x4+ 1TB x 1 HDD

01

Cài đặt ảo hóa máy chủ dự phòng Cổng TTĐT Ủy ban Dân tộc, máy chủ dự phòng hosting

2010

 

12

IBM 3650 M3 - Xeon (R) E5507 2.27Ghz, 64GB RAM, 1TB x 3 HDD

01

- Cài đặt ảo hóa máy chủ Cổng TTĐT Ủy ban Dân tộc

- Cài đặt ảo hóa máy chủ hosting

- Cài đặt ảo hóa máy chủ Cơ sở dữ liệu văn bản

2011

 

13

IBM 3650 M4 - Xeon (R) E5-2620 2.0GHz (12CPUs), 48 GB RAM, 500Gb x 6 HDD

02

Cài đặt lustering dịch vụ Thư điện tử

2014

 

14

LENOVO X3550 M5 - 02 x E5-2620v3, 64GB RAM, 2 x 2TB HDD

02

- Cài đặt máy chủ Web Portal Servers Cng Thông tin điện tử: 01 máy

- Cài đặt máy chủ Web Back-end (application Servers) Cổng Thông tin điện tử: 01 máy

2015

 

15

LENOVO X3550 M5 - 02 x E5-2620v3, 128GB RAM, 2 x 2TB HDD

01

Cài đặt máy chủ Database Servers Cổng Thông tin điện tử

2015

 

II

Hệ thống thiết bị mạng trung tâm:

1

Switch Cisco 500G, 8 port (quang)

01

Kết nối mạng LAN tại khu vực trụ sở UBDT (VLAN)

2005

 

2

Switch Cisco 500G, 24 port

02

Kết nối mạng LAN tại khu vực trụ sở UBDT

2005

 

3

Switch Cisco 3560G, 24 port

01

Kết nối mạng LAN tại khu vực trụ sở UBDT

2009

 

4

ToR Switch Cisco 3650, 48 port

01

Kết nối mạng LAN tại trụ sở UBDT (VLAN)

2015

 

5

Firewall FortiGate 600C

01

Firewall/VPN kết nối với các Vụ/đơn vị bên ngoài

2013

 

6

Firewall Mcafee 4500

01

Quét virus, lọc thư rác

2013

 

7

Firewall FortiGate 310B

01

Firewall/VPN kết nối với các Vụ/đơn vị bên ngoài

2009

 

8

Firewall FortiGate 80C

01

Đặt tại 141 Hoàng Hoa Thám, làm Firewall/VPN kết nối với hệ thống mạng nội bộ trụ sở UBDT

2009

 

9

Firewall FortiWifi 30B

02

Đặt tại Vụ II và Vụ III, làm Firewall/VPN kết nối với hệ thống mạng nội bộ trụ sở UBDT

2009

 

Hình 01: Sơ đồ hiện trạng kết nối hệ thống mạng Ủy ban Dân tộc

Như vậy, hiện tại hạ tầng kỹ thuật tại Ủy ban Dân tộc chưa đảm bảo triển khai theo nhu cầu thực tế. Trong thời gian tới cần tiếp tục được xây dựng, nâng cấp toàn diện phục vụ ngành công tác dân tộc.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ

3.1. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành

Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Ủy ban Dân tộc đã triển khai nâng cấp giai đoạn I trên nền tảng công nghệ của Microsoft (Sharepoint/SQL server); bước đầu phần mềm đã được ứng dụng đến các đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc. Đến nay, hệ thống chưa được kết nối đến Ban Dân tộc và cơ quan công tác dân tộc tại địa phương, hệ thống vẫn còn nhiều hạn chế trong triển khai diện rộng do chưa có nguồn kinh phí tập trung và thường xuyên. Trong giai đoạn tiếp theo cần được đầu tư kinh phí tập trung để hệ thống triển khai toàn diện, đồng bộ cho cơ quan làm công tác dân tộc và đảm bảo kết nối liên thông với các hệ thống khác của cơ quan bộ, ngành liên quan.

3.2. Hệ thống thư điện tử

Hệ thống thư điện tử của Ủy ban Dân tộc đang sử dụng phần mềm Mail Exchange 2013; Hệ thống thư điện tử được quản trị và cung cấp cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ủy ban một hộp thư riêng, với số lượng 529 hộp thư, trong đó có 478 hộp thư của Ủy ban và 51 hộp thư Ban Dân tộc của tỉnh.

Hệ thống thư điện tử mặc dù đã được đầu tư ban đầu (kinh phí năm 2013 là 600 triệu đồng) nhưng chưa đảm bảo yêu cầu thực tế về bảo mật và an toàn thông tin, vẫn còn nhiều thư rác gửi vào hòm thư của các cá nhân. Ngoài ra, số lượng hộp thư điện tử hiện nay chưa cung cấp đủ tài khoản cho cán bộ làm công tác dân tộc trên toàn quốc do không đủ kinh phí mua bản quyền số lượng người sử dụng thư điện tử.

3.3. Hệ thống hội nghị truyền hình

Phần mềm và thiết bị đã được trang bị ban đầu phục vụ các cuộc họp với các Vụ địa phương II, III và cơ quan thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do thiết bị đã cũ dẫn đến một số cuộc họp chất lượng tín hiệu kém và không ổn định. Trong thời gian tới cần tiếp tục được đầu tư kinh phí tập trung đ triển khai hệ thống trên diện rộng đến các đơn vị ngoài Ủy ban, Ban Dân tộc và các cơ quan công tác dân tộc tại địa phương.

3.4. Các phần mềm phục vụ nghiệp vụ chuyên môn:

Hệ thống thông tin phục vụ chuyên môn bao gồm 10 phân hệ (Quyết định số 95/QĐ-UBDT ngày 14/01/2011 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2011-2015), đến nay mới triển khai đưa vào sử dụng 05 phân hệ: Phần mềm quản lý cán bộ, phần mềm quản lý thi đua-khen thưởng, phần mềm Văn thư-lưu trữ; Phần mềm quản lý đơn thư, khiếu nại-tố cáo; Phần mềm Báo cáo tài chính;

Việc triển khai các Phân hệ phục vụ công tác chuyên môn tại các đơn vị chưa đạt tiến độ thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2011-2015. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có nguồn kinh phí đầu tư tập trung, thường xuyên. Trong đó có 02 phân hệ do đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin tự nghiên cứu và xây dựng trên nền tảng đã cũ, không có khả năng phát triển mở rộng và nâng cấp. Trong thời gian tới cần tiếp tục được đầu tư kinh phí đ nâng cấp và xây dựng đ đảm bảo yêu cầu thực tế tại Ủy ban Dân tộc.

3.5. Hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ ngành công tác dân tộc

Qua nhiều năm Ủy ban Dân tộc đã từng bước tiến hành thu thập, phát triển cơ sở dữ liệu dân tộc thiểu số, nhưng do kinh phí hạn chế, phương pháp thực hiện chưa phù hp, nên dữ liệu còn hạn chế rất nhiều, mới chỉ hình thành một số cơ sở dữ liệu qua các năm như:

- Năm 2013: Xây dựng module văn bản, chính sách trên Cổng thông tin điện tử và module quản lý các chỉ tiêu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009;

- Năm 2014: Tổng hp, bóc tách số liệu dân tộc từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, số liệu được biu diễn trên Bản đồ mức tỉnh, thành phố;

- Năm 2015: Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đã thu thập trong năm 2015 và phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động để phục vụ cung cấp số liệu cho Lãnh đạo, cán bộ đi họp và công tác;

Ngoài ra, thông qua các chương trình hợp tác với Unicef, Ủy ban Dân tộc đã cập nhật một số dữ liệu vào phần mềm CemInfo như: Cơ sở dữ liệu 5 cuộc điều tra, cơ sở dữ liệu dân số các dân tộc Việt Nam, cơ sở dữ liệu tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II. Số liệu này hiện đang được tích hợp trong hệ điều hành nội bộ tại Ủy ban.

Như vậy, cơ sở dữ liệu qua các năm đã được Ủy ban Dân tộc thu thập, tổng hợp tản mát, không được lưu trữ tập trung, đồng bộ, thiết bị lưu trữ không đảm bảo dẫn đến khó khăn trong công tác quản trị, vận hành hệ thống và phát triển cơ sở dữ liệu; đồng thời khó khăn trong công tác tra cứu, khai thác của cán bộ làm công tác dân tộc, dữ liệu không có khả năng chia sẻ, kết ni liên thông đến các Bộ ngành và Ban dân tộc các tỉnh, thành ph.

Từ những thực trạng trên đây, trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc cần nghiên cứu xây dựng Hệ thống thông tin và sở dữ liệu về các Dân tộc thiểu số Việt Nam để chuẩn hóa và thu thập thông tin, số liệu đầy đủ phục vụ cho các cơ quan, tổ chức làm công tác dân tộc là rất cần thiết và phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước.

4. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp

Cổng thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc được khai trương ngày 03/5/2013, hoạt động theo giấy phép số 58/GP-TTĐT do cục quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 02/5/2013; hoạt động của Cổng thông tin điện tử tuân thủ theo Luật báo chí, Luật Công nghệ thông tin và các văn bản của nhà nước về quản lý báo chí, ứng dụng công nghệ thông tin và TT trong cơ quan nhà nước. Máy chủ Cổng thông tin điện tử đặt tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, được quản trị kỹ thuật bởi đội ngũ cán bộ thuộc Trung tâm Thông tin, do Giám đốc Trung tâm Thông tin chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính.

Cổng Thông tin điện tử với chức năng tích hợp thông tin của ngành và lĩnh vực công tác dân tộc, cung cấp các thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo điều hành của Ủy ban Dân tộc, thông tin hoạt động của cơ quan công tác dân tộc ở địa phương. Hằng ngày, hằng tuần, Cổng Thông tin luôn được đội ngũ kỹ thuật viên cập nhật các thông tin như: Chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo y ban Dân tộc; lịch làm việc của Lãnh đạo Ủy ban và Lãnh đạo Vụ, đơn vị; danh bạ điện thoại; hoạt động cải cách hành chính; đăng tải các dự thảo văn bản xin ý kiến... thông qua đó góp phần tăng cường hiệu quả cho mọi hoạt động của cơ quan, rút ngắn thời gian trao đổi, giải quyết công việc giữa các Vụ, đơn vị cũng như giữa các cơ quan ở địa phương với Ủy ban Dân tộc.

Với việc cung cấp đầy đủ mọi thông tin, dữ liệu về hoạt động của cơ quan làm công tác dân tộc, Cổng Thông tin điện tử ngày càng trở thành địa chỉ hết sức quan trọng phục vụ Lãnh đạo, công chức, viên chức ứng dụng, khai thác thông tin phục vụ giải quyết công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Ngoài ra, trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại ngày nay, internet đã được bao phủ rộng khắp toàn cầu, công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực truyền thông, trong đó việc truyền thông điện tử trở nên hiệu quả hơn rất nhiều so với các phương tiện truyền thống.

Thực hiện lộ trình Chính phủ điện tử, cùng với xu thế phát triển của truyền thông internet, trong những năm qua, Cổng Thông tin Điện tử Ủy ban Dân tộc đã thường xuyên cập nhật, cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các tổ chức, doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả việc triển khai thực hiện các chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân.

Trong 5 năm qua (2011 - 2015), Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc (tiền thân là Trang tin Điện tử từ năm 2011 - 2013) đã cung cấp khoảng 8.500 tin, bài, video viết về lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc và tình hình vùng dân tộc thiểu số (trung bình mỗi năm xuất bản khoảng 1,700 tin, bài, video) với trên 50 triệu lượt người truy cập đến từ 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cũng trên Cổng Thông tin Điện tử Ủy ban Dân tộc đã triển khai đối thoại trực tuyến về các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, truyền phát trực tuyến phục vụ tuyên truyền Đại hội Đại biu các Dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất; tiếp tục duy trì và cung cấp dịch vụ truyền phát trực tuyến kênh phát thanh và truyền hình dân tộc trên Cổng thông tin điện tử (kênh trực tuyến VTV5..). Cho đến nay ban biên tập Cổng thông tin điện tử đã đưa các bản tin đa phương tiện theo 18 chuyên mục (Thời sự, điểm báo tuần, đại đoàn kết các dân tộc, chính trị xã hội, kinh tế, giáo dục, pháp luật, nông nghiệp, giải trí.. ), gần 3.952 video clip với khoảng hơn 20 tiếng dân tộc và trên 700.000 lượt người truy cập..; từng bước theo thời gian, sẽ hình thành một kho dữ liệu đa phương tiện về các lĩnh vực dân tộc, phục vụ trực tiếp hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của Ủy ban Dân tộc, cũng như nhu cầu cung cấp thông tin về lĩnh vực dân tộc cho các tổ chức và cá nhân quan tâm đến công tác dân tộc

Cổng Thông tin Điện tử được tích hợp các trang website thành phần như: Trang tin Chương trình 135 và các Chương trình dự án giảm nghèo; Trang tin về phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, Thủ tục hành chính (mức độ 2) và các chuyên trang khác. Các website này cũng cung cấp hằng ngàn tin, bài mỗi năm, góp phần đa dạng thêm các nguồn thông tin cho Cổng Thông tin điện tử. Hằng tháng, Cổng Thông tin điện tử thu hút hằng triệu độc giả truy cập khai thác thông tin.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường thông tin tuyên truyền, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn cho bạn bè quốc tế, từ đó tạo sự ủng hộ, giúp đỡ để phát triển kinh tế - xã hội cùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Hạ tầng công nghệ của Cổng Thông tin điện tử cần tiếp tục được xây dựng, nâng cấp theo định hướng khung Chính phủ điện tử, đảm bảo kết nối liên thông, mở rộng đến các Bộ, ban ngành và địa phương, tích hợp truyền thông, truyền hình đa phương tiện, đa dạng ngôn ngữ nhằm cung cấp thông tin về lĩnh vực công tác dân tộc phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc và miền núi.

5. Hiện trạng nguồn nhân lực

5.1. Tổ chức và nguồn nhân lực chuyên trách về công nghệ thông tin

a) Hiện trạng

Ủy ban Dân tộc đã từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin. Trung tâm Thông tin với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ban hành tại Quyết định số 158/QĐ-UBDT ngày 03/4/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Trung tâm Thông tin được tổ chức thành 06 phòng chuyên môn, biên chế được giao là 28 người.

b) Đánh giá

Năng lực một số cán bộ chuyên trách làm công tác công nghệ thông tin và Truyền thông còn yếu, lực lượng biên chế còn thiếu so với yêu cầu thực tế.

5.2. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức, viên chức trong Ủy ban Dân tộc

a) Hiện trạng

Trong giai đoạn vừa qua, Ủy ban dân tộc đã tổ chức nhiều lp tập huấn, hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin. Đến nay, 98% cán bộ, công chức, viên chức đưc tiếp cận thường xuyên với máy tính, sử dụng các ứng dụng, phần mềm của máy tính (Word, Excel...) trong các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn; 85% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng máy tính đ truy cập Internet, khai thác các thông tin trên mạng phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; 75% cán bộ, công chức, viên chức đã thành thạo và thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử cá nhân của Ủy ban trong việc trao đổi thông tin; trên 40% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp của Ủy ban Dân tộc trong quản lý văn bản và điều hành công việc; dưới 20% cán bộ, công chức, viên chức có khả năng tự quản lý và phòng chống virus, malware trên máy tính.

b) Đánh giá

Cơ sở vật chất về công nghệ thông tin còn thiếu, một số cán bộ chưa được trang bị máy tính cá nhân, trong khi đó nhiều máy tính cá nhân đã cũ và lạc hậu; năng lực và trách nhiệm ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức, viên chức trong Ủy ban Dân tộc nói chung còn hạn chế, nhiu lĩnh vực chưa đạt được mục tiêu đề ra của Chính phủ. Chưa có nguồn kinh phí đầu tư tập trung và thường xuyên trong đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức trong Ủy ban Dân tộc.

6. Kinh phí triển khai các dự án giai đoạn 2011-2015 và các dự án đang còn trin khai

Đơn vị tính: nghìn đồng

Stt

Tên dự án

Mục tiêu, quy mô

Tổng mức đầu tư

Nguồn vốn đầu

Thời gian thực hiện

Hiệu quả/ hiện trạng

 

Xây dựng, nâng cấp hệ thống Cổng thông tin điện tử tích hợp dịch vụ công và phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp cho Ủy ban Dân tộc

Xây dựng, nâng cấp Cổng thông tin điện tử tích hợp dịch vụ công và phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp Ủy ban Dân tộc để đẩy mạnh ứng dụng CNTT triển khai đồng bộ, hiệu quả trong hoạt động quản lý, chỉ đạo và điều hành của Ủy ban Dân tộc về công tác dân tộc; góp phần thực hiện cải cách hành chính. Tạo điều kiện và công cụ trao đổi thông tin quan trọng đa chiều, hỗ trợ quá trình hoạch định và triển khai chính sách ở các cấp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác dân tộc.

Tích hợp dịch vụ công và tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chính sách dân tộc, vn đ dân tộc và công tác dân tộc trên Cổng thông tin điện tử.

15.963.300

Ngân sách nhà nước đầu tư phát triển

2015-2016

Cung cấp một kênh tuyên truyền, truyền thông hiệu quả về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa thông qua trên hệ thống Cổng thông tin tích hợp, có tích hợp phân hệ truyền phát thông tin qua internet.

- Đa dạng hóa hoạt động cung cấp thông tin và giúp cho người sử dụng có thêm nhiều lựa chọn dịch vụ và thông tin trên hệ thống Cổng thông tin của UBDT.

- Cung cấp thông tin tuyên truyền, truyền thông kịp thời về các chính sách, cơ chế và pháp luật của Chính phủ, Đảng, UBDT cho các đối tượng người dân tộc, dân tộc thiểu số ở Việt Nam và kiều bào Việt Nam tại nước ngoài.

Nâng cao vị thế của Ủy ban Dân tộc trong nước và quốc tế.

 

TỔNG

 

15.963.300

 

 

 

III. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Mục tiêu tổng quát

Tăng cường khả năng và triển khai đồng bộ, hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo và điều hành của hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương.

Xây dựng một kênh thông tin trực tuyến giao tiếp giữa Ủy ban Dân tộc với doanh nghiệp và người dân nhằm tăng cường cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao; giải đáp về công tác dân tộc và chính sách dân tộc; tăng cường năng lực phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ

100% cán bộ, công chức, viên chức tại Ủy ban Dân tộc được trang bị máy tính cá nhân kết nối mạng, đảm bảo phục vụ tốt công tác chuyên môn;

Đảm bảo trên 90% các văn bản, tài liệu nội bộ được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử;

100% cán bộ, công chức, viên chức được cung cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc;

100% các vụ, đơn vị sử dụng hệ thống thông tin trên môi trường mạng;

Hoàn thiện hệ thống máy chủ dịch vụ và các thiết bị mạng phục vụ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại Ủy ban Dân tộc và đảm bảo khả năng kết nối trực tuyến đến 100% cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh, 50% cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện;

100% các ứng dụng được triển khai chữ ký số.

Xây dựng hệ thống thông tin tổng thể nhằm tạo môi trường làm việc điện tử trong Ủy ban Dân tộc nói riêng và hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc nói chung:

- Hoàn thiện các phần mềm nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tạo môi trường trao đổi thông tin trực tuyến giữa hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc, đảm bảo các thông tin được quản lý trên một nền tảng thống nhất, đồng bộ, phát huy hiệu quả tổng thể.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu dân tộc thiểu số Việt Nam, xây dựng kế hoạch và từng bước tổng hợp và cập nhật thông tin cho cơ sở dữ liệu.

- Xây dựng thử nghiệm 03 từ điển ngôn ngữ dân tộc thiểu số, làm nền tảng cho việc phát triển đối với các ngôn ngữ khác nhằm mục tiêu bảo tồn tiếng nói, chữ viết và văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

- Ứng dụng công nghệ trực tuyến trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc (E-Learning).

2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp

100% các dịch vụ công trực tuyến liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân được xây dựng, triển khai ở mức 3, 4.

Thường xuyên cập nhật, cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các t chức, doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử theo mô hình báo điện tử.

Xây dựng trang tin đối ngoại và các trang thông tin thành phần phục vụ hoạt động của các Vụ, đơn vị; phát triển Cổng thông tin điện tử theo nhiều ngôn ngữ dân tộc thiểu số nhằm tăng cường thông tin tuyên truyền, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn cho bạn bè quốc tế, từ đó tạo sự ủng hộ, giúp đỡ để phát triển kinh tế - xã hội cùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Xây dựng Thư viện điện tử, tiến tới xây dựng thư viện số, có khả năng kết nối, chia sẻ với hệ thống thư viện khác trong cả nước.

Xây dựng mô hình, hệ thống các ứng dụng CNTT phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự cho các vùng có đồng bào Dân tộc thiểu số sinh sống.

Xây dựng Hệ thống thông tin hỗ trợ giao dịch việc làm cho lao động người DTTS Việt Nam nhằm tư vấn, hướng nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực là người lao động dân tộc thiểu số bị thất nghiệp, tạo cơ hội cho người lao động tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng và trình độ.

Xây dựng Diễn đàn đối thoại trực tuyến về công tác dân tộc nhằm phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Hạ tầng kỹ thuật

1.1. Hệ thống máy chủ

Xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống máy chủ tại cơ quan Ủy ban Dân tộc theo chun các DC (Data Center) phục vụ các dịch vụ nội bộ trong chỉ đạo, điều hành của Ủy ban Dân tộc như hệ thống thư điện tử, hệ thống điều hành tác nghiệp, Cơ sở dữ liệu dân tộc; định hướng thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với hạ tầng các ứng dụng Cổng thông tin điện tử, Hệ thống thư điện tử, Trang thông tin Chương trình 135, các Cổng thành phần, Truyền thông đa phương tiện,...

Đầu tư, nâng cấp hạ tầng máy chủ, các thiết bị hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Ủy ban Dân tộc và các vụ địa phương, văn phòng đại diện Hồ Chí Minh.

Đầu tư hệ thống hạ tầng dịch vụ phục vụ ứng dụng chữ ký số tại Ủy ban Dân tộc.

Đầu tư hạ tầng lưu trữ tập trung phục vụ quản lý dữ liệu tập trung và sao lưu dữ liệu theo nhu cầu quản lý.

Đầu tư, nâng cấp các phần mềm hệ thống (hệ điều hành máy chủ, phần mềm CSDL, các công cụ lập trình, quản lý và phát triển hệ thống) bằng phần mềm bản quyền đầy đủ đ đảm bảo cho hệ thống được hoạt động ổn định và an toàn.

1.2. Hệ thống mạng và đường truyền Internet

Chuẩn hóa sơ đồ hệ thống mạng LAN tại Ủy ban Dân tộc, nâng cấp các thiết bị kết nối mạng, đảm bảo kết nối của hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc với các ứng dụng dùng chung; tăng cường các thiết bị kết nối trục chính; Duy trì, nâng cấp hướng đến hoàn thiện hệ thống mạng LAN (có dây và không dây); trang bị thêm thiết bị trên đường trục chính đảm bảo tính tương thích, đồng bộ cùng với việc cài đặt hệ thống fail-over, cân bằng tải (load- balancing)...

Duy trì, mở rộng hệ thống mạng WAN của Ủy ban Dân tộc kết nối các đơn vị trực thuộc, cơ quan địa phương. Nâng cấp thiết bị VPN hỗ trợ khả năng kết nối đa điểm; nâng cấp các đường truyền kết nối trực tuyến đến hệ thống ứng dụng và dịch vụ của Ủy ban Dân tộc.

Đảm bảo tại trụ sở chính, các đơn vị nằm ngoài Ủy ban có 02 đường truyền Internet tốc độ cao (leased line) 01 đường truyền hoạt động chính thức và 01 đường truyền dự phòng.

Đường truyền cần nâng cấp đồng bộ các đường kết nối cáp quang của Công ty Viễn thông quân đội Viettel với đường truyền Leased Line của Cục Bưu điện Trung ương và Công ty VTC. Đường truyền internet tốc độ cao đảm bảo chất lượng kết nối VPN site to site tại các đơn vị sự nghiệp, vụ địa phương và văn phòng đại diện thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống mạng nội bộ tại Ủy ban Dân tộc.

1.3. Hệ thống máy tính cá nhân (PC)

Đầu tư, nâng cấp máy PC cho cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban Dân tộc, đảm bảo đạt tỷ lệ 100% cán bộ, công chức, viên chức được trang bị máy tính đảm bảo cho nhu cầu triển khai nghiệp vụ chuyên môn.

Đầu tư trang bị phần mềm bản quyền cho máy PC (hệ điều hành, phần mềm văn phòng, phần mềm diệt virus...) đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn.

2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ

2.1. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành

Hệ thống quản lý văn bản và điều hành cần tiếp tục được đầu tư, nâng cấp phù hợp với yêu cầu thực tế, đảm bảo hệ thống triển khai toàn diện, đồng bộ cho cơ quan làm công tác dân tộc tại địa phương và kết nối liên thông với các hệ thống quy mô cấp quốc gia theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Thông tin Truyn thông phục vụ chức năng chỉ đạo, điều hành trong hệ thống của cơ quan công tác dân tộc; đồng thời tiếp tục hoàn thiện và ban hành Quy chế về quản lý, sử dụng và khai thác hệ thống quản lý văn bản và điều hành gắn với công tác thi đua khen thưởng của ngành.

2.2. Hệ thống thư điện tử

Nâng cấp hệ thống thư điện tử phục vụ cho toàn bộ cán bộ làm công tác dân tộc phục vụ công tác trao đổi văn bản, chỉ đạo điều hành cho toàn bộ cán bộ làm công tác dân tộc (Ủy ban, các Ban Dân tộc, Phòng Dân tộc...); tăng cường nhận thức, trình độ và kỹ năng khai thác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp.

2.3. Hệ thống hội nghị truyền hình

Nâng cấp thiết bị, phần mềm bản quyền phòng họp trực tuyến tại Hà Nội, Đắc Lắc, Cần Thơ, Văn phòng đại diện thành phố Hồ Chí Minh và các Ban dân tộc phục vụ các cuộc họp tại Ủy ban Dân tộc, giảm chi phí hành chính, thời gian đi lại của các đơn vị tại địa phương.

2.4. Các hệ thống phần mềm phục vụ nghiệp vụ chuyên môn

Hệ thống thông tin phục vụ chuyên môn giai đoạn 2011-2015 bao gồm 10 phân hệ (Quyết định số 95/QĐ-UBDT ngày 14/01/2011 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2011-2015), đến nay mới triển khai đưa vào sử dụng 05 phân hệ: Phần mềm quản lý cán bộ, phần mềm quản lý thi đua-khen thưởng, phần mềm Văn thư-lưu trữ; Phần mềm quản lý đơn thư, khiếu nại-tố cáo; Phần mềm Báo cáo tài chính;

Trong đó có 02 phân hệ do đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin tự nghiên cứu và xây dựng trên nền tảng đã cũ, không có khả năng phát triển mở rộng và nâng cấp. Trong thời gian tới cần tiếp tục được đầu tư kinh phí để nâng cấp và xây dựng để đảm bảo yêu cầu thực tế tại Ủy ban Dân tộc.

Ngoài các phân hệ chưa triển khai trong giai đoạn 2011-2015, qua khảo sát nhu cầu thực tế tại các đơn vị trong Ủy ban Dân tộc, trong thời gian tới cần tiếp tục nâng cấp 04 phân hệ và xây dựng mới 08 phân hệ phục vụ nghiệp vụ chuyên môn như sau:

(1) Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ và môi trường của ngành dân tộc;

(2) Quản lý, theo dõi các ấn phẩm (ảnh, video..) và bài viết về các dân tộc thiểu số tích hợp phần mềm tòa soạn điện tử;

(3) Phần mềm quản lý thư viện sách, báo và tạp chí;

(4) Quản lý tài sản và cung cấp vật tư, thiết bị;

(5) Quản lý công tác thông tin, báo cáo của ngành

(6) Quản lý nguồn vốn đầu tư, tình hình và kết quả thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn cả nước;

(7) Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về lĩnh vực công tác dân tộc;

(8) Quản lý nghiệp vụ kế toán tài chính và ngân sách;

(9) Nâng cấp phần mềm quản lý thanh tra, khiếu nại, tố cáo (phát triển dịch vụ công trực tuyến mức độ cao phục vụ người dân);

(10) Nâng cấp phần mềm quản lý nguồn nhân lực ngành công tác dân tộc (trên cơ sở phần mềm quản lý cán bộ);

(11) Nâng cấp phần mềm thi đua, khen thưởng (phát triển lên dịch vụ công trực tuyến mức độ cao phục vụ cho cán bộ làm công tác dân tộc);

(12) Nâng cấp phần mềm lưu trữ, thư viện.

Đ đảm bảo hệ thống thông tin phục vụ nghiệp vụ chuyên môn trên đây triển khai đồng bộ, nâng cao năng lực làm việc trên môi trường mạng của cán bộ, công chức, viên chức, đy mạnh cải cách hành chính, cần phải có nguồn kinh phí đầu tư đồng bộ và tập trung, đi đôi với xây dựng hành lang pháp lý cho từng nội dung.

2.5. Bộ cơ sở dữ liệu dân tộc

Qua nhiều năm Ủy ban Dân tộc đã từng bước tiến hành thu thập, phát triển cơ sở dữ liệu dân tộc, nhưng do kinh phí hạn chế, phương pháp thực hiện chưa phù hp, nên dữ liệu còn hạn chế, cơ sở dữ liệu qua các năm đã được Ủy ban Dân tộc thu thập, tổng hợp tản mát, không được lưu trữ tập trung, đồng bộ, thiết bị lưu trữ không đảm bảo dẫn đến khó khăn trong công tác quản trị, vận hành hệ thống và phát triển cơ sở dữ liệu; đồng thời khó khăn trong công tác tra cứu, khai thác của cán bộ làm công tác dân tộc, dữ liệu không có khả năng chia sẻ, kết nối liên thông đến các Bộ ngành và Ban dân tộc các tỉnh, thành ph.

Trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc tiếp tục phối hợp với các cơ quan, bộ ngành thu thập, tiếp nhận, kết nối dữ liệu liên quan đến dân tộc thiểu số; xây dựng Hệ thống thông tin và sở dữ liệu về dân tộc thiểu số Việt Nam một cách đồng bộ, thống nhất phục vụ cho các cơ quan, tổ chức làm công tác dân tộc trong việc xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc, hỗ trợ phát triển bền vng kinh tế-xã hội vùng dân tộc và miền núi.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp

3.1. Duy trì, triển khai hoạt động truyền thông trên Cổng thông tin điện tử theo mô hình Báo điện tử

Cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo nhận thức đúng đn, c vũ, động viên đồng bào các dân tộc thực hiện tt chính sách dân tộc, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ. Tuyên truyền các thông tin chính thống, phản bác lại các luận điệu sai trái của các thế lực phản động, thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo gây bất n vùng dân tộc thiểu số, định hướng về tư tưởng, phân biệt rõ đúng - sai đ đồng bào các dân tộc có nhận thức đúng đn nht.

3.2. Xây dựng mô hình, hệ thống thông tin phục vụ phát trin kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự cho vùng đồng bào Dân tộc thiểu số sinh sống.

Xây dựng mô hình, hệ thống các ứng dụng CNTT phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự cho vùng đồng bào Dân tộc thiểu số sinh sng.

Xây dựng Hệ thống thông tin hỗ trợ giao dịch việc làm cho lao động người DTTS Việt Nam nhằm tư vấn, hướng nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực là người lao động dân tộc thiểu số bị thất nghiệp, tạo cơ hội cho người lao động tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng và trình độ.

Xây dựng Diễn đàn đối thoại trực tuyến về công tác dân tộc nhằm phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

3.3. Thư viện điện tử ngành công tác dân tộc

Xây dựng Thư viện điện tử, tiến tới xây dựng thư viện số, với những thiết bị và công ngh hiện đại, có khả năng kết nối, chia sẻ với hệ thống thư viện khác trong cả nước; đồng thời hướng đến nhu cầu liên kết, chia sẻ, trao đi nguồn lực thông tin của ngành công tác dân tộc.

3.4. Triển khai xây dựng các kênh/cổng thông tin thành phần

Tin học hóa các thủ tục hành chính của Ủy ban Dân tộc (công tác thi đua khen thưởng; công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại-tố cáo);

Ứng dụng công nghệ trực tuyến trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc (E-Learning) tích hợp hệ thống thông tin quản lý trường học và hệ thống truyền phát trực tuyến trên nền tảng công nghệ đa phương tiện;

Xây dựng bộ từ điển trực tuyến Dân tộc thiểu số, để cộng đồng các dân tộc có thể tra cứu ngôn ngữ, chữ viết theo từng dân tộc, phục vụ cho việc nghiên cứu về ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam.

Xây dựng Cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế, giúp cho bạn bè trên thế giới đến Việt Nam có thể tìm hiểu về cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kênh thông tin truyền thông, kêu gọi các tổ chức, đơn vị tài trợ cho vùng đồng bào và miền núi.

4. Hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh thông tin

Trang bị bổ sung các thiết bị/phần mềm bảo mật chuyên dụng cho các lớp ứng dụng, các dịch vụ bảo mật lp trong theo phân vùng mạng. Bổ sung phần mềm phòng chống, diệt virus, malware tại các máy trạm đảm bảo tính an ninh, an toàn thông tin trên toàn hệ thống cũng như tại vị trí của từng người sử dụng; gia hạn bảo quyền cho các thiết bị bảo mật hệ thống mạng, các ứng dụng và hệ thống Thư điện tử; ứng dụng chữ ký số đảm bảo an toàn thông tin. Đầu tư, nâng cấp hệ thống tường lửa, hệ thống phát hiện và phòng, chống truy cập trái phép; bổ sung thiết bị bảo mật cho 05 đơn vị sự nghiệp và văn phòng đại diện thành phố Hồ Chí Minh.

Các đơn vị tham gia mạng chuyên dùng của Ủy ban Dân tộc được trang bị giải pháp đảm bảo an toàn bảo mật trên mạng (thiết bị phần cứng, phần mềm an ninh mạng, phát hiện và chống xâm nhập) nhằm đảm bảo tất cả các thông tin chỉ đạo, điều hành truyền trên mạng chuyên dùng được bảo đảm toàn vẹn. Chun hóa hệ thống mạng của các đơn vị trực thuộc, các đơn vị sự nghiệp theo hướng khai thác hiệu quả sử dụng nhưng vẫn bảo đảm tốt nhất an toàn thông tin; triển khai ứng dụng chữ ký số đảm bảo an toàn, an ninh thông tin bí mật nhà nước.

Đảm bảo tất cả các Vụ đơn vị, văn phòng đại diện, các đơn vị sự nghiệp có quy trình và thực hiện quy trình an toàn bảo mật cho hạ tầng thông tin tại đơn vị mình như áp dụng các công nghệ xác thực, cơ chế quản lý quyền truy cập vào mạng và các thiết bị lưu trữ; kiểm soát việc chặt chẽ việc cài đặt mới các phần mềm lên máy chủ và máy trạm.

Đảm bảo an toàn thông tin các cuộc họp trực tuyến của Ủy ban Dân tộc trên hệ thống Hội nghị truyền hình.

Đảm bảo 100% các máy chủ tại các đơn vị được cài đặt các phần mềm có bản quyền.

Đảm bảo 100% các máy tính tại các đơn vị được cập nhật thường xuyên các bản vá lỗi hệ thống, được trang bị phần mềm diệt virus, spy, malware có bản quyền.

Tất cả các hệ thống thông tin từ Ủy ban cho đến các đơn vị trực thuộc có các thiết bị lưu trữ dữ liệu và áp dụng các quy trình sao lưu, dự phòng dữ liệu cần thiết theo yêu cầu.

5. Nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin:

Tiếp tục triển khai Nghị định số 64/2007/NĐ-CP và Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hưng đến năm 2020:

- Đy mạnh việc ph cập kiến thức và k năng ứng dụng công nghệ thông tin. Đảm bảo cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công việc của mình:

+ Đào tạo sử dụng thành thạo Hệ điều hành tác nghiệp và các ứng dụng văn phòng, Internet, Mail...: 500 lượt người (bao gồm cả cán bộ Ban Dân tộc tỉnh).

+ Đào tạo khai thác và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu dân tộc: 800 lượt người (bao gồm cả cán bộ Ban Dân tộc, cơ quan làm công tác dân tộc tại địa phương).

+ Đào tạo thường xuyên về các ứng dụng và giới thiệu các công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin: 100 lượt người/năm

- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan chuyên ngành liên quan tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu quản lý và triển khai các nhiệm vụ chuyên môn được giao. Nội dung các khóa đào tạo cần tập trung chuyên sâu:

+ Về xây dựng, triển khai và quản lý các dự án công nghệ thông tin: 06 người.

+ Về năng lực quản trị và phát triển hệ thống hạ tầng mạng: 06 người.

+ Về năng lực quản trị và phát triển hệ thống Cơ sở dữ liệu dân tộc, Cổng Thông tin điện tử tích hợp hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp: 10 người.

+ Về năng lực quản trị và triển khai các hệ thống an toàn, an ninh và bảo mật hệ thống thông tin (Quyết định số 99/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020”): 12 người

- Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

V. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp tài chính

Nguồn lực đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban Dân tộc còn hạn hẹp, kinh phí được cấp cho ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu từ nguồn chi thường xuyên, nên chỉ đủ để duy trì hệ thng, không đủ đ phát triển, xây dựng mới. Do vậy, để đảm bảo thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 2016-2020, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng giải pháp tổng thể, kiến nghị với Chính phủ tăng cường kinh phí chi cho ứng dụng công nghệ thông tin của Ủy ban Dân tộc, quan tâm đầu tư cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong chiến lược phát triển vùng đồng bào dân tộc thiu số.

Ngoài ra, để đảm bảo nhu cầu vốn cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động từ các ngun vốn ngân sách Nhà nước (nguồn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học), vốn hỗ trợ và phát triển chính thức (ODA), vốn FDI, hợp tác quốc tế và huy động vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hóa đ thực hiện dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

* Vốn từ ngân sách:

- Hàng năm Nhà nước dành một phần kinh phí để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư thông qua các dự án trọng điểm của quốc gia và theo ngành dọc quản lý

* Vốn xã hội hóa: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin để huy động vốn đầu tư vào công nghệ thông tin

* Vốn đầu tư nước ngoài: Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ và phát triển chính thức (ODA), vốn FDI, hợp tác quốc tế một cách có hiệu quả

2. Giải pháp triển khai

Đặt nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin là một trong nhng nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc cải cách hành chính, đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động và cải cách hành chính của các Vụ, đơn vị, gắn với công tác đánh giá cán bộ, công tác thi đua khen thưởng của Ủy ban Dân tộc.

3. Giải pháp tổ chức

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực của các thành viên Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá của Ban Chỉ đạo nhằm tham mưu kịp thời với Lãnh đạo Ủy ban trong quá trình triển khai kế hoạch.

Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin cần chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất, xây dựng triển khai mô hình thí điểm về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tổ chức tổng kết, đánh giá nhân rộng mô hình thành công.

Kiện toàn tổ chức, bộ máy của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin đảm bảo về số lượng và chất lượng của cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin.

Tại các Vụ địa phương: Xây dựng tổ chức Bộ phận công nghệ thông tin trực thuộc đảm bảo đủ biên chế để triển khai một số nhiệm vụ cơ bản: quản trị hạ tầng mạng riêng, phần mềm điều hành tác nghiệp, hệ thống họp trực tuyến, thống kê và tổng hợp.

Tại các cơ quan làm công tác dân tộc địa phương bố trí tối thiểu 01 cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm quản trị mạng riêng, phần mềm điều hành tác nghiệp, báo cáo tổng hợp và thống kê.

4. Giải pháp môi trường pháp lý

Tiếp tục hoàn thiện Quy chế về quản lý, vận hành, sử dụng và khai thác hệ thống thông tin của Ủy ban Dân tộc.

Xây dựng và ban hành quy chế vận hành, khai thác Trung tâm dữ liệu của Ủy ban Dân tộc.

Xây dựng và ban hành hướng dẫn các quy định về an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.

Xây dựng và ban hành văn bản quy định tiêu chuẩn, trình độ ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin trong công tác cho các cán bộ, công chức, viên chức.

Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn ngành nghề, chức danh về công nghệ thông tin, chức danh cán bộ quản lý công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước.

Tiếp tục nghiên cứu đề xuất chế độ ưu đãi đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin và quản lý nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi để thu hút cán bộ công nghệ thông tin giỏi về làm việc tại Ủy ban Dân tộc; các văn bản tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ công chức về lĩnh vực công nghệ thông tin.

Nghiên cứu, xây dựng quy định bắt buộc cán bộ, công chức sử dụng phương tiện, công cụ công nghệ thông tin trong công việc.

VI. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

TT

Nội dung, kết quả thực hiện

Năm 2016:

1

Khảo sát các Vụ, đơn vị và cơ quan làm công tác dân tộc tại địa phương phục vụ xây dựng Kiến trúc Chính phủ Điện tử của Ủy ban Dân tộc

2

Xây dựng và nâng cấp hạ tầng mạng, máy chủ, lưu điện (UPS) và thiết bị lưu trữ chuyên dụng Giai đoạn I; trang bị, gia hạn bản quyền các phần mềm hệ thống (Windows, SQL server) và bảo mật

3

Khảo sát hiện trạng nhu cầu ứng dụng chữ ký số

4

Nâng cấp thiết bị, phần mềm bản quyền phòng họp trực tuyến tại Hà Nội, Đắc Lắc, Cần Thơ, Văn phòng đại diện thành phố Hồ Chí Minh.

5

Nâng cấp, mở rộng phần mềm quản lý văn bản và điều hành đến Ban Dân tộc các tỉnh; triển khai thí điểm tại một số Ban Dân tộc các tỉnh.

6

Nâng cấp, mở rộng hệ thống thư điện tử đến Ban Dân tộc các tỉnh

7

Xây dựng 02 phần mềm thuộc 12 phân hệ phục vụ nghiệp vụ chuyên môn:

(1) Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ và môi trường của ngành dân tộc;

(2) Quản lý nguồn vốn đầu tư, tình hình và kết quả thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn cả nước;

8

Duy trì và phát triển Cổng thông tin điện tử theo mô hình tòa soạn báo điện tử; cập nhật, cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các t chức, doanh nghiệp; phát triển trang tin thành phần ngôn ngữ một s dân tộc.

9

- Xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống truyền phát trực tuyến các kênh phát thanh, truyền hình dân tộc trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc; xây dựng, biên tập các sản phẩm truyền thông đa phương tiện:

+ Ký sự các dân tộc Việt Nam (lịch sử các dân tộc, địa bàn cư trú, phong tục tập quán, văn hóa..)

+ Các chương trình về mô hình sản xuất

+ Phổ biến kiến thức về các lĩnh vực nông nghiệp, Giáo dục, y tế, pháp luật...

+ Giới thiệu các vùng miền (các sản phẩm do người dân tộc làm ra, các danh lam thắng cảnh tại các vùng miền..)

- Xây dựng bản tin đa phương tiện theo ngôn ngữ dân tộc KhMer

- Xây dựng dự án truyền hình tương tác

10

Xây dựng kế hoạch “Thuê dịch vụ công nghệ thông tin”

11

Đào tạo kỹ năng ứng dụng, sử dụng và khai thác có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin của các cán bộ, công chức, viên chức ngành công tác dân tộc; đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin và truyền thông;

Năm 2017:

1

Nâng cấp hạ tầng mạng, máy chủ, lưu điện (UPS) và thiết bị lưu trữ chuyên dụng; trang bị, gia hạn bản quyền các phần mềm hệ thống (Windows, SQL server) và bảo mật.

2

Triển khai ứng dụng chữ ký số; thí điểm một số Vụ, đơn vị; Xây dựng quy chế sử dụng chữ ký số trong cơ quan Ủy ban Dân tộc.

3

Hoàn thiện Giai đoạn I: Nâng cấp thiết bị, phần mềm bản quyền phòng họp trực tuyến tại một số Ban Dân tộc tỉnh; Xây dựng quy chế vận hành, sử dụng và khai thác phòng họp trực tuyến.

4

Nâng cấp, triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành đến một số Ban Dân tộc các tỉnh; hoàn thiện quy chế vận hành, sử dụng và khai thác phần mềm quản lý văn bản và điều hành.

5

Xây dựng và nâng cấp 03 phần mềm thuộc 12 phân hệ phục vụ nghiệp vụ chuyên môn:

(1) Quản lý, theo dõi các ấn phẩm (ảnh, video..) và bài viết về các dân tộc thiểu số tích hợp phần mềm tòa soạn điện tử;

(2) Phần mềm quản lý thư viện sách, báo và tạp chí;

(3) Quản lý công tác thông tin, báo cáo của ngành

6

Duy trì và phát triển Cổng thông tin điện tử theo mô hình tòa soạn báo điện tử; cập nhật, cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các tổ chức, doanh nghiệp; phát triển trang tin thành phần 03 ngôn ngữ tiếng dân tộc

7

- Xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống truyền phát trực tuyến các kênh phát thanh, truyền hình dân tộc trên Cng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc; tiếp tục phát triển hệ thống chia sẻ nội dung đa phương tiện dành riêng cho nhu cầu Truyền thông dân tộc.

- Thí điểm triển khai dự án truyền hình tương tác tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.

- Tiếp tục phát triển bản tin đa phương tiện theo nhiêu ngôn ngữ.

8

Xây dựng phần mềm quản lý Bộ Cơ sở dữ liệu các dân tộc thiểu số Việt Nam

9

Xây dựng phần mềm bộ từ điển trực tuyến Dân tộc thiểu số và Cng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế

10

Xây dựng phần mềm “Ứng dụng công nghệ trực tuyến trong đào tạo, bi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc”

11

Xây dựng phần mềm thư viện điện tử ngành công tác dân tộc

12

Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự cho các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống

13

Xây dựng Hệ thống thông tin hỗ trợ giao dịch việc làm cho đồng bào các DTTS Vit Nam

14

Xây dựng Diễn đàn đối thoại trực tuyến về Công tác Dân tộc nhằm phản bác lại các thế lực thù địch

15

Hoàn thiện phần mềm thông tin báo cáo thống kê ngành dân tộc; xây dựng quy chế sử dụng, khai thác phần mềm; hướng dẫn đào tạo sử dụng phần mềm

16

Thuê dịch vụ công nghệ thông tin: Cổng thông tin điện tử, thư điện tử

17

Xây dựng Nn tảng chia sẻ, tích hợp cấp Bộ (LGSP)

18

Đào tạo kỹ năng ứng dụng, sử dụng và khai thác có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin của các cán bộ, công chức, viên chức ngành công tác dân tộc; đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin và truyền thông;

Năm 2018:

1

Xây dựng và nâng cấp hạ tầng mạng, máy chủ và thiết bị chuyên dụng phục vụ triển khai trung tâm tích hợp dữ liệu Giai đoạn II

2

Triển khai chữ ký số; triển khai toàn bộ các Vụ, đơn vị.

3

Tiếp tục nâng cấp thiết bị, phần mềm bản quyền phòng họp trực tuyến tại một số Ban Dân tộc tỉnh.

4

Tiếp tục triển khai thí điểm phần mềm quản lý văn bản và điều hành đến Ban Dân tộc các tỉnh; đào to tập huấn cán bộ sử dụng phần mềm.

5

Xây dựng và nâng cấp 02 phần mềm thuộc 12 phân hệ phục vụ nghiệp vụ chuyên môn:

(1) Nâng cấp phần mềm quản lý thanh tra, khiếu nại, tố cáo (phát triển dịch vụ công trực tuyến mức độ cao phục vụ người dân);

(2) Nâng cấp phần mềm quản lý nguồn nhân lực ngành công tác dân tộc (trên cơ sở phần mềm quản lý cán bộ);

6

Duy trì và phát triển Cổng thông tin điện tử theo mô hình tòa soạn báo điện tử; cập nhật, cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các tổ chức, doanh nghiệp; tiếp tục phát triển trang tin thành phần ngôn ngữ tiếng dân tộc

7

Xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống truyền phát trực tuyến các kênh phát thanh, truyền hình dân tộc trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc; tiếp tục phát triển hệ thống chia sẻ nội dung đa phương tiện dành riêng cho nhu cầu Truyền thông dân tộc, tiếp tục phát triển bản tin đa phương tiện theo nhiều ngôn ngữ.

8

Quản trị, duy trì Bộ Cơ sở dữ liệu các dân tộc thiểu số Việt Nam

9

Quản trị, duy trì phần mềm bộ từ điển trực tuyến Dân tộc thiểu số và Cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế; thí điểm xây dựng bổ sung một trang tin thành phần ngôn ngữ tiếng dân tộc khác.

10

Quản trị, duy trì phần mềm “Ứng dụng công nghệ trực tuyến trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc”; tập huấn sử dụng và khai thác phần mềm

11

Hoàn thiện phần mềm thư viện điện tử ngành công tác dân tộc; xây dựng quy chế vận hành, quản lý, sử dụng và khai thác thư viện điện tử ngành; tập huấn người ngưi sử dụng, khai thác phần mềm

12

Đào tạo, chuyển giao công nghệ; Quản trị, duy trì hệ thống thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự cho các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống

13

Đào tạo, chuyển giao công nghệ; Quản trị, duy trì Hệ thống thông tin hỗ trợ giao dịch việc làm cho đồng bào các DTTS Việt Nam

14

Đào tạo, chuyển giao công nghệ; Quản trị, duy trì Diễn đàn đối thoại trực tuyến về Công tác Dân tộc nhằm phản bác lại các thế lực thù địch

15

Duy trì, quản trị phần mềm thông tin báo cáo thống kê ngành dân tộc; hướng dẫn sử dụng, khai thác phần mềm

16

Thuê dịch vụ công nghệ thông tin: Trang thông tin đối ngoại và một số trang tin thành phần của các đơn vị sự nghiệp (Nhà khách Dân tộc, Viện Dân tộc và Báo Dân tộc và phát trin).

17

Hoàn thiện, triển khai Nn tảng chia sẻ, tích hợp cấp Bộ (LGSP)

18

Đào tạo kỹ năng ứng dụng, sử dụng và khai thác có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin của các cán bộ, công chức, viên chức ngành công tác dân tộc; đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin và truyền thông;

Năm 2019:

1

Hoàn thiện Giai đoạn II: Nâng cấp hạ tầng mạng, máy chủ và thiết bị chuyên dụng phục vụ triển khai trung tâm tích hợp dữ liệu

2

Triển khai chữ ký số; triển khai tại Ban Dân tộc các tỉnh.

3

Tiếp tục nâng cấp thiết bị, phần mềm bản quyền phòng họp trực tuyến tại một số Ban Dân tộc tỉnh.

4

Tiếp tục triển khai thí điểm phần mềm quản lý văn bản và điều hành đến một số Ban Dân tộc các tỉnh; đào tạo tập huấn cán bộ sử dụng phần mềm.

5

Xây dựng và nâng cấp 03 phần mềm thuộc 12 phân hệ phục vụ nghiệp vụ chuyên môn:

(1) Quản lý tài sản và cung cấp vật tư, thiết bị;

(2) Quản lý công tác thông tin, báo cáo của ngành

(3) Nâng cấp phần mềm thi đua, khen thưởng (phát triển lên dịch vụ công trực tuyến mức độ cao phục vụ cho cán bộ làm công tác dân tộc);

6

Duy trì và phát triển Cổng thông tin điện tử theo mô hình tòa soạn báo điện tử; cập nhật, cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các tổ chức, doanh nghiệp; tiếp tục phát triển trang tin thành phần ngôn ngữ tiếng dân tộc

7

- Xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống truyền phát trực tuyến các kênh phát thanh, truyền hình dân tộc trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc; tiếp tục phát triển hệ thống chia sẻ nội dung đa phương tiện dành riêng cho nhu cầu Truyền thông dân tộc.

- Tiếp tục phát triển bản tin đa phương tiện theo nhiều ngôn ngữ.

8

Quản trị, duy trì Bộ Cơ sở dữ liệu các dân tộc thiểu số Việt Nam

9

Quản trị, duy trì phần mềm bộ từ điển trực tuyến Dân tộc thiểu số và Cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế; thí điểm xây dựng bổ sung một trang tin thành phần ngôn ngữ tiếng dân tộc khác.

10

Quản trị, duy trì phần mềm “Ứng dụng công nghệ trực tuyến trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc”; tập huấn sử dụng và khai thác phần mềm

11

Quản trị, duy trì phần mềm thư viện điện tử ngành công tác dân tộc; tập hun người người sử dụng, khai thác phần mềm

12

Quản trị, duy trì hệ thống thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự cho các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống

13

Quản trị, duy trì Hệ thống thông tin hỗ trợ giao dịch việc làm cho đồng bào các DTTS Việt Nam

14

Quản trị, duy trì Diễn đàn đối thoại trực tuyến về Công tác Dân tộc nhằm phản bác lại các thế lực thù địch

15

Duy trì, quản trị phần mềm thông tin báo cáo thống kê ngành dân tộc; hướng dẫn sử dụng, khai thác phần mềm

16

Thuê dịch vụ công nghệ thông tin: Thuê trang tin thành phần của đơn vị sự nghiệp Ủy ban Dân tộc.

17

Tiếp tục triển khai Nn tảng chia sẻ, tích hợp cấp Bộ (LGSP)

18

Đào tạo kỹ năng ứng dụng, sử dụng và khai thác có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin của các cán bộ, công chức, viên chức ngành công tác dân tộc; đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin và truyền thông;

Năm 2020:

1

Triển khai Giai đoạn III: Nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng mạng, máy chủ và thiết bị chuyên dụng phục vụ triển khai trung tâm tích hợp dữ liệu

2

Triển khai ứng dụng chữ ký số; triển khai toàn bộ cho Ban Dân tộc các tỉnh.

3

Tiếp tục nâng cấp thiết bị, phần mềm bản quyền phòng họp trực tuyến toàn bộ Ban Dân tộc các tỉnh.

4

Tiếp tục triển khai thí điểm phn mềm quản lý văn bản và điều hành đến toàn bộ Ban Dân tộc các tỉnh; đào to tập huấn cán bộ sử dụng phần mềm; nghiên cứu khả năng kết nối phần mềm đến Phòng Dân tộc huyện, xây dựng kế hoạch triển khai diện rộng cho toàn bộ cơ quan làm công tác dân tộc tại địa phương

5

Xây dựng và nâng cấp 02 phần mềm thuộc 12 phân hệ phục vụ nghiệp vụ chuyên môn:

(1) Quản lý nghiệp vụ kế toán tài chính và ngân sách;

(2) Nâng cấp phần mềm lưu trữ, thư viện.

6

Duy trì và phát triển Cổng thông tin điện tử theo mô hình tòa soạn báo điện tử; cập nhật, cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các tổ chức, doanh nghiệp; tiếp tục phát triển trang tin thành phần ngôn ngữ tiếng dân tộc

7

- Xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống truyền phát trực tuyến các kênh phát thanh, truyền hình dân tộc trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc; tiếp tục phát triển hệ thống chia sẻ nội dung đa phương tiện dành riêng cho nhu cầu Truyền thông dân tộc.

- Tiếp tục phát triển bản tin đa phương tiện theo nhiều ngôn ngữ.

8

Quản trị, duy trì Bộ Cơ sở dữ liệu các dân tộc thiểu số Việt Nam

9

Quản trị, duy trì phần mềm bộ từ điển trực tuyến Dân tộc thiểu số và Cng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế; thí điểm xây dựng bổ sung một trang tin thành phần ngôn ngữ tiếng dân tộc khác.

10

Quản trị, duy trì phần mềm “Ứng dụng công nghệ trực tuyến trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc”; tập huấn sử dụng và khai thác phn mềm

11

Quản trị, duy trì phần mềm thư viện điện tử ngành công tác dân tộc; tập hun người người sử dụng, khai thác phần mm

12

Quản trị, duy trì hệ thống thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự cho các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống

13

Quản trị, duy trì Hệ thống thông tin hỗ trợ giao dịch việc làm cho đồng bào các DTTS Việt Nam

14

Quản trị, duy trì Diễn đàn đối thoại trực tuyến về Công tác Dân tộc nhm phản bác lại các thế lực thù địch

15

Duy trì, quản trị phần mềm thông tin báo cáo thống kê ngành dân tộc; hướng dẫn sử dụng, khai thác phần mềm

16

Duy trì, quản trị hệ thống tổng đài hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thông tin về chính sách dân tộc; đào tạo, tập huấn và chuyển giao công nghệ

17

Thuê dịch vụ công nghệ thông tin: Thuê hosting phần mềm Cơ sở dữ liệu dân tộc, Thư viện điện tử.

18

Triển khai Nền tảng chia sẻ, tích hợp cấp Bộ (LGSP)

19

Đào tạo kỹ năng ứng dụng, sử dụng và khai thác có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin của các cán bộ, công chức, viên chức ngành công tác dân tộc; đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin và truyền thông;

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí xây dựng nội dung, dự toán chi tiết các Dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2016-2020 được trích từ nguồn kinh phí hoạt động của Ủy ban Dân tộc năm 2016.

Hàng năm, Trung tâm Thông tin lập dự toán chi tiết kinh phí triển khai các dự án cụ thể gửi Vụ Kế hoạch Tài chính xem xét, trình Lãnh đạo Ủy ban để được cấp kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được huy động từ nguồn kinh phí của các tổ chức hỗ trợ khác.

VIII. DANH MỤC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Tên dự án

Mục tiêu, quy mô

Thời gian thực hiện

Dự kiến kinh phí

 

Tổng cộng:

(Sáu trăm sáu mươi ba tỉ, bốn trăm triệu đồng)

 

663.400

I

Hạ tầng công nghệ thông tin và an toàn thông tin

 

 

1

Xây dựng Trung tâm Dữ liệu phục vụ ngành công tác dân tộc

Áp dụng các công nghệ, sản phẩm tiên tiến nhất nhằm đảm bảo xây dựng một môi trường data center chuyên nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển lâu dài của cơ quan UBDT, nhất là cho các kho dữ liệu có tầm quan trọng.

Thiết lập môi trường tiêu chuẩn, an toàn và ổn định cho triển khai các hệ thống công nghệ thông tin như: hệ thống điện, chống sét, chống cháy, chữa cháy, hệ thống kiểm soát ra vào vật lý....

Đảm bảo các điều kiện cho hoạt động liên tục của hệ thống công nghệ thông tin, có khả năng chng lại các sự cố về điện, sự cvề cháy, nổ ảnh hưởng đến hoạt động của trung tâm dữ liệu. Cung cấp điều kiện tiêu chuẩn về môi trường như: hệ thống thông gió, làm mát, hệ thống chống ẩm đảm bảo duy trì hoạt động ổn định của trung tâm dữ liệu và nâng cao tuổi thọ các thiết bị phần cứng.

Đảm bảo điều kiện hạ tầng cho nhu cầu vận hành, bảo trì và phát triển các hệ thống công nghệ thông tin tại trung tâm dữ liệu trong tương lai.

* Quy mô: Đáp ứng Data Center theo tiêu chuẩn Tier 3 (TIA-942).

2016-2020

98.000

2

Triển khai ứng dụng chữ ký số

Đảm bảo nâng cao tính xác thực, định danh và an toàn cho Cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại Ủy ban khi giao dịch trên môi trường Internet.

2016-2020

1.200

3

Xây dựng kế hoạch triển khai “Thuê dịch vụ công nghệ thông tin”

Đảm bảo theo nguyên tắc nâng cao hiệu quả các dịch vụ Công nghệ thông tin (Cổng thông tin điện tử, thư điện tử, dịch vụ công, điều hành tác nghiệp…).

Đảm bảo các yêu cầu về chất lượng dịch vụ, về công nghệ, quy trình cung cấp dịch vụ, tính liên tục, liên thông, kết nối, đồng bộ về ứng dụng công nghệ thông tin chính phủ.

Đảm bảo an toàn, bảo mật và tính riêng tư về thông tin, dữ liệu của cơ quan nhà nước; tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn, an ninh thông tin.

2016-2020

10.000

II

Ứng dụng công nghệ thông tin

1

Xây dựng Kiến trúc Chính phủ Điện tử

Xây dựng khung kiến trúc Chính phủ Điện tử cơ quan Ủy ban Dân tộc, làm cơ sở để các đơn vị, tổ chức tuân thủ chuẩn khung kiến trúc chính phủ điện tử trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc

2016

1.500

2

Xây dựng Nn tảng chia sẻ, tích hợp cấp Bộ (LGSP)

Xây dựng Nn tảng chia sẻ, tích hợp cấp Bộ (LGSP) theo hướng dẫn tại văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông

2016-2017

1.500

3

Dự án “Xây dựng Hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu các Dân tộc thiểu số Việt Nam”

Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng quản lý, xây dựng chính sách, chương trình dự án hỗ trợ, phát trin trong lĩnh vực dân tộc, dân tộc thiểu số Việt Nam nhằm phát triển văn hóa, xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:

- Mua sắm, lắp đặt các trang thiết bị phục vụ triển khai hệ thống quản lý, khai thác Bộ Cơ sở dữ liệu dân tộc thiểu số Việt Nam;

- Xây dựng Bộ Cơ sở dữ liệu dân tộc thiểu số Việt Nam;

- Xây dựng h thống quản lý, khai thác Bộ Cơ sở dữ liệu dân tộc thiểu số Việt Nam.

2016-2020

43.000

4

Dự án “Xây dựng bộ từ điển trực tuyến Dân tộc thiểu số và Cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế”;

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng quản lý, xây dựng chính sách, phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam:

- Xây dựng bộ từ điển trực tuyến cho từng dân tộc, để cộng đồng các dân tộc có th tra cứu từ đin, cung cấp thêm thông tin bổ sung để hoàn thiện bộ từ điển cho từng dân tộc;

- Xây dựng cổng thông tin đối ngoại phục vụ hợp tác quốc tế, phục vụ cho việc nghiên cứu về ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam, giúp cho bạn bè trên thế giới đến Việt Nam có thể hiểu sâu sắc hơn về một đất nước Việt Nam đa sắc tộc;

- Triển khai cài đặt, đào tạo sử dụng và chuyển giao công nghệ, vận hành hệ thống.

2016-2020

42.000

5

Ứng dụng CNTT phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam

- Xây dựng hệ thống CNTT kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia lĩnh vực liên quan đến đồng bào dân tộc và miền núi vùng cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống

- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông đảm bảo thông tin phản ánh được kịp thời, chính xác tại vùng đồng bào dân tộc và miền núi..

2016-2020

300.000

6

Dự án “Ứng dụng công nghệ trực tuyến trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc”

Xây dựng ứng dụng công nghệ trực tuyến trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc nhằm tạo môi trường học tập phong phú và linh hoạt về nội dung, dễ tiếp cận và tiện lợi, tiết kiệm và hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng cho toàn thcán bộ công chức, viên chức làm công tác dân tộc trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương:

- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống phòng quay và cơ sở dữ liệu đào tạo cán bộ làm công tác dân tộc;

- Xây dựng Cổng thông tin điện tử Trường cán bộ dân tộc;

- Xây dựng phần mềm, ứng dụng trực tuyến trong đào tạo, quản lý;

- Xây dựng hệ thống bài giảng, học liệu trực tuyến;

- Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Trường.

2016-2020

40.000

7

Xây dựng hệ thống Thư viện Điện tử ngành Công tác Dân tộc

Xây dựng hệ thống CSDL thư viện số tổng hợp thông tin về công tác dân tộc, trang bị hệ thống lưu trữ, số hóa, tủ thư viện, phòng đọc, tra cứu

2016-2020

42.000

8

Xây dựng Hệ thống thông tin hỗ trợ giao dịch việc làm cho đồng bào các DTTS Việt Nam

Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động đặc biệt là cho đồng bào các dân tộc thiểu số; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường lao động, nâng tỷ lệ lao động tìm việc qua hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, hiện đại và chuẩn hóa hoạt động giao dịch việc làm, sàn giao dịch việc làm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2016-2020

30.000

9

Diễn đàn đối thoại trực tuyến về Công tác Dân tộc nhằm phản bác lại các thế lực thù địch

Xây dựng kênh thông tin, truyền hình nhằm tuyên truyền, phổ biến những quan điểm đúng đắn các chính sách, đường lối của Đảng và nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản loạn, thù địch, cực đoan, cơ hội chính trị

2016-2020

30.000

10

Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo thống kê ngành dân tộc

Xây dựng hệ thống thông tin, chế độ báo cáo công tác thống kê ngành theo biểu, mẫu quy định hiện hành

2016-2020

15.000

11

Xây dựng, nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và các phần mềm phục vụ hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo khả năng tích hợp với hệ thống thông tin của Ủy ban Dân tộc

Thúc đẩy hiện đại hóa hành chính, giảm thời gian, chi phí hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, từng bước hình thành hệ thống mạng lưới quản lý hành chính điện tử các cấp;

2016-2020

5.000

III

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin

1

Đào tạo kỹ năng ứng dụng, sử dụng và khai thác có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin của các cán bộ, công chức, viên chức ngành công tác dân tộc

Tăng cường năng lực ứng dụng CNTT cho công chức, viên chức ngành công tác dân tộc

2016-2020

1.500

2

Đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin và truyền thông

Nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách về CNTT và TT

2016-2020

1.200

3

Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

Nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn

2016-2020

1.500

IX. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA KẾ HOẠCH

Đạt được mục tiêu đề ra trong phần III của Kế hoạch cũng như các mục tiêu tổng thể của Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020.

Tạo ra môi trường làm việc hiện đại, chế độ hoạt động cộng tác trên môi trường mạng trong cơ quan Ủy ban Dân tộc nói riêng và hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc nói chung. Đảm bảo các tác động tương hỗ giữa:

- Ứng dụng công nghệ thông tin;

- Cải cách hành chính;

- Năng lực làm việc cộng tác trên mạng của công chức, viên chức và người lao động;

- Môi trường pháp lý.

Thiết lập một hệ thống mạng liên thông giữa các cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương; đảm bảo một hệ thống an toàn, bảo mật cho toàn bộ hạ tầng mạng của Ủy ban Dân tộc.

Tạo lập được hệ thống cơ sở dữ liệu công tác dân tộc, trợ giúp cho nhiệm vụ nghiên cứu và hoạch định chính sách phù hợp với từng vùng, từng dân tộc.

Hệ thống thông tin của Ủy ban Dân tộc được xây dựng và kết cấu chun hóa, có khả năng tích hợp với hệ thống thông tin của Chính phủ, tạo điều kiện đồng bộ hóa giữa hai hệ thống, đáp ứng nhu cầu trao đổi số liệu và thực hiện Chính phủ điện tử tại Ủy ban Dân tộc./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 318/QĐ-UBDT ngày 21/06/2016 phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2016-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.906

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.15.31
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!