Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 27/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Nguyễn Hồng Trường
Ngày ban hành: 23/03/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2007/QĐ-UBND

Vinh, ngày 23 tháng 3 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VÀ CNTT TỈNH NGHỆ AN ĐẾN HẾT NĂM 2005

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 3352/QĐ-UBND.CN ngày 26 tháng 9 năm 2005 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt đề cương khảo sát, đánh giá hiện trạng về phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Nghệ An đến hết năm

2005 và giao Sở Bưu chính - Viễn thông chủ trì phối hợp với các ngành chức năng

liên quan triển khai thực hiện đề án;

Xét đề nghị của Hội đồng nghiệm thu đề án,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án khảo sát, đánh giá hiện trạng Bưu chính - Viễn thông và CNTT tỉnh Nghệ An đến hết năm 2005.

Điều 2. Nội dung và các số liệu của đề án là số liệu chính thức về hiện trạng phát triển Bưu chính, Viễn thông và CNTT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến hết năm 2005, là cơ sở chính thức cho các báo cáo thống kê. Giao Cục thống kê cập nhật các số liệu thuộc đề án vào các mẫu biểu báo cáo thống kê.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Bưu chính - Viễn thông, Cục trưởng Cục thống kê và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Trường

 

ĐỀ ÁN

ĐỀ ÁN KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VÀ CNTT TỈNH NGHỆ AN ĐẾN HẾT NĂM 2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 23/3/2007của UBND tỉnh Nghệ An)

Phần Mở Đầu

I. SỰ CẦN THIẾT

Nghệ An là một tỉnh có diện tích 16.487 km2 và dân số 3 triệu dân, có điều kiện địa lý, kinh tế đa dạng: biển, đồng bằng, rừng núi có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên khoáng sản khá phong phú, nhân dân có truyền thống cách mạng, lao động cần cù và sáng tạo có bản sắc văn hoá đặc sắc.

Tỉnh Nghệ An đã được Bộ Chính trị, Chính phủ xác định là tỉnh có vị trí trung tâm và là đầu mối giao thông của khu vực Bắc Trung Bộ và cho phép quy hoạch để xây dựng thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế – văn hoá không chỉ của tỉnh mà còn cho cả khu vực. Trên cơ sở đó, tỉnh đang chỉ đạo bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, là điều kiện tốt để các nhà đầu tư có thể đầu tư vào Nghệ An, nhất là các nhà máy, các công trình đã được đưa vào quy hoạch chung của cả nước.

Biết phát huy những thế mạnh thuận lợi, khắc phục những khó khăn thử thách, với quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XV, trong những năm gần đây Nghệ An đã đạt được những thành tích nổi bật trong các lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp; Công nghiệp - xây dựng; Thương mại - du lịch và dịch vụ, kêu gọi và thu hút vốn đầu tư...

Thực hiện đường lối đổi mới và sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Đảng đề ra, đáp ứng các nhu cầu phát triển của địa phương, mạng Bưu chính - Viễn thông và Công nghệ thông tin đã liên tục phát triển và hiện đại hoá phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh - quốc phòng, góp phần to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh. Trong những năm gần đây, Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin của tỉnh đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, mạng lưới Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin không ngừng được mở rộng và hiện đại hoá, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Do số liệu thống kê làm tiền đề cho đánh giá thực trạng phát triển của Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin chưa được tập trung và thống nhất. Đề án “Khảo sát, đánh giá hiện trạng phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin trên địa bàn Nghệ An đến hết năm 2005” được xây dựng là rất cần thiết nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về các hoạt động về Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nghệ An; làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển về mạng lưới Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2020 phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006-2020.

II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA KHẢO SÁT

1. Mục đích điều tra

Cuộc điều tra thu thập những thông tin cơ bản về tình hình phát triển và hoạt động kinh doanh Bưu chính, Viễn thông; thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng và ứng dụng Công nghệ thông tin trong các lĩnh vực Quản lý nhà nước, giáo dục và kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhằm phục vụ yêu cầu của các ngành, các cấp trong việc đánh giá thực trạng, xu hướng biến đổi trong những năm qua và xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông trong giai đoạn tiếp theo của tỉnh cũng như từng địa phương. Kết quả điều tra còn là căn cứ để đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin đề ra của Nghị quyết Đại hội XV của tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Đối với công tác thống kê, cuộc điều tra còn có mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu về Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin làm căn cứ lập dàn chọn mẫu cho các cuộc điều tra tiếp theo, nhằm từng bước nâng cao chất lượng số liệu thống kê trong lĩnh vực này.

2. Phạm vi và đối tượng điều tra

- Phạm vi điều tra: Trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Đối tượng điều tra:

+ Các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin;

+ Các cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet;

+ Các Cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện;

+ Phòng giáo dục & đào tạo các huyện, thành, thị, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường phổ thông các cấp;

+ Các doanh nghiệp, đơn vị.

3. Nội dung điều tra

3.1. Cơ sở hạ tầng và tình hình kinh doanh, phục vụ các dịch vụ Bưu chính trên địa bàn:

+ Hạ tầng: Hệ thống Bưu cục, điểm phục vụ, đường thư;

+ Tình hình sản xuất kinh doanh: Doanh thu, sản lượng các dịch vụ Bưu chính,....

+ Các chỉ tiêu phục vụ: Số xã có điểm BĐ-VHX, số xã có báo đọc trong ngày, bán kính phục vụ bình quân, số dân phục vụ bình quân của điểm phục vụ...

3.2. Cơ sở hạ tầng và tình hình kinh doanh, phục vụ các dịch vụ Viễn thông trên địa bàn:

+ Hạ tầng: Hạ tầng mạng chuyển mạch, truyền dẫn, mạng ngoại vi, Internet...

+ Tình hình sản xuất kinh doanh: Doanh thu, sản lượng, số thuê bao điện thoại cố định, di động, Internet phát triển trong năm,....

+ Các chỉ tiêu phục vụ: Số xã có máy điện thoại, mật độ máy điện thoại /100 dân,...

3.3. Tình hình kinh doanh, hoạt động của các điểm phục vụ (Bưu cục, điểm Bưu điện – văn hoá xã):

+ Tình hình cung cấp dịch vụ: Các dịch vụ được cung cấp, diện tích quầy phục vụ, thời gian phục vụ, các loại báo đọc miễn phí....

+ Tình hình sử dụng các dịch vụ: Lưu lượng, nhu cầu sử dụng dịch vụ...

3.4. Tình hình kinh doanh và sử dụng dịch vụ Internet:

+ Tình hình phát triển thuê bao Internet, tình hình đăng ký của các đại lý Internet, tình hình kinh doanh và việc tuân thủ các quy định về đại lý Internet.

+ Tình hình sử dụng dịch vụ Internet, việc tuân thủ các quy định về sử dụng dịch vụ Internet.

Tình hình ứng dụng CNTT trong Quản lý nhà nước:

+ Hạ tầng CNTT: Trang bị máy tính, máy in, mạng LAN, WAN, Internet,...

+ Hiện trạng nhân lực CNTT: Cán bộ CNTT, trình độ và khả năng ứng dụng CNTT của cán bộ...

+ Ứng dụng CNTT trong đơn vị: Phần mềm, Website, mail,...

3.5. Tình hình ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục:

+ Hạ tầng CNTT: trang bị máy tính, máy in, phòng máy, mạng LAN, Internet...

+ Hiện trạng nhân lực CNTT: Giáo viên tin học, giáo viên biết máy tính, internet, sử dụng website, mail...

+ Ứng dụng CNTT trong giáo dục: Tỷ lệ học sinh được học tin học, tỷ lệ máy tính /học sinh...

3.6. Tình hình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp:

+ Hạ tầng CNTT: Trang bị máy tính, máy in,...

+ Tình hình ứng dụng CNTT: Phần mềm, website, mail...

4. Thời điểm và thời gian điều tra

- Thời điểm bắt đầu điều tra: Ngày 25/11/2005.

- Thời gian điều tra: 15 ngày.

5. Phương pháp điều tra

5.1. Điều tra toàn bộ đối với các nội dung 3.1, 3.2

- Gửi mẫu biểu báo cáo cho các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông thu thập tình hình chung về hạ tầng mạng lưới và tình hình kinh doanh dịch vụ Bưu chính, Viễn thông.

- Riêng đối với Bưu điện Nghệ An là doanh nghiệp chủ đạo, nắm giữ phần lớn hạ tầng mạng lưới Bưu chính, Viễn thông trên toàn tỉnh, cử cán bộ điều tra đến 19/19 đài Viễn thông, Bưu điện huyện, thành, thị thu thập số liệu theo mẫu phiếu.

5.2. Điều tra chọn mẫu đối với các nội dung 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7

Cử cán bộ điều tra lấy số liệu theo mẫu phiếu với các đối tượng sau:

- Tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ Bưu chính, Viễn thông tại các Bưu cục, điểm BĐ-VHX: lấy mẫu phiếu tại 67/488 điểm Bưu cục cấp III, Bưu điện – văn hoá xã trên 19/19 huyện, thành, thị, đạt 13,7%. Mỗi huyện khảo sát từ 3 đến 4 điểm phục vụ (mẫu ngẫu nhiên)

- Lấy mẫu phiếu về tình hình ứng dụng CNTT tại 24 cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh trên địa bàn (mẫu ngẫu nhiên) và 19/19 Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.

- Tình hình ứng dụng CNTT trong giáo dục: Lấy mẫu phiếu về tình hình ứng dụng CNTT tại các trường học:

+ 02 trường đại học và 03 trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn.

+ 19/19 phòng Giáo dục - đào tạo của 19 huyện, thành, thị.

+ 25/105 trường Trung học phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 21 trường Trung học cơ sở và 09 trường Tiểu học của 19 huyện, thành, thị (chọn mẫu ngẫu nhiên).

- Tình hình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp:

+ Lấy mẫu phiếu về tình hình ứng dụng CNTT tại 40/70 doanh nghiệp CNTT – TT trên địa bàn.

+ Lấy mẫu phiếu về tình hình ứng dụng CNTT tại 30 doanh nghiệp có doanh thu tương đối lớn trên địa bàn (mẫu ngẫu nhiên).

6. Cách thức tổ chức lấy số liệu

6.1 Xây dựng mẫu phiếu điều tra

6.2 Tập hợp, tập huấn lấy mẫu phiếu điều tra cho cán bộ

6.3 Cử cán bộ đến từng huyện phối hợp với phòng hạ tầng huyện tập huấn cho các đối tượng cung cấp thông tin

6.4 Thu thập, xử lý số liệu

Phần I

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

I. THỰC TRẠNG BƯU CHÍNH – PHÁT HÀNH BÁO CHÍ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An ngoài Bưu điện Nghệ An là doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo cung cấp các dịch vụ Bưu chính, những năm gần đây trong lĩnh vực Bưu chính đã có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn khác như: Công ty Cổ phần Bưu chính, Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty điện tử Viễn thông quân đội (Viettel),...Mạng lưới Bưu chính những năm qua đã được mở rộng cùng với quá trình chia tách Bưu chính, sẽ thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ Bưu chính.

1. Mạng Bưu cục, điểm phục vụ

Mạng phục vụ bưu chính hiện nay đã được mở rộng khắp toàn tỉnh về cơ bản đáp ứng các dịch vụ bưu chính cơ bản. Hầu như tất cả các xã trong tỉnh đều có điểm phục vụ bưu chính.

Bưu điện Nghệ An là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính chủ yếu trên địa bàn tỉnh. Mạng lưới bưu cục, đại lý của Bưu điện Nghệ An qua các năm như sau:

Bưu cục cấp I: 01 bưu cục nằm ở trung tâm thành phố Vinh.

Bưu cục cấp II: 18 bưu cục. Các bưu cục cấp II được phân bố ở trung tâm huyện, thị xã, thành phố. Các bưu cục này cung cấp hầu hết các dịch vụ Bưu chính hiện có. Số lượng bưu cục cấp II không thay đổi qua các năm.

Bưu cục cấp III: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 101 bưu cục cấp III, phân bố ở các huyện, thị xã, thành phố. Số lượng bưu cục cấp III có xu hướng giảm do việc chuyển đổi sang loại hình điểm Bưu điện Văn hoá xã hoạt động có hiệu quả và tính chất phục vụ công ích cao hơn.

Điểm Bưu điện - Văn hoá xã: 377/473 xã, phường, thị trấn đạt tỷ lệ 79,70%. Tính riêng các xã và thị trấn thì tỷ lệ điểm Bưu điện văn hoá đạt 373/453 (82,34%). Đến nay, nhiều điểm đã mở thêm dịch vụ thư chuyển tiền, Fax, chuyển phát nhanh EMS, nâng mức chấp nhận bưu kiện lên 10 kg.

Đại lý Bưu điện: Hình thức đại lý qua các năm được phát triển, hiện nay trên toàn tỉnh có tổng số 266 điểm Kiốt, đại lý.

2. Mạng vận chuyển Bưu chính

Mạng đường thư ngày càng được mở rộng và tần suất chuyến thư tăng trên các chuyến xe thư chuyên dùng và kết hợp với thuê ngoài. Mạng đường thư hiện có:

· Mạng đường thư cấp II:

- Tổng số đường thư cấp 2: 5 tuyến;

- Số km đường thư: lượt đi 486 km, về 486 km; tổng: 972 km;

- Phương tiện vận chuyển: ô tô 6 cái;

· Mạng đường thư cấp III:

- Tổng số tuyến đường thư cấp 3: 191 tuyến đường thư;

- Tổng số km đường thư: 2.464 km;

- Phương tiện vận chuyển:

+ Ô tô: 10 cái;

+ Đi xe máy: 181 cái;

· Đường thư nội thị:

- Phát nhanh: 5 đường;

- Nội thị: 14 đường;

- Phương tiện vận chuyển: xe máy cá nhân;

· Tổng số phương tiện ôtô chuyên dùng: 28 cái.

· Mạng phát: Bao gồm phát nội thị và thị trấn. Ngày phát 2 chuyến, đảm bảo chất lượng trên 99%.

· Số thùng thư công cộng: 892 thùng;

Hiện nay, tuyến đường thư đã được mở rộng đến tận các xã vùng sâu, vùng xa trước đây giao thông đi lại khó khăn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động chuyển phát thư. Lĩnh vực chuyển phát mà các doanh nghiệp chủ yếu tham gia là chuyển phát nhanh.

3. Dịch vụ Bưu chính

Các dịch vụ đã được mở ở các bưu cục cấp I, II

- Bưu phẩm – bưu kiện trong nước

- Bưu phẩm – bưu kiện quốc tế

- Chuyển phát nhanh EMS

- Phát trong ngày

- Chuyển phát nhanh quốc tế

- Bưu chính uỷ thác

- Bưu phẩm không địa chỉ

- Chuyển tiền nhanh trong nước

- Tiết kiệm Bưu điện

- Điện hoa

- Phát hành báo chí

- Tem bưu chính

- Dịch vụ khai giá

Tình hình mở các dịch vụ

- Các dịch vụ Bưu chính – PHBC truyền thống đã được mở ở tất cả các điểm phục vụ thuộc Bưu điện Nghệ An;

- Các dịch vụ mới như dịch vụ EMS, dịch vụ chuyển tiền nhanh và tiết kiệm Bưu điện đòi hỏi phải có trang thiết bị mới và đội ngũ lao động đủ trình độ sử dụng các trang thiết bị đó, do đó số lượng các điểm phục vụ cung cấp các dịch vụ này chưa nhiều.

Doanh thu và các chỉ tiêu phát triển giai đoạn 2001-2005

Doanh nghiệp chủ lực trong kinh doanh Bưu chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua là Bưu điện Nghệ An. Do vậy, xét theo doanh thu Bưu chính trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là doanh thu của Bưu điện Nghệ An. Theo số liệu thống kê tình hình kinh doanh Bưu chính từ năm 2002 đến năm 2005 cho thấy: Doanh thu Bưu chính qua các năm đều tăng, tốc độ tăng doanh thu phát sinh trung bình từ năm 2002-2005 đạt 17,30%; Tổng chi phí tăng qua các năm với tốc độ trung bình giai đoạn 2002-2005 là 17,81%. Tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu và trong những năm từ 2002-2005 hoạt động Bưu chính luôn gặp tình trạng thua lỗ, cần có sự bù đắp từ hoạt động Viễn thông. Trong thời gian tới cần có sự phát huy nội lực hơn nữa để kinh doanh Bưu chính ngày càng hiệu quả.

Dịch vụ Chuyển phát nhanh

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh chuyển phát nhanh trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đơn vị chủ yếu cung cấp dịch vụ này là Bưu điện Nghệ An, với dịch vụ chuyển phát nhanh EMS.

EMS được mở rộng tới 19 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Tỷ trọng Doanh thu, sản lượng dịch vụ tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng doanh thu EMS bình quân qua các năm đạt 44,74%.

VNPT sẽ có các chính sách nâng cao chất lượng, điều chỉnh giá cước phù hợp, đầu tư xây dựng hệ thống theo dõi, định vị EMS trong nước và đi thẳng quốc tế để có ngay được thông tin cần thiết trả lời khiếu nại của khách hàng… Chất lượng dịch vụ EMS ngày càng được nâng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày một tăng của người dân.

Dịch vụ Chuyển phát nhanh đang ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp với phạm vi phục vụ mở rộng, tăng tính cạnh tranh. Do vậy sẽ thúc đẩy sự phát triển chất lượng dịch vụ và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

Dịch vụ tài chính

Dịch vụ chuyển tiền nhanh là một dịch vụ chuyển tiền được tổ chức nhận gửi, chuyển, phát đến người nhận bằng phương tiện nhanh nhất đảm bảo chỉ tiêu toàn trình Công bố.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 29 điểm phục vụ mở dịch vụ chuyển tiền nhanh, doanh thu, sản lượng dịch vụ chuyển tiền nhanh tăng qua các năm. Tốc độ tăng doanh thu giai đoạn 1998-2005 tăng bình quân 21,36%. Năm 2005, doanh thu tăng 32,17% so với năm 2004.

Số điểm mở dịch vụ tiết kiệm Bưu điện trên địa bàn tỉnh còn ít, đến năm 2005, mới chỉ có 20 điểm. Tuy nhiên, doanh thu dịch vụ tiết kiệm Bưu điện tương đối cao và tăng nhanh qua các năm.

Doanh thu, sản lượng phát hành báo chí

Doanh thu, sản lượng Phát hành báo chí của Bưu điện Nghệ An qua các năm đều tăng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001- 2005 là 20,06%, trong đó doanh thu Báo chí Trung ương chiếm phần lớn trong Doanh thu PHBC.

Hàng năm, hoạt động PHBC tỉnh Nghệ An được mở rộng tăng cả về số loại báo phát hành và số lượng phát hành. Số lượng Phát hành báo chí Bưu điện Nghệ An năm 2005 đạt 13.413.000 tờ các loại, tăng 618.000 tờ so với năm 2004 (tương đương 4,83%). Số lượng báo chí phát hành năm 2005 tính theo đầu người đạt 4, 42 tờ/người/năm tăng so với năm 2004 (4,22).

Đến nay đã có 401/436 xã có báo đọc trong ngày, đạt 92%; những xã còn lại ở vùng núi cao, giao thông đi lại khó khăn do đó báo đọc trong ngày là điều khó thực hiện. 100% Bưu điện các huyện, thành, thị đã đưa máy tính vào quản lý công tác PHBC và một số dịch vụ Bưu chính như: tiết kiệm Bưu điện, EMS, chuyển tiền…

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG, TRUYỀN DẪN PHÁT SÓNG

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có tới 5 doanh nghiệp lớn cung cấp, sử dụng dịch vụ Viễn thông và truyền dẫn phát sóng:

- Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT);

- Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel);

- Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT);

- Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN- Telecom);

- Công ty Thông tin điện tử Hàng hải (Vishipel).

Nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường Viễn thông mang lại nhiều yếu tố tích cực như: giá cước giảm, chất lượng dịch vụ tăng, lưu lượng được san sẻ… Trong những năm tới thị trường Viễn thông trên địa bàn tỉnh sẽ còn sôi động hơn. Đây là một dấu hiệu tốt cho việc đầu tư phát triển Viễn thông trên địa bàn. Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính, Viễn thông nên các doanh nghiệp khi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chưa đưa ra lộ trình phát triển thích hợp, gây chồng chéo ở các vùng kinh tế trọng điểm, bỏ quên các vùng kinh tế chưa phát triển, vùng miền núi, vùng sâu xa, chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ về Viễn thông công ích, nhiệm vụ An ninh - Quốc phòng và không thực hiện theo định hướng quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn. Thực tế trong thời gian qua, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông chưa thực hiện tốt việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng Viễn thông, đó là nguyên nhân làm giảm hiệu suất đường truyền, giảm chất lượng dịch vụ; việc triển khai các tuyến cáp truyền dẫn không theo quy hoạch làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị, thiếu sự đồng bộ với các công trình công cộng khác gây lãng phí trong công tác thi công lắp đặt ảnh hưởng chung đến sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Qua việc thực hiện quá trình khảo sát mạng lưới và tình hình phát triển Viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2005, cho thấy:

1. Thực trạng mạng lưới viễn thông

1.1. Chuyển mạch

- Host:

Tính đến cuối năm 2005, mạng chuyển mạch đã được trang bị 5 tổng đài Host (tổng đài trung tâm), bao gồm NEAX 61E, NEAX61, 2 tổng đài AXE 810 (của Bưu điện Nghệ an) và 1 tổng đài Công nghệ NGN (của Công ty viễn thông Quân đội - Viettel) với 138 trạm vệ tinh. Trong đó, 4 host và 135 vệ tinh thuộc mạng chuyển mạch của Bưu điện Nghệ An với dung lượng 271.223 lines, dung lượng sử dụng 182.079 lines, đạt hiệu suất sử dụng trên 67%. Các tổng đài được lắp đặt tại:

+ Bưu điện trung tâm Vinh: là loại tổng đài NEAX61E của Nhật Bản, đây là loại tổng đài điện tử có dung lượng lớn, chạy ổn định trong điều kiện môi trường tốt, dễ vận hành bảo dưỡng. Tuy nhiên, đây là loại tổng đài khá cồng kềnh, chức năng chuyển mạch số còn hạn chế. Host này có vai trò xử lý các cuộc gọi trong tỉnh, trung tâm chuyển mạch liên tỉnh và quốc tế, xử lý lưu lượng từ xa qua 9 RLU - 61E, 2 RSU, 12 tổng đài XS và 28 tổng đài STAREX. Để đáp ứng với các loại hình dịch vụ mới thì cần phải thay thế loại tổng đài khác hiện đại hơn.

+ Bưu cục Quán Bánh: được lắp đặt loại tổng đài NEAX61 å, đây là loại tổng đài được cải tiến từ NEAX61E, rất hiện đại, có hệ thống báo hiệu kênh chung CCS7, là tổng đài số có thể chuyển mạch thoại và số liệu. Được thiết kế theo module, kích thước gọn, dung lượng rất lớn, có thể nâng cấp, vận hành và bảo dưỡng dễ dàng. Có thể xử lý lưu lượng lớn truyền về từ các RLU qua đường quang, vi ba gồm 28 RLU - 61, 6 bộ tập trung thuê bao UMC. Host này xử lý phần lớn lưu lượng của các huyện chuyển về trung tâm.

+ Bưu cục Đội cung: vừa được lắp đặt loại tổng đài AXE 810 có đầy đủ chức năng của một Host để thay thế 2 RLU của NEAX61E và NEAX61 å, với dung lượng hiện tại là 9000 số đảm nhận chuyển mạch cho vùng phía Tây thành phố Vinh. Sắp tới tổng dài này sẽ được nâng cấp để đảm bảo tăng lưu lượng.

+ Bưu cục Hoàng Mai: mới được nâng cấp lên tổng đài ERRISON có chức năng đầy đủ của Host, tương đối hiện đại. Tuy nhiên, do tổng đài này được lắp đặt nằm trong dự án của ODA từ 1997 nên khả năng mở rộng còn hạn chế, dung lượng hiện tại còn nhỏ, chủ yếu để chuyển tải các cuộc gọi nội tỉnh từ Bắc Nghệ An về trung tâm.

+ Host của Viettel, đặt tại trung đoàn thông tin K3 - Trường Thi là loại tổng đài thế hệ mới NGN rất hiện đại, có chức năng chuyển mạch cho lưu lượng trên toàn tỉnh Nghệ An, xử lý lưu lượng từ xa qua 3 bộ tập trung thuê bao. Tuy nhiên, hiện nay số lượng thuê bao còn nhỏ nên năng lực xử lý của Host này chưa được nâng cấp lên tối đa.

- Tổng đài vệ tinh

Cùng với các Host là các thiết bị để tập trung, xử lý lưu lượng từ xa truyền về Host, đó là các tổng đài vệ tinh, trên địa bàn hiện nay có 86 tổng đài vệ tinh đủ các chủng loại theo các Model của Host và thậm chí cũ hơn như STAREX, được lắp đặt chủ yếu ở các huyện, thị xã tại các vùng đông dân cư. Các loại tổng đài vệ tinh này đang dần được thay thế theo yêu cầu xử lý lưu lượng.

- Bộ tập trung thuê bao xa

Bộ tập trung thuê bao xa chỉ có chức năng tập trung một lượng thuê bao lớn, ghép kênh rồi truyền về tổng đài qua đường Quang hoặc Viba, Vệ tinh. Có tổng số 15 bộ, được lắp đặt rải rác trên địa bàn và cách các Tổng đài chính không quá xa (thường <20km). Đây cũng là loại thiết bị được lắp đặt đồng bộ với Host.

- Tổng đài độc lập

Là thiết bị tổng đài có khả năng xử lý cuộc gọi độc lập với lưu lượng bé, ít chức năng. Có thể xử lý cuộc gọi nội hạt khi mất kết nối với các tổng đài khác, thiết bị này được lắp đặt ở các vùng ít dân cư. Hiện trên địa bàn có 33 tổng đài loại này.

1.2. Truyền dẫn

Truyền dẫn là phần đảm nhận chuyển các lưu lượng thoại, số liệu, báo hiệu qua lại giữa các tổng đài, bao gồm: Quang, Viba, VSAT. Năm 2003 đã có vòng Ring nội tỉnh: Vinh - Diễn Châu - Quỳnh Lưu - Nghĩa Đàn - Tân Kỳ - Đô Lương - Thanh Chương - Nam Đàn - Hưng Nguyên - Cửa Nam - Vinh, Công nghệ SDH tốc độ 622 Mbps và 155 Mbps. Các đầu cuối cáp quang khai thác trên mạng là đầu cuối STM -4, STM-1, ADM-1, STM-1 và 5 đầu cuối PDH tốc độ 34 Mbps. Các tuyến vi ba được điều chuyển xuống tuyến dưới, chỉ còn một số ít trạm trên tuyến trục về phía các huyện miền núi. Hiện còn 30 tuyến Viba sử dụng các thiết bị AWA 1504, 1808, DM 1000, DRx100.

- Truyền dẫn quang

+ Số Km cáp quang 12.555 km

+ Số thiết bị đầu cuối quang 133

+ Số kênh truyền dẫn quang 603

- Truyền dẫn Viba

+ Số trạm Viba 70

+ Số kênh truyền dẫn Vi ba 64

- Truyền dẫn Vệ tinh - VSAT

+ Số trạm vệ tinh VSAT 22

Với tổng lưu lượng đạt được hiện nay ở tất cả các tuyến truyền dẫn:

+ Số kênh truyền dẫn liên tỉnh và quốc tế 102

+ Số kênh truyền dẫn nội tỉnh 955

+ Số kênh lắp đặt 2.691

Các tuyến truyền dẫn chính đã được cáp quang hoá 100%, các thiết bị truyền dẫn vi ba được điều chuyển xuống tuyến dưới, nâng cao chất lượng truyền dẫn.

1.3. Mạng di động

Cho đến hết năm 2005, trên địa bàn đã có 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động, gồm 5 mạng: Vinaphone 091, MobiFone 090, NAN-phone 038, Viettel Mobile 098, S-Fone 095.

+ Số trạm BTS 76

+ Tổng số thuê bao 158.049

1.4. Mạng ngoại vi

Toàn bộ hệ thống mạng ngoại vi của tỉnh hiện tại hầu hết do Bưu điện tỉnh quản lý. Đây là mạng cáp chiếm tỉ trọng lớn nhất của mạng Viễn thông. Hiện có tổng số đôi cáp gốc của các tổng đài trên toàn tỉnh là 290.412 đôi, trong đó số cáp ngầm chỉ đạt khoảng 1.116 km và số cáp treo đạt 10.142 km. Số cáp treo được treo chủ yếu trên cột thông tin Bưu điện (khoảng trên 10.000 cột), cột hạ thế điện lực ở dọc các tuyến giao thông liên xã. ở thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và một số thị trấn trung tâm các huyện, mạng ngoại vi hầu hết đã được ngầm hoá số cáp gốc. ở địa bàn các huyện, xã còn lại, tỷ lệ ngầm hoá cáp gốc rất thấp thậm chí hoàn toàn là cáp treo. Tính theo số lượng km cáp, tỷ lệ cáp gốc đã được ngầm hoá chiếm tỷ lệ 29,18% (riêng tại thành phố Vinh chiếm tỷ lệ 75,48%). Việc triển khai hệ thống mạng ngoại vi hiện nay ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ và mỹ quan đô thị cũng như quy hoạch về xây dựng, giao thông của địa phương. Việc đảm bảo an toàn mạng lưới, an ninh thông tin trong điều kiện chủ yếu là mạng cáp treo như hiện nay gặp nhiều khó khăn.

1.5. Tình hình kinh doanh các dịch vụ Viễn thông

Số lượng các dịch vụ Viễn thông được cung cấp ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào năng lực của từng loại tổng đài được lắp đặt tại các vùng khác nhau mà số lượng dịch vụ có thể bị hạn chế. Các dịch vụ được cung cấp đầy đủ nhất đối với các thuê bao gần Host và các bộ tập trung thuê bao xa của Host. Chẳng hạn, như hiện nay có đến 12/19 huyện chưa có dịch vụ Internet băng rộng ADSL (trừ Vinh, Cửa Lò, Diễn Châu, Nghi Lộc, Đô Lương, Anh Sơn, Quỳnh Lưu); một số huyện chưa có một số dịch vụ gia tăng khác. Nhưng đối với dịch vụ điện thoại vệ tinh VSAT, Vô tuyến Điểm - Điểm, Điểm – Đa Điểm lại chỉ có ở các huyện miền núi cao. Riêng dịch vụ điện thoại thấy hình (VIDEOPHONE) ở Nghệ An và cả nước ta đều chưa có.

Với các dịch vụ cơ bản, thiết yếu, phủ hầu khắp trên cả tỉnh, tính cho đến nay có:

+ Tổng số thuê bao điện thoại cố định 182.154

+ Tổng số thuê bao FAX 364

+ Tổng số TB VSAT 28

+ Tổng số TB Vô tuyến (Đ-Đ, Đ-ĐĐ) 22

+ Tổng số thuê bao di động 158.049

+ Tổng số thuê bao Internet 1.753

+ TB Internet ADSL 1.116

+ TB Internet Dial-up 637

Bưu điện Nghệ An trong năm qua tổng doanh thu đạt 434 tỷ đồng; Công ty Viễn thông Quân đội Viettel đạt doanh thu 26 tỷ đồng.

2. Thực trạng hoạt động truyền dẫn phát sóng

Phổ tần số vô tuyến điện là nguồn tài nguyên quý hiếm của Quốc gia. Việc sử dụng, khai thác và quản lý phổ tần số vô tuyến điện phải đạt được hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ được chủ quyền của quốc gia. Cùng với quy hoạch phát triển ngành bưu chính viễn thông, quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ góp phần vào việc phát triển mạng thông tin vô tuyến điện theo hướng hiện đại, đồng bộ và ổn định lâu dài, phù hợp với xu hướng phát triển của cả nước và quốc tế, đáp ứng các nhu cầu về thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh, tạo cơ sở cho việc xã hội hóa thông tin vào đầu thế kỷ 21.

Hiện tại toàn tỉnh có 53 đơn vị đăng kí sử dụng tần số vô tuyến điện, với tổng số máy phát là 656 máy, bao gồm các đơn vị: Đài phát thanh truyền hình (43 máy phát), Bưu điện Nghệ An (130 máy phát), các Công ty Viễn thông (Công ty thông tin di động VMS, Công ty thông tin - Viễn thông điện lực, Công ty dịch vụ Viễn thông, Công ty Viễn thông liên tỉnh, Công ty Viễn thông quốc tế, Công ty Viễn thông quân đội), điện lực Nghệ An, các đơn vị hàng không, cảng vụ, hải quan, các Công ty taxi, các đơn vị hàng hải…

Các cột Anten có bán kính phủ sóng từ 2 đến 60km và Công suất phát từ 5 đến 500W.

100% số xã được phủ sóng radio, 100% trung tâm các huyện đã được phủ sóng truyền hình với nhiều chương trình như VTV1, VTV3, chương trình truyền hình của tỉnh và của huyện. Việc sử dụng kết nối giữa truyền hình và mạng Viễn thông còn nhiều hạn chế do dung lượng, tốc độ đường truyền và giá cước.

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN, KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET

Theo số liệu thống kê đến hết tháng 9/2005 của Bộ Bưu chính, Viễn thông thì hiện đã có 2, 3 triệu thuê bao Internet, số người sử dụng đã lên đến gần 8, 6 triệu người so với khoảng 300.000 người năm 2000. Với tỷ lệ dân số sử dụng Internet là 10,31% và dự kiến sẽ đạt 20% vào năm 2006, gâ`n 607 nghìn địa chỉ IP đã được cấp.

Ở Nghệ An, việc kết nối Internet được thực hiện từ năm 1998 và bắt đầu có sự quản lý từ năm 2000, ban đầu sử dụng phương thức kết nối là Dial -Up (gồm 1268,1269,1260), công nghệ truy cập Internet tốc độ cao ADSL có mặt từ tháng 5/2004. Cùng với sự phát triển của Internet nói chung, các đại lý Internet công cộng đã góp phần quan trọng trong việc phổ cập dịch vụ Internet đến mọi tầng lớp nhân dân.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet, nhằm đưa loại hình dịch vụ này đi vào hoạt động có hiệu quả và phát triển đúng hướng, ngày 14/10/2005 Sở Bưu chính, Viễn thông đã tham mưu UBND tỉnh ra Quyết định số 90/2005/QĐ-UBND quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet công cộng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bước đầu thực hiện đã phát huy hiệu quả tích cực và tác động mạnh tới thị trường Internet trong tỉnh.

Hiện nay nhu cầu sử dụng Internet đặc biệt là Internet tốc độ cao ADSL ở Nghệ An đang tăng trưởng rất nhanh, đây là thị trường mới nhưng phát triển rất nhộn nhịp và mang lại cho các nhà cung cấp rất nhiều cơ hội để phát triển. Từ các sở, ban, ngành cho đến chính quyền địa phương các cấp; từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ; và rất nhiều thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên đều có nhu cầu sử dụng Internet rất cao vào mọi mục đích khác nhau.

1. Điều kiện trang thiết bị và công nghệ

Hiện nay Bưu điện Nghệ An đã cáp quang hoá 100% các tuyến truyền dẫn chính trên toàn tỉnh, và một số mạng cáp quang xương cá với trên 1200 km cáp quang phục vụ cho truyền dữ liệu tốc độ cao, 23 trạm ADSL phục vụ cho dịch vụ Internet tốc độ cao MEGAVNN trên toàn tỉnh, đầu tư một hệ thống mạng cáp đồng rộng khắp về tận thôn bản phục vụ cho công việc truyền dữ liệu cũng như đưa Internet về tận thôn bản. Bưu điện Nghệ An đã xây dựng được một hệ thống mạng WAN trải khắp tới tất cả các huyện, thành, thị có tốc độ đường truyền 2Mb/s với trang thiết bị hiện đại của hãng Cisco Systems và một hệ thống gồm 20 máy chủ (Server) các loại và hơn 400 máy tính trạm (Client) phục vụ cho việc hiện đại hoá quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh cũng như phát triển các dịch vụ mới của Bưu điện Nghệ An.

Bưu điện Nghệ An đã đưa công nghệ thông tin vệ tinh IPSTAR vào sử dụng, kết quả đã đạt được mục tiêu đề ra 100% số xã trên địa bàn toàn tỉnh có máy điện thoại và có thể truy cập Internet để đưa tiến bộ xã hội, khoa học công nghệ lên vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số. Có 105 tổng đài các loại đang hoạt động với tổng số hơn 180 nghìn thuê bao, dung lượng tổng đài đạt 230 nghìn thuê bao. (Trong đó, tổng số thuê bao ở nông thôn khoảng 100 nghìn thuê bao, còn lại là ở thành phố, thị xã chiếm hơn 80 nghìn thuê bao).

2. Thực trạng quản lý, cung cấp, kinh doanh và sử dụng dịch vụ Internet công cộng

2.1. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Trước đây Bưu điện Nghệ An là doanh nghiệp duy nhất cung cấp dịch vụ Internet trên địa bàn, từ tháng 5/2005 Công ty viễn thông quân đội (Vietel) cũng đã bắt đầu tham gia vào thị trường này. Đây là dấu hiệu tốt của thị trường cung cấp dịch vụ Internet, việc có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mới thì sẽ xuất hiện cạnh tranh và người sử dụng có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn do đó đã mang lại nhiều yếu tố tích cực cho thị trường như hạ giá cả, chất lượng dịch vụ tăng và ngày càng nhiều khách hàng có nhu cầu sử dụng đã được tiếp cận với dịch vụ Internet…

1. Bưu điện Nghệ An

· Các dịch vụ Internet được cung cấp:

- Dịch vụ VNN 1260, VNN 1260-P:

+ Dịch vụ VNN 1260-P là dịch vụ truy cập Internet trả tiền trước Internet Prepaid Service. Do đây là loại dịch vụ mà khách hàng không cần đăng ký tại Bưu điện cũng có thể sử dụng được do đó không có số liệu thống kê số lượng thuê bao của loại hình dịch vụ này.

+ Dịch vụ VNN 1260 là dịch vụ truy cập Internet trả tiền sau, theo hoá đơn cước hàng tháng. Tình hình phát triển thuê bao Internet 1260 của Bưu điện tỉnh như sau:

Bảng III.1. Số thuê bao Dial up qua các năm

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

6/2005

Dial-up(1260)

163

242

365

594

655

820

- Dịch vụ VNN 1268, VNN 1269

Là dịch vụ gọi VNN trong nước, truy cập gián tiếp đến các máy chủ dịch vụ công cộng thông qua tên truy nhập và mật khẩu công cộng VNN 1268, VNN 1269. Hiện nay cũng rất ít khách hàng sử dụng 2 loại dịch vụ này

Cả 4 loại dịch vụ 1260, 1260-P, 1268, 1269 nói trên đều sử dụng công nghệ quay số (Dial-Up), cung cấp cho khách hàng thông qua đường dây mạng điện thoại nội hạt với tốc độ truy cập dưới 56 Kbps. Hiện nay tốc độ này là rất chậm do đó không được khách hàng ưa dùng, nên rất nhiều người đã chuyển sang dùng dịch vụ ADSL.

Tại những khu vực chưa có ADSL thì hình thức truy cập Internet dạng Dial -up là sự lựa chọn duy nhất. Hơn thế, khi nhu cầu truy cập Internet ít hoặc không sử dụng các dịch vụ gia tăng cao cấp khác thì phương thức kết nối Internet này tỏ ra rất thích hợp bởi chi phí trang bị thiết bị đầu cuối thấp (dù rằng người dùng phải trả cùng lúc cước Internet và phí viễn thông).

Ngoài ra có các dịch vụ trên Internet như: dịch vụ điện thoại Internet /VNN (Fone-VNN) là dịch vụ cho phép thực hiện các cuộc gọi từ máy tính cá nhân (PC) tới các PC khác có kết nối Internet, hay tới các máy điện thoại cố định, di động quốc tế và ngược lại; Dịch vụ VNN -INFOGATE là dịch vụ cho phép các thuê bao mạng VNN -Internet có thể gửi các loại thông điệp dưới dạng hình vẽ, ảnh, email, bản tin từ giao diện Web trên mạng VNN tới các thuê bao di động của VNPT.

- Dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao ADSL -VNN

Dịch vụ ADSL được Bưu điện Nghệ An cung cấp từ năm 2003. Với dịch vụ này, khách hàng có thể vừa truy nhập Internet vừa sử dụng điện thoại trên cùng một đường dây thuê bao. Đồng thời, kết hợp sử dụng nhiều dịch vụ trực tuyến như: giáo dục, mua bán, các dịch vụ dữ liệu kinh tế, chăm sóc sức khỏe, hội nghị truyền hình, đào tạo từ xa, video theo yêu cầu, kết nối mạng LAN/WAN…

Bảng III.2. Số thuê bao ADSL hai năm 2004, 2005

Thuê bao

2004

tháng

2005

thángt

6

7

8

9

10

11

12

1

2

3

4

5

6

ADSL

186

222

310

329

431

501

571

615

635

678

721

733

771

Bảng III.3. Phân bố thuê bao ADSL theo địa phương đến cuối tháng 6/2005

Địa phương

TP Vinh

Diễn Châu

Quỳnh Lưu

Nghĩa Đàn

Đô Lương

Anh Sơn

Cửa Lò

Nghi Lộc

Tổng

ADSL

556

22

53

38

20

10

53

19

771

Theo số liệu cho thấy tốc độ phát triển thuê bao ADSL tăng rất nhanh tính đến tháng 6/2005 đã có 771 thuê bao trên toàn tỉnh tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2004. Các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông và Internet cho rằng, số thuê bao ADSL sẽ bùng nổ trong thời gian tới.

Thị trường Internet băng rộng chiếm ưu thế và có rất nhiều tiềm năng và đang ngày càng thu hút đông đảo người sử dụng. Tuy nhiên, qua bảng thống kê cho thấy rằng hiện nay dịch vụ ADSL mới chỉ tập trung ở các địa phương trọng yếu nơi có nhiều cơ quan, ban ngành, nhà máy xí nghiệp và trường học, khu vực đông dân cư như tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, huyện Quỳnh lưu, Diễn Châu, Nghĩa Đàn…..Việc phát triển Internet về các huyện vùng cao như Quỳ châu, Quế phong, Kỳ sơn...đang còn chậm.

Thậm chí thời gian gần đây, nhiều khách hàng có nhu cầu tại những khu vực thành phố, thị xã lớn không thể đăng ký dịch vụ ADSL được. Việc phát triển dịch vụ ADSL đã có tác động lớn đến thị trường dịch vụ Internet, thu hút phần lớn những thuê bao Dial-up chuyển sang sử dụng ADSL. Do giá cước hiện đang ở mức bình dân mà đông đảo người tiêu dùng có thể chấp nhận được, đây là yếu tố khiến cho nhu cầu sử dụng tăng lên. Nguyên nhân thứ 2 đó là do tốc độ phát triển của mạng quá nhanh khiến cho doanh nghiệp đầu tư chưa đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng.

Mạng lưới Internet được mở rộng tuy nhiên chưa đáp ứng đủ nhu cầu và yêu cầu về chất lượng sử dụng dịch vụ. Truy cập Internet ADSL vào các giờ cao điểm hiện tượng nghẽn mạng còn nhiều.

2. Công ty Viễn thông quân đội

Các dịch vụ ứng dụng Internet được cung cấp:

- Viettel Internet Card: Là dịch vụ truy nhập Internet trả tiền trước của Viettel Internet, hiện nay dịch vụ này vẫn chưa có khách hàng nào.

- Dịch vụ ADSL: Hiện nay Viettel Internet mới chỉ phát triển được hơn 82 thuê bao. Trong đó, số thuê bao ký hợp đồng với mục đích kinh doanh là: 02 thuê bao. Doanh thu tính từ dịch vụ Internet tính đến 30/09/2005: khoảng 7 tỷ đồng.

- Dịch vụ điện thoại Internet Phone:

Dịch vụ điện thoại Internet của Viettel Internet là dịch vụ có thể thực hiện các cuộc gọi từ máy tính của mình tới máy điện thoại cố định và điện thoại di động của các quốc gia trên toàn thế giới.

2.2. Thực trạng ứng dụng Internet trong quản lý, trong SXKD

UBND tỉnh Nghệ An, Sở Khoa học và Công nghệ, Bưu điện Nghệ An, Sở Giáo dục và Đào tạo, Báo Nghệ An, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Xúc tiến thương mại, Trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vinh, Công ty Xăng dầu Nghệ Tĩnh,

Dự án phát triển nông nghiệp miền tây Nghệ An là các đơn vị đầu tiên được cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL tại Nghệ An, hiện nay dịch vụ này đã phát triển đến hầu hết các Sở, ban, ngành và các doanh nghiệp trong tỉnh.

1. Các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương.

Trong tổng số 28 sở, ban, ngành được khảo sát thì có 23 đơn vị đã kết nối Internet, hình thức kết nối chủ yếu bằng đường truyền ADSL. Số đơn vị đánh giá việc kết nối Internet là hiệu quả chiếm dưới 40%, còn lại các đơn vị khác đánh giá hiệu quả đạt mức trung bình chiếm trên 60%.

Trong tổng số 19 UBND huyện, thành phố, thị xã có 14 huyện kết nối Internet. Chỉ có 1 huyện kết nối bằng ADSL, còn lại c ác đơn vị khác kết nối Internet chủ yếu bằng hình thức Dial -up. Trong 14 huyện kết nối Internet có 28.6% huyện đánh giá hiệu quả tốt, 35.7% đánh giá hiệu quả đạt mức trung bình và 35.7% đánh giá không hiệu quả.

2. Các doanh nghiệp

Qua khảo sát 30 doanh nghiệp lớn đang hoạt động trên thị trường Nghệ An thì có 26 doanh nghiệp đã kết nối và sử dụng Internet vào điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó những doanh nghiệp có ứng dụng mạnh mẽ và hiệu quả nhất phải kể đến như: Ngân hàng Ngoại thương; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; Bưu điện Nghệ An; Công ty xăng xầu Nghệ Tĩnh....Hệ thống máy tính của các danh nghiệp này đã được kết nối với nhau qua mạng máy tính nội bộ (LAN).

2.3. Thực trạng các cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet công cộng

Số lượng điểm cung cấp dịch vụ Internet tăng nhanh trong vài năm trở lại đây.

Tuy nhiên, theo số liệu lấy khảo sát, trong tổng số 755 cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet thì chỉ có 537/755 cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chỉ có 683/755 cơ sở ký hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Mỗi điểm truy nhập Internet công cộng trung bình có 16-24 máy tính có sơ đồ kết nối mạng LAN và đánh số thứ tự các máy, đa số máy sử dụng làm dịch vụ có cấu hình: bộ xử lý Celeron 1.7, 1.8; RAM 128; tuy nhiên, còn nhiều điểm phục vụ còn chưa tuân theo các quy định của pháp luật; có 14% cơ sở có kinh doanh không đáp ứng điều kiện về diện tích sử dụng cho mỗi máy tính là 1m2; có 30% cơ sở chưa có bảng niêm yết giờ mở cửa, đóng cửa; giá truy cập dịch vụ; chỉ có 30% cơ sở đã trang bị thiết bị PCCC, tuy nhiên thiết bị chưa đạt yêu cầu, còn rất thô sơ; có 18% cơ sở không có bảng nội quy sử dụng Internet, tuy nhiên nếu chỉ tính số cơ sở có bảng nội quy sử dụng Internet theo đúng nội dung quy định tại thông tư 02/TTLT thì chỉ có 5% đáp ứng yêu cầu; chỉ có hơn 70% người hướng dẫn tại cửa hàng có chứng chỉ tin học từ bằng A trở lên theo quy định. Như vậy còn nhiều cơ sở kinh doanh Internet, chủ cửa hàng và nhân viên hướng dẫn phòng máy chưa được đào tạo, không có trình độ chuyên môn để hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của khách hàng. Nhiều nhân viên quản lý phòng máy vắng mặt, để khách hàng tùy tiện sử dụng dịch vụ, vào các website có nội dung xấu... Thậm chí, nhiều hộ kinh doanh còn chống đối với cơ quan quản lý nhà nước bằng cách thuê, mượn các loại bằng, chứng chỉ tin học cho nhân viên quản lý phòng máy; và chỉ có 8,6% cơ sở ký hợp đồng lao động với người hướng dẫn tại phòng máy.

Các cơ sở kinh doanh Internet ngày càng nhiều, dịch vụ Internet ngày càng phát triển, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của người dân. Tuy nhiên, với nhiều trang web xấu như hiện nay thì việc ngăn chặn việc truy cập vào những trang web này còn chưa được chú ý. Có 20% cơ sở không cài phần mềm chống các trang Web xấu, các cơ sở còn lại mặc dù có cài phần mềm chống các trang Web xấu nhưng còn mang tính chất đối phó với các cơ quan chức năng, chủ yếu cài các phần mềm như:

MFW: có trong trang web http://www.tuoitre.com.vn

DWK: có trong trang web http://www.cuocsong.net

Familywall có trong trang web http://www.familywall.org

Nhìn chung các cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện theo quy định của pháp luật. Vi phạm phổ biến nhất là để cho khách hàng truy cập vào các trang Web xấu, vi phạm về lập sổ đăng ký dịch vụ thống kê chi tiết về thông tin khách hàng ....

Trong 755 cơ sở kinh doanh thống kê và khảo sát được có 200 cơ sở kinh doanh sử dụng đường truyền Dial – Up thường ở các huyện vùng sâu vùng xa như Quỳ châu, Quế phong, Kỳ Sơn... Các cơ sở kinh doanh sử dụng đường truyền Dial - Up để kết nối Internet thì chất lượng không tốt, tốc độ truy cập chậm, giá cước dịch vụ cao hơn việc sử dụng ADSL.

Theo quy định thì các cơ sở kinh doanh Internet chỉ được mở cửa từ 6h-24h. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở chưa chấp hành quy định này; 100% điểm kinh doanh không có sổ đăng ký sử dụng dịch vụ, không thống kê đầy đủ chi tiết thông tin về khách hàng. Chỉ có 20% cơ sở cài đặt phần mềm quản lý đại lý lưu trữ thông tin về người sử dụng trong thời gian 30 ngày; Có 40% cơ sở được khảo sát đã tham gia lớp tập huấn do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tổ chức, số còn lại không nắm được quy định của Nhà nước về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.

Các cơ sở kinh doanh thường sử dụng mức giá cho mỗi giờ truy cập của khách hàng là 3000đ/h, thường giao động từ 2000-4000đ/h. Mặc dù giá thuê bao đã có giảm nhiều, tuy nhiên theo phản ánh của các chủ cơ sở kinh doanh thì tình kinh doanh Internet công cộng ngày càng kém hiệu quả. Với các lý do như: tiền thuê cửa hàng, tiền điện, chi phí hao mòn, thuế... cao (đặc biệt là khu vực thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh các cơ sở kinh doanh Internet chủ yếu sử dụng đường truyền của Bưu điện Nghệ An. Thời gian qua, Bưu điện Nghệ An đã tổ chức tập huấn cho các cơ sở kinh doanh về các quy định về kinh doanh dịch vụ Internet, triển khai cung cấp các phần mềm chống các trang web xấu cho các đại lý…Đánh giá về chất lượng đường truyền Internet hiện nay, thì có kết quả trả lời như sau: có 11% cơ sở kinh doanh đánh giá là rất tốt; 33% đánh giá tốt; 48% đánh giá trung bình và 8% đánh giá không đáp ứng yêu cầu. Về khả năng khắc phục sự cố thì kết quả như sau: có 34% đánh giá là kịp thời, hiệu quả; 43% đánh giá là bình thường; còn 23% đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.

2.4. Thực trạng khách hàng sử dụng Internet

Số liệu khảo sát được cho thấy đối tượng vào sử dụng tại các cơ sở kinh doanh Internet công cộng chủ yếu là học sinh, sinh viên chiếm đến 90% trong số đó lại có rất đông đảo đối tượng là học sinh THPT, THCS, có 2,4% khách hàng là trẻ em dưới 14 tuổi, 7,6% còn lại là đối tượng khác. Số tiền sử dụng Internet bình quân hàng tháng là 25.000đ/người. Có 48% người sử dụng Internet công cộng chưa từng được biết đến các quy định của pháp luật liên quan đến Internet.

Hiện nay dư luận xã hội, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh đang hết sức lo ngại về tình trạng học sinh bỏ học, bỏ tiết, học hành sa sút do lãng phí thời gian, tiền bạc vào các điểm này… Tỷ lệ học sinh, sinh viên sử dụng Internet với mục đích học tập, nghiên cứu chỉ chiếm 8,7%. Hầu hết trong số đó chỉ nhằm chat (chiếm 35%) hoặc chơi game (chiếm đến 45%), mục đích khác là 10%. Hầu hết khách hàng đến đây chỉ là để tìm kiếm sự giải trí với các trò tiêu khiển trên mạng như: các trò chơi và chat chứ chưa quan tâm đến các trang Web khoa giáo…

Hiện nay chơi games đang nổi lên như một trào lưu của giới trẻ khi vào truy cập Internet, những game online (GO) ăn khách nhất hiện nay như MU, PTV, Võ Lâm Truyền Kỳ, Gunbound… đang ngày càng thu hút người chơi với những tính năng mới liên tục được đưa ra. Cùng với sự phát triển đó, thị trường “ăn theo” GO như mua bán trang bị, tài khoản, thậm chí bán các phần mềm tự luyện level cũng ngày càng phát triển.

Tình trạng truy nhập vào các trang Web không lành mạnh vẫn xẩy ra (chiếm 1,3% khách hàng vào sử dụng Internet), cụ thể là xem phim, tranh ảnh, truyện có nội dung đồi trụy. Có tới 30%-35% các đại lý và điểm truy nhập Internet công cộng có khách hàng thường xuyên truy nhập vào các website đó mà không kiểm soát được. Số người truy cập, sử dụng Internet tại các cơ sở Internet công cộng quá 24 giờ chiếm đến 11%, đây là nguyên nhân gây ra nhiều ảnh hưởng phức tạp đến tình hình an ninh trật tự ở các địa phương vào các buổi tối.

Tuy nhiên, có một số điểm truy cập Internet công cộng đã phát huy được tác dụng tích cực, phục vụ tốt cho nhu cầu tra cứu thông tin của nhân dân (cụ thể như ở Anh Sơn, ban đêm số khách hàng vào truy cập nhiều là công nhân nhà máy xi măng Anh Sơn, bộ đội).

Theo đánh giá của người sử dụng thì ảnh hưởng của Internet chủ yếu là đến thời gian và kinh tế. Cụ thể, có 55% nhận xét Internet ảnh hưởng đến thời gian và 37,6% nhận xét ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình và bản thân; còn lại 7,4% nhận xét Internet ảnh hưởng lớn nhất đến lối sống.

Về những lợi ích mà Internet mang lại thì kết quả như sau: lợi ích trong việc học tập, nâng cao trình độ: 18%; nâng cao hiểu biết về xã hội 22%; những ứng dụng trong cuộc sống 26%; lợi ích về kinh tế 14%; Lợi ích khác 20%.

3. Thực trạng công tác quản lý về Internet

Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet đã bước đầu được sự quan tâm của các cấp, các ngành.

Nhằm tăng cường quản lý hoạt động của các đại lý Internet công cộng theo đúng các quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ, để hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh trong hoạt động đại lý Internet, ngày 14/10/2005, Sở Bưu chính, Viễn thông đã tham mưu UBND tỉnh ra Quyết định số 90/2005/QĐ- UBND quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet công cộng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trước mắt, Sở BCVT đã tổ chức triển khai Quyết định số 90/2005/QĐ-UBND đến tất cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và UBND các huyện, thành, thị, đồng thời đã xây dựng và triển khai kế hoạch tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra chuyên ngành cán bộ cho phòng Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, Văn hoá thông tin và Công an các huyện, thành, thị. Đồng thời Sở đã chỉ đạo Bưu điện tỉnh tổ chức tập huấn phổ biến các văn bản pháp luật về Internet cho các đại lý Internet. Từ đầu tháng 12/2005 Sở Bưu chính, Viễn thông phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan và UBND các huyện, thành, thị đã thành lập đoàn thanh tra liên ngành để tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet tại các địa phương. Qua thực hiện đã cho hiệu quả tích cực, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, góp phần đưa hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet vào khuôn khổ.

Trong thời gian tới, Sở BCVT sẽ tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm của các nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP và các đại lý Internet công cộng.

Sở sẽ xem xét đình chỉ hoạt động đối với doanh nghiệp, đại lý có sai phạm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, sẽ thực hiện cơ chế phối hợp với UBND cấp huyện xử lý nghiêm với những vi phạm của đại lý Internet.

Việc ngăn chặn, xóa bỏ những trang thông tin xấu trên Internet là công việc của các cơ quan chuyên trách. Nhưng, quan trọng hơn hết là phải đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục ý thức cho người kinh doanh dịch vụ Internet công cộng và những người tham gia truy cập Internet; định hướng cho họ mục đích lên mạng tìm hiểu những kiến thức bổ ích hơn là xem những thông tin, hình ảnh không lành mạnh, … Song song việc đó là cần xem xét xử lý nghiêm trách nhiệm của chủ cơ sở trong việc dễ dãi hoặc cố tình trong kinh doanh Internet “đen”. Có như vậy mới đưa hoạt động Internet công cộng đi vào quy củ. Về việc này, UBND một số huyện, thị đã sớm có biện pháp chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về Internet và xây dựng quy định phòng máy. Bước đầu đã tổ chức cho các chủ kinh doanh ký cam kết và tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý đối với những đối tượng, cơ sở vi phạm…

Yên Thành là một trong những địa phương sớm quan tâm đến lĩnh vực này, đã xây dựng được các quy định về điều kiện kinh doanh Internet như: đơn xin mở dịch vụ Internet (có xác nhận của UBND xã, thị trấn); có bản cam kết với Công an địa phương (không hoạt động quá 24 giờ); có niêm yết giá; có hợp đồng kinh doanh với Đài viễn thông huyện; có chứng chỉ tin học... trong năm đã tổ chức tập huấn cho các chủ cơ sở kinh doanh Internet về phòng cháy chữa cháy.

Trong năm 2004 và đầu 2005 tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện như Nghi Lộc, Yên Thành, Anh Sơn, Con Cuông, Đô Lương, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn châu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Tương Dương đã tổ chức được đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm đại diện Phòng Văn hóa thông tin, Công an huyện, Đài viễn thông thuộc Bưu điện tỉnh để kiểm tra các điểm kinh doanh dịch vụ Internet công cộng. Qua kiểm tra đã phát hiện những vi phạm của chủ kinh doanh và có hình thức xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm.

Hiện nay, ở cấp huyện chức năng quản lý Nhà nước về Bưu chính, Viễn thông, CNTT và Internet đã được chuyển giao về cho Phòng Hạ tầng kinh tế kỹ thuật trực thuộc UBND huyện (đối với thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò là Phòng quản lý đô thị), do mới được phân công trách nhiệm nên nhiều nơi còn lúng túng trong việc triển khai hoạt động quản lý các cơ sở kinh doanh Internet.

Nhìn chung công tác quản lý của các địa phương trong lĩnh vực này đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn chưa thực sự toàn diện và sâu sát, nhiều nơi chưa có sự quan tâm đúng mức, đồng thời đa số các huyện đều thiếu hoặc yếu chuyên môn kiểm tra, còn lúng túng trong đánh giá các cơ sở kinh doanh Internet nên tình trạng vi phạm quy định của các cơ sở kinh doanh vẫn diễn ra khá phổ biến.

Tốc độ phát triển kinh doanh dịch vụ Internet công cộng rất nhanh, tuy nhiên sự phối hợp hoạt động quản lý, kiểm tra giữa các cấp, các ngành và địa phương còn chưa đồng bộ, chưa theo kịp với sự phát triển, thiếu tính chủ động nên tình trạng vi phạm pháp luật vẫn diễn ra khá phổ biến, có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

Thứ nhất về cơ chế, chính sách: mặc dù đã có Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính Phủ và các thông tư, văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành, địa phương nhưng có một số quy định chưa được hướng dẫn cụ thể nên khi áp dụng còn gặp nhiều khó khăn;

Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật có

liên quan đến dịch vụ Internet ở hầu hết các địa phương chưa được tiến hành thường xuyên và kịp thời, do đó các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet và số đông khách hàng vẫn chưa nắm vững các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.

Hai là, công tác quản lý dịch vụ Internet chưa được chính quyền các cấp quan tâm đúng mức nhằm kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vi phạm và khuyến khích dịch vụ Internet phát triển lành mạnh.

Sự phối hợp trong công tác quản lý dịch vụ Internet giữa các ngành chức năng với chính quyền địa phương và giữa các ngành chức năng với nhau chưa thường xuyên, chưa đảm bảo tính thống nhất.

Ba là, sự am hiểu, trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin nói chung và Internet nói riêng của lực lượng cán bộ chuyên trách ở các địa phương còn nhiều hạn chế, đây cũng là một trong những khó khăn đặt ra đối với công tác quản lý....

IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VÀ INTERNET

1. Ưu điểm

Mạng lưới Bưu chính, Viễn thông thời gian qua không ngừng được mở rộng và tăng cường. Hiện nay, mạng lưới Bưu chính đã có mặt tại hầu hết các xã trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân. Số lượng điểm phục vụ tăng, đáp ứng ngày càng nhiều hơn và tốt hơn nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính, nhu cầu đọc báo của người dân.

Bán kính phục vụ tính bình quân cho 1 điểm phục vụ là 2B,62 km, thấp hơn mức bán kính phục vụ bình quân khu vực Bắc Trung Bộ (3,53km) và nhiều khu vực khác trong cả nước. Số dân phục vụ bình quân của một điểm phục vụ: 3.992 người, thấp hơn so với chỉ tiêu của cả nước. Bán kính phục vụ và số dân phục vụ bình quân càng thấp thể hiện năng lực phục vụ Bưu chính bình quân của tỉnh là khá cao so với mức trung bình cả nước. Tỷ lệ xã có báo đến trong ngày được nâng lên, đạt 401/436 xã (92%). Trong đó, Số xã có báo Đảng đến trong ngày là 391 xã (90%). Mạng lưới điểm BĐ-VHX là nơi cung cấp báo đọc miễn phí cho người dân. Lượng báo chí công ích được cung cấp đều tăng qua các năm. Bình quân mỗi ngày có 31 lượt người đến mỗi điểm BĐ-VHX để được phục vụ dịch vụ Bưu chính, Viễn thông, trong đó số lượt người đến đọc báo mỗi ngày là 10 người. Các loại báo chính được phục vụ miễn phí tại các điểm BĐ-VHX là Báo Nhân dân, Báo Nghệ An, Báo Văn hoá, Báo Bưu điện…và một số loại sách báo, tạp chí khác. Hiện nay, đã có 57/377 điểm BĐ-VHX có dịch vụ Internet, đạt 15,12%.

Mạng chuyển mạch được trang bị 5 Host đảm nhận chức năng chuyển mạch cho tất cả mạng Viễn thông trên địa bàn tỉnh. Các tổng đài được lắp đặt và thay thế theo hướng ngày càng hiện đại, sử dụng công nghệ chuyển mạch ngày càng cao. Các tuyến truyền dẫn chính đã được cáp quang hoá 100%, các thiết bị truyền dẫn vi ba được điều chuyển xuống tuyến dưới, nâng cao chất lượng truyền dẫn.

Các dịch vụ Viễn thông phát triển mạnh mẽ, các dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động đặc biệt là Internet thời gian qua tăng trưởng với tốc độ cao. Dịch vụ điện thoại cố định được phổ cập trong toàn tỉnh. 473/473 xã, phường có máy điện thoại, trong đó 28 xã sử dụng công nghệ VSAT và 22 xã sử dụng công nghệ điểm – đa điểm. Dịch vụ điện thoại di động đã phủ sóng ở tất cả các trung tâm huyện, thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Mạng Internet băng thông rộng ADSL được phát triển đến 15/19 huyện, thành, thị. Tổng số thuê bao điện thoại cố định và di động trên địa bàn đạt 340.128, đưa mật độ điện thoại tỉnh Nghệ An đạt xấp xỉ 11, 22 thuê bao/100 dân (trong đó cố định đạt 6, 01 thuê bao/100 dân, di động đạt 5, 21 thuê bao/100 dân), đạt khoảng 59% mức trung bình cả nước (khoảng 19 máy/100 dân)

2. Nhược điểm

Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông không đồng đều giữa các vùng. Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, huyện Quỳnh Lưu có bán kính phục vụ tương đối thấp (= 0,46km), còn ở các huyện vùng núi cao, bán kính phục vụ bình quân/1 điểm phục vụ lại rất lớn (Tương Dương: 9,96km, tức là để đi đến được điểm phục vụ Bưu chính, Viễn thông thì người dân ở xa nhất phải đi gần 10 km; Quế Phong: 7,77km; Kỳ Sơn: 7,16km), số dân phục vụ bình quân của một điểm phục vụ còn khá cao (trên 6.000 người), (Tương Dương là 8.418 người /1điểm phục vụ). Bán kính phục vụ lớn do ở đây là miền núi cao, dân cư thưa thớt, giao thông đi lại khó khăn gây cản trở đến việc cung cấp dịch vụ Bưu chính, Viễn thông.

Do được lắp đặt, nâng cấp phân cấp theo địa bàn và thời gian nên nói chung tổng thể mạng chuyển mạch chưa thật sự đồng bộ. Thiết bị có công nghệ của nhiều thế hệ, do nhiều hãng sản xuất cho nên tính đồng bộ bị hạn chế. Hiện tại trên mạng chỉ có 1 Host công nghệ NGN của Viettel tuy nhiên còn nhỏ, chưa nâng cấp đủ tính năng, 4 host còn lại của Bưu điện Nghệ An cũng là của các hãng khác nhau. Những thiết bị mới, hiện đại chủ yếu tập trung ở thành phố Vinh, ở huyện chủ yếu là các tổng đài cũ được sử dụng lại từ cấp cao hơn. Do đó, để có một hệ thống chuyển mạch đủ mạnh và đồng bộ, đáp ứng tất cả các dịch vụ viễn thông ở mọi vùng miền trong tỉnh cần có kế hoạch nâng cấp đồng bộ, thay thế các Host, Vệ tinh bằng thiết bịcông nghệ NGN.

Mật độ thuê bao không đồng đều, giữa vùng thành thị và miền núi có sự chênh lệch rõ rệt. ở thành phố Vinh mật độ thuê bao là khá cao, tính riêng điện thoại cố định đạt 28, 89 máy/100 dân, thị xã Cửa Lò đạt 14, 64 máy/100 dân. Bên cạnh đó các huyện miền núi mật độ thuê bao còn quá thấp (Mật độ điện thoại cố định /100 dân ở Tương Dương chỉ có 2,30; Quế Phong 1,73; Kỳ Sơn 1,57).

Tỷ lệ ngầm hoá mạng cáp ngoại vi thấp, lượng cáp treo lớn gây khó khăn cho việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng cũng như đảm bảo chất lượng truyền dẫn. Với yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ Viễn thông, đảm bảo văn minh đô thị, tăng cường hiệu quả công tác đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin hệ thống mạng ngoại vi cần phải nhanh chóng được ngầm hoá.

Phần II

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT

I. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Việc ứng dụng và phát triển CNTT trở thành đòi hỏi tất yếu đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Thời gian qua Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành một số văn bản nhằm thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển CNTT (Thông báo số 738-TB/TU ngày 25/12/2000 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ “Về định hướng phát triển CNTT giai đoạn 2001- 2005 tỉnh Nghệ An”; Chỉ thị số 06/2001/CT- UB ngày 19/2/2001 của UBND tỉnh “Về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn Nghệ An giai đoạn 2001 - 2005”); Vì vậy, CNTT Nghệ An đã có những chuyển biến tích cực: hạ tầng CNTT phát triển nhanh; một số dự án, đề án về ứng dụng, phát triển CNTT đã được triển khai ở một số ngành, địa phương (Đề án 47, Đề án 112, Đề án “Phát triển CNTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2003 - 2007”); việc ứng dụng CNTT vào quản lý, sản xuất kinh doanh đã được chú trọng, và đem lại một số kết quả nhất định; nguồn nhân lực CNTT được bổ sung đáng kể.

Tuy nhiên, việc ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đến nay, tỉnh chưa có quy hoạch, kế hoạch tổng thể về phát triển CNTT, quản lý nhà nước về BCVT và CNTT chưa tập trung, chưa thống nhất, chưa thành hệ thống cơ sở, chưa nắm bắt được tình hình cụ thể. Việc ứng dụng phát triển ở các đơn vị còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ; do đó việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý hành chính Nhà nước, vào hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều bất cập; cán bộ chuyên trách về CNTT trong các Sở, ban, ngành, địa phương còn yếu do công tác đào tạo nguồn lực chưa được quan tâm đúng mức.

Hiện nay, tỉnh đang triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển CNTT hướng tới Chính phủ điện tử với các chương trình, dự án cụ thể khả thi. Để có được lộ trình, bước đi thích hợp, khoa học và xác định đầu tư hợp lý cần phải có các số liệu về thực trạng phát triển CNTT trên địa bàn, vì vậy việc xây dựng, thực hiện chuyên đề là rất cần thiết nó làm tiền đề cho việc xây dựng Quy hoạch phát triển CNTT đến năm 2015, và định hướng đến năm 2020.

Tình hình ứng dụng và phát triển về CNTT của tỉnh Nghệ An trong những năm trở lại đây đã có sự chuyển biến mạnh. Kể từ khi có Đề án 112 của Chính phủ; Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị;... thì việc đầu tư, phát triển CNTT tại Nghệ An lại càng được đẩy mạnh hơn, đã đầu tư xây dựng được cơ sở hạ tầng kỹ thuật ban đầu về CNTT bao gồm hệ thống nhiều máy tính, mạng cục bộ, mạng diện rộng ở một số cơ quan quản lý nhà nước. Một số cơ quan đã nối mạng ngành dọc với Trung ương. Lực lượng cán bộ lãnh đạo, các chuyên viên ở các cơ quan quản lý Nhà nước đã được đào tạo tin học dưới nhiều cấp độ khác nhau. Các cơ quan, đơn vị bước đầu đã ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý sản xuất mang lại hiệu quả.

Vào cuối năm 2004 và đầu năm 2005, tỉnh Nghệ An cũng đã phê duyệt và triển khai dự án nối mạng diện rộng (WAN) tỉnh, bước đầu cũng đã triển khai thí điểm nối mạng giữa một số đơn vị Sở, ban, ngành với Trung tâm tích hợp dữ liệu của UBND tỉnh với nhiều giải pháp tiên tiến. Đây cũng là một bước chuẩn bị tích cực cho việc triển khai các chương trình tin học hóa của tỉnh. Theo lộ trình đầu năm 2006, tất cả các Sở, ban, ngành, các huyện, thị xã và thành phố Vinh sẽ được kết nối mạng với nhau.

Tỉnh Nghệ An cũng đã có một số website như: trang www.nghean.gov.vnn website này cung cấp khá đầy đủ và chính xác các thông tin về Nghệ An website nay cung cấp khá đầy đủ và chính xác các thông tin về Nghệ An, ngoài ra còn có hệ thống các website khác chuyên hoặc không chuyên nhưng lượng thông tin giới thiệu về xứ Nghệ rất phong phú; hay website của một số cơ quan, đơn vị như website chợ Công nghệ và thiết bị Nghệ An (www.techmartnghean.gov.vn), trang thông tin điện tử thành phố Vinh (www.vinhcity.gov.vn), thị xã Cửa Lò (www.txcualo.gov.vn)... Và rất nhiều các website khác, đã làm phong phú hơn nhu cầu về thông tin Nghệ An đến khắp nơi.

Sau khi tiến hành khảo sát lấy số liệu về tình hình ứng dụng CNTT thực hiện đối với 19/19 UBND huyện và 28/35 Sở, ban, ngành, chúng ta có thể thấy được phần nào đó thực trạng ứng dụng, phát triển CNTT trong các đơn vị hiện nay:

1. Thực trạng về hạ tầng CNTT

1.1. Hạ tầng ở các huyện

Tình hình trang thiết bị

Số liệu khảo sát tình hình trang bị máy tính và các thiết bị ứng dụng CNTT khác ở UBND các huyện như sau:

Bảng IV.1. Số liệu khảo sát về hạ tầng CNTT ở 19 huyện, thành, thị

Số máy tính

Số máy xách tay

Số máy chủ

Số máy có cấu hình tương đương Pentium II (cũ hơn)

Số máy có cấu hình tương đương Pentium III (mới hơn)

Số máy in

698

5

11

277

438

463

Hiện nay số máy tính của 19 huyệnH, thành, thị được trang bị tăng đáng kể, cơ bản đáp ứng nhu cầu trước mắt, với tổng số 698 máy tính, như vậy trung bình mỗi huyện có 36, 7 máy; Số máy tính trang bị cán bộ đạt 44,3% (698 máy tính /1547 cán bộ).

Thời gian qua, Ban Đề án 112 cũng đã nhanh chóng triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT cho các huyện trong đó có trang bị máy chủ, theo số liệu có 12/19 huyện được trang bị máy chủ và đi vào vận hành các phần mềm dùng chung của đề án 112.

Một số huyện bên cạnh việc trang bị các máy tính để bàn còn chú trọng đầu tư trang bị thêm máy tính xách tay phục vụ công tác, số liệu cho thấy đã có 04 huyện trang bị máy xách tay, với tổng số 05 máy gồm: Nghĩa Đàn (1), Kỳ Sơn (1), Yên Thành (1), Quỳnh Lưu (2).

Phần lớn các huyện mới đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vào những năm gần đây nên các máy tính hiện nay đang vận hành tốt. Cấu hình máy tương đương Pentium II (hoặc cũ hơn) chiếm 38,7% trong tổng số máy tính, số máy cấu hình tương đương Pentium III (hoặc mới hơn) chiếm 61,3%; phần lớn là sử dụng hệ điều hành Windows XP và Windows 2000, một số ít dùng Windows 98.

Máy in cũng là một trong những thiết bị ngoại vi được huyện chú trọng đầu tư. Hiện nay trung bình mỗi huyện có khoảng 24,4 máy in; ngoài ra một số huyện có đầu tư thêm các thiết bị ngoại vi ngoại vi khác phục vụ chuyên môn như máy quét: Tp.Vinh (2 máy), Tx.Cửa Lò (1 máy), huyện Nam Đàn (1 máy), Anh Sơn (1 máy).

Tình hình kết nối mạng LAN, mạng WAN và Internet

Về kết nối mạng LAN

Qua phân tích số liệu khảo sát về thực trạng mạng LAN, WAN và các phần mềm dùng trong mạng LAN, WAN của 19 huyện, thành, thị, cho thấy:

Đã có 9/19 huyện kết nối mạng LAN, đạt 47,3% (gồm: Nam Đàn, Hưng Nguyên, Đô Lương, Tân Kỳ, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Anh Sơn, Vinh, Cửa Lò) Các nhóm huyện miền núi như: Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong... đều chưa có mạng LAN. Không những thế, nhìn chung hạ tầng mạng của các huyện này là rất kém, chưa có sự đầu tư.

Một số huyện khác, tuy đã trang bị tốt về cơ sở hạ tầng mạng nhưng theo phân tích đánh giá số liệu cho thấy: có 33% UBND huyện đang sử dụng tốt mạng LAN, 45% có nhu cầu cần nâng cấp, 22% đã bị hỏng, không sử dụng. Không đánh giá được nguyên nhân do đâu.

Việc sử dụng các phần mềm trong mạng LAN của các huyện chưa được chú trọng, mặc dù nhu cầu sử dụng là rất lớn. Các huyện cũng rất muốn đầu tư trang bị các phần mềm phục vụ chuyên môn nhưng gặp rất nhiều khó khăn, một mặt không có kinh phí mặt khác không có người sử dụng, vận hành mạng máy tính, mặt bằng về khả năng sử dụng máy tính không đồng đều... Hiện chỉ có UBND thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò có sử dụng các phần mềm phục vụ chuyên môn, chiếm 10,5%, với tổng số 11 phần mềm, trong đó UBND TP Vinh có 07 phần mềm (Quản lý tài chính trường học; quản lý giáo viên trường học; quản lý hồ sơ đăng kí kinh doanh; quản lý đối tượng chính sách người có công; quản lý thẻ khám chữa bệnh trẻ em; quản lý cơ sở dữ liệu dân cư; quản lý thông tin địa lý GIS). Về kết nối mạng WAN

Số UBND huyện đã kết nối mạng WAN: 15/19 huyện, đạt 78,9% (gồm các huyện: Nam Đàn, Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Con Cuông, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Đô Lương, Tân Kỳ, Diễn Châu, Anh Sơn, Yên Thành, Nghi Lộc, Vinh, Cửa Lò). Hiện Ban điều hành Đề án 112 đã triển khai các phần mềm dùng chung tại 15 huyện này, với tổng số 33 phần mềm (thuộc các phần mềm hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội, trang thông tin điện tử phục vụ điều hành tác nghiệp). Và các huyện cũng mới cài đặt (chủ yếu là từ năm 2005). Nhưng qua khảo sát cho thấy phần lớn là đang hỏng, chưa sử dụng. Một phần là do đơn vị chưa có người vận hành, sử dụng (tuy Ban đề án đã đào tạo bổ sung nhưng khả năng tiếp thu sử dụng của các cán bộ vẫn còn hạn chế). Các huyện thì đều cho rằng phần mềm khó sử dụng và nhiều lỗi.

Tình hình kết nối Internet

Hiện nay, đã có 14/19 huyện kết nối, đạt 73,6% (gồm: Nam Đàn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Quỳ Châu, Tương Dương, Tân Kỳ, Diễn Châu, Anh Sơn, Yên Thành, Nghi Lộc, Vinh, Cửa Lò). với 81 máy /tổng số 698 máy hiện có được kết nối Internet, đạt 11,6%. Trong đó có chỉ có huyện Anh Sơn kết nối bằng ADSL (chiếm 5,3%), 13/19 đơn vị kết nối qua Dial -up(chiếm 94,7%) . Và qua số liệu cho thấy các huyện chủ yếu chỉ kết nối là từ 1 đến 2 máy bằng đường truyền Dial-up, riêng huyện Anh Sơn kết nối 48/51 máy bằng đường truyền ADSL. Trong 14 huyện kết nối Internet có 28.6% huyện đánh giá hiệu quả tốt, 35,7% đánh giá hiệu quả đạt mức trung bình và 35,7% đánh giá không hiệu quả.

1.2. Hạ tầng CNTT ở các Sở, ban, ngành

Tình hình trang bị máy tính và thiết bị

Số liệu khảo sát ở 28 Sở, ban, ngành cho thấy:

Bảng IV.2. Số liệu khảo sát về hạ tầng CNTT ở 28 Sở, ban, ngành

Số máy tính

Số máy xách tay

Số máy chủ

Số máy có cấu hình tương đương Pentium II (cũ hơn)

Số máy có cấu hình tương đương Pentium III (mới hơn)

Số máy in

814

18

33

238

626

420

Qua số liệu khảo sát về hạ tầng CNTT tại 28 Sở, ban, ngành tính đến ngày 6/12/2005:

Tổng số máy tính trong 28 Sở, ban, ngành khảo sát là: 865, trung bình 30.8 máy/1 đơn vị; tuy trung bình số máy tính ít hơn so với trung bình số máy tính của UBND các huyện nhưng tỉ lệ số máy tính trang bị cán bộ ở các Sở, ban, ngành lại cao hơn, đạt 61%.

Trong 28 đơn vị khảo sát, hiện đã có 22 đơn vị có máy chủ, với tổng số 33 máy, để đáp ứng phục vụ công tác chuyên môn một số đơn vị trang bị nhiều hơn 1 máy như: Kho bạc Nhà nước (5 máy), Công an Nghệ An (4 máy), Sở KH &CN (2 máy), Sở LĐTB &XH (2 máy), Sở KH &ĐT (2 máy), Đài Khí tượng thuỷ văn (2 máy).

So với các UBND huyện thì các Sở, ban, ngành có sự đầu tư về mua sắm hơn về cơ sở hạ tầng CNTT như máy tính xách tay, máy chiếu, máy quét... Có 11/28 đơn vị khảo sát có máy xách tay, với tổng số 18 máy (Sở KH &CN 4 máy, Công an tỉnh 3 máy, Kho bạc Nhà nước 3 máy...) ; Tổng số máy in có khoảng 420 máy, trung bình mỗi đơn vị có 15 máy, như vậy số máy in cũng đã đáp ứng được 48.5 % trong tổng số máy tính đang có; cũng theo các số liệu thống kê về các thiết bị ngoại vi ở các Sở, ban, ngành cho thấy trong 28 đơn vị khảo sát có 17 máy quét và 9 máy chiếu, trong đó: Công an tỉnh Nghệ An (8 máy quét, 1 máy chiếu), Đài Khí tượng Thuỷ văn (1 máy quét, 2 máy chiếu), Sở Lao động Thương binh - Xã hội (1 máy quét, 2 máy chiếu). Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu trang bị thêm các thiết bị này là rất lớn. đặc biệt là máy chiếu. Đây là thiết bị phụ vụ quan trọng nâng cao chất lượng trong các cuộc hội họp, giảng dạy... nhưng giá thành rất cao nên các đơn vị khó khăn trong việc đầu tư.

Các máy tính mới được đầu tư vào những năm gần đây nên phần lớn các đơn vị đều đánh giá là đang sử dụng tốt. Số máy có cấu hình máy tương đương Pentium II (hoặc cũ hơn) chiếm 27,5%. Số máy có cấu hình tương đương Pentium III (hoặc mới hơn) chiếm 72,5%; Hệ điều hành sử dụng chủ yếu là Windows XP và Windows 2000, một số ít dùng Windows 98;

Tình hình kết nối mạng LAN, WAN và Internet

Về mạng LAN

Qua phân tích số liệu khảo sát về thực trạng mạng LAN của 18 Sở, ban, ngành, cho thấy: Có 23/28 Sở, ban, ngành khảo sát đã kết nối mạng LAN, đạt 82.1%, đây quả là con số đáng mừng so với các huyện. Một số đơn vị chưa có mạng LAN thì cũng đang trong thời gian xây dựng dự án. Dự tính cuối năm 2006 con số này sẽ đạt 100%. Tuy nhiên qua khảo sát thì hiện tại chỉ có 52% đơn vị sử dụng tốt, 26% cần nâng cấp, 13% bị hỏng, không sử dụng, 8,7% không đánh giá. Các đơn vị phần lớn đều không có cán bộ quản trị mạng, việc vận hành hệ thống máy tính đều do các cán bộ kiêm nhiệm, hiểu biết về CNTT cũng có hạn nên ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của mạng.

Về mạng WAN

Số các Sở, ban, ngành đã kết nối mạng WAN: 17/28, đạt 60,7%. Ban đề án cũng đã triển khai cài đặt các phần mềm dùng trong mạng WAN tại 12/28 đơn vị, với tổng số 26 phần mềm (thuộc các phần mềm Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, Hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội, Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành tác nghiệp). Và các Sở, ban, ngành cũng mới cài đặt trong thời gian gần đây (chủ yếu là từ năm 2005). Nhưng qua khảo sát cho thấy phần lớn là đang hỏng, chưa sử dụng, nguyên nhân tương tự như các huyện.

Tình hình kết nối Internet

So với các UBND huyện thì việc kết nối ở các Sở, ban, ngành có sự chú trọng hơn. Có 23/28 đơn vị đã kết nối Internet, đạt 82,1%, với 313 máy được kết nối Internet đạt 36,2% trong tổng số 865 máy hiện có của các Sở, ban, ngành. Trong 313 máy được kết nối thì đa phần là được kết nối bằng đường truyền ADSL chiếm 87,2% (với 273 máy), 12,8% kết nối qua Dial -up (với 40 máy). Bước đầu nhận được sự ủng hộ của người sử dụng, trong phạm vi khảo sát có 9/23 đơn vị kết nối Internet đánh giá rất hiệu quả (đạt 39,2%), 14/23 đơn vị kết nối đánh giá hiệu quả đạt mức trung bình (đạt 60,8%).

2. Thực trạng nguồn nhân lực về CNTT

2.1. Nguồn nhân lực CNTT ở các huyện:

Tổng số cán bộ làm việc tại 19 UBND huyện khoảng 1.574 người, trung bình mỗi đơn vị có 83 người. Tổng số cán bộ liên quan CNTT của 19 huyện là 21 người, đạt 1,3% so với tổng số cán bộ (gồm: Nam Đàn (01), Đô Lương (01), Thanh Chương (04), Anh Sơn (03), Kỳ Sơn (01), Vinh (07), Cửa Lò (04)).

Tổng số người đã được đào tạo bổ sung về Công nghệ thông tin ở 19 huyện T (biết sử dụng máy tính, Internet) là 809 người, đạt 51,4% so với tổng số cán bộ của 19 huyện.

Trong đó: Số lượng đào tạo tại chỗ là chủ yếu, chiếm 90%. Nội dung các chương trình đào tạo: Tin học văn phòng; sử dụng các chương trình thuộc đề án 112... Đánh giá hiệu quả đào tạo: Theo đánh giá chung là tốt, có 79% huyện đánh giá tốt, 15,8% đơn vị đánh giá trung bình, 5,2% đánh giá không đáp ứng.

Hiện nay, 100% các huyện chưa có trung tâm CNTT hoặc 01 tổ chức nào giúp đỡ quản lý, duy trì hệ thống của đơn vị. Một số huyện có thành lập bộ phận phụ trách, kiêm nhiệm như: Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ (01 người), Anh Sơn (03 người), Con Cuông (04 người).

2.2. Nguồn nhân lực CNTT ở các Sở, ban, ngành:

Theo số liệu, bình quân mỗi đơn vị khoảng 50, 2 cán bộ, trong đó số cán bộ liên quan đến CNTT của các đơn vị chiếm 10,7%. So với các huyện thì việc đào tạo nhân lực CNTT cũng được các Sở, ban, ngành quan tâm hơn: có khoảng 72% số cán bộ của mỗi đơn vị đã được đào tạo bổ sung về Công nghệ thông tin (biết sử dụng máy tính, Internet).

Trong đó: Số lượng đào tạo tại chỗ là chủ yếu, chiếm 75%. Nội dung các chương trình đào tạo: Tin học văn phòng; Quản trị mạng, sử dụng các chương trình thuộc đề án 112... Đánh giá hiệu quả đào tạo: 75% đơn vị khảo sát đánh giá tốt, 25% đơn vị đánh giá trung bình.

Các đơn vị đã rất cố gắng trong việc đào tạo bổ sung nhân lực CNTT phục vụ công tác, thích ứng với đòi hỏi của thực tiễn. Tuy nhiên cũng có nhiều đơn vị đầu tư CSHT khá tốt nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, nguyên nhân là do các đơn vị thường chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng Tin học vào hoạt động văn phòng như soạn thảo văn bản... Chưa khai thác tối đa cơ sở vật chất và hạ tầng CNTT của đơn vị mình.

Hiện nay, có 9/28 đơn vị có trung tâm CNTT, đạt 32%. Một số trung tâm vận hành tốt hệ thống mạng của đơn vị, nhưng cũng có một số trung tâm các thành viên không phải chuyên ngành CNTT nên việc đảm bảo, duy trì hệ thống rất khó khăn. Xu thế các đơn vị cũng đang quan tâm đến việc thành lập tổ chức này.

3. Tình hình ứng dụng CNTT trong các đơn vị

3.1. Ứng dụng CNTT tại các huyện

Có 03 UBND huyện có trang Web riêng, đạt 15,7%. Đó là trang thông tin điện tử thành phố Vinh (www.vinhcity.gov.vn), thị xã Cửa Lò (www.txcualo.gov.vn), Huyện Nam Đàn (www.namdan.gov.vn). Một số xã cũng xây dựng Website nhằm quảng bá các sản phẩm rau quả lên mạng như xã Quỳnh Lương - Quỳnh Lưu (www.quynhluong.gov.vn), xã Nghĩa Sơn - Nghĩa Đàn (www.rauqua19-5nghean.com.vn), Đây là môi trường thuận lợi một mặt nhằm giới thiệu quê hương, con người xứ Nghệ, mặt khác quảng bá thông tin về tình hình kinh tế xã hội, nhu cầu kêu gọi đầu tư, chính sách ưu đãi của đơn vị cho các đối tác trong và ngoài nước.

Hiện không có huyện nào sử dụng các phần mềm riêng trong mạng LAN. Trong tổng số huyện có kết nối mạng WAN của tỉnh, số phần mềm dùng trong mạng WAN là 38. Thuộc 04 phần mềm của 112 gồm: QL Công văn, Thư điện tử, tổng hợp kinh tế - xã hội, Quản lý điều hành tác nghiệp. Thời gian bắt đầu sử dụng: chủ yếu là năm 2005, và phần lớn các phần mềm này đang hỏng hoặc chưa được sử dụng.

Việc sử dụng các phần mềm trong mạng LAN của các huyện chưa được chú trọng, mặc dù nhu cầu sử dụng là rất lớn. Các huyện cũng rất muốn đầu tư trang bị các phần mềm phục vụ chuyên môn nhưng gặp rất nhiều khó khăn, một mặt không có kinh phí mặt khác không có người sử dụng, vận hành mạng máy tính, mặt bằng về khả năng sử dụng máy tính không đồng đều... Hiện chỉ có UBND TP Vinh và thị xã Cửa Lò có sử dụng các phần mềm phục vụ chuyên môn, chiếm 10,5%, với tổng số 11 phần mềm, trong đó UBND TP Vinh có 07 phần mềm (Quản lý tài chính trường học; Quản lý giáo viên trường học; Quản lý hồ sơ đăng kí kinh doanh; Quản lý đối tượng chính sách người có công; Quản lý thẻ khám chữa bệnh trẻ em; Quản lý cơ sở dữ liệu dân cư; Quản lý thông tin địa lý GIS).

Hiện Ban điều hành Đề án 112 đã triển khai các phần mềm dùng chung trong mạng WAN tại 15 huyện này, với tổng số 33 phần mềm (thuộc các phần mềm Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, Hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội, Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành tác nghiệp). Và các huyện cũng mới cài đặt (chủ yếu là từ năm 2005). Nhưng qua khảo sát cho thấy phần lớn là đang hỏng, chưa sử dụng. Một phần là do đơn vị chưa có người vận hành, sử dụng (tuy Ban đề án đã đào tạo bổ sung nhưng khả năng tiếp thu sử dụng của các cán bộ vẫn còn hạn chế). Các huyện thì đều cho rằng phần mềm khó sử dụng và nhiều lỗi.

3.2. Ứng dụng CNTT tại các Sở, ban, ngành:

Các Sở, ban, ngành đã bắt đầu chú trọng xây dựng trang Web riêng cho đơn vị, hiện có khá nhiều đơn vị đang có dự án xây dựng. Tuy nhiên số liệu khảo sát cho thấy mới có 3/28 đơn vị khảo sát có Website, đạt 10,7%. Có 13/28 đơn vị có Email riêng, đạt 46,4%, nhưng các đơn vị đều đánh giá là rất ít trao đổi thông tin qua Email riêng của đơn vị mà chủ yếu qua Email của cá nhân.

Có 14/28 đơn vị khảo sát sử dụng các phần mềm trong mạng LAN phục vụ chuyên môn, chiếm 50% so với tổng đơn vị khảo sát, với tổng số 55 chương trình. Điển hình là Sở LĐTB &XH, Kho bạc Nhà nước, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Công an tỉnh... Riêng Sở LĐTB &XH sử dụng có hiệu quả 07 phần mềm.

Số các Sở, ban, ngành đã kết nối mạng WAN: 17/28, đạt 60,7%. Ban đề án cũng đã triển khai cài đặt các phần mềm dùng trong mạng WAN tại 12/28 đơn vị, với tổng số 26 phần mềm (thuộc các phần mềm Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc,

Hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội, Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành tác nghiệp). Và các Sở, ban, ngành cũng mới cài đặt trong thời gian gần đây (chủ yếu là từ năm 2005). Nhưng qua khảo sát cho thấy phần lớn là đang hỏng, chưa sử dụng, nguyên nhân tương tự như các huyện.

II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

1. Thực trạng nhân lực, đào tạo và ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường phổ thông trung học, trung học cơ sở và tiểu học

1.1. Thực trạng cơ sở vật chất ở các trường học

Chương trình tin học đã được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường, việc học tin học của học sinh phổ thông trung học thực sự được chú trọng bắt đầu từ năm 2002. Hệ thống thiết bị máy tính phục vụ việc giảng dạy qua các năm được tăng cường và nâng cấp, học sinh được tiếp xúc nhiều hơn với máy tính.

Số trường THPT (kể cả trung tâm giáo dục thường xuyên) trên địa bàn tỉnh gồm 105 trường. Trong đó: Số trường có dự án cấp máy tính là 80 trường, chiếm 76%. Trung bình số máy mỗi trường được cấp là 05 máy. Tuy nhiên, hiện nay, mới chỉ có 25/105 trường phổ thông trung học đã đưa tin học vào giảng dạy, chiếm tỷ lệ 24%. Máy tính dự án cấp cho các trường còn quá ít, để có thể dạy tin học trong trường THPT, các trường phải tự mua sắm hệ thống máy tính.

Tỷ lệ trường THPT nối mạng Internet chiếm hơn 60%, trong tổng số 105 trường có 65 trường nối mạng Internet. Hình thức kết nối chủ yếu theo kiểu Dial -up.

Số trường THCS nối mạng chiếm 135/443 trường, tương đương với 30%. Tỷ lệ trường THCS có đào tạo tin học chiếm 26/443 trường, với tỷ lệ 5,87%, con số này còn quá nhỏ. Những trường này đều được dự án cấp hệ thống máy tính. Trung bình mỗi trường được cấp 10 máy tính. Hệ thống cơ sở vật chất, chủ yếu là hệ thống máy tính phục vụ cho việc dạy và học tin học còn thiếu thốn, số trường THPT có trang bị phòng máy còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Máy móc không đủ phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, đồng thời các trường còn gặp nhiều khó khăn trong việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy tính.

1.2. Tình hình ứng dụng CNTT trong các trường học.

Khi CNTT ngày càng phát triển, việc ứng dụng CNTT ngày càng mang lại nhiều lợi ích. Trong giáo dục việc ứng dụng CNTT vào phục vụ giảng dạy vừa tăng khả năng tiếp cận học tập CNTT cho học sinh và giáo viên vừa nâng cao hiệu quả giờ dạy của các môn học khác. Việc đào tạo CNTT cho đội ngũ giáo viên để ứng dụng vào giảng dạy là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở các trường phổ thông còn rất ít, tỷ lệ giáo viên sử dụng các chương trình, phần mềm công nghệ thông tin vào việc giảng dạy các môn học khác chiếm tỷ lệ nhỏ.

Số liệu thống kê ở 15 trường trung học phổ thông ở thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và thị trấn của các huyện cho thấy: Tổng số giáo viên là 1.198, trong đó số giáo viên biết máy tính là 444, chiếm 37,06%, giáo viên biết sử dụng Internet là 231, chiếm 19,28% và giáo viên sử dụng máy tính để giảng dạy là 31, chiếm 2,59%.

Ở các trường THCS, theo số liệu khảo sát ở 15 trường THCS tại thành phố Vinh và các trường điểm của các huyện trong toàn tỉnh cho thấy: tổng số giáo viên là 539; số giáo viên biết máy tính là 144, chiếm 26,72%; giáo viên biết sử dụng Internet là 52, chiếm 9,65% và giáo viên sử dụng máy tính để giảng dạy là 50, chiếm 9,27%.

Tại các trường tiểu học ở thành thị, các tỷ lệ trên như sau số liệu ở 09 trường học trên địa bàn thành phố Vinh và các thị trấn): tổng số giáo viên là 285; Số giáo viên biết máy tính là 95, chiếm 33,33%; Giáo viên biết sử dụng Internet là 16, đạt 5,61%; Giáo viên sử dụng máy tính để giảng dạy là 01, đạt 0,35%.

Tính chung cho các trường phổ thông trong toàn tỉnh, tỷ lệ giáo viên biết máy tính chỉ đạt 20%. Trong đó, Khối THPT có 120/5.000 giáo viên được đào tạo CNTT chiếm tỷ lệ 2,4%.

Tỷ lệ giáo viên sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm soạn thảo văn bản còn hạn chế, nên việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn ít và rời rạc.

Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong các trường học chủ yếu mới chỉ ở mức độ quản lý. CNTT và máy tính chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý hồ sơ, thời khoá biểu, điểm kiểm tra của giáo viên và học sinh, soạn thảo và quản lý các văn bản chỉ đạo và báo cáo của nhà trường hoặc phục vụ kế toán; Việc ứng dụng CNTT vào quản lý chủ yếu cũng chỉ được áp dụng ở các trường phổ thông trung học và trung học cơ sở.

Có khoảng 63,16% trường trung học phổ thông sử dụng máy tính để quản lý học sinh, thư viện, quản lý điểm; 15,79% số trường trung học phổ thông sử dụng Internet vào mục đích tìm kiếm thông tin; có 26,32% trường trung học phổ thông ngoài công tác quản lý còn sử dụng máy tính phục vụ mục đích khác, như: kế toán, soạn thảo văn bản…

Ở các trường trung học cơ sở có 42,86% trường sử dụng máy tính để quản lý; 9,52% trường sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin; có 14,29% trường sử dụng máy tính để phục vụ các công tác khác.

Ở các trường tiểu học việc ứng dụng công nghệ thông tin còn rất ít. Hầu hết các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh chưa có máy tính phục vụ hoặc chỉ có một máy tính. Các trường này sử dụng máy tính chủ yếu với mục đích quản lý, có 55,55% các trường trên địa bàn thành phố và các thị trấn sử dụng máy tính phục vụ quản lý.

Việc ứng dụng CNTT trong trường học từ trước đến nay chủ yếu tập trung vào xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học, chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc đào tạo toàn bộ đội ngũ giáo viên nhằm sử dụng tin học phục vụ cho hoạt động giảng dạy.

Để ứng dụng tốt CNTT vào trường học, hai nhiệm vụ đều cần phải tiến hành, đó là:

- Đào tạo giáo viên dạy tin học.

- Đào tạo giáo viên sử dụng CNTT để phục vụ công tác giảng dạy các môn học khác.

Ứng dụng CNTT trong trường học nói chung mới chỉ là việc đầu tư về trang thiết bị, máy móc mà chưa xem trọng quan tâm đúng mức tới việc triển khai đưa phần mềm vào giáo dục. Nhưng trong thực tế, để việc giảng dạy tin học có chất lượng thì vai trò của phần mềm tin học là hết sức quan trọng.

1.3. Thực trạng dạy và học tin học ở các trường học

Với thực trạng cơ sở vật chất như vậy, việc dạy và học tin học của giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn.

Tổng số học sinh phổ thông trung học trên địa bàn tỉnh là 142.686 học sinh, trong đó được học tin học là 20.000 học sinh, chiếm tỷ lệ 14%, so với một số tỉnh, thành khác thì tỷ lệ này tương đối nhỏ.

Trong tỉnh chỉ có một trường có lớp chuyên tin đó là trường THPT Phan Bội Châu với 105 học sinh chuyên tin.

Các trường có giảng dạy môn tin học chủ yếu là các trường điểm của các huyện, các trường THPT ở thành phố Vinh. Số liệu khảo sát ở 15 trường Trung học phổ thông ở thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và thị trấn của các huyện cho thấy:

Bảng V.1. Số liệu về dạy và học tin học ở các trường THPT

Tổng số giáo viên

Số giáo viên dạy tin

Tổng số học sinh

Số lớp học

Số máy tính

Số phòng máy

Số trường có mạng LAN

Số trường kết nối Internet

1198

19

29210

623

242

11

1

9

Tỷ lệ máy tính trên tổng số học sinh tại các trường THPT ở thành thị trung bình là 0, 0083 máy/học sinh, tỷ lệ máy tính trên tổng số lớp học đạt 0, 4 máy/lớp học. Bình quân số máy trên số giáo viên ở các trường này là 0, 20 máy, số máy trên số giáo viên dạy tin học là khoảng 13 máy. Tuy nhiên, đây chỉ là tỷ lệ được tính trên các trường điểm của các huyện và các trường THPT ở thành phố Vinh, nếu tính cho toàn tỉnh thì những tỷ lệ này còn rất nhỏ. Số liệu khảo sát cho thấy có 11/15 trường có phòng máy vi tính, đạt tỷ lệ 73,33%. Số trường có kết nối mạng LAN chiếm 6,6%; Số trường có kết nối Internet chiếm 66,66%.

Những năm trước đây, việc học tin học trong các trường phổ thông chủ yếu theo hình thức dạy nghề. Nhưng từ năm học 2004 - 2005, nhiều trường phổ thông đã đưa môn tin học vào học chính khoá. Bình quân chung cho các trường THPT ở thành thị, tỷ lệ trường có dạy tin học chiếm 56,25%, học sinh được học tin học chiếm 58,09%. Tuy nhiên tỷ lệ này còn rất nhỏ nếu tính cho các trường THPT trong toàn tỉnh.

Số liệu khảo sát ở 15 trường trung học cơ sở tại thành phố Vinh và các trường điểm của các huyện trong toàn tỉnh cho thấy:

Bảng V.2. Số liệu về dạy và học tin học ở các trường THCS trong tỉnh

Tổng số giáo viên

Số giáo viên dạy tin

Tổng số học sinh

Số lớp học

Số máy tính

Số phòng máy

Số trường có mạng LAN

Số trường kết nối internet

539

11

10.168

265

152

9

0

2

Số liệu khảo sát cho thấy, trang thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT trong các trường THCS còn thiếu. Chỉ tính riêng cho các trường ở thành thị: Tỷ lệ máy tính trên số học sinh chiếm tỷ lệ còn quá nhỏ, đạt 0, 015 máy/học sinh; Số máy tính /tổng số giáo viên là 0, 28 máy; Số máy tính trên tổng số giáo viên dạy tin học là 13,8 máy;

Số máy tính trên tổng số lớp học đạt 0,57 máy; Có 9/15 trường có phòng máy vi tính, đạt tỷ lệ 60%; Số trường có kết nối Internet đạt 33,33%.

Số lượng giáo viên dạy tin học còn quá ítS, thể hiện: Số lớp học tính trên 01 giáo viên dạy tin học còn chiếm tỷ lệ lớn 21 lớp /01 giáo viên dạy tin học.

Tỷ lệ trường có dạy môn tin học chiếm 46,67%, tỷ lệ học sinh được học tin học là 38,77%.

Hiện nay, CNTT được đưa vào các trường tiểu học với hình thức là môn học tự chọn, đã có một số trường lựa chọn môn tin học để giảng dạy cho học sinh. Tuy nhiên, ở tỉnh ta thì việc lựa chọn môn tin học để giảng dạy cho học sinh tiểu học chưa nhiều. Nhiều trường còn chưa được trang bị máy tính, chỉ có một số ít trường dạy môn tin học cho học sinh tuy nhiên số máy tính trang bị vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu của học sinh. So với các tỉnh thành khác trong cả nước, tốc độ xâm nhập của tin học vào các trường tiểu học ở tỉnh ta còn chậm. Số liệu khảo sát ở TP Hồ Chí Minh cho thấy 67% GV tiểu học có máy tính riêng, 75% trường tiểu học có phòng máy tính, có trường có hàng trăm máy tính.

Số liệu khảo sát tình hình ứng dụng và dạy tin học tại 9 trường tiểu học tại thành phố Vinh, các thị trấn, thị xã cho thấy:

Bảng V.3. Số liệu về dạy và học tin học ở các trường tiểu học

Tổng số giáo viên

Số giáo viên dạy tin

Tổng số học sinh

Tổng số lớp

Số máy tính

Phòng máy

285

2

4.936

164

20

2

Chỉ có 2/9 trường có phòng máy và học sinh được học tin học, chiếm tỷ lệ 22,22%. Tổng số máy trên số giáo viên chỉ đạt 0, 07 máy; số máy trên số giáo viên tin học là 10 máy; số máy trên tổng số học sinh chỉ đạt 0, 004 máy và số máy trên tổng số lớp học chỉ đạt 0, 122. Số học sinh được học tin học chiếm 28,79%.

Ngoài những yếu tố như nhận thức của lãnh đạo, cơ sở hạ tầng…, để có thể ứng dụng CNTT vào các trường tiểu học cũng như các trường phổ thông, thì nhân lực là một yếu tố rất quan trọng, đòi hỏi trước mắt là: Cần phải có biên chế cho giáo viên dạy tin học ở trường tiểu học (hiện nay các trường đang rất lúng túng trong vấn đề này vì không có chỉ tiêu biên chế cho giáo viên dạy các môn tự chọn); cần có tài liệu, sách giáo khoa Tin học ở tiểu học; tuyển chọn và giới thiệu nhiều phần mềm về ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học, các giáo án điện tử các môn học; tăng cường tập huấn về tin học và ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và Giáo viên tiểu học và hỗ trợ nguồn kinh phí để tăng cường trang thiết bị cho các trường tiểu học có thể ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học.

Việc đưa máy tính vào các trường tiểu học chủ yếu để phục vụ công tác quản lý trong nhà trường. ở các trường này thường chỉ có 01 máy tính dùng để soạn thảo văn bản, và thực hiện một số công việc quản lý khác, học sinh hầu như không được sử dụng máy tính.

Nhìn chung, việc học tin học và ứng dụng CNTT ở các cấp học còn ít vì nhiều nguyên nhân. Trong đó, các nguyên nhân chính là:

- Nhận thức của lãnh đạo, quyết tâm ứng dụng CNTT còn chưa rõ ràng, chưa cao;

- Do thiếu giáo viên về CNTT, nhân lực chủ yếu để triển khai dạy tin học;

- Cơ sở vật chất để phục vụ học tập môn tin học còn thiếu thốn: nhiều trường học còn thiếu máy vi tính để lập phòng máy, thậm chí có những trường phòng học còn chưa đủ cho học sinh;

- Tỷ lệ lựa chọn môn tin học để giảng dạy cho học sinh tiểu học còn thấp.

1.4. Một số kiến nghị của các trường về ứng dụng CNTT trong nhà trường:

- Nên có dự án cấp máy tính, máy in, máy fax cho các trường học, đặc biệt là các trường tiểu học để phục vụ Công tác quản lý, hiện nhiều trường chưa có máy tính phục vụ. Đồng thời hỗ trợ trang bị thêm máy tính cho các trường để lập phòng máy.

- Được hỗ trợ kỹ thuật để nối mạng.

- Ban lãnh đạo cấp trên, tư vấn CNTT cần đầu tư, hỗ trợ về kinh phí để mua sắm máy móc, cơ sở dữ liệu phần mềm, phần cứng và đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên… Để sớm đưa CNTT vào các trường học.

- Cần có chủ trương triển khai các phần mềm ứng dụng đồng bộ, thống nhất cho các trường.

- Nên cho biên chế giáo viên tin học.

- Hỗ trợ để xây dựng Website, hệ thống mạng LAN, mạng Internet phục vụ quản lý điều hành công việc, tạo điều kiện hợp tác với các doanh nghiệp.

- Hỗ trợ kinh phí để mua sắm máy chiếu phục vụ việc ứng dụng CNTT trong công tác dạy học.

- Kiến nghị với nhà nước có chính sách giảm giá cước sử dụng Internet để các trường có điều kiện sử dụng Internet nhiều hơn cho giáo viên và học sinh.

2. Thực trạng đào tạo và ứng dụng CNTT trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo tin học

Thực hiện chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị ngày 17 -10 -2000 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngành Giáo dục tỉnh Nghệ An đã thực hiện những chương trình nhằm đưa CNTT phục vụ cho việc đào tạo nhân lực cũng như phục vụ công tác giảng dạy.

Việc ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục được thực hiện trong tất cả các cấp học, từ các trường Đại học, cao đẳng, trung học, các trường dạy nghề, đến các trường phổ thông và tiểu học.

Trên địa bàn tỉnh ta, có 01 trường Đại học lớn đó là Trường Đại học Vinh, tuy Khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Vinh được thành lập từ tháng 5 năm 1998, nhưng lượng sinh viên hàng năm được đào tạo tại khoa tăng lên đáng kể. Năm học 2005 - 2006 tổng số sinh viên đang học tại Khoa Công nghệ Thông tin là 2.407 sinh viên. Đây là nguồn nhân lực lớn nhất phục vụ phát triển CNTT tỉnh nhà.

Về cơ sở hạ tầng, hiện nay Khoa CNTT đã có 9 phòng máy với khoảng 200 máy tính (trong số tổng cộng trên 400 máy của trường) thuộc các đời 486 đến Pentium 4, các máy trong các phòng học được nối mạng LAN. Tuy nhiên số máy được cấp hàng năm vẫn chưa đủ để đáp ứng nhiệm vụ đào tạo. Để phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập cho sinh viên và giáo viên của khoa, các phòng máy buộc phải bố trí làm việc liên tục các thời gian trong ngày và trong tuần không kể buổi tối và ngày nghỉ. Mạng LAN phục vụ đào tạo và quản lý trong trường đang ở tình trạng quá tải, đang xuống cấp và cần phải được đầu tư lại theo hướng hiện đại hoá và đón trước những phát triển của CNTT.

Cơ sở thứ hai có đào tạo sinh viên khoa CNTT đó là Trường CĐ Sư phạm Nghệ An.

Toàn trường có 120 máy tính, với 01 máy chủ và 02 máy xách tay. Với mạng LAN và Internet ADSL được kết nối từ năm 2001.

Đội ngũ giáo viên giảng dạy Công nghệ thông tin của trường gồm 10 giáo viên. Với tổng số 204 sinh viên theo học khoa CNTT và 128 sinh viên khoa toán tin.

Toàn trường có khoảng 75% giáo viên biết sử dụng máy tính (bao gồm cả những người biết rất hạn chế) trong đó biết cách sử dụng có khoảng 50% và sử dụng thành thạo khoảng 30%.

Biết sử dụng thành thạo Internet có khoảng 20% giáo viên, biết cách sử dụng có khoảng 40% giáo viên, tính cả những người biết sử dụng Internet nhưng rất hạn chế thì có khoảng 65%.

Trung tâm Công nghệ thông tin Nghệ An cũng là một nơi đào tạo nhân lực về CNTT, hiện tại trung tâm có 04 phòng với tổng số có 08 giáo viên dạy về CNTT, trong đó có 05 giáo viên dạy môn Vi tính ứng dụng và 03 giáo viên dạy Công nghệ thông tin.

Ở các trường Đại học và Cao đẳng, số máy tính hiện nay vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và sinh viên.

Ở một số trường Cao đẳng, Trung học khác đều có giảng dạy môn tin học cho sinh viên. Một số trường đã được kết nối mạng Internet ADSL cho các máy tính. Số giáo viên dạy môn Công nghệ thông tin chỉ từ 01 - 03 người, máy tính được trang bị còn thiếu.

Ngoài ra, số lượng cơ sở đào tạo tin học khác trên địa bàn tỉnh khá lớn.

Nghean - Aptech là một cơ sở điển hình về đào tạo tin học. Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2004, Nghean - Aptech là nơi duy nhất đào tạo lập trình viên Quốc tế về CNTT trên địa bàn tỉnh. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, số học viên đã và đang theo học tại trung tâm là 205 người với các khoá học từ 4 tháng (đối với quản trị mạng) cho đến 24 tháng (đối với lập trình viên), từ 69 người nhập học vào năm 2004, đến năm 2005 số người nhập học đã đạt 136 người. Học viên ở trung tâm chủ yếu là học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học và sinh viên đang học tại các trường cao đẳng và đại học Vinh.

Một số cơ sở đào tạo lớn về tin học khác như: Sara, Natech…

Số lượng các cơ sở đào tạo tư nhân về CNTT trên địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng 25 cơ sở. Các cơ sở này chủ yếu đào tạo các phần mềm cơ bản như Word, Excel, phần mềm kế toán và một số phần mềm khác. Lượng học viên được đào tạo tại các cơ sở này khá lớn, tuy nhiên việc đào tạo tin học ở các cơ sở này hiện tại chưa có sự quản lý chặt chẽ về chất lượng đào tạo. Chất lượng giáo viên, cũng như chất lượng của học viên chưa được quan tâm.

III. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1. Thực trạng ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp

CNTT-TT đã được các doanh nghiệp (gồm cả doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp có vốn FDI, doanh nghiệp tư nhân) ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, từ công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất đến hệ thống thông tin... Tuy mức độ đầu tư chi phí cho CNTT -TT ở từng doanh nghiệp có khác nhau song việc ứng dụng CNTT -TT trong doanh nghiệp đang ngày càng có hiệu quả hơn. CNTT đã trở thành yếu tố sống còn đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là trong các ngành BC - VT, thuế, hải quan, ngân hàng, hàng không, dầu khí, điện lực, dệt may, đóng tàu, vận tải biển, xây lắp, xây dựng... Các giám đốc thông tin là những giám đốc sử dụng CNTT để chuyển đổi công nghệ sản xuất và rất thành công. Sức mạnh của CNTT ngày càng được nhận thức rõ và ứng dụng có hiệu quả hơn vào thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, từ công tác quản lý đến thiết kế mẫu mã, sản xuất sản phẩm, dịch vụ... Tuy ở một bộ phận cơ quan hành chính nhà nước, việc ứng dụng CNTT -TT chưa đạt hiệu quả như mong muốn, nhưng đứng trên góc độ xã hội, nhiều doanh nghiệp đã chứng tỏ đó là một phương tiện sản xuất mà nếu thiếu thì không thể nào hoạt động được. Vấn đề đặt ra ở đây là sự phát triển ứng dụng CNTT đã đồng đều và hiệu quả hay chưa?

Trong khuôn khổ của chuyên đề này, cuộc khảo sát lấy số liệu được thực hiện đối với 70 đơn vị, trong đó có 40 doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực CNTT & TT và 30 doanh nghiệp khác thuộc hầu hết các lĩnh vực và thành phần kinh tế hiện nay (có danh sách kèm theo). Sau quá trình khảo sát thực tế và tổng hợp số liệu, chúng ta có thể thấy được phần nào đó Thực trạng ứng dụng, phát triển CNTT trong các doanh nghiệp hiện nay. Đó là:

2. Thực trạng cơ sở hạ tầng, tình hình ứng dụng CNTT và Internet tại các doanh nghiệp.

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 31 cửa hàng dịch vụ; 22 chi nhánh, 10 đại lý của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; 62 công ty cổ phần; 110 doanh nghiệp nhà nước; 193 doanh nghiệp tư nhân; 18 lâm trường; 8 nhà máy; 220 Công ty TNHH, 18 xí nghiệp (theo trang thông tin điện tử Nghệ An: http://www.nghean.gov.vn). Trong số đó, có trên dưới 100 doanh nghiệp, đơn vị tư nhân và nhà nước tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực CNTT &TT.

Tổng hợp số liệu khảo sát điều tra, chúng ta có được những kết quả đáng quan tâm. Đó là:

Hiện nay, trong 70 doanh nghiệp khảo sát có 40 máy chủ, 1. 542 máy tính cá nhân, 20 máy xách tay, 635 máy in trên tổng số 3. 355 nhân viên. Như vậy, bình quân cứ 3 người được sử dụng một máy vi tính; Trung bình 1 doanh nghiệp có 21 máy tính, 9 máy in; Cứ 2 doanh nghiệp thì có 1 máy chủ. Đa phần các thiết bị máy móc đều được mua sắm mới trong năm 2004 và 2005. Tất cả số máy tính trên đều đang hoạt động tốt, được khai thác tốt đa và triệt để tại các doanh nghiệp

Về hệ thống mạng, có 83,2% doanh nghiệp có mạng máy tính, 16,8% doanh nghiệp chưa có mạng máy tính nhưng một nửa trong số đó đang tiến hành xây dựng kế hoạch lắp đặt hệ thống mạng cho đơn vị mình.

Biểu VI.1. Tỉ lệ doanh nghiệp có nối mạng máy tính

Về kết nối Internet, có tới 91% doanh nghiệp đã có kết nối Internet sử dụng các loại kết nối khác nhau. Và đặc biệt, đối với các doanh nghiệp CNTT & truyền thông thì có tới 98% doanh nghiệp có kết nối Internet. Điều này chứng tỏ vai trò ảnh hưởng mạnh mẽ của Internet đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nhận thức về ứng dụng Internet vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Những lợi ích mà CNTT và Internet mang lại cho doanh nghiệp.

Có 85,7% doanh nghiệp cho rằng CNTT & Internet làm tăng năng suất lao động, 57,5% cho rằng làm tăng chất lượng sản phẩm, 67,8% và 8,2% cho rằng nó mang lại khả năng cạnh tranh và mang lại những lợi ích khác.

Biểu VI.2. Doanh nghiệp đánh giá về các ích lợi do CNTT mang lại

Biểu VI.3. Doanh nghiệp đánh giá hiệu quả mà Internet mang lại

3. Tình hình thị trường phần mềm và mức độ ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp

Theo kết quả khảo sát, chỉ có 12% số doanh nghiệp đã áp dụng CNTT là có sử dụng các phần mềm trong việc quản lý hoạt động tác nghiệp, 88% vẫn chưa sử dụng. Trong số 12% đó, chỉ có 25% doanh nghiệp tỏ ra hài lòng về chương trình quản lý tác nghiệp mình đang sử dụng. Chương trình quan trọng nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trong các doanh nghiệp là phần mềm văn phòng như Word, Excel (100% doanh nghiệp có sử dụng) và phần mềm quản lý tài chính, kế toán (chiếm 85% số lượng các doanh nghiệp đã áp dụng CNTT). Các loại chương trình khác hỗ trợ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp vẫn chưa được áp dụng rộng rãi và có tỉ lệ dưới 50%, những chương trình mang tính đặc thù hơn như quản lý sản xuất, quản lý dự án có mức độ áp dụng còn thấp hơn nữa (quản lý sản xuất - 16%, quản lý dự án - 11%).

Biểu VI.4. Tỉ lệ các phần mềm quản lý doanh nghiệp được dùng

Qua khảo sát, nhìn chung phần mềm do các công ty trong nước phát triển đã đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về chính sách tài chính và kinh nghiệm, các chương trình này không đáp ứng tốt đối với các doanh nghiệp lớn có quy mô tổ chức phức tạp. Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp lớn rất đa dạng và có nhiều yếu tố đặc thù của từng lĩnh vực mà các chương trình phần mềm đóng gói không đáp ứng được. Chính vì thế mà các thành viên trong cùng một Tổng Công ty thường sử dụng các phần mềm khác nhau do nhiều nhà cung cấp. Điều này gây ra sự thiếu qui chuẩn, gây khó khăn trong việc tổng hợp trao đổi thông tin.

Đa số các chương trình hỗ trợ quản lý doanh nghiệp thiếu tính chuyên nghiệp. Phần lớn các chương trình chỉ chú trọng vào việc đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ, chưa chú trọng đến việc gia tăng các chức năng tiện ích, bảo mật, sao lưu dữ liệu… Các chương trình này cũng không được thiết kế theo một tiêu chuẩn nhất định, phần lớn được phát triển theo yêu cầu của doanh nghiệp và không được chú trọng đến khả năng có thể nâng cấp sau này.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy phần lớn doanh nghiệp chưa sử dụng các chương trình hỗ trợ quản lý sản xuất. Đa số các chương trình thường dùng chỉ là phần trợ giúp kế toán sản xuất, chưa phải là các chương trình hoàn chỉnh hỗ trợ quản lý hệ thống sản xuất. Số lượng doanh nghiệp sử dụng các phần mềm đặc thù trong hoạt động của mình chưa nhiều, chỉ có 17% các doanh nghiệp có sử dụng phần mềm dùng cho các công việc thiết kế, điều khiển máy móc thiết bị chuyên dụng…

Biểu VI.5.Tỉ lệ nhân viên sử dụng các chương trình tin học văn phòng cơ bản

Theo số liệu khảo sát, ngoài các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực CNTT &TT thì chỉ có 5% doanh nghiệp có nhân viên chuyên trách về CNTT. Việc ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp chủ yếu là sử dụng các phần mềm văn phòng, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật CNTT của cán bộ cao. Hơn nữa, ngân sách và chi phí trả lương cho nhân viên còn hạn chế nên không tuyển dụng nhân viên chuyên trách về CNTT mà giao phó việc bảo dưỡng, vận hành hệ thống cho các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị phần cứng máy tính.

4. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Công nghiệp CNTT và truyền thông

Trong thời gian vừa qua, tình hình kinh doanh trên thị trường CNTT và truyền thông đã trở nên rất sôi động. Điều đó được thể hiện qua số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực CNTT ngày một tăng và đến nay con số đó đã đạt trên dưới 100 doanh nghiệp.

Doanh thu của 18 doanh nghiệp lớn về Công nghệ thông tin, truyền thông 3 tháng đầu năm 2005 đạt 464.137.050 đồng và nộp ngân sách đạt 21.529.767 đồng.

Doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực CNTT là khá lớn. Những doanh nghiệp điển hình như Bưu điện tỉnh Nghệ An, Công ty điện tử tin học viễn thông Nghệ An, Công ty Thành Tâm, Hồng Hà luôn là những đơn vị dẫn đầu về doanh thu trên thị trường CNTT trong những năm vừa qua. Đặc biệt, Công ty viễn thông quân đội chi nhánh tại Nghệ An mặc dù thành lập trong một năm nay nhưng cũng là một đơn vị có doanh thu đáng kể. Những chính sách khuyến mại, chăm sóc khách hàng đã giúp cho doanh nghiệp này chiếm một lượng khách hàng đáng kể (hơn 1 triệu thuê bao trên cả nước chỉ sau một năm hoạt động). Điều đó chứng tỏ ngày nay người tiêu dùng đã rất quan tâm đến tiêu dùng các sản phẩm CNTT và truyền thông. Vấn đề quyết định ở đây là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có chiến lược kinh doanh, các dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khác hàng tốt thì doanh nghiệp đó sẽ có doanh số cao. Tuy nhiên cần phải nhận thấy một điều mà hiện nay các doanh nghiệp CNTT &TT trên địa bàn còn thiếu và yếu là khả năng quảng bá thương hiệu, các dịch vụ hậu mãi chăm sóc khách hàng và chính sách bảo hành. Hầu như chưa có một doanh nghiệp nào làm tốt điều này. Hậu quả là khách hàng thiếu thông tin về doanh nghiệp và mất lòng tin vào các doanh nghiệp. Một hạn chế nữa của các doanh nghiệp hiện nay là hầu hết các doanh nghiệp đều chỉ hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An chứ chưa có ý định quảng bá thương hiệu, mở rộng địa bàn kinh doanh ra các tỉnh khác. Đây là một điều hạn chế khiến các doanh nghiệp không thể tăng thêm nguồn thu khi thị trường trên địa bàn Nghệ An đóng băng và gặp khó khăn trong tiêu thụ. Một vấn đề quan trọng là thực tế hiện nay việc kinh doanh trong thị trường CNTT &TT gần như chưa được kiểm soát chặt chẽ khiến các doanh nghiệp còn lợi dụng những kẽ hở của cơ chế quản lý để kinh doanh bất hợp pháp, gây lũng đoạn thị trường. Chính vì lẽ đó nên có sự chưa thống nhất về giá cả, hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp này và dần mất uy tín trên thị trường.

5. Những khó khăn và kiến nghị của các doanh nghiệp trong việc phát triển ứng dụng CNTT

Thông qua tiếp xúc cụ thể với các doanh nghiệp, chúng ta rút ra được rất nhiều những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải cũng như nhận thấy được những kiến nghị đề xuất hết sức đúng đắn và hợp lý từ phía các doanh nghiệp.

Mặc dù nhà nước đã có rất nhiều nỗ lực và động thái tích cực trong vấn đề này nhưng phản hồi từ phía các doanh nghiệp lại hoàn toàn trái ngược. Đó là, tỉ lệ doanh nghiệp hài lòng với các chính sách hỗ trợ phát triển CNTT rất thấp, chỉ chiếm 9% số doanh nghiệp được khảo sát. Phần lớn các doanh nghiệp đánh giá Chính phủ chưa có chính sách gì cụ thể (chiếm 75%), 15% doanh nghiệp được hỏi cho rằng các chính sách hiện hành chưa tốt, chỉ có 1% số doanh nghiệp được khảo sát có ý kiến khác....

Đó là những số liệu rất đáng chú ý được nêu trong Báo cáo “Tình hình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp” do đại diện Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT trình bày tại Hội thảo quốc gia về CNTT -TT lần thứ II với cùng chủ đề, tổ chức tại thành phố Đà Nẵng trong 2 ngày 13 và 14/8. Điều đó cho thấy mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng các chính sách CNTT vẫn bộc lộ nhiều bất cập, chưa thực sự tạo ra một môi trường thuận lợi thúc đẩy ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản hơn, có điều gì đó “chưa ổn” trong những chính sách tạo môi trường ứng dụng CNTT hiện nay. Còn đối với các doanh nghiệp ở Nghệ An, phần lớn còn chưa có niềm tin vào sự hỗ trợ của nhà nước đối với đơn vị mình mà phần lớn là tự vận động hoặc chờ đợi sự hỗ trợ của tổng Công ty hoặc các đơn vị chủ quản cấp trên thuộc ngành dọc của mình.

Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến chính sách cho CNTT. Các chính sách tạo môi trường phát triển CNTT ra đời khá đều đặn với mật độ ban hành trung bình cao hơn rất nhiều ngành, lĩnh vực khác. Tuy nhiên, phần nhiều những chính sách đó hướng đến tạo môi trường cho phát triển Công nghiệp CNTT chứ chưa nhấn mạnh đến ứng dụng CNTT. Ngay cả chính sách thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Doanh nghiệp ứng dụng CNTT sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh sẽ không chỉ mang lại hiệu quả cho chính doanh nghiệp đó mà còn có hiệu ứng tích cực tới cả ngành Công nghiệp CNTT nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung. Chính vì thế, trong vấn đề này, vai trò định hướng và kích thích doanh nghiệp ứng dụng CNTT của các cơ quan Chính phủ là vô cùng quan trọng. Chẳng hạn như các cơ quan Thuế hay Hải quan đưa ra các chính sách khai báo thuế, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa qua mạng, khi đó chẳng cần hô hào, chẳng cần phải đợi đến câu chuyện cạnh tranh hay hội nhập, tự khắc doanh nghiệp sẽ phải ứng dụng CNTT và ứng dụng chắc chắn sẽ hiệu quả.

Như vậy, để thúc đẩy ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, trước hết các cơ quan quản lý chuyên ngành phải ứng dụng CNTT mạnh mẽ và hiệu quả, từ đó tạo môi trường kích thích doanh nghiệp ứng dụng CNTT. Chính quyền và doanh nghiệp cùng song hành ứng dụng CNTT cũng chính là “nút gỡ” cho bài toán ứng dụng CNTT nói chung.

Một vấn đề còn cản trở các doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT đó chính là sự hiểu biết về CNTT còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm triển khai một dự án xây dựng hệ thống CNTT cho đơn vị mình, còn thiếu và yếu về nhân lực cũng như vốn đầu tư mặc dù nhận thức rất rõ vai trò của CNTT đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC LĨNH VỰC

1. Ưu điểm

Trong quản lý hành chính, việc ứng dụng, phát triển CNTT tại các huyện, các Sở, ban, ngành đã có sự chuyển biến tích cực. Việc ứng dụng những thành tựu về CNTT đã đem lại cho các đơn vị những lợi ích thiết thực. Một số đã ứng dụng tốt và có hiệu quả như UBND huyện Anh Sơn, Sở Lao động TB &XH, Bảo hiểm Nghệ An, Điện lực Nghệ An, Sở Xây dựng, Kho bạc Nhà nước, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải... Các đơn vị đã rất cố gắng trong việc đào tạo bổ sung nhân lực CNTT phục vụ công tác, thích ứng với đòi hỏi của thực tiễn. Tuy nhiên cũng có nhiều đơn vị đầu tư CSHT khá tốt nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, nguyên nhân là do các đơn vị thường chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng Tin học vào hoạt động văn phòng như soạn thảo văn bản... Chưa khai thác tối đa cơ sở vật chất và hạ tầng CNTT của đơn vị mình.

Trong lĩnh vực giáo dục, việc ứng dụng Công nghệ thông tin được Đảng và nhà nước rất quan tâm và chú trọng. Vừa là ngành đào tạo ra đội ngũ nhân lực CNTT, vừa ứng dụng CNTT phục vụ công tác, ngành giáo dục đào tạo tỉnh Nghệ An thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể về CNTT. Hầu hết các trường phổ thông đã có hệ thống máy tính phục vụ, học sinh được học môn tin học. Tuy nhiên, tỷ lệ máy tính trên tổng số học sinh còn thấp. Việc dạy tin học chủ yếu ở các trường cấp 3, và một số trường trung học cơ sở. Ngoài ra, chỉ một tỷ lệ nhỏ học sinh tiểu học được học môn tin học với hình thức là môn học tự chọn. Đội ngũ giáo viên dạy tin học ở các trường phổ thông còn yếu và thiếu. ở các trường Đại học, Cao đẳng tuy là chuyên đào tạo về Công nghệ thông tin, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu trang thiết bị để giảng dạy và học tập.

Tình hình ứng dụng, phát triển CNTT tại các doanh nghiệp đã diễn ra khá sôi động và đạt hiệu quả cao. Việc ứng dụng những thành tựu về CNTT đã đem lại cho các doanh nghiệp những lợi ích thiết thực từ việc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả cạnh tranh đến tăng doanh thu nhờ giảm thiểu được số lao động và tăng hiệu quả trong xử lý công việc. Đặc biệt, các doanh nghiệp thuộc những ngành, lĩnh vực có sự cạnh tranh và yêu cầu hội nhập mạnh mẽ như Ngân hàng, Bảo hiểm, Xăng dầu, Hàng không, Bưu chính viễn thông... ứng dụng CNTT rất mạnh mẽ và hiệu quả. Một thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào tận dụng tốt hệ thống trang bị CNTT trong đơn vị mình và biết khai thác tốt thông tin trên Internet thì doanh nghiệp đó sẽ có doanh thu và kết quả kinh doanh khả quan hơn cả. Đây chính là điều mà rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thức rõ và có nhiều động thái tích cực.

2. Nhược điểm

Nhà nước đã có rất nhiều cố gắng, tích cực trong vấn đề ứng dụng và phát triển CNTT nhưng các chủ trương, chính sách CNTT vẫn bộc lộ nhiều bất cập, chưa thực sự tạo ra một môi trường thuận lợi thúc đẩy ứng dụng CNTT tại các đơn vị trên địa bàn. Trong thời gian vừa qua, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nghệ An rất quan tâm đến chính sách cho CNTT. Tuy nhiên, phần nhiều những chính sách đó hướng đến tạo môi trường cho phát triển Công nghiệp CNTT chứ chưa nhấn mạnh đến ứng dụng CNTT.

Ngay đối với việc triển khai đề án 112 của Chính phủ cũng bộc lộ nhiều bất cập, thiếu sự quyết tâm. Theo lộ trình hết năm 2005 sẽ triển khai và đi vào hoạt động mạng diện rộng (WAN) trên toàn tỉnh, nhưng cho đến nay, cũng đã 78,9% các huyện và 60,7% các Sở, ban, ngành triển khai kết nối mạng WAN và cài đặt các phần mềm dùng chung thuộc đề án 112 nhưng qua điều tra cho thấy phần lớn là đang hỏng và chưa sử dụng.

Một hạn chế trong việc ứng dụng và phát triển CNTT ở các huyện, các Sở, ban, ngành là sự hiểu biết về CNTT còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm triển khai một dự án xây dựng hệ thống CNTT cho đơn vị mình, còn thiếu và yếu về nhân lực cũng như vốn đầu tư mặc dù nhận thức rất rõ vai trò của CNTT; Việc đầu tư các dự án về CNTT còn chưa đến nơi đến chốn và manh mún.

Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường vẫn còn rời rạc. Máy tính phục vụ công tác quản lý chỉ ở một số nội dung như: Quản lý điểm, xếp thời khoá biểu, Quản lý các văn bản đi, đến, và làm một số công tác khác như kế toán, …Việc sử dụng CNTT làm công cụ để phục vụ giảng dạy các môn học khác còn rất ít, các phần mềm ứng dụng CNTT chưa được chú trọng. CNTT chưa thực sự được ứng dụng mạnh mẽ và đồng bộ trong toàn bộ hệ thống giáo dục.

ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Một mặt thiếu cơ sở vật chất ứng dụng CNTT, thiếu phần mềm, chương trình ứng dụng CNTT, mặt khác thiếu đội ngũ nhân lực về CNTT.

Việc ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế: Nhận thức chưa đầy đủ của lãnh đạo doanh nghiệp về vai trò động lực của CNTT -TT; Việc chuẩn bị đầu tư và đầu tư từ khâu quy hoạch, tài chính, nhân lực đến đánh giá đầu tư sau ứng dụng CNTT -TT... vào các hoạt động của doanh nghiệp còn chưa đến nơi đến chốn, manh mún; Đầu tư trung bình cho CNTT hàng năm từ các doanh nghiệp còn thấp, cỡ chỉ bằng 0,1% doanh số; nặng về phần cứng, thiếu các hệ thống thông tin cần thiết cho quản lý và hiện đại hoá sản xuất; Còn thiếu các cơ chế chính sách đồng bộ của Nhà nước và của các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật, Công nghệ và sản phẩm CNTT -TT phục vụ doanh nghiệp.

Phần III

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

 “Bưu chính, Viễn thông Việt Nam trong mối liên kết với tin học, truyền thông tạo thành cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, phải là một ngành mũi nhọn, phát triển mạnh hơn nữa, cập nhật thường xuyên Công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Phát triển đi đối với quản lý và khai thác có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện ứng dụng và thúc đẩy phát triển Công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và nâng cao dân trí”, quan điểm phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin được thể hiện rõ trong Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 khẳng định vai trò to lớn của Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin đối với sự phát triển của quốc gia.

Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Nghệ An trong những năm qua phát triển tương đối mạnh mẽ. Mạng lưới Bưu chính, Viễn thông đã được phủ rộng khắp toàn tỉnh, khả năng và chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao, đời sống nhân dân được tăng lên đáng kể. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin được triển khai mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, thúc đẩy các ngành phát triển. Nhu cầu Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin sẽ không ngừng tăng lên trong những năm tiếp theo. Muốn đáp ứng được nhu cầu, trong tương lai mạng lưới hạ tầng và dịch vụ Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin phải không ngừng được mở rộng và từng bước hiện đại.

Để thúc đẩy sự phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin của đất nước, trước hết Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh nhà phải phát triển mạnh. Để phát triển đúng hướng, phù hợp với chiến lược phát triển đề ra, đề án:

“Khảo sát, đánh giá Thực trạng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Nghệ An đến hết năm 2005” sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng “Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020”, “Quy hoạch ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Nghệ An đến năm 2020” và là cơ sở quan trọng để triển khai công tác quản lý Nhà nước về BCVT và CNTT ngày càng hiệu quả.

So sánh với mục tiêu Đại hội Đảng bộ Tỉnh Khoá XV nêu ra thì hầu hết các chỉ tiêu phát triển về Bưu chính, Phát hành báo chí, Viễn thông và Internet đều đạt và vượt mức kế hoạch; việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành đã được khởi sắc.

Tuy nhiên, so với mức bình quân chung cả nước thì mật độ thuê bao điện thoại của tỉnh vẫn còn ở mức thấp thua mức trung bình cả nước; mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế... Chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.

II. KIẾN NGHỊ VỚI BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

- Tập trung đầu tư cho Nghệ An các dự án Bưu chính, Viễn thông công ích để phát triển đồng đều Bưu chính, Viễn thông giữa các vùng trong toàn tỉnh;

- Tăng cường ban hành các văn bản hướng dẫn các Sở Bưu chính, Viễn thông quản lý nhà nước trên địa bàn./.

 

PHỤ LỤC I - BẢNG 1

TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG NĂM 2005

TT

CHỈ TIÊU

Đơn vị

Nghệ An

Cả nước

So sánh

Bưu chínhB

1

Bán kính phục vụ bình quân

Km

2,62

2,49

0,13

105,2

2

Số dân phục vụ bình quân

người

3.992

4.806

-814

83,1

3

Số điểm BĐ - VHX kết nối Internet/tổng số điểm

%

57/377 (15,1%)

2.397/7.534 (31,8%)

-16,7

47,5

4

Tỷ lệ xã có báo đến trong ngày/tổng số xã

%

92

90,9

1,1

101,2

5

Sản lượng PHBC/người dân

tờ, cuốn/người/năm

4,42

4,38

0,04

100,9

6

Tỷ lệ Bưu cục có mở dịch vụ chuyển tiền nhanh

%

24,2

58,4

-34,2

41,4

7

Tỷ lệ Bưu cục có mở dịch vụ tiết kiệm Bưu điện

%

16,7

27,3

-10,6

61,2

Viễn thông

8

Mật độ điện thoại /100 dân

T.bao/ 100 dân

11,2

19,1

-7,9

58,6

9

Tỷ lệ xã có điện thoại

%

100

100

0

100

 

PHỤ LỤC I - BẢNG 2

MẠNG LƯỚI BƯU CỤC, ĐẠI LÝ QUA CÁC NĂM

TT

Năm

Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

1

Bưu cục cấp I

1

1

1

1

1

2

Bưu cục cấp II

18

18

18

18

18

3

Bưu cục cấp III

110

110

110

102

101

4

Kiốt, đại lý

220

232

255

260

266

5

Điểm Bưu điện văn hoá xã

317

347

355

364

377

 

Tổng số điểm phục vụ

666

708

739

745

763

 

PHỤ LỤC I - BẢNG 3

DOANH THU, CHI PHÍ BƯU CHÍNH QUA CÁC NĂM

TT

Chỉ tiêu

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

1

Tổng doanh thu phát sinh (triệu đ)

12.972

15.370

18.295

20.307

2

Tổng doanh thu sau phân chia (triệu đ)

12.972

16.170

18.907

20.794

3

Tổng chi phí (triệu đ)

39.872

46.832

51.949

65.201

4

Tổng doanh thu sau phân chia - tổng chi phí (triệu đ)

-26.900

-30.662

-33.042

-44.407

5

Tổng doanh thu sau phân chia so với cùng kỳ năm trước (%)

23,17

18,49

19,03

11,00

6

Tổng chi phí so với cùng kỳ năm trước (%)

 

17,46

10,93

25,51

 

PHỤ LỤC I - BẢNG 4

CÁC CHỈ TIÊU PHỤC VỤ BƯU CHÍNH NĂM 2005

TT

Huyện

Tổng số điểm

B.k phục vụ bình quân (Km)

Số dân phục vụ bình quân (Người)

1

TP Vinh

103

0,44

2.338

2

TX Cửa Lò

46

0,44

1.081

3

Diễn Châu

66

1,21

4.439

4

Yên Thành

47

1,92

5.785

5

Quỳnh Lưu

91

0,46

4.048

6

Nghi Lộc

38

1,78

5.817

7

Hưng Nguyên

26

1,42

4.702

8

Nam Đàn

29

1,80

5.455

9

Đô Lương

65

1,32

3.020

10

Thanh Chương

61

2,43

3.858

11

Anh Sơn

37

2,27

3.020

12

Nghĩa Đàn

44

2,31

4.384

13

Tân Kỳ

25

3,04

5.495

14

Quỳ Châu

20

4,13

2.671

15

Quỳ Hợp

19

3,97

6.424

16

Quế Phong

10

7,77

6.149

17

Con Cuông

14

6,30

4.863

18

Tương Dương

9

9,96

8.491

19

Kỳ Sơn

13

7,16

5.069

Tổng

763

2,62

3.992

 

PHỤ LỤC I - BẢNG 5

TỔNG SỐ THUÊ BAO VÀ MẬT ĐỘ ĐTCĐ TẠI 19 HUYỆN, THÀNH, THỊ NĂM 2005

TT

Huyện, thành phố, thị xã

Số thuê bao

Dân số

Mật độ thuê bao

1

Thành phố Vinh

69.155

239.108

28,92

2

Thị xã Cửa Lò

7.243

49.463

14,64

3

Huyện Hưng Nguyên

6.425

121.957

5,27

4

Huyện Nam Đàn

6.257

158.498

3,95

5

Huyện Thanh Chương

6.918

234.406

2,95

6

Huyện Đô Lương

9.406

196.063

4,8

7

Huyện Anh Sơn

4.596

111.522

4,12

8

Huyện Con Cuông

2.465

67.601

3,65

9

Huyện Tương Dương

1.897

76.461

2,48

10

Huyện Kỳ Sơn

1.233

68.500

1,86

11

Huyện Tân Kỳ

4.947

136.272

3,63

12

Huyện Nghi Lộc

8.981

219.715

4,09

13

Huyện Diễn Châu

12.169

291.639

4,17

14

Huyện Quỳnh Lưu

16.605

365.297

4,55

15

Huyện Yên Thành

6.839

270.723

2,53

16

Huyện Nghĩa Đàn

10.005

191.990

5,21

17

Huyện Quỳ Hợp

4.729

121.804

3,88

18

Huyện Quỳ Châu

1.597

53.058

3,01

19

Huyện Quế Phong

1.229

59.704

2,09

Tổng

182.154

3.030.946

6,01

 

PHỤ LỤC I - BẢNG 6

PHÁT TRIỂN THUÊ BAO INTERNET TẠI 19 HUYỆN, THÀNH, THỊ QUA CÁC NĂM

TT

Huyện, TP, TX

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Loại

1

Thành phố Vinh

 

 

 

39

314

374

ADSL

44

57

103

143

77

63

Dial-up

2

Thị xã Cửa Lò

 

 

 

 

33

24

ADSL

3

3

3

6

3

2

Dial-up

3

Huyện Hưng Nguyên

 

 

 

 

 

9

ADSL

 

 

1

4

1

 

Dial-up

4

Huyện Nam Đàn

 

 

 

 

 

12

ADSL

 

 

2

5

4

11

Dial-up

5

Huyện Thanh Chương

 

 

 

 

 

14

ADSL

 

 

 

 

 

 

Dial-up

6

Huyện Đô Lương

 

 

 

 

19

2

ADSL

1

1

6

7

 

4

Dial-up

7

Huyện Anh Sơn

 

 

 

 

4

15

ADSL

 

 

2

12

7

 

Dial-up

8

Huyện Con Cuông

 

 

 

 

 

 

ADSL

 

 

1

4

1

2

Dial-up

9

Huyện Tương Dương

 

 

 

 

 

5

ADSL

 

 

 

 

 

 

Dial-up

10

Huyện Kỳ Sơn

 

 

 

 

 

 

ADSL

 

 

1

2

1

 

Dial-up

11

Huyện Tân Kỳ

 

 

 

 

 

 

ADSL

 

 

 

 

 

 

Dial-up

12

Huyện Nghi Lộc

 

 

 

13

14

 

ADSL

 

 

1

8

 

5

Dial-up

13

Huyện Diễn Châu

 

 

 

 

14

7

ADSL

1

 

2

10

5

4

Dial-up

14

Huyện Quỳnh Lưu

 

 

 

 

43

10

ADSL

 

 

 

 

 

 

Dial-up

15

Huyện Yên Thành

 

 

 

 

 

15

ADSL

 

 

 

 

 

 

Dial-up

16

Huyện Nghĩa Đàn

 

 

 

 

27

9

ADSL

3

2

1

8

 

 

Dial-up

17

Huyện Quỳ Hợp

 

 

 

 

 

 

ADSL

 

 

 

 

 

 

Dial-up

18

Huyện Quỳ Châu

 

 

 

 

 

 

ADSL

 

 

 

 

 

 

Dial-up

19

Huyện Quế Phong

 

 

 

 

 

 

ADSL

 

 

 

 

 

 

Dial-up

Tổng cộng

52

63

123

261

567

587

1.653

Tổng ADSL

0

0

0

52

468

496

1.016

Tổng dial up

52

63

123

209

99

91

637

 

PHỤ LỤC I - BẢNG 7

TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET
(Thời điểm điều tra: Tháng 11/2005)

Chỉ tiêu

Tỷ lệ

Tỷ lệ cơ sở có chứng nhận đăng ký kinh doanh /tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet

537/755 (71,1%)

Tỷ lệ cơ sở ký hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ /tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet

683/755 (90,5%)

Tỷ lệ cơ sở kinh doanh sử dụng đường truyền ADSL

73,5%

Tỷ lệ cơ sở có kinh doanh đáp ứng điều kiện về diện tích sử dụng cho mỗi máy tính là 1m2

86%

Tỷ lệ cơ sở kinh doanh có bảng niêm yết giờ mở cửa, đóng cửa; giá truy cập dịch vụ

70%

Tỷ lệ cơ sở kinh doanh đã trang bị thiết bị PCCC

30%

Tỷ lệ cơ sở có bảng nội quy sử dụng Internet

82%

Tỷ lệ cơ sở ký hợp đồng lao động với người hướng dẫn tại phòng máy

8,6%

Tỷ lệ cơ sở có cài phần mềm chống các trang Web xấu

80%

Tỷ lệ cơ sở kinh doanh có sổ đăng ký sử dụng dịch vụ, thống kê đầy đủ chi tiết thông tin về khách hàng

0%

Tỷ lệ cơ sở cài đặt phần mềm quản lý đại lý lưu trữ thông tin về người sử dụng trong thời gian 30 ngày

20%

Tỷ lệ cơ sở đã tham gia lớp tập huấn do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tổ chức

40%

Đánh giá về chất lượng đường truyền Internet

- Rất tốt

11%

- Tốt

33%

- Trung bình

48%

- Không đáp ứng yêu cầu

8%

Đánh giá về khả năng khắc phục sự cố

- Kịp thời, hiệu quả

34%

- Bình thường

43%

- Không đáp ứng yêu cầu

23%

Đánh giá về lợi ích Internet mang lại

- Học tập, nâng cao trình độ

18%

- Nâng cao hiểu biết về xã hội

22%

- ứng dụng trong cuộc sống

26%

- Lợi ích về kinh tế

14%

- Lợi ích khác

20%

 

PHỤ LỤC II - BẢNG 1

TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CQ QLNN
(Thời điểm điều tra: Tháng 11/2005)

Đối tượng

Chỉ tiêu

CQ QLNN cấp huyện

Sở, ban, ngành

Cơ sở hạ tầng

Số máy tính trung bình

36,7

30,8

Máy tính/cán bộ

44,3%

61%

Đơn vị kết nối mạng LAN/tổng số đơn vị

47,3%

82,1%

Đơn vị kết nối mạng WAN/tổng số đơn vị

78,9%

60,7%

Đơn vị kết nối mạng Internet/tổng số đơn vị

73,6%

82,1%

- % kết nối ADSL

5,3%

87,2%

- % kết nối Dialup

94,7%

12,8%

Nguồn nhân lực

Tỷ lệ cán bộ liên quan đến CNTT /tổng số cán bộ

1,3%

10,7%

Tỷ lệ cán bộ được đào tạo bổ sung về CNTT

51,4%

72,0%

Ứng dụng CNTT

 

 

Tỷ lệ đơn vị có website

15,7%

10,7%

Tỷ lệ đơn vị có Email riêng

10,5%

42,9%

Tỷ lệ đơn vị có Trung tâm CNTT

0%

32,1%

Tỷ lệ đơn vị có bộ phận phụ trách, kiêm nhiệm về CNTT

26,3%

0%

Tỷ lệ đơn vị ứng dụng phần mềm trong mạng LAN

10,5%

50%

ứng dụng phần mềm trong mạng WAN (QL công văn, Thư điện tử, TH kinh tế - xã hội, QL. điều hành tác nghiệp)

- Tỷ lệ đơn vị ứng dụng 4/4 phần mềm

20%

17,6%

- Tỷ lệ đơn vị ứng dụng 1-3/4 phần mềm

80%

76,5%

 

PHỤ LỤC II - BẢNG 2

TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIÁO DỤC
(Thời điểm điều tra: Tháng 11/2005)

TT

CHỈ TIÊU

Phổ thông trung học

Trung học cơ sở

Tiểu học

1

Tỷ lệ giáo viên biết máy tính

37,06%

26,72%

33,33%

2

Tỷ lệ giáo viên biết sử dụng Internet

19,28%

9,65%

5,61%

3

Tỷ lệ giáo viên sử dụng máy tính để giảng dạy

2,59%

9,27%

0,35%

4

Tỷ lệ máy tính/học sinh

0,0083

0,015

0,004

5

Tỷ lệ máy tính/lớp học

0,39

0,57

0,122

6

Tỷ lệ máy tính /tổng số giáo viên

0,20

0,28

0,07

7

Tỷ lệ máy tính/giáo viên dạy tin học

13

13,8

10

8

Tỷ lệ trường có phòng máy vi tính

73,33%

60%

22,22%

9

Tỷ lệ trường có kết nối mạng LAN

6,6%

 

 

10

Tỷ lệ trường có kết nối mạng Internet

66,66%

33,33%

 

11

Tỷ lệ trường có dạy tin học

56,25%

46,67%

22,22%

12

Tỷ lệ học sinh được học tin học

58,09%

38,77%

28,79%

13

Mục đích ứng dụng CNTT

Quản lý học sinh, thư viện, điểm

63,16%

42,86%

55,55%

Tìm kiếm thông tin

15,79%

9,52%

 

Mục đích khác: kế toán, soạn thảo văn bản

26,32%

14,29%

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 27/2007/QĐ-UBND ngày 23/03/2007 phê duyệt đề án khảo sát, đánh giá hiện trạng Bưu chính - Viễn thông và công nghệ thông tin đến hết năm 2005 do tỉnh Nghệ An ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.954

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.200.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!