Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2540/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang Người ký: Nguyễn Văn Phòng
Ngày ban hành: 22/07/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2540/QĐ-UBND

Mỹ Tho, ngày 22 tháng 7 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Xét Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 do Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông - Bộ Thông tin và Truyền thông lập đính kèm theo Tờ trình số 13/TTr-STTTT ngày 16/6/2009 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt báo cáo trên;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Đối với lĩnh vực bưu chính

Phát triển bưu chính theo hướng tin học hóa, đa dạng hóa loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ; phổ cập đa dịch vụ đến các bưu cục, đại lý, điểm bưu điện văn hoá xã, mở rộng mạng lưới để đưa dịch vụ đến gần hơn với khách hàng, kết hợp các dịch vụ công ích với các dịch vụ thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; phát huy mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ bưu chính và chuyển phát; phát triển bưu chính đi đôi với việc bảo đảm an ninh - quốc phòng, an toàn mạng lưới thông tin và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển một cách bền vững.

b) Đối với lĩnh vực viễn thông

Phát triển viễn thông đồng bộ với phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh; phát triển viễn thông và internet trong xu thế hội tụ với công nghệ thông tin và truyền thông; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại, độ phủ rộng khắp với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử và các lĩnh vực khác; chú trọng đầu tư phát triển viễn thông khu vực nông thôn, khu vực khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các vùng trên địa bàn tỉnh; phổ cập các dịch vụ viễn thông cơ bản và internet, ưu tiên phát triển nhanh các dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng giá trị đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển kinh tế; phát huy mọi nguồn nội lực để mở rộng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông; phát triển đi đôi với đảm bảo an ninh - quốc phòng, an toàn thông tin và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

2. Mục tiêu phát triển

a) Đối với lĩnh vực bưu chính

- Hoàn thành việc phát triển mạng lưới: đưa điểm cung cấp dịch vụ bưu chính đến tất cả các xã, ấp, các khu phố, các khu công nghiệp, điểm du lịch, khu dân cư, khu chung cư; giảm bán kính phục vụ bình quân xuống dưới 1,7km/điểm phục vụ, số dân phục vụ bình quân xuống dưới 6.500 người/điểm phục vụ.

- Phát triển các dịch vụ bưu chính mới như: dịch vụ trả lương hưu, dịch vụ thanh toán, dịch vụ nhờ thu, phát cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (thu tiền bảo hiểm nhân thọ, thu tiền điện, điện thoại, nước…), các dịch vụ đại lý cho viễn thông (phát hóa đơn, thu cước, tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ).

- Phát triển các dịch vụ bưu chính điện tử (E-Post), Datapost, thư trực tiếp (Direct Mail), tài chính bưu chính, bán hàng qua mạng, kinh doanh mặt hàng phong bì (thiết kế, in ấn các kích cỡ phong bì theo yêu cầu của khách hàng)...

- Phát triển thêm các loại hình kinh doanh khác ngoài bưu chính như: kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, kinh doanh siêu thị (PostMart), mua bán sách, văn hóa phẩm, văn phòng phẩm, ẩn phẩm quảng cáo, sách, báo, tạp chí ...

- Duy trì tốc độ tăng doanh thu hàng năm từ 18 - 30%.

- Đến năm 2010: đưa dịch vụ tiết kiệm bưu điện, chuyển tiền xuống đến tất cả các điểm bưu điện văn hóa xã.

- Đến năm 2020: 100% các khu phố, các ấp có điểm phục vụ, cung cấp các dịch vụ thiết yếu về bưu chính, viễn thông.

b) Đối với lĩnh vực viễn thông

- Phát triển lên công nghệ NGN; phát triển, nâng cấp mạng thông tin di động lên công nghệ 3G.

- Xây dựng hạ tầng viễn thông làm nền tảng cho việc ứng dụng công thông tin trong cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh; xây dựng hạ tầng thông tin phục vụ vùng ven biển, phục vụ tốt công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, an ninh quốc phòng.

- Ngầm hóa toàn bộ mạng cáp (tính đến hệ thống tủ cáp) khu vực thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và các trung tâm huyện trong giai đoạn 2009-2015; toàn bộ 100% xã có cáp quang đến trung tâm trong giai đoạn 2010-2015; cáp quang hóa đến cụm thuê bao trong giai đoạn 2016-2020.

- Đến năm 2015 mật độ thuê bao điện thoại cố định đạt 26 máy/100 dân; thuê bao di động đạt 69 thuê bao/100 dân; thuê bao Intrenet đạt 13 thuê bao/100 dân.

- Đến năm 2020 mật độ thuê bao điện thoại cố định đạt 35 máy/100 dân; thuê bao di động đạt 79 thuê bao/100 dân; thuê bao Intrenet đạt 20 thuê bao/100 dân.

3. Phương án phát triển

a) Đối với lĩnh vực bưu chính

- Về mạng bưu chính

+ Mạng bưu cục, điểm phục vụ: Mạng lưới bưu cục tiếp tục được tổ chức theo 3 cấp như hiện tại; phát triển thêm các điểm phục vụ dưới hình thức đại lý đa dịch vụ và kiốt; đối với những bưu cục cấp 3 hoạt động không hiệu quả sẽ chuyển đổi sang hình thức đại lý và kiốt. Quy hoạch phát triển thêm 109 điểm đại lý đa dịch vụ; đến năm 2020, toàn tỉnh có tổng số 315 điểm phục vụ bưu chính, số dân phục vụ bình quân 6.389 người/điểm phục vụ, bán kính phục vụ bình quân 1,58 km/điểm phục vụ.

+ Mạng vận chuyển bưu chính: Tăng tần suất các tuyến đường thư có sản lượng lớn từ 2 chuyến/ngày lên thành 3 chuyến/ngày; đồng thời tăng cường thêm phương tiện vận chuyển cho các tuyến đường thư này, nhằm nâng cao tính chủ động, tạo điều kiện rút ngắn thời gian chuyển phát thư tới các huyện vùng xa. Nâng cao chất lượng việc chuyển phát thư trong nội huyện bằng cách kết hợp với trung tâm chia chọn tự động chia chọn đến cấp xã trong từng huyện; bổ sung thêm phương tiện vận chuyển cho các huyện (7 ôtô, trung bình mỗi huyện một chiếc) nhằm đảm bảo cho việc vận chuyển thư cấp III được nhanh chóng.

+ Mạng chuyển phát: Khuyến khích, xã hội hoá lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chuyển phát và chuyển phát thư theo hướng cạnh tranh, khuyến khích đầu tư phát triển mạng lưới chuyển phát chất lượng cao đảm bảo chỉ tiêu "Nhanh chóng, An toàn, Tiện lợi". Định hướng các điều kiện cho phép các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trong địa bàn tỉnh hoạt động một cách hợp pháp.

- Về dịch vụ bưu chính: Phát triển dịch vụ theo hướng đa dạng hóa, cung cấp tất cả các dịch vụ bưu chính đến các điểm phục vụ, chú trọng tới phát triển các dịch vụ mới, dịch vụ tài chính và các dịch vụ ứng dụng trên nền công nghệ thông tin.

- Về phát triển nguồn nhân lực: Trên cơ sở nguồn lực sẵn có tiến hành đào tạo, đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu phát triển; đến năm 2020, tổng số lao động bưu chính khoảng 700 lao động (trong đó, trình độ đại học và trên đại học chiếm 25%, trình độ cao đẳng chiếm 25%, lao động phổ thông, công nhân và trung cấp chiếm 50%). Đào tạo nguồn nhân lực tại 100% các điểm bưu điện văn hóa xã, trong đó chủ yếu tập trung đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là các dịch vụ mới và đào tạo nâng cao kỹ năng sử dụng thành thạo Internet để phục vụ việc phổ cập.

- Về nhu cầu sử dụng quỹ đất: Chủ yếu phục vụ phát triển mạng điểm phục vụ; các đại lý bưu điện và hệ thống cửa hàng giao dịch sẽ tự chịu trách nhiệm (thuê, mua...). Đến năm 2020, mở rộng diện tích khoảng 80% điểm bưu điện văn hóa xã đã được xây dựng với diện tích 1.500m2 để phổ cập dịch vụ Internet, phòng đọc sách báo cho người dân.

b) Đối với lĩnh vực viễn thông

- Mạng chuyển mạch

+ Giai đoạn 2009-2010: giữ nguyên các thuê bao cũ, phát triển thuê bao mới theo mạng NGN; không phát triển hệ thống các tổng đài chuyển mạch cũ, bước đầu triển khai các dịch vụ mới chủ yếu là các dịch vụ Internet băng rộng và các dịch vụ ứng dụng của hệ thống Call Center; tiến hành lắp đặt mới các thiết bị Media Gateway, tối ưu dung lượng tại các điểm chuyển mạch cũ; tổng dung lượng lắp đặt đến năm 2010 đạt 277.079 lines.

+ Giai đoạn 2011-2015: Lắp đặt tại trung tâm thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công tổng đài chuyển mạch đa dịch vụ Multiservice Switch; lắp đặt các thiết bị chuyển mạch đa dịch vụ Multiservice Acess tại các khu vực trên địa bàn tỉnh.

+ Giai đoạn 2016-2020: Xây dựng mạng chuyển mạch đa dịch vụ tốc độ cao, các thiết bị chuyển mạch đa dịch vụ (Multi-service Switch) với công nghệ chuyển mạch theo các giao thức IP để thay thế mạng chuyển mạch kênh truyền thống, sau khi hình thành mạng lõi NGN sẽ triển khai hệ thống chuyển mạch NGN, năm 2016 sẽ xây dựng trung tâm chuyển mạch NGN và những năm sau sẽ tiếp tục mở rộng cho phù hợp với nhu cầu; tiến hành nâng cấp các thiết bị chuyển mạch đa dịch vụ, thay thế toàn bộ các tổng đài chuyển mạch theo công nghệ cũ bằng các điểm chuyển mạch đa dịch vụ.

+ Mạng truyền dẫn: Thực hiện cáp quang hoá toàn tỉnh, phát triển cáp quang đến tất cả các trạm viễn thông, trạm truy nhập, các tuyến cáp quang nội tỉnh đến các trạm viễn thông quy hoạch dung lượng 622Mbps, vòng Ring chính nội tỉnh quy hoạch dung lượng trên 2,5 Gbps.

+ Giai đoạn 2009-2010: Xây dựng tuyến cáp quang dọc theo đường tỉnh lộ 864 từ xã Tam Bình, huyện Cai Lậy tới thị trấn Cái Bè; cáp quang hóa đến toàn bộ các tổng đài nằm trên khu vực này với chiều dài 15km; xây dựng tuyến cáp quang dọc theo đường Quốc lộ 50 từ trung tâm thị xã Gò Công tới xã Tân Trung, huyện Gò Công Đông, cáp quang hóa đến toàn bộ các tổng đài nằm trên khu vực này với chiều dài 10km; xây dựng tuyến cáp quang dọc theo đường tỉnh lộ 868 từ thị trấn Cai Lậy tới xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy với chiều dài 12km; xây dựng tuyến cáp quang dọc theo Quốc lộ 1 và Quốc lộ 30 từ xã An Hữu tới xã Tân Thanh, huyện Cái Bè với chiều dài 8km; xây dựng các tuyến cáp quang trong nội thành thành phố Mỹ Tho và trong nội thành thị xã Gò Công, cáp quang đến các khu trung tâm kinh tế, trung tâm thương mại với chiều dài 35km.

+ Giai đoạn 2011-2015: Xây dựng mạng cáp quang đến trung tâm xã (với những xã có địa hình khó khăn sẽ kéo cáp quang đến trung tâm của cụm xã); xây dựng mạng chuyên dùng trên địa bàn tỉnh.

Đối với các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu tập trung dân cư xây dựng mới: phải đảm bảo hạ tầng mạng viễn thông được triển khai trước khi đưa vào sử dụng.

- Mạng ngoại vi:

+ Thực hiện ngầm hoá đến khu vực dân cư, cụm dân cư, khu công nghiệp. Phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiện đại hoá. Tiến độ xây dựng tuyến cống bể theo dự án nâng cấp và xây dựng mới đường đô thị.

+ Đẩy nhanh quá trình ngầm hóa cáp treo hiện có, rút ngắn khoảng cách cáp phục vụ (cáp chính và dây cáp), đảm bảo chất lượng cáp phục vụ việc cung cấp dịch vụ băng rộng và mỹ quan đô thị.

+ Đối với các tuyến đường cải tạo và xây mới, các khu chung cư, khu đô thị mới, khu du lịch, tuyến cáp quang quy hoạch mới … ngầm hóa toàn bộ mạng ngoại vi, gồm các tuyến đường, khu vực sau: đường cao tốc Trung Lương – TP. Hồ Chí Minh, Quốc lộ 50, đường đô thị thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, Đường tỉnh 862, Đường tỉnh 863, Đường tỉnh 864, Đường tỉnh 865… Quá trình ngầm hóa mạng ngoại vi đồng bộ với quá trình xây dựng, nâng cấp các tuyến đường, các khu đô thị, khu công nghiệp.

+ Khi có nhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu xây dựng tuyến cáp ngoại vi bắt buộc phải sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Không cho phép có nhiều tuyến cáp chôn trên một tuyến đường. Các doanh nghiệp phải cùng đầu tư và sử dụng chung bể, hộp kỹ thuật, số lượng ống dẫn cáp tuỳ thuộc nhu cầu từng doanh nghiệp và sử dụng riêng.

+ Ngầm hóa từ 10-15% hạ tầng mạng ngoại vi trên toàn tỉnh (tính đến hệ thống tủ cáp và cụm thuê bao) trong giai đoạn 2009-2011; ngầm hóa từ 35-45% giai đoạn 2012-2015; ngầm hóa từ 85-90% (tính đến tủ cáp và thuê bao, cụm thuê bao trên diện rộng) trong giai đoạn 2016-2020.

- Mạng Internet và VoIP: Triển khai lắp đặt thiết bị truy nhập DSLAM tại khu vực các xã trên địa bàn các huyện, thị (huyện Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước, Tân Phú Đông…); cung cấp dịch vụ internet băng rộng tới mọi người dân trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2009-2012; sau năm 2012, khi xây dựng xong hạ tầng mạng truy nhập NGN, dịch vụ internet được cung cấp rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh thông qua các nút mạng NGN.

- Mạng di động

+ Giai đoạn 2009-2011: Mở rộng vùng phủ sóng trên địa bàn toàn tỉnh, tăng dung lượng và chất lượng phủ sóng tại khu vực thành phố, thị xã, trung tâm huyện, các điểm du lịch, khu công nghiệp, nâng cấp mạng lưới lên công nghệ 3G ....

+ Giai đoạn 2012-2015: Nâng cao chất lượng phục vụ, hoàn thiện nâng cấp mạng lưới lên công nghệ 3G, cung cấp các dịch vụ mới, phát triển dịch vụ truy nhập không dây …

+ Giai đoạn 2016-2020: Thông tin di động ứng dụng công nghệ truy nhập vô tuyến băng rộng (Wimax…), tích hợp với mạng lõi NGN…

+ Quy hoạch hệ thống các trụ anten (trạm thu phát sóng) theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tiết kiệm, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và đảm bảo mỹ quan đô thị. Đối với các vị trí trạm thu phát sóng quy hoạch mới trong khu vực trung tâm thành phố, thị xã, khu công nghiệp, khu đô thị mới… quy định khoảng cách tối thiểu giữa hai cột trạm phát sóng yêu cầu đạt 500m (trong phạm vi bán kính 500m bắt buộc các doanh nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng), tại khu vực nông thôn quy định khoảng cách từ 1.000-1.500m.

+ Giai đoạn 2009-2011: Quy hoạch 200 vị trí trạm thu phát sóng trên địa bàn toàn tỉnh; giai đoạn 2012-2015: Quy hoạch 130 vị trí trạm thu phát sóng trên địa bàn toàn tỉnh.

- Dịch vụ viễn thông

+ Các dịch vụ trên mạng cố định: Mở rộng lĩnh vực tư vấn, giải đáp thông tin, trong đó chú trọng đến các lĩnh vực: thông tin xã hội, thị trường, tư vấn giáo dục, kỹ thuật nông - ngư nghiệp… Các dịch vụ chuyển mạng giữ số (number portability) và dịch vụ phân tách mạch vòng nội hạt (local loop unbundling) để mở rộng sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng; dịch vụ giải trí (1900), thương mại (1800); phối hợp với ngân hàng mở dịch vụ thanh toán qua điện thoại.

+ Các dịch vụ trên mạng di động: Tra cứu thông tin trực tuyến bản đồ, thông tin kinh tế - xã hội, đào tạo; thanh toán, mua bán trực tuyến, đăng ký, đặt chỗ; giải trí online, game, xem phim, nghe nhạc, thảo luận nhóm; roaming các mạng di động cùng công nghệ; truyền dữ liệu, truy nhập Internet; các dịch vụ công ích: cảnh báo thiên tai, phòng chống dịch bệnh …

+ Các dịch vụ Internet: IPTV (truyền hình qua internet); thương mại điện tử (E-commerce): cho phép khả năng mua hàng hóa, dịch vụ được xử lý bằng điện tử trên mạng; dịch vụ đa phương tiện: truyền hình hội nghị, Video theo yêu cầu (VoD); các ứng dụng công nghệ thông tin về hành chính, đào tạo từ xa, y tế từ xa …

- Về phát triển nguồn nhân lực: Tiến hành đào tạo, đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu phát triển; đến năm 2020, tổng số lao động viễn thông khoảng 1.200 lao động. trong đó, trình độ đại học và trên đại học chiếm 40%, trình độ cao đẳng chiếm 30%, lao động phổ thông, công nhân và trung cấp chiếm 30%.

- Về nhu cầu sử dụng quỹ đất: chủ yếu dùng trong việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới (mạng thông tin di động, mạng chuyển mạch ...); nhu cầu sử dụng đất của từng doanh nghiệp do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm (thuê, mua...).

+ Đối với tổng đài lắp mới: nhu cầu sử dụng đất 400m2/1 tổng đài, giai đoạn 2009-2020: quy hoạch xây dựng 35 tổng đài (MSA) với khoảng 14.000m2 đất.

+ Đối với vị trí phát sóng trạm di động mới: nhu cầu sử dụng đất 150m2/1 vị trí (cột tự đứng) và 30m2/1 vị trí (cột anten dây co), giai đoạn 2009- 2020: quy hoạch 330 vị trí trạm thu phát sóng thông tin di động (35% là cột tự đứng với 115 vị trí và 65% cột anten dây co với 215 vị trí) với khoảng 23.700m2 đất.

4. Về vốn đầu tư: Tổng mức đầu tư:                                  2.129.538 triệu đồng.

Trong đó:

- Vốn ngân sách:                                                                      2.080 triệu đồng.

- Vốn doanh nghiệp:                                                           2.127.458 triệu đồng.

- Vốn ngân sách tỉnh: hỗ trợ đầu tư xây dựng Trung tâm thông tin cơ sở, xây dựng thư viện tại các điểm Bưu điện văn hóa xã, trong đó ưu tiên cho các địa phương vùng nông thôn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

- Vốn doanh nghiệp: đầu tư phát triển phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, công nghệ hiện đại và đạo tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bưu chính; đầu tư xây dựng mạng ngoại vi, mạng chuyển mạch, mạng internet, mạng truyền dẫn, mạng di động, NGN, Trung tâm thông tin cơ sở … đạo tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực viễn thông.

5. Danh mục công trình, dự án dự kiến đầu tư đến năm 2020 (Theo Danh mục kèm)

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch; các công trình, dự án đầu tư và các hoạt động được đề nghị hỗ trợ bằng vốn ngân sách sẽ được xem xét, xác định cụ thể tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ

6. Các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư

- Vốn đầu tư nước ngoài: Khuyến khích sử dụng vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho chuyển đổi công nghệ viễn thông.

- Vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong nước và dân cư trong tỉnh: Thu hút, huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư trong tỉnh (vốn tín dụng, vốn tự có, vốn cổ phần, phát hành cổ phiếu, vốn qua thị trường chứng khoán...) để đầu tư vào bưu chính, viễn thông.

- Vốn đầu tư từ ngân sách: Tận dụng hiệu quả nguồn Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, các nguồn hỗ trợ phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông công ích từ Trung ương để xây dựng các kế hoạch, đề án phát triển hiệu quả nhằm phổ cập các dịch vụ cơ bản cho các khu vực còn khó khăn về thông tin liên lạc, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.

Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng thư viện tại các điểm Bưu điện văn hoá xã, trong đó ưu tiên cho các địa phương thuộc vùng nông thôn điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

b) Về phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông; tổ chức hội thảo, tuyên truyền về các văn bản, chính sách quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông.

- Xây dựng và ban hành văn bản quy định chế độ, chính sách để thu hút nguồn nhân lực có trình độ về công tác và làm việc lâu dài tại địa phương; đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nhân lực tại chỗ phù hợp với nhu cầu phát triển trên địa bàn tỉnh.

- Điều chỉnh cơ cấu lao động trong ngành viễn thông và Internet theo hướng tăng cường thuê dịch vụ, nhân công bên ngoài để tận dụng lực lượng lao động xã hội và tăng năng suất lao động.

c) Về khoa học công nghệ

- Nghiên cứu triển khai cung cấp các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dân sinh tại các điểm bưu điện văn hóa xã.

- Khuyến khích thử nghiệm, triển khai áp dụng công nghệ mới trong đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới.

- Thực hiện chuyển giao công nghệ cho mạng viễn thông đảm bảo cung cấp đa dịch vụ trên cùng cơ sở hạ tầng.

- Tăng cường hợp tác nghiên cứu trong quản lý, phát triển khoa học công nghệ bưu chính, viễn thông.

d) Về phát triển cơ sở hạ tầng

- Tập trung phát triển hạ tầng mạng lưới hiện đại và đảm bảo mỹ quan theo hướng cáp quang hoá mạng ngoại vi và ngầm hoá mạng cáp.

- Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện ngầm hóa mạng mạng truyền dẫn, mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh; các doanh nghiệp viễn thông phải có kế hoạch cải cạo mạng viễn thông đồng bộ với quá trình xây dựng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật chung của tỉnh.

- Nghiên cứu, xây dựng và khuyến khích doanh nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng theo hướng cùng đầu tư xây dựng các hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn và chia sẻ dung lượng theo tỷ lệ đầu tư, ống cáp, bể cáp, sợi cáp, cáp, cột trụ ăng ten, nhượng quyền sử dụng các hệ thống viễn thông (cho thuê dài hạn).

đ) Giải pháp an ninh

- Xây dựng quy chế phối hợp trong xây dựng và bảo vệ hạ tầng mạng lưới bưu chính, viễn thông; ngăn chặn và ngừng cung cấp dịch vụ đối với những trường hợp sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông và internet xâm phạm an ninh Quốc gia.

- Hỗ trợ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật nghiên cứu giải pháp kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên mạng viễn thông và internet.

- Xây dựng phương án dự phòng mạng lưới bưu chính, viễn thông để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin khi xảy ra thiên tai, sự cố.

e) Giải pháp về cơ chế chính sách

- Đối với lĩnh vực bưu chính:

+ Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường chuyển phát, phát hành báo chí, chú trọng đến việc cộng tác với các tổ chức, đoàn thể, lao động tại các xã tham gia phổ cập dịch vụ bưu chính.

+ Tăng cường việc phổ biến cơ chế chính sách về phát triển bưu chính trong toàn tỉnh.

+ Tạo điều kiện về đất đai, các thủ tục để xây dựng mạng điểm phục vụ cho doanh nghiệp bưu chính Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ bưu chính công ích. Đảm bảo thực hiện tốt việc cung cấp các dịch vụ bưu chính cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn.

- Đối với lĩnh vực viễn thông:

+ Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường hình thức bán lại dịch vụ viễn thông và internet nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội (con người, tiền vốn, tài sản...) để phát triển viễn thông.

+ Tận dụng cơ sở hạ tầng viễn thông sẵn có, tránh đầu tư chồng chéo. Đề xuất và kiến nghị Trung ương ban hành các quy định về sử dụng chung cơ sở hạ tầng, sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông và nguồn lực quốc gia.

+ Xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng mạng, mở rộng vùng phủ sóng và nêu rõ các cam kết, ưu đãi của địa phương khi các doanh nghiệp đầu tư những khu vực có số người sử dụng dịch vụ thấp.

(Các nội dung chi tiết khác theo Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 đã được bổ sung hoàn chỉnh).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Gò Công, thành phố Mỹ Tho; các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung quy hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước của đơn vị mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ có liên quan trong quy hoạch.

- Căn cứ Quyết định này để tổ chức bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch sử sụng đất trong từng giai đoạn cho phù hợp.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Thông tin và Truyền Thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công; các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT;
- LĐVP: CVP, các PVP;
P.NCTH, Website tỉnh;
- Lưu: VT, Sơn.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phòng


DANH MỤC

CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN DỰ KIẾN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020
(K
èm theo Quyết định số 2540/QĐ-UBND ngày 22/7/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang)

1. Các dự án phát triển bưu chính:  

Đơn vị tính: Triệu đồng

Số TT

Nội dung đầu tư

Nguồn vốn

Thời gian thực hiện (năm)

Tổng số

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Phương tiện vận chuyến bưu chính

DN

2.000

2.000

2.500

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6.500

2

Thư viện tại các điểm Bưu điện VHX

NST

75

50

60

70

35

35

35

35

30

25

25

25

500

3

Dự án ứng dụng công nghệ mới trong bưu chính

DN

 

2.000

4.000

2.000

2.000

1.000

1.000

3.000

1.000

1.000

1.000

1.000

19.000

Tổng số

2.075

4.050

6.560

2.070

2.035

1.035

1.035

3.035

1.030

1.025

1.025

1.025

26.000

2. Các dự án phát triển viễn thông:

Số TT

Nội dung đầu tư

Nguồn vốn

Thời gian thực hiện (năm)

Tổng số

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Mạng ngoại vi

DN

65.024

73.038

74.344

75.904

77.260

67.394

71.433

62.131

64.748

51.921

44.807

44.279

772.282

2

Thiết bị chuyển mạch

DN

13.005

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13.005

3

Internet

DN

10.526

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.526

4

NGN

DN

-

96.103

92.417

89.584

86.740

71.742

72.405

59.468

58.906

44.916

36.592

34.180

743.052

5

Điện thoại di động

DN

102.402

93.696

61.617

51.213

42.698

44.188

39.253

25.621

17.538

20.264

15.549

13.060

527.098

6

Truyền dẫn

DN

2.100

2.565

4.860

4.080

3.120

2.990

2.200

2.520

1.800

1.330

1.260

850

29.675

7

Trung tâm thông tin cơ sở

NST

-

860

30

30

170

30

30

170

30

30

170

30

1.580

DN

-

3.440

120

120

680

120

120

680

120

120

680

120

6.320

Tổng số

193.056

269.702

233.387

220.930

210.669

186.464

185.441

150.589

143.143

118.581

99.058

92.519

2.103.538

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2540/QĐ-UBND ngày 22/07/2009 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Tiền Giang đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.395

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.105.101
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!