Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1740/QĐ-BTP 2019 về phân cấp ủy quyền quản lý tài chính tài sản mua sắm hàng hóa

Số hiệu: 1740/QĐ-BTP Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Lê Thành Long
Ngày ban hành: 01/08/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1740/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP, ỦY QUYỀN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN, MUA SẮM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC BỘ TƯ PHÁP

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 thng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Bãi bỏ các văn bản: Quyết định số 863/QĐ-BTP ngày 15 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về ủy quyền và phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, chương trình, dự án viện trợ, vay nợ thuộc Bộ Tư pháp quản lý; Quyết định số 1886/QĐ-BTP ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về ủy quyền cho Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin phê duyệt Đề cương và dự toán chi tiết đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước không yêu cầu lập dự án; Quyết định số 50/QĐ-BTP ngày 09 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về phân cấp và ủy quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tư pháp quản lý.

Khi các văn bản dẫn chiếu tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3:
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Bộ Tài chính;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục THADS tỉnh, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử Bộ (để đăng tải);
- Lưu: VT, KHTC.

BỘ TRƯỞNG




Lê Thành Long

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP, ỦY QUYỀN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN, MUA SẮM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1740/QĐ-BTP ngày 01 tháng 8 năm 2019 ca Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về quản lý tài chnh, ti sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.

2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các ban quản lý dự án, chương trình thuộc Bộ Tư pháp.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. y quyền là việc Bộ trưởng giao nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng cho Thứ trưởng, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính để giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện; Người được ủy quyền được sử dụng quyền hạn, nhân danh Bộ trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng vtrước pháp luật về các quyết định của mình.

Thời hạn ủy quyền tại Quy định này có hiệu lực cho đến khi có văn bản thay thế.

2. Phân cấp là việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng cho Thủ trưởng đơn vị dự toán thuộc Bộ được tự ch, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng về các quyết định của mình.

3. Đơn vị dự toán

a) Đơn vị dự toán cấp I (Bộ Tư php) là đơn vị dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách.

b) Đơn vị dự toán trung gian được ủy quyền thực hiện phân bổ, giao dự toán, gồm:

- Đơn vị dự toán ngân sách cấp IIđơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I (Bộ Tư pháp), được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán cho đơn vị dự toán cấp III hoặc đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách trực thuộc, gồm: Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Trợ giúp pháp lý, Cục Kế hoạch - Tài chính, Cục Công tác phía Nam, Cục Công nghệ thông tin, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Cục Bồi thường Nhà nước, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.

- Đơn vị dự toán ngân sách cấp III thuộc đơn vị dự toán ngân sách cấp II lđơn vị sử dụng ngân sách được đơn vị dự toán cấp II thuộc Bộ giao dự toán, phân bổ dự toán cho đơn vị dự toán trực thuộc, gồm: Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh.

c) Đơn vị sử dụng ngân sáchđơn vị dự toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II hoặc cấp III giao dự toán ngân sách và không có đơn vị dự toán trực thuộc, gồm: Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, các Cục thuộc Bộ không có đơn vị dự toán trực thuộc, Văn phòng các Cục thuộc Bộ cđơn vị dự toán trực thuộc (nêu tại điểm b Khoản này), Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Nhà Xuất bản Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp, các Trường Trung cấp luật, các Ban quản lý dự án, chương trnh thuộc Bộ; các đơn vị sự nghiệp thuộc các Cục, Tổng cục; Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự; Văn phòng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh; Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện.

Điều 3. Nguyên tắc phân cấp, ủy quyền

1. Đảm bảo sự quản lý thống nhất, toàn diện trong lĩnh vực tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin đối với các đơn vị dự toán thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.

2. Thực hiện phân cấp khi đơn vị được phân cấp phải đảm bảo về năng lực tổ chức thực hiện.

3. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn gắn với trách nhiệm, đồng thời phát huy vai trò, tính chủ động của Thủ trưng cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư xây dng, ứng dụng công nghệ thông tin.

4. Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục khi quyết định các nội dung về quản lý tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư xây dựng, ng dụng công nghệ thông tin.

5. Thực hiện phân cấp đi đôi với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lcấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân cấp đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin và hiệu quhoạt động của các đơn vị.

6. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng có thể điều chnh việc phân cấp, ủy quyền một số nội dung cụ thể khác với Quy định này.

Chương 2

THẨM QUYỀN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN, MUA SẮM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Điều 4. Thẩm quyền quản lý tài chính, điều hành ngân sách

1. Bộ trưởng:

a) Ban hành, cụ thể hóa các chế, chính sách, chế độ, định mức do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực tài chính, ngân sách để thực hiện thống nhất trong nội bộ Bộ Tư pháp; ban hành các định mức kinh tế - kthuật làm cơ sở cho việc qun lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lcủa Bộ Tư pháp;

b) Quyết định phân bổ dự toán, giao dự toán, điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tư pháp;

c) Quyết định phương án điều hòa phí thi hành án dân sự; phương án sử dụng các nguồn tài chính thực hiện nhiệm vụ của Bộ Tư pháp;

d) Quyết định phân loại các đơn vị sự nghiệp, phương án tự chcủa các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ quản Itheo quy định của pháp luật;

đ) Quyết định công khai dự toán, quyết toán thu - chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tư pháp;

e) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ngân sách các nội dung gồm:

- Báo cáo dự toán thu, chi ngân sách hàng năm; kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của Bộ Tư pháp;

- Báo cáo Bộ Tài chính về tổng hợp kết quả phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước năm của Bộ Tư pháp;

- Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tư pháp.

2. Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực:

Báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc thỏa thuận tiêu chun, định mức, bổ sung dự toán các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách.

3. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính:

a) Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực qun lý tài chính, kế toán;

b) Thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm; số trần chi ngân sách nhà nước 03 năm cho các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tư pháp;

c) Thông báo số chi tiết phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, dự toán điều chỉnh, bổ sung cho các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tư pháp;

d) Cập nhật, khai thác thông tin dự toán giao, dự toán điều chỉnh cho các đơn vị thuộc Bộ trên Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis);

đ) Tổ chức xét duyệt, thẩm định và thông báo kết quả xét duyệt, thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm cho các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tư pháp; tổng hợp, lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hng năm của Bộ Tư pháp;

e) Tchức kiểm tra tình hình thực hiện chấp hành các quy định về quản lý tài chính của các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

g) Quyết định công khai dự toán điều chỉnh, bổ sung đã được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tư pháp;

h) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền các nội dung, gồm:

- Báo cáo Bộ Tài chính về tổng hợp dự toán đã giao điều chỉnh, bổ sung của các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tư pháp để kiểm tra phân bổ dự toán và phê duyệt dự toán trên Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis);

- Báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước của Bộ Tư pháp (định kỳ hàng quý);

- Báo cáo tình hình thực hiện công khai ngân sách hàng năm của Bộ Tư pháp (dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm);

- Báo cáo khác của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật ngân sách.

4. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự:

a) Hướng dẫn, cụ thể hóa văn bản của Bộ Tư pháp về các cơ chế, chính sách, chế độ, định mức do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực tài chính, ngân sách để thực hiện thống nhất trong các đơn vị thuộc phạm vi quản lý;

b) Tổng hợp, lập dự toán thu, chi ngân sách hng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của hệ thống thi hành án dân sự báo cáo Bộ (qua Cục Kế hoạch - Tài chính);

c) Lập phương án phân bổ dự toán, phương án điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị dự toán trực thuộc (chi tiết đến từng đơn vị sử dụng ngân sách của toàn hệ thống Thi hành án dân sự và từng nhiệm vụ chi trong phạm vi dtoán ngân sách được Bộ giao) báo cáo Bộ (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) để thẩm định, tổng hợp vào phương án phân bổ dự toán ngân sách của Bộ Tư pháp;

d) Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị dự toán trực thuộc, đảm bảo trong phạm vi dự toán ngân sách được giao và không làm thay đổi dự toán các nội dung, nhiệm vụ chi đã được Bộ giao;

đ) Quyết định giao điều chỉnh dự toán kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặc thù của hệ thống thi hành án dân sự (kinh phí tạm ứng cưỡng chế, kinh phí thừa phát lại) giữa các đơn vị dự toán nếu không làm thay đổi tăng mức, chi tiết theo từng lĩnh vực chi, từng nhiệm vụ chi được giao.

Quyết định giao điều chỉnh dự toán từ kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ sang kinh phí thực hiện chế độ tự ch; điều chỉnh tăng hoặc giảm dự toán của nhiệm vụ chi trong phạm vi dự toán kinh phí được giao trong quyết định giao dự toán đầu năm hoặc quyết định giao dự toán bổ sung trong năm của cấp có thẩm quyền trên cơ sở kết quả thẩm định của Bộ Tư pháp.

e) Cập nhật thông tin dự toán giao, dự toán điều chỉnh cho các đơn vị trực thuộc trên Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis);

g) Lập phương án phân bổ điều hòa phí cho các đơn vị dự toán trực thuộc (chi tiết đến từng đơn vị của toàn hệ thống Thi hành án dân sự và từng nhiệm vụ chi trong phạm vi kinh phí điều hòa phí) trình Bộ trưởng phê duyệt;

h) Tổ chức kiểm tra, thông báo phê duyệt quyết toán ngân sách hàng năm cho Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Văn phòng Tổng cục, Trung tâm thông tin, thống kê thi hành n; tổng hợp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự báo cáo Bộ (qua Cục Kế hoạch - Tài chính);

i) Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện chấp hành các quy định về quản lý ti chính của các đơn vị dự toán trực thuộc;

k) Tổng hợp báo cáo Bộ (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) các báo cáo sau:

- Báo cáo tổng hợp dự toán đã phân b, giao, điều chnh của các đơn vị dự toán trực thuộc (kèm theo các tài liệu có liên quan); báo cáo phân bổ điều hòa phí thi hành án để kiểm tra phân bổ dự toán theo quy định;

- Báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý (báo cáo định kỳ hàng quý);

- Báo cáo tình hình thực hiện công khai ngân sách hàng năm của các đơn vị trực thuộc (dự toán vquyết toán ngân sách nhnước);

- Báo cáo khác của các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật ngân sách.

5. Thủ trưởng các đơn vị dự toán ngân sách:

a) Hướng dẫn, cụ thể hóa văn bản của Bộ Tư pháp hướng dẫn các cơ chế, chính sách, chế độ, định mức do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực tài chính để thực hiện thống nhất trong các đơn vị thuộc phạm vi quản lý;

b) Thực hiện công tác lập và chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách, chấp hành chế độ báo cáo, công khai tài chính theo quy định của pháp luật ngân sách và hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

c) Ngoài thực hiện các nội dung nêu tại điểm a và điểm b Khoản này, Thủ trưởng các đơn vị dự toán ngân sách không phi là đơn vị sử dụng ngân sách (đơn vị dự toán cấp II, cấp III):

- Tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của các đơn vị dự toán trực thuộc theo quy định ca pháp luật báo cáo đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp;

- Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị dự toán trực thuộc (bao gồm cả dự toán điều chỉnh, bổ sung), đảm bảo trong phạm vi dự toán ngân sách được giao và không làm thay đổi dự toán các nội dung, nhiệm vụ chi đđược Bộ giao;

- Tổ chức kiểm tra quyết toán ngân sách hàng năm và thông báo phê duyệt quyết toán cho các đơn vị dự toán trực thuộc; tổng hợp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán trực thuộc báo cáo đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp.

- Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện chấp hành các quy định về quản lý tài chính của các đơn vị dự toán thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;

- Tổng hợp báo cáo đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp các nội dung, gồm:

+ Báo cáo tổng hợp dự toán đgiao cho các đơn vị dự toán trực thuộc (kèm theo các tài liệu có liên quan) để kiểm tra phân bổ, điều chnh dự toán, cập nhật và báo cáo Bộ Ti chính phê duyệt dự toán trên hệ thống Tabmis theo quy định.

+ Báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý (báo cáo định kỳ hàng quý).

+ Báo cáo tình hình thực hiện công khai ngân sách hàng năm của các đơn vị trực thuộc (dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước); Báo co khác của các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật ngân sách.

Điều 5. Thẩm quyền quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ

1. Hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp, chương trình, dự án viện trợ, vay nợ thuộc Bộ Tư pháp quản lý, bao gồm:

a) Vật tư, công cụ, dụng cụ bo đảm hoạt động thường xuyên;

b) May sắm trang phục ngành, trang phục phục vụ hoạt động đặc thù của ngành, lĩnh vực theo quy định, bảo hộ lao động (gồm cả mua sắm vật liệu, mẫu thiết kế và công may);

c) Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;

d) Dịch vụ phi tư vấn bao gồm: Thuê các dịch vụ bo trì, bảo dưỡng, sửa cha máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; sửa cha thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản; dịch vụ xử lý chất thải; dịch vụ chăm sóc vườn hoa, cây cảnh; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ thẩm định gi; dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định; dịch vụ đào tạo, tập huấn, tổ chức hội nghị, hội thảo vcác dịch vụ phi tư vấn khác;

đ) Dịch vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để lập, phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn khác trong mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị;

e) Các hàng hóa, dịch vụ khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;

g) Các loại hàng hóa, dịch vụ nêu tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e Khoản 1 Điều này sau đây gọi chung là hàng hóa, dịch vụ, không thuộc các trường hợp mua sắm tài sn đã được phân cấp và ủy quyền tại Điều 6, Điều 7 Quy định này.

2. Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực:

Quyết định mua sắm một chủng loại (hoặc nhm chủng loại) hàng hóa, dịch vụ nêu tại khoản 1 Điều này có tổng giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên cho một lần mua sắm của các đơn vị thuộc Bộ (trừ nội dung phân cấp cho đơn vị tại Khoản 3 và Khoản 6 Điều này).

3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự:

Quyết định mua sắm một chủng loại (hoặc nhóm chủng loại) hàng hóa, dịch vụ nêu tại khoản 1 Điều này có tổng giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên của các đơn vị dự toán trực thuộc.

4. Thủ trưởng các đơn vị dự toán thuộc Bộ là các Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, các Ban quản lý chương trình, dự án; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp (trừ các đơn vị sự nghiệp quy định tại Khoản 6 Điều này); Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chánh Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự, Giám đốc Trung tâm dữ liệu thông tin, thống kê thi hành án:

Quyết định mua sắm một chủng loại (hoặc nhóm chủng loại) hàng hóa, dịch vụ nêu tại khoản 1 Điều này có tổng giá trị dưới 01 tđồng cho một lần mua sắm của đơn vị mnh và từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng của các đơn vị dự toán trực thuộc.

5. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc đơn vị dự toán thuộc Bộ:

Quyết định mua sắm một chủng loại (hoặc nhóm chủng loại) hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị dưới 500 triệu đồng cho một lần mua sắm của đơn vị mình.

6. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên tự quyết định mua sắm một chủng loại hoặc nhm chủng loại hàng hóa, dịch vụ.

Điều 6. Thẩm quyền về quản lý tài sản công đối với các đơn vị quản lý hành chính

1. Bộ trưởng:

a) Ban hành, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, chế độ, định mức quản lý, sử dụng tài sản công do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực tài sản công để thực hiện thống nhất trong nội bộ Bộ Tư pháp;

b) Quyết định danh mục mua sắm tập trung cấp bộ, kế hoạch mua sắm tập trung hàng năm ca Bộ Tư pháp;

c) Phê duyệt chủ trương mua sắm tài sản công là trụ sở làm việc, xe ô tô các loại của các đơn vị thuộc Bộ quản lý;

d) Phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản công theo đề án được Thủ tướng Chính phphê duyệt; các đề án, dự án mang tính tổng thể toàn ngành có liên quan đến hoạt động của nhiều đơn vị;

đ) Quyết định ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng my móc, thiết bị chuyên dùng (chủng loại, số lượng) của các đơn vị thuộc Bộ quản lý;

e) Quyết định khoán kinh phí sử dụng ti sản công theo quy định của Luật qun lý, sử dụng ti sn công và các văn bản hướng dẫn (trừ trường hợp quy định tại điểm e Khoản 5 Điều này);

g) Quyết định xử lý tài sản công trong các trường hợp:

- Thu hồi, bán tài sản công là xe ô tô của các đơn vị dự toán thuộc Bộ quản lý;

- Điều chuyển tài sản công là trụ sở làm việc, xe ô tô và các tài sản khác c nguyên giá từ 500 triệu đồng/đơn vị tài sản trở lên gia các đơn vị dự toán thuộc Bộ quản lý;

- Phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước thuộc Ban quản lý dự án do Bộ trưởng quyết định thành lập;

- Tiêu hủy tài sn công;

- Xử ltrách nhiệm tổ chức, cá nhân trong trường hợp tài sản công bị mất, bị hủy hoại là nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất của các đơn vị thuộc Bộ quản lý.

2. Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực:

a) Quyết định mua sắm tài sản là trụ sở làm việc, xe ô tô của các đơn vị thuộc lĩnh vực quản lý theo chủ trương đđược Bộ tởng phê duyệt;

b) Quyết định mua sắm tài sản công (trừ các tài sn quy định tại điểm a Khoản này) có nguyên giá từ 500 triệu đồng/đơn vị tài sản trở lên của các đơn vị dự toán thuộc lĩnh vực quản lý;

c) Quyết định thuê tài sản công có giá thuê từ 100 triệu đồng/tháng trở lên (tính cho một tài sản thuê) của các đơn vị thuộc lĩnh vực quản lý;

d) Quyết định xử lý tài sản công trong các trường hợp:

- Thu hồi, bán đối với các tài sản công (trừ trụ sở làm việc, xe ô tô) có nguyên giá từ 500 triệu đồng/đơn vị tài sản trở lên;

- Thanh lđối với các tài sản công là nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô và các tài sản khác nguyên giá từ 500 triệu đồng/đơn vị tài sn trở lên;

- Xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong trường hợp tài sản công bị mất, bị hủy hoại là xe ô tô và tài sản khác (trừ trụ sở làm việc) cnguyên giá từ 500 triệu đồng/đơn vị tài sản trở lên.

3. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính:

a) Ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý tài sản công;

b) Quyết định mua sắm tài sản công (trừ trụ sở làm việc, xe ô tô) có nguyên giá từ trên 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/đơn vtài sản của các đơn vị dự toán thuộc Bộ;

c) Quyết định thuê đối với tài sản công có giá thuê từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng/tháng (tính cho một tài sản thuê) của các đơn vị dự toán thuộc Bộ;

d) Quyết định xử lý tài sản công trong các trường hợp:

- Thu hồi, bán, thanh lý đối với tài sản công (trừ trụ sở làm việc, xe ô tô) có nguyên giá từ trên 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/đơn vị tài sản của các đơn vị dự toán thuộc Bộ;

- Điều chuyển đối với tài sản công (trừ trụ sở làm việc, xe ô tô) có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/đơn vị tài sản giữa các đơn vị dự toán thuộc Bộ quản lý (trừ các tài sản đã phân cấp cho thủ trưởng đơn vị dự toán thuộc Bộ nêu tại điểm c Khoản 4, điểm d Khoản 5 Điều này);

- Xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong trường hợp tài sản công bmất, bị hủy hoại có nguyên giá từ trên 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/đơn vị tài sản của các đơn vị thuộc Bộ (trừ trụ sở làm việc, xe ô tô).

đ) Thực hiện chế độ công khai, báo cáo:

- Quyết định công khai việc phân bổ dự toán kinh phí đầu tư, mua sắm, thuê tài sản đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ; tình hình đầu tư, xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản; tình hình sử dụng, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý khác đối với các ti sản công; tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sn công.

- Báo cáo tình hình quản l, sử dụng tài sản công; báo cáo công khai tài sản công; báo cáo khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

4. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự:

a) Quyết định mua sắm tài sản công có nguyên giá từ trên 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/đơn vị tài sản trở lên (trừ trụ sở làm việc, xe ô tô) của các đơn vị trực thuộc;

b) Quyết định thuê đối với tài sản công có giá thuê từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng/tháng (tính cho một tài sản thuê) của các đơn vị trực thuộc;

c) Quyết định xử lý tài sản công đối với các trường hợp sau:

- Thu hồi, bán, thanh lý đối với tài sản công (trừ trụ sở làm việc, xe ô tô) cgiá trị từ trên 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/đơn vị tài sản của các đơn vị trực thuộc;

- Điều chuyển đối với tài sản công (trừ trụ sở làm việc và xe ô tô) có nguyên giá từ dưới 500 triệu đồng/đơn vị tài sản giữa các đơn vị trực thuộc (trừ tài sản phân cấp cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nêu tại Điểm d Khoản 5 Điều này);

- Xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong trường hợp tài sản công bị mất, bị hủy hoại có nguyên giá từ trên 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/đơn vị tài sản của các đơn vị trực thuộc (trừ trụ sở làm việc, xe ô tô).

5. Thủ trưởng các đơn vị dự toán thuộc Bộ là các Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, các Ban quản lchương trình, dự án; Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chánh Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự:

a) Quyết định mua sắm đối với tài sản công (trừ trụ sở làm việc, xe ô tô) có nguyên giá từ 100 triệu đồng/đơn vị tài sản trở xuống của đơn vị mình;

b) Quyết định thuê đối với tài sản công có giá thuê dưới 30 triệu đồng/tháng (tính cho một tài sản thuê) của đơn vị mình và các đơn vị dự toán trực thuộc theo đúng tiêu chuẩn, định mức và dự toán ngân sách được Bộ giao;

c) Quyết định thuê hội trường tổ chức hội nghị, hội thảo của đơn vị mình;

d) Quyết định xử lý tài sản trong các trường hợp sau:

- Thu hồi, bán, thanh lý đối với tài sản công (trừ trụ sở làm việc, xe ô tô) có giá trị từ 100 triệu đồng/đơn vị tài sản trở xuống của đơn vị mnh và các đơn vị dự toán trực thuộc;

- Điều chuyển đi với ti sản công (trừ trụ sở lm việc và xe ô tô) có giá trị từ 100 triệu đồng/đơn vị tài sản trở xuống giữa các đơn vị dự toán trực thuộc;

- Xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong trường hợp tài sản công bị mất, bị hủy hoại có nguyên giá từ 100 triệu đồng/đơn vị tài sản trở xuống của đơn vị mình vcác đơn vị dự toán trực thuộc (trừ trụ sở làm việc, xe ô tô).

đ) Quyết định điều chỉnh mức giá trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến đối với trường hợp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 6; việc trang bị máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung theo quy định tại Khoản 2 Điều 7; việc trang bị my móc, thiết bị văn phòng phổ biến cần thiết khác đối với trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 5 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị từ nguồn kinh phí giao tự chủ của đơn vị mình;

e) Quyết định đối tượng, mức khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị cho cán bộ, công chức và đối tượng khác thuộc phạm vi quản lý;

g) Quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại đơn vmình theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;

h) Phê duyệt dự toán, quyết toán kinh phí đối với trường hợp bảo trì sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí dưới 500 triệu đồng của đơn vị mnh.

6. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự:

Quyết định các nội dung quy định tại điểm a, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g và điểm h Khoản 5 Điều này.

Điều 7. Thẩm quyền quản lý tài sản công đối với đơn vị sự nghiệp công lập

1. Bộ trưởng:

Phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công vào mục đích kinh doanh, cho thuê; phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công vào mục đích liên doanh, liên kết sau khi cý kiến của Bộ Tài chính.

2. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên:

a) Quyết định mua sắm, bán tài sản công (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô), thuê tài sản công từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị;

b) Quyết định thanh lý đối với các tài sản công (trừ trụ sở làm việc, xe ô tô);

c) Quyết định cụ thể việc sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết trên cơ sở Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được Bộ trưởng phê duyệt;

d) Quyết định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg;

đ) Thẩm quyền quyết định các nội dung khác ngoài nội dung tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d Khoản này thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quy định này.

3. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phn chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên:

a) Quyết định mua sắm, bán tài sản công (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô), thuê tài sản công từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị;

b) Quyết định thanh lý đối với các tài sản công (trừ trụ sở làm việc, xe ô tô, tài sản khác có giá trị trên 500 triệu đồng/đơn vị tài sản);

c) Quyết định cụ thể việc sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết trên cơ sở Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết được Bộ trưởng phê duyệt;

d) Thẩm quyền quyết định các nội dung khác ngoài nội dung tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản này thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quy định này.

Điều 8. Thẩm quyền về quản lý đầu tư xây dựng

1. Bộ trưởng:

a) Ban hành, cụ thể hóa các quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, kho vật chứng và danh mục, số lượng, chng loại trang thiết bị dùng chung trong trụ sở, kho vật chứng do các cơ quan có thẩm quyền ban hành để thực hiện thống nhất trong nội bộ Bộ Tư pháp;

b) Phê duyệt các quy hoạch đầu tư xây dựng của Bộ, ngành; kế hoạch đầu tư dài hạn, trung hạn và hàng năm;

c) Phê duyệt hoặc quyết định phương án đề xuất phân bổ vốn đầu tư công trung hạn, vốn đầu tư công hng năm; đề xuất điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm trước khi Bộ Tư pháp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, thẩm định vtrình cấp c thẩm quyền theo quy định;

d) Quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nhóm B và nhóm C sử dụng cc nguồn vốn đầu tư công thuộc Bộ Tư pháp quản lý;

đ) Quyết định đầu tư dự án nhóm A.

2. Thứ trưởng phụ trách lĩnh vc:

a) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phê duyệt thiết kế bản vthi công, dự toán xây dựng công trnh đối với dự án thực hiện thiết kế hai bước, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng quyết định đầu tư dự án tại điểm đ Khoản 1 Điều này;

b) Quyết định đầu tư dán xây dựng, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán xây dựng công trình, phê duyệt quyết toán dự án xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhóm B, C sử dụng nguồn vốn đầu tư công, vốn hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp quản lý, ngoại trừ các dự án xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa trụ sở, kho vật chứng cơ quan Thi hành án dân sự có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn đầu tư công vtừ 500 triệu đồng đến dưới 15 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn hành chính sự nghiệp.

3. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính:

a) Ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng;

b) Thông báo chi tiết danh mục và mức vốn các dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt tới từng đơn vị;

c) Thông báo chủ trương đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Lãnh đạo Bộ;

d) Thông báo kế hoạch vốn đầu tư hàng năm (gồm cả điều hòa, điều chỉnh vốn) cho các dự án đầu tư xây dựng do Lnh đạo Bộ quyết định đầu tư;

đ) Tổ chức cập nhật và khai thác thông tin về kế hoạch vốn đầu tư, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư trên Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis);

e) Báo cáo cấp có thẩm quyền:

- Báo cáo kết quả giải ngân vốn đầu tư công;

- Báo cáo quyết toán vốn đầu theo niên độ ngân sách năm của Bộ Tư pháp để gửi các cơ quan quản lý theo quy định;

- Báo cáo định kỳ 06 tháng, báo cáo năm vcác báo cáo đột xuất liên quan lĩnh vực đầu tư xây dựng của Bộ Tư pháp gửi các cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật.

4. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự:

a) Lập Kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm các dự án đầu tư xây dựng trụ sở, kho vật chứng khối cơ quan Thi hành án dân sự;

b) Thông báo chủ trương đầu tư các dự án xây dựng trụ sở, kho vật chứng cơ quan Thi hành án dân sự có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn đầu tư công sau khi cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư;

c) Quyết định đầu tư dự án xây dựng, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phê duyệt quyết toán và tổ chức quản lý các dự án xây dựng mới, ci tạo, sửa chữa trụ sở, kho vật chứng cơ quan Thi hành án dân sự có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn đầu tư công vtừ 02 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn hành chính sự nghiệp;

d) Đề xuất kế hoạch vốn, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của các dự án đầu tư xây dựng do Tổng cục quyết định đầu tư theo phân cấp tại điểm c Khoản này;

đ) Thông báo kế hoạch vốn đầu tư hàng năm (gồm cả điều hòa, điều chnh vốn) cho các dự án xây dựng trụ sở, kho vật chứng cơ quan Thi hành án dân sự địa phương do Tổng cc quyết định đầu tư;

e) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền:

- Báo cáo kết quả giải ngân vốn đầu công của các dự án Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định đầu tư định kgửi Bộ (qua Cục Kế hoạch - Tài chnh);

- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách năm của các dự án Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định đầu tư định kỳ gửi Bộ (qua Cục Kế hoạch - Tài chính);

- Bo cáo định kỳ 06 tháng, báo cáo năm và các báo cáo đột xuất liên quan lĩnh vực đầu tư xây dựng trong phạm vi được giao quản lý gửi các cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật.

5. Cục trưng Cục Thi hành án dân sự:

Quyết định đầu tư dự án, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phê duyệt quyết toán và tổ chức quản lý các dự án bảo trì, ci tạo, sửa chữa trụ sở, kho vật chứng các cơ quan thi hành án trực thuộc có tổng mức đầu từ 500 triệu đồng đến dưới 2 tỷ đồng bằng nguồn vốn hành chính sự nghiệp của đơn vị mình và đơn vị trực thuộc.

Điều 9. Thẩm quyền quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

1. Bộ trưởng:

a) Quyết định chủ trương đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhóm B, C sử dụng vốn đầu tư công thuộc Bộ Tư pháp quản lý;

b) Quyết định đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhóm A.

2. Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin:

a) Quyết định đầu tư dự án, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phê duyệt thiết kế, dự toán các dự án ứng dụng công nghệ thông tin từ nhóm B, C sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc Bộ Tư pháp;

b) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phê duyệt thiết kế, dự toán, phê duyệt quyết toán đối vi dự án ứng dụng công nghệ thông tin do Bộ trưởng quyết định đầu tư tại điểm b Khoản 1 Điều này;

c) Phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dng nguồn vốn sự nghiệp không yêu cầu lập dự án;

Cc Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp Cục Công nghệ thông tin thẩm định đề cương và dự toán chi tiết trình Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực phê duyệt

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính

1. Thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ trưởng qun lý thống nhất về công tác quản lý ngân sách, tài sản, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị thuộc Bộ quản lý.

2. Ch trì thẩm định trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định đối với các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Lãnh đạo Bộ trong quản lý tài chnh, tài sn, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin.

3. Thực hiện thẩm quyền về quản lý tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin được giao tại Quy định này theo đúng quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục của pháp luật và ca Bộ Tư pháp; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật đối với việc thực hiện thẩm quyền được giao.

4. Gửi báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực các văn bản, quyết định về quản lý tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin sau khi quyết định theo thẩm quyền để theo dõi, quản l.

5. Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra thực hiện các nội dung phân cấp; phối hợp với Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp thanh tra việc thực hiện các nội dung phân cấp của đơn vị dự toán thuộc Bộ quản lý.

6. Tổng hợp, đề xuất báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, điều chỉnh, bổ sung quy định về phân cấp, ủy quyền đảm bảo phù hợp quy đnh của pháp luật và yêu cầu công tác quản lý tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ, ngành.

7. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng tình hình, kết quả thực hiện Quy định ny.

Điều 11. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị dự toán

1. Thực hiện thẩm quyền về quản lý tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin được giao tại Quy định này theo đúng quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục của pháp luật và của Bộ Tư pháp; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật đối với việc thực hiện thẩm quyền được giao.

2. Tổng hợp hồ sơ, hoàn tất thủ tục vđề xuất ý kiến để thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định các nội dung qun lý tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin theo thẩm quyền quy định tại Quyết định này.

3. Gửi báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp các văn bản, quyết định về qun lý tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin sau khi quyết định theo thẩm quyền để theo di, quản lý.

4. Tự kiểm tra việc thi hành pháp luật về quản lý tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị mình; kiểm tra tình hình thực hiện tại các đơn vị trực thuộc (nếu có).

5. Kịp thời đề xuất, bo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp (qua Cục Kế hoạch - Tài chính hoặc đơn vị cấp trên trực tiếp) xem xét, điều chỉnh, bổ sung quy định về phân cấp cho phù hợp quy định của pháp luật, yêu cầu công tác của đơn vị.

6. Định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu báo cáo đơn vị cấp trên trực tiếp về tnh hình thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1740/QĐ-BTP ngày 01/08/2019 quy định về phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.521

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.70.239
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!