Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 14/2008/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành: 22/01/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 14/2008/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Kế hoạch tổng thể) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO:

1. Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phải đáp ứng yêu cầu về phát triển một hướng khoa học và công nghệ trọng điểm; xây dựng và phát triển công nghiệp sinh học ở nước ta trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, có vai trò quan trọng, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực: nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, y - dược và bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, đồng thời thúc đẩy sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về công nghệ sinh học, hoạt động đạt hiệu quả cao.

3. Phát triển công nghệ sinh học trên cơ sở xây dựng và phát huy mạnh mẽ nội lực, kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các thành tựu khoa học, công nghệ sinh học tiên tiến của thế giới, đồng thời hiện đại hóa các công nghệ truyền thống.

4. Phát triển công nghệ sinh học đòi hỏi đầu tư cao, thiết bị hiện đại, do vậy cần có sự lựa chọn để đầu tư đúng hướng, đúng mức và đồng bộ; lựa chọn một số sản phẩm chủ lực, thiết yếu để đầu tư phát triển.

5. Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học đủ về số lượng và có chất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong phát triển công nghệ sinh học ở nước ta.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:

1. Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống; xây dựng công nghiệp sinh học trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất được các sản phẩm chủ lực, thiết yếu và đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân; tập trung nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư đối với công nghệ sinh học, hình thành và phát triển thị trường công nghệ sinh học để đến năm 2020 công nghệ sinh học của Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực thiết yếu đạt trình độ, tiêu chuẩn quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn:

a) Giai đoạn đến năm 2010:

- Tiếp nhận, làm chủ và nghiên cứu tạo ra một số công nghệ quan trọng; triển khai ứng dụng rộng khắp và có hiệu quả các công nghệ này vào các lĩnh vực: nông - lâm - ngư nghiệp, y - dược, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh.

- Nghiên cứu tạo ra và ứng dụng mạnh mẽ các sản phẩm mới, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao về giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, vắc-xin, sản phẩm chế biến công nghiệp… phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

- Xây dựng và tăng cường được một bước về tiềm lực cho hệ thống cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về công nghệ sinh học.

- Xây dựng được một số doanh nghiệp công nghệ sinh học và tạo lập thị trường thuận lợi, thông thoáng để các doanh nghiệp này sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đạt hiệu quả tốt nhất.

b) Giai đoạn 2011 - 2015:

- Tiếp nhận và làm chủ được các công nghệ nền của công nghệ sinh học tiên tiến và hiện đại của thế giới, trên cơ sở đó nghiên cứu tạo ra được nhiều công nghệ có giá trị phục vụ sản xuất và đời sống; tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ, sâu, rộng công nghệ sinh học trong nhiều lĩnh vực, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

- Xây dựng được một số trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học đạt tiêu chuẩn khu vực ASEAN.

- Xây dựng được ngành công nghiệp sinh học phát triển, bảo đảm sản xuất được các sản phẩm chủ lực có chất lượng và sức cạnh tranh cao, phục vụ tốt cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

c) Tầm nhìn đến năm 2020:

- Đào tạo đủ nguồn nhân lực khoa học và công nghệ về công nghệ sinh học có chất lượng cao, giàu năng lực sáng tạo và làm chủ công nghệ, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống.

- Xây dựng được một số trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về công nghệ sinh học tiên tiến, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học, đáp ứng năng lực sản xuất các sản phẩm chủ lực, thiết yếu của nền kinh tế quốc dân.

III. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:

1. Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống:

a) Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và phát triển nông thôn:

- Về cây nông nghiệp: tập trung nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ gien (công nghệ chuyển gien và phương pháp chỉ thị phân tử) để tạo ra các giống cây trồng mới, cây trồng biến đổi gien có các đặc tính nông học ưu việt, phù hợp với yêu cầu của thị trường; công nghệ vi nhân giống để đáp ứng nhu cầu cây giống có chất lượng cao, sạch bệnh; ứng dụng rộng rãi công nghệ cao nhằm tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng nông nghiệp.

- Về cây lâm nghiệp: nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ tế bào, công nghệ vi nhân giống để nhân nhanh các giống cây lâm nghiệp có tốc độ sinh trưởng cao, chất lượng gỗ tốt; nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ gien để tạo cây lâm nghiệp chống sâu, bệnh.

- Về giống vật nuôi nghiên cứu cải tiến các công nghệ sinh sản, đặc biệt là công nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử, thụ tinh ống nghiệm; áp dụng phương pháp chỉ thị phân tử, công nghệ chuyển gien trong chọn, tạo các giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao; ứng dụng công nghệ gien trong xác định giới tính phôi một số loại gia súc quan trọng; nghiên cứu và nâng cao năng lực sản xuất, bảo đảm đủ lượng vắc-xin thú y, đặc biệt là vắc-xin phòng, chống bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng ở gia súc và các bệnh nguy hiểm khác.

- Về vi sinh vật: nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein để sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm vi sinh dùng trong bảo vệ cây trồng, cải tạo đất, chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, làm sạch nước sinh hoạt và xử lý các phế, phụ phẩm, chất thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nông thôn.

- Ứng dụng có hiệu quả công nghệ di truyền trong việc bảo tồn, lưu giữ và khai thác hợp lý, nguồn gien cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật phục vụ cho công tác cải tạo giống.

- Về nuôi trồng thủy sản: nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học để: điều khiển giới tính nhằm sản xuất con giống đơn tính quy mô công nghiệp, tạo giống thủy sản có chất lượng cao, kháng bệnh tốt; tiến hành các phương pháp sinh sản nhân tạo ở một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu; bảo tồn và khai thác có hiệu quả nguồn gien các loài thủy sản đặc hữu phục vụ cho công tác giống thủy sản; sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nâng cao năng suất nuôi trồng và xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; sản xuất một số loại kit chẩn đoán nhanh bệnh ở thủy sản; nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử và miễn dịch học, vi sinh vật học trong phòng, trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản; sản xuất thức ăn thủy sản chất lượng cao thay thế thức ăn ngoại nhập.

- Về chế biến thủy sản: nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dựng công nghệ enzym và protein để nâng cao chất lượng và tạo mặt hàng mới trong công nghiệp chế biến thủy sản, ứng dụng phương pháp sinh học phân tử trong bảo đảm vệ sinh, an toàn sản phẩm thủy sản; ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý phế thải, chất thải trong chế biến thủy sản nhằm bảo vệ môi trường và sản xuất các chế phẩm bảo quản sản phẩm thủy sản.

b) Lĩnh vực y tế và bảo vệ sức khỏe cộng đồng:

Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học trong lĩnh vực y – dược để tạo ra các sản phẩm y – dược mới, hiệu quả chữa bệnh cao, các dịch vụ y học công nghệ cao nhằm phòng, chống hữu hiệu các loại dịch bệnh nguy hiểm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khỏe của người dân.

- Về y tế:

+ Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc phục vụ chữa bệnh; mở rộng quy mô ứng dụng công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm để giải quyết vấn đề vô sinh; phát triển công nghệ đơn dòng tế bào và ứng dụng vào việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

+ Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ gien trong chẩn đoán và điều trị bệnh, nâng cao chất lượng nòi giống con người Việt Nam.

+ Nghiên cứu và sản xuất các loại vắc xin thế hệ mới (vắc-xin tế bào, vắc-xin tái tổ hợp, vắc-xin AND) để bảo đảm đáp ứng 80-90% nhu cầu trong nước và một phần cho xuất khẩu.

- Về dược phẩm:

+ Nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học từ động vật, thực vật và vi sinh vật để sản xuất quy mô công nghiệp các loại thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

+ Nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc kháng sinh, vitamin, axit amin, protein bằng công nghệ lên men vi sinh và vi sinh tái tổ hợp.

+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tế bào trong bảo tồn và phát triển các nguồn dược liệu quý hiếm.

c) Lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững:

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra các công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, sản xuất nhiên liệu sinh học (khí sinh học, xăng sinh học, diezel sinh học …) phục vụ mục tiêu sản xuất sạch hơn và bảo đảm an ninh năng lượng.

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý các chất thải gây ô nhiễm, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học để lưu giữ, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học, đất đai, nước, không khí vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

d) Lĩnh vực công nghiệp chế biến:

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ enzym, protein, vi sinh để sản xuất quy mô công nghiệp các axit amin, protein, axit hữu cơ, dung môi hữu cơ, chế phẩm vi sinh phục vụ công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu sinh học, thuốc chữa bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường.

- Nghiên cứu chế tạo dây chuyền, thiết bị công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp chế biến thực phẩm.

đ) Lĩnh vực quốc phòng và an ninh:

- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các phương pháp phòng, chống các loại vũ khí sinh học.

- Nghiên cứu, xây dựng tàng thư gien người trên một số đối tượng cần quản lý; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong đấu tranh phòng, chống, truy tìm tội phạm, quản lý nguồn nhân lực, phục vụ công tác bảo đảm an ninh, quốc phòng.

2. Xây dựng và phát triển tiềm lực cho công nghệ sinh học:

a) Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hóa máy móc, thiết bị:

- Quy hoạch và đầu tư tập trung, đúng mức và đồng bộ để hiện đại hóa mạng lưới các viện nghiên cứu, trường đại học và phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học trong phạm vi cả nước.

- Hoàn thiện việc xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, đồng thời xây dựng và phát triển thêm các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học mới, được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại và đồng bộ.

- Xây dựng một số trung tâm công nghệ sinh học tiên tiến, hiện đại mang tính chất vùng, liên vùng, ngành, liên ngành nhằm thực hiện những nhiệm vụ quốc gia, nhiệm vụ liên vùng, liên ngành và nhiệm vụ đặc thù của ngành, vùng.

- Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về công nghệ sinh học đạt tiêu chuẩn quốc tế, các phòng thí nghiệm khác chuẩn hóa theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm được công nhận (VILAS).

b) Đào tạo nguồn nhân lực:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực khoa học đáp ứng nhu cầu về lượng và chất của việc phát triển công nghệ sinh học và ngành công nghiệp sinh học ở nước ta. Chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, tiến sĩ và sau tiến sĩ, thạc sỹ, kỹ sư công nghệ, kỹ thuật viên và đào tạo theo nhóm nghiên cứu về công nghệ sinh học.

- Chủ động và thường xuyên nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ khoa học thuộc mọi trình độ về công nghệ sinh học ở trong nước. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học của Việt Nam. Tiếp tục gửi người đi đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài bằng vốn ngân sách nhà nước. Khuyến khích việc du học tự túc bậc học đại học, sau đại học, sau tiến sĩ về công nghệ sinh học.

- Tổ chức đào tạo lại về công nghệ sinh học cho các cán bộ khoa học kỹ thuật đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học nhưng trước đây không được đào tạo chuyên sâu về công nghệ sinh học, đi đôi với việc tổ chức các lớp tập huấn về chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ sinh học cho các cơ sở sản xuất và địa phương.

- Thực hiện cơ chế liên kết giữa đào tạo sau đại học với nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để bảo đảm các đề tài nghiên cứu triển khai ở cấp bộ, cấp nhà nước đề góp phần đào tạo được những cán bộ có trình độ cao về công nghệ sinh học.

- Giai đoạn 2006 – 2010: đào tạo được trên 8.000 cán bộ khoa học có trình độ đại học và sau đại học về công nghệ sinh học, trong đó có: 200 tiến sĩ, 800 thạc sĩ, gửi đi đào tạo ở nước ngoài khoảng 100 lượt người; đào tạo ở trong nước được 3.000 kỹ thuật viên.

- Giai đoạn 2011-2015: đào tạo được trên 12.000 cán bộ khoa học có trình độ đại học và sau đại học về công nghệ sinh học, trong đó có: 300 tiến sĩ, 1.200 thạc sĩ, gửi đi đào tạo ở nước ngoài khoảng 300 lượt người; đào tạo ở trong nước được 4.500 kỹ thuật viên.

3. Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sinh học:

a) Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam đến năm 2020, trong đó chú trọng quy hoạch phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực: công nghiệp chế biến sản phẩm nông- lâm – ngư nghiệp, y – dược với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện của nước ta.

b) Hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy, hải sản; sản xuất rượu, bia, nước giải khát, nước chấm; sản xuất các axit amin, axit hữu cơ, enzym công nghiệp, phụ gia thực phẩm; sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản, phân bón, thuốc trừ sâu sinh học, vắc-xin thú y, vắc-xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, vắc-xin cúm gia cầm, thuốc chữa bệnh, kháng sinh và các loại dược phẩm khác; sản xuất các chế phẩm vi sinh để xử lý rác thải, nước thải, khí thải, làm sạch nước sinh hoạt và các sự cố môi trường.

c) Tạo lập thị trường thông thoáng, thuận lợi, phát triển thêm các ngành công nghiệp phụ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành công nghiệp sinh học.

4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống:

a) Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống cũng như đầu tư và phát triển ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam; chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy, hải sản đầu tư phát triển công nghệ sinh học; chính sách thu hút và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển công nghệ sinh học; chính sách ưu đãi cán bộ khoa học kỹ thuật và trọng dụng nhân tài về công nghệ sinh học.

b) Xây dựng chính sách về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gien, một chương quan trọng của Luật Đa dạng sinh học và các nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chương này.

c) Xây dựng, ban hành và thực thi các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, vay vốn, hỗ trợ chuyển giao, nhập khẩu công nghệ và bí quyết công nghệ, phát triển thị trường công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực … cho các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển ngành công nghiệp sinh học.

5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học:

a) Tiến hành các hợp tác song phương và đa phương với các nước trong khu vực và thế giới có nền công nghệ sinh học tiên tiến để học hỏi kinh nghiệm, thu hút đầu tư, tranh thủ sự giúp đỡ nhằm phát triển nhanh, mạnh và vững chắc công nghệ sinh học ở nước ta.

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị về công nghệ sinh học giữa các viện nghiên cứu, trường đại học của nước ta với các viện nghiên cứu, trường đại học của các nước có nền công nghệ sinh học tiên tiến trên thế giới.

6. Các chương trình, quy hoạch, đề án và dự án trọng điểm:

Để đạt được mục tiêu đã đề ra và triển khai có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch tổng thể nêu trên, tiến hành xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện 10 chương trình, quy hoạch, đề án và dự án trọng điểm sau đây:

a) Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước về phát triển và ứng dụng các công nghệ nền của công nghệ sinh học: Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện.

b) Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện (tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ).

c) Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020: Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện (tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ).

d) Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020: Bộ thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện (tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ).

đ) Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế đến năm 2020: Bộ Y tế chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

e) Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2020: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

g) Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghệ sinh học và ngành công nghiệp sinh học đến năm 2020: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

h) Quy hoạch mạng lưới và tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các viện, trung tâm nghiên cứu và các phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học đến năm 2020: Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

i) Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam đến năm 2020: Bộ Công thương chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

k) Dự án Luật Đa dạng sinh học, trong đó có chương về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gien và các nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Chương này: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, trình Chính phủ cho ý kiến để trình Quốc hội thông qua và tổ chức thực hiện.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với sự phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống. Hình thành hệ thống chỉ đạo phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chương trình hành động của Chính phủ và nội dung Kế hoạch tổng thể về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng dân cư để thực hiện.

2. Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng và ưu đãi cho phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động nghiên cứu phát triển, ứng dụng và sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học ở Việt Nam.

3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật máy móc, thiết bị cho công nghệ sinh học. Chú trọng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hệ thống theo quy hoạch thống nhất trong cả nước, trong từng địa phương, để sử dụng có hiệu quả các máy móc, thiết bị, các phòng thí nghiệm đã được đầu tư.

4. Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Lựa chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tổ chức thực hiện có hiệu quả, đồng thời quản lý chặt chẽ các chương trình, đề án, dự án về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Chú trọng huy động nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp và người sản xuất cho phát triển công nghệ sinh học ở nước ta.

Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học trong tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm cho khoa học và công nghệ. Việc ưu tiên bố trí kinh phí cho các chương trình, quy hoạch, đề án và dự án trọng điểm trong “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020” thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

5. Khôi phục và phát triển các kinh nghiệm bản địa, đồng thời nhanh chóng áp dụng các công nghệ tiên tiến để đẩy mạnh việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, hình thành thêm ngành nghề mới để phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học.

6. Tăng cường hợp tác quốc tế để nhanh chóng tiếp thu, giải mã, làm chủ một số lĩnh vực quan trọng của công nghệ sinh học hiện đại. Thực hiện việc mua công nghệ và thuê chuyên gia nước ngoài trong những trường hợp nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học cần thiết.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ các nội dung của “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020”, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

2. Các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công thương, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, căn cứ nhiệm vụ được giao chủ trì trong Kế hoạch tổng thể khẩn trương xây dựng, thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các chương trình, quy hoạch, đề án và dự án trọng điểm đã được phân công.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Kế hoạch tổng thể này, xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển công nghệ sinh học giai đoạn từ nay đến năm 2020 như là một bộ phận ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm ở địa phương.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng vốn để triển khai, thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ, chương trình, quy hoạch, đề án và dự án trong Kế hoạch tổng thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu tham gia thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, chương trình, quy hoạch, đề án và dự án thuộc Kế hoạch tổng thể tiến hành đăng ký với các Bộ được giao chủ trì nhiệm vụ nêu trên để được xem xét, giải quyết.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tồ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KG (5b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân

 

THE PRIME MINISTER

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 14/2008/QD-TTg

Hanoi, January 22, 2008

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON BIOTECHNOLOGY DEVELOPMENT AND APPLICATION IN VIETNAM UP TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Prime Minister s Decision No. 188/2005/QD-TTg of July 22, 2005, promulgating the Government's program of action for implementation of Directive No. 50-CT/TW of March 4, 2005, of the Secretariat of the Party-Central Committee, on stepping up biotechnology development and application for national industrialization and modernization;
At the proposal of the Minister of Science and Technology,

DECIDES:

Article 1.- To approve the master plan on biotechnology development and application in Vietnam up to 2020 (below referred to as the master plan for short) with the following principal contents:

I. GUIDING VIEWPOINTS

1. Biotechnology research, development and application must meet the requirement on developing a key scientific and technological orientation; biotechnology will be built and developed into an important spearhead econo-technical industry in Vietnam effectively serving national industrialization and modernization.

2. Biotechnology development and application will focus mainly on agriculture-forestry-fishery, food processing industry, food hygiene and safety, medicine-pharmacy, human healthcare and environmental protection, while promoting the formation, development and effective operation of biotechnological production, business and service enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Biotechnology development needs intensive investment and modern equipment and therefore, must be selected for proper, adequate and coordinated investment; key and essential products will be selected for development investment.

5. To train scientific and technological human resources for biotechnology which are adequate in quantity and high in quality constitutes one of the most important factors in the country's biotechnology development.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. Overall objectives:

To research, develop, and apply biotechnology in a wide and effective manner to production and life; to build bio-industry into a hi-tech economic sector capable of producing key and essential products and greatly contributing to national economic growth; to concentrate resources on and diversify forms and the effectiveness of investment in biotechnology, form and develop a biotechnology market so that by 2020 the country's biotechnology will reach the regional advanced level and some Important sectors will reach international levels and standards.

2. Specific objectives for each period:

a/ Up-to-2010 period:

- To receive, master, research and create a number of important technologies; to apply in a wide and effective manner these technologies to agriculture-forestry-fishery, medicine-pharmacy, processing industry, environmental protection, and defense and security.

- To research, create and intensively apply new products, including plant varieties, animal breeds, microorganisms, vaccines, industrially processed products, which are of high yield, quality, competitiveness and economic value, for consumption and export.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To build biotechnological enterprises and form a favorable and open market for these enterprises to conduct production, business and service activities in the most effective way.

b/ During 2011-2015:

- To receive and master base technologies of the world's advanced and modem biotechnology and, on that basis, research and create valuable technologies serving production and life; to continue intensively applying biotechnology in different domains, practically serving socio-economic development and environmental protection.

- To build biotechnology research and development centers up to ASEAN standards.

- To build a developed bio-industry capable of producing key products of high quality and competitiveness to meet domestic and export demands.

c/ Vision through 2020:

- To train scientific and technological human resources in the biotechnology domain which are adequate in quantity, high in quality and creative at work and can master technologies, effectively serving socio-economic development protection of human health and the environment.

- To build advanced, modem and international-standard biotechnology research and development centers.

- To strongly develop the bio-industry capable of producing key and essential products for the national economy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To research, develop and apply biotechnology in a wide and effective manner to production and life:

a/ Agriculture-forestry-fishery and rural development:

- Agricultural plants: To concentrate on scientific research, development and application of gene technology (gene transfer technology and molecular indication method) in order to create new plant varieties and genetically modified plants with superior agronomical properties meeting market needs; to apply micro-multiplication technology for creating high-quality and disease-free saplings; to widely apply high technologies to optimize the yield and quality of agricultural plants.

- Forest plants: To research, develop and widely apply cell technology and micro-multiplication technology for multiplying forest plant varieties with high growth speed and timber quality; to research, develop and apply gene technology in order to create forest plants capable of resisting pests and diseases.

- Animal breeds: To research and improve reproduction technologies, especially animal cell technology, in sperm and embryo freezing, zygote transplantation and in-vitro fertilization; to apply molecular indication method and gene transfer technology in selecting and creating new animal breeds of high productivity and quality; to apply gene technology in determining the embryo gender of some important domestic animals; to research and improve the vaccine production capacity, ensuring sufficient animal vaccines, especially vaccines against avian influenza, foot-and-mouth disease and other dangerous diseases.

- Microorganisms: To research, develop and apply microorganism technology and enzyme and protein technology in producing on an industrial scale micro organic preparations used in plant protection, soil rehabilitation, processing and preservation of farm produce and foods, production of livestock feed, purification of daily-life water, and treatment of by-products and wastes from agricultural production and rural daily life.

- To effectively apply genetic technology in conserving, storing and rationally exploiting gene sources of plants, animals and microorganisms for variety/breed improvement.

- Aquaculture: To research, develop and apply biotechnology to sex control in order to produce on an industrial scale unisexual breeds; to create high-quality and disease-resistant aquatic animal breeds; to apply artificial reproduction methods to aquatic products of high economic value for export; to conserve and effectively exploit gene sources of special aquatic species for breeding purposes; to produce biologicals for raising aquaculture yield and treating the aquaculture environment; to produce kits for quick diagnosis of aquatic animal diseases; to research and apply molecular biology and immunization science and microorganism science to the prevention and treatment of dangerous aquatic animal diseases; to produce high-quality aquatic feed for use as import substitutes.

- Aquatic product processing: To research, develop and apply enzyme and protein technology for raising the quality of commodities and creating new commodities in the aquatic-product processing industry; to apply the molecular biology method in assuring hygiene and safety of aquatic products; to apply biotechnology to treating wastes from aquatic product processing for environmental protection, and producing preparations for aquatic product preservation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To research, develop and intensively apply biotechnology to medicine and pharmacy in order to create new medical and pharmaceutical products of high curative effect and hi-tech healthcare services for effectively preventing and controlling dangerous epidemics, better meeting people's diversified healthcare needs.

- Health sector:

+ To research, develop and apply stem cell technology serving medical treatment; to expand the application of in-vitro fertilization technology to treat infertility problems; to develop cell monoclonal technology and apply it to disease diagnosis and treatment.

+ To research, develop and apply gene technology to disease diagnosis and treatment and raising of the quality of the Vietnamese race.

+ To research and produce new-generation vaccines (cellular vaccines, recombinant vaccines and ADN vaccines) to meet 80-90% of domestic demand and for export.

- Pharmaceuticals:

- To research bio-active substances from animals, plants and microorganisms for the production of drugs, cosmetics and functional foods on an industrial scale.

+To research and produce antibiotics, vitamins, amino acids and proteins with microorganism fermentation and recombinant microorganism technology.

- To research and apply cell technology in conserving and developing rare and valuable pharmaceutical material sources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To research, develop and apply biotechnology for creating environmentally friendly technologies and products and producing bio-fuels (biogas, bio-petrol and bio-diesel, etc.) for cleaner production and energy security assurance.

- To research, develop and apply biotechnology for treating pollutant wastes, restoring and developing natural eco-systems and protecting the environment.

-To research, develop and apply biotechnology for preserving, conserving and rationally using biodiversity resources, land, water and air for national sustainable development.

d/ Processing industry:

- To research, develop and apply enzyme, protein and microorganism technologies for producing on an industrial scale amino acids, proteins, organic acids, organic solvents and micro organic preparations for the food processing industry, production of livestock feed, bio-fuels and medicines, and environmental pollution treatment.

- To research and create biotechnology chains and equipment for the food processing industry.

dd/ Defense and security:

- To research, develop and apply methods to prevent and combat bio-weapons.

- To study and establish a human gene bank for those who need to be managed; to research, develop and apply biotechnology to preventing, combating and pursuing criminals and managing human resources for security and defense maintenance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/To build material and technical foundations and modernize machinery and equipment:

- To plan, and make concentrated, adequate and coordinated investment in, modernizing the national network of biotechnology research institutes, universities and laboratories.

- To complete the construction of, and effectively operate, key national laboratories, and build and develop new biotechnological laboratories furnished with modern and synchronous machinery and equipment.

- To build advanced and modem regional, inter-regional, branch and inter-branch biotechnological centers for the performance of national, inter-regional, inter-branch and specific tasks.

- To build key national biotechnological laboratories up to international standards and other standardized laboratories under the Vietnam Laboratory Accreditation Scheme (VILAS).

b/ Human resources training:

- To formulate and implement a planning on training scientific human resources to meet quantitative and qualitative requirements of national biotechnology and bio-industry development. To attach importance to training highly qualified experts with post-doctoral, doctoral or master degrees, technological engineers and technicians, and training biotechnology research groups.

- To actively and regularly improve the quality of training of Vietnamese biotechnologists at all degrees. To encourage domestic and foreign organizations and individuals to participate in training Vietnam's biotechnology human resources. To continue sending trainees for overseas graduate and postgraduate training with state budget funds. To encourage self-financed graduate, postgraduate and doctoral training in biotechnology.

- To provide retraining in biotechnology for scientific and technical workers who are currently engaged in biotechnology but were previously not yet intensively trained in biotechnology, along with organizing training courses on transfer of technologies and scientific advances in biotechnology for production establishments and localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- In the 2006-2010 period: To train more than 8,000 scientific workers to obtain graduate and postgraduate degrees in biotechnology, including 200 doctors, 800 masters, around 100 turns of people to be trained overseas and 3,000 technicians to be trained at home.

- In the 2011-2015 period: To train more than 12,000 scientific workers in charge of biotechnology of graduate and postgraduate degrees, including 300 doctors, 1,200 masters, around 300 turns of people to be trained overseas and 4,500 technicians to be trained at home.

3. To build and develop bio-industry:

a/ To formulate a master plan on bio-industry development in Vietnam up to 2020, attaching importance to agricultural-forestry-fishery product processing and medicine-pharmacy, with viewpoints, objectives, tasks and solutions suitable to national conditions.

b/ To form and develop bio-industrial production, business and service enterprises engaged in processing of agricultural, forestry, fishery and aquatic products; production of liquor, beer, beverages and sauces; production of amino acids, organic acids, industrial enzymes and food additives; production of plant varieties, animal breeds, fisheries breeds, fertilizers, bio-insecticides, animal vaccines, vaccines for expanded vaccination of children, avian influenza vaccines, curative medicines, antibiotics and other pharmaceuticals; production of micro organic preparations for disposal of garbage, wastewater and exhaust gas, purifying daily-life water and responding to environmental incidents.

c/ To establish an open and favorable market, develop more support industries and encourage enterprises of all economic sectors to invest in bio-industry development.

4. To elaborate and improve legal documents, mechanisms and policies to promote biotechnology research and development and application in production and life:

a/ To develop and promulgate incentive mechanisms and policies to encourage biotechnology research and development, transfer and application to production and life, and investment in bio-industry development in Vietnam; incentive policies to encourage small- and medium-sized enterprises, especially agricultural-forestry-fishery product processing ones, to invest in biotechnology development; policies to attract and diversify investment sources for biotechnology development; policies to grant incentives to scientific and technical workers engaged in biotechnology and biotechnological talents.

b/ To formulate policies on biosafety management of genetically modified organisms, an important chapter of a Law on Biodiversity, and decrees detailing and guiding the implementation of this chapter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. International cooperation in biotechnology:

a/ To enter into bilateral and multilateral cooperation with countries that have advanced biotechnologies in order to learn experience, attract investment and seek assistance for rapid strong and steady development of biotechnology.

b/ To formulate and implement cooperation schemes and projects on biotechnology research, development and application; to transfer biotechnological technologies, production chains, machinery and equipment between research institutes and universities of Vietnam and other countries with advanced biotechnologies.

6. Key programs, plannings, schemes and projects:

To achieve the objectives and effectively implement the contents of this master plan, to formulate, approve and implement the following 10 key programs, plannings. schemes and projects:

a/A state-level key scientific and technological program on development and application of base technologies of biotechnology: The Ministry of Science and Technology is responsible for formulating, approving according to its competence, and organizing the implementation of this program.

b/ A key program on biotechnology development and application in agriculture and rural development up to 2020: The Ministry of Agriculture and Rural Development is responsible for formulating and submitting to the Prime Minister for approval, and organizing the implementation of this program (under the Prime Minister's Decision No. 11/2006/QD-TTg of January 12, 2006).

c/A scheme on biotechnology development and application in the processing industry up to 2020: The Ministry of Industry (now the Ministry of Industry and Trade) is responsible for formulating and submitting to the Prime Minister for approval, and organizing the implementation of this scheme (under the Prime Minister's Decision No. 14/2007/QD-TTg of January 25, 2007).

d/ A scheme on biotechnology development and application in the fisheries sector up to 2020: The Ministry of Fisheries (now the Ministry of Agriculture and Rural Development) is responsible for formulating and submitting to the Prime Minister for approval, and organizing the implementation of this scheme (under the Mine Minister's Decision No. 97/2007/QD-TTg of June 29, 2007).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ A scheme on biotechnology development and application in environmental protection up to 2020: The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for formulating and submitting to the Prime Minister for approval, and organizing the implementation of this scheme.

g/ A planning on training human resources for biotechnology and bio-industry development up to 2020: The Ministry of Education and Training is responsible for formulating and submitting to the Prime Minister for approval, and organizing the implementation of this planning.

h/ A planning on the network, and improving material and technical foundations, of biotechnological institutes, research centers and laboratories up to 2020: The Ministry of Science and Technology is responsible for formulating and submitting to the Prime Minister for approval, and organizing the implementation of this planning.

i/ A master plan on bio-industry development in Vietnam up to 2020: The Ministry of Industry and Trade is responsible for formulating and submitting to the Prime Minister for approval, and organizing the implementation of this master plan.

j/ A draft Law on Biodiversity, including a chapter on biosafety management of genetically modified organisms, and decrees detailing and guiding the implementation of this chapter: The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for drafting and submitting to the Government for comment for further submission to the National Assembly for passage, and organizing the implementation of this law.

IV MAJOR SOLUTIONS

1. To increase regular leadership and direction by Party committees and administrations at all levels of biotechnology development and application to production and life. To form a unified system for directing biotechnology development and application from the central to local level. To step up, and diversify forms of, public information and dissemination of knowledge on biotechnology development and application; to continue widely disseminating the Directive of the Secretariat of the Party Central Committee, the Government's program of action and this master plan to all levels, branches, localities and communities for compliance.

2. To rapidly complete a legal framework, mechanisms and policies to create favorable, smooth and incentive conditions for biotechnology development and application and, at the same time, raise the capacity of state management of research and development, application and use of biotechnological products in Vietnam.

3. To step up human resource training, increase material and technical foundations, machinery and equipment for biotechnology. To make concentrated, targeted and systematic investment in priority and key localities under national and local plannings to ensure the efficient use of invested machinery, equipment and laboratories.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The State shall prioritize the allocation of funds for biotechnology research and development in total annual state budget funds for science and technology. The allocation of funds for key programs, plannings, schemes and projects under this master plan complies with the State Budget Law.

5. To restore and develop indigenous experience and, at the same time, rapidly apply advanced technologies in order to step up biotechnology development and application in restoring and developing traditional trades and forming new ones for developing a strong bio-industry.

6. To enhance international cooperation in order to rapidly receive, decode and master important aspects of modem biotechnology. To procure foreign technologies and hire foreign experts in necessary biotechnology research and development cases.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches, localities and agencies in, organizing the effective and on-schedule implementation of the contents of this master plan, and annually report implementation results to the Prime Minister.

2. The Ministries of Science and Technology; Agriculture and Rural Development; Health; Industry and Trade; Education and Training; and Natural Resources and Environment shall, according to their assigned tasks under the master plan, expeditiously formulate, evaluate and approve according to their competence or submit to competent authorities for approval, and organize the effective and on-schedule implementation of key programs, plannings, schemes and projects already assigned to them.

3. Provincial/municipal Peopled Committees shall, based on this master plan, formulate biotechnology development programs and plans up to 2020 as a priority part of their local five-year and annual socio-economic development plans.

4. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the Ministry of Science and Technology shall apportion, allocate, and guide the use of, capital for the effective and on-schedule implementation of approved contents, tasks, programs, plannings. schemes and projects under this master plan.

5. Organizations and individuals that wish to participate in implementing the contents, tasks, programs, plannings. schemes or projects under this master plan shall register with the aforesaid responsible ministries for consideration and settlement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Minister of Science and Technology, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees, and concerned organizations and individuals shall implement this Decision.

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER





Nguyen Thien Nhan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 14/2008/QĐ-TTg ngày 22/01/2008 phê duyệt “kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.193

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.214.244
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!