Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 112/2001/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 25/07/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 112/2001/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 112/2001/QĐ-TTG NGÀY 25 THÁNG 7 NĂM 2001 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TIN HỌC HOÁ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa giai đoạn 2001- 2005;
Căn cứ Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2001 số 06/2001/NQ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 để làm căn cứ cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai Đề án Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng và thẩm quyền của mình (Đề án kèm theo).

Điều 2. Giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Đề án này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

ĐỀ ÁN TIN HỌC HÓA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

Văn phòng Chính phủ đã được Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng giao nhiệm vụ nghiên cứu và thực hiện Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước từ năm 1990.

Thực hiện nhiệm vụ đó, trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1997, Văn phòng Chính phủ đã triển khai 4 Đề án, trong đó có 2 Đề án do Chính phủ Pháp tài trợ (giai đoạn 1991 - 1993 và giai đoạn 1994 - 1996); một Đề án do ngân sách nhà nước đầu tư theo chương trình quốc gia về công nghệ thông tin (giai đoạn 1996 - 1998); một Đề án mạng tin học diện rộng của Chính phủ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 280/TTg ngày 29 tháng 4 năm 1997.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật do 4 Đề án nói trên tạo lập được trong thời gian qua đã đặt nền móng cho công tác tin học hóa quản lý và điều hành trong các cơ quan hành chính nhà nước trên phạm vi cả nước; thúc đẩy việc hình thành các hệ thống thông tin, các kho dữ liệu điện tử, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp.

Theo Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 11/CP ngày 24 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ, từ năm 1998, Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ thống nhất quản lý mạng tin học diện rộng của Chính phủ; nói cách khác là thống nhất chỉ đạo công tác tin học hóa quản lý hành chính nhà nước trong phạm vi Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.

Để đồng bộ với Chương trình Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, Thủ tướng Chính phủ quyết định Đề án tổng thể tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 với những nội dung chủ yếu sau đây và giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện:

I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ ÁN TIN HỌC HÓA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2005

Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 dựa trên các cơ sở sau đây:

1. Nghị quyết của Chính phủ số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 211/TTg ngày 07 tháng 4 năm 1995 đã xác định quản lý nhà nước là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, theo đó, chương trình tin học hóa quản lý nhà nước đã được Chính phủ quyết định đầu tư bước đầu trong khuôn khổ chương trình quốc gia về công nghệ thông tin giai đoạn 1996 - 1998, trong đó có cả dự án đầu tư mạng tin học diện rộng của Chính phủ (kết quả đầu tư sẽ thể hiện ở phần sau).

2. Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa 8 đã nêu nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin đối với các cơ quan Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2001 - 2005 như sau: ''các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội đi đầu trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động theo phương châm bảo đảm tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả lâu dài. Tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước là bộ phận hữu cơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Các cấp ủy, tổ chức Đảng chỉ đạo khẩn trương xây dựng các hệ thống thông tin cần thiết phục vụ lợi ích công cộng của nhân dân, phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước. Sớm hoàn thiện, thường xuyên nâng cấp và sử dụng có hiệu quả mạng thông tin diện rộng của Đảng và Chính phủ. Bảo đảm đến năm 2005, về cơ bản xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thông tin điện tử của Đảng và Chính phủ''.

3. Quyết định của Chính phủ về việc ký kết Hiệp định khung E-ASEAN (ASEAN điện tử) tại Hội nghị cấp cao không chính thức lần thứ 4 tại Singapore ngày 24 tháng 4 năm 2000, trong đó, theo Điều 3 và Điều 9, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử.

4. Chương trình Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 đã đề ra mục tiêu hiện đại hoá nền hành chính nhà nước, theo đó, đến năm 2010, xây dựng và đưa vào vận hành mạng điện tử - tin học thống nhất của Chính phủ với hai giai đoạn 2001 - 2005; 2006 - 2010.

II. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH TIN HỌC HÓA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG THỜI GIAN QUA

1. Năm 1990, Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng đã phê duyệt dự án ứng dụng tin học và kỹ thuật thông tin tại Văn phòng Chính phủ (công văn số 1265/TH ngày 24 tháng 4 năm 1990 của Văn phòng Chính phủ thông báo Quyết định của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng).

Nhiệm vụ của dự án là tin học hoá hệ thống thông tin quản lý tại Văn phòng Chính phủ, đồng thời hỗ trợ một phần thiết bị, công nghệ, đào tạo cán bộ cho 10 Bộ, 10 tỉnh trọng điểm, chuẩn bị điều kiện để xây dựng mạng tin học cục bộ ở các Bộ, địa phương, tiến tới hình thành mạng thông tin diện rộng kết nối đến tất cả các Bộ, ngành và địa phương.

Đến cuối năm 1993, Văn phòng Chính phủ đã xây dựng được mạng tin học cục bộ (LAN) và bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ, nối kết thông tin với một số Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh trọng điểm.

Mặc dù việc ứng dụng tin học tại Văn phòng Chính phủ giai đoạn đầu còn sơ khai, công nghệ ứng dụng mới, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, công tác tin học hoá quản lý hành chính nhà nước tại Văn phòng Chính phủ đã đặt nền móng cho công tác tin học hoá quản lý và điều hành trong các cơ quan hành chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc.

2. Sau khi ban hành Nghị quyết số 49/CP về phát triển công nghệ thông tin (8/1993), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch 5 năm (1995 - 2000) triển khai Chương trình Quốc gia về Công nghệ thông tin. Trong giai đoạn 1996 - 1998, Chương trình đã tập trung khoảng 50% kinh phí (160 tỷ đồng) cho mục tiêu tin học hoá hệ thống thông tin quản lý nhà nước. Bước đầu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho việc tin học hoá quản lý nhà nước và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý chuyên ngành.

Trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật này, các cơ quan hành chính nhà nước đã từng bước triển khai các hệ thống thông tin, các kho dữ liệu điện tử phục vụ cho công tác quản lý, điều hành của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và các cơ quan chính quyền các cấp.

Đến nay, hệ thống mạng tin học cục bộ tại 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở hầu hết các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã được thiết lập. Hệ thống này bao gồm cả các hệ thông tin tác nghiệp, quản lý hồ sơ công việc và các kho dữ liệu phục vụ nghiên cứu, trợ giúp quá trình ra quyết định điều hành.

Mạng tin học diện rộng của Chính phủ được thiết lập để liên kết mạng tin học trung tâm của 61 tỉnh, thành phố và gần 40 cơ quan chủ chốt của Chính phủ với quy mô 2.500 máy trạm, 180 máy chủ trên phạm vi toàn quốc và 50 chương trình ứng dụng khác nhau. Với mạng tin học diện rộng của Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nước đã thực hiện việc truyền, nhận thông tin đa chiều, bao gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống báo cáo định kỳ, đột xuất và thư tín điện tử..., bảo đảm nhanh chóng, an toàn, phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.

Cùng với việc xây dựng Mạng tin học diện rộng của Chính phủ, 6 cơ sở Dữ liệu quốc gia đã được triển khai, bao gồm: Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, thống kê kinh tế - xã hội, pháp luật, tài nguyên đất và dân cư. Đến cuối năm 1999, các Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia này đã hoàn thành luận chứng khả thi. Trong đó, hai Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, thống kê đã có số liệu phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Công tác đào tạo tin học đã được tiến hành đồng bộ với việc xây dựng hệ thống tin học trong các cơ quan hành chính nhà nước. Hàng vạn lượt chuyên viên, cán bộ đã được đào tạo qua các lớp tin học cơ bản và trên thực tế đã sử dụng được máy tính ở các mức độ khác nhau vào công việc chuyên môn của mình; đặc biệt trong số đó, một tỷ lệ tương đối lớn đã sử dụng có hiệu quả công cụ tin học để truy nhập, trao đổi thông tin trên mạng, phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Cuối năm 1997, Việt Nam đã tham gia mạng INTERNET. Nhiều thông tin khai thác được trên mạng INTERNET đã góp phần đáng kể về thông tin, tư liệu, giúp cho công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác trong việc hoạch định chính sách.

3. Tuy nhiên, so với mục tiêu tin học hoá hệ thống thông tin điều hành đã đề ra trong Nghị quyết số 49/CP ngày 05 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ, kết quả đạt được trên thực tế còn rất khiêm tốn.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này là các cấp, các ngành, địa phương chưa nhận rõ vai trò của công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành; chưa kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin với quá trình cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý; biểu hiện cụ thể như sau:

- Về điều hành vĩ mô: Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin được đầu tư từ năm 1996 và kết thúc vào đầu năm 1998 với kinh phí 280 tỷ đồng; trong đó có nhiệm vụ tin học hóa tại các cơ quan hành chính nhà nước với kinh phí khoảng 160 tỷ đồng. Trong bối cảnh đó, nhiều hạng mục lớn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong kế hoạch tổng thể chưa triển khai thực hiện được.

Các dự án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước của các Bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng mới chỉ thực hiện được một phần. Vốn đầu tư cho tin học hóa 160 tỷ đồng trong 3 năm 1996 - 1998 mới chỉ đáp ứng 20 - 25% nhu cầu kinh phí của các Đề án đã được duyệt của 100 cơ quan hành chính cấp Bộ, cấp tỉnh.

Theo điều tra của Văn phòng Chính phủ, đa số các Đề án tin học hoá bị ngừng lại; một số cơ quan có khả năng tiếp tục đầu tư cho các mục tiêu tin học hoá quản lý nhà nước, nhưng phát triển theo hướng công nghệ riêng; một số cơ quan khác thì chờ chủ trương phát triển thống nhất chung của Chính phủ. Các cơ sở dữ liệu quốc gia mới chỉ được đáp ứng khoảng 10% nhu cầu vốn đầu tư (30 tỷ đồng). Do vậy các cơ sở dữ liệu quốc gia chỉ dừng lại ở giai đoạn hoàn thành luận chứng khả thi và triển khai thử nghiệm, đang chờ vốn để tiếp tục triển khai Đề án.

- Cát cứ thông tin xuất hiện. Nhiều Bộ, ngành coi thông tin quản lý của mình là thông tin riêng của ngành, không coi đó là tài sản quốc gia hoặc cung cấp dữ liệu tổng hợp không đầy đủ để các cơ quan khác có đủ thông tin phục vụ cho việc hoạch định chính sách và ra quyết định. Nhiều cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước ở cấp Trung ương và địa phương có thói quen tích lũy thông tin riêng, nên khi có thông tin thuộc phạm vi mình phụ trách đã không cập nhật vào mạng tin học để sử dụng chung.

- Dữ liệu trên mạng tin học: Hệ thống kỹ thuật hạ tầng công nghệ thông tin đã được xây dựng ở một trình độ nhất định, cho phép thực hiện việc truyền, nhận thông tin đa chiều. Thông tin phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính có nhiều, nhưng việc tích luỹ thông tin dưới dạng điện tử chỉ mới dừng ở mức thấp; đến nay mới tích luỹ trên mạng ở một số loại thông tin cơ bản. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là các cấp, các ngành chưa kiên quyết gắn việc ứng dụng công nghệ tin học với xử lý công việc hàng ngày, chưa thực hiện tốt kỷ cương hành chính trong việc cập nhật thông tin điện tử, chưa cải cách hành chính đủ mạnh để đưa hệ thống ứng dụng tin học vào guồng máy hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

- Về tổ chức bộ máy: cho đến nay vẫn chưa có quy định chung về vị trí, chức năng, nhiệm vụ đối với các đơn vị chủ trì các Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước; thậm chí không có ngạch công chức, không có chức danh cho cán bộ làm công tác tin học. Vì lý do này, các cơ quan hành chính nhà nước đã không thu hút được chuyên gia kỹ thuật giỏi, do đó, việc tiếp thu chuyển giao công nghệ, chỉ đạo triển khai các dự án ứng dụng rất bị hạn chế; các nguyên tắc của hệ thống mở, các chuẩn chung về công nghệ và thông tin không được giám sát chặt chẽ.

- Về cơ chế tài chính: từ năm 1998, kinh phí cho tin học hoá quản lý hành chính nhà nước chuyển sang nguồn ngân sách chi thường xuyên, do vậy các Bộ, ngành, địa phương không đủ kinh phí đầu tư để hoàn thành các Đề án tin học hoá, không thể tiếp tục triển khai các ứng dụng cơ bản trong quản lý, điều hành. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tin học của nhiều cơ quan hành chính nhà nước, về cơ bản, đến nay vẫn như tình trạng của năm 1998.

Do cước phí truyền tin quá cao, những Bộ, ngành truy cập nhiều trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ đã phải chi đến hàng chục triệu đồng/tháng cho đường trục truyền thông Bắc - Nam. Văn phòng ủy ban nhân dân các địa phương cũng phải chi phí hàng triệu đồng/tháng cho việc vận hành mạng diện rộng. Trong khi đó, nguồn ngân sách chi thường xuyên của các cơ quan hành chính còn hạn hẹp, dẫn đến việc nhiều Bộ, ngành, ủy ban nhân dân địa phương phải hạn chế sử dụng mạng vì chi phí cao của đường truyền. Điều này đã hạn chế hiệu quả sử dụng mạng tin học và hạn chế hiệu quả quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.

- Về kỹ năng sử dụng mạng tin học trong công việc thường xuyên của đội ngũ công chức: mặc dù đã được đào tạo, song cán bộ, công chức chưa thực sự quen với cách làm việc trên mạng máy tính (cập nhật, phối hợp xử lý...), mà chủ yếu là xử lý văn bản và khai thác số liệu có sẵn trên mạng.

Từ thực tiễn triển khai Chương trình Quốc gia về Công nghệ thông tin trong các năm 1996 - 1998, trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, yếu kém, có thể rút ra một số bài học sau đây:

Một là: tin học hoá quản lý hành chính nhà nước là công việc phức tạp vì dựa trên cơ sở công nghệ cao và liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, đến quá trình cải cách hành chính, đòi hỏi tính thống nhất cao trong toàn hệ thống hành chính nhà nước. Do đó, phải có bộ phận tin học chuyên trách chịu trách nhiệm điều phối thống nhất công việc tin học hoá.

Hai là: không thể coi tin học hoá hệ thống thông tin quản lý nhà nước là công việc dịch vụ đơn thuần, mà đó chính là quá trình tạo dữ liệu thông tin điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác điều hành, là chìa khoá để cải cách hành chính. Quá trình tin học hoá đến nay mới chỉ bắt đầu và còn kéo dài trong nhiều năm, vì vậy, không thể xếp nó vào loại hình công việc sự vụ thường xuyên và theo đó, áp dụng quy chế bảo đảm kinh phí như đối với loại công việc sự vụ thường xuyên.

Ba là: đầu tư cho công tác tin học hoá quản lý nhà nước còn quá ít so với đầu tư cho các hệ thống tin học hoá nghiệp vụ của các ngành ngân hàng, tài chính, hàng không... Vì vậy phải đầu tư ở mức độ đủ để bảo đảm cho hệ thống hoạt động đồng bộ.

Bốn là: coi trọng công tác đào tạo tin học cho đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước. Hệ thống dù có xây dựng tốt đến đâu về công nghệ vẫn không thể vận hành tốt nếu chính cán bộ, công chức, người làm việc trong hệ thống hành chính chưa biết vận hành máy tính và chưa có kỷ luật vận hành máy tính.

Năm là: coi trọng việc xây dựng kho dữ liệu, đặc biệt là các kho dữ liệu quốc gia và các kho dữ liệu chuyên ngành, lãnh thổ; có cơ chế quản lý tin học hoá để tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tin học hoá với tư cách là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Sáu là: phải có biện pháp về tổ chức, về cán bộ đối với các đơn vị làm công tác tin học trong các cơ quan hành chính theo một quy chế thống nhất, vì không có tổ chức thống nhất thì không thể xây dựng được hệ thống thống nhất.

III. NỘI DUNG TIN HỌC HOÁ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2005

1. Mục tiêu chung.

Đề án được xây dựng theo mục tiêu chung đã được nêu trong Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị là: "đến năm 2005, về cơ bản phải xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thông tin điện tử của Đảng và Chính phủ..." nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.

Trong khuôn khổ của Đề án này, mục tiêu chung đó được thể hiện trên các mặt:

- Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước; đến cuối năm 2005, đưa hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ vào hoạt động.

- Bám sát các mục tiêu của Chương trình Cải cách hành chính Nhà nước, thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện đại hoá công nghệ hành chính, thực hiện tin học hoá các quy trình phục vụ nhân dân trong các lĩnh vực dịch vụ công, nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân và doanh nghiệp được thuận tiện, nhanh gọn và chất lượng cao.

- Đào tạo tin học cho cán bộ, công chức nhà nước, tạo khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ mới trong công việc thường xuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu cao về hiệu quả và chất lượng công việc.

2. Mục tiêu cụ thể.

2.1. Xây dựng các hệ thống tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo điều hành trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Hoàn thiện và thống nhất áp dụng các chương trình ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành (thư tín điện tử, gửi nhận văn bản điện tử, quản lý hồ sơ công việc, quản lý cán bộ, ...).

2.2. Tổ chức xây dựng và tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia, trước hết là ở những Bộ, ngành trọng điểm (kể cả 6 cơ sở dữ liệu quốc gia đã có Đề án): Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng, Thương mại, Hải quan, Lao động, Tư pháp, Giáo dục, Y tế... để sử dụng chung.

2.3. Tin học hoá các dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp thuận tiện, nhanh gọn và bảo đảm chất lượng.

2.4. Đào tạo tin học: phổ cập công nghệ thông tin cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ nghiệp vụ của các cơ quan hành chính cấp huyện trở lên để có đủ khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính trong xử lý công việc thường xuyên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

2.5. Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi thẩm quyền của Chính phủ trên cơ sở gắn mục tiêu tin học hoá quản lý hành chính nhà nước với chương trình cải cách hành chính của Chính phủ.

3. Phạm vi, đối tượng tin học hóa của Đề án bao gồm:

3.1. Hệ thống thông tin phục vụ quản lý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.

3.2. Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo các cấp ở Trung ương và địa phương.

3.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ công của các cơ quan hành chính nhà nước đối với nhân dân và doanh nghiệp.

4. Các nhóm Đề án mục tiêu.

Nhóm Đề án 1. Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:

Mỗi Bộ, ngành cần xây dựng hệ thống thông tin tin học hoá thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cơ quan để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Trong năm 2001, tiếp tục phát triển kết quả tin học hoá trong giai đoạn 1996 - 2000, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật mạng, đưa chương trình quản lý hồ sơ công việc, thư tín điện tử vào hoạt động, bảo đảm mọi cán bộ, chuyên viên có thể trao đổi thông tin trên mạng và truy nhập vào trang thông tin điện tử của Chính phủ.

Thực hiện chuẩn hoá thông tin thuộc lĩnh vực mình quản lý, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Thống kê và Bộ Khoa học, công nghệ và Môi trường ban hành các chuẩn thông tin và công nghệ trong tin học hoá quản lý hành chính nhà nước.

Năm 2002 - 2003, xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ; trên cơ sở mạng diện rộng của Chính phủ, mở rộng mạng tin học của Bộ đến ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhằm phục vụ sự chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ đối với các Sở, Ban, ngành; xây dựng trang thông tin điện tử của Bộ phục vụ quá trình ra quyết định; đồng thời chia sẻ thông tin chung với các cơ quan hành chính nhà nước khác.

Năm 2004 - 2005, tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các kho thông tin dữ liệu chuyên ngành, đưa các công cụ hỗ trợ ra quyết định vào các kho dữ liệu điện tử.

Đối với Bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện các loại dịch vụ công như: đăng ký, quản lý, cấp giấy phép .... cần lập các đề án riêng để tin học hoá dịch vụ công nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân và doanh nghiệp.

Nhóm Đề án 2. Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước của ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần xây dựng hệ thống thông tin tin học hoá phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong năm 2001, tiếp tục phát triển kết quả tin học hoá trong giai đoạn 1996 - 2000, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật mạng, đưa chương trình quản lý hồ sơ công việc, thư tín điện tử vào hoạt động, bảo đảm mọi cán bộ, chuyên viên có thể trao đổi thông tin trên mạng tin học của tỉnh và truy nhập vào trang thông tin điện tử của Chính phủ;

Năm 2002 - 2003, xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, kết nối các đơn vị cấp Sở, quận, huyện với trung tâm mạng tin học quản lý hành chính của tỉnh; tuỳ theo khả năng và điều kiện, có thể mở rộng dần đến các đơn vị chính quyền cấp cơ sở. Cuối năm 2003, phải hình thành trung tâm dữ liệu kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố.

Năm 2004 - 2005, tiếp tục hoàn thiện, mở rộng hạ tầng thông tin và công nghệ của giai đoạn trước, từng bước thực hiện tin học hoá các quy trình phục vụ nhân dân trong các lĩnh vực quản lý nhà, đất, xây dựng, đăng ký kinh doanh.... tạo cho người dân tham gia trao đổi thông tin, nhận thông tin trực tiếp hơn với hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Đến cuối năm 2004, phải tin học hoá được một số dịch vụ công: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, giấy phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, quản lý dân cư, giao dịch bảo đảm...

Nhóm Đề án 3: Xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia và các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ tin học hóa quản lý, điều hành.

Cơ sở dữ liệu quốc gia là các kho thông tin phục vụ quản lý, điều hành của Chính phủ, bảo đảm cung cấp nhanh chóng, kịp thời các thông tin cần thiết về kinh tế, văn hóa, xã hội, hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các quyết định quản lý, điều hành. Giai đoạn 1996 - 1998, Nhà nước đã đầu tư cho 6 cơ sở dữ liệu quốc gia và giao cho 6 cơ quan chủ trì. Giai đoạn 2001 - 2005, cần tiếp tục thực hiện dự án khả thi của các cơ sở dữ liệu quốc gia đã được phê duyệt và một số cơ sở dữ liệu quốc gia mới, bao gồm:

- Cơ sở dữ liệu quốc gia về kinh tế - xã hội,

- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,

- Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức,

- Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư,

- Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất,

- Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính,

- Cơ sở dữ liệu về thông tin xuất nhập khẩu,

- Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.

Các cơ sở dữ liệu quốc gia nêu trên, ngoài chức năng phục vụ các hoạt động quản lý, điều hành của nhà nước, cần được tận dụng khai thác (theo các quy định cần thiết và giao thức thuận tiện) cho các đối tượng doanh nghiệp và nhân dân, nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, nghiên cứu, phát triển văn hóa, xã hội.

Các Bộ, ngành khác căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và tích hợp trên mạng diện rộng của Chính phủ, tạo thành nguồn tài nguyên thông tin quốc gia.

Trong năm 2001, những Bộ, ngành chủ trì các Dự án xây dựng Cơ sở Dữ liệu Quốc gia đã triển khai trước đây cần hoàn thiện hạ tầng cơ sở kỹ thuật, tập trung xây dựng thông tin dữ liệu, nhằm phục vụ nhu cầu khai thác thông tin của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.

Năm 2002-2005, tập trung vào nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu và tích hợp cơ sở dữ liệu trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ.

Nhóm Đề án 4. Đào tạo cán bộ, công chức hành chính nhà nước.

Từ 2001 đến 2005, các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương phải bảo đảm đại bộ phận cán bộ, công chức được đào tạo về tin học, nắm được kỹ năng làm việc trên mạng máy tính; ưu tiên cho các cán bộ, chuyên viên làm việc trực tiếp tạo nguồn thông tin dữ liệu trên mạng máy tính.

Văn phòng Chính phủ xây dựng chương trình đào tạo cán bộ công chức làm việc trong môi trường tin học hoá; đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ sư tin học trong cơ quan hành chính nhà nước, bảo đảm trình độ cập nhật kịp với tốc độ phát triển công nghệ cao, có khả năng phân tích hệ thống, quản lý triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý.

Nhóm Đề án 5. Nâng cấp Mạng tin học diện rộng của Chính phủ (CPNET), bảo đảm cho mạng này đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tin học của các cơ quan hành chính nhà nước.

Mạng tin học diện rộng của Chính phủ đóng vai trò như là trục truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước, kết nối mạng tin học của các Bộ, ngành, địa phương, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Năm 2001-2002, tiến hành mở rộng mạng tin học diện rộng của Chính phủ, nâng cấp các đường truyền số liệu kết nối với các Bộ, ngành, Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thiết lập hệ thống thư tín điện tử phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và nhu cầu trao đổi thông tin cho cơ quan hành chính các cấp tham gia mạng tin học diện rộng của Chính phủ.

Năm 2002-2003, xây dựng trung tâm tích hợp Cơ sở dữ liệu của Chính phủ; bảo đảm cho trung tâm này có khả năng tích hợp được các trung tâm tích hợp dữ liệu của các Bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thử nghiệm mô hình hoạt động giao ban, hội họp có hình qua mạng (Video Conference).

Năm 2004-2005, hoàn thiện mạng tin học diện rộng của Chính phủ, tích hợp với mạng tin học diện rộng của Đảng; bảo đảm khả năng phục vụ truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Đảng truy nhập mạng với số lượng lớn.

Văn phòng Chính phủ chủ trì xây dựng và phát triển mạng diện rộng của Chính phủ.

Nhóm Đề án 6. Xây dựng hệ thống bảo đảm an toàn, bảo mật cho mạng tin học quản lý nhà nước trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Năm 2001 - 2002, xây dựng đề án bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin cho mạng tin học của các cơ quan hành chính nhà nước, bảo đảm tính xác thực trong việc trao đổi văn bản điện tử, chữ ký điện tử.

Năm 2003 - 2005, triển khai hệ thống bảo mật thông tin, chuẩn bị đủ điều kiện để đưa hệ thống thông tin điện tử của Đảng và Chính phủ vào hoạt động với độ tin cậy cao.

Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp với Văn phòng Chính phủ xây dựng và thực hiện Đề án bảo đảm an toàn, bảo mật cho hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ.

IV. ĐẦU TƯ (GIAI ĐOẠN 2001-2005)

1. Yêu cầu kiến trúc hệ thống tin học hóa quản lý hành chính nhà nước:

Hệ thống gồm các thành phần là các hệ dữ liệu thông tin tương đối độc lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ) và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh). Các thành phần của hệ thống có quan hệ ngang và quan hệ dọc.

Quan hệ ngang là quan hệ trao đổi, chia sẻ thông tin có tính chất chuyên môn của mỗi ngành.

Quan hệ dọc là quan hệ chủ yếu dựa theo cấu trúc phân cấp thẩm quyền, chức năng quản lý nhà nước trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

Theo yêu cầu thông tin để thực hiện nhiệm vụ quản lý trong mỗi hệ thống tổ chức, việc tin học hoá phải được thực hiện ngay từ ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tại cấp trên cùng của từng hệ thống (Bộ, tỉnh) sẽ hình thành một trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi mình phụ trách. Trung tâm này không phải là nơi cập nhật, lưu trữ các dữ liệu điều hành, mà là nơi liên kết các cơ sở dữ liệu tác nghiệp của các đơn vị trong từng hệ thống. Trung tâm có chức năng cung cấp, chia sẻ thông tin chung, truyền các mệnh lệnh quản lý thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, công văn hành chính của các cấp hành chính có thẩm quyền.

Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu của mỗi hệ thống quan hệ với trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu của hệ thống khác theo kiểu quan hệ ngang thông qua trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu của Chính phủ.

Như vậy, Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu sẽ hình thành tại các cấp sau:

a) Cấp Chính phủ: Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu đặt tại trung tâm mạng tin học diện rộng của Chính phủ (Văn phòng Chính phủ);

b) Cấp Bộ: Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu đặt tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

c) Cấp tỉnh: Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu đặt tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh.

Trung tâm tích hợp dữ liệu của Chính phủ có chức năng, nhiệm vụ liên kết cơ sở dữ liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chia sẻ thông tin chung giữa các đơn vị này, nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ, tỉnh. Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu cấp Chính phủ cũng cung cấp hạ tầng truyền thông chung giữa các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua mạng tin học diện rộng của Chính phủ.

Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu cấp Bộ liên kết các cơ sở dữ liệu điều hành của Bộ, kể cả các đơn vị chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ theo ngành dọc thuộc ủy ban nhân dân các địa phương; cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị trong Bộ và cung cấp, chia sẻ thông tin với các Bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh qua trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu cấp Chính phủ.

Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu cấp tỉnh có chức năng liên kết cơ sở dữ liệu tác nghiệp của các Sở, Ban, ngành, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường trong tỉnh, chia sẻ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các đơn vị trong tỉnh. Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu của tỉnh cũng cung cấp hạ tầng truyền thông chung giữa các Sở, Ban, ngành, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường thông qua mạng tin học diện rộng của tỉnh.

Trên cơ sở phân tích hệ thống tin học hoá quản lý hành chính nhà nước trên đây sẽ ưu tiên đầu tư vào các Trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu, trục truyền thông hỗ trợ liên kết ngang giữa các Bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Mạng tin học diện rộng của Chính phủ.

Mạng tin học diện rộng của Chính phủ được xây dựng theo Quyết định số 280/TTg ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ, được thiết kế và xây dựng theo kiến trúc phân cấp của các cơ quan hành chính nhà nước và được chia theo các mức:

Mức A: Cấp Chính phủ,

Mức B: Cấp Bộ, tỉnh,

Mức C: Cấp Sở, Ban, ngành, huyện, thị hoặc Cục, đơn vị trực thuộc Bộ,

Mức D: Cấp xã, phường.

Tại mức A và mức B sẽ hình thành các trung tâm tích hợp cơ sở dữ liệu.

PA (Chính phủ)

 

PB (UBND cấp tỉnh)

 

PB (Bộ, ngành)

 

PC (Cục, Vụ, đơn vị tương đương

 

PC (Huyện, quận...)

 

PC (Sở)

 

PD (> xã, phường)

 

Sơ đồ kiến trúc các mức của mạng tin học diện rộng của Chính phủ

Các đơn vị hành chính cấp Bộ, cấp tỉnh sẽ liên kết với nhau qua mạng tin học diện rộng của Chính phủ thông qua trung tâm mạng đặt tại Văn phòng Chính phủ.

Các đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ liên hệ với nhau qua trung tâm mạng tin học diện rộng của tỉnh đặt tại Văn phòng Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh.

Các đơn vị trực thuộc Bộ; Sở, Ban, ngành trực thuộc tỉnh liên hệ với Bộ thông qua mạng diện rộng của tỉnh và của Chính phủ (minh họa bằng sơ đồ dưới đây).

CPNET

TT tích hợp mạng của Bộ

 

TT Tích hợp mạng của tỉnh

 

Sở, Ban, Ngành

Sơ đồ liên kết các Sở, Ban, ngành với các Bộ, ngành qua CPNET.

Mạng tin học diện rộng của Chính phủ (gọi là mạng CPNET) đã được thiết kế theo kiến trúc chung của hệ thống tin học hoá quản lý nhà nước, bao gồm:

- Một trục truyền thông Bắc - Nam tốc độ 64 KB kiểu X25,

- 35 đường ISDN nối 35 cơ quan Bộ với Văn phòng Chính phủ,

- Kết nối 61 Văn phòng Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh với mạng CPNET; nhiều ủy ban nhân dân tỉnh đã mở rộng mạng của Chính phủ xuống đến các cơ quan cấp Sở, Ban, huyện, thị, xã, phường.

Như vậy, mạng CPNET đã là cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống tin học hoá quản lý nhà nước trong giai đoạn đầu tư mới.

3. Dự toán đầu tư.

3.1. Yêu cầu đầu tư:

- Việc đầu tư xây dựng hệ thống tin học hoá quản lý hành chính nhà nước phải tuân thủ nguyên tắc lấy mục tiêu xây dựng thông tin dữ liệu là chính; công cụ tin học là phương tiện quan trọng để thực hiện mục tiêu. Trước khi quyết định đầu tư, cần xác định rõ: dữ liệu thông tin là gì, khối lượng thông tin sẽ phải quản lý là bao nhiêu, ai quản lý và quản lý như thế nào, mục đích phục vụ và mức độ sẵn sàng của các cơ quan hành chính tham gia hệ thống; mức độ gắn kết của hệ thông tin được tin học hoá với tiến trình cải cách hành chính của đơn vị; chỉ mua sắm hệ thống thiết bị đồng bộ sau khi đã xác định rõ mục tiêu công việc, khối lượng thông tin cần xây dựng.

- Triển khai việc tin học hóa tại các cơ quan hành chính nhà nước phải tuân thủ nguyên tắc thống nhất về công nghệ mạng (theo các chuẩn của mạng diện rộng của Chính phủ) và của những ứng dụng dùng chung trong các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng dẫn chuyên môn của Văn phòng Chính phủ. Cần thực hiện thí điểm triển khai trước tại một số Bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh để cung cấp giải pháp công nghệ và chương trình dùng chung cho toàn hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.

- Việc xây dựng hệ thống thông tin phải bảo đảm tính chia sẻ và tích hợp thống nhất của nguồn tài nguyên thông tin trên mạng của Bộ, tỉnh và mạng tin học diện rộng của Chính phủ, tránh cát cứ thông tin cục bộ.

- Việc đầu tư mở rộng mạng đến đâu phải tuỳ thuộc vào điều kiện nơi đó có cán bộ vận hành máy tính, có nhu cầu khai thác và tạo nguồn thông tin phục vụ quản lý, điều hành.

- Việc đầu tư phải thực hiện trên tinh thần tiết kiệm, sử dụng tối đa các thiết bị, kỹ thuật, tài nguyên thông tin đã được đầu tư xây dựng trong giai đoạn trước.

3.2. Phân cấp đầu tư.

Cấp Chính phủ:

Chính phủ đầu tư ở các hạng mục chính như:

- Trung tâm tích hợp dữ liệu của Chính phủ, các cơ sở dữ liệu Quốc gia, trục truyền thông, các đường truyền số liệu từ trung tâm tích hợp dữ liệu của Chính phủ đến Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ và tỉnh.

- Đầu tư một số hạng mục cơ bản thuộc Đề án Tin học hóa của các Bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thống nhất công nghệ và các chương trình ứng dụng.

Cấp Bộ, tỉnh:

Các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân địa phương đầu tư mở rộng Trung tâm mạng và các cơ sở dữ liệu khác tuỳ theo khả năng kinh phí, cán bộ và độ lớn của hệ thông tin của mỗi cơ quan.

Đầu tư mở rộng tin học hóa các dịch vụ hành chính công trên cơ sở đầu tư ban đầu của Chính phủ.

3.3. Kinh phí.

- Tổng kinh phí của Đề án sẽ được tổng hợp từ kinh phí của các đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Riêng phần kinh phí từ ngân sách Trung ương đầu tư cho các hạng mục chính của hệ thống, gồm các trung tâm tích hợp dữ liệu ở cấp Chính phủ, cấp Bộ, cấp tỉnh; các cơ sở dữ liệu quốc gia; trục truyền thông chính mạng tin học diện rộng của Chính phủ và một số thành phần cơ bản khác được dự tính không dưới 1.000 tỷ đồng cho cả giai đoạn 2001 - 2005.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước phải được tổ chức đồng bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước; dựa vào bộ máy hành chính hiện có của Bộ, tỉnh để tổ chức thực hiện đề án. Việc tổ chức được phân ra các cấp như sau:

a) Chỉ đạo chung:

Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với một số cơ quan liên quan:

- Tổ chức việc điều phối, hướng dẫn xây dựng và triển khai các Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước tại các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Điều phối các dự án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước có tính liên Bộ và liên tỉnh.

- Xác định chuẩn thông tin hành chính cấp quốc gia.

- Xây dựng hệ thống bảo vệ an toàn cho mạng tin học thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

- Tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia, kể cả các cơ sở dữ liệu thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ để cung cấp thông tin cho các cơ quan hành chính nhà nước, các đối tượng nghiên cứu khác.

- Chủ trì soạn thảo, trình, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm căn cứ pháp lý cho việc trao đổi, khai thác thông tin điện tử trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ.

b) Cấp Bộ:

- Phân tích nhu cầu tin học hóa của Bộ, xây dựng Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước của Bộ.

- Đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các Đề án tin học hóa trong phạm vi của Bộ.

- Xây dựng và lưu trữ thông tin điện tử thuộc phạm vi thẩm quyền.

- áp dụng chuẩn thông tin và bảo vệ thông tin.

c) Cấp tỉnh: ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chủ quản đầu tư; Văn phòng Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ đầu tư, chịu trách nhiệm:

- Phân tích nhu cầu tin học hóa của tỉnh, xây dựng Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước của tỉnh;

- Đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các Đề án tin học hóa trên địa bàn tỉnh;

- Xây dựng và lưu trữ thông tin điện tử thuộc phạm vi thẩm quyền;

- Áp dụng chuẩn thông tin và bảo vệ thông tin;

- Chủ động phối hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia trên cùng địa bàn nhằm thực hiện Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước của tỉnh tiết kiệm và có hiệu quả.

2. Về tổ chức bộ máy.

2.1. Kiện toàn tổ chức các đơn vị tin học trong các cơ quan hành chính nhà nước:

- Các Bộ, ngành phải thành lập trung tâm tin học trực thuộc Bộ để chủ trì xây dựng và triển khai Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước, phục vụ quản lý, điều hành của Bộ trưởng.

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương thành lập trung tâm tin học trực thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chủ trì xây dựng và thực hiện Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước, phục vụ quản lý và điều hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2.2. Thành lập Ban điều hành Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 do Văn phòng Chính phủ chủ trì với sự tham gia của đại diện các cơ quan:

- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

- Bộ Tài chính,

- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

Ban Điều hành chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Các chính sách và biện pháp thực hiện:

ưa) Tạo nguồn thông tin và chuẩn hóa thông tin.

Văn phòng Chính phủ chủ trì, cùng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành các quy định về chuẩn thông tin cho các hoạt động điều hành. Các Bộ, ngành công bố các chuẩn thông tin chuyên ngành;

Có chính sách khuyến khích tạo nguồn thông tin, xây dựng các kho cơ sở dữ liệu điện tử.

b) Trao đổi thông tin và bảo mật.

- Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp trình, ban hành các văn bản pháp quy cho việc khai thác, trao đổi thông tin điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước, giữa nhà nước với doanh nghiệp và nhân dân, với quốc tế; đồng thời bảo đảm được quyền sở hữu và bí mật thông tin của nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội và của cá nhân.

c) Chính sách hỗ trợ và huy động nguồn vốn cho phát triển mở rộng hệ thống thông tin quản lý.

Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng và mở rộng hệ thống tin học hóa của nhà nước. Thực hiện thu phí đối với các dịch vụ hành chính công để đầu tư lại cho hệ thống. Khuyến khích việc đầu tư tin học hóa để cung cấp, phổ biến thông tin luật pháp, kinh tế, xã hội và thông tin về hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước cho công chúng.

d) Chính sách về sử dụng mạng viễn thông truyền dữ liệu.

Nhà nước có chính sách cước phí viễn thông ưu đãi cho các hoạt động quản lý và điều hành trong các cơ quan hành chính nhà nước và các hoạt động phổ biến thông tin pháp luật đến công chúng và doanh nghiệp.

e) Chính sách mua sắm sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin.

Tất cả các kế hoạch mua sắm cho tin học hóa quản lý hành chính nhà nước phải thông qua đấu thầu và hợp đồng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ. Việc tổ chức đấu thầu mua sắm có thể tổ chức thực hiện tập trung nhằm giảm bớt chi phí và giá mua sắm sản phẩm, dịch vụ; đồng thời bảo đảm lựa chọn đúng công nghệ và chất lượng.

4. Tiến độ thực hiện:

4.1. Giai đoạn chuẩn bị (năm 2001):

Từ tháng 8 năm 2001 đến tháng 12 năm 2001, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước của đơn vị mình theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Đề án trước tháng 12 năm 2001.

Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính cần hướng dẫn cụ thể về công nghệ, tài chính để các Bộ, ngành, địa phương xây dựng đề án có tính khả thi cao.

4.2. Giai đoạn triển khai thực hiện:

Từ tháng 01 năm 2002, bắt đầu triển khai Đề án tin học hoá quản lý nhà nước. Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ đề án được phê duyệt triển khai công việc tin học hoá của mình.

5. Trách nhiệm của các Bộ, ngành:

Việc triển khai Đề án, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra triển khai các Đề án được phân công như sau:

5.1. Văn phòng Chính phủ:

- Quản lý thống nhất lĩnh vực tin học hoá quản lý hành chính nhà nước trong phạm vi toàn quốc; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương thực hiện đề án tin học hoá;

- Phối hợp với Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chuẩn hoá các loại thông tin cho các họat động quản lý điều hành quan trọng nhất của nhà nước;

- Tổng hợp tình hình thực hiện Đề án tin học hóa của các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý lên Thủ tướng Chính phủ;

- Phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả mạng tin học diện rộng của Đảng, Chính phủ.

5.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính đưa Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 vào kế hoạch nhà nước hàng năm để bảo đảm cơ sở thực hiện Đề án.

5.3. Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ cân đối mức ngân sách nhà nước dành cho Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước trong tổng dự toán ngân sách nhà nước để trình Chính phủ xem xét, quyết định;

- Cấp phát kinh phí hàng năm cho từng Đề án đã được xét duyệt; hướng dẫn, kiểm tra tài chính trong việc thực hiện Đề án; tổng hợp tình hình cấp phát kinh phí hàng năm cho từng Đề án và duyệt quyết toán kinh phí các Đề án đã kết thúc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

5.4. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ:

- Ban hành Quy chế về tổ chức các đơn vị tin học chuyên trách phục vụ công tác tin học hoá quản lý hành chính nhà nước; quy định tiêu chuẩn, chức danh cán bộ tin học làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước.

- Phối hợp chung để gắn việc triển khai thực hiện Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước với chương trình cải cách hành chính của Chính phủ giai đoạn 2001- 2010.

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------

No: 112/2001/QD-TTg

Hanoi, July 25, 2001

 

DECISION

RATIFYING THE PROJECT ON THE STATE ADMINISTRATIVE MANAGEMENT COMPUTERIZATION IN THE 2001-2005 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Politburo’s Directive No. 58-CT/TW of October 17, 2000 on boosting the application and development of information technology (IT) in the cause of industrialization and modernization in the 2001-2005 period;
Pursuant to Resolution No. 06/2001/NQ-CP of June 6, 2001 on the Government’s May 2001 regular meeting;
At the proposal of the Minister-Director of the Government Office,

DECIDES:

Article 1.- To ratify the Project on the State administrative management computerization in the 2001-2005 period (enclosed herewith), which shall serve as basis for the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and People’s Committees of the provinces and centrally-run cities to elaborate and carry out projects on the State administrative management computerization within the ambit of their respective functions and jurisdiction.

Article 2.- To assign the Government Office to assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Government Commission for Organization and Personnel and the Ministry of Science, Technology and Environment in guiding the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and People’s Committees of the provinces and centrally-run cities to implement this Project.

Article 3.- This Decision takes effect after its signing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

PROJECT

ON THE STATE ADMINISTRATIVE MANAGEMENT COMPUTERIZATION IN THE 2001-2005 PERIOD
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No. 112/2001/QD-TTg of July 25, 2001)

In 1990, the Government Office was assigned by the Ministers Council’s Standing Board the task of studying and implementing the State administrative management computerization project.

To perform this task, from 1991 to 1997, the Government Office already implemented four projects, two of which were financially supported by the French Government (in the 1991-1993 and 1994-1996 periods); one invested with the State budget under the national IT program (the 1996-1998 period); and another on the Government’s wide area network under the Prime Minister’s Decision No. 280/TTg of April 29, 1997.

The technical infrastructure recently formulated by the above-mentioned 4 projects has laid foundation for the management and administration computerization in the State administrative bodies throughout the country; promoted the establishment of information systems and electronic databases in service of direction and administration of the Government, the Prime Minister and local authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In order to make it compatible with the 2001-2010 program on the State administrative reform, the Prime Minister has decided on an overall project on the State administrative management computerization in the 2001-2005 period with the following major contents and assigned the Government Office to assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and People’s Committees of all levels to implement it:

I. BASES OF THE PROJECT ON THE STATE ADMINISTRATIVE MANAGEMENT COMPUTERIZATION IN THE 2001-2005 PERIOD

The Project on the State administrative management computerization in the 2001-2005 period is based on:

1. The Government’s Resolution No. 49/CP of August 4, 1993 on IT development in our country in the 1990s and the Prime Minister’s Decision No. 211/TTg of April 7, 1995, which determined that State management is a field of top priority in IT application, thereby the Government has decided the initial investment in the State management computerization program within the framework of the 1996-1998 national IT program, including the investment project on the Government’s wide area network (the investment results shall be demonstrated in the sections below).

2. Directive No. 58/CT-TW of October 17, 2000 of the Politburo of the Party Central Committee, VIIIth Congress, which pointed to the task of IT application for the Party and State bodies in the 2001-2005 period as follows: "The Party and State bodies as well as socio-political organizations shall lead the IT application in all activities on the principle of ensuring the thriftiness, practicality and long-term efficiency. Computerization of the Party and State bodies’ activities constitutes an essential part of the national administrative reform, a regular task of the agencies, aiming to enhance the management capability, to raise productivity, quality and efficiency. The Party committees and organizations at all levels shall direct the prompt establishment of necessary information systems in service of the people’s public interests, the Party’s leadership and State’s management. To soon perfect, regularly upgrade and effectively use the Party’s and Government’s wide area networks. To ensure that by 2005 the Party’s and Government’s electronic information system be basically established and put into operation".

3. The Government’s Decision on signing the E-ASEAN Framework Agreement at the 4th informal summit meeting held in Singapore on April 24, 2000, under Articles 3 and 9 of which Vietnam commits itself to achieve the target of building an electronic Government.

4. The 2001-2010 program on the State administrative reform, which set forth the objective of modernizing the State administration, and under which, by the year 2010, the Government’s electronic-information network shall be uniformly established and put into operation in two periods: 2001-2005 and 2006-2010.

II. GENERAL EVALUATION OF THE STATE ADMINISTRATIVE MANAGEMENT COMPUTERIZATION SITUATION IN THE RECENT PAST

1. In 1990, the Ministers Council’s Standing Board ratified the project on the application of informatics and information techniques at the Government Office (Official Dispatch No. 1265/TH of April 24, 1990 of the Government Office announcing the Decision of the Ministers Council’s Standing Board).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



At the end of 1993, the Government Office already established a local area network and initially applied modern IT to the direction and control work of the Prime Minister, linking information to a number of ministries and the People’s Committees of key provinces.

Though the informatics application at the Government Office in the initial stage is just beginning with new applied technology, thanks to the Prime Minister’s concern and direction, the State administrative management computerization at the Government Office has laid a groundwork for the computerization of management and administration of the State administrative bodies throughout the country.

2. After promulgating Resolution No. 49/CP on IT development (August 1993), the Prime Minister ratified the five-year (1995-2000) plan on the deployment of the national IT program. In the 1996-1998 period, around 50% of the program’s fund (VND 160 billion) was concentrated on the target of computerizing the State management information system, initially creating technical infrastructure for the State management computerization and IT application in the specialized management activities.

Based on this technical infrastructure, the State administrative bodies have step by step set up information systems and electronic databases in service of management and administration of the Prime Minister, ministries, branches and local authorities of different levels.

To date, the system of local area networks has already been set up in 61 provinces and centrally-run cities and almost all ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government. This system also covers operational information systems, file managing systems and databases in service of the research in and support for administrative decision-making process.

The Government’s wide area network was established to link central computer networks of 61 provinces and cities with around 40 key agencies of the Government through 2,500 terminals and 180 servers nationwide and 50 different applied programs. With the Government’s wide area network, the State administrative bodies have effected the multi-directional information transmission and reception, including the legal document system, the system of periodical reports, extraordinary reports and e-mails..., ensuring the promptness, safety and efficient service of direction and administration of the State administrative bodies.

In addition to the Government’s wide area network, 6 national databases have been formulated, including the national databases on finance, socio-economic statistics, laws, land resources and population. At the end of 1999, the feasibility study reports of these national database projects were finalized. Data of two national databases on finance and statistics have well served the Government’s direction and administration work.

The computer training has been conducted in line with the building of computer systems in the State administrative bodies. Ten thousands of experts and employees have gone through fundamental computer courses and in fact, acquired computer command at different levels in their professional activities. Particularly, many of these people can efficiently use informatics instruments to access to and exchange on-line information, thereby well serving the research to fulfill their assigned tasks.

In late 1997, Vietnam joined Internet. A lot of information exploited from the Internet has made considerable contributions in terms of information and documentation, supporting the work of direction and administration of the Government, the Prime Minister and other State agencies in the making of policies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This is attributed mainly to the fact that authorities, branches and localities had not clearly recognized the IT’s role in the direction and administration work; had failed to combine the IT application with the process of administrative reform and renovation of the mode of leadership, direction and management. More concretely:

- On macro-administration: The national IT program commenced in 1996 and ended in early 1998 with an investment fund of VND 280 billion, VND 160 billion of which were spent on the performance of the task of computerization at the State administrative bodies. In such circumstance, many big items already ratified by the Prime Minister in the master plan have not been materialized.

The State administrative management computerization projects of the ministries and provincial-level People’s Committees have also been partly realized. The investment capital amount of VND 160 billion for computerization work from 1996 to 1998 satisfied only 20-25% of the demand for capital for the already ratified projects of 100 ministerial- and provincial-level administrative agencies.

According to the Government Office’s survey, most computerization projects have been suspended; a number of agencies are capable of continuing investment in realization of the State management computerization targets but along different technological directions; a number of other agencies are waiting for the Government’s unified development approach. Meanwhile, only 10% of the demand for investment capital (VND 30 billion) for national databases, was satisfied. The national database projects, therefore, have stopped short at the stage of finalizing the feasibility study reports and conducting experimental application, awaiting capital for further implementation.

- The emergence of information localization: Many ministries and branches deem that information under their management is their own information, not the national property, or fail to fully supply general data for other agencies to have enough information for policy elaboration and decision making. Many public servants in the State agencies at the central or local level have a habit of accumulating information for their own use, and when receiving information within the area under their management, deliberately not updating it on the computer network for common use.

- Data on computer network: The system of IT technical infrastructure has reached a certain standard, allowing the multi-directional transmission and reception of information. Though the information arising in the process of administrative management is plentiful, the accumulation thereof in electronic form remains low; to date, only some fundamental information is accumulated on the net. This is mainly due to the fact that authorities and branches of different levels are not determined to attach the IT application to their daily work, the administrative discipline in updating electronic information is not strictly complied with, and the administrative reform is not strong enough to put the computer system into operation of the State administrative apparatus.

- On organizational structure: So far, the general provisions on the position, functions and tasks of the units assuming the prime responsibility for projects on the State administrative management computerization in the system of State administrative bodies have not yet been elaborated; even there have been no ranks and titles for public servants doing informatics jobs. For that reason, the State administrative bodies cannot attract skillful technical experts, thus restricting the acceptance and transfer of technology as well as the direction of implementation of application projects; the open systems principles and general standards on information and technology have not been tightly controlled.

- On financial mechanism: Since 1998, the fund for the State administrative management computerization has been covered by the budget regular expenditure source. Therefore, the ministries, branches and localities cannot afford the investment in completion of the computerization projects or continue materializing the basic applications in their management and administration activities. The informatics technical infrastructure of many State administrative bodies remains basically the same as it was in 1998.

Because of the too high information transmission charge, those ministries and branches that have to frequently access to the Government’s wide area network, have to spend dozens of millions dong per month for the North-South communication axis. Offices of the People’s Committees of various localities also have to spend several millions dong per month on operation of the wide area network. Meanwhile, the budget regular expenditure source of the administrative bodies is still limited, thus leading to the fact that many ministries, branches and local People’s Committees have to restrict the use of the network due to high transmission charges. This has also restricted the efficiency of the use of computer network as well as of management and administration activities of the State administrative bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Proceeding from the practical situation of implementation of the national IT program in the 1996 1998 period, based on the evaluation of achievements as well as remaining problems and shortcomings, we can draw the following lessons:

First, the State administrative management computerization is a complicated job because it is based on high technology and relates to functions, tasks, organizational structure and competence of the State administrative bodies as well as process of administrative reform, which requires high unanimity in the entire State administrative system. Hence, there must be a specialized informatics section to take charge of the unified control of the computerization work.

Second, the computerization of the State management information system cannot be considered a simple service. It is, in fact, a process of creating electronic data aimed at raising the effectiveness and efficiency of administration, the key to the administrative reform. Since the computerization process has just started and still lasts for many years, it cannot be classified as a routine work and accordingly be subject to the funding regulation as the routine affairs.

Third, investment in the State management computerization is too small as compared to that for the systems of computerization of banking, finance and aviation services... It, therefore, must be raised to a level that can assure the system’s synchronous operation.

Fourth, to pay attention to computer training for the contingent of public servants in the State administrative bodies. The system, though it may be well formulated, cannot well operate if the public servants and people working in the administrative system are still unable to operate computers and fail to comply with computer operation discipline.

Fifth, to attach importance to the establishment of databases, especially the national, specialized and territorial ones; to work out mechanism for computerization management in order to strengthen the supervision and inspection of implementation of the computerization plan as part of the socio-economic development plan.

Sixth, to work out measures on organization and personnel for informatics units in the administrative bodies under a unified regulation because a unified system cannot be built up without a unified organization.

III. CONTENTS OF THE STATE ADMINISTRATIVE MANAGEMENT COMPUTERIZATION IN THE 2001-2005 PERIOD

1. General objective

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within the framework of this Project, that general objective is reflected in the following aspects:

- To build up an information system in service of management of the State administrative bodies; by the end of 2005, to put the Government’s electronic information system into operation.

- To strictly adhere to the objectives of the State administrative reform program, strongly promote the modernization of administrative technology, computerize the process of servicing people in the public services, raise the State administrative bodies’ capacity in providing public services to people and enterprises, ensuring the convenience, quickness and high quality.

- To organize informatics training for State public servants, enable them to approach and use new technologies in their routine work, in order to meet the high requirements on the efficiency and quality of work.

2. Concrete objectives:

2.1. To build up the State administrative management computerization systems in direct service of the direction and administration work of the State administrative bodies. To perfect and uniformly apply the application programs in service of management and administration (e-mails, transmission and reception of electronic documents, management of working files and personnel...).

2.2. To organize the establishment and integration of national databases, first of all, in key ministries and branches (including 6 national databases for which projects have already been worked out): Planning and Investment, Banking, Customs, Labor, Justice, Education, Health... for common use.

2.3. To computerize public services with a view to raising the capacities of State administrative bodies in servicing people and enterprises in a convenient and quick manner and with good quality.

2.4. Informatics training: To popularize IT among leaders, experts and professionals of the district- and higher-level administrative bodies so that they are fully capable of using computers and computer network in handling their routine work according to their assigned functions and tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The scope and objects of computerization under the Project include:

3.1. The information system in service of management and administration work of the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities.

3.2. The direction and administration work of the Government, the Prime Minister and leaders at the central and local levels.

3.3. The provision of public services by the State administrative bodies for people and enterprises.

4. The targeted project groups:

Project group 1: State administrative management computerization of the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government:

Each ministry or branch shall have to build up a computerized information system within the ambit of its respective functions, tasks and jurisdictions in service of the direction and administration work of the Prime Minister, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government.

In 2001, to continue developing the results of computerization in the 1996-2000 period, to perfect the network’s technical infrastructure, to put the program on working file and e-mail management into operation, ensuring that all officials and experts can exchange information on the network and access to the Government’s website.

To standardize information in the fields under their management, to coordinate with the Government Office, the General Department of Statistics and the Ministry of Science, Technology and Environment in promulgating information and technology standards in the State administrative management computerization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In 2004-2005, to further expand and raise quality of the specialized databases, to put decision-making supportive instruments into the electronic databases.

For the ministries and branches assigned the task of providing public services such as registration, management, licensing..., it is necessary to elaborate separate projects for the computerization of such public services so as to raise the quality of services for people and enterprises.

Project group 2: State administrative management computerization of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities:

Every province or centrally-run city should build up a computerized information system in service of the direction and administration work of the president of the provincial/municipal People’s Committee.

In 2001, to continue developing the results of computerization in the 1996-2000 period, to perfect the network’s technical infrastructure, to put the programs on working file and e-mail management into operation, ensuring that all officials and experts can exchange information on the provincial computer network and access to the Government’s website.

In 2002-2003, to set up integrated database centers of the provincial-level People’s Committees, linking the departmental and district-level units to the centers of provincial computer networks for administrative management; depending on their capabilities and conditions, to gradually expand the net to the units of grassroots authorities. By the end of 2003, to formulate the provincial/municipal socio-economic data centers.

In 2004-2005, to continue perfecting and expanding information and technology infrastructure of the earlier period, to step by step computerize the process of servicing in service of people in the field of house and land management, construction, business registration..., thus creating conditions for people to exchange information and receive information directly from the system of the State administrative bodies.

By the end of 2004, to computerize a number of public services: granting of land use right and dwelling house ownership right certificates, construction licenses, business registration, population management and secured transaction...

Project group 3: Building of the national database system and specialized database systems in service of the management and administration computerization

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The national socio-economic database

- The national database on the system of legal documents

- The national database on public servants,

- The national database on population,

- The national database on natural land resource,

- The national database on finance,

- The national database on import-export information,

- The national database on secured transaction.

The above-mentioned databases should, besides serving the State management and administration activities, be fully exploited (according to necessary regulations and convenient procedures) for subjects being enterprises and people with a view to serving production and research activities, cultural and social development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In 2001, the ministries and branches assuming the prime responsibility for projects on the establishment of national databases, which have already been implemented, should complete their technical infrastructure, concentrate on the creation of database information, aimed at meeting the information exploitation demands of the agencies within the State administrative system.

In 2002-2005, to focus on the performance of the task of setting up databases and integrating them on the Government’s wide area network.

Project group 4: Training of State administrative officials and employees

From 2001 to 2005, the ministries, branches and local People’s Committees shall have to ensure that most of the public servants are trained in computers and grasp the skills of working on computer networks; to give priority to the public servants and experts who directly create database information sources on the computer network.

The Government shall elaborate programs for training public servants to be able to work in the computerized environment; to train a contingent of IT engineers in the State administrative bodies, ensuring that they are updated to keep pace with the hi-tech development speed, capable of analyzing the system, efficiently managing and developing the management information system.

Project group 5: Upgrading the Government’s wide area network (CPNET), ensuring that it plays the leading role in the computer systems of the State administrative bodies.

The CPNET shall play the role of a communication axis of the State administrative bodies, connecting the computer networks of the ministries, branches and localities in service of the direction and administration work of the Prime Minister, ministers and presidents of the provincial-level People’s Committees.

In 2001-2002, to proceed with the expansion of the CPNET, upgrading of data transmission lines linking to the ministries, branches, offices of the provincial-level People’s Councils and People’s Committees, establishing an e-mail system in service of the direction and administration work, and to meet the information exchange demands of the administrative bodies of different levels that participate in the CPNET.

In 2002-2003, to set up the Government’s integrated database center, ensuring that it is capable of integrating the integrated database centers of the ministries and provincial People’s Committees; to experiment video conferences.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Government Office shall assume the prime responsibility for the establishment and development of the CPNET.

Project group 6: Building of safety and confidentiality system for the State management computer networks in the State administrative bodies

In 2001-2002, to elaborate a project on ensuring safety and information confidentiality for computer networks of the State administrative bodies, ensuring the truthfulness in the exchange of electronic documents and signatures.

In 2003-2005, to develop the information confidentiality system, preparing conditions for putting the Party’s and Government’s electronic information system into operation with high reliability.

The Government’s Cipher Commission shall coordinate with the Government Office in elaborating and implementing the project on ensuring safety and confidentiality for the Government’s electronic information system.

IV. INVESTMENT (THE 2001-2005 PERIOD)

1. Architectural requirements on the State administrative management computerization system:

The system is composed of the fairly independent information database systems of the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government (hereafter called ministries for short) and People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (hereafter called provinces for short). The system’s components are bound together in their horizontal and vertical relationship.

The horizontal relationship means the relationship of exchanging and sharing specialized information among branches.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Proceeding from the requirement that information serves the performance of the management task in each organizational system, the computerization must be conducted right in the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and provincial-level People’s Committees. At the top level of each system (ministry, province), an integrated database center shall be set up under the management of the concerned ministry or province. Such a center shall be the place not for updating or storing the control data but for connecting operational databases of the units in each system. The center shall function to supply and share general information, transmit management orders through legal documents and administrative official dispatches of the competent administrative levels.

The integrated database center of every system shall horizontally relate to the same center of another system via the Government’s integrated database center.

Therefore, the integrated database centers shall be set up at the following levels:

a/ The Governmental level: The integrated database center shall be placed at the center of the CPNET (the Government Office);

b/ The ministerial level: The integrated database centers shall be placed at the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government;

c/ The provincial level: The integrated database centers shall be placed at the offices of the People’s Councils and People’s Committees.

The Government’s integrated database center functions to connect databases of the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and provincial-level People’s Committees, to share general information among these units in service of the direction and administration work of the Prime Minister and the ministerial-, provincial-level State administrative bodies. The governmental-level integrated database center shall provide a common communication infrastructure for the ministries, branches and provincial-level People’s Committees via the CPNET.

The ministerial-level integrated database center shall connect the control databases of the ministry, including units subject to the ministry’s vertical professional direction but attached to the provincial People’s Committee; supply and share information among units of the ministry and with other ministries and provincial People’s Committees via the governmental-level integrated database center.

The provincial-level integrated database center shall function to connect the operational databases of the provincial/municipal services, departments, branches, urban districts, rural districts, provincial towns and capitals as well as communes and wards within a province; to share information in service of the direction and administration work of the president of the provincial-level People’s Committee and units within the province. The provincial integrated database center shall also provide the common communication infrastructure for the provincial/municipal services, departments, branches, urban districts, rural districts, provincial towns and capitals as well as communes and wards through the province’s wide area network.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Government’s wide area network

The CPNET, established under the Prime Minister’s Decision No. 280/TTg of April 29, 1997, is designed and built up according to the divisible architecture of the State administrative bodies and divided into the following levels:

Level A: The Government

Level B: The ministries, provinces

Level C: The provincial/municipal services, departments, branches, districts, provincial towns or departments and units attached to the ministries.

Level D: Communes and wards.

At levels A and B, integrated database centers shall be set up.

The architectural diagram on different levels of the CPNET

The ministerial- and provincial-level administrative units shall connect with one another through the CPNET via the network’s center placed at the Government Office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The units attached to the ministries, the provincial/municipal services, departments and branches shall contact the ministries through the provinces’ and Government’s wide area networks (illustrated by the following diagram).

CPNET

DIAGRAM ON THE CONNECTION OF PROVINCIAL/MUNICIPAL SERVICES, DEPARTMENTS AND BRANCHES WITH THE MINISTRIES AND BRANCHES THROUGH THE CPNET

The CPNET has already been designed according to the general architecture of the State management computerization system, including:

- A North-South communication axis, with a speed of 64KB, X25 model,

- 35 ISDN lines linking 35 ministerial offices with the Government Office,

- To connect 61 offices of the provincial People’s Councils and People’s Committees with the CPNET; many provincial People’s Committees have expanded the CPNET to the departmental, district, commune and ward-level bodies.

So, the CPNET has already constituted the technical infrastructure for the State administrative management computerization system in the new investment period.

3. Investment estimates

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The investment in the establishment of the State administrative management computerization system must comply with the principle that the formation of database information is considered the main objective; and informatics instruments are important means to achieve that objective. Before deciding investment, it is necessary to clearly determine: what is the information database and information volume to be managed; who will manage it and how; what are the service purposes and how are the administrative bodies ready to participate in the system; the extent of attachment of the computerized information system with the process of the units administrative reform; the procurement of complete equipment is effected only after the jobs objectives and to-be-achieved information volume are clearly determined

- The computerization at the State administrative bodies must comply with the principle of uniformity of network technology (according to the CPNET’s standards) and applications used commonly in the State administrative bodies under the professional guidance of the Government Office. It is necessary to carry out the experimental deployment in a number of ministries and provincial People’s Committees so as to supply technological solutions and common programs for the whole system of the State administrative bodies.

- The establishment of the information system must ensure the divisibility and uniform integrity of information resources on the ministerial and provincial networks as well as the CPNET, preventing the information localization.

- The investment in network expansion must be based on the availability of IT personnel, the demand for exploitation and creation of information sources in service of management and administration.

- The investment must be made in the spirit of thriftiness and fullest use of equipment, techniques and information resources already built up in the earlier period.

3.2. Division of responsibility for investment

The governmental level:

The Government shall invest in the main items such as:

- The Government’s integrated database center, national databases, communication axes and data transmission lines from the Government’s integrated database center to integrated database centers of the ministries and provinces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The ministerial and provincial levels:

The ministries, branches and provincial People’s Committees shall invest in the expansion of network centers and other databases, depending on the financial capacity, personnel and scale of information system of each agency.

To invest in the expansion of computerization of public administrative services on the basis of the Government’s initial investment.

3.3. Funding

- The total fund of the Project shall be summed up from funds of projects on the State administrative management computerization of the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and People’s Committees of the provinces and centrally-run cities.

- Particularly for the central State budget’s fund to be invested in the main items of the system, including the governmental, ministerial and provincial integrated database centers; national databases; the main communication axis of the CPNET and a number of other fundamental components, the total fund is estimated to be no less than VND 1,000 billion for the whole 2001-2005 period.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The State administrative management computerization must be organized synchronously in the State administrative bodies and the project implementation must be based on the existing administrative apparatuses of the ministries and provinces. The responsibility for organization is divided among different levels as follows:

a/ General direction:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Organizing the coordination, guiding the elaboration and implementation of the State administrative management computerization projects at the ministries, branches and provincial People’s Committees.

- Coordinating inter-ministerial and inter-provincial projects on the State administrative management computerization.

- Determining the national administrative information standards.

- Building a safety protection system for the computer network of the State administrative system.

- Integrating national databases, including databases of the national target programs, into the CPNET in order to supply information for the State administrative bodies and other researching subjects.

- Presiding over the compilation, submission and issuance of legal documents to ensure legal bases for the exchange and exploitation of electronic information on the CPNET.

b/ The ministerial level:

- Analyzing the computerization demand of the ministries, elaborating the ministerial projects on the State administrative management computerization.

- Urging, inspecting the implementation of the computerization projects within the ministries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Applying information standards and protecting information.

c/ The provincial level: The provincial-level People’s Committees shall be the investment management bodies; the offices of the provincial-level People’s Councils and People’s Committees shall be the investors, taking responsibility for:

- Analyzing the computerization demand of provinces, elaborating the provincial projects on the State administrative management computerization;

- Urging, inspecting the implementation of computerization projects in the provinces;

- Creating and archiving electronic information within the ambit of their competence;

- Applying information standards and protecting information;

- Taking initiative in coordinating national target programs in their respective localities so as to implement the provincial projects on the State administrative management computerization in a thrifty and efficient manner.

2. On organizational structure

2.1. To reorganize informatics units in the State administrative bodies:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall set up informatics centers under the offices of the provincial-level People’s Councils and People's Committees, which shall assume the prime responsibility for elaboration and implementation of the State administrative management computerization projects in service of management and administration of the presidents of the provincial-level People’s Committees.

2.2. To set up an Executive Board for the State administrative management computerization Project in the 2001-2005 period, which shall be presided over by the Government Office and joined by representatives of the following agencies:

- The Government Commission for Organization and Personnel,

- The Ministry of Planning and Investment,

- The Ministry of Finance,

- The Ministry of Science, Technology and Environment.

The Executive Board shall be answerable to the Prime Minister for organizing the implementation of the 2001-2005 Project on the State administrative management computerization already ratified by the Prime Minister.

3. Policies and implementation measures:

a/ Creating information sources and standardizing information

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To adopt policies to encourage the creation of information sources, to build up electronic databases.

b/ Exchanging information and keeping confidentiality

- The Government Office shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Justice in submitting and issuing legal documents on the exploitation and exchange of electronic information between the State administrative bodies, between the State and enterprises as well as people and international organizations; and at the same time, ensure the ownership right and confidentiality of information of the State, socio-economic organizations and individuals.

c/ Policy to support and mobilize capital sources for the development and expansion of the management information system.

The State encourages all economic sectors to invest in IT application in order to establish and expand the State’s computerization system. To collect charges on public administrative services for reinvestment in the system. To encourage investment in computerization in order to supply and popularize legal, economic and social information as well as information on activities of the State administrative bodies to the public.

d/ Policy on the use of data transmission telecommunication network

The State shall adopt policy on preferential telecommunications charges for the management and administration activities in the State administrative bodies and activities of popularizing legal information to the public and enterprises.

e/ Policy on the procurement of IT products and services

All procurements for the State administrative management computerization must go through bidding and contracts under the guidance of the Finance Ministry and the Government Office. The organization of bidding for procurement may be concentrated so as to reduce expenses and prices of products and services; and at the same time, to ensure the selection of the right technologies and quality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.1. Preparation stage (2001):

From August to December of 2001, the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall elaborate their own State administrative management computerization projects under guidance of the Government Office and submit them to the competent authorities for evaluation and ratification before December 2001.

The Government Office and the Finance Ministry should provide detailed guidance on technology and finance for the ministries, branches and localities to elaborate projects with high feasibility.

4.2. The implementation stage:

From January 2002, to start the implementation of the State management computerization Project. The ministries, branches and provincial People’s Committees shall base themselves on the ratified projects to deploy their own computerization work.

5. Responsibilities of the ministries and branches:

The responsibilities for implementation of projects, supervision, urging, guidance and inspection thereof are assigned as follows:

5.1. The Government Office:

- To uniformly manage the State administrative management computerization in the whole country; to guide and inspect the implementation of computerization projects by ministries, branches and provincial People’s Committees;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To sum up the situation on implementation of computerization projects of the ministries, branches and localities so as to make and submit quarterly reports thereon to the Prime Minister;

- To coordinate with the Office of the Party Central Committee in organizing the efficient exploitation and use of the Party’s and Government’s wide area networks.

5.2. The Ministry of Planning and Investment:

- To assume the prime responsibility and coordinate with the Government Office and the Finance Ministry in including the 2001-2005 the State administrative management computerization project into the annual State plan to ensure basis for the implementation thereof.

5.3. The Finance Ministry:

- To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Government Office in balancing the State budget fund for the State administrative management computerization project and submit it to the Government for consideration and decision;

- To make annual allocation for each of the already ratified projects; to guide and inspect the financing for the implementation of projects; to sum up the situation on the annual allocation of fund for each project and approve the final settlement of expenditures for the already completed projects and report to the Prime Minister thereon.

5.4. The Government Commission for Organization and Personnel:

- To issue a Regulation on organization of specialized informatics units in service of the State administrative management computerization; to promulgate criteria and titles for IT personnel working in the State administrative bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 phê duyệt Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.157

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.20.205
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!