|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 1079/QĐ-TTg 2022 Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam
Số hiệu:
|
1079/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phạm Bình Minh
|
Ngày ban hành:
|
14/09/2022
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam
Ngày 14/9/2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 1079/QĐ-TTg phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam.Theo đó, nội dung truyền thông trong Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam bao gồm:
- Luật pháp quốc tế về quyền con người, đặc biệt quan tâm đến 07 công ước cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
- Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền con người; kết quả luật hóa và triển khai thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người.
- Tình hình, nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người trên các lĩnh vực, trong đó có công tác xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống người dân, các đối tượng yếu thế,…
- Các vụ việc, đối tượng trong nước và nước ngoài, hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, quyền con người để vi phạm pháp luật, phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, anh ninh quốc gia,…
- Các ưu tiên trong đối ngoại về quyền con người của Việt Nam, về vị trí, vai trò của Việt Nam trong các nỗ lực bảo đảm quyền con người ở cấp độ khu vực và quốc tế.
Quyết định 1079/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1079/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 14
tháng 9 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm
2016;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4
năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng
9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại;
Căn cứ Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng
01 năm 2017 của Chính phủ về công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo
chí của các cơ quan hành chính nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9
năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam
(sau đây gọi tắt là Đề án) giai đoạn 2023 - 2028 với những nội dung chủ yếu
sau:
I. QUAN ĐIỂM
1. Hiểu biết một cách đúng đắn về quyền con người
cũng như các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quyền
con người là điều kiện tiên quyết để bảo vệ, thúc đẩy quyền con người một cách
hiệu quả. Thông tin, truyền thông về quyền con người phải được tiến hành một
cách thường xuyên, liên tục, với hình thức đa dạng để mọi tầng lớp nhân dân hiểu
biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về quyền con người; đấu tranh, phê
phán những quan điểm, luận điệu sai trái về quyền con người.
2. Công tác tuyên truyền về quyền con người là nhiệm
vụ chính trị và là trách nhiệm thường xuyên của cả hệ thống chính trị, trước mắt
và lâu dài. Kết quả tuyên truyền về quyền con người là một trong những tiêu chí
khách quan đánh giá hiệu quả công tác quyền con người của các cấp, các ngành.
Công tác bảo đảm và thúc đẩy quyền con người đạt kết quả tốt là điều kiện quyết
định để công tác truyền thông về quyền con người đạt hiệu quả tốt.
3. Truyền thông về quyền con người cần được triển
khai trên cả 3 nội dung chính: phổ biến, giáo dục kiến thức về quyền con người;
tuyên truyền về các nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người; giải thích,
làm rõ, phản bác các thông tin sai lệch, xuyên tạc về tình hình quyền con người
ở Việt Nam. Trong đó, ưu tiên khai thác hiệu quả thế mạnh của truyền thông trên
các nền tảng số để cung cấp thông tin minh bạch đến người dân trong nước và quốc
tế về các nỗ lực và thành tựu đảm bảo quyền con người của Nhà nước ta.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Truyền thông về quyền con người nhằm tạo sự chuyển
biến trong nhận thức, hiểu biết của toàn xã hội về các quyền con người; thông
tin đầy đủ giúp người dân trong nước, đồng bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế
hiểu rõ về quan điểm, chủ trương, nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác bảo
vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam; nâng cao uy tín của Việt Nam trong
lĩnh vực quyền con người ở phạm vi trong nước, khu vực và trên thế giới.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2028
- 100% cơ quan hành chính nhà nước thực hiện cơ chế
phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về công tác quyền con người
theo quy định hiện hành để thông tin về tình hình và kết quả công tác quyền con
người kịp thời và tương xứng với các nỗ lực và thành tựu đảm bảo quyền con người
của các cơ quan chức năng nói riêng và cả nước nói chung.
- 100% cán bộ làm công tác quyền con người, 100%
cán bộ làm công tác quản lý thông tin, truyền thông, 100% nhân sự tham gia công
tác thông tin đối ngoại của các cơ quan báo chí, 70% cán bộ chủ chốt của các tổ
chức chính trị - xã hội ở cấp trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương được cập nhật thông tin tình hình công tác quyền con người ở Việt
Nam, tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông về quyền con người.
- Tổ chức chuỗi Triển lãm ảnh, tài liệu lưu trữ về
quyền con người ở Việt Nam bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài tại 63 tỉnh,
thành phố và một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài.
- Biên soạn, xuất bản và tái bản 1.000 đầu sách về
quyền con người; đa dạng hóa hình thức các sản phẩm truyền thông đại chúng,
nâng tỉ trọng các sản phẩm truyền thông bằng tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài và
sản phẩm truyền thông trên nền tảng số chiếm từ 15% đến 20% tổng số sản phẩm
truyền thông về quyền con người.
- 100% nguồn dữ liệu và sản phẩm truyền thông của Đề
án được số hóa, kết nối, sử dụng chung và phổ biến trên không gian mạng để lan
tỏa thông tin tích cực, nhân văn. Giảm thông tin sai lệch, tin giả, tin xấu độc
xâm hại quyền con người trên không gian mạng xuống còn dưới 10% tổng số thông
tin về quyền con người ở Việt Nam; phát hiện, xử lý 90% tin giả, tin xấu độc
xâm hại quyền con người trên không gian mạng.
- Về đối ngoại: hoàn thành việc thực hiện khuyến
nghị của quốc tế về tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về quyền con
người đã được Chính phủ Việt Nam chấp thuận, bao gồm khuyến nghị số 63, 67, 86
theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
chu kỳ III(1).
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
1. Đối tượng truyền thông
- Các cán bộ làm công tác quyền con người, truyền
thông, thông tin đối ngoại, công tác vận động quần chúng cấp trung ương, địa
phương ở trong nước và các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.
- Các tầng lớp nhân dân, các cộng đồng tôn giáo,
dân tộc, đặc biệt là giới trí thức, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong
các cộng đồng dân tộc thiểu số, thanh niên, sinh viên, học sinh, người có uy
tín, ảnh hưởng trong cộng đồng mạng.
- Báo chí, truyền thông trong nước và quốc tế.
- Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; học sinh,
sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài.
- Các cơ quan đại diện ngoại giao của các nước, văn
phòng đại diện của các tổ chức quốc tế, khu vực và hãng thông tấn, báo chí quốc
tế tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại Việt
Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cộng đồng người nước ngoài định
cư ở Việt Nam.
- Chính giới, các tổ chức chính trị, xã hội, dân sự
các nước, các tổ chức quốc tế, khu vực và các tổ chức phi chính phủ có uy tín
trong lĩnh vực quyền con người, đặc biệt là các tổ chức có thiện cảm với Việt
Nam.
2. Phạm vi thực hiện Đề án
- Trong nước: thực hiện trên 63 tỉnh, thành phố cả
nước.
- Ngoài nước: lựa chọn tổ chức truyền thông trực tiếp
và trực tuyến hướng tới một số địa bàn có đông người Việt Nam sinh sống; một số
địa bàn ưu tiên phát triển quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước; trụ sở của
các cơ quan quyền con người quốc tế như: New York (Mỹ), Geneve (Thụy Sĩ),
Bangkok (Thái Lan)...
IV. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG
1. Luật pháp quốc tế về quyền con người, trong đó đặc
biệt quan tâm tới 07 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là
thành viên gồm (1) Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị; (2) Công ước về
các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa; (3) Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ; (4) Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc;
(5) Công ước về Quyền Trẻ em; (6) Công ước về Quyền của Người khuyết tật; (7)
Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân
đạo hoặc hạ nhục con người; kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo và thúc đẩy quyền
con người.
2. Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước Việt Nam về quyền con người; kết quả nội luật hóa và triển khai thực
thi các cam kết quốc tế về quyền con người, các cam kết quốc tế song phương và
đa phương mà Việt Nam là thành viên hoặc có kế hoạch gia nhập.
3. Tình hình, nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con
người trên các lĩnh vực, trong đó có công tác xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời
sống của người dân, các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để không ai bị bỏ lại
phía sau; những đánh giá, nhận định tích cực của dư luận, truyền thông quốc tế
về kết quả công tác bảo đảm và phát triển quyền con người của Việt Nam. Các
thông tin tích cực, đề cao các giá trị đạo đức, hướng thiện, lối sống nhân văn,
tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
4. Các vụ việc, các đối tượng trong nước và nước
ngoài, các hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, quyền con người để vi phạm
pháp luật, phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, hình ảnh, uy tín quốc tế của Việt Nam.
5. Các ưu tiên trong đối ngoại về quyền con người của
Việt Nam; về vị trí, vai trò, sáng kiến và đóng góp của Việt Nam trong các nỗ lực
và thành tựu bảo đảm quyền con người ở cấp độ khu vực và quốc tế.
V. GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
1. Hoàn thiện cơ chế, hệ thống
văn bản hướng dẫn quản lý Đề án
Xây dựng chương trình kế hoạch, biện pháp cụ thể để
tăng cường hiệu quả công tác truyền thông về quyền con người; thực hiện có hiệu
quả cơ chế phối hợp liên ngành trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án, cụ thể:
a) Hướng dẫn kế hoạch thực hiện Đề án.
b) Duy trì và hướng dẫn các địa phương triển khai
áp dụng cơ chế Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác quyền con
người định kỳ.
c) Nghiên cứu xây dựng văn bản quy định chế độ lưu
trữ sản phẩm Đề án và các sản phẩm truyền thông sử dụng kinh phí từ ngân sách
nhà nước; quy trình khai thác lại các chương trình, sản phẩm truyền thông của Đề
án.
d) Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn
công tác thông tin, tuyên truyền về quyền con người hằng năm.
2. Tập huấn bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng truyền thông về quyền con người cho các lực lượng truyền thông
a) Tiếp tục duy trì cơ chế Hội nghị cung cấp thông
tin cho báo chí về công tác quyền con người và thông tin đối ngoại định kỳ hằng
tháng.
b) Nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức các hội
nghị tập huấn, hội thảo chuyên đề, tọa đàm chuyên gia nhằm nâng cao, bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ truyền thông về quyền con người cho phóng viên,
biên tập viên các cơ quan báo chí, truyền thông, xuất bản, cán bộ thông tin đối
ngoại, thông tin cơ sở ở trung ương và địa phương; cán bộ thành viên Ban Chỉ đạo
về Nhân quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cán bộ quản lý các cấp,
nhất là cấp địa phương, cơ sở; đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền
viên pháp luật; tuyên truyền viên là cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội của
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn.
c) Xây dựng chương trình, biên soạn bộ tài liệu
truyền thông về quyền con người sử dụng thống nhất giữa các bộ, ngành, địa
phương.
d) Tăng cường tổ chức đi thực tế cho phóng viên báo
chí đến các địa phương, cơ sở để thực tế, viết bài về các nội dung truyền thông
xác định tại Đề án.
3. Sản xuất, đăng phát các sản
phẩm truyền thông về quyền con người bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài
a) Đẩy mạnh xây dựng và khai thác các tài khoản,
kênh thông tin trên mạng xã hội đa ngôn ngữ, đa kênh, hướng tới thị trường mục
tiêu nhằm lan tỏa thông tin, mở rộng đối tượng tuyên truyền, đặc biệt là giới
trẻ. Liên kết xã hội hóa, huy động mời những nhân vật có uy tín, sức ảnh hưởng
lớn trong cộng đồng mạng tham gia các chiến dịch truyền thông về quyền con người.
b) Xây dựng các chương trình bồi dưỡng trực tuyến đại
chúng mở, miễn phí (Massive Open Online Course - MOOCs) về các nội dung liên
quan đến quyền con người gồm các video có thời lượng từ 03 phút - 05 phút kết hợp
với văn bản trình chiếu bài giảng.
c) Sản xuất, phổ biến các xuất bản phẩm truyền
thông đa phương tiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, ưu tiên các sản phẩm
có phong cách mới, cách nhìn mới để dễ tiếp cận và lan truyền trên mạng xã hội;
sách điện tử có thể quét mã QR, tải lên các ứng dụng trực tuyến.
d) Tiếp tục xây dựng các sản phẩm truyền thông về
quyền con người phù hợp với tình hình thực tế mỗi địa phương, vùng miền để đăng
phát trên hệ thống truyền thanh cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã, bảng tin điện
tử, cụm thông tin cơ sở và các loại hình thông tin cơ sở khác (phóng sự phát
thanh, kịch truyền thanh, tiểu phẩm, video...). Tổ chức tuyên truyền lưu động
thông qua hình thức triển lãm tranh, ảnh tư liệu, tranh cổ động về quyền con
người.
đ) Đẩy mạnh truyền thông về quyền con người trong
các chương trình ngoại khóa, các buổi sinh hoạt Đoàn, Hội và tuần sinh hoạt
giáo dục công dân, sinh hoạt chính trị đầu khóa của học sinh, sinh viên, sinh
hoạt của tổ chức công đoàn, hội phụ nữ, hội người cao tuổi ở các cấp.
e) Tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu về quyền
con người, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền con người.
g) Tổ chức chuỗi sự kiện Triển lãm thành tựu bảo đảm
quyền con người của Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Nghiên cứu sưu tầm, công bố trong và ngoài nước các
tư tưởng quyền con người của Việt Nam qua các tài liệu lưu trữ nhà nước nhằm
tăng cường hội tụ giá trị, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; soi chiếu khẳng định
nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tương thích với các giá trị quyền con người phổ quát. Hình thức
tổ chức: trực tiếp và trực tuyến.
4. Hợp tác quốc tế, thông tin đối
ngoại về quyền con người
a) Duy trì hiệu quả cơ chế đối thoại, trao đổi
thông tin với các đối tác quốc tế, các cơ chế quyền con người quốc tế. Xây dựng
kế hoạch truyền thông và thông tin cho báo chí trước, trong và sau các sự kiện
đối ngoại về quyền con người phù hợp theo quy định thỏa thuận chung, các hoạt động
bảo vệ báo cáo quốc gia thực thi các công ước Liên hợp quốc về quyền con người.
b) Khai thác các nguồn hỗ trợ, tài trợ của nước
ngoài theo quy định của pháp luật phục vụ hoạt động truyền thông về quyền con
người.
c) Tiếp tục hợp tác với các hãng thông tấn, báo chí
nước ngoài để trao đổi tin, bài thông tin về chủ trương, chính sách và thành tựu
quyền con người ở Việt Nam đăng phát trên báo chí nước ngoài.
d) Tổ chức các chương trình đi thực tế ở Việt Nam
cho phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam, các đoàn phóng viên quốc tế
đi thực tế tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.
5. Tổ chức các giải thưởng truyền
thông về quyền con người
a) Đưa hạng mục Giải báo chí về quyền con người vào
hệ thống các Giải báo chí quốc gia, Giải sách quốc gia, Giải thưởng Thông tin đối
ngoại toàn quốc...; nghiên cứu tổ chức Giải thưởng truyền thông về quyền con
người.
b) Tổ chức phát động các cuộc thi viết, tìm hiểu kiến
thức pháp luật, thi ảnh, nghệ thuật về quyền con người.
6. Thực hiện chuyển đổi số và ứng
dụng công nghệ mới trong các hoạt động truyền thông về quyền con người
a) Số hóa các tư liệu, tài liệu, xuất bản phẩm đa
phương tiện là sản phẩm của Đề án để lưu trữ tại cơ sở dữ liệu dùng chung cấp
quốc gia. Hiệu chỉnh và xây dựng thêm các nội dung bổ trợ nhằm khai thác tối đa
dữ liệu đã số hóa (đa ngôn ngữ, xây dựng các ấn bản điện tử bổ trợ) tiến tới
xây dựng hệ sinh thái thông tin về quyền con người trên môi trường mạng.
b) Ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường, website
3D, mô hình, ứng dụng (app)... nhằm cung cấp các trải nghiệm, tương tác để từng
bước nâng cao nhận thức của người dân, phát huy tối đa sự hứng thú, tạo nên ấn
tượng để người dân cùng tham gia tuyên truyền thành tựu quyền con người, quảng
bá đất nước.
c) Ứng dụng công nghệ số trong giám sát thông tin
trên không gian mạng để kịp thời phát hiện, phân tích các luồng thông tin phục
vụ công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp ứng
phó; truyền thông chủ động, điều hướng thông tin, đấu tranh chống nạn tin giả,
tin xấu độc xâm hại quyền con người ở Việt Nam.
d) Xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu về quyền con
người phục vụ lưu trữ, kết nối, chia sẻ, khai thác hiệu quả các sản phẩm truyền
thông về quyền con người.
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà
nước; các nguồn đóng góp của các cơ quan báo chí, xuất bản, tổ chức nghiên cứu
khoa học tham gia thực hiện Đề án; các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân
trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và các nguồn tài trợ hợp pháp
khác.
2. Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao trong Chương
trình, các bộ, ngành trung ương và địa phương xây dựng kế hoạch và dự toán kinh
phí thực hiện, tổng hợp chung trong kế hoạch dự toán ngân sách hằng năm của bộ,
ngành trung ương và địa phương trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp
ngân sách nhà nước hiện hành.
3. Việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện
theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên
quan.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Điều khoản chung
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, các cơ quan báo chí, các cơ quan triển khai Đề án có
trách nhiệm:
- Phối hợp với cơ quan chủ trì Đề án triển khai thực
hiện Đề án.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, dự toán thực hiện Đề án
trong dự toán ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị.
- Báo cáo sơ kết 3 năm và tổng kết Đề án gửi Bộ
Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì hướng dẫn kế hoạch thực
hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp chủ động truyền thông về quyền
con người trong Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số; chú trọng bảo vệ quyền trẻ
em trên không gian mạng.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và các cơ quan, tổ chức liên quan đề xuất các dự án sử dụng nguồn tài
trợ, hỗ trợ hợp pháp khác để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.
- Chủ trì hoàn thiện khung nội dung Triển lãm thành
tựu bảo đảm quyền con người ở Việt Nam; điều phối các bộ, ngành, địa phương
đóng góp ảnh, tài liệu về kết quả đảm bảo quyền con người theo phạm vi, lĩnh vực
quản lý; chủ trì tổ chức Triển lãm trực tiếp và trực tuyến ở cấp quốc gia, cấp
vùng, địa phương trong nước và một số địa bàn ngoài nước; chuyển giao và hướng
dẫn các địa phương tổ chức Triển lãm ở cấp tỉnh và cơ sở.
- Chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, cơ quan
ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức kiểm tra, đôn đốc;
xây dựng báo cáo sơ kết sau 03 năm thực hiện Đề án và tổ chức hội nghị tổng kết
Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Công an
- Chủ trì xây dựng, cung cấp nội dung, phát triển dữ
liệu truyền thông về công tác phòng, chống buôn bán người;
- Phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng, cung cấp nội
dung, phát triển dữ liệu truyền thông về Công ước Chống tra tấn và các hình thức
đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền
thông rà quét, phát hiện, tổ chức triển khai các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn,
xử lý các hành vi lợi dụng không gian mạng xuyên tạc tình hình, vi phạm pháp luật
Việt Nam.
- Chủ trì cung cấp thông tin chính thức về các vụ
việc quốc tế quan tâm, về việc xử lý các đối tượng lợi dụng các quyền tự do,
dân chủ vi phạm pháp luật Việt Nam; chủ trì hoặc phối hợp giải thích, làm rõ, đấu
tranh phản bác các thông tin sai lệch về quyền con người ở Việt Nam.
4. Bộ Ngoại giao chủ trì truyền thông ở địa bàn
ngoài nước; chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện công
tác truyền thông về quyền con người tới người Việt Nam ở nước ngoài, chính giới,
báo chí, học giả nước ngoài.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì xây
dựng, cung cấp nội dung, phát triển dữ liệu về Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về Quyền Trẻ em; Công ước về Quyền của
Người khuyết tật; Công ước về Lao động di cư và gia đình họ; các công ước của Tổ
chức Lao động quốc tế về quyền lao động và các điều khoản liên quan đến quyền của
lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành
viên.
6. Bộ Tư pháp chủ trì công tác giáo dục, phổ biến
pháp luật về quyền con người; xây dựng, cung cấp nội dung, phát triển dữ liệu
truyền thông về Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị, Công ước Chống tra tấn
và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con
người
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng, cung cấp
nội dung, phát triển dữ liệu truyền thông về Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã
hội và Văn hóa.
8. Ủy ban Dân tộc chủ trì xây dựng, cung cấp nội
dung, phát triển dữ liệu truyền thông về Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt chủng tộc.
9. Bộ Công Thương chủ trì xây dựng, cung cấp nội
dung, phát triển dữ liệu truyền thông về các cam kết liên quan đến quyền con
người trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã hoặc có kế
hoạch tham gia.
10. Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng, cung cấp nội dung,
phát triển dữ liệu truyền thông về đảm bảo các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
và các nhóm quyền khác theo chức năng, nhiệm vụ.
11. Ban Tuyên giáo Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
a) Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ
Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan xây dựng hệ thống tài liệu;
hướng dẫn tuyên truyền về công tác quyền con người.
b) Tăng cường truyền thông theo các nội dung, nhiệm
vụ nêu tại Đề án.
12. Bộ Tài chính bố trí ngân sách
trung ương đảm bảo nhiệm vụ thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương để thực
hiện Đề án.
13. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương
- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện Đề án ở địa
phương.
- Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ
quan chức năng trên địa bàn, căn cứ các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, triển
khai thực hiện công tác truyền thông phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế tại
địa phương.
- Cân đối và bố trí ngân sách địa phương để triển
khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước.
14. Các cơ quan báo chí, xuất bản
- Khai thác cơ chế đặt hàng, đề xuất nhiệm vụ, xây
dựng chuyên mục, chuyên trang, bố trí thời lượng phù hợp để truyền thông về quyền
con người.
- Cử cán bộ, phóng viên, biên tập viên tham gia các
hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông về quyền con người.
- Lựa chọn các tác phẩm báo chí, xuất bản có chất
lượng tham gia các hoạt động thi đua, khen thưởng công tác tuyên truyền về quyền
con người do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung
ương và các cơ quan có thẩm quyền chủ trì phát động.
- Lan tỏa các sản phẩm báo chí, xuất bản về quyền
con người trên các hạ tầng và nền tảng truyền thông, chú trọng lan tỏa trên
không gian mạng. Tăng cường trao đổi các chương trình truyền thông thành tựu
quyền con người ở Việt Nam để đăng, phát trên các hạ tầng của các hãng truyền
thông uy tín quốc tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
Đối với các Đề án truyền thông về quyền con người
khác còn hiệu lực, trong trường hợp xây dựng Đề án mới, cơ quan chủ trì phối hợp
với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan báo cáo
Thủ tướng Chính phủ việc tích hợp, tránh trùng lặp.
Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm về
tính chính xác của các thông tin và số liệu nêu trong Đề án.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, Bộ
Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, cơ quan liên quan và
các địa phương phối hợp chặt chẽ, đảm bảo triển khai Đề án tiết kiệm, hiệu quả.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, người đứng đầu các cơ quan báo chí, xuất bản chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (2b).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Bình Minh
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRUYỀN
THÔNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ)
STT
|
Nhiệm vụ, giải
pháp
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian thực
hiện
|
I
|
Hoàn thiện cơ chế, văn
bản phối hợp; hướng dẫn quản lý Đề án
|
1
|
Xây dựng cơ chế phối hợp, kế hoạch truyền thông,
thông tin đối ngoại về quyền con người hằng năm
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Bộ Công an, Bộ Ngoại
giao, Ban Tuyên giáo Trung ương và các bộ, ngành liên quan
|
Hằng năm
|
2
|
Xây dựng văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề
án
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
|
Năm 2023
|
3
|
Duy trì cơ chế Hội nghị cung cấp thông tin cho
báo chí về công tác quyền con người và thông tin đối ngoại định kỳ hằng tháng
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Bộ Công an, các bộ,
ngành, địa phương
|
Hằng tháng
|
4
|
Hướng dẫn các địa phương áp dụng cơ chế Hội nghị
cung cấp thông tin cho báo chí về công tác quyền con người định kỳ
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Bộ Công an
|
Hằng năm
|
5
|
Nghiên cứu xây dựng văn bản quy định chế độ lưu
trữ sản phẩm Đề án; quy trình khai thác lại các chương trình, sản phẩm truyền
thông của Đề án
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Bộ, ngành, địa
phương
|
2023 - 2024
|
6
|
Tổ chức theo dõi, tổng hợp dư luận báo chí trong
và ngoài nước, xây dựng lập luận đấu tranh với các thông tin sai lệch về tình
hình bảo đảm quyền con người thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, tỉnh, thành
phố
|
Các bộ, ngành, địa
phương
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông, Bộ Công an
|
Thường xuyên
|
7
|
Tổ chức điểm báo, điểm dư luận trong nước và nước
ngoài về quyền con người ở Việt Nam
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Bộ Công an, Bộ Ngoại
giao, các cơ quan báo chí
|
Thường xuyên
|
8
|
Cung cấp thông tin chính thức về các vụ việc, đối
tượng được quốc tế quan tâm; giải thích làm rõ, đấu tranh phản bác các thông
tin sai lệch về quyền con người ở Việt Nam
|
Bộ Công an
|
Bộ Ngoại giao, Bộ
Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương
|
Thường xuyên
|
9
|
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả truyền thông về quyền
con người ở trong và ngoài nước
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Bộ Ngoại giao, Bộ
Công an, UBND các tỉnh, thành phố, các cơ quan báo chí
|
Hằng năm
|
10
|
Tích hợp các nội dung, nhiệm vụ từ các đề án truyền
thông hiện hành về quyền con người
|
Các bộ, ngành, địa
phương
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
2023 - 2028
|
II
|
Tổ chức chuỗi sự kiện
Triển lãm ảnh, tài liệu lưu trữ về tư tưởng quyền con người của Việt Nam
trong lịch sử, các nỗ lực và thành tựu đảm bảo quyền con người của Việt Nam
|
1
|
Hoàn thiện khung nội dung triển lãm tương thích với
các giá trị quyền con người phổ quát của nhân loại; điều phối các bộ, ngành,
địa phương đóng góp ảnh, tài liệu về kết quả đảm bảo quyền con người theo phạm
vi, lĩnh vực quản lý
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Bộ, ngành, địa
phương, cơ quan báo chí
|
2023 - 2028
|
2
|
Tổ chức Triển lãm trực tiếp và trực tuyến ở cấp
quốc gia; cấp vùng; một số địa phương trong nước; chuyển giao và hướng dẫn
các địa phương tổ chức Triển lãm ở cấp tỉnh và cấp cơ sở
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Bộ, ngành, địa
phương
|
2023 - 2028
|
3
|
Tổ chức triển lãm trực tuyến hoặc trực tiếp tại
các tỉnh, thành phố cả nước
|
Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông, các cơ quan báo chí
|
2023 - 2028
|
4
|
Tổ chức triển lãm tại một số địa bàn ngoài nước
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Bộ Ngoại giao, Bộ
Công an, cơ quan đại diện ngoại giao
|
2023 - 2028
|
III
|
Tập huấn bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng truyền thông về quyền con người cho các lực lượng truyền thông
|
1
|
Xây dựng chương trình, hệ thống tài liệu tuyên
truyền định hướng báo chí, xuất bản về công tác quyền con người
|
Ban Tuyên giáo
Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an
|
Các bộ, ngành, cơ
quan nghiên cứu
|
2023 - 2028
|
2
|
Xây dựng chương trình, biên soạn bộ tài liệu
tuyên truyền về quyền con người để sử dụng thống nhất giữa các bộ, ngành, địa
phương
|
Ban Tuyên giáo
Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an
|
Bộ Công an, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
|
2023 - 2025
|
3
|
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng truyền thông
về quyền con người theo các công ước cơ bản của Liên hợp quốc
|
Các bộ chủ trì thực
hiện 07 công ước
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Hằng năm
|
a
|
Tập huấn, đẩy mạnh tuyên truyền về quyền con người
trong lực lượng công an nhân dân
|
Bộ Công an
|
Các bộ, ngành; Ủy
ban nhân dân các tỉnh
|
2023 - 2028
|
b
|
Tập huấn, bồi dưỡng cho phóng viên, biên tập viên
báo chí, xuất bản, cán bộ quản lý thông tin và truyền thông
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Các bộ, ngành, địa
phương, các cơ quan báo chí, xuất bản
|
2023 - 2028
|
c
|
Tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp
Ban Tuyên giáo Trung ương
|
Ban Tuyên giáo
Trung ương
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông và các bộ, ngành liên quan
|
2023 - 2028
|
d
|
Tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp
của các tổ chức đoàn thể
|
Các tổ chức chính
trị - xã hội
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và các bộ, ngành liên quan
|
2023 - 2028
|
đ
|
Tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật
|
Bộ Tư pháp
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và các bộ, ngành liên quan
|
2023 - 2028
|
4
|
Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, tọa đàm
chuyên gia nhằm nâng cao, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ truyền
thông về quyền con người
|
Bộ, ngành, địa
phương
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương
|
Hằng năm
|
5
|
Tổ chức đoàn phóng viên báo chí đi thực tế, viết
bài tại các địa phương, cơ sở
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh
|
Các bộ, ngành liên
quan và các cơ quan báo chí
|
Hằng năm
|
6
|
Tích hợp các nhiệm vụ truyền thông nâng cao nhận
thức, đào tạo kỹ năng quy định tại khoản II.2, Điều 1, Quyết định
số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương
trình “bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường
mạng giai đoạn 2021 - 2025”
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, địa phương
|
Thường xuyên
|
IV
|
Đặt hàng sản xuất, đăng
phát các sản phẩm truyền thông về quyền con người bằng tiếng Việt và tiếng nước
ngoài
|
1
|
Đẩy mạnh xây dựng và khai thác các tài khoản/kênh
thông tin trên mạng xã hội đa ngôn ngữ, đa kênh phục vụ truyền thông về quyền
con người
|
Các bộ, ngành, địa
phương, cơ quan báo chí
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
2023 - 2028
|
2
|
Tổ chức xuất bản và tái bản 1.000 đầu sách về quyền
con người đảm bảo tỷ lệ xuất bản phẩm bằng tiếng người ngoài, tiếng dân tộc,
sách điện tử chiếm 15% đến 20%
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Các bộ, ngành, địa
phương, các nhà xuất bản, các cơ quan đối tác trong và ngoài nước
|
2023 - 2028
|
3
|
Xây dựng các chương trình bồi dưỡng trực tuyến đại
chúng mở, miễn phí (Massive Open Online Course - MOOCs) về các nội dung liên
quan đến quyền con người gồm các video ngắn có thời lượng từ 03 phút - 05
phút kết hợp với văn bản trình chiếu bài giảng
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Các bộ, ngành, cơ
sở nghiên cứu, đào tạo
|
2023 - 2028
|
4
|
Khai thác hiệu quả cơ chế đặt hàng các cơ quan
báo chí sản xuất, phổ biến các xuất bản phẩm truyền thông về quyền con người
bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài
|
Bộ, ngành, địa
phương, cơ quan báo chí
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
2023 - 2028
|
5
|
Sản xuất, phát hành các sản phẩm thông tin cơ sở
về quyền con người
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông, các địa phương
|
|
Hằng năm
|
6
|
Tăng cường đưa nội dung quyền con người vào các
hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, các buổi sinh hoạt Đoàn, Hội và tuần sinh hoạt
giáo dục công dân, sinh hoạt chính trị đầu khóa của học sinh, sinh viên, sinh
hoạt của tổ chức công đoàn, hội phụ nữ, hội người cao tuổi ở các cấp
|
Các tổ chức chính
trị - xã hội, các địa phương
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Hằng năm
|
7
|
Duy trì, đổi mới chuyên trang nhanquyen.vn bằng
tiếng Việt và tiếng nước ngoài trên trang thông tin điện tử đối ngoại
Vietnam.vn
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Các bộ, ngành, các
cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia
|
Thường xuyên
|
V
|
Hợp tác quốc tế, thông
tin đối ngoại về quyền con người
|
1
|
Tăng cường cung cấp thông tin về quyền con người
bằng tiếng nước ngoài, nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin của các cơ chế họp
báo quốc tế thường kỳ và qua các kênh thông tin của cơ quan đại diện ngoại
giao Việt Nam ở nước ngoài
|
Bộ Ngoại giao, Bộ
Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên
quan
|
Thường xuyên
|
2
|
Đẩy mạnh thông tin cho báo chí trước, trong và
sau các sự kiện đối ngoại về quyền con người
|
Bộ Ngoại giao
|
Bộ, ngành, cơ quan
báo chí
|
Thường xuyên
|
3
|
Điều phối các nguồn tài trợ, hỗ trợ nước ngoài
dành cho truyền thông về quyền con người ở Việt Nam
|
Bộ Ngoại giao
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông và các bộ, ngành liên quan
|
Thường xuyên
|
4
|
Khai thác có hiệu quả các nguồn tài trợ, hỗ trợ của
nước ngoài theo quy định của pháp luật phục vụ triển khai các nhiệm vụ, giải
pháp của Đề án
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông, các bộ, địa phương
|
Bộ Ngoại giao, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư
|
|
5
|
Hợp tác với các hãng thông tấn, báo chí nước
ngoài để trao đổi tin, bài thông tin về chủ trương, chính sách và thành tựu
quyền con người ở Việt Nam đăng phát trên báo chí nước ngoài
|
Các cơ quan báo
chí
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan liên quan
|
Thường xuyên
|
6
|
Đón và tổ chức chương trình tác nghiệp thực tế
cho các đoàn phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam, các đoàn phóng
viên quốc tế
|
Bộ Ngoại giao, Bộ
Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành, địa
phương, các cơ quan báo chí
|
Hằng năm
|
7
|
Tăng cường truyền thông qua các hội nghị, hội thảo
quốc tế về quyền con người có sự tham gia của các chính khách, diễn giả, cơ
quan báo chí nước ngoài có uy tín trên thế giới
|
Bộ Ngoại giao
|
Bộ Công an, Bộ
Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan báo chí
|
Hằng năm
|
VI
|
Tổ chức các giải thưởng
truyền thông về quyền con người
|
1
|
Đưa hạng mục giải quyền con người vào hệ thống
các Giải báo chí quốc gia, Giải sách quốc gia, Giải thưởng Thông tin đối ngoại
toàn quốc thường niên; nghiên cứu tổ chức Giải thưởng truyền thông về quyền
con người
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương
|
Các bộ, ngành, địa
phương, các cơ quan báo chí, xuất bản
|
2023 - 2028
|
2
|
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, phổ biến kiến thức
về quyền con người
|
Các tổ chức chính
trị - xã hội
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông Ban Tuyên giáo Trung ương
|
Hằng năm
|
VII
|
Ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông vào thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án; quản
lý, khai thác sản phẩm của Đề án, hình thành hệ sinh thái số về quyền con người
ở Việt Nam
|
1
|
Phát triển, vận hành cơ sở dữ liệu dùng chung về
quyền con người phục vụ lưu trữ, kết nối, chia sẻ, khai thác chung các sản phẩm
của Đề án. Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương phát triển dữ liệu, tích hợp,
chia sẻ, khai thác chung.
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Các bộ, ngành, địa
phương, các cơ quan báo chí, xuất bản
|
2023 - 2028
|
2
|
Xây dựng các sản phẩm truyền thông, phát triển dữ
liệu truyền thông về Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và kết
quả thực thi ở Việt Nam, số hóa, tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung về quyền
con người
|
Bộ Tư pháp
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông, các bộ, ngành, địa phương
|
2023 - 2028
|
3
|
Xây dựng các sản phẩm truyền thông, phát triển dữ
liệu truyền thông về Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội
và kết quả thực thi ở Việt Nam; số hóa, tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung
về quyền con người
|
Bộ Kế hoạch và Đầu
tư
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông, các bộ, ngành, địa phương
|
2023 - 2028
|
4
|
Xây dựng các sản phẩm truyền thông, phát triển dữ
liệu truyền thông về các công ước quốc tế: Quyền trẻ em; quyền của người khuyết
tật; chống phân biệt đối xử với phụ nữ; quyền của người lao động di cư và gia
đình họ; về quyền lao động và các điều khoản liên quan đến quyền của lao động
trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên và
kết quả thực thi ở Việt Nam; số hóa, kết nối, tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng
chung về quyền con người
|
Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông, các bộ, ngành, địa phương
|
2023 - 2028
|
5
|
Xây dựng các sản phẩm truyền thông, phát triển dữ
liệu truyền thông về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và kết quả bảo đảm quyền
này ở Việt Nam; số hóa, tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung về quyền con
người
|
Bộ Nội vụ
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông, các bộ, ngành, địa phương
|
2023 - 2028
|
6
|
Xây dựng các sản phẩm truyền thông, phát triển dữ
liệu truyền thông về quyền tự do biểu đạt và kết quả bảo đảm quyền này ở Việt
Nam; số hóa, tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung về quyền con người
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Các cơ quan nghiên
cứu, báo chí, xuất bản, các bộ, ngành, địa phương
|
2023 - 2028
|
7
|
Xây dựng các sản phẩm truyền thông, phát triển dữ
liệu truyền thông về Công ước quốc tế về chống tra tấn, các hình thức đối xử
hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và về công tác
phòng; phòng, chống buôn bán người và kết quả thực thi ở Việt Nam; số hóa,
tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung về quyền con người
|
Bộ Tư pháp
Bộ Công an
|
Tòa án nhân dân tối
cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các bộ,
ngành, địa phương
|
2023 - 2028
|
8
|
Xây dựng các sản phẩm truyền thông, phát triển dữ
liệu truyền thông về Công ước quốc tế về chống phân biệt chủng tộc và kết quả
bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam; số hóa, tích hợp vào cơ
sở dữ liệu dùng chung về quyền con người
|
Ủy ban Dân tộc
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông, các bộ, ngành, địa phương
|
2023 - 2028
|
|
Xây dựng các sản phẩm truyền thông, phát triển dữ
liệu truyền thông về công tác phòng, chống buôn bán người; số hóa, tích hợp
vào cơ sở dữ liệu dùng chung về quyền con người
|
Bộ Công an
|
Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, các bộ, ngành, địa phương
|
|
9
|
Xây dựng các sản phẩm truyền thông, phát triển dữ
liệu truyền thông về các cam kết liên quan đến quyền con người, quyền lao động
trong các hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam đã hoặc có kế hoạch
tham gia và kết quả tham gia của Việt Nam; kết quả thực thi ở Việt Nam; số
hóa, tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung về quyền con người
|
Bộ Công Thương
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan nghiên cứu, báo chí, xuất
bản
|
2023 - 2028
|
10
|
Xây dựng các sản phẩm truyền thông, phát triển dữ
liệu truyền thông về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Liên hợp quốc (UPR)
và kết quả thực thi ở Việt Nam; số hóa, tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung
về quyền con người
|
Bộ Ngoại giao
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông các bộ, ngành, địa phương
|
2023 - 2028
|
11
|
Công bố, cập nhật thông tin về kết quả triển khai
thực hiện quyền con người trên hệ thống trang điện tử, cổng thông tin điện tử
|
Các bộ, ngành, địa
phương
|
Các cơ quan báo
chí, các tổ chức, cá nhân liên quan
|
2023 - 2028
|
12
|
Thực hiện đo lường, giám sát, đánh giá xu hướng
thông tin liên quan đến quyền con người trên không gian mạng phục vụ công tác
dự báo, chỉ đạo báo chí, định hướng dư luận
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Ban Tuyên giáo
Trung ương, Bộ Công an và các bộ, ngành, các cơ quan báo chí, các mạng viễn
thông
|
2023 - 2028
|
13
|
Rà quét phát hiện, tổ chức triển khai các biện
pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng không gian mạng xâm hại
quyền con người, vi phạm pháp luật Việt Nam
|
Bộ Công an
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
Các bộ, ngành, địa
phương, các cơ quan báo chí
|
2023 - 2028
|
14
|
Đấu tranh phòng, chống nạn tin giả, tin xấu độc
xâm hại quyền con người ở Việt Nam.
|
Bộ Thông tin và
Truyền thông
|
Bộ Công an và các
cơ quan liên quan
|
Thường xuyên
|
1 - Khuyến nghị số
63 của Pakistan: “Thúc đẩy sự đóng góp của truyền thông công cộng trong việc
nâng cao nhận thức về quyền con người cũng như luật về quyền con người”;
- Khuyến nghị số 67 của Saudi Arabia: “Theo đuổi
các nỗ lực tăng cường nhận thức về quyền con người nhằm đảm bảo tốt hơn việc
thúc đẩy quyền con người”;
- Khuyến nghị số 86 của Belarus: “Tiếp tục thực hiện
các chương trình tăng cường nhận thức về quyền con người, nhất là về các điều ước
quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên”.
(Trích Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện các khuyến
nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người
chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc).
Quyết định 1079/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
PRIME MINISTER
OF VIETNAM
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------
|
No. 1079/QD-TTg
|
Hanoi, September
14, 2022
|
DECISION APPROVING THE SCHEME
FOR COMMUNICATING HUMAN RIGHTS IN VIETNAM PRIME MINISTER Pursuant to Law on Governmental Organization
dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and
Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019; Pursuant to Law on Treaties dated April 09,
2016; Pursuant to Law on Journalism dated April 5,
2016; Pursuant to the Law on Information Access dated
April 6, 2016; Pursuant to Decree No. 72/2015/ND-CP dated
September 7, 2015 of the Government on management of foreign affair
communications; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Pursuant to Resolution No. 52-NQ/TW dated
September 27, 2019 of Politburo on policies on active participation in the
Fourth industrial revolution; At request of Minister of Information and
Communications. HEREBY DECIDES: Article 1. Approving the Scheme for
communicating human rights in Vietnam (hereinafter referred to as “Scheme”) for
the period of 2023 - 2028 as follows: I. PRINCIPLES 1. Adequately understanding
human rights and policies, regulations of the Communist Party and Government
regarding human rights is the prerequisite for effectively protecting and
promoting human rights. Communicating human rights must be implemented on a
regular, uninterrupted, and diverse basis to allow people from all social
strata to understand and strictly comply with regulations on human rights;
criticize incorrect opinions and reasoning regarding human rights. 2. Communicating human rights
is a political task and common responsibility of the entire political system
now and in the long run. Result of communicating human rights serves as an
objective criterion for assessing effectiveness of human rights communication
activities of governments of all levels. Attaining good results in ensuring and
promoting human rights is a decisive requirement to warrant effective human
rights communication. 3. Human rights communication
must be implemented on all 3 fronts: educating human rights; publicizing
efforts and achievements in ensuring human rights; clarifying and defying
incorrect information regarding human rights in Vietnam. In which, prioritize
exploiting advantages of media on digital platforms to provide transparent
information for the general public in and out of Vietnam regarding efforts and
achievements regarding human rights assurance of Vietnam's Government. II. OBJECTIVES ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Communicate human rights to create a shift in
awareness and understanding of society regarding human rights; adequately
communicate to allow the general public in and out of Vietnam and international
friends to understand principles, policies, efforts, and results attained
during human rights protection and promotion in Vietnam; improve Vietnam’s
credibility in the field of human rights in Vietnam, in the region, and
worldwide. 2. Specific objectives until
2028 - 100% state authorities
making statements and providing information for the press on a regular basis
regarding human rights adhere to the laws to promptly communicate implementation
and implementation results of human rights activities and match efforts and
achievements in ensuring human rights of the authorities and of the entire
country as a whole. - 100% officials engaging in
human rights activities, 100% officials managing information, media, 100%
personnel engaging in foreign affair communication of press agencies, 70% key
officials of central and provincial socio-political organizations receive
update on circumstances of human rights activities in Vietnam and receive training
for media knowledge and skills regarding human rights. - Organize galleries and
exhibits for images and documents regarding human rights in Vietnam in
Vietnamese and foreign languages in 63 provinces and cities and strategic
locations in foreign countries. - Compose, publish, and
reprint 1.000 titles regarding human rights; diversify forms of mass media,
increase the proportion of media products in ethnic minority languages, foreign
languages, and media products on digital platforms to around 15% to 20% of
total media products regarding human rights. - 100% data sources and media
products of the Scheme are digitalized, connected, shared, and popularized on
cyberspace. Cut down false, incorrect information, misinformation violating
human rights on cyberspace to less than 10% of total information on human
rights in Vietnam; discover and deal with 90% false information and
misinformation violating human rights on cyberspace. - Regarding diplomacy: fulfill
international recommendations regarding increasing media and raising awareness
about human rights approved by the Vietnamese Government, including advise No.
64, 67, and 86 following Universal periodic review (UPR) method of the United
Nations Human Rights Council. III. SCHEME TARGET
AND SCOPE ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Officials engaging in human
rights, communication, foreign affair information, mobilization of central and
local general public in Vietnam and Vietnam’s representative missions in
foreign countries. - Classes of people, religious
communities, ethnic groups, especially intelligentsia, religious officials,
reputable persons in ethnic minority communities, youths, students, learners,
reputable and influential persons on the internet. - Press and media in Vietnam
and around the world. - Overseas Vietnamese;
Vietnamese students, learners, and researchers currently studying abroad. - Foreign affair
representative missions of other countries, representative offices of
international organizations, regional organizations and international press,
media companies in Vietnam, foreign NGOs operating in Vietnam, foreign-invested
enterprises, and foreign communities in Vietnam. - Reputable politicians,
socio-political organizations, civil organizations of countries, international
organizations, regional organizations, and NGOs in the field of human rights,
especially organizations that are friendly towards Vietnam. 2. Scope of the Scheme - In Vietnam: across 63
provinces and cities. - In other countries: choose
and organize communication directly and online towards locations packed with
overseas Vietnamese; locations prioritized for diplomacy relationship
development by the Communist Party and the Government; head offices of
international human rights agencies such as: New York (United States), Geneva (Switzerland),
Bangkok (Thailand), etc. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 1. International regulations
on human rights, which pay special attention to the 7 primary International
treaties on human rights to which Vietnam is a signatory, including: (1)
International Covenant on Civil and Political Rights; (2) International
Covenant on Economic, Social and Cultural Rights; (3) Convention of the
Elimination of All forms of Discrimination against Women; (4) International
Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination; (5)
Convention on the Rights of the Child; (6) Convention on the Rights of Persons
with Disabilities; (7) Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or
other Degrading Treatment of Punishment; international experiences regarding
human rights assurance and promotion. 2. Regulations of Communist
Party and laws of Vietnamese Government regarding human rights; results of
localizing and implementing international commitments regarding human rights,
bilateral and multilateral international commitments to which Vietnam is a
signatory or is about to be a signatory. 3. Situation, efforts, and
achievements in ensuring human rights in various fields, including poverty and
hunger reduction, caring for people’s lives and vulnerable individuals;
positive assessment and acknowledgement of international media regarding human
rights assurance and development in Vietnam. Positive information highlighting
moral value, lifestyle, unity, nationalism, and patriotism. 4. Cases and individuals in Vietnam
and other countries, instances of exploiting freedom, democracy, human rights
to violate regulations and law, infringe legal rights and benefits of
organizations, individuals, national security, social safety and order,
Vietnam’s images and international credibility. 5. Priorities in foreign
affairs regarding human rights of Vietnam; positions, roles, ideas, and
contribution of Vietnam in efforts and achievements in ensuring human rights
regionally and internationally. V. TASKS AND SOLUTIONS FOR SCHEME IMPLEMENTATION
1. Improve regulations and
documents guiding management of the Scheme Develop plans, programs, and solutions for
improving effectiveness in communicating human rights; effectively implement
interdisciplinary cooperation in directing and organizing implementation of the
Scheme, to be specific: a) Guide the plan for implementation of the Scheme.
... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. c) Research and develop documents on storage of
Scheme products and media products using state budget; procedures for
re-utilizing media programs and products of the Scheme. d) Develop and organize implementation of documents
guiding annual human rights communication. 2. Provide training regarding
human rights communication knowledge and skills for communication entities. a) Continue to maintain monthly Conference for
press release of human rights activities. b) Improve quality and effectiveness of training
sessions, seminars, conferences with experts to improve knowledge, skills, and
communication profession regarding human rights for journalists and editors of
press, communication, publishing agencies, foreign affair officials, internal
affair officials in central and local governments; member officials of Steering
Committees on human rights of provinces and central-affiliated cities and
managerial officials of all levels; law rapporteurs; rapporteurs who are
officials of socio-political organizations affiliated to the Communist Youth
Union of Ho Chi Minh City, Vietnam Women's Union, Vietnam General Confederation
of Labor, and unions of all levels. c) Develop programs and documents on human rights
communication for use among all ministries, departments, and local governments.
d) Increase number of field trips organized for
journalists to write articles regarding communication contents set forth under
the Scheme. 3. Manufacture and upload
human rights communication products in Vietnamese and foreign languages a) Promote development and utilization of accounts
and information channels on multilingual and multichannel social networks, aim
towards target market to spread information and expand target audience,
especially the youths. Connect, increase private sector involvement, mobilize
and invite influential characters in online community to participate in human
rights communication campaigns. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. c) Manufacture and popularize multimedia publishing
products in Vietnamese and foreign languages, prioritize products that are
presented in a new style and provide new, accessible, and viral perspective;
electronic books that allow QR scanning and can be uploaded on online
applications. d) Continue to develop media products pertaining to
human rights depending on local conditions and broadcast on district-level,
commune-level radio system, electronic billboards, local communication
stations, and other forms of communication (audio reportage, radio drama,
videos, etc.). Organize mobile communication in form of exhibitions of
paintings, documentary images, and propaganda posters relating to human rights.
dd) Promote human rights communication in
extracurricular activities, meetings of youth unions, character education week,
and political course of students, meetings of labor unions, women’s unions,
associations for the elderly of all levels. e) Organize competitions and events involving
researching on human rights and principles of the Communist Party and
Government regarding human rights. g) Organize a series of Exhibitions of human rights
assurance of Vietnam in Vietnam and around the world. Research, collect, and announce Vietnam’s human
rights ideologies in Vietnam and around the world via documents under state’s
storage to increase value and reinforce nationwide unity; affirm the efforts
and achievements regarding human rights assurance of the Socialist Republic of
Vietnam adhering to general human rights values. Method: in person and online. 4. Implement international
cooperation and foreign affair communication regarding human rights a) Effectively maintain discussion and information
exchange with international partners and international human rights
apparatuses. Develop media plans and notify the press before, during, and after
every diplomatic event regarding human rights according to general agreements,
protection and national reporting regarding implementation of UN treaties
regarding human rights. b) Extract foreign resources and donations in
accordance with regulations and law serving human rights communications. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. d) Organize field trips in Vietnam for foreign
correspondents residing in Vietnam and international press corps to inspect
local socio-economic development situations. 5. Organize human rights
communication awards a) Introduce “Giải báo chí về quyền con người“ to
the system of “Giải báo chí quốc gia”, “Giải sách quốc gia”, “Giải thưởng Thông
tin đối ngoại toàn quốc”, etc.; research and organize “Giải thưởng truyền thông
về quyền con người”. b) Organize free-writing competitions, law
knowledge competitions, photography and art competitions regarding human
rights. 6. Implement digital
transformation and apply new technologies in human rights communication
activities a) Digitalize documents, materials, multimedia
publishing products that are products of the Scheme for storage on national
common databases. Calibrate and add more contents to utilize digitalized data
(multiple languages, support electronic publications) and move towards building
human rights information ecosystem on cyberspace. b) Apply virtual reality, augmented reality, 3D
website, model, applications, etc. to provide experiences and interactions and
increase people’s awareness, raise interest, create impressions to allow the
general public to popularize achievements regarding human rights and advertise
Vietnam’s images. c) Apply digital technologies in supervising
information on cyberspace to promptly detect and analyze information channels
in order to research, predict, and advise competent authority to take response
measures; actively communicate, navigate through information, and fight against
false information, misinformation infringing human rights in Vietnam. d) Develop and operate human rights database for
storing, connecting, sharing, and utilizing human rights communication
products. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. VI EXPENDITURE ON
SCHEME IMPLEMENTATION 1. Expenditure on implementing
the Scheme shall be guaranteed by the state budget, donations of press
agencies, publishing agencies, scientific research organizations participating
in implementation of the Scheme, donations of domestic and international organizations
and individuals as per the law and other legal funding sources. 2. On an annual basis, based
on tasks set forth under the Scheme, ministries, central and local departments
shall develop plans, estimate implementation expenditure, Integrate in annual
budget estimates of ministries, central and local departments and request
competent authorities to decide based on applicable regulations on state budget
decentralization. 3. The management and use of
state budgets shall conform to regulations on bidding and relevant law
provisions. VII. ORGANIZING
IMPLEMENTATION OF THE SCHEME 1. General clauses Ministries, ministerial agencies, Governmental
agencies, People’s Committees of provinces, press agencies, and agencies
implementing the Scheme are responsible for: - cooperating with authorities
in charge of the Scheme in implementing the Scheme. - developing specific plans
and estimates for implementation of the Scheme within their state budget
estimates. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 2. Ministry of Information and
Communications shall - Take charge guiding plans
for implementation of the Scheme. - Take charge and cooperate in
communicating human rights in digital Government, digital society, digital
economy; prioritize protecting children’s rights on cyberspace. - Take charge and cooperate
with Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Planning and Investment, and relevant
entities in proposing projects using other legal funding sources and donations
to implement tasks and solutions of the Scheme. - Take charge developing
outline content of exhibitions of human rights protection achievements in
Vietnam; cooperate with ministries, departments, and local governments in
contributing images and documents on human rights assurance results in fields
under their management; take charge organizing in-person and online exhibitions
on nationwide scale, regional scale, local scale in Vietnam and certain areas
outside of Vietnam; assign and guide local governments to organize exhibitions
on provincial and grassroots scale. - Take charge and cooperate
with ministries, departments, ministerial agencies, and governments of
provinces and central-affiliated cities in inspecting and expediting
implementation, produce 3-year assessment results, organize conclusion of the
Scheme and report to the Prime Minister. 3. Ministry of Public Security
shall - Take charge developing,
providing contents, and improving communication data regarding anti-human
trafficking; - Cooperate with Ministry of
Justice in developing, providing contents, and improving communication data
regarding Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or other Degrading
Treatment of Punishment. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Take charge providing
official information on cases under international concern, punitive actions
imposed on individuals exploiting democracy to violate Vietnamese regulations
and law; take charge or cooperate in explaining, clarifying, or fighting
against false information on human rights in Vietnam. 4. The Ministry of Foreign
Affairs shall handle communication activities outside of Vietnam; direct
foreign Vietnamese representative missions to communicate human rights towards
Vietnamese overseas, politicians, press, and scholars. 5. Ministry of Labor - War
Invalids and Social Affairs shall develop, provide contents, and improve data
for Convention of the Elimination of All forms of Discrimination against Women;
Convention on the Rights of the Child; Convention on the Rights of Persons with
Disabilities; International Convention on the Protection of the Rights of All
Migrant Workers and Members of their Families; Conventions of ILO regarding
labour rights and clauses pertaining to labourer’s rights under worldwide FTAs
to which Vietnam is a signatory. 6. The Ministry of Justice
shall educate and popularize human rights regulations and law; develop, provide
contents, and improve data for the International Covenant on Civil and
Political Rights, Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or other
Degrading Treatment of Punishment 7. Ministry of Planning and
Investment shall develop, provide contents, and improve data for the
International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights. 8. Committee for Ethnic
Affairs shall develop, provide contents, and improve data for the International
Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination. 9. Ministry of Industry and
Trade shall develop, provide contents, and improve data for the commitments
pertaining to human rights in FTAs to which Vietnam is a signatory or is about
to be a signatory. 10. The Ministry of Home
Affairs shall develop, provide contents, and improve communication data for
preservation of freedom of religion and other rights within their tasks and
powers. 11. Communist Party of
Vietnam’s Central Committee’s Publicity and Education Commission and Vietnamese
Fatherland Front and socio-political organizations shall ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b) increasingly communicate in accordance with the
Scheme. 12. The Ministry of Finance
shall allocate central government budget to cover recurrent expenditure of
ministries and central authorities to implement the Scheme. 13. People’s Committees of
provinces and central-affiliated cities shall - Organize implementation of
the Scheme in their provinces and cities. - Direct Departments of
Information and Communications and local authorities to communicate in
accordance with local requirements and conditions within the tasks and
solutions under the Scheme. - Balance and allocate local
government budget to implement assigned tasks in accordance with the Law on
State Budget. 14. Press and publishing
authorities - Take advantage of order
placement and task proposal regulations, develop columns, dedicated sections,
and dedicate suitable contents to communicate human rights. - Assign officials,
journalists, and editors to participate in training and advanced training for
human rights communication skills. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Popularize press and
publishing products pertaining to human rights on media infrastructures and
platforms, specifically cyberspace. Exchange programs communicating human
rights achievements in Vietnam for broadcasting by reputable international
media companies. Article 2. This Decision comes into effect
from the day of signing. Regarding other Schemes for communicating human
rights that are still in effect, if new Schemes are to be developed, presiding
authorities shall cooperate with Ministry of Information and Communications and
relevant ministries, departments, and authorities in reporting to the Prime
Minister to avoid overlap. Ministry of Information and Communications is
responsible for the accuracy of information and data under the Scheme. During implementation, Ministry of Information and
Communications, Ministry of Finance, relevant ministries, departments, and
local governments shall strictly cooperate and ensure effective, efficient
implementation of the Scheme. Article 3. Ministers, heads of ministerial
agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People's Committees
of provinces and central-affiliated cities, heads of press and publishing
agencies are responsible for the implementation of this Decision./. PP. PRIME
MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Pham Binh Minh ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.
Quyết định 1079/QĐ-TTg ngày 14/09/2022 phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
7.077
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|