Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1018/QĐ-TTg 2024 Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến 2030

Số hiệu: 1018/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Minh Chính
Ngày ban hành: 21/09/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050

Ngày 21/09/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1018/QĐ-TTg về chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Theo đó, chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 theo lộ trình 3 giai đoạn với các mục tiêu cụ thể như sau:

- Giai đoạn 1 (2024 - 2030):

+ Thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, hình thành ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, 01 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn; phát triển một số sản phẩm bán dẫn chuyên dụng trong một số ngành lĩnh vực.

+ Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 25 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 - 15%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 225 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 – 15%.

+ Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đạt trên 50.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Giai đoạn 2 (2030 - 2040):

+ Phát triển công nghiệp bán dẫn kết hợp giữa tự cường và FDI, hình thành ít nhất 200 doanh nghiệp thiết kế, 02 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 15 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, từng bước tự chủ về công nghệ thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng.

+ Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 50 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 - 20%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 485 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 – 20%.

+ Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đạt trên 100.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Giai đoạn 3 (2040 - 2050):

+ Hình thành ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, 03 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 20 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn.

+ Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 1.045 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%.

+ Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

+ Hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn Việt Nam tự chủ, có năng lực dẫn đầu ở một số công đoạn, phân khúc của chuỗi sản xuất.

Xem nội dung chi tiết tại Quyết định 1018/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày ký.

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1018/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 (sau đây gọi là Chiến lược) với các nội dung sau:

I. BỐI CẢNH

1. Công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang có những thay đổi và điều chỉnh lớn, xuất hiện những xu thế mới tạo cơ hội thúc đẩy khả năng tự chủ và phát triển năng lực sản xuất bán dẫn quốc gia.

Ngành công nghiệp bán dẫn, với vai trò then chốt trong nền kinh tế số, đang ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trong bối cảnh thế giới bước vào kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Sản phẩm bán dẫn đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội.

Trước đây, chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu đã phát triển theo hướng chuyên môn hóa cao, tập trung tại một số ít các quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ; không có quốc gia nào có khả năng tự chủ hoàn toàn trong lĩnh vực bán dẫn. Trong những năm gần đây, các quốc gia lớn đã có sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến việc phải điều chỉnh chiến lược bán dẫn theo hướng nâng cao năng lực trong nước và đẩy mạnh đa dạng hoá chuỗi cung ứng.

2. Việt Nam có lợi thế địa chính trị, nhân lực về công nghiệp bán dẫn. Đây là cơ hội cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực đang chiếm tới 70% sản lượng sản xuất của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; là quốc gia có nền chính trị ổn định, nằm trong nhóm các nước có tốc độ phát triển nhanh nhất; là quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược với nhiều cường quốc bán dẫn.

Việt Nam có tiềm năng về trữ lượng đất hiếm, ước đạt khoảng 20 triệu tấn. Việt Nam là 01 trong 16 quốc gia đông dân nhất trên thế giới, có tỷ lệ dân số trẻ, có lợi thế nhân lực có năng lực về STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học), có khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu nhân lực để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển công nghiệp bán dẫn. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều công nghệ, xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường.

Đây là những lợi thế tiềm năng để Việt Nam có thể tham gia vào các công đoạn trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, tiến tới phát triển hệ sinh thái bán dẫn trong nước hoàn chỉnh.

II. CÔNG THỨC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN VIỆT NAM

Chiến lược đề ra con đường phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2050 theo công thức sau:

C = SET + 1

Trong đó:

C: Chip (Chip bán dẫn);

S: Specialized (Chuyên dụng, Chip chuyên dụng);

E: Electronics (Điện tử, Công nghiệp điện tử);

T: Talent (Nhân tài, Nhân lực);

+ 1: Việt Nam (Việt Nam là điểm đến mới an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghiệp bán dẫn).

1. Về chip bán dẫn

Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) là các công nghệ cốt lõi của CMCN 4.0. IoT để số hoá thế giới thực, tạo ra thế giới số, tạo ra dữ liệu. AI để xử lý dữ liệu và tạo ra giá trị mới. Cốt lõi của IoT và AI là chip bán dẫn.

Công nghiệp bán dẫn, chip bán dẫn đã có mặt trong hầu hết các thiết bị, mọi mặt của đời sống xã hội, đã, đang và sẽ thay đổi, định hình thế giới; ảnh hưởng to lớn tới an ninh kinh tế và an ninh quốc phòng. Công nghiệp bán dẫn nằm trong một bức tranh rất lớn và có tính toàn cầu, đó là chuyển đổi số.

2. Về định hướng chip chuyên dụng

CMCN 4.0 liên quan tới các công nghệ cốt lõi về AI, IoT và tự động hoá công nghiệp. Các ứng dụng này đòi hỏi hiệu suất tính toán rất cao, khả năng xử lý dữ liệu lớn, thời gian phản hồi nhanh. Chip chuyên dụng được thiết kế để tối ưu hoá những nhu cầu này, giúp đạt hiệu suất cao hơn các chip đa dụng. Ngoài ra, để đáp ứng các yêu cầu chuyên dụng, cụ thể như: yêu cầu về tiêu thụ nguồn thấp cho IoT, tính năng bảo mật cao cho các hệ thống công nghiệp trọng yếu quốc gia, các yêu cầu riêng biệt cho các lĩnh vực như viễn thông, y tế, giao thông, năng lượng đều cần đến chip chuyên dụng.

Chip đa dụng khi áp dụng vào các ứng dụng chuyên dụng sẽ không dùng hết công suất, gây lãng phí, nhất là về nguồn điện, giá thành cao. Chip đa dụng thường chỉ có một số ít hãng sản xuất. Chip chuyên dụng rất đa dạng, tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ.

Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, đại diện là chip đa dụng thì với CMCN 4.0 là chip chuyên dụng. Các nước đi sau trong công nghiệp bán dẫn phải đi từ chip chuyên dụng.

3. Về định hướng công nghiệp điện tử

Phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam phải đi cùng với phát triển ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp chuyển đổi số để tạo đầu ra cho chip bán dẫn. Chip bán dẫn là một thành phần đầu vào quan trọng của thiết bị điện tử. Nếu chỉ làm chip bán dẫn thì sẽ phụ thuộc đầu ra, phụ thuộc vào các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử. Các quốc gia phát triển đột phá gần đây như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, ... đều có ngành công nghiệp điện tử phát triển.

Công nghiệp điện tử đang có làn sóng mới là AI. Các thiết bị điện tử thế hệ mới cần được thông minh hóa bằng AI. Chip AI sẽ là linh hồn của các thiết bị điện tử thế hệ mới. Việt Nam sẽ là một trong các nước đi đầu nếu đi theo con đường này; đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển ngành công nghiệp điện tử, tạo đầu ra cho bán dẫn, nhất là các chip chuyên dụng.

Ngành công nghiệp điện tử bao gồm thiết bị điện tử dân dụng và thiết bị điện tử chuyên dụng cho các ngành (viễn thông, y tế, năng lượng, ô tô, hàng không vũ trụ, quốc phòng an ninh,...) lớn hơn nhiều lần so với ngành công nghiệp bán dẫn. Công nghiệp chuyển đổi số còn có quy mô lớn hơn nhiều so với ngành công nghiệp điện tử. Thông qua hoạt động chuyển đổi số, số hóa thế giới thực, nhu cầu sử dụng chip bán dẫn chuyên dụng cho công nghiệp điện tử và công nghiệp chuyển đổi số gấp nhiều lần so với nhu cầu thiết bị điện tử truyền thống trước đây, chip chuyên dụng cũng dễ sản xuất và chi phí thấp hơn chip đa dụng.

4. Về định hướng nguồn nhân lực, nhân tài

Bước đi đầu tiên của Chiến lược là xây dựng Việt Nam thành một trong các trung tâm nhân lực toàn cầu về công nghiệp bán dẫn, từ đó tiến tới xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Trung tâm nhân lực toàn cầu không chỉ bao gồm nhân lực cho Việt Nam mà còn là nhân lực cho gia công, xuất khẩu lao động về công nghiệp bán dẫn. Nhân lực tạo ra lợi thế thu hút đầu tư nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đóng gói, kiểm thử tại Việt Nam.

Với khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu lao động thông qua đào tạo lại (Reskill), đào tạo nâng cao (Upskill) từ nguồn nhân lực sẵn có dồi dào là các kỹ sư điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số, cùng với lợi thế nguồn nhân lực có năng lực về STEM, thì Việt Nam là một trong các nước có ưu thế hàng đầu thế giới để trở thành trung tâm nhân lực toàn cầu về công nghiệp bán dẫn. Nhân lực là trụ cột cốt lõi và là nền tảng để hình thành ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

Phát triển nguồn nhân lực đồng thời cả chiều rộng và chiều sâu, nhân lực là ưu tiên hàng đầu và là yếu tố quyết định; tăng cường đào tạo, phát huy các lợi thế về nguồn nhân lực (nhất là STEM) để Việt Nam trở thành một trong các trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu, có khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tất cả các công đoạn trong hoạt động bán dẫn.

Việc chuẩn bị nguồn nhân lực dựa trên dự báo, tầm nhìn dài hạn, nhưng vẫn phải bám sát nhu cầu thị trường. Thúc đẩy ký kết các cam kết về nhu cầu nhân lực giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp bán dẫn trong và ngoài nước, để tạo đầu ra, đảm bảo cho đào tạo thành công. Ở tầm quốc gia, Chính phủ sẽ ký kết các hợp tác quốc gia về cung cấp nhân lực bán dẫn với một số quốc gia đang thiếu hụt nhân lực bán dẫn.

Ngoài việc đào tạo dài hạn như đào tạo STEM từ phổ thông, đào tạo đại học và sau đại học, vẫn phải chú trọng việc đào tạo nhanh trong ngắn hạn. Cách tốt nhất trong ngắn hạn là đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyển tiếp cho các kỹ sư công nghệ thông tin, kỹ sư phần mềm, kỹ sư điện tử. Để có đủ giáo viên, người hướng dẫn, cơ sở vật chất và giáo trình thì cần có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp bán dẫn và các cơ sở đào tạo, cần có sự đầu tư của nhà nước cho các cơ sở đào tạo. Đào tạo lại giáo viên, thu hút các giáo viên bán dẫn nước ngoài, nhất là Việt kiều, là ưu tiên cao ở giai đoạn đầu.

5. Vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu (+ 1)

Thế giới đang cơ cấu lại ngành công nghiệp bán dẫn theo hướng đa dạng hóa nguồn cung với mô hình "X+1", không chỉ về sản xuất mà ở tất cả các công đoạn của công nghiệp bán dẫn. Các nước đã có công nghiệp bán dẫn, hoặc một phần của công nghiệp bán dẫn, đều muốn có thêm một cơ sở nữa ở nước khác để bảo đảm an toàn. Việt Nam có quan hệ chiến lược tốt đẹp với hầu hết các cường quốc công nghiệp bán dẫn nên có thể là một trong ít nước “+1” này và có khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tất cả các công đoạn của công nghiệp bán dẫn.

Việt Nam sẽ thu hút FDI theo mô hình (X+1). Với mô hình này, Việt Nam sẽ trở thành lựa chọn “+1”, cung cấp sự an toàn cho ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; Việt Nam không chỉ cung cấp hạ tầng nhân lực, đất đai, điện, nước, giao thông, viễn thông, các ưu đãi thuế mà còn mang lại sự an toàn cho công nghiệp bán dẫn. Công nghiệp bán dẫn có ảnh hưởng to lớn tới an ninh kinh tế và an ninh quốc phòng nên đảm bảo sự an toàn sẽ luôn là ưu tiên số một.

Việt Nam có lợi thế địa chính trị về công nghiệp bán dẫn. Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực đang chiếm tới 70% sản lượng sản xuất của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Việt Nam là quốc gia có nền chính trị ổn định và nằm trong nhóm các nước có tốc độ phát triển nhanh nhất, có quan hệ đối tác chiến lược với nhiều cường quốc bán dẫn. Hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặt ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển công nghiệp bán dẫn. Đây là những yếu tố quan trọng để Việt Nam có cơ hội trở thành một trong các trung tâm công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Từ nay đến năm 2050, Việt Nam sẽ triển khai công thức C = SET + 1 để thực hiện Chiến lược với quan điểm phát triển: đi từ nhân lực tới nghiên cứu, thiết kế, đóng gói, kiểm thử đến sản xuất; thúc đẩy hợp tác mang tính chiến lược với một số quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ, đối tác quan trọng trong hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu; kết hợp vai trò nhà nước trong định hướng dài hạn và sự linh hoạt của thị trường trong ngắn hạn.

III. TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Việt Nam định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2050 theo lộ trình 03 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (2024 - 2030): tận dụng lợi thế địa chính trị, nhân lực về công nghiệp bán dẫn, thu hút FDI có chọn lọc, phát triển trở thành một trong các trung tâm về nhân lực bán dẫn toàn cầu, hình thành năng lực cơ bản trong tất cả các công đoạn từ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đóng gói và kiểm thử của công nghiệp bán dẫn.

Giai đoạn 2 (2030 - 2040): trở thành một trong các trung tâm về công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu; phát triển công nghiệp bán dẫn, điện tử kết hợp giữa tự cường và FDI.

Giai đoạn 3 (2040 - 2050): trở thành quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đi đầu trên thế giới về công nghiệp bán dẫn, điện tử; làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử.

IV. MỤC TIÊU VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam theo lộ trình 3 giai đoạn với các mục tiêu cụ thể như sau:

1. Giai đoạn 1 (2024 - 2030):

a) Thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, hình thành ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, 01 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn; phát triển một số sản phẩm bán dẫn chuyên dụng trong một số ngành lĩnh vực.

b) Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 25 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 - 15%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 225 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 - 15%.

c) Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đạt trên 50.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

2. Giai đoạn 2 (2030 - 2040):

a) Phát triển công nghiệp bán dẫn kết hợp giữa tự cường và FDI, hình thành ít nhất 200 doanh nghiệp thiết kế, 02 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 15 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, từng bước tự chủ về công nghệ thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng.

b) Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 50 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 - 20%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 485 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 - 20%.

c) Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đạt trên 100.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

3. Giai đoạn 3 (2040 - 2050):

a) Hình thành ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, 03 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 20 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn.

b) Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 1.045 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%.

c) Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.

d) Hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn Việt Nam tự chủ, có năng lực dẫn đầu ở một số công đoạn, phân khúc của chuỗi sản xuất.

V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

Trên cơ sở các nội dung nêu trên, Chiến lược đề ra 05 nhiệm vụ với các giải pháp thực hiện cụ thể:

1. Phát triển chip chuyên dụng

a) Nghiên cứu và phát triển công nghệ lõi, sản phẩm chip chuyên dụng đột phá thế hệ mới thông qua đầu tư vào các trung tâm nghiên cứu công nghệ lõi về bán dẫn, tập trung vào các lĩnh vực như chip AI, chip IoT; có cơ chế hỗ trợ cùng chia sẻ, dùng chung một số cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu; mở rộng nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ ở cấp quốc gia, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn.

b) Phát triển hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn trong nước, kết nối với hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn của các đối tác chiến lược; xây dựng nền tảng, công cụ dùng chung phục vụ khởi nghiệp sáng tạo, đào tạo chuyên gia, thiết kế, phát triển chip bán dẫn; thúc đẩy phát triển, sử dụng chip chuyên dụng trong một số ngành, lĩnh vực: nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tự động hóa, điện tử tiêu dùng, công nghiệp chuyển đổi số, ...

c) Xây dựng cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, tài chính đặc biệt của nhà nước để đầu tư xây dựng 01 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ, công nghệ cao phục vụ nhu cầu nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip bán dẫn.

d) Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu đào tạo đặt hàng sản xuất chip bán dẫn theo mô hình tập trung (Multi Project Wafer) để tiết kiệm thời gian, chi phí chế tạo, khuyến khích các dự án nghiên cứu, khởi nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn

2. Phát triển Công nghiệp điện tử

a) Tập trung bố trí nguồn lực cho nghiên cứu, phát triển thiết bị điện tử với trọng tâm là các thiết bị điện tử thế hệ mới tích hợp các chip chuyên dụng, chip AI.

b) Có chính sách ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước để mua sắm thiết bị điện tử trong nước nhằm thúc đẩy, phát triển thị trường công nghiệp điện tử.

c) Hỗ trợ, thúc đẩy các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước sản xuất thiết bị điện tử thế hệ mới hướng tới phát triển thành doanh nghiệp đa quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu và phát triển thị trường quốc tế; có cơ chế ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số mở rộng sang đầu tư, sản xuất thiết bị điện tử thế hệ mới; hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử.

d) Phát triển hệ sinh thái công nghiệp phụ trợ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài phục vụ sản xuất thiết bị điện từ dân dụng, chuyên dụng thế hệ mới.

đ) Hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp bán dẫn, điện tử Việt Nam tham gia Chương trình phát triển thương hiệu quốc gia, hướng đến thị trường trong nước, khu vực và quốc tế; xúc tiến thương mại, đầu tư công nghiệp bán dẫn, điện tử tại các thị trường trọng điểm; lựa chọn một số sản phẩm bán dẫn, điện tử vào Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia.

3. Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn

a) Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Chú trọng, ưu tiên đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyển tiếp từ nguồn nhân lực sẵn có dồi dào là các kỹ sư điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số, cùng với lợi thế nguồn nhân lực có năng lực về STEM dựa trên dự báo, tầm nhìn dài hạn, bám sát nhu cầu thị trường.

b) Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo, xây dựng giáo trình và nghiên cứu cấp đại học và sau đại học; đầu tư, mua sắm trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu; phát triển các trung tâm dữ liệu, các hệ thống siêu máy tính phục vụ hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử và các công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, ...

c) Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút và nuôi dưỡng nhân tài, các chuyên gia cao cấp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử trong và ngoài nước; kết nối chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài để hình thành Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn.

d) Hợp tác quốc gia về cung cấp nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn với một số quốc gia đang thiếu hụt nhân lực; thúc đẩy ký kết các cam kết về nhu cầu nhân lực giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp bán dẫn, điện tử trong và ngoài nước, để tạo đầu ra đảm bảo cho đào tạo thành công.

4. Thu hút đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn

a) Xây dựng cơ chế ưu đãi cao nhất để thu hút có chọn lọc dự án đầu tư nước ngoài có hàm lượng công nghệ cao trong công nghiệp bán dẫn, điện tử từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương; xây dựng cơ chế một cửa hành chính đối với các dự án đầu tư trong công nghiệp bán dẫn, điện tử.

b) Nghiên cứu, thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư để giảm thiểu ảnh hưởng của thuế thu nhập tối thiểu toàn cầu.

c) Có chính sách ưu tiên các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử có hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam, sử dụng công nghiệp phụ trợ Việt Nam, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử.

d) Thiết lập cơ chế làn xanh và các cơ chế khác để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh kiện liên quan đến công nghiệp bán dẫn, thiết bị điện tử dân dụng, chuyên dụng thế hệ mới.

đ) Đầu tư phát triển hạ tầng số, hạ tầng điện, hạ tầng cấp thoát nước, áp dụng cơ chế hỗ trợ giá điện, nước đáp ứng yêu cầu của các nhà máy sản xuất bản dẫn, thiết bị điện tử tại các khu vực đã được quy hoạch; ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh phục vụ cho công nghiệp bán dẫn, điện tử.

5. Một số nhiệm vụ và giải pháp khác

a) Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn (Ban Chỉ đạo), do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến thúc đẩy phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Thành lập Tổ Chuyên gia tư vấn chuyên môn về công nghiệp bán dẫn (Tổ Chuyên gia). Tổ Chuyên gia là cơ quan tham mưu, tư vấn độc lập, chuyên nghiệp, có tầm nhìn chiến lược, nhằm cung cấp các kiến thức, phân tích chuyên sâu về chuyên môn để tham mưu, tư vấn giúp Ban Chỉ đạo và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Tổ Chuyên gia do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Tổ trưởng. Thành phần Tổ Chuyên gia gồm đại diện các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn.

b) Xây dựng/Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam (TCVN/QCVN) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm bán dẫn, điện tử; hình thành, công nhận hệ thống các tổ chức đánh giá chất lượng, trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định sản phẩm, dịch vụ bán dẫn, điện tử.

c) Bổ sung hạng mục chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, chế tạo, sản xuất sản phẩm bán dẫn, thiết bị điện tử dân dụng, chuyên dụng thế hệ mới của Việt Nam từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.

d) Thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm huy động nguồn lực cho phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, điện tử Việt Nam; nâng cao vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thúc đẩy hợp tác quốc tế về công nghiệp bán dẫn, điện tử.

đ) Xây dựng quy định khai thác, xử lý và tái sử dụng, xử lý chất thải độc hại trong quá trình khai thác tài nguyên, sản xuất bán dẫn, điện tử; nâng cao năng lực xử lý môi trường, đảm bảo tận dụng lợi thế về tài nguyên nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho môi trường; ưu tiên thúc đẩy các dự án sản xuất xanh trong lĩnh vực bán dẫn, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chiến lược này; định kỳ hàng năm xây dựng báo cáo tình hình thực hiện và đề xuất, kiến nghị nhiệm vụ mới phù hợp với tình hình thực tiễn đối với các nội dung thuộc Chiến lược.

b) Căn cứ vào tình hình thực tế sau mỗi giai đoạn 2024 - 2030, 2030 - 2040, 2040 - 2050, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tiến hành rà soát, đánh giá, tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh các nhiệm vụ trong Chiến lược để phù hợp với tình hình thực tế. Sau khi kết thúc Chiến lược, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực các nhiệm vụ của Chiến lược.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương ưu tiên kế hoạch bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để triển khai các nhiệm vụ của Chiến lược.

b) Căn cứ khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm, ưu tiên bố trí kinh phí chi đầu tư nguồn ngân sách trung ương để triển khai các nhiệm vụ của Chiến lược theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước.

3. Các bộ, ngành có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương và tổ chức, doanh nghiệp liên quan thực hiện các nhiệm vụ chức năng, nhiệm vụ được giao và tại Phụ lục của Chiến lược.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Cải thiện môi trường chính sách trong phạm vi thẩm quyền được giao để tăng cường thu hút đầu tư về lĩnh vực bán dẫn.

b) Trình Hội đồng nhân dân bố trí ngân sách địa phương để triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước.

5. Các hội, hiệp hội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông

Kết nối các doanh nghiệp thành viên trong ngành công nghiệp bán dẫn, điện tử Việt Nam, thúc đẩy chia sẻ thông tin, giúp các thành viên xây dựng mối quan hệ và tìm kiếm cơ hội kinh doanh, kết nối với các hiệp hội quốc tế, cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các thành viên, tổ chức các hoạt động đào tạo, tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tham gia xây dựng chính sách cho công nghiệp bán dẫn, điện tử Việt Nam.

6. Khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp chủ lực của Việt Nam, ưu tiên sử dụng các sản phẩm bán dẫn, điện tử trong nước, đầu tư hệ thống thiết kế, lắp ráp kiểm thử dùng chung phục vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm mẫu, tham gia các nội dung có liên quan tại Chiến lược này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các hội, hiệp hội, các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, KSTT (2).

THỦ TƯỚNG




Phạm Minh Chính

PHỤ LỤC I

CÁC ĐỀ ÁN, NHIỆM VỤ ĐỘT PHÁ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số: 1018/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên Đề án, nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Cấp phê duyệt

1

Nghiên cứu, thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư để giảm thiểu ảnh hưởng của thuế thu nhập tối thiểu toàn cầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Tài chính; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

2024 - 2025

Chính phủ

2

Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành công, nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

2024

Thủ tướng Chính phủ

3

Đề án nghiên cứu và phát triển công nghệ lõi, sản phẩm chip chuyên dụng đột phá thế hệ mới đến năm 2030, định hướng đến năm 2050

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công Thương

2025 - 2026

Thủ tướng Chính phủ

4

Đề án thành lập/hỗ trợ thành lập một số trung tâm, viện nghiên cứu về công nghiệp bán dẫn.

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

2026 - 2027

Thủ tướng Chính phủ

5

Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm huy động nguồn lực cho phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, điện tử Việt Nam

Bộ Ngoại giao

Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

2025 - 2026

Thủ tướng Chính phủ

6

Đề án phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại một số địa phương, doanh nghiệp trọng điểm đến năm 2030, định hướng đến năm 2050

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Công Thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các địa phương, doanh nghiệp liên quan

2028 - 2029

Thủ tướng Chính phủ

7

Đề án đầu tư xây dựng 01 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ, công nghệ cao phục vụ nhu cầu nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip bán dẫn

Bộ Quốc phòng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Thông tin và Truyền thông; Tập đoàn Viettel; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

2024 - 2025

Thủ tướng Chính phủ

8

Xây dựng cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, tài chính đặc biệt của nhà nước cho dự án xây dựng nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ, công nghệ cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Quốc phòng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước; Tập đoàn Viettel; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

2024 - 2025

Chính phủ

PHỤ LỤC II

CÁC ĐỀ ÁN, NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số: 1018/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên Đề án, nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Cấp phê duyệt

I

Phát triển chip chuyên dụng

1

Xây dựng nền tảng, công cụ dùng chung phục vụ khởi nghiệp sáng tạo, đào tạo chuyên gia, thiết kế, phát triển chip bán dẫn

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu liên quan

2026 - 2030

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

2

Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Công Thương; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

3

Thúc đẩy phát triển, sử dụng chip chuyên dụng trong một số ngành, lĩnh vực: nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tự động hóa, điện tử tiêu dùng, công nghiệp chuyển đổi số, ...

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

4

Xây dựng cơ chế hỗ trợ cùng chia sẻ, dùng chung một số cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu; mở rộng nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ ở cấp quốc gia, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

5

Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu đào tạo đặt hàng sản xuất chip bán dẫn theo mô hình tập trung (Multi Project Wafer) để tiết kiệm thời gian, chi phí chế tạo, khuyến khích các dự án nghiên cứu, khởi nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

II

Phát triển Công nghiệp điện tử

1

Tập trung bố trí nguồn lực cho nghiên cứu, phát triển thiết bị điện tử với trọng tâm là các thiết bị điện tử thế hệ mới tích hợp các chip chuyên dụng, chip AI

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ

2

Đề án hỗ trợ, thúc đẩy các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước sản xuất thiết bị điện tử thế hệ mới hướng tới phát triển thành doanh nghiệp đa quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu và phát triển thị trường quốc tế

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

2029 - 2030

Thủ tướng Chính phủ

3

Xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số mở rộng sang đầu tư, sản xuất thiết bị điện tử thế hệ mới; hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

4

Xây dựng chính sách ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước để mua sắm thiết bị điện tử trong nước nhằm thúc đẩy, phát triển thị trường công nghiệp điện tử; phát triển hệ sinh thái công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất thiết bị điện tử dân dụng, chuyên dụng thế hệ mới

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Công Thương; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

5

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài phục vụ sản xuất thiết bị điện tử dân dụng, chuyên dụng thế hệ mới

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ

6

Hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp bán dẫn, điện tử Việt Nam tham gia Chương trình phát triển thương hiệu quốc gia, hướng đến thị trường trong nước, khu vực và quốc tế; xúc tiến thương mại, đầu tư công nghiệp bán dẫn, điện tử tại các thị trường trọng điểm; lựa chọn một số sản phẩm bán dẫn, điện tử vào Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Công Thương; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

III

Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn

1

Phát triển các trung tâm dữ liệu, các hệ thống siêu máy tính phục vụ hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử và các công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, ...

Bộ Thông tin và Truyền thông

Tập đoàn doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp chủ lực trong lĩnh vực; các cơ quan, tổ chức

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

2

Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo, xây dựng giáo trình và nghiên cứu cấp đại học và sau đại học; đầu tư, mua sắm trang thiết bị hiện đại cho các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3

Xây dựng cơ chế, chính sách đột phá để thu hút và nuôi dưỡng nhân tài, các chuyên gia cao cấp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử trong và ngoài nước

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Tài chính; Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

2024 - 2025

Chính phủ

4

Kết nối chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài hình thành Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

5

Hướng dẫn, chỉ đạo việc đào tạo lại (Reskill), đào tạo nâng cao (Upskill) từ nguồn nhân lực sẵn có dồi dào là các kỹ sư điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số, cùng với lợi thế nguồn nhân lực có năng lực về STEM dựa trên dự báo, tầm nhìn dài hạn, bám sát nhu cầu thị trường

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

6

Thúc đẩy ký kết các cam kết về nhu cầu nhân lực giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp bán dẫn, doanh nghiệp điện tử trong và ngoài nước, để tạo đầu ra, đảm bảo cho đào tạo thành công

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

7

Hợp tác quốc gia về cung cấp nhân lực về bán dẫn, điện tử với một số quốc gia đang thiếu hụt nhân lực

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Ngoại giao; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

IV

Thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán dẫn

1

Xây dựng cơ chế ưu đãi cao nhất để thu hút có chọn lọc dự án đầu tư nước ngoài có hàm lượng công nghệ cao trong công nghiệp bán dẫn, điện tử từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương; xây dựng cơ chế một cửa hành chính đối với các dự án đầu tư trong công nghiệp bán dẫn, điện tử

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

2025 - 2026

Chính phủ

2

Xây dựng chính sách ưu tiên các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử có hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam, sử dụng công nghiệp phụ trợ Việt Nam, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3

Xây dựng cơ chế để tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

4

Thiết lập cơ chế làn xanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh kiện liên quan đến công nghiệp bán dẫn, thiết bị điện tử dân dụng, chuyên dụng thế hệ mới

Bộ Tài chính

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Tài chính

5

Đầu tư phát triển hạ tầng số đáp ứng yêu cầu của các nhà máy sản xuất bán dẫn, thiết bị điện tử tại các khu vực đã được quy hoạch

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Tài chính; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

6

Đầu tư phát triển hạ tầng điện, áp dụng cơ chế hỗ trợ giá điện đáp ứng yêu cầu của các nhà máy sản xuất bán dẫn, thiết bị điện tử tại các khu vực đã được quy hoạch; ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh phục vụ cho công nghiệp bán dẫn, điện tử

Bộ Công Thương

Bộ Tài chính; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Công Thương

7

Đầu tư phát triển hạ tầng cấp thoát nước, áp dụng cơ chế hỗ trợ giá nước đáp ứng yêu cầu của các nhà máy sản xuất bán dẫn, thiết bị điện tử tại các khu vực đã được quy hoạch

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Tài chính; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

V

Nhiệm vụ và giải pháp khác

1

Thành lập Tổ Chuyên gia tư vấn chuyên môn về công nghiệp bán dẫn

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

2024 - 2025

Thủ tướng Chính phủ

2

Xây dựng/Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam (TCVN/QCVN) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm bán dẫn, điện tử; hình thành, công nhận hệ thống các tổ chức đánh giá chất lượng, trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định sản phẩm, dịch vụ bán dẫn, điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

3

Bổ sung hạng mục chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, chế tạo, sản xuất sản phẩm bán dẫn, thiết bị điện tử dân dụng, chuyên dụng thế hệ mới của Việt Nam từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Tài chính; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

2025 - 2026

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

4

Nâng cao vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thúc đẩy hợp tác quốc tế về công nghiệp bán dẫn, điện tử

Bộ Ngoại giao

Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

5

Xây dựng quy định khai thác, xử lý và tái sử dụng, xử lý chất thải độc hại trong quá trình khai thác tài nguyên, sản xuất bán dẫn, điện tử; nâng cao năng lực xử lý môi trường, đảm bảo tận dụng lợi thế về tài nguyên nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho môi trường; ưu tiên thúc đẩy các dự án sản xuất xanh trong lĩnh vực bán dẫn, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Thường xuyên

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 1018/QD-TTg

Hanoi, September 21, 2024

 

DECISION ON

PROMULGATION OF THE STRATEGY FOR DEVELOPMENT OF VIETNAM'S SEMICONDUCTOR INDUSTRY TO 2030 AND VISION TO 2050

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law on amendments to the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Information Technology dated June 29, 2006;

Pursuant to Resolution No. 52-NQ/TW dated September 27, 2019 of the Politburo on certain orientations and policies for proactively participating in the Fourth Industrial Revolution;

Pursuant to Resolution No. 29-NQ/TW dated November 17, 2022 of the 6th Conference of the 13th Party Central Committee on continuing to promote industrialization and modernization of the country to 2030, with a vision to 2045;

Pursuant to Resolution No. 01/NQ-CP dated January 5, 2024 of the Government on key tasks and solutions to implement the socio-economic development plan and state budget estimates for 2024;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



HEREBY DECIDES:

Article 1. Promulgate the Strategy for the development of Vietnam's semiconductor industry to 2030 and vision to 2050 (hereinafter referred to as the Strategy) with the following contents:

I. CONTEXT

1. The global semiconductor industry is undergoing significant shifts and adjustments, with emerging trends creating opportunities to bolster domestic semiconductor manufacturing capabilities and self-sufficiency.

The semiconductor industry, playing a pivotal role in the digital economy, is increasingly affirming its significance as the world enters the era of the Fourth Industrial Revolution (Industry 4.0). Semiconductors have been widely adopted in various aspects of economic and social life.

Previously, the global semiconductor supply chain had evolved into a highly specialized model, concentrated in a few countries, regions, and territories; no single country possessed complete self-sufficiency in the semiconductor sector. In recent years, intense competition among major countries has necessitated adjustments in semiconductor strategies, focusing on enhancing domestic capabilities and promoting supply chain diversification.

2. Vietnam possesses geopolitical advantages and a skilled semiconductor workforce.  This presents Vietnam’s opportunities for deeper integration into the global semiconductor supply chain.

Vietnam is situated at the heart of a region accounting for 70% of global semiconductor production; is a country with stable political environment, is among the fastest growing countries; and enjoys strategic partnerships with many semiconductor powerhouses.

Vietnam has potential for rare earth reserves, estimated at around 20 million tonnes.  Vietnam is one of the 16 most populous countries in the world, with a young population, benefits from a skilled STEM workforce capable of rapidly meeting the workforce demands of the semiconductor industry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



These are the potential advantages that enable Vietnam to participate in various stages of the global semiconductor supply chain and ultimately develop a comprehensive domestic semiconductor ecosystem.

II. FORMULA FOR DEVELOPING VIETNAM'S SEMICONDUCTOR INDUSTRY

The Strategy outlines a roadmap for developing Vietnam's semiconductor industry from now until 2030, with a vision to 2050, following this formula:

C = SET + 1

Where:

C: Chip (Semiconductor Chip);

S: Specialized (Specialized Chip);

E: Electronics (Electronics, Electronic Industry);

T: Talent (Talent, Human Resources);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Regarding semiconductor chips

The Internet of Things (IoT) and Artificial Intelligence (AI) are core technologies of the Fourth Industrial Revolution (4.0). IoT digitizes the real world, creates a digital world, creates data.   AI processes data and creates new values.  The core of IoT and AI is semiconductor chips.

The semiconductor industry and semiconductor chips have been present in nearly all devices and aspects of society; have shaped, are shaping, and will continue to shape the world; have a significant impact on economic and national defense security. The semiconductor industry is part of a very large and global picture, which is digital transformation.

2. Regarding specialized chip orientation

The 4.0 Industrial Revolution is related to core technologies such as AI, IoT, and industrial automation. These applications demand very high computational performance, large data processing capabilities, and rapid response times.  Specialized chips are designed to optimize these needs, delivering higher performance than general-purpose chips.  Additionally, to meet specific requirements such as low power consumption for IoT, high security for critical national infrastructure, and unique demands in sectors like telecommunications, healthcare, transportation, and energy, specialized chips are essential.

General-purpose chips when applied to specialized applications will not use full capacity, causing waste, particularly in terms of power consumption and high cost. General-purpose chips are often produced by only a few manufacturers. Specialized chips offer greater diversity, creating more opportunities for manufacturers and driving technological innovation.

With the third industrial revolution being represented by general-purpose chips, the fourth industrial revolution is characterized by specialized chips.  Countries that are latecomers in the semiconductor industry should focus on developing specialized chips.

3. Regarding orientation of the electronics industry

The development of Vietnam's semiconductor industry must go hand-in-hand with the growth of the electronics industry and digital transformation to create downstream applications for semiconductor chips. Semiconductor chips are a critical input component of electronic devices.  Focusing solely on semiconductor chip production would lead to output dependency on electronic device manufacturers. Countries like Japan, South Korea, and Taiwan, which have achieved significant breakthroughs, all have thriving electronics industries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The electronics industry encompasses both consumer electronics and specialized electronic equipment for sectors like telecommunications, healthcare, energy, automotive, aerospace, national defense, and security,  which is significantly larger than the semiconductor industry. The digital transformation industry is even larger.  Through digital transformation and the digitalization of the physical world, the demand for specialized semiconductor chips for the electronics and digital transformation industries will far exceed the demand for traditional electronic devices. Specialized chips are also easier to manufacture and have lower costs compared to general-purpose chips.

4. Regarding orientations of human resources and talents{>

The first step in the strategy is to establish Vietnam as a global talent hub for the semiconductor industry, thereby facilitating the development of a domestic semiconductor industry. A global talent hub encompasses not only a workforce for domestic needs but also for semiconductor outsourcing and labor exports. A skilled workforce will attract research, design, manufacturing, packaging, and testing investments to Vietnam. With the ability to quickly meet labor demands through reskilling and upskilling the abundant existing workforce of electronics, telecommunications, information technology, and digital technology engineers, along with the advantage of a strong STEM talent pool, Vietnam is well-positioned to become a global workforce hub for the semiconductor industry. Human capital is the core pillar and the foundation for building Vietnam's semiconductor industry.

Developing a workforce both in breadth and depth, human resources are the top priority and the decisive factor. Enhancing training and leveraging existing talent, especially in STEM fields, will enable Vietnam to become a global semiconductor workforce hub capable of meeting the workforce needs of all stages of semiconductor operations.

Workforce preparation should be based on long-term forecasting and vision, while remaining responsive to market demands. Promote the signing of commitments on human resource needs between training institutions and domestic and foreign semiconductor enterprises to create job placement and ensure successful training outcomes.  At the national level, Vietnam should enter into international cooperation agreements on semiconductor workforce supply with countries facing semiconductor labor shortages.

In addition to long-term training such as STEM training from primary to tertiary levels and postgraduate levels, short-term training programs should be highly prioritized.  Reskilling, upskilling, and transitioning IT engineers, software engineers, and electronics engineers is the most effective short-term approach. To ensure adequate teachers, instructors, facilities, and curricula, cooperation between semiconductor companies and training institutions is essential. Government investment in training institutions is also necessary. Retraining teachers and attracting foreign semiconductor teachers, particularly overseas Vietnamese, should be a top priority in the initial stages.

5. Vietnam's position in the global semiconductor supply chain (+ 1)

The global semiconductor industry is undergoing a restructuring towards supply chain diversification with the "X+1" model, not only in manufacturing but across all stages of the semiconductor industry. Countries with existing semiconductor industries, or parts thereof, are seeking additional locations in other countries to ensure security.  Vietnam, with its strong strategic relationships with most semiconductor powerhouses, has the potential to be one of the few “+1” countries and attract Foreign Direct Investment (FDI) across the entire semiconductor value chain.

Vietnam will attract FDI under the "X+1" model. With this model, Vietnam will become an attractive “+1” option, providing security for the global semiconductor industry. Vietnam offers not only infrastructure, land, electricity, water, transportation, telecommunications, and tax incentives, but also security for the semiconductor industry. As the semiconductor industry has a significant impact on economic and national security, ensuring security will always be a top priority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



From now until 2050, Vietnam will deploy the formula C = SET + 1 to execute its strategy with a development perspective of moving from human resources to research, design, packaging, testing, and manufacturing; promoting strategic cooperation with key countries, regions, and territories in the global semiconductor ecosystem; and combining the government's long-term orientation with market flexibility in the short term.

III. VISION TO 2050

Vietnam aims to develop its semiconductor industry in three phases by 2050:

Phase 1 (2024 - 2030): leverage geopolitical advantages and semiconductor human resources to attract selective FDI, develop into a global semiconductor workforce hub, and establish basic capabilities in all stages of the semiconductor industry, from research and design to manufacturing, packaging, and testing.

Phase 2 (2030 - 2040): become one of the global semiconductor and electronics industry centers; develop a semiconductor and electronics industry that combines self-reliance and FDI.

Phase 3 (2040 - 2050): become a world-leading country in the semiconductor and electronics industry; master research and development in semiconductors and electronics.

IV.  OBJECTIVES AND DEVELOPMENT ROADMAP

The development of Vietnam's semiconductor industry will follow a three-phase roadmap with the following specific objectives:

1. Phase 1 (2024 - 2030):

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Achieve a semiconductor industry revenue of over USD 25 billion annually in Vietnam, with a value-added ratio of 10-15%; achieve an electronics industry revenue of over USD 225 billion annually in Vietnam, with a value-added ratio of 10-15%.

c) Develop a semiconductor workforce of over 50,000 engineers and bachelor's degree holders with a suitable structure and quantity to meet the development needs.

2. Phase 2 (2030 - 2040):

a) Develop a semiconductor industry combining self-reliance and FDI, establishing at least 200 design enterprises, 2 semiconductor chip manufacturing plants, and 15 semiconductor packaging and testing plants; gradually achieve self-reliance in the design and manufacturing technologies of specialized semiconductor products.

b) Achieve a semiconductor industry revenue of over USD 50 billion annually in Vietnam, with a value-added ratio of 15-20%; achieve an electronics industry revenue of over USD 485 billion annually in Vietnam, with a value-added ratio of 15-20%.

c) Develop a semiconductor workforce of over 100.000 engineers and bachelor's degree holders with a suitable structure and quantity to meet the development needs.

3. Phase 3 (2040 - 2050):

a) Form at least 300 design enterprises, 3 semiconductor chip manufacturing plants, 20 semiconductor packaging and testing plants; master research and development in the semiconductor field.

b) Achieve a semiconductor industry revenue of over USD 100 billion annually in Vietnam, with a value-added ratio of 20-25%; achieve an electronics industry revenue of over USD 1.045 billion annually in Vietnam, with a value-added ratio of 20-25%.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Improve the Vietnamese semiconductor ecosystem, with self-reliance and a leading position in certain stages and segments of the production chain.

V. TASKS AND SOLUTIONS

Based on the aforementioned content, the Strategy outlines five tasks with specific implementation solutions:

1. Development of specialized chips:

a) Research and develop core technologies and breakthrough next-generation specialized chip products through investments in core technology research centers for semiconductors, focusing on areas such as AI chips and IoT chips. Establish mechanisms for joint support, shared use of laboratory infrastructure and research facilities; expand research and development, technology transfer at the national level, research institutes, universities, and enterprises in the semiconductor field.

b) Develop a domestic semiconductor industry ecosystem, connecting with the semiconductor industry ecosystems of strategic partners; build a foundation and shared tools to support startups, train experts, and design and develop semiconductor chips; promote the development and use of specialized chips in various industries such as high-tech agriculture, automation, consumer electronics, digital transformation, etc.

c) Establish a special state incentive and support mechanism for investment and finance to invest in building a small-scale, high-tech semiconductor chip manufacturing plant to serve the needs of research, design, and manufacturing of semiconductor chips.

d) Support enterprises and research training institutions to order the production of semiconductor chips using the Multi-Project Wafer (MPW) model to save time and manufacturing costs, encouraging research projects and startups in the semiconductor field.

2. Development of the electronics industry

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Implement policies prioritizing the use of state budget to procure domestic electronic equipment to promote and develop the domestic electronics market.

c) Support and encourage large domestic corporations and enterprises to produce new-generation electronic devices, aiming to develop into multinational corporations to enhance global competitiveness and develop international markets; establish preferential mechanisms to encourage digital technology enterprises to expand investment and production of new-generation electronic devices; support startup activities in the semiconductor and electronics field.

d) Develop a supporting industry ecosystem, promote technology transfer, and encourage joint ventures and cooperation with foreign enterprises to serve the production of new-generation consumer and specialized electronic devices.

dd) Support and encourage Vietnamese semiconductor and electronics enterprises to participate in the National Brand Development Program, targeting domestic, regional, and international markets; promote trade and investment in the semiconductor and electronics industry in key markets; select certain semiconductor and electronic products for the National Product Development Program.

3. Development of human resources and attraction of talents in the semiconductor field

a) Develop and implement a Semiconductor Industry Human Resource Development Project by 2030, with a vision to 2050. Prioritize and focus on reskilling, upskilling, and transitional training for the existing abundant workforce of electronics, telecommunications, information technology, and digital technology engineers, along with the advantage of a STEM-skilled workforce based on long-term forecasting and vision, closely following market demands.

b) Provide funding for training activities, curriculum development, and university and postgraduate research; invest in and purchase modern equipment for training institutions and research institutes; develop data centers and supercomputing systems to serve research, training, and development in the semiconductor, electronics, and new digital technologies such as artificial intelligence, cloud computing, etc.

c) Establish breakthrough mechanisms and policies to attract and nurture top domestic and international talents and experts in the semiconductor and electronics field; connect domestic and international leading experts, especially Vietnamese experts working abroad, to form a Vietnamese Innovation Network in the semiconductor field.

d) Cooperate with countries facing a semiconductor workforce shortage to supply human resources; promote the signing of commitments on workforce needs between training institutions and domestic and foreign semiconductor and electronics enterprises, to ensure job placement and a successful training outcomes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Establish the highest incentive mechanisms to selectively attract foreign direct investment with high technological content in the semiconductor and electronics industry from both central and local budgets; establish a single-window administrative mechanism for investment projects in the semiconductor and electronics industry.

b) Research and establish an investment support fund to mitigate the impact of the global minimum corporate tax.

c) Prioritize foreign enterprises in the semiconductor and electronics field that conduct research and development in Vietnam, utilize Vietnamese supporting industries, and form joint ventures with Vietnamese enterprises; facilitate joint ventures between state-owned enterprises, private enterprises, large enterprises, and small and medium-sized enterprises with foreign enterprises in the semiconductor and electronics field.

d) Establish a fast-track mechanism and other mechanisms to facilitate supporting enterprises and enterprises importing and exporting goods, materials, components related to the semiconductor industry, new-generation consumer and specialized electronic devices.

dd) Invest in developing digital infrastructure, power infrastructure, water supply and drainage infrastructure, apply electricity and water price support mechanisms to meet the requirements of semiconductor and electronic device manufacturing plants in planned areas; prioritize the development of renewable and green energy to serve the semiconductor and electronics industry.

5. Other tasks and solutions

a) Establish a National Steering Committee for the Development of the Semiconductor Industry (Steering Committee), headed by the Prime Minister. The Steering Committee is an inter-sectoral coordinating body responsible for assisting the Government and the Prime Minister in researching, directing, and coordinating the resolution of important, inter-sectoral tasks related to promoting the development of the semiconductor industry in Vietnam.

stablish a Specialized Expert Advisory Group on the Semiconductor Industry (Expert Group). The Expert Group is an independent, professional advisory body with a strategic vision, aimed at providing expert knowledge and in-depth analysis to advise the Steering Committee and the Prime Minister on directing and orienting the development of the semiconductor industry in Vietnam.

The Expert Group is headed by the Minister of Information and Communications. The members of the Expert Group include representatives from associations, enterprises, research and training institutions, and leading experts in the semiconductor field.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Supplement the item of expenditure for research and development, manufacturing, and production of new-generation Vietnamese semiconductor products and consumer and specialized electronic devices from the National Science and Technology Development Fund and the National Technology Innovation Fund.

d) Promote international cooperation to mobilize resources for the development of Vietnam's semiconductor and electronics industry; enhance the role of Vietnamese representative agencies abroad in promoting international cooperation in the semiconductor and electronics industry.

dd) Develop regulations for the exploitation, treatment, and reuse, and disposal of hazardous waste in the process of resource exploitation, semiconductor and electronic production; enhance environmental treatment capacity, ensure the exploitation of resource advantages while ensuring environmental safety; prioritize the promotion of green production projects in the semiconductor field, saving energy, resources, and protecting the environment.

VI. IMPLEMENTATION

1. Ministry of Information and Communications

a) Preside over, coordinate, guide, urge, and inspect agencies, organizations, and enterprises in organizing the implementation of the contents of this Strategy; annually build a report on the implementation and propose new tasks suitable to the actual situation for the contents of the Strategy.

b) Based on the actual situation after each period of 2024 - 2030, 2030 - 2040, 2040 - 2050, the Ministry of Information and Communications shall take the initiative to review, evaluate, advise, and submit to the Prime Minister for consideration of adjustments to the tasks in the Strategy to suit the actual situation.  After the completion of the Strategy, the Ministry of Information and Communications shall conduct a summary and evaluation of the results of implementing the tasks of the Strategy.

2. Ministry of Planning and Investment

a) The Ministry of Planning and Investment shall preside over and coordinate with ministries, sectors, and localities to prioritize the planning of investment capital from the state budget to implement the tasks of the Strategy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Ministries and sectors shall be responsible for presiding over and coordinating with ministries, sectors, localities, and relevant organizations and enterprises to implement the functions, tasks, and duties assigned in the Appendix of the Strategy.

4. People's Committees of provinces and centrally affiliated cities

a) Improve the policy environment within the assigned authority to enhance investment attraction in the semiconductor field.

b) Submit to the People's Council for the allocation of local budget to implement the tasks of the Strategy in accordance with the law on public investment and the law on the state budget.

5. Associations in the field of information technology, electronics and telecommunications

Connect member enterprises in Vietnam's semiconductor and electronics industry, promote information sharing, help members build relationships and seek business opportunities, connect with international associations, provide support services for members, organize training activities, participate in the development of standards and technical regulations, and participate in policy development for Vietnam's semiconductor and electronics industry.

6. Encourage state-owned groups and enterprises, Vietnam's leading enterprises to prioritize the use of domestic semiconductor and electronic products, invest in shared design, assembly, and testing systems to serve research and development of sample products, and participate in relevant contents of this Strategy.

Article 2. This Decision comes into force from the date of signing.

Article 3. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, associations, unions, corporations, state-owned enterprises, private enterprises, relevant organizations and individuals shall implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PRIME MINISTER





Pham Minh Chinh

 

APPENDIX I

PROJECTS AND TASKS TO IMPLEMENT THE STRATEGY FOR DEVELOPING VIETNAM'S SEMICONDUCTOR INDUSTRY TO 2030 AND VISION TO 2050
(Issued together with Decision No. 1018/QD-TTg dated September 21, 2024 of the Prime Minister)

No.

Descript of project, task

Leading agency

Coordinating agency

Time of performance

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1

Research and establish an investment support fund to mitigate the impact of the global minimum corporate tax

Ministry of Planning and Investment

Ministry of Finance; related agencies, organizations, enterprises

2024 - 2025

Government

2

Project on developing human resources in the semiconductor industry to 2030, with a vision to 2050

Ministry of Planning and Investment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2024

Prime Minister

3

Project on research and development of core technology, new generation breakthrough specialized chip products to 2030, with a vision to 2050

Ministry of Science and Technology

Ministry of Information and Communications; Ministry of Planning and Investment; Ministry of Industry and Trade

2025 - 2026

Prime Minister

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ministry of Information and Communications

Ministry of Finance; Ministry of Planning and Investment; related agencies, organizations, enterprises

2026 - 2027

Prime Minister

5

Project to promote international cooperation to mobilize resources for the development of Vietnam's semiconductor and electronics industry

Ministry of Foreign Affairs

Ministry of Information and Communications; related agencies, organizations, enterprises

2025 - 2026

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6

Project to develop the semiconductor industry in some key localities and enterprises

Ministry of Information and Communications

Ministry of Industry and Trade; Ministry of Planning and Investment; related localities and enterprises

2028 - 2029

Prime Minister

7

Project to build a small-scale, high-tech semiconductor chip manufacturing plant to serve the needs of research, design, and manufacturing of semiconductor chips

Ministry of National Defense

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2024 - 2025

Prime Minister

8

Establish a special state incentive and support mechanism for investment and finance to invest in building a small-scale, high-tech semiconductor chip manufacturing plant

Ministry of Planning and Investment

Ministry of National Defense; Ministry of Information and Communications; Ministry of Finance; State Bank; Viettel Group; related agencies, organizations, enterprises

2024 - 2025

Government

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PROJECTS AND TASKS TO IMPLEMENT THE STRATEGY FOR DEVELOPING VIETNAM'S SEMICONDUCTOR INDUSTRY TO 2030 AND VISION TO 2050
(Issued together with Decision No. 1018/QD-TTg dated September 21, 2024 of the Prime Minister)

No.

Descript of project, task

Leading agency

Coordinating agency

Time of performance

Approved by

I

Development of specialized chips

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Develop a shared platform and tools for startups, expert training, chip design, and development

Ministry of Information and Communications

Agencies, organizations related organizations, enterprises, universities, institutes, research centers

2026 - 2030

Minister of Information and Communications

2

Foster the development of a semiconductor industry ecosystem by 2030, with a vision to 2050.

Ministry of Information and Communications

Ministry of Industry and Trade; relevant agencies, organizations, and enterprises

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Minister of Information and Communications

3

Promote the development and use of specialized chips in a number of industries and fields: high-tech agriculture, automation industry, consumer electronics, digital transformation industry, ...

Ministry of Information and Communications

Relevant agencies, organizations, and enterprises

Regular

Minister of Information and Communications

4

Establish a mechanism to support sharing and joint use of laboratory and research infrastructure; expand research, development, and technology transfer at the national level, research institutes, universities, and enterprises in the semiconductor field

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Relevant agencies, organizations, and enterprises

Regular

Minister of Science and Technology

5

Support enterprises and research training institutions to order the production of semiconductor chips using the Multi-Project Wafer (MPW) model to save time and manufacturing costs, encouraging research projects and startups in the semiconductor field

Ministry of Information and Communications

Relevant agencies, organizations, and enterprises

Regular

Minister of Information and Communications

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Development of the electronics industry

1

Prioritize resource allocation for research and development of electronic devices, with a focus on new-generation electronic devices integrating specialized chips and AI chips

Ministry of Science and Technology

Relevant agencies, organizations, and enterprises

Regular

Minister of Science and Technology

2

Project to support and encourage large domestic corporations and enterprises to produce new-generation electronic devices, aiming to develop into multinational corporations to enhance global competitiveness and develop international markets

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Relevant agencies, organizations, and enterprises

2029 - 2030

Prime Minister

3

Establish preferential mechanisms to encourage digital technology enterprises to expand investment and production of new-generation electronic devices; support startup activities in the semiconductor and electronics field

Ministry of Planning and Investment

Relevant agencies, organizations, and enterprises

Regular

Minister of Planning and Investment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Implement policies prioritizing the use of state budget to procure domestic electronic equipment to promote and develop the domestic electronics market; develop an ecosystem of supporting industries to serve the production of new generation civil and specialized electronic equipment

Ministry of Information and Communications

Ministry of Industry and Trade; relevant agencies, organizations, and enterprises

Regular

Minister of Information and Communications

5

Promote technology transfer, and encourage joint ventures and cooperation with foreign enterprises to serve the production of new-generation consumer and specialized electronic devices

Ministry of Science and Technology

Ministry of Information and Communications; related agencies, organizations, enterprises

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Minister of Science and Technology

6

Support and encourage Vietnamese semiconductor and electronics enterprises to participate in the National Brand Development Program, targeting domestic, regional, and international markets; promote trade and investment in the semiconductor and electronics industry in key markets; select certain semiconductor and electronic products for the National Product Development Program

Ministry of Information and Communications

Ministry of Industry and Trade; relevant agencies, organizations, and enterprises

Regular

Minister of Information and Communications

III

Development of human resources and attraction of talents in the semiconductor field

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Develop data centers and supercomputing systems to serve research, training, and development in the semiconductor, electronics, and new digital technologies such as artificial intelligence, cloud computing, etc.

Ministry of Information and Communications

State-owned enterprise groups, key enterprises in the field; agencies, organizations

Regular

Minister of Information and Communications

2

Provide funding for training activities, curriculum development, and university and postgraduate research; invest in and purchase modern equipment for training institutions and research institutes

Ministry of Planning and Investment

Relevant agencies, organizations, and enterprises

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Minister of Planning and Investment

3

Establish breakthrough mechanisms and policies to attract and nurture top domestic and international talents and experts in the semiconductor and electronics field

Ministry of Planning and Investment

Ministry of Finance; Ministry of Information and Communications; relevant agencies, organizations and enterprises

2024 - 2025

Government

4

Connect domestic and international leading experts, especially Vietnamese experts working abroad, to form a Vietnamese Innovation Network in the semiconductor field

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ministry of Foreign Affairs; relevant agencies, organizations, and enterprises

Regular

Minister of Planning and Investment

5

Guide and direct the reskilling and upskilling the abundant existing workforce of electronics, telecommunications, information technology, and digital technology engineers, along with the advantage of a strong STEM talent pool, based on long-term forecasting and vision, closely following market demands

Ministry of Education and Training

Ministry of Information and Communications; related agencies, organizations, enterprises

Regular

Ministry of Education and Training

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Promote the signing of commitments on human resource needs between training institutions and domestic and foreign semiconductor enterprises to create job placement and ensure successful training outcomes

Ministry of Information and Communications

Ministry of Education and Training; relevant agencies, organizations and enterprises  

Regular

Minister of Information and Communications

7

Cooperate with countries facing a semiconductor and electronics workforce shortage to supply skilled personnel

Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

Ministry of Information and Communications; the Ministry of Foreign Affairs; relevant agencies, organizations, and enterprises

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

IV

Attraction of investment in the semiconductor sector

1

Establish the highest incentive mechanisms to selectively attract foreign direct investment with high technological content in the semiconductor and electronics industry from both central and local budgets; establish a single-window administrative mechanism for investment projects in the semiconductor and electronics industry

Ministry of Planning and Investment

Relevant agencies, organizations, and enterprises

2025 - 2026

Government

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Develop policies that prioritize foreign companies in the semiconductor and electronics sector that conduct research and development in Vietnam, utilize Vietnamese supporting industries, and engage in joint ventures with Vietnamese enterprises

Ministry of Planning and Investment

Ministry of Information and Communications; related agencies, organizations, enterprises

Regular

Minister of Planning and Investment

3

Establish mechanisms to facilitate joint ventures between domestic state-owned enterprises, private enterprises, large enterprises, and SMEs with foreign companies in the semiconductor and electronics sector

Ministry of Planning and Investment

Ministry of Information and Communications; related agencies, organizations, enterprises

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Minister of Planning and Investment

4

Establish a fast-track mechanism and other mechanisms to facilitate supporting enterprises and enterprises importing and exporting goods, materials, components related to the semiconductor industry, new-generation consumer and specialized electronic devices

Ministry of Finance

Relevant agencies, organizations, and enterprises

Regular

Minister of Finance

5

Invest in developing digital infrastructure to meet the requirements of semiconductor and electronic device manufacturing plants in designated areas

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ministry of Finance; related agencies, organizations, enterprises

Regular

Minister of Information and Communications

6

Invest in developing digital infrastructure, power infrastructure, water supply and drainage infrastructure, apply electricity and water price support mechanisms to meet the requirements of semiconductor and electronic device manufacturing plants in planned areas; prioritize the development of renewable and green energy to serve the semiconductor and electronics industry

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Finance; related agencies, organizations, enterprises

Regular

Minister of Industry and Trade

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Invest in developing water supply and drainage infrastructure and implement water price support mechanisms to meet the requirements of semiconductor and electronic device manufacturing plants in designated areas

Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Finance; related agencies, organizations, enterprises

Regular

Ministry of Natural Resources and Environment

V

Other tasks and solutions

1

Establish a Specialized Expert Advisory Group on the Semiconductor Industry (Expert Group)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Relevant agencies, organizations, and enterprises

2024 - 2025

Prime Minister

2

Develop and apply Vietnam's technical standards and regulations (TCVN/QCVN) to improve the quality of semiconductor and electronic products; form and recognize a system of quality assessment organizations, testing and inspection centers for semiconductor and electronic products and services

Ministry of Information and Communications

Relevant agencies, organizations, and enterprises

Regular

Minister of Information and Communications

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Supplement the item of expenditure for research and development, manufacturing, and production of new-generation Vietnamese semiconductor products and consumer and specialized electronic devices from the National Science and Technology Development Fund and the National Technology Innovation Fund

Ministry of Science and Technology

Ministry of Finance; related agencies, organizations, enterprises

2025 - 2026

Minister of Science and Technology

4

Enhance the role of Vietnamese overseas representative offices in promoting international cooperation in the semiconductor and electronics industry

Ministry of Foreign Affairs

Ministry of Information and Communications; related agencies, organizations, enterprises

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Minister of Foreign Affairs

5

Develop regulations for the exploitation, treatment, and reuse, and disposal of hazardous waste in the process of resource exploitation, semiconductor and electronic production; enhance environmental treatment capacity, ensure the exploitation of resource advantages while ensuring environmental safety; prioritize the promotion of green production projects in the semiconductor field, saving energy, resources, and protecting the environment

Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Information and Communications; related agencies, organizations, enterprises

Regular

Ministry of Natural Resources and Environment

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1018/QĐ-TTg ngày 21/09/2024 về Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.340

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.211.135
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!