Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 27/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: Võ Đức Trong
Ngày ban hành: 04/01/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 04 tháng 01 năm 2024

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC AN TOÀN, AN NINH MẠNG QUỐC GIA, CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC THÁCH THỨC TỪ KHÔNG GIAN MẠNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

Căn cứ Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 566/QĐ-BTTTT ngày 06/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược).

- Xác định nhiệm vụ và giao cho các đơn vị cụ thể chủ trì, hướng dẫn, điều phối triển khai Chiến lược nhằm nâng cao năng lực an toàn, an ninh mạng quốc gia, hiện thực hóa tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn thông tin mạng.

2. Yêu cầu

- Bảo đảm triển khai kịp thời, đồng bộ, khoa học và hiệu quả các nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp liên quan được giao tại Chiến lược.

- Xác định rõ các công việc, phân công trách nhiệm thực hiện cụ thể; chủ động giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.

- Các nhiệm vụ được xác định có trọng tâm, lộ trình thực hiện đảm bảo tính khả thi. Phân công trách nhiệm theo đúng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời giữa các đơn vị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

II. NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC AN TOÀN, AN NINH MẠNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước

1.1 Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Thường xuyên phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an toàn, an ninh mạng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống chính trị.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác an toàn, an ninh mạng, chủ động rà soát, xác định rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo thực hiện hiệu quả.

- Phát huy sự tham gia có hiệu quả của quần chúng Nhân dân trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng và chủ động ứng phó với các nguy cơ, thách thức từ không gian mạng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

1.2 Công an tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng kết hợp chặt chẽ với Thế trận Quốc phòng toàn dân trên không gian mạng.

- Rà soát, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho giao dịch điện tử, chuyển đổi số, hạ tầng số, nền tảng số, bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng bảo đảm phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về an toàn, an ninh mạng.

- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh quyết định và phân công, phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm an ninh mạng theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Hoàn thiện hành lang pháp lý

2.1 Công an tỉnh

- Nghiên cứu, đề xuất Chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ an ninh mạng; Nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho giao dịch điện tử, chuyển đổi số, hạ tầng số, nền tảng số, bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng bảo đảm phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về an toàn, an ninh mạng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2.2 Sở Thông tin và Truyền thông

- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về an toàn thông tin mạng, nhất là các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn thi hành về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong các giao dịch điện tử, chuyển đổi số, hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2.3 Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành hướng dẫn các chính sách, pháp luật về lĩnh vực quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc theo hướng dẫn của Bộ Quốc Phòng trên không gian mạng theo chức năng nhiệm vụ được giao.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2.4 Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông về áp dụng các cơ chế khoán chi cho các đề tài khoa học về an toàn, an ninh mạng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

3. Bảo vệ cơ sở hạ tầng số

3.1 Công an tỉnh

- Đẩy mạnh hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành, khai thác cơ sở hạ tầng số; tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Công an, Sở Thông tin và Truyền thông và quy định của pháp luật về an toàn, an ninh mạng; gắn kết công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng với công tác triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, phát triển đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số.

- Chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền rà soát, phát hiện và xử lý thông tin, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trên môi trường mạng thuộc lĩnh vực an toàn, an ninh mạng; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, công bố và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các doanh nghiệp hạ tầng số trên địa bàn tỉnh trong việc thực thi trách nhiệm và sứ mệnh bảo đảm an ninh mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

3.2 Sở Thông tin và Truyền thông

- Đẩy mạnh hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành, khai thác cơ sở hạ tầng số; tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Công an và quy định của pháp luật về an toàn, an ninh mạng; gắn kết công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng với công tác triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, phát triển đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số.

- Chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các doanh nghiệp hạ tầng số trên địa bàn tỉnh trong việc thực thi trách nhiệm và sứ mệnh bảo đảm an ninh mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

3.3 Các doanh nghiệp hạ tầng số trên địa bàn tỉnh

- Cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet an toàn (Security by Default).

- Bảo đảm an toàn thông tin mạng 5G và các thế hệ mạng tiếp theo trong toàn bộ quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành, khai thác, bao gồm:

+ Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng (Pentest) và săn lùng mối nguy hại (Threat hunting). Xây dựng môi trường thử nghiệm (Test-bed) để diễn tập, nâng cao kỹ năng và tri thức cho chuyên gia an toàn thông tin của doanh nghiệp.

+ Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng đối với các thiết bị đầu cuối trước khi cung cấp cho người sử dụng, đảm bảo về an toàn thông tin mạng theo quy định.

+ Khắc phục, xử lý hoặc thay thế thiết bị đầu cuối (Router, Modem, Camera giám sát,...) cung cấp cho người sử dụng có dấu hiệu mất an toàn thông tin mạng.

+ Công khai mức độ an toàn thông tin mạng đối với dịch vụ hạ tầng số.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên

4. Bảo vệ nền tảng số

- Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chủ động giám sát, phát hiện và công bố hành vi vi phạm quy định pháp luật của Việt Nam thuộc phạm vi quản lý trên các nền tảng số.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

5. Bảo vệ dữ liệu số của tổ chức, cá nhân

5.1 Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, rà soát, nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh bảo đảm đạt tiêu chuẩn quy định cho Trung tâm dữ liệu.

- Báo cáo, chia sẻ thông tin, giám sát và cảnh báo sớm; tăng cường thu thập, phân tích, nghiên cứu, phán đoán và cảnh báo sớm về thông tin rủi ro bảo mật dữ liệu, đặc biệt là tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh.

- Tạo điều kiện và thúc đẩy đội ngũ chuyên viên phát huy năng lực, tính sáng tạo để có thể đảm nhiệm tốt các công việc được giao trong việc quản trị, vận hành Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, đảm bảo ngày càng ổn định, thông suốt, an toàn và bảo mật thông tin, góp phần quan trọng vào công cuộc cải cách hành chính, xây dựng hiệu quả mô hình chính quyền điện tử tiến đến xây dựng chính quyền số trên địa bàn tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

5.2 Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện.

- Thời gian: Thường xuyên.

5.3 Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, ngân hàng, cơ sở y tế,... trên địa bàn tỉnh

- Thường xuyên rà soát, triển khai các biện pháp bảo vệ thông tin, dữ liệu nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với dữ liệu của tổ chức, cá nhân trong các hoạt động của ngành, lĩnh vực.

- Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

6. Bảo vệ an toàn, an ninh mạng hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; nhất là bảo vệ hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin

6.1 Chủ quản hệ thống thông tin.

- Nâng cao trách nhiệm tự bảo vệ hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ quản hệ thống thông tin với trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

- Xây dựng, cập nhật, vận hành hệ thống thông tin theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, an ninh mạng.

- Xác định cấp độ và trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo từng cấp độ và triển khai mô hình 04 lớp trước khi đưa vào sử dụng; nhất là hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

- Đầu tư nguồn lực, thường xuyên nâng cấp hệ thống, cập nhật bản quyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn, an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

- Phối hợp với cơ quan chuyên trách về an ninh mạng của Bộ Công an để kết nối với Trung tâm An ninh mạng quốc gia để giám sát an ninh mạng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

6.2 Công an tỉnh

- Rà soát, lập hồ sơ đề nghị đưa các hệ thống thông tin trọng yếu, phù hợp với quy định của pháp luật vào Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về bảo vệ an ninh mạng.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức diễn tập phòng, chống tấn công mạng; diễn tập ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh.

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

6.3 Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Công an tỉnh, tối thiểu mỗi năm tổ chức 01 lần diễn tập, hướng dẫn, kiểm tra, ứng phó và ứng cứu sự cố an toàn, an ninh mạng; nhất là ứng phó và ứng cứu sự cố an toàn thông tin cho các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan phát triển các website, trang mạng xã hội, tài khoản trên môi trường mạng uy tín, nhiều tương tác để tuyên truyền, định hướng thông tin, dư luận và phản bác hiệu quả các thông tin tiêu cực về đất nước, con người Việt Nam.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

7. Tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, văn minh, lành mạnh và phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng

7.1 Các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thiết lập, vận hành đường dây nóng, hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin về tội phạm mạng từ không gian mạng để quần chúng nhân dân phản ánh kịp thời, trực tiếp thông tin, hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp với thực tiễn chuyển đổi số. Phát huy vai trò của Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng. Giám sát, phát hiện và phối hợp với cơ quan chức năng và các doanh nghiệp nền tảng số xử lý tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN NĂM 2024

(Chi tiết nhiệm vụ tại Phụ lục 1 kèm theo)

IV. DANH SÁCH NHIỆM VỤ VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TRONG GIAI ĐOẠN 2024-2025, TẦM NHÌN 2030

(Chi tiết nhiệm vụ tại Phụ lục 2 kèm theo)

V. DỰ TOÁN KINH PHÍ VÀ NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng dự toán kinh phí cho cả giai đoạn 2024 đến 2030 là: 46.100.000.000 đồng (bốn mươi sáu tỷ một trăm triệu đồng)

Trong đó, Dự toán kinh phí hàng năm như sau:

- Năm 2024: 5.300.000.000 đồng

- Năm 2025: 5.800.000.000 đồng

- Năm 2026: 6.000.000.000 đồng

- Năm 2027: 6.000.000.000 đồng

- Năm 2028: 7.000.000.000 đồng

- Năm 2029: 8.000.000.000 đồng

- Năm 2030: 8.000.000.000 đồng

Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch sử dụng từ vốn ngân sách tỉnh theo quy định.

(Chi tiết phụ lục 3 đính kèm)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở nội dung Kế hoạch này, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân công; lãnh đạo các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm gửi về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, theo dõi.

2. Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung nêu trong Kế hoạch đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị. Định kỳ hàng năm, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện, khó khăn, vướng mắc (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 25/11 hàng năm). Ưu tiên bố trí nguồn nhân lực, kinh phí và điều kiện để triển khai hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong nội bộ của cơ quan, đơn vị và lĩnh vực quản lý.

3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ khả năng cân đối ngân sách ưu tiên bố trí kinh phí từ NSNN để triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định của pháp luật về NSNN và đầu tư công.

4. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện Kế hoạch này; định kỳ tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện và đề xuất UBND tỉnh giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện./.


Nơi nhận:
- Như II;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP;
- KSTT;
- Lưu VT. VP UBND tỉnh.
NHATLINH

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Đức Trong


PHỤ LỤC 1

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2024 TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC AN TOÀN, AN NINH MẠNG QUỐC GIA, CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC THÁCH THỨC TỪ KHÔNG GIAN MẠNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. NHIỆM VỤ CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỰC HIỆN

TT

Nhiệm vụ, giải pháp

Đơn vị triển khai thực hiện

Kết quả trong năm 2024

Chỉ tiêu đánh giá (nếu có)

Thời gian hoàn thành

1

Tổ chức Chiến dịch Tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin

Sở Thông tin và Truyền thông

Chiến dịch được tổ chức

Quý III-IV/2024

2

Tổ chức Chương trình Đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cơ bản

Sở Thông tin và Truyền thông

Chương trình được tổ chức

Quý III-IV/2024

3

Giám sát, cảnh báo, điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Thường xuyên

4

Giám sát, đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống dùng chung

Sở Thông tin và Truyền thông

Thường xuyên

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN NĂM 2024

TT

Nhiệm vụ, giải pháp

Đơn vị triển khai thực hiện

Kết quả trong năm 2024

Chỉ tiêu đánh giá (nếu có)

Thời gian hoàn thành

1

Ban hành và tổ chức triển khai Kế hoạch Chiến lược An toàn, An ninh mạng của tỉnh

- Sở Thông tin và Truyền thông

Kế hoạch được ban hành và tổ chức triển khai

Quý I/2024

2

Bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ

- Sở Thông tin và Truyền thông

Đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ cho các hệ thống thông tin đang vận hành

Thường xuyên

3

Duy trì và nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình “4 lớp”

- Sở Thông tin và Truyền thông

Mô hình “4 lớp” được duy trì, nâng cao

Thường xuyên

4

Kiểm tra tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Công an tỉnh.

Các hoạt động kiểm tra tuân thủ được tổ chức

Quý I - IV/2024

5

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Các hoạt động tuyên truyền, lớp bồi dưỡng kỹ năng được tổ chức

Quý III- IV/2024

6

Bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

- Các doanh nghiệp viễn thông, ngân hàng, cơ sở y tế,...trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao được tính cảnh giác, đảm bảo bảo mật thông tin cá nhân

Quý I - IV/2024

PHỤ LỤC 2

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2024 TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC AN TOÀN, AN NINH MẠNG QUỐC GIA, CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC THÁCH THỨC TỪ KHÔNG GIAN MẠNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai các nhiệm vụ giao chung cho các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố

STT

Nội dung thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Thường xuyên phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an toàn, an ninh mạng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống chính trị.

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

- Công an tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng);

- Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).

Thường xuyên

2

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác an toàn, an ninh mạng, chủ động rà soát, xác định rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo thực hiện hiệu quả.

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

- Công an tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng);

- Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).

Thường xuyên

3

Xây dựng Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng kết hợp chặt chẽ với Thế trận Quốc phòng toàn dân trên không gian mạng.

Công An tỉnh.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;

- Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thường xuyên

4

Phát huy sự tham gia có hiệu quả của quần chúng Nhân dân trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng và chủ động ứng phó với các nguy cơ, thách thức từ không gian mạng.

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

- Công an tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng);

- Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).

Thường xuyên

5

Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh quyết định và phân công, phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm an ninh mạng theo chức trách, nhiệm vụ được giao

Công An tỉnh.

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thường xuyên

6

Tham mưu UBND tỉnh ban hành hướng dẫn các chính sách, pháp luật về lĩnh vực quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc theo hướng dẫn của Bộ Quốc Phòng trên không gian mạng theo chức năng nhiệm vụ được giao

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

7

Xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho giao dịch điện tử, chuyển đổi số, hạ tầng số, nền tảng số, bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng bảo đảm phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về an toàn, an ninh mạng

- Công An tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng)

- Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thường xuyên

8

Nghiên cứu, đề xuất Chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ an ninh mạng; Nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

Công An tỉnh.

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thường xuyên

9

Nghiên cứu áp dụng các cơ chế khoán chi cho các đề tài khoa học về an toàn, an ninh mạng.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh

Thường xuyên

10

Đẩy mạnh hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành, khai thác cơ sở hạ tầng số; tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Công an, Sở Thông tin và Truyền thông và quy định của pháp luật về an toàn, an ninh mạng; gắn kết công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng với công tác triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, phát triển đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số.

- Công An tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng)

- Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thường xuyên

11

Rà soát, phát hiện và xử lý thông tin, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trên môi trường mạng thuộc lĩnh vực an toàn, an ninh mạng; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, công bố và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Công an tỉnh

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thường xuyên

12

Chỉ đạo, kiểm tra đánh giá các doanh nghiệp hạ tầng số trên địa bàn tỉnh trong việc thực thi trách nhiệm và sứ mệnh bảo đảm an ninh mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Công An tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng)

- Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thường xuyên

13

Cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet an toàn (Security by Default).

Các doanh nghiệp hạ tầng số trên địa bàn tỉnh

- Công an tỉnh;

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

14

Bảo đảm an toàn thông tin mạng 5G và các thế hệ mạng tiếp theo trong toàn bộ quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành, khai thác, bao gồm:

+ Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng (Pentest) và săn lùng mối nguy hại (Threat hunting). Xây dựng môi trường thử nghiệm (Test -bed) để diễn tập, nâng cao kỹ năng và tri thức cho chuyên gia an toàn thông tin của doanh nghiệp.

+ Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng đối với các thiết bị đầu cuối trước khi cung cấp cho người sử dụng, đảm bảo về an toàn thông tin mạng theo quy định.

+ Khắc phục, xử lý hoặc thay thế thiết bị đầu cuối (Router, Modem, Camera giám sát,...) cung cấp cho người sử dụng có dấu hiệu mất an toàn thông tin mạng.

+ Công khai mức độ an toàn thông tin mạng đối với dịch vụ hạ tầng số.

Các doanh nghiệp hạ tầng số trên địa bàn tỉnh

- Công an tỉnh;

- Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thị xã, thành phố

15

Bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho quá trình triển khai Chính quyền điện tử, chuyển đổi số.

- Công An tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng)

- Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thường xuyên

16

Chủ động giám sát, phát hiện và công bố hành vi vi phạm quy định pháp luật của Việt Nam thuộc phạm vi quản lý trên các nền tảng số.

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

- Công An tỉnh

- Sở Thông tin và Truyền thông.

Thường xuyên

17

Chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền rà soát, phát hiện và xử lý thông tin, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trên môi trường mạng thuộc lĩnh vực an toàn, an ninh mạng; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, công bố và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Công an tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng) - Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thường xuyên

18

Tạo điều kiện và thúc đẩy đội ngũ chuyên viên phát huy năng lực, tính sáng tạo để có thể đảm nhiệm tốt các công việc được giao trong việc quản trị, vận hành Trung tâm THDL, đảm bảo ngày càng ổn định, thông suốt, an toàn và bảo mật thông tin, góp phần quan trọng vào công cuộc cải cách hành chính, xây dựng hiệu quả mô hình chính quyền điện tử tiến đến xây dựng chính quyền số trên địa bàn tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố; Đội ứng cứu sự cố

Thường xuyên

19

Rà soát, nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh bảo đảm đạt tiêu chuẩn quy định cho Trung tâm dữ liệu.

Sở Thông tin và Truyền thông

Đội ứng cứu sự cố

Thường xuyên

20

Rà soát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo cấp độ cho các cơ sở dữ liệu quan trọng theo quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Sở Thông tin và Truyền thông

- Công an tỉnh;

- Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thường xuyên

21

Báo cáo, chia sẻ thông tin, giám sát và cảnh báo sớm; tăng cường thu thập, phân tích, nghiên cứu, phán đoán và cảnh báo sớm về thông tin rủi ro bảo mật dữ liệu, đặc biệt là tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông.

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thường xuyên

22

Tổ chức diễn tập phòng, chống tấn công mạng; diễn tập ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông

Công an tỉnh

Hàng năm

23

Nâng cao trách nhiệm tự bảo vệ hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ quản hệ thống thông tin với trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Chủ quản hệ thống thông tin.

- Công an tỉnh (nội dung liên quan đến an ninh mạng)

- Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).

Thường xuyên

24

Xây dựng, cập nhật, vận hành hệ thống thông tin theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, an ninh mạng.

Chủ quản hệ thống thông tin.

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thường xuyên

25

Rà soát, lập hồ sơ đề nghị đưa các hệ thống thông tin trọng yếu, phù hợp với quy định của pháp luật vào Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Công An tỉnh.

- Sở Thông tin và Truyền thông

- Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thường xuyên

26

Xác định cấp độ và trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo từng cấp độ và triển khai mô hình 04 lớp trước khi đưa vào sử dụng; nhất là hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Chủ quản hệ thống thông tin.

- Công An tỉnh

- Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thường xuyên

27

Đầu tư nguồn lực, thường xuyên nâng cấp hệ thống, cập nhật bản quyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn, an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Chủ quản hệ thống thông tin.

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thường xuyên

28

Phối hợp với cơ quan chuyên trách về an ninh mạng của Bộ Công an để kết nối với Trung tâm An ninh mạng quốc gia để giám sát an ninh mạng.

Chủ quản hệ thống thông tin.

Công An tỉnh

Thường xuyên

29

Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh rà soát, đánh giá, có biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng đối với các hệ thống hạ tầng thông tin, các hệ thống thông tin quan trọng khác do doanh nghiệp quản lý, vận hành.

- Sở Thông tin và Truyền thông (nội dung liên quan đến an toàn thông tin mạng).

UBND huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên

30

Phối hợp, thiết lập, vận hành đường dây nóng, hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin về tội phạm mạng từ không gian mạng để quần chúng nhân dân phản ánh kịp thời, trực tiếp thông tin, hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Đổi mới nội 8 dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp với thực tiễn chuyển đổi số. Phát huy vai trò của Thế trận An ninh nhân dân trên không gian mạng. Giám sát, phát hiện và phối hợp với cơ quan chức năng và các doanh nghiệp nền tảng số xử lý tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý.

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

- Công An tỉnh

- Sở Thông tin và Truyền thông.

Thường xuyên

31

Phát triển các website, trang mạng xã hội, tài khoản trên môi trường mạng uy tín, nhiều tương tác để tuyên truyền, định hướng thông tin, dư luận và phản bác hiệu quả các thông tin tiêu cực về đất nước, con người Việt Nam.

Sở Thông tin và Truyền thông.

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Thường xuyên

32

Bố trí đủ nhân lực chuyên trách, chịu trách nhiệm về an toàn, an ninh mạng trong các cơ quan, đơn vị; đầu tư nguồn lực để xây dựng hệ thống kỹ thuật, công cụ và triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh mạng và trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị.

Các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố.

Từ năm 2024 đến hết năm 2030

II. Nhiệm vụ thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông đến 2025 và tầm nhìn 2030.

STT

Nội dung thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị đầu mối theo dõi, hướng dẫn của Bộ TT&TT

Thời gian thực hiện

1

Đẩy mạnh hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong phạm vi quản lý; tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và quy định của pháp luật; ưu tiên sử dụng sản phẩm, giải pháp, dịch vụ an toàn thông tin mạng Make in Viet Nam, an ninh mạng tự chủ. Gắn kết công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng với công tác triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, phát triển đô thị thông minh, kinh tế và xã hội số.

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Công An tỉnh

- Cục An toàn thông tin

Thường xuyên

2

Chủ động rà soát, phát hiện và xử lý, hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên môi trường mạng thuộc phạm vi quản lý. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, công bố và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Công An tỉnh

Cục An toàn thông tin

2024-2025

3

Chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý rà soát, đánh giá, có biện pháp tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng đối với các hệ thống hạ tầng thông tin, hệ thống điều khiển công nghiệp và các hệ thống thông tin quan trọng khác do doanh nghiệp quản lý, vận hành, khai thác.

Sở Thông tin và Truyền thông

Cục An toàn thông tin

Thường xuyên

4

Ưu tiên bố trí nguồn lực (nhân lực, kinh phí) và điều kiện để triển khai hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức và lĩnh vực quản lý.

Sở Thông tin và Truyền thông

Cục An toàn thông tin

2024-2025

5

Kiểm tra, đánh giá và báo cáo hàng năm hoặc đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình, kết quả triển khai Chiến lược để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định về chế độ báo cáo.

Sở Thông tin và Truyền thông

Cục An toàn thông tin

Hàng năm

6

Giám sát, phát hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp nền tảng số xử lý tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý.

Sở Thông tin và Truyền thông

- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

- Cục An toàn thông tin

Thường xuyên

7

Phát triển các website, trang mạng xã hội, tài khoản trên môi trường mạng uy tín, nhiều tương tác để tuyên truyền, định hướng thông tin, dư luận và phản bác hiệu quả các thông tin tiêu cực về đất nước, con người Việt Nam.

Sở Thông tin và Truyền thông

- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

- Cục An toàn thông tin

2024-2025

8

Triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp và mô hình 4 lớp đối với hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng.

Sở Thông tin và Truyền thông

Cục An toàn thông tin

Thường xuyên

9

Đầu tư nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân liên quan về bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin trong lĩnh vực quan trọng.

Sở Thông tin và Truyền thông

Cục An toàn thông tin

Thường xuyên

10

Tối thiểu 1 năm/1 lần tổ chức diễn tập, hướng dẫn, kiểm tra, ứng phó và ứng cứu sự cố an toàn thông tin cho các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin và hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh, quốc gia.

Sở Thông tin và Truyền thông

Cục An toàn thông tin

Hàng năm

PHỤ LỤC 3

DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC HẠNG MỤC BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN

STT

Hạng mục

Căn cứ

Khái toán kinh phí (VNĐ)

Nguồn kinh phí thực hiện

Ghi chú

I

Năm 2024: 5.300.000.000

1

Đánh giá an toàn thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và diễn tập thực chiến ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng

Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP và Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT và Chỉ thị 18/CT-TTg (2022)

1.000.000.000

Ngân sách tỉnh

2

Mua sắm, bổ sung bản quyền phần mềm phòng chống mã độc cho các đơn vị trong tỉnh

Căn cứ Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 7/6/2019

2.000.000.000

Ngân sách tỉnh

3

Mua sắm bản quyền phần mềm trên các thiết bị bảo mật, bổ sung các thiết bị bảo mật, hệ điều hành,...

Hết hạn bản quyền, bổ sung các thiết bị: Tường lửa, Phòng chống tấn công Ddos, các hệ điều hành,...

2.000.000.000

Ngân sách tỉnh

4

Mua sắm, bổ sung chứng chỉ bảo mật tên miền

Hết hạn bản quyền chứng chỉ bảo mật cho tên miền *.tayninh.gov.vn và *.tayninh.dcs.vn, bổ sung các tên miền cấp 5

300.000.000

Ngân sách tỉnh

III

Năm 2025: 5.800.000.000

1

Đánh giá an toàn thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và diễn tập thực chiến ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng

Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP và Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT và Chỉ thị 18/CT-TTg (2022)

1.000.000.000

Ngân sách tỉnh

2

Trang bị phần mềm chống thất thoát dữ liệu cho TTTHDL tỉnh và các Sở ban ngành tỉnh

600.000.000

Ngân sách tỉnh

3

Trang bị tường lửa bảo vệ các cơ sở dữ liệu

2.000.000.000

Ngân sách tỉnh

4

Mua sắm, bổ sung bản quyền phần mềm phòng chống mã độc cho các đơn vị trong tỉnh

2.200.000.000

Ngân sách tỉnh

IV

Năm 2026: 6.000.000.000

1

Đánh giá an toàn thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và diễn tập thực chiến ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng

Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP và Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT và Chỉ thị 18/CT-TTg (2022)

1.000.000.000

Ngân sách tỉnh

2

Mua sắm, bổ sung bản quyền phần mềm phòng chống mã độc cho các đơn vị trong tỉnh

Căn cứ Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 7/6/2019

2.000.000.000

Ngân sách tỉnh

3

Nâng cấp các thiết bị bảo mật tại TTTHDL tỉnh

Các thiết bị bảo mật được đầu tư tại TTTHDL tỉnh từ năm 2020 trở về trước cần được thay thế, nâng cấp để đảm bảo hoạt động

3.000.000.000

Ngân sách tỉnh

V

Năm 2027: 6.000.000.000

1

Đánh giá an toàn thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và diễn tập thực chiến ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng

Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP và Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT và Chỉ thị 18/CT-TTg (2022)

1.000.000.000

Ngân sách tỉnh

2

Mua sắm, bổ sung bản quyền phần mềm phòng chống mã độc cho các đơn vị trong tỉnh

Căn cứ Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 7/6/2019

2.000.000.000

Ngân sách tỉnh

3

Nâng cấp hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng SOC

3.000.000.000

Ngân sách tỉnh

VI

Năm 2028: 7.000.000.000

1

Đánh giá an toàn thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và diễn tập thực chiến ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng

Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP và Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT và Chỉ thị 18/CT-TTg (2022)

1.000.000.000

Ngân sách tỉnh

2

Mua sắm, bổ sung bản quyền phần mềm phòng chống mã độc cho các đơn vị trong tỉnh

Căn cứ Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 7/6/2019

2.000.000.000

Ngân sách tỉnh

3

Gia hạn, trang bị bản quyền các thiết bị bảo mật tại TTTHDL tỉnh

2.000.000.000

Ngân sách tỉnh

4

Bổ sung trang thiết bị cho Đội Ứng cứu sự cố của tỉnh

2.000.000.000

Ngân sách tỉnh

VII

Năm 2029: 8.000.000.000

1

Đánh giá an toàn thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và diễn tập thực chiến ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng

Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP và Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT và Chỉ thị 18/CT-TTg (2022)

1.000.000.000

Ngân sách tỉnh

2

Mua sắm, bổ sung bản quyền phần mềm phòng chống mã độc cho các đơn vị trong tỉnh

Căn cứ Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 7/6/2019

2.000.000.000

Ngân sách tỉnh

3

Nâng cấp các hệ thống thiết bị bảo mật tại TTTHDL tỉnh

IPS, Ddos, DLP, DBFW,...

3.000.000.000

Ngân sách tỉnh

4

Triển khai giải pháp tăng cường khả năng phòng thủ tấn công mạng cho TTTHDL tỉnh

2.000.000.000

Ngân sách tỉnh

VIII

Năm 2030: 8.000.000.000

1

Đánh giá an toàn thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và diễn tập thực chiến ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng

Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP và Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT và Chỉ thị 18/CT-TTg (2022)

1.000.000.000

Ngân sách tỉnh

2

Mua sắm, bổ sung bản quyền phần mềm phòng chống mã độc cho các đơn vị trong tỉnh

Căn cứ Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 7/6/2019

2.000.000.000

Ngân sách tỉnh

3

Nâng cấp, bổ sung hệ thống đảm bảo an toàn thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh (Rà soát, đánh giá, đề xuất các giải pháp tập trung phù hợp tình hình thực tế)

5.000.000.000

Ngân sách tỉnh

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 27/KH-UBND ngày 04/01/2024 thực hiện Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do tỉnh Tây Ninh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


131

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.120.222
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!