Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 135/KH-UBND 2019 ứng dụng công nghệ thông tin cơ quan nhà nước tỉnh Cà Mau

Số hiệu: 135/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Thân Đức Hưởng
Ngày ban hành: 21/10/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 135/KH-UBND

Cà Mau, ngày 21 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH CÀ MAU NĂM 2020

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CNTT NĂM 2019

1. Ứng dụng CNTT để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính:

- Việc công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, bao gồm: Cổng dịch vụ công trực tuyến và phần mềm Một cửa điện tử của cơ quan, đơn vị.

- Cổng dịch vụ công trực tuyến (http://dvctt.camau.gov.vn): Là nơi công khai thông tin bộ thủ tục hành chính toàn tỉnh và các đơn vị công khai mức độ dịch vụ công trực tuyến; cập nhật, thống kê tình hình xử lý thủ tục hành chính theo thời gian thực, trực quan và nhanh chóng. Qua đó, có thể đánh giá tổng quan về tình hình, tiến độ xử lý hồ sơ chung của toàn tỉnh, của từng đơn vị; tổ chức, người dân truy cập tra cứu thông tin, đăng ký tài khoản, nộp hồ sơ trực tuyến, tra cứu thông tin tiến trình xử lý hồ sơ ngay tại Cổng dịch vụ công trực tuyến.

- Phần mềm Một cửa điện tử: Hỗ trợ cho cơ quan, đơn vị nhà nước tiếp nhận xử lý hồ sơ trực tuyến, trực tiếp và qua bưu chính công ích. Quy trình xử lý hồ sơ thủ tục hành chính được kiểm soát bởi Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 (ISO điện t).

- Thực hiện Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính, Cổng thông tin điện tử tỉnh đã phối hp với các đơn vị có liên quan tổ chức liên kết dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia với Cổng và các Trang thông tin điện tử của sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thành phố Cà Mau.

2. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

- Tính đến thời điểm hiện tại, có 1.962 thủ tục hành chính (TTHC) của các cơ quan, đơn vị được đăng tải lên Cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của tỉnh Cà Mau. Trong đó, có 333 TTHC mức độ 4; 823 TTHC mức độ 3; 806 TTHC mức độ 2 và có 709 TTHC áp dụng nhận, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. Kết quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tính đến tháng 6/2019 là 183.790 hồ sơ, tỷ lệ trước và đúng hạn đạt 99,45%. Hồ sơ nộp trực tuyến/hồ sơ nộp trực tiếp mức độ 3: Cấp tỉnh 473/12.213 (đạt 3,9%), cấp huyện 631/29.469 (đạt 2,1%), cấp xã 805/28.563 (đạt 2,8%); hồ sơ nộp trực tuyến/hồ sơ nộp trực tiếp mức độ 4: Cấp tỉnh 9.545/13.652 (đạt 69,9%), cấp huyện 1.209/3.712 (đạt 32,6%), cấp xã 73/22.770 (đạt 0,3%).

- Năm 2019, phần mềm Một cửa điện tử tiếp tục được nâng cấp để đảm bảo đáp ứng các tính năng quy định tại Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; đồng thời, bổ sung tính năng thng kê phục vụ báo cáo tình hình sử dụng dịch vụ công trực tuyến ở các mức độ theo yêu cầu của Bộ, ngành Trung ương và theo yêu cầu thực tế của tỉnh.

- ISO điện tử vận hành theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 đã được Sở Khoa học và Công nghệ triển khai cho 10 cơ quan cấp tỉnh, 09 đơn vị cấp huyện và 42 đơn vị cấp xã. Các cơ quan, đơn vị được triển khai đang tiến hành cập nhật thông tin lên phần mềm ISO điện tử và công bố áp dụng theo hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ

- Các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh tiếp tục được nâng cấp duy trì hoạt động và sử dụng rộng rãi trong các cơ quan nhà nước, cụ thể: Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành (trên 470 đơn vị, trên 7.500 người sử dụng); phần mềm Một cửa điện tử (có 138 đơn vị sử dụng); Hộp thư điện tử công vụ (có trên 3.000 tài khoản đăng ký sử dụng)... Ngoài ra, có trên 70 ứng dụng chuyên ngành được triển khai sử dụng phục vụ cho hoạt động chuyên môn ở các sở, ban, ngành.

- Tổng số chữ ký số đang sử dụng trong cơ quan, đơn vị nhà nước hiện nay là 968 chữ ký số (trong đó: 260 chữ ký số tổ chức và 708 chữ ký số cá nhân), có 262.538 văn bản điện tử ký số.

- Hoàn thành việc chuyển giao phần mềm nền tảng chính quyền điện tử nguồn mở (Open Egov PlatForm) của thành phố Đà Nng chuyển giao cho tỉnh Cà Mau.

- Hoàn thành Đề án Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2018. Kết quả đạt được của Đề án đã góp phần hoàn thiện Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau, cụ thể: Hạ tầng CNTT được đầu tư, nâng cấp đảm bảo cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh vận hành ổn định, thông suốt, an toàn thông tin; Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh, Một cửa hiện đại cấp huyện, cấp xã được đầu tư trang thiết bị hiện đại, khai thác có hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp.

- Nâng cấp, hoàn thiện chức năng Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh và phần mềm Một cửa điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã theo quy định của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Hiện nay, Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh có khoảng 59% thủ tục hành chính cung cp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 (trong đó mức độ 4 chiếm 17%).

- Đang hoàn thiện đưa vào khai thác các cơ sở dữ liệu (CSDL) như: CSDL cán bộ, công chức, viên chức; CSDL hộ kinh doanh; CSDL ngành nông nghiệp, CSDL môi trường, địa chính...

- Phối hp với Trung tâm Công nghệ phần mềm Đại học Cần Thơ (CUSC) thực hiện xây dựng, chuyển giao trục thông tin tích hp ESB (Enterprise Service Bus). Đây là giải pháp kết nối các phần mềm dùng chung của tỉnh và của Bộ, ngành trung ương triển khai tại địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, khó khăn như sau:

- Phần mềm nền tảng chính quyền điện tử đã được tập huấn, chuyển giao tuy nhiên thời gian qua việc vận hành phn mềm còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân, phần mềm nền tảng cần điều chỉnh để phù hp với Kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh và việc này hiện tại tỉnh chưa làm được phải nhờ đơn vị chuyển giao tiếp tục hỗ trợ.

- Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam chuẩn bị ra phiên bản mới (2.0). Do đó, việc triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh phải chậm lại chờ nâng cấp theo phiên bản mới của Chính phủ.

4. Hạ tầng kỹ thuật

- Việc đầu tư, mua sắm bổ sung máy tính, máy in cho hạ tầng công nghệ thông tin của các sở, ngành tỉnh và các cơ quan nhà nước cấp huyện được thực hiện thường xuyên thông qua hình thức mua sắm tập trung của tỉnh. Riêng thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của bộ phận một cửa của cấp huyện và cấp xã được thực hiện thông qua dự án đầu tư của tỉnh, đã triển khai hoàn thành.

- Nhằm đảm bảo cho Hệ thống chính quyền điện tử hoạt động liên tục, đáp ứng yêu cầu sử dụng, dự án xây dựng Trung tâm dữ liệu phòng ngừa, khắc phục sự cố đã được Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.

- Tỉnh Cà Mau đang triển khai Hệ thống quản lý an toàn thông tin theo chuẩn ISO 27001 cho Trung tâm dữ liệu nhằm đảm bảo nâng mức độ hoàn thiện cho hạ tầng công nghệ thông tin về mặt an toàn thông tin mạng.

5. Nguồn nhân lực

- Cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước hiện có 39 người ở các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Phần lớn, các cơ quan, đơn vị khác không có vị trí chuyên trách công nghệ thông tin. Số lượng cán bộ công nghệ thông tin chuyên trách so với kiêm nhiệm là 39/89. Trong đó, phân theo trình độ có 85 người trình độ đại học và 04 người trên đại học tập trung ở cấp tỉnh và cấp huyện. Riêng cấp xã, nguồn lực về công nghệ thông tin còn thiếu một cách trầm trọng, có nhiều xã không có cán bộ công nghệ thông tin.

- Nguồn nhân lực công nghệ thông tin chuyên trách trong các cơ quan mỏng và yếu. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin đã qua đào tạo có thể được tuyển dụng lớn nhưng cần phải đào tạo thêm sau khi tuyển dụng. Hầu hết cán bộ, công chức đã đạt trình độ công nghệ thông tin mức chứng chỉ A (hoặc tương đương) trở lên.

6. Môi trường pháp lý

Các văn bản được ban hành phục vụ cho hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước năm 2019, cụ thể như sau:

- Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 16/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2019;

- Quyết định số 762/QĐ-UBND ngày 06/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;

- Quyết định số 521/QĐ-UBND ngày 29/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau;

- Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 17/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

7. Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch năm 2019, Kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2016 - 2020)

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giúp công tác chỉ đạo và điều hành của các cấp lãnh đạo kịp thời và hiệu quả, xử lý công việc nhanh chóng, giảm chi phí hoạt động hành chính; nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, kịp thời phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

- Cải cách hành chính đã từng bước đạt hiệu quả thiết thực, từng bước hợp lý hóa, cải tiến và minh bạch các quy trình công việc, thủ tục hành chính trong cơ quan nhà nước được số hóa, luân chuyển trên môi trường mạng, tạo tiền đề cho phát triển Chính quyền điện tử.

- Mô hình Chính quyền điện tử của tỉnh từng bước đã thể hiện rõ, cùng vi bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của hệ thống thông tin toàn tỉnh.

- Hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực của tỉnh đã được chuẩn bị sẵn sàng để kết nối và khai thác các hệ thống thông tin quốc gia.

- Do nguồn ngân sách còn khó khăn nên nguồn kinh phí bố trí cho Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm chưa đảm bảo, theo đó ưu tiên bố trí cho các dự án mang tính cp thiết và bức xúc, vì vậy Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 05 năm chưa đạt tiến độ. Các nhiệm vụ, dự án được lựa chọn thực hiện trên cơ sở đáp ứng nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trước mắt theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đảm bảo cho hoạt động của các hệ thống dùng chung của tỉnh.

- Hệ thống Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến (ISO điện tử) tiếp tục được nâng cấp, bổ sung các tiện ích cho người sử dụng.

- Trung tâm dữ liệu phòng ngừa, khắc phục sự cố đang được triển khai thực hiện bảo đảm cho hoạt động của Hệ thống Chính quyền điện tử, bảo vệ an toàn kết quả đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh.

- Việc thực hiện kế hoạch 05 năm và kế hoạch hàng năm tuy chưa thể hoàn thành tất cả các nhiệm vụ, dự án nhưng các nhiệm vụ, dự án được lựa chọn thực hiện cũng đã giải quyết được nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin cấp thiết, hình thành hệ thống và cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo kịp tiến độ chung được Chính phủ chỉ đạo.

8. Đánh giá đầu tư cho xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử

Thực hiện Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 16/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Cà Mau năm 2019; Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 22/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt danh mục dự án, nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế ứng dụng công nghệ thông tin năm 2019. Trong đó, có 07 nhiệm vụ ứng dụng CNTT hàng năm; 06 dự án chuyển tiếp; 08 dự án đầu tư mới và hoàn ứng ngân sách, với tổng số tiền là 28 tỷ 850 triệu đồng. Đến thời điểm báo cáo, hầu hết các nhiệm vụ, dự án đã phê duyệt và đang trong giai đoạn đầu tư.

(Phụ lục I - Danh mục các nhiệm vụ, dự án công nghệ thông tin năm 2019).

9. Những vướng mắc, tồn tại và nguyên nhân

a) Kết quả đạt được

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ, ngành Trung ương, sự quyết tâm của các ngành, các cấp nên việc thực hiện Kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước năm 2019 đã đạt được những kết quả đáng kể. Các nhiệm vụ, dự án ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai theo tiến độ.

b) Những vướng mắc, tồn tại và nguyên nhân

- Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các Bộ, ngành và địa phương còn hạn chế, chưa có lộ trình triển khai, phương án kỹ thuật kết nối, chia sẻ dữ liệu với địa phương.

- Việc ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức ở cấp huyện, cấp xã còn hạn chế nên việc triển khai các hệ thống, phần mềm ứng dụng dùng chung chậm; công chức, viên chức còn thụ động ứng dụng CNTT phục vụ công việc, chưa chủ động tiếp cận kỹ thuật công nghệ mới.

- Nguồn kinh phí địa phương còn hạn chế, nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ còn ít. Kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu là ngân sách tỉnh.

10. Kiến nghị, đề xuất

- Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng chính phủ: Ưu tiên, phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin hỗ trợ tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng, triển khai các dự án thành phần phục vụ hoạt động của Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau.

- Kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông: Phối hp với các Bộ, ngành xác định rõ lộ trình, thời gian triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương; tiếp tục tăng cường tổ chức các khóa học bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ về CNTT cho cán bộ phụ trách CNTT của các địa phương.

II. KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC NĂM 2020

1. Căn cứ lập kế hoạch

- Luật Công nghệ thông tin; Luật Giao dịch điện tử; Luật An toàn thông tin;

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;

- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020;

- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;

- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;

- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;

- Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trin khai tại các Bộ, ngành, địa phương năm 2018 - 2019;

- Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;

- Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán Cổng Dịch vụ công quốc gia;

- Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

- Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0;

- Quyết định số 2152/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau phiên bản 1.0;

- Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 19/4/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Cà Mau;

- Quyết định số 191/QĐ-UBND ngày 01/02/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020;

- Công văn số 2055/BTTTT-THH ngày 27/6/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2020.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2020 tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Chính quyền điện tử nhằm nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả điều hành trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, hướng đến phục vụ người dân doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhm tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo và điu hành của các cấp lãnh đạo trong tỉnh; tăng cường tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động hành chính; nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4, kịp thời phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

- Duy trì hoạt động ổn định của hệ thống thông tin sẵn có, kết hp đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, nhân lực, ... tạo nền tảng vững chắc để phát triển Chính quyền điện tử tỉnh, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho người dân và doanh nghiệp.

- Sẵn sàng về hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực để kết nối và khai thác các hệ thống thông tin quốc gia do các Bộ, ngành Trung ương triển khai và nguồn nhân lực bảo đảm sự vận hành liên tục, thông suốt của Hệ thống Chính quyền điện tử, Trung tâm dữ liệu.

b) Mục tiêu cụ thể

- 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và điu hành; 100% hsơ thủ tục hành chính được giải quyết trên phn mm Một cửa, một cửa liên thông (ISO điện tử);

- 100% cán bộ, công chức, viên chức biết khai thác, sử dụng hộp thư điện tử;

- 60% các cuộc họp của Ủy ban nhân dân tỉnh với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thông qua hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến;

- 95% thông tin chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh được cập nhật lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh;

- 90% văn bản chính thức, tài liệu trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng văn bản điện tử;

- Bảo đảm 100% cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu khai thác các hệ thống thông tin có đủ phương tiện (máy tính, máy tính bảng, máy in,...) để sử dụng trong công việc.

- 100% các cơ quan, đơn vị sử dụng chữ ký số. Cụ thể 80% trở lên các văn bản điện tử đi của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, 75% trở lên các văn bản điện tử đi của cơ quan nhà nước cấp huyện và 70% trở lên các văn bản điện tử đi của cơ quan nhà nước cấp xã gửi trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành (VIC) được ký số.

- Bảo đảm 100% các cơ quan có mạng LAN được kết nối Internet;

- Các phần mềm dùng chung được sử dụng thông qua kết nối an toàn trên môi trường Internet;

- 100% máy tính sử dụng trong các cơ quan nhà nước được trang bị phần mềm chống mã độc quản lý tập trung;

- 100% thiết bị liên quan đến an ninh thông tin của Trung tâm lưu trữ dữ liệu tỉnh được gián sát thông qua dịch vụ giám sát an toàn thông tin.

3. Nội dung

a) Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

- Tiếp tục nâng cấp, hiệu chỉnh và hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản và điu hành và hệ thống thư điện tử công vụ bảo đảm hoạt động n định, phục vụ lâu dài công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hành chính.

- Xây dựng, triển khai các hệ thống quản lý chuyên ngành, phục vụ cho việc quản lý đồng bộ, thống nhất trong toàn tỉnh, giúp các cấp trao đổi thông tin, chia sẻ thông tin cho các ngành cùng phối hp xử lý.

- Nâng cấp, chuyển đổi để tích hp các ứng dụng hiện có, theo Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh và Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

b) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và triển khai các ứng dụng phục vụ nhu cầu giao dịch trực tuyến cùng với trực tiếp của người dân và doanh nghiệp. Người dân và doanh nghiệp có thể kết nối giao dịch trực tuyến bằng nhiều kênh như qua Internet, tin nhắn qua mạng điện thoại, trên các thiết bị máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc kiosk tra cứu công cộng.

- Nâng cấp, hoàn thiện Trung tâm giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ giao tiếp trực tiếp của người dân và doanh nghiệp với đầy đủ phương tiện, theo phương thức một cửa bảo đảm nhanh gọn, chính xác.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về Chính quyền điện tử, về ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, về an toàn thông tin cho người dân và doanh nghiệp.

c) Xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ đin tử

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Trung tâm tích hợp dữ liệu phòng ngừa, khc phục sự cdữ liệu tỉnh Cà Mau làm giảm nhẹ thiệt hại, tránh gián đoạn hoạt động của các hệ thống thông tin thuộc hệ thống Chính quyền điện tử tỉnh khi có sự cố dữ liệu xảy ra tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. Bảo đảm hoạt động bình thường đối với các hệ thống thông tin thuộc hệ thống Chính quyền điện tử tỉnh đang vận hành trong trường hp phải ngưng hoạt động để bảo trì hoặc hư hỏng phn cứng.

d) Phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành, hoạt động nghiệp vụ trong các cơ quan, đơn vị.

- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về an toàn thông tin mạng.

- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức và viên chức về kỹ năng sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin.

- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin đối với các nội dung chuyên sâu về quản trị mạng, quản trị hệ thống, an toàn, an ninh thông tin.

- Tổ chức huấn luyện, diễn tập, phòng ngừa sự cố, bảo đảm các điều kiện sẵn sàng đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố máy tính.

đ) Phát triển hạ tầng kỹ thuật

- Tiếp tục hoàn thiện Trung tâm tích hp dữ liệu hiện có; trang bị, thuê các dịch vụ công nghệ thông tin cần thiết nhằm đảm bảo vận hành liên tục, ổn định của hệ thống.

- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện thành bộ phận Một cửa hiện đại; từng bước đầu tư trang thiết bị cần thiết cho cp xã.

e) Bảo đảm an toàn thông tin

Triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh cho các hệ thống thông tin tại Trung tâm lưu trữ dữ liệu và hệ thống các mạng LAN trong các cơ quan nhà nước.

4. Giải pháp thực hiện

a) Giải pháp môi trường chính sách

- Tổ chức rà soát, triển khai có hiệu quả các văn bản của Trung ương, của tỉnh về lĩnh vực công nghệ thông tin, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

- Xây dựng và ban hành các quy chế quy định về quản lý, vận hành các hệ thống công nghệ thông tin.

- Nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách về biên chế, thu hút, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin.

b) Gii pháp tài chính

- Ưu tiên bố trí nguồn vốn sự nghiệp, vốn đầu tư công cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh.

- Thu hút mọi nguồn lực cho ứng dụng công nghệ thông tin; kết hợp đầu tư mới với việc chuyển giao công nghệ; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các hệ thống công nghệ thông tin làm nền tảng.

- Tăng cường tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và nguồn vốn hp pháp khác; tạo cơ chế phối hợp với các doanh nghiệp triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

c) Giải pháp gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính

- Hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại ứng dụng công nghệ thông tin các cơ quan trong tỉnh; Bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng cải cách hành chính (tiêu chí lĩnh vực hiện đại hóa nền hành chính) đảm bảo phù hp với tình hình triển khai thực tế của địa phương.

- Tăng cường công tác kiểm tra ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị lồng ghép trong các đợt kiểm tra cải cách hành chính của tỉnh.

d) Giải pháp tchức, triển khai

- Phát huy vai trò Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

- Hoàn thiện cơ cấu bộ máy chuyên trách công nghệ thông tin trong hệ thống cơ quan nhà nước; cập nhật kiến thức công nghệ thông tin cho cán bộ các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã nhằm vận hành thông suốt các ứng dụng và đảm bảo an toàn thông tin.

- Tăng cường số lượng cán bộ quản lý nhà nước về công nghệ thông tin tại các phòng Văn hóa - Thông tin cp huyện.

đ) Các giải pháp kỹ thuật công nghệ và các giải pháp khác

- Triển khai thực hiện tốt các quy định đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

- Phổ biến và triển khai kịp thời các hướng dẫn thực thi công tác an toàn, an ninh thông tin của các cơ quan Trung ương. Tổ chức quán triệt việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông cho đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức, đặc biệt là cán bộ ở các bộ phận quan trọng, cơ mật.

- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 tại Trung tâm tích hp dữ liệu tỉnh. Đưa nội dung thực hiện chính sách đảm bảo an toàn thông tin vào trong các hoạt động xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin mới.

- Xây dựng và triển khai thực hiện tốt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin năm 2020 tại các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện và thành phố.

- Đổi mới công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin cho các lực lượng xã hội, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia các hoạt động cung cấp, trao đổi thông tin qua mạng, đặc biệt là sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, nhằm giảm chi phí và thời gian, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí.

- Tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn để học tập kinh nghiệm về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh.

5. Danh mục nhiệm vụ, dự án

Dự kiến tổng dự toán nhu cầu kinh phí năm 2020 là: 47.650 triệu đồng.

(Phụ lục II - Danh mục các nhiệm vụ, dự án công nghệ thông tin năm 2020).

6. Tổ chức thực hiện

a) Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau

Chỉ đạo, điều hành các ứng dụng và phát triển CNTT, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

b) Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng CNTT, vận hành ổn định và hiệu quả các hệ thống thông tin của tỉnh; tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.

- Căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối của ngân sách, phối hp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân khai kinh phí năm 2020 theo đúng quy định. Trong đó, làm rõ các thông tin về dự án cần triển khai, ưu tiên lựa chọn các dự án mang tính cấp thiết và bức xúc để thực hiện đầu tư.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị làm chủ đầu tư thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin được giao.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Cân đối nguồn ngân sách để đảm bảo triển khai Kế hoạch; phối hp thực hiện các nhiệm vụ, dự án năm 2020 tại Phụ lục 2 kèm theo.

d) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

- Phối hp Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu, ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh.

- Phối hp Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, đôn đốc các cơ quan quản lý nhà nước triển khai ứng dụng CNTT phù hp với các quy định về cải cách hành chính.

đ) Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

- Các đơn vị được giao chủ trì các nhiệm vụ, dự án có trách nhiệm tổ chức xây dựng, trình phê duyệt và triển khai theo nội dung Kế hoạch.

- Đối với các dự án CNTT sử dụng nguồn vốn nhà nước, phải thống nhất với Sở Thông tin và Truyền thông xin chủ trương, thẩm định dự án theo quy định.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung của Kế hoạch, Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện chủ động báo cáo, đề xuất UBND tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông).

Trên đây là Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin tro, ngành tỉnh và UBND cấp huyện phối hp tổ chức thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông (b/c);
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND t
nh (VIC);
- Các sở, ban, ngành tỉnh (VIC);
- UBND các huyện, thành phố Cà Mau (VIC);
- LĐVP UBND t
nh (VIC);
- Cổng TTĐT tỉnh (VIC);
- Email: [email protected] (kèm bản mềm)
;
- Phòng: CCHC, KT (VIC);
- KGVX (Đ16-VIC);
- Lưu:
VT, Đ16, M.A05/10.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Thân Đức Hưởng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 135/KH-UBND ngày 21/10/2019 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Cà Mau năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.571

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.49.19
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!