Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 58/2000/TT-BTC Quy chế phát hành trái phiếu của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 01/2000/NĐ-CP

Số hiệu: 58/2000/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Văn Ninh
Ngày ban hành: 16/06/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 58/2000/TT-BTC

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 58/2000/TT-BTC NGÀY 16 THÁNG 6 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỂM CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 01/2000/NĐ-CP NGÀY 13/01/2000CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

Thi hành Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/01/2000 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về trái phiếu Chính phủ và phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

1. Hình thức trái phiếu Chính phủ:

1.1. Trái phiếu Chính phủ được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ.

a) Chứng chỉ trái phiếu có 2 phần: phần thân giao cho tổ chức, cá nhân mua trái phiếu (gọi tắt là người mua trái phiếu); phần cuống lưu tại cơ quan Kho bạc Nhà nước. Chứng chỉ trái phiếu do Bộ Tài chính quy định mẫu và có các nội dung chính sau:

- Tên cơ quan phát hành;

- Mệnh giá, số sê ri;

- Thời hạn, lãi suất trái phiếu;

- Tên tổ chức hoặc cá nhân sở hữu trái phiếu (trường hợp trái phiếu có ghi tên);

- Ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;

- Chữ ký của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước.

Căn cứ vào kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ đã được phê duyệt, Kho bạc Nhà nước Trung ương có trách nhiệm tổ chức in và quản lý thống nhất chứng chỉ trái phiếu trong phạm vi cả nước.

b) Bút toán ghi sổ là hình thức phát hành không sử dụng chứng chỉ trái phiếu. Kho bạc Nhà nước hoặc đơn vị được uỷ nhiệm mở sổ theo dõi việc mua trái phiếu của từng cá nhân, tổ chức.

Trái phiếu Chính phủ phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước dưới hình thức bút toán ghi sổ áp dụng đối với các đối tượng mua trái phiếu có số tiền từ 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên hoặc theo yêu cầu của người mua trái phiếu. Sổ theo dõi mua trái phiếu được lập thành 2 liên theo mẫu đính kèm: liên 1 lưu tại Kho bạc Nhà nước nơi phát hành trái phiếu, liên 2 giao cho cá nhân, đơn vị mua trái phiếu.

1.2. Trái phiếu Chính phủ được phát hành dưới hình thức có ghi tên và không ghi tên.

a) Trái phiếu có ghi tên là loại trái phiếu ghi tên tổ chức, cá nhân sở hữu trái phiếu trên chứng chỉ trái phiếu hoặc trên sổ theo dõi mua trái phiếu.

b) Trái phiếu không ghi tên là loại trái phiếu không ghi tên tổ chức, cá nhân sở hữu trái phiếu trên chứng chỉ trái phiếu.

2. Lãi suất trái phiếu Chính phủ:

2.1. Lãi suất trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính công bố cho từng đợt phát hành theo một trong các phương thức sau:

- Lãi suất cố định áp dụng cho cả kỳ hạn trái phiếu;

- Lãi suất linh hoạt, phụ thuộc vào sự biến động của thị trường vốn. Mức lãi suất chính thức được công bố trước theo từng thời gian hoặc vào các thời điểm đến hạn thanh toán lãi trái phiếu.

- Lãi suất chỉ đạo để tổ chức đấu thầu chọn lãi suất phát hành: Là mức lãi suất tối đa mà đơn vị tham gia đấu thầu có thể trúng thầu. Tuỳ tình hình thị trường, Bộ Tài chính có thể quy định hoặc không quy định mức lãi suất chỉ đạo chọn lãi suất phát hành.

2.2. Căn cứ xác định lãi suất trái phiếu Chính phủ:

- Chỉ số biến động giá bình quân trên thị trường do Tổng cục Thống kê công bố.

- Lãi suất huy động vốn của các tổ chức tín dụng.

- Thời hạn trái phiếu.

- Nhu cầu huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư.

- Khả năng cung ứng vốn của thị trường trong từng thời kỳ.

3. Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ:

3.1. Tiền gốc trái phiếu được thanh toán một lần khi đến hạn

3.2. Tiền lãi trái phiếu được thanh toán như sau:

- Thanh toán một lần khi đến hạn cùng với tiền gốc trái phiếu.

- Thanh toán theo định kỳ 6, 12 tháng.

- Thanh toán ngay sau khi phát hành.

Bộ Tài chính quy định cụ thể phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu của từng đợt phát hành.

4. Trái phiếu không có giá trị thanh toán:

4.1. Trái phiếu làm giả;

4.2. Tờ trái phiếu bị tẩy, xoá, sửa chữa chữ và số;

4.3. Tờ trái phiếu bị rách mất một phần hoặc bị biến dạng không còn giữ được hình dạng, nội dung ban đầu.

II- TRÁI PHIẾU KHO BẠC PHÁT HÀNH QUA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1. Phát hành trái phiếu:

1.1. Tổ chức phát hành trái phiếu:

Trái phiếu Chính phủ phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước là loại trái phiếu kho bạc có thời hạn từ 1 năm trở lên.

Các đơn vị Kho bạc Nhà nước trực tiếp tổ chức phát hành trái phiếu kho bạc cho các đối tượng mua trái phiếu theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước Trung ương.

1.2. Hình thức bán trái phiếu:

Từng đợt phát hành, Kho bạc Nhà nước bán trái phiếu cho các đối tượng theo một trong hai hình thức sau:

a) Hình thức ngang mệnh giá:

Áp dụng trong trường hợp trái phiếu phát hành liên tục trong năm hoặc từng đợt kéo dài, không xác định trước thời điểm dừng phát hành.

Theo hình thức này người mua trái phiếu phải nộp cho Kho bạc Nhà nước số tiền đúng bằng mệnh giá trái phiếu. Ngày phát hành trái phiếu được tính là ngày Kho bạc Nhà nước nhận tiền của người mua trái phiếu hoặc nhận giấy báo Có của Ngân hàng (Trường hợp mua trái phiếu bằng chuyển khoản).

b) Hình thức chiết khấu:

- Trái phiếu được phát hành thành từng đợt, thời gian phát hành mỗi đợt không quá hai tháng, có xác định trước thời điểm phát hành và thời điểm kết thúc.

- Các trái phiếu phát hành trong một đợt có cùng ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán.

- Giá bán trái phiếu là số tiền người mua phải nộp cho Kho bạc Nhà nước và được xác định theo một trong hai phương pháp sau:

+ Phương pháp 1: Ngày phát hành được xác định là ngày đầu tiên của đợt phát hành trái phiếu. Công thức tính giá bán trái phiếu như sau:

MG x Ls x n

G = MG +

365

Trong đó:

G: Giá bán trái phiếu

MG: Mệnh giá trái phiếu

Ls: Lãi suất trái phiếu (%/năm)

n: Số ngày tính từ ngày phát hành đến ngày mua thực tế.

+ Phương pháp 2: Ngày phát hành được xác định là ngày cuối cùng của đợt phát hành trái phiếu. Công thức tính giá bán trái phiếu như sau:

MG x Ls x n

G = MG -

365

Trong đó:

G: Giá bán trái phiếu

MG: Mệnh giá trái phiếu

Ls: Lãi suất trái phiếu (%/năm)

n: Số ngày tính từ ngày mua thực tế đến ngày phát hành.

Bộ Tài chính sẽ quy định cụ thể phương pháp xác định giá bán trái phiếu cho từng đợt phát hành.

1.3. Kho bạc Nhà nước có thể bán trái phiếu cho các đối tượng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài muốn mua trái phiếu có thể thông qua tổ chức, cá nhân đại diện cho mình tại Việt Nam.

2. Thanh toán trái phiếu kho bạc:

2.1. Tổ chức thanh toán trái phiếu:

Kho bạc Nhà nước trực tiếp thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho chủ sở hữu khi đến hạn.

Trường hợp đến hạn thanh toán lãi hoặc gốc mà chủ sở hữu trái phiếu chưa đến thanh toán thì số tiền lãi hoặc gốc đó được bảo lưu để hoàn trả khi chủ sở hữu trái phiếu có nhu cầu thanh toán, không tính lãi nhập gốc và không tính lãi trong thời gian quá hạn thanh toán.

2.2. Hình thức thanh toán trái phiếu:

Khi thanh toán trái phiếu, chủ sở hữu trái phiếu có thể nhận tiền mặt hoặc đề nghị Kho bạc Nhà nước chuyển toàn bộ số tiền gốc, lãi trái phiếu đến hạn thanh toán vào tài khoản theo yêu cầu của chủ sở hữu trái phiếu. Lệ phí chuyển tiền sẽ tính trừ vào số tiền chủ sở hữu trái phiếu được nhận.

2.3. Uỷ nhiệm thanh toán trái phiếu:

Trường hợp chủ sở hữu trái phiếu vì những lý do bất khả kháng không thể đến thanh toán trái phiếu khi đến hạn, có thể uỷ nhiệm cho người khác đến lĩnh thay. Người đến thanh toán trái phiếu phải mang theo giấy chứng minh nhân dân và giấy uỷ nhiệm của chủ sở hữu trái phiếu có xác nhận của cơ quan công chứng Nhà nước hoặc của Uỷ ban nhân dân nơi chủ sở hữu trái phiếu đăng ký hộ khẩu thường trú.

3. Chuyển vốn phát hành và thanh toán:

3.1. Toàn bộ khoản thu từ phát hành trái phiếu kho bạc được tập trung vào ngân sách Trung ương để sử dụng cho các nhu cầu chi theo dự toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội phê duyệt.

3.2. Đến hạn thanh toán, Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục chuyển vốn cho Kho bạc Nhà nước để chi trả cho chủ sở hữu trái phiếu.

3.3. Trường hợp đến hạn thanh toán trái phiếu nhưng ngân sách Trung ương chưa bố trí đủ nguồn, Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục tạm ứng tồn ngân Kho bạc Nhà nước để thanh toán theo chế độ quy định hiện hành.

4. Chuyển giao trái phiếu:

4.1. Trái phiếu không ghi tên: được tự do chuyển giao, không phải làm thủ tục tại Kho bạc Nhà nước nơi phát hành trái phiếu.

4.2. Việc chuyển giao trái phiếu có ghi tên phải làm thủ tục tại Kho bạc Nhà nước nơi phát hành trái phiếu.

a) Trường hợp mua, bán lại trái phiếu:

- Người chuyển giao trái phiếu (người bán) và người được chuyển giao (người mua) phải cùng đến Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu.

- Đối với trái phiếu phát hành dưới hình thức chứng chỉ: Sau khi kiểm tra các yếu tố trên tờ trái phiếu do người chuyển giao mang đến, nếu bảo đảm khớp đúng với hồ sơ gốc, cán bộ Kho bạc Nhà nước viết tên, địa chỉ của người được chuyển giao, yêu cầu người chuyển giao ký tên, trình thủ trưởng cơ quan ký và đóng dấu vào phần quy định trên tờ trái phiếu. Đồng thời, người được chuyển giao phải ký 2 chữ mẫu vào cuống trái phiếu lưu tại Kho bạc Nhà nước. Trường hợp trái phiếu được chuyển giao lần thứ ba, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục cấp mới tờ trái phiếu và lưu tờ trái phiếu cũ cùng với hồ sơ gốc.

- Đối với trái phiếu phát hành dưới hình thức ghi sổ:

Người đại diện của đơn vị chuyển giao và được chuyển giao khi đến làm thủ tục chuyển giao phải mang theo giấy uỷ quyền của thủ trưởng cơ quan. Trường hợp người chuyển giao và được chuyển giao là cá nhân phải mang theo giấy chứng minh nhân dân. Sau khi kiểm tra các yếu tố trên sổ mua trái phiếu do người chuyển giao mang đến, nếu bảo đảm khớp đúng với sổ lưu tại Kho bạc Nhà nước, cán bộ Kho bạc Nhà nước yêu cầu người chuyển giao ký xác nhận chuyển giao trên sổ mua trái phiếu; làm thủ tục cấp mới sổ mua trái phiếu cho người được chuyển giao. Các giấy uỷ quyền và sổ mua trái phiếu của người chuyển giao được lưu tại Kho bạc Nhà nước.

b) Trường hợp tặng, cho:

Người tặng, cho và người được tặng, được cho phải cùng đến Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu như đối với trường hợp mua bán lại.

Trường hợp người tặng, cho trái phiếu vì lý do nào đó không thể đến Kho bạc Nhà nước, người được tặng, được cho khi đến làm thủ tục chuyển giao phải mang theo giấy chứng minh nhân dân và giấy đồng ý tặng, cho (có chữ ký của người tặng, cho). Trường hợp không có giấy chứng minh nhân dân phải có chứng thực của chính quyền địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Các giấy tờ tặng, cho được lưu tại Kho bạc Nhà nước cùng với hồ sơ gốc.

c) Trường hợp thừa kế:

- Người thừa kế trái phiếu khi đến làm thủ tục chuyển giao phải mang theo giấy tờ sau:

+ Giấy chứng tử và di chúc của người sở hữu trái phiếu (trong trường hợp thừa kế theo di chúc) hoặc giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp theo luật định (trong trường hợp thừa kế theo pháp luật).

+ Chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi người thừa kế đăng ký hộ khẩu.

- Trường hợp người thừa kế là người chưa thành niên hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp làm thay thủ tục thừa kế. Khi đến làm thay thủ tục thừa kế, ngoài giấy chứng tử và di chúc hoặc giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp phải mang theo:

+ Giấy chứng minh nhân dân;

+ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp.

- Thủ tục chuyển giao trái phiếu khi thừa kế được thực hiện như đối với trường hợp mua, bán lại. Bản di chúc hoặc giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp được lưu tại Kho bạc Nhà nước cùng với hồ sơ gốc.

5. Xác nhận trái phiếu khi làm thủ tục cầm cố:

5.1. Đối với trái phiếu không ghi tên: Kho bạc Nhà nước không được xác nhận chủ sở hữu trái phiếu trong mọi trường hợp.

5.2. Đối với trái phiếu có ghi tên: Khi tổ chức tín dụng có yêu cầu (bằng văn bản) xác nhận tính hợp pháp, hợp lệ của tờ trái phiếu được cầm cố, thủ trưởng Kho bạc Nhà nước (không uỷ quyền cho người khác) ký xác nhận tên người sở hữu và số tiền mua trái phiếu sau khi đã kiểm tra, đối chiếu đảm bảo khớp đúng các yếu tố ghi trên tờ trái phiếu (hoặc sổ mua trái phiếu) với hồ sơ lưu.

6. Chi phí liên quan đến trái phiếu:

6.1. Chi phí phát hành, thanh toán trái phiếu:

Mọi chi phí về phát hành và thanh toán trái phiếu kho bạc do ngân sách Trung ương bảo đảm, bao gồm:

- Chi phí về in chứng chỉ trái phiếu.

- Chi phí về công tác phát hành, thanh toán trái phiếu của hệ thống Kho bạc Nhà nước được tính bằng 0,5% trên doanh số phát hành.

6.2. Phí bảo quản, lưu giữ trái phiếu:

Phí bảo quản, lưu giữ hộ trái phiếu Chính phủ tại Kho bạc Nhà nước áp dụng theo quy định tại Thông tư số 80/1999/TT-BTC ngày 29/6/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và chứng chỉ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản.

6.3. Phí chuyển tiền thanh toán trái phiếu:

Chi phí chuyển tiền gốc, lãi trái phiếu vào tài khoản theo yêu cầu của chủ sở hữu trái phiếu do chủ sở hữu trả bằng mức phí thanh toán qua ngân hàng.

III- TRÁI PHIẾU ĐẦU TƯ

1. Phương thức phát hành trái phiếu đầu tư:

Trái phiếu đầu tư được phát hành theo phương thức đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung, bảo lãnh hoặc đại lý phát hành.

2. Hồ sơ phát hành trái phiếu đầu tư:

2.1. Trái phiếu đầu tư huy động vốn cho công trình:

Khi có nhu cầu huy động vốn để đầu tư cho các công trình, các Bộ ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập hồ sơ phát hành trái phiếu đầu tư gửi về Bộ Tài chính, gồm có:

- Văn bản đề nghị Bộ Tài chính phát hành trái phiếu đầu tư;

- Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền;

- Phương án phát hành trái phiếu đầu tư. Nội dung gồm có: Tên công trình; Tóm tắt hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình; Tổng số vốn đầu tư cho công trình, trong đó số vốn dự kiến huy động thông qua phát hành trái phiếu đầu tư; Hình thức huy động, mức vốn huy động (chia ra từng năm), thời hạn, lãi suất, thời gian huy động; Nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn.

- Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Xác nhận của Bộ Tài chính (đối với công trình Trung ương quản lý) hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với công trình thuộc địa phương quản lý) về việc bố trí nguồn trả nợ gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn trong kế hoạch ngân sách nhà nước;

Hồ sơ phát hành trái phiếu phải gửi cho Bộ Tài chính trước 60 ngày tính từ ngày dự kiến phát hành. Sau khi nhận đủ hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày, Bộ Tài chính kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án phát hành. Trường hợp thiếu hồ sơ hoặc hồ sơ lập sai quy định, Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn bổ sung hồ sơ hoặc nêu rõ lý do không được phát hành.

Trong vòng 5 ngày kể từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phát hành, Bộ Tài chính ra quyết định phát hành trái phiếu đầu tư huy động vốn cho công trình.

2.2. Trái phiếu đầu tư huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển:

a) Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển đã được Chính phủ phê duyệt, Quỹ hỗ trợ phát triển xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu đầu tư gửi Bộ Tài chính, bao gồm:

- Tổng mức vốn cần huy động trong năm;

- Khối lượng cần huy động từng quý, chi tiết theo loại kỳ hạn.

- Bản sao kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước đã được Chính phủ phê duyệt.

b) Từng đợt phát hành, Quỹ hỗ trợ phát triển lập phương án phát hành trái phiếu đầu tư gửi Bộ Tài chính trước ngày phát hành dự kiến ít nhất 45 ngày. Hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị Bộ Tài chính phát hành trái phiếu đầu tư huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển;

- Phương án phát hành trái phiếu đầu tư. Nội dung gồm có: Thời gian phát hành; Phương thức phát hành; Khối lượng phát hành; Thời hạn; Lãi suất; Phương án trả nợ khi đến hạn.

Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, Bộ Tài chính ra quyết định phát hành trái phiếu cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo đúng kế hoạch và phương án của Quỹ.

3. Phát hành, thanh toán, chuyển giao, chi phí liên quan đến trái phiếu đầu tư:

Việc phát hành, thanh toán, chuyển giao và các chi phí liên quan đến trái phiếu đầu tư được thực hiện theo quy định tại các văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung, bảo lãnh, đại lý phát hành.

IV- LẬP KẾ HOẠCH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN, BÁO CÁO VÀ QUYẾT TOÁN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

1. Lập kế hoạch phát hành trái phiếu:

1.1. Kế hoạch phát hành trái phiếu huy động vốn ngân sách nhà nước:

- Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch phát hành - thanh toán các loại trái phiếu Chính phủ năm để tổng hợp trong dự toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ, Quốc hội phê duyệt.

- Căn cứ vào chỉ tiêu huy động vốn để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt, Vụ Ngân sách Nhà nước phối hợp với Kho bạc Nhà nước xây dựng kế hoạch chi tiết việc phát hành các loại tín phiếu, trái phiếu kho bạc hàng quý theo loại kỳ hạn, phương thức phát hành, thông báo cho các đối tượng đầu tư để tham gia thị trường tín phiếu, trái phiếu kho bạc.

- Trong năm tài chính, nếu thu chi ngân sách nhà nước có những biến đổi lớn không dự kiến trước dẫn đến phải điều chỉnh kế hoạch huy động vốn năm, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

1.2 Kế hoạch phát hành trái phiếu đầu tư huy động vốn cho công trình:

Hàng năm, trước ngày 10 tháng 11, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu phát hành trái phiếu đầu tư, có trách nhiệm gửi kế hoạch năm về phát hành trái phiếu đầu tư cho Bộ Tài chính. Trong kế hoạch phát hành phải thuyết minh chi tiết về nhu cầu vốn phát hành, mục đích sử dụng vốn huy động, dự kiến thời gian phát hành trong năm kế hoạch.

1.3. Kế hoạch phát hành trái phiếu huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển.

Hàng năm, Quỹ hỗ trợ phát triển xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu đầu tư gửi cho Bộ Tài chính theo quy định tại tiết a điểm 2.2 mục 2 phần III Thông tư này.

2. Hạch toán kế toán:

Kho bạc Nhà nước Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện công tác kế toán các khoản thu, thanh toán tín phiếu, trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Pháp lệnh Kế toán thống kê và chế độ kế toán Kho bạc Nhà nước.

3. Chế độ báo cáo và quyết toán:

- Định kỳ hàng tháng, quý và sau khi kết thúc mỗi đợt phát hành trái phiếu, Kho bạc Nhà nước Trung ương lập báo cáo việc phát hành, thanh toán trái phiếu kho bạc với Bộ Tài chính. Nội dung báo cáo gồm có: số thu trái phiếu thực nộp ngân sách nhà nước, số tiền thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho chủ sở hữu, số tiền ngân sách nhà nước đã cấp, số tiền còn tạm ứng của Kho bạc Nhà nước.

- Kết thúc năm tài chính, Kho bạc Nhà nước Trung ương phải quyết toán với Bộ Tài chính tình hình sử dụng các khoản chi phí liên quan đến công tác phát hành trái phiếu kho bạc.

V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 28/01/2000 và thay thế Thông tư số 75/TC/KBNN ngày 14/9/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn Quy chế phát hành và thanh toán các loại trái phiếu Chính phủ.

2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thi hành Thông tư này.

3. Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này.

 

 

Vũ Văn Ninh

(Đã ký)

 

 

Kho bạc Nhà nước................

...............................................

Mã số:

SỔ MUA TRÁI PHIẾU

(Liên 1 - Lưu tại Kho bạc Nhà nước)

Kỳ hạn: ............năm; Lãi suất: .........%/năm

Ngày phát hành:...........................................

Ngày đến hạn thanh toán: ...........................

Người mua:........................................................................................

Số CMND/hộ chiếu ..........................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................

Số hiệu tài khoản: ................................ tại .......................................

Số tiền mua trái phiếu: .....................................................................

Bằng chữ: .........................................................................................

..........................................................................................................

Ngày.......tháng ......năm ......

Người mua

(Ký, họ tên)

Kế toán

(Ký, họ tên)

Thủ quỹ

(Ký, họ tên)

Giám đốc KBNN

(Ký, họ tên, đóng dấu)

THANH TOÁN TRÁI PHIẾU

Ngày

TT gốc

TT lãi

Kế toán (ký)

Thủ quỹ (ký)

Thanh toán bằng tiền mặt

Chuyển khoản (số chứng từ)

 

 

 

 

 

Họ tên người nhận

Số CMND

Chữ ký người nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHUYỂN GIAO TRÁI PHIẾU

Người được chuyển giao:...................................................................
Ngày ..... tháng ......năm...........
Người chuyển giao
(Ký, họ tên)

 

Kho bạc Nhà nước................

...............................................

Mã số:

SỔ MUA TRÁI PHIẾU

(Liên 2 - Giao cho người mua)

Kỳ hạn: ............năm; Lãi suất: .........%/năm

Ngày phát hành:...........................................

Ngày đến hạn thanh toán: ...........................

Người mua:........................................................................................

Số CMND/hộ chiếu ..........................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................

Số hiệu tài khoản: ................................ tại .......................................

Số tiền mua trái phiếu: .....................................................................

Bằng chữ: .........................................................................................

..........................................................................................................

Ngày.......tháng ......năm ......

Người mua

(Ký, họ tên)

Kế toán

(Ký, họ tên)

Thủ quỹ

(Ký, họ tên)

Giám đốc KBNN

(Ký, họ tên, đóng dấu)

THANH TOÁN TRÁI PHIẾU

Ngày

TT gốc

TT lãi

Kế toán (ký)

Thủ quỹ (ký)

Thanh toán bằng tiền mặt

Chuyển khoản (số chứng từ)

 

 

 

 

 

Họ tên
người nhận

Số CMND

Chữ ký
người nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHUYỂN GIAO TRÁI PHIẾU

Người được chuyển giao:...................................................................
Ngày ..... tháng ......năm...........
Người chuyển giao
(Ký, họ tên)

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 58/2000/TT-BTC

Hanoi, June 16, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF PROVISIONS OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 01/2000/ND-CP OF JANUARY 13, 2000 PROMULGATING THE REGULATION ON THE ISSUANCE OF GOVERNMENT BONDS

In furtherance of the Government’s Decree No.01/2000/ND-CP of January 13, 2000 promulgating the Regulation on the Issuance of Government Bonds, the Finance Ministry hereby guides a number of provisions on Government bonds and the issuance thereof through the State Treasury system as follows:

I. GENERAL PROVISIONS ON GOVERNMENT BONDS

1. Forms of the Government bonds:

1.1. The Government bonds shall be issued in form of certificates or book entries.

a/ A Government bond certificate has two parts: the detachable main part to be given to the organization or individual that buys the bond (bond buyer for short); and the counterfoil to be kept at the State Treasury. The forms of the bond certificate shall be determined by the Finance Ministry with the following main contents:

- The name of the issuing agency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The bond’s term and interest rate;

- The name of the organization or individual that owns the bond (for registered bonds);

- The dates of bond issuance and maturity;

- The signature of the general director of the State Treasury.

Basing itself on the already ratified Government bond-issuing plan, the central State Treasury shall have to organize the unified printing and management of bond certificates throughout the country.

b/ Book entry is a form of issuance without using the bond certificates. The State Treasury or the authorized units shall open books to monitor the bond purchase by each individual or organization.

The Government bonds issued through the State Treasury system in form of book entries shall apply to the buyers of bonds valued at 500,000,000 VND (five hundred million dong) or more or at the bond buyers’ request. A bond-purchase monitoring book shall be made in two copies according to the set form: the first copy to be kept at the bond-issuing State Treasury and the second copy to be given to the bond-buying individual or unit.

1.2. The Government bonds shall be issued in form of registered and bearer bonds.

a/ Registered bonds are those with the names of bond-owning organizations or individuals being inscribed on the bond certificates or the bond-purchase monitoring books.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Government bonds’ interest rates:

2.1. The Government bonds’ interest rates shall be announced by the Finance Ministry for each issuance series by one of the following modes:

- The fixed interest rate, which is applicable to the whole term of the bonds;

- The flexible interest rate, which depends on fluctuation of the capital market. The official interest rate shall be announced in advance for each time of issuance or at the time of payment of bond interests.

- The directed interest rate for organization of bidding for selection of the issuance interest rate: is the maximum interest rate at which the bid participating units may win the bidding. Depending on the market situation, the Finance Ministry may determine the directed interest rate for selection of the issuance interest rate or not.

2.2. Bases for determination of the Government bonds’ interest rates:

- The average market price index announced by the General Department of Statistics.

- The credit institutions’ interest rates for capital mobilization.

- The bonds’ terms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The market’s capital supply capacity in each period.

3. Modes of payment of the Government bonds’ principals and interests:

3.1. The bonds’ principals shall be paid in lump-sum upon their maturity.

3.2. The bonds’ interests shall be paid as follows:

- Lump-sum payment together with the bonds’ principals upon their maturity.

- Payment on the biannual and annual basis.

- Payment right at the time of issuance.

The Finance Ministry shall specify the mode of payment of the bonds’ principals and interests for each issuance series.

4. Invalid bonds:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.2. Bonds with letters or numerals thereon erased, crossed out or corrected;

4.3. The bonds are torn apart or deformed, failing to keep their original form or contents.

II. TREASURY BONDS ISSUED VIA THE STATE TREASURY SYSTEM

1. Issuance of bonds:

1.1. Organization of bond issuance

The Government bonds issued via the State Treasury system are the treasury bonds that have a term of 1 year or more.

The State treasuries shall directly organize the issuance of treasury bonds to the bond buyers under decision of the Finance Minister and guidance of the central State Treasury.

1.2. Form of the bond sale:

For each issuance series, the State Treasury shall sell bonds to different subjects in one of the two following forms:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This form shall apply in cases where the bonds are issued continuously in a year or for a long period without the pre-set time for issuance cessation.

Under this form, the bond buyers shall have to pay to the State Treasury a sum of money equal to the bond’s par value. The bond-issuing date shall be the day the State Treasury receives the bond buyer’s money or a bank credit note (for bond purchase by account transfer).

b/ Discount:

- The bonds are issued in series and the duration for each issuance series shall not exceed 2 months, with the pre-set issuing time and ending time.

- The bonds issued in a series shall bear the same issuing and the same maturity date.

- The bond’s selling price shall be the sum of money which shall be paid to the State Treasury by the bond buyer and determined by one of the two following methods:

+ Method 1: The date of issuance is determined as the first day of the bond issuance series. The formula for calculating the bond’s selling price is as follows:

G

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+

MG x Ls x n

365

In which:

G: is the bond’s selling price

MG: is the bond’s par-value

Ls: is the bond’s interest rate (%/year)

n: is the number of days counted from the date of issuance to the date of actual purchase.

+ Method 2: The date of issuance is determined as the last day of the bond issuing period. The formula for calculating the bond’s selling price is as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



=

MG

-

MG x Ls x n

365

In which:

G: is the bond’s selling price

MG: is the bond’s par-value

Ls: is the bond’s interest rate (%/year)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Finance Ministry shall specify the method of determining the bond’s selling price for each issuance series.

1.3. The State Treasury may sell bonds to buyers for cash or by account transfer. Overseas Vietnamese who want to buy bonds may buy them through their representative organizations or individuals in Vietnam.

2. Settlement of treasury bonds:

2.1. Organization of the bond settlement:

The State Treasury shall directly pay the bonds’ principals and interests to their owners upon maturity.

When it is time to pay the bonds’ principals or interests but the bond owners fail to appear for the settlement, such principals or interests shall be kept for refunding to the bond owners upon their demands, without incorporating the interests into the principals and without calculating interests for the post-maturity period.

2.2. Form of bond settlement:

When settling bonds, the bond owners may receive cash or request the State Treasury to transfer all the due bonds’ principals and interests into their respective accounts. The money transfer fee shall be deducted from the money amounts the bond owners will receive.

2.3. Authorized settlement of bonds:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Transfer of issuance and settlement capital:

3.1. All revenues from the issuance of treasury bonds shall be remitted to the central budget to meet the spending demands according to the State budget estimates already approved by the National Assembly.

3.2. Upon the bonds’ maturity, the State Budget Department shall carry out the procedures to transfer capital to the State Treasury for payment to the bond owners.

3.3. Where the bonds mature but the central budget has not arranged enough capital sources for the bond settlement, the State Budget Department shall carry out the procedures to advance the State Treasury’s stock capital for settlement according to the current prescribed regime.

4. Bond transfer:

4.1. Bearer bonds: shall be freely transferred without going through the procedures at the State Treasury where the bonds are issued.

4.2. The transfer of registered bonds must go through the procedures at the State Treasury where the bonds are issued.

a/ Case of bond repurchase and resale:

- The bond transferor (the seller) and the bond transferee (the buyer) shall have to come together to the State Treasury to fill in the procedures for transfer of the ownership right over the bonds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For bonds issued in form of book entries:

When coming to fill in the transfer procedures, the representatives of the transferor and transferee units shall have to bring along the authorization letters of the heads of their respective agencies. Where the transferor and transferee are individuals, they must bring along their identity cards. After checking details inscribed in the bond-buying book brought by the transferor, if ensuring that they tally with the book kept at the State Treasury, the State Treasury’s official shall request the transferor to sign for transfer certification on the bond-buying book; and carry out the procedures for granting a new bond-buying book to the transferee. The authorization letter and bond-buying book of the transferor shall be kept at the State Treasury.

b/ Case of gifts, donation:

The presentor or donor and the presentee or donee shall together go to the State Treasury to fill in the procedures for the transfer of the bond ownership right as in case of repurchase and resale.

Where due to some reasons, the bond presentor or donor cannot go to the State Treasury, the presentee or donee shall, when going to fill in the transfer procedures, have to bring along his/her identity card and written agreement on the gift presentation or donation (with signature of the presentor or donor). Where the identity card is not available, a written verification by the local administration where the presentee or donee registers his/her permanent residence, is required.

c/ Case of inheritance:

- A heir to bond(s) coming to fill in the transfer procedures shall have to bring with him/her the following papers:

+ The death certification and testament of the bond owner (in case of testamentary inheritance) or certification of the lawful inheritance right prescribed by law (in case of inheritance at law).

+ The identity card or certification by the local administration where the heir registers his/her residence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The identity card;

+ The decision of the competent agency or certification by the local administration regarding the guardian or lawful representative.

- The procedures for bond transfer in case of inheritance shall be effected as for cases of the bond repurchase and resale. The testament or certification of the lawful inheritance right shall be kept at the State Treasury together with the original dossier.

5. Bond certification for filling in the pledge procedures:

5.1. For bearer bonds: The State Treasury must not certify the bond owners in all circumstances.

5.2. For registered bonds: When a credit institution has a written request for certification of the legality and validity of the pledged bond, the head of the State Treasury (who must not authorize another person) shall sign for certification of the bond owner’s name and money amount to buy such bond after checking and comparing the details inscribed in the bond (or bond-buying book) and ensuring that they tally with the kept dossier.

6. Bond-related expenses:

6.1. Expenses for the bond issuance and settlement:

All expenses for the treasury bond issuance and settlement shall be covered by the central budget, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The expense for the bond issuance and settlement activities of the State Treasury system, which shall represent 0.5% of the issuance value.

6.2. Expenses for the bond preservation and keeping:

The expenses for the Government bond preservation and keeping at the State Treasury shall comply with the provisions of the Finance Ministry’s Circular No.80/1999/TT-BTC of June 29, 1999 guiding the management of a number of rare and precious properties as well as valuable certificates preserved and kept by the State Treasury.

6.3. Charge for transfer of bond settlement money:

The expense for the transfer of bonds’ principals and interests into the bond owners’ accounts at their requests shall be paid by the bond owners at the level set for via-bank payment.

III. INVESTMENT BONDS

1. Mode of issuing investment bonds:

Investment bonds shall be issued by the mode of bidding through the central securities trading market, guaranty or issuance agency.

2. Dossier for issuance of investment bonds:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When there are demands to mobilize capital for investment in projects, the ministries, branches or Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall compile and file the dossiers for issuance of investment bonds to the Finance Ministry. Such a dossier includes:

- A written proposal to the Finance Ministry for the issuance of investment bonds;

- The investment decision of the competent authority;

- The investment bond- issuing plan with such contents as the name of the project; the brief description of the project’s socio-economic efficiency; the total investment capital for the project, including the estimated amount of capital to be mobilized through the issuance of investment bonds; the form of mobilization and the amount of capital to be mobilized (divided for each year), the bonds term, interest rate and mobilization duration; sources of capital for the payment of the bond principals and interests upon maturity.

- The plan for investment in the project’s capital construction investment, which was approved by the competent authority;

- The certification by the Finance Ministry (for the centrally-run projects) or by the provincial/municipal People’s Committee (for the locally-run projects) of the arrangement of capital sources in the State budget plan for payment of the bond principals and interests upon maturity;

The bond-issuance dossier must be sent to the Finance Ministry 60 days before the projected date of issuance. After receiving the complete dossier, the Finance Ministry shall, within 15 days, verify its legality and validity and submit it to the Prime Minister for consideration and approval of the issuance plan. Where the dossier is incomplete or invalid, the Finance Ministry shall issue a document guiding the supplement thereto or clearly stating the reasons for non-issuance.

Within 5 days after the Prime Minister approves the issuance plan, the Finance Ministry shall make a decision on the issuance of investment bonds to mobilize capital for the project.

2.2. Investment bonds to mobilize capital for the Development Assistance Fund:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The total amount of capital to be mobilized in the year;

- The amount of capital to be mobilized every quarter, specified according to the bonds’ terms.

- The copy of the State’s investment credit plan already approved by the Government.

b/ For each issuance series, the Development Assistance Fund shall work out an investment bond-issuing plan and send it to the Finance Ministry at least 45 days before the projected date of issuance. A dossier thereon shall include:

- A written proposal to the Finance Ministry for the issuance of investment bonds to mobilize capital for the Development Assistance Fund;

- The plan on the issuance of investment bonds with the following contents: the issuance time, mode and volume; the bonds’ term, interest rate and the settlement of bonds upon maturity.

After examining the legality and validity of the dossier, the Finance Ministry shall make a decision on bond issuance for the Development Assistance Fund in strict compliance with the latter’s plan.

3. Investment bond issuance, settlement, transfer and related expenses:

The issuance, settlement, transfer of, and expenses related to investment bonds shall comply with the provisions of the Finance Ministry’s documents guiding the bidding for the Government bonds through the central securities trading market, guaranty and issuance agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Elaboration of the bond issuance plan:

1.1. The bond-issuing plan to mobilize capital for the State budget:

- The Finance Ministry shall elaborate the annual plan on the issuance and settlement of different types of the Government bonds for augmentation and incorporation into the State budget estimate to be submitted to the Government and the National Assembly for ratification.

- Based on the yearly norms of capital mobilization to offset the State budget deficit already approved by the National Assembly, the State Budget Department shall coordinate with the State Treasury to elaborate quarterly plans on the issuance of credit bills and treasury bonds according to the bonds’ terms and mode of issuance and notify the investors thereof so that they may participate in the credit bill and treasury bond market.

- In a fiscal year, if the State budget revenues and expenditures see big and unexpected changes, leading to the adjustment of the yearly capital mobilization plan, the Finance Ministry shall report such to the Prime Minister for decision.

1.2. Investment bond-issuance plan to mobilize capital for projects:

Annually, before the 10th of November, the ministries, branches and People’s Committees of the provinces and centrally-run cities that have the demand to issue investment bonds shall have to send the yearly investment bond -issuing plans to the Finance Ministry. Such a plan must clearly explain about the demand for capital, the mobilized capital use purposes as well as the projected time of issuance in the plan year.

1.3. Bond issuance plan to mobilize capital for the Development Assistance Fund:

Annually, the Development Assistance Fund shall work out an investment bond- issuance plan and send it to the Finance Ministry as provided for in Paragraph a, Point 2.2, Section 2, Part III of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The central State Treasury shall take responsibility for guiding the accounting of revenues and settlement of credit bills, treasury bonds and investment bonds according to the Law on State Budget, the Ordinance on Accounting and Statistics and the State Treasury’s accounting regime.

3. Reporting regime and final account settlement:

- Monthly, quarterly and at the end of each bond issuance period, the central State Treasury shall make a report on the treasury bond issuance and settlement and send it to the Finance Ministry. Such a report shall include the following contents: the proceeds from the bond sale actually remitted to the State budget, the money amount used for payment of bond principals and interests to bond owners, the money amount allocated by the State budget and the money amount advanced by the State Treasury.

- At the end of each fiscal year, the central State Treasury shall settle the final accounts with the Finance Ministry regarding the expenditures related to the treasury bond issuance work.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect as from January 28, 2000 and replaces the Finance Ministry’s Circular No.75-TC/KBNN of September 14, 1994, guiding the Regulation on the issuance and settlement of different types of the Government bonds.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to coordinate with the Finance Ministry in implementation of this Circular.

3. The general director of the State Treasury and the heads of the concerned units under the Finance Ministry shall have to guide and organize the implementation of this Circular.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Vu Van Ninh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 58/2000/TT-BTC ngày 16/06/2000 hướng dẫn Nghị định 01/2000/NĐ-CP ban hành Quy chế phát hành trái phiếu của Chính phủ do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.170

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.70.99
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!