Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 17/2002/TTLT-BTC-BTCCBCP Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Quang Trung, Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 08/02/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17/2002/TTLT-BTC-BTCCBCP

Hà Nội, ngày 08 tháng 2 năm 2002

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

SỐ 17/2002/TTLT-BTC-BTCCBCP NGÀY 8 THÁNG 02 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 192/2001/QĐ-TTG NGÀY 17/12/2001 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ "VỀ VIỆC MỞ RỘNG THÍ ĐIỂM KHOÁN BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNHĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC"

Căn cứ Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước".
Bộ Tài chính và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện như sau
:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1- Đối tượng áp dụng các quy định tại Thông tư này là những cơ quan hành chính các cấp từ trung ương đến địa phương và các tổ chức (sau đây gọi chung là các cơ quan) trực tiếp sử dụng ngân sách nhà nước, có đầy đủ các điều kiện được quy định tại điều 4 Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ, được các Bộ, ngành ở trung ương, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lựa chọn thực hiện khoán chi và được Bộ Tài chính đồng ý bằng văn bản (Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ).

Các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện Quyết định số 230/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ " Về việc thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với một số cơ quan thuộc Thành phố Hồ Chí Minh"cũng thuộc đối tượng thực hiện theo quy định của Thông tư này.

2- Đối tượng không áp dụng thông tư này bao gồm các đơn vị sự nghiệp, kể cả các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan thực hiện khoán chi.

3. Cơ quan thực hiện thí điểm khoán chi có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những nguyên tắc khoán chi qui định tại Điều 3 Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Trên cơ sở số biên chế được cấp có thẩm quyền giao khoán, cơ quan thực hiện thí điểm khoán được quyền quyết định sắp xếp lại tổ chức, biên chế nội bộ của mình. Riêng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27/3/2001 của Chính phủ "Về việc tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Uỷ ban nhân dân quận, huyên, thị xã, thành phố thuộc tỉnh".

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1 . Nội dung và mức khoán:

1.1- Các nội dung thực hiện khoán chi bao gồm:

1.Tiền lương

2. Tiền công

3. Phụ cấp lương

4. Tiền thưởng (Trừ khoản tiền thưởng được xác định theo chế độ, trong dự toán hàng năm của cơ quan dùng để thưởng phối hợp cho cá nhân và cơ quan bên ngoài)

5. Phúc lợi tập thể

6. Các khoản đóng góp (Gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn)

7. Các khoản thanh toán cho cá nhân

8. Chi thanh toán dịch vụ công cộng

9. Vật tư văn phòng

10. Thông tin, tuyên truyền, liên lạc

11. Hội nghị

12. Công tác phí

13. Chi phí thuê mướn

14. Chi sửa chữa thường xuyên tài sản cố định

15. Chi phí nghiệp vụ chuyên môn

16. Chi khác.

1.2- Mức khoán chi được xác định căn cứ vào:

1.2.1- Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ sử dụng kinh phí thường xuyên của ngân sách nhà nước theo quy định.

1.2.2- Tình hình thực tế sử dụng kinh phí của cơ quan trong 3 năm liền kề trước năm thực hiện khoán, có xem xét đến các yếu tố tăng giảm đột biến.

1.2.3- Biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, trên cơ sở rà soát lại chức năng, nhiệm vụ và vị trí công việc của cơ quan thực hiện thí điểm khoán, đảm bảo nguyên tắc không lớn hơn số biên chế được giao của năm trước năm nhận khoán chi. Biên chế được khoán được phân định rõ biên chế quản lý hành chính và biên chế sự nghiệp; Biên chế giao khoán gồm biên chế quản lý nhà nước và biên chế sự nghiệp phục vụ cho công tác quản lý hành chính của đơn vị nhận thí điểm khoán; không gồm biên chế của các đơn vị sự nghiệp (có tư cách pháp nhân, có tài khoản) trực thuộc đơn vị thực hiện thí điểm khoán chi.

1.3- Mức khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính được ổn định trong 3 năm và được xem xét điều chỉnh trong các trường hợp sau:

1.3.1- Nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, phụ cấp lương.

1.3.2- Có sự thay đổi ở mức tối thiểu là 20% đối với các định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện là cơ sở cho việc lập dự toán và phân bổ kinh phí đối với các khoản chi thực hiện khoán.

1.3.3- Được cơ quan có thẩm quyền bổ sung thêm nhiệm vụ.

1.3.4- Nhà nước có chính sách tăng chi cho các lĩnh vực đang thực hiện khoán.

1.3.5- Sáp nhập, chia tách cơ quan đang thực hiện khoán theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Các nội dung không thực hiện khoán chi bao gồm:

2.1- Chi sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở, nhà công vụ, trang thiết bị, phương tiện làm việc.

2.2- Chi mua sắm tài sản cố định ( Gồm cả hữu hình và vô hình)

2.3- Chi đoàn ra, đoàn vào.

2.4- Chi đào tạo cán bộ, công chức.

3. Lập dự toán:

Các cơ quan thực hiện khoán chi lập dự toán năm căn cứ theo qui định tại Thông tư số 103/1998/TT- BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán NSNN và các văn bản hướng dẫn khác của Nhà nước. Việc lập dự toán cần chi tiết thành hai nội dung:

3.1- Dự toán đối với các nội dung khoán chi:

3.1.1- Dự toán đối với các nội dung khoán chi, cơ quan chỉ lập cho năm đầu tiên khi nhận khoán và khi có sự điều chỉnh về mức khoán. Dự toán được xây dựng dựa trên những căn cứ sau:

3.1.1.1 Chỉ tiêu biên chế đưược cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao:

- Ở trung ương là Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc tổ chức được uỷ quyền;

- Ở địa phương là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ban Tổ chức chính quyền được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương uỷ quyền.

3.1.1.2- Tổng quỹ tiền lưương xác định trên cơ sở số biên chế đưược cơ quan có thẩm quyền giao khoán, hệ số tiền lương theo chức vụ bầu cử, hệ số tiền lương theo ngạch, bậc lương, phụ cấp (nếu có) của cán bộ, công chức theo quy định tại Nghị quyết số 35 NQ/UBTVQHK9 ngày 17/5/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội và Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ và các chế độ liên quan đến chính sách tiền lưương hiện hành của Nhà nước.

3.1.1.3- Các quy định nêu tại điểm 1.2.1 và 1.2.2 - Mục II của Thông tư này.

3.1.2- Trên cơ sở dự toán năm được duyệt, hàng quí các cơ quan lập dự toán quý gửi Kho bạc nhà nước làm căn cứ cho việc quản lý và cấp phát.

3.2- Dự toán đối với các khoản không thực hiện khoán chi: Cơ quan lập dự toán năm, quí theo qui định hiện hành.

3.3- Dự toán đối với trường hợp thay đổi mức khoán: Đối với các trường hợp phải thay đổi mức khoán theo quy định tại điểm 1.3, Mục II nêu trên, cơ quan lập dự toán giải trình chi tiết các yếu tố tăng, giảm chi đối với các nội dung chi đã được khoán, gửi cơ quan có thẩm quyền để xem xét điều chỉnh.

4. Phân bổ dự toán:

Hàng năm các đơn vị dự toán cấp trên tổ chức phân bổ và giao dự toán cho các cơ quan trực thuộc là cơ quan thực hiện khoán chi, đồng thời gửi hồ sơ phân bổ đến cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước đồng cấp để làm căn cứ quản lý và cấp phát kinh phí. Nội dung được chi tiết như sau:

- Đối với kinh phí được giao khoán: phân bổ vào mục 134 và chi tiết theo nội dung chi phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan.

- Đối với kinh phí không giao khoán: phân bổ vào các mục chi của mục lục ngân sách nhà nước phù hợp với mục đích sử dụng.

Đối với các đơn vị dự toán cấp trên là đầu mối nhận khoán có nhiều đơn vị dự toán trực thuộc thì khi phân bổ kinh phí cho các cơ quan trực thuộc có thể giữ lại một phần kinh phí chưa phân bổ, tối đa không quá 3% tổng kinh phí nhận khoán. Số kinh phí này sẽ được phân bổ và giao tiếp cho các cơ quan trực thuộc chậm nhất trong quý 4 hàng năm.

5. Cấp phát và thanh toán kinh phí:

5.1- Căn cứ vào dự toán kinh phí của cơ quan thực hiện khoán chi được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan Tài chính tiến hành cấp phát kinh phí qua Kho bạc Nhà nước để đơn vị thực hiện. Kinh phí cấp phát theo hình thức hạn mức kinh phí:

5.1.1- Đối với kinh phí giao khoán chi, cấp vào mục chi khác (Mục 134).

5.1.2- Đối với kinh phí không thực hiện khoán chi, cấp vào các mục chi của mục lục ngân sách nhà nước theo nội dung sử dụng và dự toán được giao.

5.2- Đối với kinh phí khoán chi, Kho bạc Nhà nước thực hiện trích, chuyển kinh phí theo đề nghị chi của chủ tài khoản. Chủ tài khoản chịu trách nhiệm về quyết định chi tiêu của cơ quan mình theo hướng dẫn tại Thông tư này.

5.3- Đối với kinh phí không khoán chi, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán kinh phí của cơ quan, thực hiện thanh toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.

5.4- Đối với những khoản mua sắm, sửa chữa lớn cơ quan phải thực hiện đấu thầu theo quy định hiện hành.

6. Kế toán và quyết toán kinh phí:

Các cơ quan thực hiện khoán chi thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo quy định tại Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; thực hiện quyết toán kinh phí theo quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 và Thông tư số 21/2000/TT-BTC ngày 16/3/2000 của Bộ Tài chính.

Đối với kinh phí khoán chi, cơ quan quyết toán kinh phí theo đúng các mục chi của Mục lục ngân sách Nhà nước kèm theo bản thuyết minh quyết toán năm gồm cả việc phân tích tình hình, nội dung sử dụng kinh phí tiết kiệm được trong năm.

Đối với kinh phí không khoán chi, kết thúc năm ngân sách nếu không sử dụng hết phải hoàn trả ngân sách nhà nước.

7. Quy định về sử dụng kinh phí tiết kiệm:

Căn cứ vào mức khoán chi, cơ quan thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp các khoản chi hợp lý để tiết kiệm kinh phí. Số kinh phí tiết kiệm được sử dụng như sau:

7.1- Đối với số kinh phí tiết kiệm được từ quỹ lương do thực hiện tinh giản biên chế được sử dụng toàn bộ cho mục đích tăng thu nhập của cán bộ, công chức trong cơ quan.

7.2- Đối với số kinh phí tiết kiệm được từ các khoản chi hành chính, chi nghiệp vụ và chi khác được sử dụng cho các mục đích:

7.2.1- Chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức trong cơ quan: Cơ quan được sử dụng kinh phí từ nguồn này và từ nguồn quy định tại điểm 7.1 nêu trên để tính quỹ tiền lương, tiền công theo hệ số điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu không quá 2,5 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.

- Trong phạm vi tổng quỹ tiền lương, tiền công được xác định theo quy định tại điểm 7.2.2 dưới đây, sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn và được công khai trong cơ quan, Thủ trưởng cơ quan quyết định việc chi trả thu nhập cho cán bộ, công chức theo nguyên tắc chất lượng và hiệu quả công việc, người nào, bộ phận nào có thành tích, có đóng góp để tiết kiệm chi, tăng thu (nếu có), có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập cao hơn.

- Thủ trưởng cơ quan quyết định chọn các hình thức trả lương theo thời gian, theo vị trí công việc nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong thời gian ít nhất 3 tháng và phải thông báo cho cán bộ, công chức biết.

- Để bảo đảm tiền lương trả cho cán bộ, công chức không vượt tổng quỹ lương thực tế được hưởng sau quyết toán hoặc tránh tình trạng dồn chi tiền lương vào các tháng cuối năm, cơ quan nhận thí điểm khoán thực hiện việc trả lương cho cán bộ, công chức như sau:

+ Hai tháng đầu của quý: lương cố định (lương theo ngạch, bậc hiện hưởng theo Nghị quyết số 35 NQ/UBTVQHK9 ngày 17/5/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội, Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ) chi định kỳ hàng tháng theo qui định hiện hành.

+ Tháng cuối quý: căn cứ kết quả thực hiện thí điểm khoán, cơ quan nhận thí điểm khoán quyết định mức lương tối thiểu theo hướng dẫn trên để trả cho cán bộ, công chức.

- Trường hợp nếu có điều kiện xác định được kết quả kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm theo tháng thì có thể qui định mức lương tối thiểu tháng để trả cho cán bộ, công chức ngay từ tháng đầu quý.

7.2.2- Quỹ tiền lương, tiền công năm (gọi chung là quỹ tiền lương) của đơn vị được xác định để làm căn cứ tính toán trả lương cho người lao động theo kết quả công việc như sau:

QTL = Lmin x ( 1+ K1) x (K2 + K3) x L x 12 tháng.

Trong đó:

QTL: Là quỹ tiền lương, tiền công năm của đơn vị được xác định.

Lmin: Mức lương tối thiểu chung (đồng/người/tháng) hiện hành do Nhà nước quy định.

K1: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu của đơn vị được xác định theo kết quả công việc. (Tối đa không quá 1,5 lần)

K2: Hệ số lương cấp bậc bình quân của đơn vị

K3: Hệ số phụ cấp lương bình quân của đơn vị.

L: Số biên chế và lao động hợp đồng dài hạn.

7.2.3- Việc trả lương cho từng người được tính theo công thức sau:

LCN = LTTĐC x (k1 + k2)

Trong đó:

LCN : Tiền lương trả cho cá nhân

LTTĐC : Mức lương tối thiểu do cơ quan thí điểm khoán áp dụng hệ số điều chỉnh theo nguyên tắc tại điểm 7.2.1 Mục II.

k1: Hệ số mức lương hiện hưởng

k2: Hệ số phụ cấp (nếu có) gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp tái cử, phụ cấp bảo lưu, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm.

7. 2.4- Việc đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức trong cơ quan thí điểm khoán thực hiện theo quy định hiện hành.

7.2.5- Khoản chênh lệch thu nhập thực tế so với tiền lương cấp bậc chức vụ theo Nghị quyết số 35 NQ/UBTVQHK9 ngày 17/5/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội hoặc theo Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ của từng người được hạch toán vào mục 108 trong mục lục ngân sách nhà nước .

7.2.6- Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, công chức của cơ quan. Chi khen thưởng hạch toán vào mục 104, chi phúc lợi hạch toán vào mục 105 trong mục lục ngân sách nhà nước.

7.2.7- Chi cho việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc của cơ quan bao gồm cả tăng chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, chi cho công tác đào tạo cán bộ, công chức cơ quan. Các khoản chi này được hạch toán vào các mục tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước.

7.2.8- Trợ cấp thêm ngoài những chính sách chung cho những người tự nguyện về nghỉ việc trong quá trình tổ chức, sắp xếp lại lao động, được hạch toán vào mục 105 trong mục lục ngân sách nhà nước.

7.2.9- Đối với các cơ quan có khả năng tiết kiệm kinh phí nhưng không ổn định, có thể lập quĩ dự phòng của cơ quan để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức.

- Mức trích cụ thể cho các nội dung chi quy định trên do Thủ trưởng cơ quan quyết định sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn cơ quan.

- Kinh phí tiết kiệm được chi không hết trong năm, được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Căn cứ các quy định tại Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định tại Thông tư này, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện, kiểm tra và giải quyết các phát sinh vướng mắc thuộc thẩm quyền đối với các đơn vị trực thuộc thực hiện thí điểm khoán.

2- Căn cứ các quy định tại Thông tư này, các cơ quan hành chính được lựa chọn thực hiện khoán chi, xây dựng đề án khoán chi của cơ quan mình theo Đề án mẫu kèm Thông tư này, gửi Bộ, ngành chủ quản (đối với các cơ quan thuộc trung ương quản lý), Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với các cơ quan thuộc địa phương quản lý) phê duyệt.

- Các Đề án khoán chi sau khi được phê duyệt, cơ quan phê duyệt đề án gửi về Bộ Tài chính, Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ (đối với các cơ quan thuộc trung ương quản lý), Ban Tổ chức Chính quyền, Sở Tài chính-Vật giá (đối với các cơ quan thuộc địa phương quản lý) để theo dõi, giám sát việc thực hiện.

- Các đơn vị khoán chi thực hiện chế độ báo cáo kế toán và chịu sự kiểm tra giám sát tài chính của cơ quan Tài chính các cấp theo chế độ tài chính hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự giám sát việc thực hiện các chế độ , chính sách đối với cán bộ, công chức của Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ và Ban Tổ chức chính quyền địa phương.

- Đối với các bộ phận chuyên trách công tác Đảng, đoàn thể trong các cơ quan thực hiện khoán chi thì cũng được áp dụng cơ chế khoán chi trên cơ sở số biên chế và kinh phí được cơ quan cấp trên trực tiếp duyệt và chuyển về cơ quan.

3- Căn cứ nội dung hướng dẫn tại Thông tư này và Đề án thực hiện thí điểm khoán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan thực hiện thí điểm khoán xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế trả lương để Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan quyết định.

4- Trong thời gian thực hiện khoán chi, định kỳ hàng năm các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc sơ kết, đánh giá việc thực hiện khoán chi ở các đơn vị thuộc Bộ, ngành, địa phương mình và gửi báo cáo về Bộ Tài chính, BanTổ chức- Cán bộ Chính phủ chậm nhất trước ngày 31/12 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

IV/ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 33/2000/TT-BTC ngày 27/4/2000 của Bộ Tài chính và Thông tư số 30/2000/TT-BTCCBCP ngày 17/4/2000 của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Tài chính và Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ để kịp thời giải quyết.

(Mẫu áp dụng đối với các cơ quan đăng ký khoán BC+KPQLHC kèm thông tư số 17/2002/TTLT-BTC-BTCCBCP ngày 8/2/2002)

Bộ, UBND. .. .. .. .. .. .

Cơ quan.. .. .. .. ..

Số: .. .. .. .. .. .. ..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..............., ngày ... tháng .. .. năm 200..

V/v Phê duyệt Đề án khoán

biên chế và KPQL hành chính

Kính gửi: Bộ (Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Thành phố).....................

- Căn cứ Quyết định số 192 /2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước".

- Căn cứ Thông tư Liên tịch số 17/2002/TTLT-BTC-BTCCBCP ngày 8 tháng 02 năm 2002 của Bộ Tài chính và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ " Về việc mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước".

(Cơ quan)........................................ xây dựng Đề án khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính của cơ quan (kèm theo)

Đề nghị:.......................................... phê duyệt, để cơ quan tổ chức thực hiện.

Nơi nhận: Thủ trưởng cơ quan

- Như trên (Ký tên và đóng dấu)

-..............

- Lưu:

 

Bộ, UBND. .. .. .. .. .. .

Cơ quan.. .. .. .. ..

Số: .. .. .. .. .. .. ..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..............., ngày... tháng.... năm 200...

ĐỀ ÁN ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN KHOÁN BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

(Gửi kèm công văn số .. .. /.. .. .. ngày.. .. tháng... năm...)

-----------

I/ Đặc điểm tổ chức hoạt động và tình hình tài chính của cơ quan:

1/ Chức năng, nhiệm vụ:

Căn cứ vào văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Nghị định, Quyết định) nêu rõ những chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.

2/ Cơ cấu tổ chức, biên chế của cơ quan:

- Cơ cấu tổ chức: Nêu rõ tổ chức bộ máy hiện tại, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận của cơ quan.

- Biên chế: Nêu cụ thể số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao của 3 năm liền kề năm đề nghị thực hiện thí điểm khoán theo bảng dưới đây:

(Kèm theo bản sao các quyết định của cơ quan có thẩm quyền)

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu

Năm. ..

Năm . . .

Năm. . .

1- Biên chế được giao:

 

 

 

2- Số biên chế có mặt đến 31/12:

 

 

 

3- Hợp đồng dài hạn ( nếu có):

 

 

 

Tổng cộng (2+3) :

 

 

 

Trường hợp cần thiết, đề nghị giải thích rõ thêm về tình hình biên chế, lao động của cơ quan:

+ Nhu cầu biên chế, lao động của cơ quan;

+ Số hợp đồng dài hạn ( nếu có) hiện đơn vị đang sử dụng đối với loại công việc gì, có cần đưa vào biên chế không?

+ Số cán bộ, công chức trong biên chế nhưng đã thông báo nghỉ chế độ chờ hưu.

+........

3/ Về tình hình tài chính của cơ quan trong 3 năm liền kề:

3.1 - Tổng số kinh phí đơn vị đã sử dụng hàng năm:

Trong đó:

- Số kinh phí được NSNN cấp:

- Số kinh phí từ các nguồn khác (nếu có):

3.2 -Tình hình chi tiêu của cơ quan:

( Theo mẫu biểu kèm theo phụ lục số 1)

Lưu ý:

- Cần phân tích rõ tình hình chi của từng năm, đối với các khoản chi đột xuất cần thuyết minh cụ thể chi tiết (Ví dụ: Do bổ sung thêm nhiệm vụ mới, mua sắm ôtô, các khoản chi được tăng lên so năm trước và được ổn định trong những năm tiếp theo...)

- Số kinh phí QLHC của đơn vị đã sử dụng của 3 năm liền kề năm đề nghị thực hiện khoán chi theo mẫu biểu ở phụ lục số 1 là số liệu quyết toán chi của cơ quan. Đối với năm thứ 3, trường hợp chưa có số liệu quyết toán thì sử dụng số liệu dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao (Có bản sao kèm theo)

4/ Tình hình thu nhập thực tế của cán bộ, công chức cơ quan:

Đơn vị: đồng/người

Chỉ tiêu

Năm...

Năm ...

Năm...

Thu nhập bình quân:

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

- Lương bình quân:

 

 

 

- Các khoản khác:

 

 

 

 

 

 

 

- Số liệu trên chỉ tập hợp đối tượng trong diện chỉ tiêu biên chế (kể cả số hợp đồng dài hạn hưởng quyền lợi như số biên chế)

- Cần phân tích rõ: Hệ số lương bình quân, phụ cấp bình quân; Chi tiết các khoản thu nhập khác (nếu có). Đối với các khoản thu nhập khác nếu có chế độ quy định, đề nghị đơn vị gửi kèm bản sao.

II/ Phương án đề xuất khoán chi:

1/ Mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc, điều kiện để đơn vị thực hiện đăng ký khoán chi:

Căn cứ các điều 2, điều 3, điều 4 Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch hướng dẫn của Bộ Tài chính - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, cơ quan cần nêu rõ các mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc, điều kiện thực hiện Phương án khoán chi của cơ quan.

2/ Phương án cụ thể:

2.1- Phương án về sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và lao động trong cơ quan.

- Nêu phương án và các giải pháp cụ thể sẽ thực hiện ( Ví dụ: Sẽ ban hành các quy chế quản lý nội bộ, giải quyết số lao động dôi dư khi tiến hành thực hiện khoán chi...) để đạt được mục tiêu quy định đối với đơn vị thực hiện khoán chi theo Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Đề xuất cụ thể số biên chế khoán. Trong đó cần nêu rõ số biên chế quản lý hành chính nhà nước ? Biên chế sự nghiệp phục vụ cho công tác quản lý hành chính của đơn vị?

2.2- Phương án về tài chính:

a/ Căn cứ điều 5 Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan xây dựng phương án theo nội dung khoán, nội dung không khoán.

Trong đó giải trình cách tính và nêu rõ các Phương án cụ thể để thực hiện Đề án và đề xuất mức khoán chi.

- Nội dung khoán, gồm:

+ Tiền lương

+ Tiền công

+ Phụ cấp lương

+ Tiền thưởng (Trừ khoản tiền thưởng được xác định theo chế độ, trong dự toán hàng năm của cơ quan dùng để thưởng phối hợp cho cá nhân và cơ quan bên ngoài)

+ Phúc lợi tập thể

+ Các khoản đóng góp (Gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm ytế, Kinh phí công đoàn)

+ Các khoản thanh toán cho cá nhân

+ Chi thanh toán dịch vụ công cộng

+ Vật tư văn phòng

+ Thông tin, tuyên truyền, liên lạc

+ Hội nghị

+ Công tác phí

+ Chi phí thuê mướn

+ Chi sửa chữa thường xuyên tài sản cố định

+ Chi phí nghiệp vụ chuyên môn

+ Chi khác.

- Nội dung không khoán gồm:

+Chi sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở, nhà công vụ, trang thiết bị, phương tiện làm việc.

+ Chi mua sắm tài sản cố định ( Kể cả hữu hình và vô hình)

+ Chi đoàn ra, đoàn vào.

+ Chi đào tạo cán bộ, công chức.

b/ Thời gian ổn định mức khoán là 3 năm, ghi rõ bắt đầu kể từ năm nào.

c/ Mức kinh phí đề nghị:

Tổng số:

+ Chi từ ngân sách Nhà nước:

+ Từ nguồn khác: (Nếu có- Cần giải trình rõ các khoản được để lại chi theo quy định của Nhà nước)

(Chi tiết số liệu - Phụ lục số 2 kèm theo)

d/ Các giải pháp đề xuất về quản lý tài chính, quản lý lao động và công việc để thực hiện phương án như:

+ Xây dựng các quy chế chi tiêu cụ thể nội bộ, nhất là quy chế về phân phối thu nhập trong cơ quan: nêu rõ hình thức thanh toán trả thu nhập cho cán bộ, công chức, khoán đối với từng công việc, bộ phận ?...

+ Xây dựng quy chế sử dụng kinh phí tiết kiệm được.

+ Thực hiện quy chế công khai, giám sát tài chính nội bộ.

+ Quy định mức trích lập quỹ dự phòng ( nếu có)

Giải thích rõ hiệu quả khi thực hiện phương án khoán chi của cơ quan.

e/ Các kiến nghị của cơ quan ( nếu có)

f/ Phương án tiết kiệm và dự kiến phân bổ kinh phí, tăng thu nhập cho người lao động trong đơn vị:

- Dự kiến mức tăng thu nhập cho cán bộ, công chức khi thực hiện phương án khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính (So sánh mức dự kiến và thu nhập thực tế trước khi thực hiện khoán chi), trong đó:

+ Từ nguồn tiết kiệm quỹ lương, phụ cấp.

+ Từ nguồn tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính...

- Dự kiến trích cho các nội dung chi khác

Thủ trưởng cơ quan

(Ký tên và đóng dấu)

Ý kiến của cơ quan cấp trên trực tiếp

(Ký tên và đóng dấu)

Phụ lục số 1:

TỔNG SỐ KINH PHÍ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐÃ SỬ DỤNG CỦA CƠ QUAN PHÂN THEO NHÓM CHI

Nhóm chi

Năm...

Năm...

Năm...

 

Tiền

1.000 đ

Tỷ lệ %

Tiền

1.000 đ

Tỷ lệ %

Tiền

1.000đ

Tỷ lệ %

I/ Nội dung khoán chi:

 

 

 

 

 

 

1/ Chi cho con người

 

 

 

 

 

 

- Tiền lương

 

 

 

 

 

 

- Tiền công

 

 

 

 

 

 

- Phụ cấp lương

 

 

 

 

 

 

- Tiền thưởng (1)

 

 

 

 

 

 

- Phúc lợi tập thể

 

 

 

 

 

 

- Các khoản đóng góp (2)

 

 

 

 

 

 

- Các khoản thanh toán cho cá nhân

 

 

 

 

 

 

2/ Chi cho bộ máy

 

 

 

 

 

 

- Chi thanh toán dịch vụ công cộng

 

 

 

 

 

 

- Vật tư văn phòng

 

 

 

 

 

 

- Thông tin, tuyên truyền, liên lạc

 

 

 

 

 

 

- Hội nghị

 

 

 

 

 

 

- Công tác phí

 

 

 

 

 

 

- Chi phí thuê mướn

 

 

 

 

 

 

3/ Chi nghiệp vụ

 

 

 

 

 

 

4/ Chi sửa chữa, khác

 

 

 

 

 

 

- Chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ

 

 

 

 

 

 

- Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II/ Nội dung không khoán chi:

 

 

 

 

 

 

1/ Chi sửa chữa lớn (3)

 

 

 

 

 

 

2/ Chi mua sắm TSCĐ (4)

 

 

 

 

 

 

3/ Chi đào tạo cán bộ, công chức (5)

 

 

 

 

 

 

4/ Chi đoàn ra, đoàn vào (6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

I/ Nội dung khoán chi:

(1) Tiền thưởng: Trừ khoản tiền thưởng được xác định theo chế độ, trong dự toán hàng năm của cơ quan dùng để thưởng phối hợp cho cá nhân và cơ quan bên ngoài.

(2) Các khoản đóng góp: gồm Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm ytế, Kinh phí công đoàn.

II/ Nội dung không khoán chi:

(3) Chi sửa chữa lớn: Bao gồm sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở, nhà công vụ, trang thiết bị, phương tiện làm việc.

(4) Chi mua sắm tài sản cố định: Bao gồm mua sắm tài sản cố định hữu hình và vô hình.

Trong trường hợp nếu sử dụng bằng nhiều nguồn thì cần phân tích rõ:

- Từ nguồn XDCB được thông báo hàng năm.

- Từ nguồn KP hành chính và các nguồn khác.

(5) Chi đào tạo cán bộ, công chức: Chỉ tổng hợp phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

(6) Chi đoàn ra, đoàn vào: Kinh phí được bố trí cho nhiệm vụ chi đoàn ra, đoàn vào (nếu có)

Ngày .. ..tháng .. .. năm.. ..

Thủ trưởng cơ quan

(Ký tên và đóng dấu)

 

 

Phụ lục số 2:

MỨC KINH PHÍ ĐỀ NGHỊ

Chỉ tiêu

Số tiền

(1.000 đồng)

Tỷ lệ(%)

Ghi chú

Tổng số:

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

- Ngân sách Nhà nước cấp

 

 

 

- Nguồn khác (nếu có)

 

 

 

Chia ra:

 

 

 

1/ Chi cho con người:

 

 

 

2/ Chi cho bộ máy:

 

 

 

3/ Chi nghiệp vụ:

 

 

 

4/ Chi sửa chữa, khác:

 

 

 

Ngày .. ..tháng .. ..năm.. ..

Thủ trưởng cơ quan

(Ký tên, đóng dấu)

Đỗ Quang Trung

(Đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
THE GOVERNMENT COMMISSION FOR ORGANIZATION AND PERSONNEL
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 17/2002/TTLT/BTC-BTCCBCP

Hanoi, February 08, 2002

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTER'S DECISION No. 192/2001/QD-TTg OF DECEMBER 17, 2001 ON EXPANDING THE EXPERIMENTAL ASSIGNMENT OF PACKAGE PAYROLLS AND ADMINISTRATIVE MANAGEMENT FUNDINGS TO STATE ADMINISTRATIVE AGENCIES

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 192/2001/QD-TTg of December 17, 2001 on expanding the experimental assignment of package payrolls and administrative management fundings to State administrative agencies;
The Ministry of Finance and the Government Commission for Organization and Personnel hereby guide the implementation as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Subjects of application of the provisions in this Circular are administrative agencies at the central and local levels and organizations (hereinafter collectively referred to as agencies) which directly use the State budget, meet all conditions specified in Article 4 of the Prime Minister’s Decision No. 192/2001/QD-TTg of December 17, 2001, are selected by the ministries and branches at the central level and by the provincial/municipal People’s Committees for experimenting package expenditures, which is approved in writing by the Ministry of Finance (after consulting with the Government Commission for Organization and Personnel).

The State management bodies of Ho Chi Minh City, which are implementing the Prime Minister’s Decision No. 230/1999/QD-TTg of December 17, 1999 on the experimental assignment of package payrolls and administrative management fundings to some agencies of Ho Chi Minh City, shall also have to implement this Circular.

2. Not subject to application of this Circular are non-business units, including non-business units attached to the agencies which experiment package expenditures.

3. The agencies experimenting package expenditures shall have to abide by all the package expenditure principles put forth in Article 3 of the Prime Minister’s Decision No. 192/2001/QD-TTg of December 17, 2001.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. SPECIFIC PROVISIONS

1. Package contents and levels:

1.1. Subject to package expenditures are:

1. Salaries;

2. Wages;

3. Salary allowance;

4. Cash bonuses (excluding cash bonuses determined according to the prescribed regime and included in the agencies’ annual cost estimates, used as rewards for outside individuals and agencies for their coordination);

5. Collective welfare;

6. Contributions (including social insurance, health insurance, trade union funding);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Expenses paid for public services;

9. Office supplies;

10. Communication, propagation, liaison;

11. Meetings;

12. Working trip allowances;

13. Expenses for hiring;

14. Expenses for regular repair of fixed assets;

15. Expenses for professional operations;

16. Other expenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2.1. The system of norms, criteria and regimes for regular use of the funding from the State budget as prescribed.

1.2.2. The actual situation of the use of funding by the agency in three consecutive years preceding the year of implementation of package expenditures, taking into account factors causing the unexpected increase or decrease therein.

1.2.3. Payrolls shall be assigned by competent State bodies on the basis of reviewing the functions, tasks and working positions of the agencies experimenting package expenditures, ensuring the principle that they must not be higher than the assigned payrolls of the year preceding the year of implementation of package expenditures. Payrolls eligible for package assignment shall be clearly divided into administrative management payroll and non-business payroll. The assigned package payroll consists of State management payroll and non-business payroll in service of the administrative management work of the units accepting to experiment package expenditures, but excludes the payrolls of non-business units (having legal person status and own accounts) attached to the units experimenting the package expenditures.

1.3. Levels of package payrolls and administrative management fundings shall be kept stable for 3 years and may be considered for adjustment in the following cases:

1.3.1. The State changes the salary and/or salary allowance policies.

1.3.2. There appears a change of at least 20% in the norms, criteria and regimes, which are being used as basis for making expenditure estimates and allocating fundings with regard to the assigned package expenditures.

1.3.3. More tasks are assigned by competent agencies.

1.3.4. The State adopts policies to increase expenditures in the domains where package expenditures are being implemented.

1.3.5. The agencies which are implementing package expenditures are merged or separated by decisions of competent agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. Expenses for overhauls, renovation, upgrading and construction of office buildings and public buildings, working equipment and facilities.

2.2. Expenses for procurement of fixed assets (both tangible and intangible).

2.3. Expenses for inbound and outbound delegations.

2.4. Expenses for training of officials and public employees.

3. Making of expenditure estimates:

The agencies implementing package expenditures shall make annual expenditure estimates in accordance with the provisions in Circular No. 103/1998/TT-BTC of July 18, 1998 of the Ministry of Finance, which guides the responsibility assignment, elaboration, execution and settlement of the State budget, and other guiding documents of the State. The expenditure estimation should specify two contents:

3.1. Estimates of package expenditures:

3.1.1. The units shall make the estimates of package expenditures for only the first year of accepting package expenditures and when the package level is adjusted. Such an estimate shall be elaborated on the following bases:

3.1.1.1. The payroll quotas assigned by competent State management bodies, which are:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The provincial/municipal People’s Committees or the administration’s Boards for Organization, which are authorized by the former, for the local level.

3.1.1.2. The total salary funds determined on the basis of the payroll quotas assigned by the competent agencies, the salary coefficients according to elected posts, salary coefficients according to salary scales and grades, and allowances (if any) of officials and public employees according to Resolution No. 35/NQ-UBTVQHK9 of May 17, 1993 of the National Assembly Standing Committee and Decree No. 25/CP of May 23, 1993 of the Government as well as the State’s regimes related to the current salary policies.

3.1.1.3. The provisions at Points 1.2.1 and 1.2.2, Section II of this Circular.

3.1.2. On the basis of the approved annual expenditure estimates, the agencies shall make quarterly expenditure estimates and send them to the State treasuries, serving as basis for management and allocation.

3.2. Estimate of non-package expenditures: The agencies shall make annual and quarterly expenditure estimates according to current regulations.

3.3. Expenditure estimates in cases of change in package level: For cases where the package level must be changed according to the provisions at Point 1.3, Section II above, the expenditure estimate-making agencies must give detailed written explanations about the factors that have caused any increase or decrease in the package expenditures and send them to the competent agencies for consideration and adjustment.

4. Allocation of expenditure estimates

Annually, the higher-level expenditure estimating agencies shall distribute and assign expenditure estimates to their attached units implementing package expenditures and, at the same time, forward the distribution dossiers to the finance offices and State treasuries of the same level, which shall serve as basis for the management and allocation of fundings. Their contents are specified in the following:

- For package fundings: To be allocated into item 134 and specified according to the spending contents suitable to the professional tasks of the agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For higher-level expenditure estimating units being recipients of package fundings and having many attached expenditure-estimating units, when distributing fundings to their attached units, they may retain a portion of undistributed funding, which shall not exceed 3% of total package funding. Such funding portion shall be further distributed and assigned to the attached units in the fourth quarter each year at the latest.

5. Allocation and payment of fundings:

5.1. On the basis of the expenditure estimates assigned by competent authorities to the package expenditure-implementing agencies, the finance offices shall allocate fundings through the State treasuries to the units for implementation. Fundings shall be allocated in the form of funding quotas:

5.1.1. For package expenditure fundings, they shall be allocated into the item Other Expenses (item 134).

5.1.2. For non-package expenditure fundings, they shall be allocated into the spending items of the State budget index according to their use contents and the assigned expenditure estimates.

5.2. For package expenditure fundings, the State treasuries shall deduct and transfer them at the spending requests of the account owners who shall be responsible for the spending decisions of their agencies under the guidance in this Circular.

5.3. For non-package expenditure fundings, the State treasuries shall base themselves on the funding estimates of the agencies to effect the payment thereof according to the State’s current regulations.

5.4. For amounts spent on procurement and major repairs, the agencies must organize bidding therefor according to current regulations.

6. Accounting and settlement of fundings:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For package expenditure fundings, the agencies shall settle them strictly according to the spending items of the State budget index, attaching therewith written explanations on the annual statements containing the situation analysis and the contents of use of fundings saved in the year.

For non-package expenditure fundings, if not used up at the end of the budget year, they must be returned to the State budget.

7. Regulations on the use of saved fundings:

On the basis of the package expenditure levels, the agencies shall streamline their payrolls, arrange expenditures in a rational way so as to save fundings. The saved fundings may be used as follows:

7.1. For amounts saved from the salary funds as a result of the payroll streamlining, they may be used wholly for increasing the incomes of officials and public employees in the agencies.

7.2. For amounts saved from administrative, professional and other expenses, they shall be used for the following purposes:

7.2.1. Addition to incomes of officials and public employees in the agencies: The agencies may use the funding from this sources and the source specified at Point 7.1 above to calculate the salary and wage funds according to coefficients, adjusting the minimum salary to no more than 2.5 times the common minimum salary prescribed by the State

- Within the total salary and wage fund determined according to Point 7.2.2 below, after reaching agreement with the trade unions and publicizing them in their agencies, the agency heads shall decide on the payment of incomes to officials and public employees on the principle of job quality and efficiency; those persons and sections that achieve merits in saving expenditures and increasing revenues (if any) and a high working productivity shall get higher incomes.

- The agency heads shall decide and select the salary payment methods according to the working durations or positions but must stick to the selected methods for at least 3 months and notify officials and public employees thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The first two months of each quarter: Fixed salaries (according to current scales and grades as prescribed in Resolution No. 35-NQ/UBTVQHK9 of May 17, 1993 of the National Assembly Standing Committee, the Government’s Decree No. 25/CP of May 23, 1993) shall be paid monthly according to current regulations.

+ The last month of each quarter: On the basis of the results of the experimentation of package expenditures, the agencies implementing package expenditures shall decide on the minimum salary under the above-mentioned guidance so as to pay salaries to their officials and public employees.

- Where conditions permit the determination of the amounts saved from the administrative management expenditures each month, the monthly minimum salary may be set so that officials and public employees may get their salaries right in the first month of each quarter.

7.2.2. The annual salary and wage funds (called collectively salary funds) of the units shall be determined for use as basis for calculating salaries payable to laborers according to their working results as follows:

QTL = Lmin x (1+K1) x (K2 + K3) x L x 12 monthsin which:

QTL means the annual salary and wage fund to be determined by the unit.

Lmin means the current common minimum salary (VND/person/month) prescribed by the State.

K1: The adjustment coefficient for increasing the minimum salary of the unit, which is determined according to the working result (not exceeding 1.5 times).

K2: The average grade-based salary coefficient of the unit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



L: The number of persons on the payroll and working under long-term contracts.

7.2.3. The salary paid to each person shall be calculated according to the following formula:

LCN = LTTDC X (k1 + k2) of which:

LCN is the salary paid to an individual

LTTDC is the minimum salary to which the agency experimenting package expenditures applies the adjustment coefficient according to the principle prescribed at Point 7.2.1 of Section II.

k1 is the salary coefficient currently enjoyed

k2 is the coefficient of allowances (if any), including position allowance, re-election allowance, reservation allowance, area allowance, and responsibility allowance.

7.2.4. The social and health insurance payment and enjoyment by officials and public employees in the package expenditure-implementing agencies shall comply with current regulations.

7.2.5. The difference between actual incomes and the position- or grade-based salary enjoyed by each person as prescribed in Resolution No. 35-NQ/UBTVQHK9 of May 17, 1993 of the National Assembly Standing Committee or in Decree No. 25/CP of May 23, 1993 of the Government shall be accounted into item 108 of the State budget index.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7.2.7. Fundings for the raising of the efficiency and quality of the work of the agencies, including increased fundings for procurement and repair of fixed assets, fundings for the training of the agencies’ officials and public employees. These fundings shall be accounted into the relevant items of the State budget index.

7.2.8. Additional allowances outside the general policies for those who voluntarily retire from their jobs in the process of labor re-organization and re-arrangement shall be accounted into item 105 of the State budget index.

7.2.9. For agencies likely to save their fundings in an unstable manner, they may set up reserve funds for stabilizing incomes for their officials and public employees.

- The concrete deduction levels for the spending contents prescribed above shall be decided by the heads of the agencies after reaching agreement with the agencies’ trade unions.

- The saved amounts not used up in the year may be carried forward to the subsequent years for continued use.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Pursuant to the provisions of the Prime Minister’s Decision No. 192/2001/QD-TTg of December 17, 2001 and of this Circular, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to direct and guide the implementation, inspect and settle arising problems faced by their attached units that experiment package expenditures, which fall under their respective competence.

2. Pursuant to the provisions of this Circular, the administrative agencies may select to implement package expenditures, draw up their own package expenditure schemes and send them to the managing ministries or branches (for centrally-run agencies), the provincial/municipal People’s Committees (for locally-run agencies) for approval.

- After approving the package expenditure schemes, the approving agencies shall send them to the Ministry of Finance and the Government Commission for Organization and Personnel (for centrally-run agencies) or the provincial/municipal Administration’s Boards for Organization and Finance and Pricing Services (for locally-run agencies) for monitoring and supervision of the implementation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For sections specialized in the Party’s work and mass organizations in the package expenditure-implementing agencies, they may also apply the package expenditure mechanism on the basis of the payrolls and fundings which are approved by the immediate superior agencies and sent to their agencies.

3. On the basis of the contents guided in this Circular and the package expenditure schemes already approved by competent authorities, the package expenditure-experimenting agencies shall formulate their internal spending norms and salary payment regulations to be decided by their officials’ and employees’ general meetings.

4. In the process of implementing package expenditures, every year the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall preliminarily review and evaluate the implementation of package expenditures by their attached units and send the reports thereon to the Ministry of Finance and the Government Commission for Organization and Personnel before December 31 for synthesization and reporting to the Prime Minister.

IV. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes implementation effects 15 days after its signing and replaces Circular No. 33/2000/TT-BTC of April 27, 2000 and Circular No. 30/2000/TT-BTCCBCP of April 17, 2000 of the Government Commission for Organization and Personnel.

2. The ministries, branches and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities are requested to report any problems arising in the course of implementation to the Ministry of Finance and the Government Commission for Organization and Personnel for timely settlement.

 

MINISTER OF FINANCE






Nguyen Sinh Hung

MINISTER-DIRECTOR
OF THE GOVERNMENT COMMISSION FOR ORGANIZATION AND PERSONNEL




Do Quang Trung

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 17/2002/TTLT-BTC-BTCCBCP ngày 08/02/2002 hướng dẫn Quyết định 192/2001/QĐ-TTg Về việc mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước do Bộ Tài chính và Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.176

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.2.5
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!