Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Đặng Quang Phương, Trương Chí Trung, Trần Công Phàn, Lê Quý Vương, Nguyễn Thúy Hiền, Nguyễn Thành Cung
Ngày ban hành: 04/07/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP - BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ TÀI CHÍNH - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO- TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC

Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2013

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một squy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động ttụng như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về việc phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý; cấp, từ chối, thu hồi và hiệu lực giấy chứng nhận tham gia tố tụng đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân sau đây:

1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án.

2. Trại tạm giam, Nhà tạm giữ; Giám thị, Phó Giám thị Trại tạm giam, Quản giáo; Trưởng Nhà tạm giữ, Phó trưởng Nhà tạm giữ.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.

4. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm), Chi nhánh của Trung tâm (sau đây viết tắt là Chi nhánh); tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật có đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý (sau đây viết tắt là tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý).

Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư là cộng tác viên trợ giúp pháp lý (sau đây viết tắt là Luật sư cộng tác viên), Luật sư làm việc cho tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý (sau đây viết tắt là Luật sư).

5. Người được trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc phối hợp, thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

Chương 2.

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Điều 3. Trách nhiệm của Trung tâm và Chi nhánh

1. Kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý, bảo đảm người được trợ giúp pháp lý có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

2. Cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý và pháp luật tố tụng; cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên khác thay thế theo quy định tại Thông tư liên tịch này.

3. Cung cấp Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý (người được trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý; thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý; địa chỉ, điện thoại liên hệ của Trung tâm, Chi nhánh), Hộp tin trợ giúp pháp lý, mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật, các tài liệu pháp luật có liên quan về trợ giúp pháp lý cho cơ quan tiến hành tố tụng, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ.

4. Thông báo danh sách Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên của Trung tâm, Chi nhánh cho cơ quan tiến hành tố tụng, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ.

5. Thông tin đầy đủ các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong trường hợp có sửa đổi, bổ sung, thay thế cho cơ quan tiến hành tố tụng, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ.

6. Nghiệm thu hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý và chi trả bồi dưỡng cho Luật sư cộng tác viên, phụ cấp cho Trợ giúp viên pháp lý thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên theo thẩm quyền.

Điều 4. Trách nhiệm của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý

1. Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch này.

2. Cử Luật sư tham gia tố tụng và cử Luật sư thay thế theo quy định của Thông tư liên tịch này.

3. Chuyển vụ việc cho Trung tâm, Chi nhánh trong trường hợp không có Luật sư thay thế theo quy định Điều 6 Thông tư liên tịch này.

4. Thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ địa chỉ, điện thoại liên hệ của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, Luật sư.

Điều 5. Trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng

1. Khi tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ việc dân sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hp pháp của người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật về trợ giúp pháp lý.

2. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối tham gia tố tụng trong các trường hợp:

a) Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó;

b) Là người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;

c) Đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của người đó hoặc của bị can, bị cáo;

d) Đã tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người phiên dịch;

đ) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý.

3. Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối tham gia tố tụng trong các trường hợp:

a) Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;

b) Thuộc trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này.

4. Trong lĩnh vực tố tụng hành chính, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối tham gia tố tụng trong các trường hợp:

a) Thuộc các trường hợp quy định tại điểm d và đ khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;

b) Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện;

c) Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện;

d) Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện;

đ) Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện;

e) Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân bị khởi kiện.

5. Trong quá trình tham gia tố tụng, nếu phát hiện người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây phiền hà, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình theo pháp luật thì người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật tố tụng, đồng thời báo cáo tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

Điều 6. Thay thế người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng

Người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng bị thay thế trong các trường hợp sau:

1. Cơ quan tiến hành tố tụng từ chối cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng theo Điều 12 Thông tư liên tịch này.

Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản từ chối cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý thay thế. Trường hợp không đồng ý với việc từ chối của cơ quan tiến hành tố tụng thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật tố tụng nhưng vẫn phải cử người thay thế.

2. Cơ quan tiến hành tố tụng thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng theo Điều 13 Thông tư liên tịch này.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử người thay thế, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch này (Quyết định cử người thay thế theo mẫu TP-TGPL-4B ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BTP ngày 01/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành một số biểu mẫu dùng trong hoạt động trợ giúp pháp lý).

Chương 3.

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN VÀ CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, TRẠI TẠM GIAM, NHÀ TẠM GIỮ

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng

1. Cấp, từ chối, thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 10, Điều 12 và Điều 13 Thông tư liên tịch này.

2. Niêm yết Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý, đặt Hộp tin trợ giúp pháp lý; phát miễn phí tờ gấp pháp luật, mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các tài liệu pháp luật có liên quan về trợ giúp pháp lý tại các địa điểm tiếp dân của cơ quan mình.

3. Yêu cầu Trung tâm, Chi nhánh phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông và hướng dẫn về trợ giúp pháp lý.

4. Thông báo thời gian, địa điểm xét hỏi bị can, bị cáo hoặc người bị tạm giữ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý là người bào chữa tham dự.

5. Đối với việc xét xử, Tòa án thông báo lịch xét xử bằng văn bản cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý đã được cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng ít nhất 10 ngày trước ngày xét xử. Đối với vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, Tòa án thông báo lịch xét xử bằng văn bản cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý đã được cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng ít nhất 7 ngày trước ngày xét xử. Tòa án ghi rõ trong bản án, quyết định tên và chức danh của người thực hiện trợ giúp pháp lý do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử tham gia tố tụng và ghi rõ ý kiến hoặc quan điểm của họ khi bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý.

6. Bảo đảm cho người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng theo Điều 29 Luật Trợ giúp pháp lý thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự; người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính theo quy định của pháp luật về tố tụng và pháp luật về trợ giúp pháp lý; xác nhận vthời gian mà người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc, nghiên cứu hồ sơ tại cơ quan mình.

7. Trong quá trình tham gia tố tụng, nếu phát hiện người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan tiến hành tố tụng xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để kịp thời xử lý theo thẩm quyền và thay thế người thực hiện trợ giúp pháp lý.

8. Giao các văn bản tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý đã tham gia tố tụng trong vụ án đó, cụ thể như sau:

a) Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng giao các quyết định tố tụng theo quy định cho người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự, cụ thể là: quyết định khởi tố vụ án; khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn, quyết định thay đi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định gia hạn thời hạn điều tra vụ án, gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam (nếu có); kết luận điều tra; cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án; bản sao bản án, thông báo về việc kháng nghị, quyết định kháng nghị; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có).

b) Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, Tòa án giao các quyết định tố tụng theo quy định cho người đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính, cụ thể là: quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết định giải quyết việc dân sự; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, bản sao bản án; thông báo về việc kháng nghị, quyết định kháng nghị, quyết định phúc thẩm của Tòa án (nếu có).

Điều 8. Trách nhiệm của Trại tạm giam, Nhà tạm giữ

1. Thực hiện các hoạt động theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch này.

2. Niêm yết Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý trong Buồng tạm giam, tạm giữ và nơi sinh hoạt chung của người bị tạm giam, tạm giữ.

Điều 9. Trách nhiệm của người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; Giám thị, Phó Giám thị Trại tạm giam, Quản giáo; Trưởng Nhà tạm giữ, Phó trưởng Nhà tạm giữ

1. Khi tiến hành hoạt động tố tụng, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm:

a) Giải thích cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và các đương sự biết về quyền và nghĩa vụ của họ theo pháp luật tố tụng; quyền được trợ giúp pháp lý và hướng dẫn họ tiếp cận các thông tin về trợ giúp pháp lý. Việc giải thích phải được ghi trong biên bản tố tụng để lưu tại hồ sơ vụ án. Khi họ có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cung cấp cho họ mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và hướng dẫn họ viết đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, địa chỉ liên lạc của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và hướng dẫn họ hoặc người thân thích, người đại diện hợp pháp của họ về thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý. Trường hợp người bị tạm giam, tạm giữ không đồng ý người thực hiện trợ giúp pháp lý do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử thì họ có quyền lựa chọn và đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý. Trường hợp những người này không có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì người tiến hành tố tụng cũng ghi rõ trong biên bản;

b) Đối với trường hợp người bị bắt theo quyết định truy nã bị tạm giữ thuộc diện người được trợ giúp pháp lý thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên của Cơ quan điều tra có thẩm quyền nơi bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn người bị bắt hoặc người thân thích, người đại diện của họ liên hệ với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc địa bàn cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án để làm thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý.

2. Giám thị, Phó Giám thị Trại tạm giam, Quản giáo; Trưởng Nhà tạm giữ, Phó trưởng Nhà tạm giữ có trách nhiệm:

a) Giải thích cho người bị tạm giữ, tạm giam biết về quyền và nghĩa vụ của họ theo pháp luật tố tụng; quyền được trợ giúp pháp lý. Khi người bị tạm giữ, tạm giam có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì hướng dẫn họ viết đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và chuyển đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nơi người được trợ giúp pháp lý yêu cầu hoặc tại địa bàn nơi đặt trụ sở của cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án hoặc nơi đặt Trại tạm giam, Nhà tạm giữ;

b) Tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật;

c) Xác nhận về thời gian người thực hiện trợ giúp pháp lý tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam.

Chương 4.

CẤP, TỪ CHỐI, THU HỒI VÀ HIỆU LỰC CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN THAM GIA TỐ TỤNG

Điều 10. Cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng

Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án các cấp cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; Thẩm phán Tòa án được phân công giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận tham gia tố tụng) cho người thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 39 Luật Trợ giúp pháp lý như sau:

1. Cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng

a) Đối với Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định cử người tham gia tố tụng của Trung tâm, Chi nhánh (theo mẫu TP-TGPL-4A ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BTP ngày 01/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành một số biểu mẫu dùng trong hoạt động trợ giúp pháp lý) kèm theo bản sao Thẻ Trợ giúp viên pháp lý đối với người được cử là Trợ giúp viên pháp lý; bản sao Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Thẻ Luật sư đối với người được cử là Luật sư cộng tác viên, cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án vào sổ thụ lý và cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Trường hợp Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên không trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng để nhận giấy chứng nhận tham gia tố tụng thì giấy tờ kèm theo như quy định nêu trên (Thẻ Trợ giúp viên pháp lý, Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý và Thẻ Luật sư) phải là bản sao có chứng thực.

Trong trường hợp bào chữa cho người bị tạm giữ thì Cơ quan điều tra cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người được cử tham gia tố tụng trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định cử người tham gia tố tụng.

b) Khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận tham gia tố tụng, luật sư xuất trình các giấy tờ sau đây:

- Thẻ luật sư;

- Giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc của người khác hoặc văn bản cử luật sư của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý nơi luật sư đó hành ngh.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc hoặc 24 giờ đối với trường hợp tạm giữ, kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia trợ giúp pháp lý được cấp giấy chứng nhận để tham gia tố tụng với tư cách sau đây:

a) Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người bảo vệ quyền lợi của đương sự theo quy định Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự, điểm b khoản 3 Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý;

b) Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng dân sự với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự;

c) Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng hành chính với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Tố tụng hành chính;

d) Luật sư cộng tác viên, Luật sư tham gia tố tụng với tư cách: người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự; người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính.

3. Nhận giấy chứng nhận tham gia tố tụng

a) Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên được Trung tâm, Chi nhánh cử tham gia tố tụng có trách nhiệm trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng đnhận giấy chứng nhận tham gia tố tụng. Khi đến nhận, Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên phải xuất trình: Thẻ Trợ giúp viên pháp lý đối với Trợ giúp viên pháp lý; Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý và Thẻ luật sư đối với Luật sư cộng tác viên.

Nếu Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên vì lý do khách quan không trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng để nhận giấy chứng nhận tham gia tố tụng thì họ phải gửi bổ sung bản sao có chứng thực Thẻ Trợ giúp viên pháp lý, Thẻ cộng tác viên và Thẻ luật sư đến cơ quan tiến hành tố tụng.

Trường hợp Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên không đến trực tiếp cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định tại đoạn 2 điểm a khoản 1 và đoạn 2 điểm a khoản 3 Điều này thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm gửi giy chứng nhận tham gia tố tụng cho họ bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh.

b) Luật sư đề nghị cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng theo hẹn tại giấy biên nhận để nhận giấy chứng nhận tham gia tố tụng.

Trường hp Luật sư không trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng đnhận giấy chứng nhận tham gia tố tụng thì cơ quan tiến hành tố tụng gửi giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho Luật sư bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh.

Điều 11. Hiệu lực của giấy chứng nhận tham gia tố tụng

1. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng từ giai đoạn nào thì giấy chứng nhận tham gia tố tụng do cơ quan tiến hành tố tụng của giai đoạn đó cấp và có hiệu lực từ khi cấp cho đến khi kết thúc vụ án, kể cả trường hợp vụ án cần điều tra bổ sung, trừ trường hợp giấy chứng nhận tham gia tố tụng bị thu hồi.

Trong trường hợp phục hồi điều tra vụ án, tách, nhập vụ án thì người thực hiện trợ giúp pháp lý vẫn tiếp tục tham gia tố tụng cho đến khi kết thúc vụ án. Trường hợp vụ án cần điều tra lại thì phải cấp lại giấy chứng nhận tham gia tố tụng theo thủ tục quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch này.

2. Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, việc cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý do Tòa án đang thụ lý vụ việc dân sự hoặc vụ án hành chính thực hiện và giấy chứng nhận này có hiệu lực từ khi cấp đến khi kết thúc vụ án.

Trường hợp tách, nhập vụ án thì người thực hiện trợ giúp pháp lý tiếp tục tham gia tố tụng cho đến khi kết thúc vụ án. Trường hp vụ án xét xử lại thì phải cấp lại giấy chứng nhận tham gia tố tụng theo thủ tục quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch này.

Trường hp người thực hiện trợ giúp pháp lý bị thay thế theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật trợ giúp pháp lý thì việc cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người thay thế được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch này.

Điều 12. Từ chối cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng

Trong trường hp cơ quan tiến hành tố tụng từ chối cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, ktừ ngày nhận được quyết định cử người tham gia tố tụng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và nêu rõ lý do từ chối.

Điều 13. Thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng

1. Trợ giúp viên pháp lý bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng trong các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý;

b) Vi phạm nghĩa vụ của người bào chữa quy định tại điểm d và điểm e khoản 3 Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự; bị thay đổi, không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật về trợ giúp pháp lý;

c) Bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

d) Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý;

đ) Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đề nghị thay thế người thực hiện trợ giúp pháp lý.

2. Luật sư cộng tác viên, Luật sư bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng trong các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý, khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật số 20/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư;

b) Bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Luật số 20/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư;

c) Thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.

d) Luật sư bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng khi tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng đã cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng đó. Văn bản thu hồi được gửi cho người bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

4. Nếu cơ quan tiến hành tố tụng ở giai đoạn sau phát hiện người thực hiện trợ giúp pháp lý đã được cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng ở giai đoạn trước đó không đủ điều kiện tham gia tố tụng thì thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng và thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng đã cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý.

Việc bảo lưu kết quả tham gia tố tụng trong vụ án hình sự của người bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng do cơ quan tiến hành tố tụng quyết định; đối với vụ việc dân sự, vụ án hành chính thì do người được trợ giúp pháp lý quyết định và thông báo cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

5. Khi Trợ giúp viên pháp lý bị thu hồi thẻ Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên bị thu hồi thẻ Luật sư hoặc thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Luật sư bị thu hồi thẻ Luật sư hay bị thay thế theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý, trường hợp chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan tiến hành tố tụng biết để thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng.

6. Khi người thực hiện trợ giúp pháp lý bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng hoặc bị thay thế thì chấm dứt hoạt động tham gia tố tụng từ thời điểm bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng hoặc bị thay thế.

Chương 5.

HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG

Điều 14. Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương

1. Thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương (sau đây viết tắt là Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương) để giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất chỉ đạo công tác phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương sau khi có ý kiến thống nhất về nhân sự của liên ngành ở Trung ương.

Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương gồm Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Thứ trưởng các Bộ: Tư pháp, Công an, Quốc phòng, Tài chính; Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp. Bộ trưởng Bộ Tư pháp là Chủ tịch Hội đồng. Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Bộ Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương, có trách nhiệm điều phối hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương quy định tại khoản 3 Điều này. Hội đồng sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp.

3. Hội đồng phù hợp liên ngành Trung ương có nhiệm vụ giúp lãnh đạo liên ngành nghiên cứu, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác trợ giúp pháp lý trong tố tụng; thống kê và báo cáo các vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; đề ra các biện pháp cần thiết đgiải quyết các vấn đề trong công tác phối hợp và tăng cường hiệu quả phối hợp trợ giúp pháp lý trong tố tụng; định kỳ sơ kết, tổng kết hàng năm để đánh giá về việc thực hiện Thông tư liên tịch này; đề xuất Bộ trưởng Bộ Tư pháp khen thưởng; đề xuất lãnh đạo các ngành xử lý vi phạm; giải quyết hoặc đề xuất giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động phối hợp, các phiên họp của Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương mời đại diện của Liên đoàn Luật sư toàn quốc tham dự.

4. Giúp việc cho Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương có Tổ giúp việc. Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương quyết định thành lập Tổ giúp việc. Tổ giúp việc cho Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương gồm có lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 15. Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương

1. Thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương) để giúp Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Tài chính, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tư lệnh Quân khu nơi đặt trụ sở hoặc Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với nơi không có Bộ Tư lệnh quân khu) thống nhất chỉ đạo công tác phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương.

2. Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp sau khi có ý kiến thống nhất của lãnh đạo liên ngành ở địa phương.

Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Tư pháp, Công an, Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu nơi đặt trụ sở hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với nơi không có Bộ Tư lệnh quân khu), Giám đốc Trung tâm.

Giám đốc Sở Tư pháp là Chủ tịch Hội đồng. Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Hội đồng sử dụng con dấu của Sở Tư pháp. Sở Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương, có trách nhiệm điều phối hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương có trách nhiệm giúp lãnh đạo các ngành ở địa phương chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, phối hợp theo Thông tư liên tịch này, giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh ở địa phương; tổ chức định kỳ đánh giá chất lượng tham gia tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý, hoạt động cộng tác viên trợ giúp pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức của các ngành; thống kê và báo cáo các vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương; định kỳ sơ kết, tổng kết hàng năm và báo cáo lãnh đạo các ngành, Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương về việc thực hiện Thông tư liên tịch này; đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Giám đốc Sở Tư pháp khen thưởng; đề xuất lãnh đạo các ngành xử lý vi phạm.

Các phiên họp của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương mời đại diện Đoàn Luật sư; đại diện của Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan Điều tra khu vực của quân đội, Bộ đội biên phòng, Trại tạm giam tham dự.

4. Giúp việc cho Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương có Tổ giúp việc. Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương quyết định thành lập Tgiúp việc. Tổ giúp việc cho Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương gồm có lãnh đạo Trung tâm, đại diện cấp Phòng của các cơ quan: Công an, Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu nơi đặt trụ sở hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với nơi không có Bộ Tư lệnh quân khu).

5. Hàng năm, các ngành là thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương có trách nhiệm tổng hợp báo cáo theo mẫu gửi cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương chậm nhất vào ngày 25 tháng 10. Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương có trách nhiệm tổng hợp báo cáo theo mẫu (mẫu TT-TGPL ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này) gửi cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương chậm nhất vào ngày 05 tháng 11. Thời điểm lấy số liệu báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm sau.

Chương 6.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Trách nhiệm thực hiện

1. Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; Sở Tư pháp, Công an, Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư lệnh quân khu hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với những nơi không có Bộ Tư lệnh quân khu) có trách nhiệm quán triệt, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra các đơn vị có liên quan do mình quản lý trong việc triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Thông tư liên tịch này.

2. Cơ quan Quốc phòng, cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan, tổ chức mình làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý để tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý. Việc tư vấn pháp luật phải phù hợp với quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của ngành đó.

Điều 17. Kinh phí thực hiện

1. Kinh phí phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng được lập dự toán chung trong kinh phí ngân sách nhà nước cấp hàng năm của mỗi ngành, bao gồm:

a) Kinh phí sơ kết, tổng kết chung về việc phối hợp ở địa phương, đặt Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật và các tài liệu khác có liên quan được lập dự toán trong kinh phí ngân sách hàng năm của Trung tâm;

b) Kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng được lập dự toán trong kinh phí hoạt động chung của các cơ quan tiến hành tố tụng;

c) Kinh phí chi trả phụ cấp vụ việc cho Trợ giúp viên pháp lý, bồi dưỡng cho Luật sư cộng tác viên do Trung tâm, Chi nhánh thực hiện theo quy định hiện hành;

d) Kinh phí kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý; sao chụp tài liệu, sơ kết, tổng kết, đánh giá phối hợp ở Trung ương và địa phương của từng ngành được lập dự toán trong kinh phí ngân sách hàng năm của ngành đó;

đ) Kinh phí chi khen thưởng cho tập thể và cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

2. Thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành và thành viên Tgiúp việc cho Hội đồng được hưởng bồi dưỡng. Mức bồi dưỡng của thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành và thành viên tổ giúp việc là 0,3 mức lương tối thiểu/người/tháng.

3. Hàng năm, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan Công an cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh lập dự toán kinh phí cho hoạt động phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng gửi cơ quan chủ quản ở Trung ương tổng hợp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp phát kinh phí hoạt động. Sở Tư pháp lập dự toán kinh phí cho hoạt động phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trong hoạt động chung hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hàng năm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an tổng hợp đề xuất kinh phí phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của cơ quan cấp tỉnh và cấp phát kinh phí theo quy định. Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng lập dự toán kinh phí cho hoạt động phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trong tổng kinh phí hoạt động chung hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 18. Điều khoản chuyển tiếp

Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương và Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương được thành lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12/2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tiếp tục hoạt động theo quy định của Thông tư liên tịch này.

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiện toàn Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương theo quy định của Thông tư liên tịch này.

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 8 năm 2013 và thay thế Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12/2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm phản ánh với liên ngành Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đ xem xét, hướng dẫn thực hiện hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG




Lê Quý Vương

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thúy Hiền

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thành Cung

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trương Chí Trung

KT. VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Trần Công Phàn

KT. CHÁNH ÁN TÒA ÁN
NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN




Đặng Quang Phương

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban Xây dựng pháp luật - Văn phòng Chính phủ;
- Công báo; website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp;
- Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu VT liên tịch 6 cơ quan, Cục TGPL - Bộ Tư pháp.

 

 


MẪU TT-TGPL

 

………….(1)
………………….(2)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

...(3)……. , ngày ……tháng…… năm…… (4)

 

BIỂU MẪU BÁO CÁO SỐ LIỆU NĂM ……….(5)

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số ..../2013/TTLT-BTP-BCA-BTC-BQP-VKSNDTC-TANDTC)

I. KẾT QUẢ THC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG

STT

Người thực hiện TGPL

Các lĩnh vực TGPL

Giai đoạn tham gia TGPL

Svụ việc thuộc đối tượng TGPL ra Tòa không có người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Hình s

Dân s

Hành chính

Tạm giữ

Khởi t

Truy t

Xét xử

Bảo vệ quyn và lợi ích hợp pháp

Bào chữa

1

Trgiúp viên pháp lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Luật sư cộng tác viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. KẾT QUẢ LƯỢT NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG

STT

Các lĩnh vực

Các hình thức TGPL trong hoạt động tố tụng

Tổng số

Chia theo giới tính

Chia theo lượt người được TGPL

Nữ

Nam

Người nghèo

Người có công vi cách mạng

Người già (từ đủ 60 tuổi), sống cô đơn, không nơi nương ta

Người khuyết tật

Trẻ em

Người dân tộc thiểu số

Nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng chống mua bán người

Khác

1.

Hình sự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Dân sự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

Hành chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:
- .............
-
Lưu: VT,...

CHỨC DANH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1): Ghi rõ tên cơ quan chủ quản của cơ quan ban hành.

(2): Ghi rõ tên cơ quan ban hành biểu mẫu.

(3): Địa danh ban hành biểu mẫu.

(4): Ghi rõ ngày, tháng, năm ban hành biểu mẫu.

(5): Ghi rõ báo cáo số liệu của năm.

MINISTRY OF JUSTICE - MINISTRY OF PUBLIC SECURITY – MINISTRY OF DEFENSE – MINISTRY OF FINANCE - SUPREME PEOPLE'S PROCURACY- SUPREME PEOPLE’S COURT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
.................

No.: 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC

Hanoi, July 04, 2013

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF REGULATIONS OF LAW ON LEGAL AID IN PROCEDURAL ACTIVITIES

Pursuant to the Law on Legal Aid 2006;

Minister of Justice, Minister of Public Security, Minister of Defense, Minister of Finance, Head of the Supreme People's Procuracy, President of Tribunal of the Supreme People's Court issue a joint Circular guiding the implementation of a number of regulations of law on legal aid in procedural activities as follows:

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This joint Circular shall guide the implementation of a number of regulations of law on coordinating to implement legal aid; issue, refuse, revoke and validity of certificate of participation in proceedings for the performer of legal aid in procedural activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Joint Circular applies to organizations and individuals as follows:

1. Investigation agency, Procuracy, Court, Heads and Deputy Heads of the investigation agency, investigator, Director, Deputy Director of Procuracy, Prosecutor, the President of Tribunal, Vice President of Tribunal, Judge and Court Clerk.

2. Detention center, remand home; superintendent and deputy superintendent of detention center, educator warden, head and deputy head remand home

3. State management agency on organization and operation of legal aid.

4. Legal aid organizations include: state legal aid center (hereafter referred to as center), center’s branch (hereafter referred to as branch); lawyer practicing organization and law consultation Center with registration of legal aid participation (hereafter referred to as legal aid participation organization).

Legal aid performers include: legal helpers, lawyers as legal aid collaborator (hereafter referred to as lawyer collaborator) and lawyers working for legal aid participation organizations (hereafter referred to as lawyer).

5. The legal aid receivers involved in proceedings and agencies, organizations and individuals concerned in coordination and implementation of legal aid in procedural activities.

Chapter 2.

RESPONSIBILITY OF LEGAL AID IMPLEMENTATION ORGANIZATIONS AND LEGAL AID PERFORMERS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Verifying the legal aid receivers to ensure they are eligible for legal aid as prescribed by law.

2. Appointing legal helper and lawyer collaborator to participate in the proceedings as prescribed by the law on legal aid and procedural law; appointing other legal helpers and lawyer collaborators as prescribed in this joint Circular.

3. Providing bulletin and information leaflet on legal aid (legal aid receivers, rights and obligations of legal aid receivers, procedures for legal aid, address, telephone number of the center and branch), legal aid inforbox, application form for legal aid, legal brochure and legal materials concerning the legal aid to the proceedings-conducting agency, detention center and remand home.

4. Announcing the list of legal helpers, lawyer collaborators of the Center and branch to the proceedings-conducting agency, detention center and remand home.

5. Fully informing regulations of law on legal aid in case of modification, supplementation and supersession to the proceedings-conducting agency, detention center and remand home.

6. Accepting legal aid dossiers and making payment of remuneration to lawyer collaborators and allowance to legal helpers performing legal aid in procedural activities as prescribed by law; settling complaints from legal helpers and lawyer collaborators under their competence.

Article 4. Responsibility of legal aid participation organization

1. Complying with provisions in Clause 1, Article 3 of this Joint Circular.

2. Appointing lawyers to participate in procedural activities and appointing substitute lawyers as prescribed by this Joint Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Notifying the proceedings-conducting agency, detention center and remand home of the address and telephone number of the legal aid participation organization and lawyers.

Article 5. Responsibility of legal aid performers upon participation in proceedings

1. When participating in proceedings as a counsel, a defender of the litigant’s legal rights and interests in criminal cases; a representative, a defender of the litigant’s legal rights and interests in civil cases or representative or defender of the plaintiff’s legal rights and interests, person having rights and obligations involved in administrative cases, the legal aid performers shall fulfill the rights and obligations under the procedural law and law on legal aid.

2. In the field of criminal proceedings, the legal aid performer must refuse to participate in proceedings in the following cases:

a) Having been the procedure-conducting persons in that case;

b) Being relative of the person who has or is conducting procedures in that case;

c) Simultaneously as the victim, civil plaintiff, civil defendant, persons with interests and obligations related to the case, a legal representative, a relative of that person or of accused or defendant;

d) Having participated in that case as witness, expert and interpreter;

dd) Being subject to one of cases specified in Clause 2, Article 45 of the Law on legal aid.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Simultaneously as litigant, representative or litigant’s relative;

b) Being subject to cases specified at Poin Article and dd, Clause 2 of this Article.

4. In the field of administrative proceedings, the legal aid performers must refuse to participate in the following cases:

a) Being subject to cases specified at Point Article and dd, Clause 2 and Point a, Clause 3 of this Article;

b) Having participated in issuing administrative decisions or related to administrative acts which have been sued;

c) Having participated in issuing decision on complaint settlement for administrative decision or acts which have been sued;

d) Having participated in issuing disciplinary decisions to dismiss officials or having participated in issuing decisions to settle complaints for disciplinary decisions to dismiss officials who have been sued;

dd) Having participated in issuing decisions to settle competition cases, decisions to settle complaints about the decisions to settle competition cases which have been sued;

e) Having participated in the preparation of voters' list of the National Assembly election, voter’ list of deputies of the People's Council election who have been sued.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Substituting the legal aid performers participating in the proceedings

The legal aid performers participating in the proceedings shall be substituted in the following cases:

1. The procedure-conducting agency refuses to issue certificate of proceedings participation as prescribed in Article 12 of this Joint Circular.

Within 02 working days, after receiving the written refusal to issue certificate of proceedings participation, the legal aid organization shall appoint the substitute legal aid performer. In case of disagreement with the procedure-conducting agency’s refusal, the legal aid organization or legal aid performer has the right to lodge a complaint as prescribed by procedural law but shall appoint a substitute.

2. The procedure-conducting agency revokes certificate of proceedings participation in accordance with Article 13 of this Joint Circular.

Within 01 working day after receiving the decision on revocation of certificate of proceedings participation from the procedure-conducting agency, the legal aid organization shall appoint a substitute, except for cases specified at Point d, Clause 1, Article 13 of this Joint Circular (Decision on substitute appointment under the form TP-TGPL-4B issued together with Decision No. 03/2007/QD-BTP dated June 01, 2007 of the Minister of Justice on issuing a number of forms used in legal aid activities).

Chapter 3.

RESPONSIBILITY OF COMPETENT PERSON AND PROCEDURE-CONDUCTING AGENCY, DETENTION CENTER AND REMAND HOME

Article 7. Responsibility of procedure-conducting agency

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Posting the bulletin on legal aid, placing legal aid infobox; free distributing legal brochures, application form for legal aid and legal materials concerning the legal aid at citizen meeting places of their agencies.

3. Requesting the Center or branch to coordinate the implementation of communication activities and make guidance on legal aid.

4. Notifying the time and location to interrogate the accused and defendant or person held in custody to the legal aid performer as a attending counsel.

5. For the trial, the Court shall notify the trial schedule in writing to the legal aid organization and the legal aid performer that have been issued with certificate of proceedings participation at least 10 days prior to the trial day. For cases to be judged by the reduced procedures, the Court shall notify the trial schedule in writing to the legal aid organization and the legal aid performer that have been issued with certificate of proceedings participation at least 07 days prior to the trial day. The Court shall specify in the judgment and decision the name and title of the legal aid performer and appointed to participate in the proceedings by the legal aid organization or their view points upon defending, representing and protecting the rights of legal aid receivers

6. Ensuring that the legal aid performer upon participation in proceedings under Article 29 of the Law on legal aid will fulfill the rights and obligations of the counsel, the defender of the litigant’s legal rights and interests in criminal cases; the representative and the defender of the plaintiff’s legal rights and interests, the persons having rights and obligations involved in administrative cases as prescribed by procedural law and law on legal aid; certifying the time during which the legal aid performer has worked and studied dossiers at it agency.

7. During the participation in the proceedings, if finding that the legal aid performer has acts of violation of law, the procedure-conducting agency shall apply handling measures as prescribed by law and notify the legal aid organization to handle the case within its competence and substitute that legal aid performer.

8. Handing over procedural documents to the legal aid performer who has participated in that case, particularly as follows:

a) In the area of ​​criminal proceedings, the procedure-conducting agency hands over the proceedings decision to the counsel, defender of the litigant’s legal rights and interests in criminal cases, namely: decision to prosecute the case and the accused; decision to apply or change the preventive measures, decision to change or supplement the decisions to prosecute the case and the accused; decision to extend the time limit for investigation of the case, extension of temporary custody or detention (if any); result of investigation; indictment; decision to bring the case to trial; decision to suspend or stop the case; copy of the judgment, notice of the protest, protest decision, cassation hearing decision and re-opening hearing decision (if any).

b) In the area of ​​civil and administrative proceedings, the Court shall hand over the proceedings decision to the representative or defender of litigant’s legal rights and interests in civil cases, the representative or defender of plaintiff’s legal rights and interests, the person having rights and obligations involved in administrative cases, namely: decision to recognize the litigants’ agreement, decision to settle civil cases, decision to apply, change and invalidate temporary emergency measures, decision to bring the case to trial; decision to suspend or stop the case; copy of the judgment, notice of the protest, protest decision and appellate court hearing decision ( if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Performing activities specified in Clause 2 and 3, Article 7 of this Joint Circular.

2. Posting the information leaflet on legal aid in detention or custody cell and general living areas of detainees or people in custody.

Article 9. Responsibility of competent person in procedure-conducting agency, procedure-conducting person; Superintendent and Deputy Superintendent of detention center, Educator warden; Head and Deputy Head of remand home

1. When conducting procedural activities, the procedure-conducting person is responsible for:

a) Giving explanation to the people in custody, the accused, defendants and litigants of their rights and obligations under procedural law, the right to legal aid and guiding them to access information about legal aid. The explanation must be recorded in the proceedings record for filing in case dossiers. When these people are in need of legal aid, they shall be provided with application form for legal aid and helped with writing of application for legal aid, contact address of legal aid organization and they or their relatives or legal representatives shall be helped with procedures for legal aid. In case the detainees or persons held in custody wish to have another legal aid performer in stead of the one appointed by the legal aid organization, they may choose and ask for change of legal aid performer. If these persons do not have legal aid requests, the procedure-conducting shall also specify this in the record.

b) In case the persons arrested under the pursuit decision on and in custody subject to legal aid, the Head, Deputy Head and competent investigation agency’s investigator of place of arrest or receiving of arrestees shall notify and guide the arrestees or their relatives or representative to contact the legal aid organization under the area of procedure-conducting agency which is handling the case to perform the procedures for legal aid request.

2. Superintendent and Deputy Superintendent of detention center, Educator-warden, Head and Deputy Head of remand home are responsible for:

a) Giving explanation to detainees and people in custody of their rights and obligations under procedural law; rights to legal aid. When these persons in are in need of legal aid, they shall be helped with application writing for legal aid to be submitted to the legal aid organization at the place where the legal aid receiver has requested or in the area where the head office of procedure-conducting agency handling the case or at the place where the detention center and remand home are located;

b) Facilitating the legal aid performer to contact the detainees and person held in custody as prescribed by law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 4.

ISSUANCE, REFUSAL, REVOCATION AND EFFECT OF CERTIFICATE OF PROCEEDINGS PARTICIPATION

Article 10. Issuing certificate of proceedings participation

Heads and Deputy Heads of the investigating agency at all levels, Director, Deputy Director of the Procuracy at all levels, President of Tribunal, Vice President of Tribunal, Judge and Court Clerk at all levels shall issue certification of counsel, certificate of defender of litigant’s legal rights and interests in criminal cases; Court Judge assigned to settle civil and administrative cases shall issue certificate of defender of litigant’s legal rights and interests in civil cases; defender of plaintiff’s legal rights and interests, persons having rights and obligations involved in administrative cases (hereafter referred to as certificate of proceedings participation) to the legal aid performer as prescribed in Article 39 of the Law on legal aid as follows:

1. Issuing certificate of proceedings participation

a) For legal helper and lawyer collaborators

Within 03 working days after receiving the Center and branch’s decision to appoint person for proceedings participation (under the form No. TP-TGPL-4A issued together with Decision No. 03/2007/QD-BTP dated June 01, 2007 of the Minister of Justice on issuing a number of forms used in legal aid activities) together with a copy of legal helper Card for person appointed as legal helper; a copy of legal helper collaborator Card and lawyer Card for person appointed as lawyer collaborator, the procedure-conducting agency which is handling the case shall record the case into the handling book and issue certificate of proceedings participation to the legal aid performers.

In case the legal helpers and lawyer collaborators do not come to the procedure-conducting agency personally to receive the certificate of proceedings participation, the accompanying papers as specified above (legal helper Card, legal helper collaborator Card and lawyer Card) must be certified copies.

In case of defense for persons held in custody, the investigation agency shall issue certification of proceedings participation to the persons appointed to participate in the proceedings within 24 hours after the receipt of the decision to appoint persons to participate in the proceedings.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Lawyer Card;

- Written request for lawyer from the person held in custody, the accused, defendant or other people or lawyer appointment document from the legal aid organization where that lawyer is practicing.

Within 03 working days or 24 hours for detention case, after fully receiving valid papers, the procedure-conducting agency shall issue certificate of proceedings participation to the lawyer. In case of refusal, there must be a written notice stating the reasons.

2. The legal aid performers participating in legal aid shall be issued with certificate for proceedings participation in their capacity as follows:

a) Legal helpers participating in criminal proceedings as a legal representative of person held in custody, the accused, defendant; defender of litigant’s rights as prescribed in Article 59 of the Code of Criminal Procedure, Point b, Clause 3, Article 21 of the Law on legal aid;

b) Legal helpers participating in civil proceedings as representative or defender of litigant’s legal rights and interests in civil cases as prescribed in Clause 16, Article 1 of the Law amending and supplementing a number of articles of Code of Civil Procedure;

c) Legal helpers participating in administrative proceedings as defender of plaintiff’s legal rights and interests and persons having relevant rights and interests as prescribed at Point b, Clause 2, Article 55 of Code of Administrative Procedure;

d) Lawyer collaborators and lawyers participating in the proceedings as: a counsel for person held in custody, the accused, defendant and defender of litigant’s legal rights and interests in criminal cases; representative and defender of litigants’ legal rights and interests in civil cases; representative and defender of defendant’s legal rights and persons having rights and interests in administrative cases.

3. Receiving certificate of proceedings participation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If the legal helpers and lawyer collaborators do not come to the procedure-conducting agency to receive their Certificate of proceedings participation for objective reasons, they shall send additional copy of legal helper Card, collaborator Card and lawyer Card to the procedure-conducting agency.

If the legal helpers and lawyer collaborators do not come to the procedure-conducting agency personally as prescribed in Paragraph 2, Point a, Clause 1 and Paragraph 2, Point a, Clause 3 of this Article, to the procedure-conducting agency shall send them their Certificate of proceedings participation by registered mail or expressed mail.

b) Lawyer requesting the issuance of Certificate of proceedings participation shall come to the procedure-conducting agency personally by appointment on the receipt to receive Certificate of proceedings participation.

If lawyer does not come to the procedure-conducting agency personally to receive Certificate of proceedings participation, the procedure-conducting agency shall send the Certificate of proceedings participation to the lawyer by registered mail or express mail.

Article 11. Validity of Certificate of proceedings participation

1. In the field of criminal proceedings, if the legal aid performer participates in any stage, then the Certificate of proceedings participation shall be issued by the procedure-conducting agency of that stage and is valid to the end of the case, even when the case needs additional investigation, except that the Certificate of proceedings participation is revoked.

In case of resumption of case investigation, separation or merger, the legal aid performer shall continue participating in the proceedings to the end of the case. If the case needs re-investigation, the Certificate of proceedings participation shall be re-issued under the procedures prescribed in Article 10 of this Joint Circlar.

2. In the field of civil or administrative proceedings, the issuance of Certificate of proceedings participation to the legal aid performer shall be done by the Court which is handling the civil or administrative case and this Certificate is valid to the end of the case.

In case of separation and merger of case, the legal aid performer shall continue participating in the proceedings to the end of the case. In case the case is retried, the Certificate of proceedings participation shall be re-issued under the procedures prescribed in Article 10 of this Joint Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. Refusal to issue Certificate of proceedings participation

if the procedure-conducting agency refuse to issue Certificate of proceedings participation to the legal aid performer, within 03 working days after receiving decision to appoint the proceedings participant, the procedure-conducting agency shall notify in writing to the legal aid organization stating the reasons for refusal.

Article 13. Revocation of Certificate of proceedings participation

1. The legal helper whose Certificate of proceedings participation is revoked in the following cases:

a) Performing one of the acts seriously prohibited specified in Clause 1, Article 9 of the Law on Legal Aid.

b) Violating the counsel’s obligation specified at Point d, e, Clause 3 of Article 58 of the Code of Criminal Procedure; being substituted and prohibited from participating in the proceedings as prescribed by the procedural law and law on legal aid.

c) Being dismissed as prescribed in Clause 2, Article 10 of Decree No. 07/2007/ND-CP dated January 01, 2007 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Legal Aid.

d) The legal aid receiver has withdrawn his/her legal aid requests.

dd) The legal aid organization requires the substitution of the legal aid performer.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Performing one of the acts seriously prohibited specified in Clause 1, Article 9 of the Law on Legal Aid, Clause 1, Article 9 of the Law on Lawyers amended and supplemented in Clause 3, Article 1 of the Law No. 20/2012/QH13 amending and supplementing a number of articles of the Law on Lawyers.

b) Being revoked the Certificate of lawyer practice specified in Clause 1, Article 9 of the Law on Lawyers amended and supplemented in Clause 9, Article 1 of the Law No. 20/2012/QH13 amending and supplementing a number of articles of the Law on Lawyers.

c) Being subject to cases specified at Point b, d and dd, Clause of this Article;

d) The lawyer whose Certificate of proceedings participation is revoked when the legal aid organization terminates its participation in legal aid specified in Article 19 of the Law on Legal Aid.

3. The procedure-conducting agency which has issued Certificate of proceedings participation to the legal aid performer has the right to revoke that Certificate. The written revocation shall be sent to the person whose Certificate of proceedings participation is revoked and the legal aid organization.

4. If the procedure-conducting agency at the later stage finds that the legal aid performer who has been issued Certificate of proceedings participation at the previous stage is not eligible for participating in the proceedings, it shall revoke the Certificate of proceedings participation and notify the procedure-conducting agency which has issued Certificate of proceedings participation, the legal aid organization and the legal aid performer.

The reservation of result of proceedings participation in criminal cases of the person whose Certificate of proceedings participation is revoked shall be decided by the procedure-conducting agency. For civil or administrative cases, the legal aid receiver shall decide the reservation and notify that to the legal aid organization.

5. When the legal helpers whose legal helper Card are revoked, the lawyer collaborators whose lawyer Card or legal aid collaborator Card are revoked, the lawyers whose lawyer Cards are revoked or substituted as prescribed in Clause 2 and 3, Article 45 of the Law on Legal Aid. In case of termination of legal aid as prescribed in Article 19 of the Law on Legal Aid, the legal aid organization must notify in writing to the procedure-conducting agency in order to revoke Certificate of proceedings participation;

6. When the legal aid performer whose Certificate of proceedings participation is revoked or substituted, he/she shall terminate procedural activities from the time of revocation or substitution of Certificate of proceedings participation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

INTER-SECTORAL COORDINATION BOARD IN PROCEDURAL ACTIVITIES

Article 14. Inter-sectoral coordination Board in procedural activities at the Central

1. Establishing the inter-sectoral coordination Board in procedural activities at the Central (hereafter referred to as Central inter-sectoral coordination Board) to assist the Minister of Justice, Public Security, Finance, Defense, President of Tribunal of Supreme People’s Court, Director of Supreme People’s Procuracy to uniformly direct the legal aid in procedural activities.

2. The Minister of Justice shall decide to establish the Central inter-sectoral coordination Board after having uniform opinion on inter-sectoral personnel at the Central.

The Central inter-sectoral coordination Board consists of Minister of Justice; Deputy Minister of Ministries: Justice, Public Security, Defense, Finance; Deputy Director of Supreme People’s Procuracy, Vice President of Tribunal of Supreme People’s Court and Director of Legal Aid Department under the Ministry of Justice. The Minister of Justice is the Chairman of the Board. The Board members work under the pluralism. The Ministry of Justice is the standing agency of the Central inter-sectoral coordination Board and shall coordinate activities of the Central inter-sectoral coordination Board specified in Clause 3 of this Article. The Board uses the seal of the Ministry of Justice.

3. The Central inter-sectoral coordination Board shall assist inter-sectoral leadership to study, direct, guide, inspect the implementation of legal aid in the proceedings; make statistics and report cases of legal aid in procedural activities; set out necessary measures to settle problems in coordination and enhance the efficiency of legal aid coordination in the proceedings; make annual preliminary and final review to assess the implementation of this Joint Circular; propose awards from the Minister of Justice; propose the handling of violation from the sectoral leadership; settle or propose to settle problems arising in the practical coordination activities. The meetings of the Central inter-sectoral coordination Board shall have the attendance of the national Bar Association’s representative.

4. Assisting the Central inter-sectoral coordination Board is the assistant Team. The Chairman of the Central inter-sectoral coordination Board shall decide the establishment of assistant Team which consists of leadership of functional units of Ministry of Justice, Public Security, Finance, Defense, Supreme People’s Procuracy and Supreme People’s Court.

Article 15. Inter-sectoral coordination Board in procedural activities at localities

1. Establishing the Inter-sectoral coordination Board on legal aid in procedural activities in provinces and centrally-affiliated cities (hereafter referred to as local inter-sectoral coordination Board) to assist Service of Justice, Director of Public Security, Director of Service of Finance, Director of provincial People’s Procuracy, President of Tribunal of provincial People’s Court and military zone Commander where the head office is located or provincial military Command (for areas without military zone Command) to uniformly direct the legal aid coordination in local procedural activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The local inter-sectoral coordination Board includes leadership representatives of agencies: Justice, Public Security, Finance, People’s Procuracy, provincial People’s Court, Office of military zone Command where the head office is located or provincial military Command (for areas without military zone Command) and Director of Centers.

Director Service of Justice is the Chairman of the Board. The Board members work under the pluralism. The Board uses the seal of the Service of Justice which is the standing agency of the local inter-sectoral coordination Board and shall coordinate the activities of the Board as prescribed in Clause 3 of this Article.

3. The local inter-sectoral coordination Board shall assist sectoral leadership at localities to direct, guide, monitor, inspect and coordinate under this Joint Circular, settle problems arising at localities; annually assess the quality of proceedings participation of the legal aid performer, legal collaborator’s activities of cadres, officials and officers of sectors; make statistics and report cases of legal aid in the local procedural activities; make annual preliminary and final review and report to the sectoral leadership and the Central inter-sectoral coordination Board on the implementation of this Joint Circular; propose awards from Chairman of provincial People’s Committee and Director of Service of Justice; propose the handling of violation from sectoral leadership.

The meetings of the local inter-sectoral coordination Board with the attendance of representative of Bar Association, representative of Procuracy, Court, area investigation agency of the army, border Guard, detention Center.

4. Assisting the local inter-sectoral coordination Board is the assistant Team. The Chairman of the local inter-sectoral coordination Board shall decide to establish the assistant Team which consists of Center leadership, division-level representative of agencies: Public Security, Finance, provincial People’s Procuracy, People’s Court, Office of military zone Command where the head office is located or provincial military Command (for areas without military zone Command) and Director of Centers.

5. Annually, the sectors as members of the local inter-sectoral coordination Board shall make report under the form for submission to the standing agency of the local inter-sectoral coordination Board no later than the 25th date of October. The standing agency of the local inter-sectoral coordination Board shall make report under the form (TT-TGPL issued together with this Joint Circular) for submission to the standing agency of the Central inter-sectoral coordination Board no later than the 5th date of November, The time for reporting data collection is from the 1st of October of previous year to the 30th date of September of the following year.

Chapter 6.

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 16. Responsibility for implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Agencies of Defense, Public Security, Procuracy and Court shall encourage and create favorable conditions for cadres, officials and officers working at their agencies and organizations as legal aid collaborators to give legal advice to the legal aid receivers. The legal advice must be in accordance with provisions of law and rules and regulations of that sector.

Article 17. Funding for implementation

1. Funding for implementation of legal aid coordination in procedural activities is estimated in the funding of state budget annually allocated of each sector, including:

a) Funding for general preliminary and final review on local coordination, placement of bulletin and information leaflet, legal aid infobox, legal brochure and other relevant documents estimated in the annual budget funding of the Centers.

b) Funding for organization of training for officials of procedure-conducting agencies estimated in general activity funding of these procedure-conducting agencies.

c) Funding for payment of case allowance for legal helpers and remuneration for lawyer collaborator made by the Centers and Branches as prescribed by current regulations.

d) Funding for inspection and assessment of legal aid coordination; material duplication, preliminary and final review, assessment of central and local coordination of each sector estimated in the annual budget funding of that sector.

dd) Funding for individual and collective awards shall comply with regulations of law on emulation.

2. The members of inter-sectoral coordination Board and members of assistant Team for the Board are entitled to remuneration. The remuneration level of the members of inter-sectoral coordination Board and members of assistant Team is 0.3 of minimum wage / person / month.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Annually, the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court and the Ministry of Public Security shall aggregate the proposal for funds for legal aid coordination in procedural activities of provincial-level. The Minister of Justice, Defense shall prepare estimate of funds for legal aid coordination activities in procedural activities in the total funds of annual general activities and submit it to the competent authority for approval.

Article 18. Transitional provision

The inter-sectoral coordination Board on legal aid in Central procedural activities and the inter-sectoral coordination Board on legal aid in local procedural activities established under the provisions of the Joint Circular No. 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC dated December 28, 2007 of the Ministry of Justice, Public Security, Defense, Finance, Supreme People's Procuracy and Supreme People's Court guiding the application of a number of regulations on legal aid in procedural activities shall continue operating under the provisions of this Joint Circular.

Within 03 months after the effective date of this Joint Circular, provincial-level People’s Committee shall consolidate the inter-sectoral coordination Board on legal aid in local procedural activities as prescribed by this Joint Circular.

Article 19. Effect

1. This Joint Circular takes effect on August 21, 2013 and supersedes the Joint Circular No. 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC dated December 28, 2007 of the Ministry of Justice, Public Security, Defense, Finance, Supreme People's Procuracy and Supreme People's Court guiding the application of a number of regulations on legal aid in procedural activities.

2. During the course of implementation, any difficulty or problem arising should be promptly to the Ministry of Justice, Public Security, Defense, Finance, Supreme People's Procuracy and Supreme People's Court for consideration and guidance on implementation or amendment or supplementation accordingly./.

 

FOR THE MINISTER OF PUBLIC SECURITY
DEPUTY MINISTER




Le Quy Vuong

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FOR THE MINISTER OF JUSTICE
DEPUTY MINISTER




Nguyen Thuy Hien

FOR THE MINISTER OF
DEFENSE
DEPUTY MINISTER




Nguyen Thanh Cung

 

FOR THE MINISTER OF
FINANCE
DEPUTY MINISTER




Truong Chi Trung

FOR THE DIRECTOR OF SUPREME PEOPLE’S PROCURACY
DEPUTY DIRECTOR




Tran Cong Phan

FOR THE PRESIDENT OF TRIBUNAL OF SUPREME PEOPLE’S COURT
VICE PRESIDENT




Dang Quang Phuong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/07/2013 hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng do Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


29.139

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.46.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!