ỦY BAN DÂN TỘC
-
BỘ TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
01/2014/TTLT-UBDT-BTC
|
Hà Nội, ngày 10
tháng 01 năm 2014
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY
ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng
6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách
nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng
10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng
12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18
tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín
trong đồng bào dân tộc thiểu số;
Căn cứ Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 07
tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg về chính sách đối với người có uy tín trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số (sau đây gọi là Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg và
Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg);
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Bộ trưởng
Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số
18/2011/QĐ-TTg và Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư liên tịch này hướng dẫn về nguyên tắc, điều
kiện, trình tự, thủ tục bình chọn, xét công nhận người có uy tín; chế độ, chính
sách và quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện chính sách đối với người
có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (sau đây gọi là người có uy tín).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người có uy tín quy định tại khoản
1 Điều 2 của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định
số 56/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực
hiện chính sách đối với người có uy tín.
Điều 3. Nguyên tắc, điều kiện
bình chọn, xét công nhận người có uy tín
1. Nguyên tắc
a) Người được bình chọn, xét công nhận là người có
uy tín phải có đủ các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 2 của
Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số
56/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và được trên 50% tổng số đại biểu dự hội
nghị liên ngành thôn bình chọn;
b) Tổng số người có uy tín được bình chọn, xét công
nhận không vượt quá tổng số thôn vùng dân tộc thiểu số của tỉnh;
c) Hằng năm, tổ chức rà soát, đánh giá, kịp thời
đưa ra khỏi danh sách người có uy tín và bình chọn, xét công nhận bổ sung, thay
thế người có uy tín.
2. Điều kiện
a) Thôn có từ 1/3 số hộ gia đình hoặc số nhân khẩu
trở lên là người dân tộc thiểu số (thôn đủ điều kiện) được bình chọn, xét công
nhận 01 (một) người có uy tín;
b) Trường hợp thôn không đủ điều kiện nhưng cần
bình chọn một người có uy tín hoặc thôn đủ điều kiện nhưng cần bình chọn nhiều
hơn một người có uy tín do có nhiều dân tộc cùng sinh sống, ở địa bàn đặc biệt
khó khăn, biên giới, xung yếu, phức tạp về an ninh, trật tự: căn cứ đề nghị của
Ủy ban nhân dân (UBND) huyện, Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh chủ trì, phối hợp
với cơ quan Công an, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các ban, ngành liên quan
tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định số lượng và việc bình chọn,
xét công nhận người có uy tín đối với các thôn quy định tại điểm b khoản 2 Điều
này nhưng tổng số người có uy tín được bình chọn, xét công nhận toàn tỉnh không
vượt quá tổng số thôn vùng dân tộc thiểu số của tỉnh.
Điều 4. Chế độ, chính sách đối
với người có uy tín
1. Cung cấp thông tin
a) Định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất, người có uy tín
được cấp ủy, chính quyền các cấp nơi cư trú phổ biến, cung cấp thông tin về chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tình hình và
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa
phương.
Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại
Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài
chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí
bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và Thông tư số 97/2010/TT-BTC
ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ
chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
(sau đây gọi là Thông tư 97/2010/TT-BTC);
b) Hằng năm, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ và điều kiện
cụ thể của địa phương; căn cứ danh sách người có uy tín cần tập huấn, bồi dưỡng
kiến thức; tham quan học tập kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội và bảo
đảm quốc phòng an ninh do UBND xã lập, UBND tỉnh chỉ đạo Cơ quan công tác dân tộc
cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức:
- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức phù hợp với người
có uy tín. Số lượng lớp, cấp tổ chức do UBND tỉnh quy định. Nội dung và mức chi
thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC và Thông tư số
139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự
toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Thăm quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh
về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Việc thành lập
đoàn, số lượng đoàn thăm quan học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh do UBND tỉnh
quy định, trong đó thăm quan ngoài tỉnh do cấp tỉnh tổ chức 1 năm/1 lần/1 Đoàn.
Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài
chính.
c) Người có uy tín được cấp:
- 01 tờ/số báo Dân tộc và Phát triển của Ủy ban Dân
tộc; 01 tờ/số Bản tin Dân tộc và miền núi của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh
hoặc 01 tờ/số báo tỉnh nơi người có uy tín cư trú do UBND tỉnh quyết định và
giao Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh quản lý, thực hiện. Kinh phí thực hiện
được bố trí trong dự toán giao hằng năm của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh để
cấp báo trực tiếp cho người có uy tín.
- Trường hợp cùng thời điểm mà người có uy tín được
cấp các loại báo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều này từ các chính sách khác
nhau thì chỉ được cấp 01 tờ báo của mỗi loại.
2. Hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần
Người có uy tín được cấp ủy, chính quyền địa phương
nơi cư trú:
a) Thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết
của các dân tộc thiểu số;
b) Thăm hỏi, hỗ trợ vật chất khi người có uy tín ốm
đau phải nằm viện điều trị từ tuyến huyện trở lên;
c) Thăm hỏi hộ gia đình người có uy tín gặp khó
khăn do hậu quả thiên tai; thăm viếng bố (bố đẻ, bố chồng hoặc bố vợ, bố nuôi hợp
pháp theo quy định của pháp luật), mẹ (mẹ đẻ, mẹ chồng hoặc mẹ vợ, mẹ nuôi hợp
pháp theo quy định của pháp luật), vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi hợp
pháp theo quy định của pháp luật), bản thân người có uy tín qua đời;
Nội dung, mức chi tại các điểm a, b, c khoản 2 của Điều
này thực hiện theo quy định tương ứng tại các điểm a, b, c khoản
2 của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
d) Người có uy tín trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ nếu hy sinh hoặc bị thương mà đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 17 hoặc Điều 27 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09
tháng 4 năm 2013 của Chính phủ được cấp có thẩm quyền xem xét hưởng các chế độ
ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng.
Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định công nhận người
có uy tín là liệt sỹ hoặc hưởng các chế độ như thương binh thực hiện theo quy định
tại Mục 3, Mục 6 Chương II của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP
ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện một
số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
3. Đón tiếp, tặng quà các đoàn đại biểu người có uy
tín đến thăm, làm việc với cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý, đón tiếp người
có uy tín
a) Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý, đón tiếp người
có uy tín, gồm:
- Cơ quan Trung ương: Ủy ban Dân tộc, Bộ Công an, Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các
cơ quan giúp lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ tổ chức đón tiếp người có uy
tín;
- Cơ quan địa phương: Cơ quan công tác dân tộc,
Công an, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Bộ đội Biên phòng và cơ quan giúp cấp ủy, Hội
đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh, huyện tổ chức đón tiếp người có uy tín.
b) Kinh phí thực hiện được bố trí trong dự toán chi
ngân sách nhà nước hằng năm của các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý, đón tiếp
người có uy tín. Nội dung, mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư
01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ
chi tiếp khách trong nước và Quyết định số 76/2013/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm
2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ chi đón tiếp, thăm hỏi, chúc mừng
đối với một số đối tượng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện.
4. Chế độ khen thưởng
Người có uy tín có thành tích xuất sắc trong lao động
sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh, trật tự được đề nghị
xét khen thưởng. Hồ sơ, thủ tục và mức chi tiền thưởng cho người có uy tín áp dụng
theo quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 và Nghị định
số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Đối với các trường hợp được khen ngoài đối tượng
quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 và Nghị định số
39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ, cơ quan quyết định khen
thưởng căn cứ khả năng ngân sách dành cho công tác thi đua khen thưởng để thực
hiện, nhưng mức tối đa không vượt quá mức tiền thưởng quy định tại Nghị định số
42/2010/NĐ-CP và Nghị định số 39/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
5. Trường hợp cùng thời điểm mà người có uy tín được
hưởng các chính sách, chế độ hỗ trợ giống nhau nhưng với các mức khác nhau thì
được hưởng một mức hỗ trợ cao nhất.
Điều 5. Trình tự, thủ tục bình
chọn, xét công nhận người có uy tín
Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh chủ trì, phối hợp
với cơ quan Công an, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các ban, ngành liên quan
tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc bình chọn,
xét công nhận người có uy tín trên địa bàn tỉnh theo trình tự, thủ tục như sau:
1. Bình chọn người có uy tín
Căn cứ văn bản chỉ đạo của UBND xã, Trưởng ban công
tác Mặt trận thôn chủ trì, phối hợp với Chi ủy, Trưởng thôn, đại diện các đoàn
thể và hộ gia đình trong thôn tổ chức hội nghị liên ngành bình chọn người có uy
tín bằng một trong hai hình thức biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín (do hội
nghị quyết định). Người được bình chọn phải đạt trên 50% tổng số đại biểu dự họp
tán thành (trường hợp lần 1 chưa bình chọn được thì tiến hành bình chọn lần 2
theo trình tự nêu trên, nếu không bình chọn được thì thôn đó không có người có
uy tín); Trưởng thôn lập 01 bộ tài liệu gồm văn bản đề nghị gửi UBND xã kèm
theo biên bản hội nghị liên ngành thôn (theo Biểu mẫu 01 ban hành kèm theo Thông
tư này).
Thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ các tài liệu hợp lệ của thôn và hoàn thành trước ngày 20 tháng 01
hằng năm.
2. Rà soát kết quả bình chọn người có uy tín
UBND xã kiểm tra, rà soát kết quả bình chọn người
có uy tín của các thôn trong xã; lập 01 bộ tài liệu gồm văn bản đề nghị gửi
UBND huyện kèm theo biên bản họp của UBND xã kiểm tra, rà soát kết quả bình chọn
người có uy tín của các thôn (theo Biểu mẫu 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
Thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ các tài liệu hợp lệ của các thôn và hoàn thành trước ngày 10 tháng
02 hằng năm.
3. Tổng hợp đề nghị xét công nhận người có uy tín
UBND huyện kiểm tra, tổng hợp đề nghị của các xã; lập
01 bộ tài liệu gồm văn bản đề nghị gửi Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh kèm
theo biểu tổng hợp danh sách đề nghị xét công nhận người có uy tín của huyện.
Thời gian thực hiện không quá 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ tài liệu hợp lệ của xã và hoàn thành trước ngày 25 tháng 02 hằng
năm.
4. Hoàn thiện hồ sơ, trình và phê duyệt danh sách
người có uy tín
Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh kiểm tra, tổng hợp
đề nghị xét công nhận người có uy tín của các huyện; lập 01 bộ hồ sơ gồm Tờ
trình kèm theo Biểu tổng hợp danh sách (theo Biểu mẫu 03 ban hành kèm theo Thông
tư này), văn bản đề nghị của các huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh. Thời gian kiểm
tra, tổng hợp, lập hồ sơ thực hiện không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
các tài liệu hợp lệ của các huyện và trình Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 20
tháng 3 hằng năm.
Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt danh sách người
có uy tín của tỉnh trong thời gian 05 ngày làm việc, thời gian hoàn thành trước
ngày 31 tháng 3 hằng năm và gửi Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính (gồm: Quyết định
phê duyệt và danh sách người có uy tín theo Biểu mẫu 03, đồng thời gửi qua thư
điện tử theo địa chỉ: [email protected]) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.
Điều 6. Kiểm tra, rà soát, đánh
giá, đưa ra khỏi danh sách người có uy tín và bình chọn, xét công nhận bổ sung
người có uy tín
1. Đưa ra khỏi danh sách người có uy tín:
a) Các trường hợp sau cần kịp thời đề nghị đưa ra
khỏi danh sách người có uy tín:
- Người vi phạm pháp luật; người mất năng lực hành
vi dân sự;
- Người có uy tín đã qua đời, chuyển nơi khác sinh
sống hoặc tự nguyện xin rút khỏi danh sách người có uy tín;
- Các trường hợp vi phạm khác làm mất uy tín, không
đảm bảo đủ các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của
Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số
56/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
b) Khi có các trường hợp quy định tại điểm a khoản
1 Điều này, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn chủ trì tổ chức hội nghị liên
ngành thôn với các thành phần tham dự như quy định tại khoản 1 Điều
5 của Thông tư liên tịch này; người bị đề nghị đưa ra khỏi danh sách người
có uy tín phải được trên 50% tổng số đại biểu dự hội nghị liên ngành thôn bỏ
phiếu đồng ý;
Trưởng thôn làm văn bản đề nghị kèm theo biên bản hội
nghị liên ngành thôn (theo Biểu mẫu 04 ban hành kèm theo Thông tư này) gửi UBND
xã kiểm tra, rà soát (theo Biểu mẫu 05 ban hành kèm theo Thông tư này), báo cáo
UBND huyện tổng hợp, gửi Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh trình Chủ tịch UBND
tỉnh xem xét, quyết định.
2. Bình chọn, xét công nhận bổ sung, thay thế người
có uy tín
Hằng năm, Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh chủ
trì, phối hợp với cơ quan Công an, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các ban,
ngành liên quan tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các huyện
tiến hành rà soát, đánh giá, bình chọn, xét công nhận bổ sung, thay thế người
có uy tín;
Trình tự, thủ tục, thời gian bình chọn, xét công nhận
bổ sung, thay thế người có uy tín thực hiện theo quy định tại Điều
5 của Thông tư liên tịch này.
Điều 7. Kinh phí thực hiện
chính sách
1. Kinh phí thực hiện chính sách đối với người có
uy tín thực hiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định số
18/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngân sách trung ương cấp kinh phí
cho các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương đối với các nội
dung chi quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 4 của Thông
tư liên tịch này; các nội dung chi khác và các địa phương còn lại do ngân
sách địa phương tự đảm bảo.
2. Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết
toán kinh phí thực hiện chính sách đối với người có uy tín thực hiện theo quy định
hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật hiện hành và
tổng hợp gửi Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc theo quy định.
3. Kinh phí quản lý thực hiện chính sách hằng năm ở
địa phương được cân đối, bố trí từ ngân sách địa phương và giao cho Cơ quan
công tác dân tộc cấp tỉnh, huyện thực hiện để chi cho các hoạt động: tổ chức
triển khai, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách trên địa
bàn, công tác phí cho cán bộ đi thăm hỏi người có uy tín, dự các hội nghị, tập
huấn của huyện, tỉnh và trung ương. Nội dung, mức chi thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Điều 8. Trách nhiệm thi hành
1. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Tài
chính chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch này.
2. UBND tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện
trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh.
3. UBND tỉnh giao Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh
là đơn vị Thường trực; chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý và tổ chức thực
hiện chính sách; hướng dẫn, quy định cụ thể nhiệm vụ đối với người có uy tín,
công tác rà soát, đánh giá, đưa ra khỏi danh sách người có uy tín và bình chọn
bổ sung, thay thế người có uy tín hằng năm; phân công, phân cấp quản lý thực hiện
chính sách đối với người có uy tín cho phù hợp với điều kiện thực tế và nhiệm vụ
chính trị của địa phương; tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo
cáo (trước ngày 20 tháng 11 hằng năm) kết quả thực hiện chính sách trên địa bàn
tỉnh gửi Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các chế độ, chính sách đối với người có uy tín
quy định tại Thông tư liên tịch này được tính hưởng kể từ ngày Quyết định số
18/2011/QĐ-TTg và Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu
lực thi hành.
2. Người có uy tín được bầu chọn trước đây (trừ các
trường hợp đã đưa ra khỏi danh sách người có uy tín) tiếp tục được hưởng các chế
độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg và Quyết định số
56/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến thời điểm Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt
danh sách người có uy tín năm 2014 thay thế danh sách người có uy tín năm 2013
theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch này.
Điều 10. Điều khoản thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 25 tháng 02 năm 2014 và thay thế Thông tư liên tịch số
05/2011/TTLT-UBDT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Khi các văn bản áp dụng để thực hiện chế độ,
chính sách đối với người có uy tín quy định tại Điều 4 của Thông
tư liên tịch này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản khác thì được
áp dụng theo quy định của văn bản mới.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng
mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Ủy ban Dân tộc và Bộ
Tài chính để xem xét, giải quyết./..
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Công Nghiệp
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM
ỦY BAN DÂN TỘC
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM
Hoàng Xuân Lương
|
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP TƯ Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh; Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực
thuộc TW;
- Công báo, Website: Chính phủ, UBDT, BTC;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Vụ NSNN, Vụ TCHCSN, Vụ PC (Bộ Tài chính);
- Vụ DTTS (05b), Vụ PC UBDT;
- Lưu VT: UBDT, BTC.
|
|
Biểu
mẫu 01
(Kèm theo Thông
tư liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10/01/2014)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
(Tên thôn), ngày
…….. tháng …… năm …..
BIÊN BẢN
HỘI NGHỊ LIÊN NGÀNH THÔN
Hôm nay, ngày ……. tháng …… năm …., tại (ghi rõ địa
điểm tổ chức) thôn……. xã ……. tổ chức Hội nghị liên ngành thôn.
1. Thành phần
- Chủ trì: Ông (bà): ………………………. Trưởng ban Công tác
Mặt trận thôn
- Thư ký (ghi rõ họ, tên, chức danh):
………………………………………………………
- Đại diện Chi ủy thôn (ghi rõ họ, tên, chức
danh): ………………………………………
- Đại diện các tổ chức đoàn thể (ghi rõ họ, tên,
chức danh): Mỗi đoàn thể cử 01 người tham gia.
- Đại diện các hộ gia đình DTTS trong thôn (ghi
rõ họ, tên): tối thiểu 03 hộ gia đình;
2. Nội dung
Bình chọn, đề nghị xét công nhận người có uy tín của
thôn năm ……………….
3. Kết quả
Căn cứ Thông tư liên tịch số
....../2014/TTLT-UBDT-BTC ngày .../01/2014 của liên bộ Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài
chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy
tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
Sau khi thảo luận, xem xét, cuộc họp thống nhất:
- Ông (bà): ……………………….. năm sinh ………….. dân tộc
…………. đạt số phiếu (hoặc số người biểu quyết)...../tổng số phiếu (hoặc tổng số
người) ………* = ….% bình chọn, đề nghị là người có uy tín của thôn …………….. năm
…………………;
- Ông (bà): ……………………… năm sinh …….. dân tộc ……… đạt
số phiếu (hoặc số người biểu quyết)....../tổng số phiếu (hoặc tổng số người)
………* =....% bình chọn, đề nghị là người có uy tín của thôn ………. năm ………**
Các thành viên tham dự họp thống nhất thông qua và
lập biên bản thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản lưu tại thôn, 01 bản gửi Ủy
ban nhân dân xã. Biên bản thông qua và được …….% đại biểu dự họp tán thành. Cuộc
họp kết thúc hồi ……. giờ …… phút cùng ngày./.
Thư ký
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Chủ trì
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Đại diện hộ dân
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Đại diện các
Đoàn thể
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Đại diện Chi ủy
(ký, ghi rõ họ tên)
|
|
|
|
|
____________
(*) Bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết giơ tay do Hội nghị
quyết định. Đại biểu đại diện hộ gia đình trong thôn không tham gia bỏ phiếu hoặc
biểu quyết bình chọn người có uy tín (tham dự với vai trò đại diện, giám sát);
trường hợp bình chọn bằng bỏ phiếu kín, tổ kiểm phiếu phải có sự tham gia của đại
biểu đại diện hộ gia đình trong thôn. Người được bình chọn, đề nghị là người có
uy tín phải đạt trên 50% tổng số đại biểu dự họp tán thành và có tỷ lệ bình chọn
cao nhất.
** Trường hợp có nhiều hơn số lượng người được bình
chọn/thôn mà có kết quả bình chọn bằng nhau (ở lần bình chọn thứ 2) thì đưa cả
vào danh sách bình chọn gửi UBND xã xem xét, quyết định.
Biểu
mẫu 02
(Ban hành kèm
theo Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10/01/2014)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN
KIỂM TRA, RÀ SOÁT KẾT QUẢ BÌNH CHỌN, ĐỀ NGHỊ
XÉT CÔNG NHẬN NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM …………
Hôm nay, vào hồi ……. giờ …… ngày ….. tháng …….. năm
…… tại UBND xã ……………huyện ………… tỉnh (thành phố)…………………………………….
1. Thành phần:
- Chủ trì: Ông (bà) ……………………… Chủ tịch (hoặc Phó
CT) UBND xã
- Thư ký: Ông (bà) …………………….. (ghi rõ họ, tên,
chức danh);
- Đại diện Đảng ủy xã …………….. (ghi rõ họ, tên,
chức danh);
- Đại diện Ủy ban MTTQ xã (ghi rõ họ, tên, chức
danh): ………………………………
- Đại diện các tổ chức đoàn thể của xã (ghi rõ họ,
tên, chức danh): Mỗi đoàn thể cử 01 người tham gia.
2. Nội dung: Kiểm tra, rà soát kết quả bình
chọn, đề nghị xét công nhận người có uy tín của các thôn trong xã năm ………….
3. Kết quả:
Căn cứ tiêu chí, điều kiện bình chọn người có uy
tín quy định tại Thông tư liên tịch số …../2014/TTLT-UBDT-BTC ngày .../01/2014
của liên bộ Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực
hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
Căn cứ Biên bản Hội nghị liên ngành của các thôn gửi
Ủy ban nhân dân xã về việc bình chọn, đề nghị xét công nhận người có uy tín;
Sau khi kiểm tra, rà soát kết quả bình chọn, đề nghị
xét công nhận người có uy tín của các thôn, các đại biểu dự họp đã thảo luận và
thống nhất các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện đề nghị công nhận
là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm ……. (theo biểu kèm
theo biên bản này).
Các thành viên tham dự họp thống nhất lập biên bản
thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản lưu tại UBND xã, 01 bản gửi UBND huyện.
Biên bản thông qua và được ……………% đại biểu dự họp
tán thành. Cuộc họp kết thúc hồi …… giờ ……… phút cùng ngày./.
Thư ký
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Chủ trì
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Đại diện các
Đoàn thể xã
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Đại diện UBMTTQ
xã
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Đại diện Đảng ủy
xã
(ký, ghi rõ họ tên)
|
|
|
|
|
TỔNG
HỢP KIỂM TRA, RÀ SOÁT KẾT QUẢ BÌNH CHỌN, ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN NGƯỜI CÓ UY TÍN CỦA
CÁC THÔN TRONG XÃ NĂM….
(Kèm theo Biên bản
họp UBND xã……... ngày ……. tháng……. năm……..)
Số TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Giới tính
|
Dân tộc
|
Nơi cư trú
|
Kết quả kiểm
tra, rà soát
|
Nam
|
Nữ
|
Đủ điều kiện
|
Không đủ điều
kiện
|
Lý do*
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thư ký
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Chủ trì
(ký, ghi rõ họ tên)
|
* Ghi chú:
- Nêu rõ lý do các trường hợp đủ điều kiện hoặc không
đủ điều kiện trong danh sách bình chọn, đề nghị của các thôn gửi UBND xã.
- Trường hợp thôn gửi danh sách đề nghị công nhận
người có uy tín vượt quá số lượng người có uy tín được bình chọn (do có kết quả
bình chọn ở Hội nghị liên ngành thôn cao bằng nhau) thì các thành viên tham gia
dự họp của UBND xem xét, quyết định chọn đủ số lượng người có uy tín được bình
chọn của thôn đó.
Biểu
mẫu 03
(Ban hành kèm
theo Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2014 của
liên Bộ Ủy ban Dân tộc - Tài chính)
UBND TỈNH.........
TỔNG HỢP DANH SÁCH NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM ......
(Kèm theo Quyết định
số
/QĐ-UBND.... ngày …. tháng ….. năm…… của UBND tỉnh ...............)
Số TT
|
Huyện/Xã/ Họ tên
NCUT
|
Năm sinh
|
Giới tính
|
Dân tộc
|
Nơi cư trú
(thôn, tổ dân phố và tương đương)
|
Thành phần NCUT
|
Ghi chú
|
Nam
|
Nữ
|
Già làng
|
Trưởng dòng họ, tộc
trưởng
|
Trưởng thôn, bản
và tương đương
|
Cán bộ nghỉ hưu
|
Sư sãi, chức sắc
tôn giáo
|
Thầy mo, thầy cúng,
thầy lang, bà bóng
|
Nhà giáo, thầy thuốc,
nhân sĩ
|
Người sản xuất,
kinh doanh giỏi
|
Thành phần khác
|
(1)
|
(2)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
(13)
|
(14)
|
(15)
|
(16)
|
(17)
|
(18)
|
I
|
Huyện A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã X
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Triệu Hứa X
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Ma A Y
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã B
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Lâm Văn B
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Vàng Văn T
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Huyện B
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xã Y
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Hoàng Văn H
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Bàn Hữu P
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng toàn Tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ghi rõ họ, tên, chữ ký)
|
TM. UBND TỈNH…….
(Họ tên, ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(8). Đề nghị ghi rõ: thôn, bản, làng, phum, sóc...
và tương đương;
Đối với tổ dân phố, khu phố, tiểu khu và tương đương:
Ghi cụ thể số nhà, ngõ/ngách, đường, phố...
(9), (10), (11), (12), (13), (14), (15), (16),
(17): Ghi cụ thể đúng thành phần của người có uy tín
Biểu
mẫu 04
(Ban hành kèm
theo Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10/01/2014)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
(Tên thôn), ngày
…….. tháng …… năm …..
BIÊN BẢN
HỌP LIÊN NGÀNH THÔN ĐỀ NGHỊ ĐƯA RA KHỎI DANH
SÁCH NGƯỜI CÓ UY TÍN
Hôm nay, ngày …….. tháng ……. năm ….., tại (ghi
rõ địa điểm tổ chức) thôn …… xã …… tổ chức Hội nghị liên ngành thôn.
1. Thành phần
- Chủ trì: Ông (bà): …………….. Trưởng ban Công tác Mặt
trận thôn
- Thư ký (ghi rõ họ, tên, chức danh):
……………………………………………………………….
- Đại diện Chi ủy thôn (ghi rõ họ, tên, chức
danh): ……………………………………………….
- Đại diện các tổ chức đoàn thể (ghi rõ họ, tên,
chức danh): Mỗi đoàn thể cử 01 người tham gia.
- Đại diện các hộ gia đình DTTS trong thôn (ghi
rõ họ, tên): số lượng tối thiểu 03 (ba) hộ gia đình.
2. Nội dung
Rà soát, đề nghị đưa ra khỏi danh sách người có uy
tín của thôn năm ………………………
3. Kết quả
Căn cứ Thông tư liên tịch số ……/2014/TTLT-UBDT-BTC
ngày .../01/2014 của liên bộ Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính quy định chi tiết và
hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc
thiểu số;
Căn cứ tình hình thực tế và kết quả thực hiện nhiệm
vụ được giao, sau khi thảo luận, xem xét, cuộc họp đã thống nhất đề nghị đưa ra
khỏi danh sách người có uy tín của thôn năm …….. đối với:
- Ông (bà): …………………………………………. năm sinh …………. dân tộc
……………………. với ………… số phiếu/tổng số phiếu ………. = .....% *
- Lý do (nêu cụ thể lý do đề nghị đưa ra khỏi
danh sách người có uy tín): …………………………..
………………………………………………………………………………………………………………
Các thành viên tham dự họp thống nhất thông qua và
lập biên bản thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản lưu tại thôn, 01 bản gửi Ủy
ban nhân dân xã. Biên bản thông qua và được ……....% đại biểu dự họp tán thành.
Cuộc họp kết thúc hồi …..giờ ………. phút cùng ngày./.
Thư ký
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Chủ trì
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Đại diện hộ dân
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Đại diện các
Đoàn thể
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Đại diện Chi ủy
(ký, ghi rõ họ tên)
|
|
|
|
|
____________
(*) Đại biểu đại diện hộ gia đình trong thôn không
tham gia bỏ phiếu, nhưng tham gia vào tổ kiểm phiếu để giám sát kết quả bỏ phiếu
đề nghị đưa ra khỏi danh sách người có uy tín của Hội nghị liên ngành thôn.
Biểu
mẫu 05
(Ban hành kèm
theo Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-BTC ngày 10/01/2014)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN
KIỂM TRA, RÀ SOÁT ĐỀ NGHỊ ĐƯA RA KHỎI DANH SÁCH
NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM ……………
Hôm nay, vào hồi…… giờ ……. ngày ……. tháng …… năm
…………. tại UBND xã …………. huyện ………………………………………………………………………..
1. Thành phần:
- Chủ trì: Ông (bà) …………………….. Chủ tịch (hoặc Phó
CT) UBND xã
- Thư ký: Ông (bà) …………………………….. (ghi rõ họ,
tên, chức danh);
- Đại diện Đảng ủy xã (ghi rõ họ, tên, chức
danh): ………………………………………
- Đại diện Ủy ban MTTQ xã (ghi rõ họ, tên, chức
danh): ……………………………….
- Đại diện các tổ chức đoàn thể của xã (ghi rõ họ,
tên, chức danh): Mỗi đoàn thể cử 01 người tham gia.
2. Nội dung: Họp xem xét đề nghị đưa ra khỏi
danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm ………….
3. Kết quả:
Căn cứ Thông tư liên tịch số ……./2014/TTLT-UBDT-BTC
ngày .../01/2014 của liên bộ Ủy ban Dân tộc - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 và Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg
ngày 07/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín
trong đồng bào dân tộc thiểu số và Biên bản họp liên ngành của thôn gửi UBND xã
đề nghị xem xét đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc
thiểu số năm………..
Sau khi kiểm tra, xem xét đề nghị của thôn ……., cuộc
họp đã thống nhất đề nghị UBND huyện xem xét đưa ra khỏi danh sách người có uy
tín trong đồng bào dân tộc thiểu số năm ………. đối với các trường hợp sau:
- Ông (bà): …………………………năm sinh ………. dân tộc ………… với
….…số phiếu/tổng số phiếu ……….. = ……%. Lý do (nêu cụ thể lý do đề nghị đưa
ra khỏi danh sách người có uy tín): …………………………………………………………………………;
- Ông (bà): ………………………. năm sinh ………. dân tộc ………… với
…….. số phiếu/tổng số phiếu ………… = ………. %. Lý do (nêu cụ thể lý do đề nghị
đưa ra khỏi danh sách người có uy tín): …………………………………………………………..;
Các thành viên tham dự họp đã thống nhất và lập
biên bản thành 02 bản có giá trị như nhau, 01 bản lưu tại UBND xã, 01 bản gửi
UBND huyện.
Biên bản thông qua và được ………..% đại biểu dự họp
tán thành. Cuộc họp kết thúc hồi …….giờ ………… phút cùng ngày./.
Thư ký
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Chủ trì
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Đại diện các
Đoàn thể xã
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Đại diện UBMTTQ
xã
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Đại diện Đảng ủy
xã
(ký, ghi rõ họ tên)
|
|
|
|
|