Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 89/2004/TT-BQP Quy chế khu vực biên giới biển hướng dẫn thực hiện Nghị định 161/2003/NĐ-CP

Số hiệu: 89/2004/TT-BQP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng Người ký: Phạm Văn Trà
Ngày ban hành: 19/06/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 89/2004/TT-BQP

Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2004

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ QUỐC PHÒNG SỐ 89/2004/TT-BQP NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 2004 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 161/2003/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUY CHẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN

Ngày 18 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 161/2003/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới biển, trong đó khoản 2 Điều 36 quy định "Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này".

Sau khi thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể một số nội dung sau đây:

1. Quy định về khu vực biên giới biển, vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động

2. Một số quy định đối với người, tàu thuyền Việt Nam, nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển.

3. Một số quy định về quản lý, bảo vệ khu vực biên giới biển.

4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

I. KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN, VÙNG CẤM,KHU VỰC HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG

A. KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN

1. Khu vực biên giới biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính các xã, phường, thị trấn giáp biển và các đảo, quần đảo.

Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo thuộc Việt Nam; biên giới quốc gia trên biển được xác định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ.

Ở những nơi lãnh hải, nội thủy hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thủy hoặc vùng nước lịch sử của nước láng giềng thì biên giới quốc gia trên biển được xác định theo thỏa thuận giữa các nước có chung vùng biển phù hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

2. Khu vực biên giới biển gồm:

- Các xã, phường, thị trấn giáp biển và các đảo, quần đảo (theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ)

- Nội thủy, lãnh hải của đất liền và nội thủy, lãnh hải của các đảo, quần đảo.

3. Khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế liên doanh với nước ngoài trong khu vực biên giới biển thực hiện theo quy định của Chính phủ đối với khu vực đó. Nếu hoạt động ở các khu vực này liên quan đến biên giới quốc gia, vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động thì thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 161/2003/NĐ-CP và Thông tư này.

B. VÙNG CẤM

1. Vùng cấm chỉ quy định ở những nơi cần thiết, những khu vực quan trọng hoặc trong từng thời điểm nhất định nhằm bảo đảm an ninh cho các hoạt động quân sự và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (thành) chủ trì phối hợp và thống nhất với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Giám đốc Công an tỉnh xác định tính chất, thời gian, phạm vi cụ thể của vùng cấm; Bộ Tư lệnh BĐBP tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng quyết định. Bộ Tư lệnh BĐBP có trách nhiệm thông báo Quyết định vùng cấm cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các đối tượng có liên quan nơi xác định vùng cấm; nếu vùng cấm nằm trong nội thủy hoặc lãnh hải thì thông báo cho Cục Hàng hải Việt Nam để thông báo hàng hải cho người, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài biết để thực hiện.

2. Vùng cấm được quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật hiện hành và quy chế quản lý, bảo vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.

3. Khi xác định vùng cấm nếu cần di dời dân phải thông báo trước và thực hiện việc đền bù theo quy định của pháp luật.

4. Phạm vi vùng cấm được đánh dấu bằng biển báo (trên bộ) hoặc xác định, đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ (trên biển).

5. Biển báo "Vùng cấm" làm theo mẫu thống nhất; biển làm bằng kim loại, dày 1,5 mm; cột biển bằng thép ống, đường kính 100 mm; biển làm bằng chất liệu phản quang, nền sơn màu xanh, chữ sơn màu trắng. Biển báo được cắm ở những nơi dễ nhận biết. Trên biển báo viết bằng hai thứ tiếng, thành hai dòng, dòng trên viết bằng chữ Việt Nam, dòng dưới viết bằng chữ Anh. Quy định cụ thể theo phụ lục kèm theo Thông tư này.

C. KHU VỰC HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG

1. Trong khu vực biên giới biển được xác lập khu vực hạn chế hoạt động vì lý do sau đây:

- Quản lý, bảo vệ môi trường;

- Khai thác, trục vớt;

- Tìm kiếm cứu nạn;

- Diễn tập quân sự;

- Phòng chống dịch bệnh;

- Các trường hợp khác.

2. Khu vực hạn chế hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành do các bộ, ngành xác định (phạm vi, tính chất, mức độ, thời gian) sau khi thống nhất với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sở tại quyết định đồngthời thông báo cho Bộ Quốc phòng.

3. Cơ quan ra quyết định khu vực hạn chế hoạt động phải thông báo cho các đối tượng có liên quan; nếu khu vực hạn chế hoạt động nằm trong nội thủy hoặc lãnh hải thì thông báo cho Cục Hàng hải Việt Nam để thông báo hàng hải cho người, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài biết để thực hiện.

4. Phạm vi khu vực hạn chế hoạt động được đánh dấu bằng các biển báo (trên bộ) hoặc được đánh dấu bằng các tọa đọ trên hải đồ (trên biển) hoặc thông báo theo khu vực; biển báo làm bằng tôn hoặc gỗ, cắm ở nơi dễ nhận biết.

II. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI, TÀU THUYỀN HOẠT ĐỘNG TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN

A. ĐỐI VỚI NGƯỜI, TÀU THUYỀN VIỆT NAM

1. Người, tàu thuyền ra, vào hoạt động trong lãnh hải, nội thủy, tại các cảng biển, bến đậu thực hiện theo quy định của Nghị định 161/2003/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng và lực lượng kiểm soát chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

2. Các cơ quan, đơn vị khi tổ chức diễn tập quân sự, diễn tập tìm kiếm cứu nạn, tuần tra chung, bắn đạn thật hoặc sử dụng vật liệu nổ trong khu vực biên giới biển phải:

- Thực hiện theo kế hoạch và quyết định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Thông báo rõ địa điểm, phạm vi, thời gian thực hiện cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh biết ít nhất 05 ngày trước khi tiến hành. Trường hợp tổ chức trong nội thủy, lãnh hải thì phải thông báo cho Cục Hàng hải Việt Nam để thông báo hàng hải cho tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài biết để thực hiện.

3. Tàu thuyền ra, vào hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có biển số đăng ký theo quy định (kể cả tàu thuyền của các doanh nghiệp Quân đội, Công an hoạt động vì mục đích kinh tế), có đầy đủ giấy tờ quy định tại Điều 10 Nghị định 161/2003/NĐ-CP, phương tiện phải bảo đảm an toàn hàng hải và những giấy tờ liên quan rtực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của người, tàu thuyển theo quy định của pháp luật.

4. Người Việt Nam khi làm việc trên tàu thuyền nước ngoài phải có một trong các giấy tờ sau:

- Thẻ thuyền viên (nếu là thuyền viên).

- Giấy phép do Đồn biên phòng nơi tàu thuyền neo đậu cấp.

B. ĐỐI VỚI NGƯỜI, TÀU THUYỀN NƯỚC NGOÀI

1. Người, tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển Việt Nam phải được phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, có đầy đủ giấy tờ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 161/2003/NĐ-CP; chịu sự giám sát, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của Bộ đội biên phòng và các lực lượng chức năng của Việt Nam.

Đối với người, tàu thuyền nước ngoài tiến hành thăm dò, khai thác hải sản, nghiên cứu khoa học, khai thác tài nguyên trong khu vực biên giới biển, thuộc lĩnh vực chuyên ngành do các Bộ, ngành chủ quản cấp giấy phép, đồng thời thông báo cho UBND và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh biết ít nhất 02 ngày trước khi tiến hành.

2. Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam đến hoạt động ở khu vực biên giới biển (trừ khu du lịch, dịch vụ) phải được Công an cấp tỉnh trở lên cấp giấy phép; khi địa điểm ghi trong giấy phép phải trình báo và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Đồn biên phòng.

Trường hợp người nước ngoài đi trong đoàn của các cơ quan, tổ chức Việt Nam đến khu vực biên giới biển thì đại diện cơ quan, tổ chức đó phải lập danh sách người nước ngoài đi cùng và báo cho Đồn biên phòng hoặc chính quyền địa phương nơi đoàn đến; nếu nghỉ qua đêm phải đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Đồn biên phòng và chính quyền địa phương sở tại.

Người nước ngoài xuống tàu thuyền của Việt Nam và nước ngoài phải được phép của Đồn biên phòng nơi tàu thuyền neo đậu.

3. Khi tàu thuyền neo đậu tại cảng, bến đậu, nếu thuyền viên, nhân viên nước ngoài có hộ chiếu hoặc sổ thuyền viên hợp lệ, có tên trong danh sách thuyền viên của tàu, được cấp giấy phép đi bờ hoặc sang các tàu thuyền nước ngoài khác.

- Giấy phép do Đồn biên phòng cấp và thu lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính; giấy phép có giá trị một lần trong thời gian tàu thuyền neo đậu tại cảng.

- Thời gian được phép đi bờ từ 07 giờ đến 24 giờ trong ngày. Nếu đi tham quan, du lịch, chữa bệnh, cấp cứu... sẽ được gia hạn thời gian theo từng trường hợp cụ thể.

- Phạm vi được phép đi bờ: Trong nội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cảng mà tàu thuyền neo đậu. Trường hợp ra ngoài phạm vi trên đến các tỉnh, thành phố khác hoặc xuất cảnh khỏi Việt Nam qua đường hàng không, đường bộ, đường sắt phải được Bộ Công an (cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh các cấp) xét duyệt và cấp giấy phép.

- Thuyền viên, nhân viên nước ngoài có các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian tàu thuyền neo đậu tại cảng sẽ bị cấm đi bờ.

- Thuyền viên, nhân viên nước ngoài đi bờ nếu vi phạm quy định sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.

III. QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHU VỰC BIÊN GIỚI BIỂN

1. Chính phủ thống nhất chỉ đạo các hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển và duy trì an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển; Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt chuyên trách, chủ trì phối hợp với các lực lượng Quân đội, Công an, Cảnh sát biển, Hải quan và các lực lượng liên quan khác trên địa bàn phụ trách trong thực hiện nhiệm vụ:

- Tiến hành đồng bộ các biện pháp công tác nghiệp vụ biên phòng tại các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực biên giới biển để nắm chắc tình hình, quản lý địa bàn, đối tượng, duy trì an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Tuần tra, kiểm soát phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý những cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

- Đăng ký, quản lý, kiểm tra người, tàu thuyền ra vào các bến bãi, khu vực neo đậu làm ăn, sản xuất kinh doanh và các hoạt động dịch vụ khác ở khu vực biên giới biển.

- Quản lý, duy trì an ninh, trật tự an toàn tại các bến bãi, khu vực neo đậu của tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài ở khu vực biên giới biển.

2. Việc xây dựng khu dân cư, bến bãi neo đậu của tàu thuyền, xây dựng các công trình cảng, khu kinh tế liên doanh với nước ngoài, thăm dò, khai thác tài nguyên trong khu vực biên giới biển phải có quy hoạch và thống nhất giữa cơ quan chủ quản với chính quyền địa phương cấp tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Ban Giám đốc Công an tỉnh và các ngành liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chủ dự án các công trình nói trên khi thực hiện phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh sở tại biết ít nhất 07 ngày trước khi triển khai thực hiện.

3. Trong khu vực biên giới biển các cơ quan, các lực lượng khác hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định; đồng thời có trách nhiệm phối hợp với Bộ đội biên phòng trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển theo quy chế phối hợp hoạt động giữa các lực lượng.

4. Người, tàu thuyền họat động trong khu vực biên giới biển hoạt động đúng mục đích, phạm vi, thời gian, đi đúng luồng tuyến và trả lời các tín hiệu, yêu cầu của lực lượng tuần tra, kiểm soát và phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và các lực lượng chức năng khác theo quy định của pháp luật.

5. Tàu thuyền của các lực lượng khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển phải treo quốc kỳ Việt Nam ở vị trí cao nhất, treo cờ hiệu ở phía trước mũi phương tiện; cán bộ, chiến sĩ, nhân viên các ngành chức năng khi làm nhiệm vụ phải mặc trang phục đeo phù hiệu, biển kiểm soát theo quy định.

6. Trong khi làm nhiệm vụ, Bộ đội biên phòng và các lực lượng chức năng được quyền:

- Trưng dụng các loại phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông, kể cả người điều khiển phương tiện của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân trong các trường hợp cần thiết, trừ phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

- Tổ chức, huy động người, phương tiện thực hiện nhiệm vụ, tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

- Bố trí lực lượng, phương tiện, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng các loại phương tiện, vũ khí, khí tài, kỹ thuật quân sự, công cụ hỗ trợ và tổ chức các đội tuần tra, kiểm soát lưu động để kiểm tra, kiểm soát hoạt động của người, tàu thuyền trong khu vực biên giới biển.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được cơ quan có thẩm quyền huy động phải chấp hành và tuân theo sự chỉ huy, điều hành của người chỉ huy cơ quan đó.

Trong khi thực hiện nhiệm vụ nếu người được huy động bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước; nếu phương tiện được huy động bị hư hỏng hoặc bị mất thì chủ phương tiện được bồi thường theo quy định của pháp luật.

7. Các ngành chức năng phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Ban Giám đốc Công an tỉnh tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định:

- Điểm họp chợ.

- Thành lập các bến bãi, khu vực neo đậu cho tàu thuyền.

- Quy định nội quy bến, bãi, khu vực neo đậu.

- Thành lập ban quản lý, bảo vệ các bến bãi, khu vực neo đậu.

Khi neo đậu tại cảng, bến bãi, khu vực neo đậu, tàu thuyền phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy đã quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng tổ chức quán triệt đến các đơn vị thuộc Bộ đội biên phòng và các cơ quan liên quan để triển khai thực hiện Nghị định 161/2003/NĐ-CP của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới biển và Thông tư này; chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện. Hàng năm tiến hành sơ kết và báo cáo kết quả tổ chức thực hiện về Bộ Quốc phòng.

3. Bộ Tư lệnh Bộ đội phòng chủ trì phối hợp với Cục Tài chính Bộ Quốc phòng, các cơ quan chức năng của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu trình Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính bổ sung, sửa đổi Thông tư số 3729/2001/TTLT/BQP-BTC ngày 29/11/2002 của Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi và quản lý ngân sách thực hiện công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới đất liền.

Trong quá trình tổ chức thực hiện có vấn đề gì chưa phù hợp, hoặc khi có sự điều chỉnh địa giới hành chính các tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn giáp biển thì Tư lệnh Bộ đội biên phòng chịu trách nhiệm tổng hợp, đề xuất báo cá Bộ Quốc phòng.

 

Phạm Văn Trà

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC

Mẫu biển "Vùng cấm"

(kèm theo Thông tư số 89/2004/TTBQP ngày 19 tháng 6 năm 2004)

400

/

+ 000

 

200

/

 

 

 

 

+ 1700

 

200

 

1400

/////

°

 

°

 

°

 

°

 

°

 

°

 

°

 

°

 

+ 2600

 

Vùng cấm
No admittance

/

........ ....

 

Ghi chú:

- Biển làm bằng tôn, dầy 1,5mm, cột biển bằng thép ống, đường kính 100mm; độ cao ngang tầm nhìn cắm ở phía bên phải đi vào vùng cấm.

- Mặt biển sơn màu xanh, phản quang.

- Chữ sơn mầu trắng, phản quang (kích thước là mm).

- O: Lỗ bắt vít.

 

THE MINISTRY OF NATIONAL DEFENSE
---------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 89/2004/TT-BQP

Hanoi, June 19, 2004

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 161/2003/ND-CP ON SEA BORDER ZONE REGULATION

On December 18, 2003 the Government issued Decree No. 161/2003/ND-CP on Sea Border Zone Regulation, of which Clause 2, Article 36, stipulates that "the Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, guiding and inspecting the implementation of this Decree."

After reaching agreement with the concerned ministries and branches, the Defense Ministry hereby provides detailed guidance on the following contents:

1. Provisions on sea border zones, no-admittance zones and restricted zones.

2. A number of provisions regarding Vietnamese and foreign people and vessels operating in sea border zones.

3. A number of provisions on management and protection of sea border zones.

4. Responsibilities for implementation organization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A. SEA BORDER ZONES

1. Sea border zones are delineated from the national sea border to the administrative boundaries of communes, wards and townships adjacent to the sea, and islands and archipelagoes.

National sea border means the outer limits of the territorial sea of the mainland, the territorial sea of islands and the territorial sea of archipelagoes belonging to Vietnam; the national sea border is defined and marked with coordinates in the sea charts.

Where the territorial sea, internal waters or historical waters of Vietnam are adjacent to the territorial sea, internal waters or historical waters of neighboring countries, the national sea border shall be defined according to the agreement between the sea-sharing countries in compliance with international agreements which Vietnam has signed.

2. Sea border zones shall cover:

- Communes, wards and townships adjacent to the sea, and islands and archipelagoes (as prescribed in the Appendix attached to the Government's Decree No. 161/2003/ND-CP of December 18, 2003).

- Internal waters and territorial sea of the mainland as well as internal waters and territorial sea of islands and archipelagoes.

3. Foreign joint-venture tourist, service, trade and/or economic zones within sea border zones shall comply with the Government's relevant regulations. If activities in these zones are related to the national borders, no-admittance zones or restricted zones, the provisions of Article 7 of Decree No. 161/2003/ND-CP and this Circular shall apply.

B. NO-ADMITTANCE ZONES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The provincial/municipal Border-Guard Commands shall assume the prime responsibility for coordinating and reaching agreement with the provincial/municipal Military Commands and Police Directorates in determining the specific characteristics, no-admittance period and limits of no-admittance zones for the Border-Guard High Command to sum up and report to the Defense Ministry for decision. The Border-Guard High Command shall have to notify decisions on no-admittance zones to the provincial-level People's Committees and subjects related to the defined no-admittance zones; if no-admittance zones lie within internal waters or territorial sea, they shall have to notify such to Vietnam National Maritime Bureau for issuance of maritime notices to Vietnamese and foreign people and vessels for implementation.

2. No-admittance zones shall be managed and protected according to current law provisions as well as management and protection regulations issued by the Defense Minister.

3. When defining no-admittance zones, if population relocation is needed, such must be notified in advance and compensation must be paid therefor under law provisions.

4. The no-admittance zone limits shall be marked by signboards (on land) or defined and marked with coordinates in sea charts (on the sea).

5. "No Admittance" signboards shall be made according to set model; of metal and 1.5 mm thick; the signboards shall be made of steel pipes of 100 mm in diameter; the signboards shall be made of luminescent material with blue-painted background and white-painted letters thereon. Those signboards shall be placed where easily seen. Each shall be inscribed with two lines of letters in two languages: the first line shall be in Vietnamese and the second line shall be in English. Specific provisions are included in the Appendix to this Circular (not printed herein).

C. RESTRICTED ZONES

1. Within sea border zones, restricted zones may be established for the following reasons:

- Environment management and protection;

- Exploitation and salvage;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Military exercise;

- Epidemic prevention and combat;

- Other cases.

2. Restricted zones subject to specialized management shall be defined (regarding their limits, characteristics, restriction extent and duration) by concerned ministries or branches after reaching agreement with the provincial Border-Guard Commands, reporting to the provincial-level People's Committees of the concerned localities for decision, and concurrently reporting to the Defense Ministry.

3. The agencies issuing decisions on restricted zones must notify such decisions to the concerned subjects; if the restricted zones lie within internal waters or territorial sea, such must be notified to Vietnam National Maritime Bureau for issuance of maritime notices to Vietnamese and foreign people and vessels for implementation.

4. The restricted zone limits shall be marked with signboards (on land) or coordinates in sea charts (on the sea) or notified to concerned regions; the signboards shall be made of iron sheets or wood and placed where easily seen.

II. PROVISIONS FOR PEOPLE AND VESSELS OPERATING IN SEA BORDER ZONES

A. FOR VIETNAMESE PEOPLE AND VESSELS

1. People and vessels leaving, entering and operating within the territorial sea, internal waters, at seaports and harbors shall comply with the provisions of Decree No. 161/2003/ND-CP and other law provisions, submit to inspection and control by the Border Guards and specialized control forces as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Comply with the plans and decisions already approved by competent authorities;

- Notify clearly the place, scope and time of implementation to the provincial-level People's Committees and Border Guards at least five days in advance. Where the said activities are organized within internal waters or territorial sea, such must be notified to Vietnam National Maritime Bureau for issuance of maritime notices to Vietnamese and foreign vessels for implementation.

3. Vessels (including those belonging to enterprises of the Army or Police operating for economic purposes) leaving, entering and operating in sea border zones must carry number plates as prescribed, all papers prescribed in Article 10 of Decree No. 161/2003/ND-CP, and ensure maritime safety and have papers directly related to the fields of operation of people and vessels under law provisions.

4. Vietnamese people working on board foreign vessels must have one of the following papers:

- Crewmember's card (for crewmembers).

- Permit, issued by the Border-Guard Station at the place where the vessel anchors.

B. FOR FOREIGN PEOPLE AND VESSELS

1. Foreign people and vessels operating in Vietnam's sea border zones must get permission from competent Vietnamese agencies, obtain all papers prescribed in Article 13 of Decree No. 161/2003/ND-CP and submit to supervision, inspection, control and violation sanctioning by the Vietnamese Border Guards and other functional forces.

Foreign people and vessels conducting exploration and exploitation of aquatic resources, scientific researches or exploitation of natural resources in sea border zones, in specialized domains, must acquire permits from the managing ministries or branches and, at the same time, notify the provincial-level People's Committees and Border-Guard Commands at least 2 days before conducting such activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In cases where foreigners joining delegations of Vietnamese agencies or organizations enter sea border zones, representatives of such agencies or organizations must draw up lists of those foreigners and notify them to the Border-Guard Stations or local administrations where the delegations arrive; in case of overnight stay in localities, they must register temporary residence under law provisions and submit to inspection and control by the Border-Guard Stations and local administrations.

Foreigners boarding Vietnamese or foreign vessels must get permission from the Border-Guard Stations where the vessels are anchoring.

3. While vessels are anchoring at seaports or harbors, if their foreign crewmembers or staff have valid passports or crewman's books and their names inscribed in the lists of the vessels' crewmembers, they shall be granted permits to go ashore or move to other foreign vessels.

- The permits shall be granted and fee collected by Border-Guard Stations under regulations of the Finance Ministry; such permits shall be valid for a single time while the vessels anchor at seaports.

- The permitted duration for going ashore is between 7 and 24 hours within a day. In case of sight-seeing, tourism, medical treatment or emergency, this duration may be extended on a case-by-case basis.

- The permitted area to go ashore: Within the territories of the provinces or centrally-run cities with seaports where concerned vessels anchor. If going beyond this area to other provinces or cities or leaving Vietnam by air, land or railway, they must acquire approval and permits from the Public Security Ministry (the immigration agencies at different levels).

- Foreign crewmembers and employees committing acts of violating Vietnamese legislation during the time the vessels are anchoring at seaports shall be banned from going ashore.

- Foreign crewmembers and employees going ashore, if violating regulations, shall be handled under Vietnamese law provisions.

III. MANAGEMENT AND PROTECTION OF SEA BORDER ZONES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Carrying out synchronously professional border protection measures in communes, wards and townships within the sea border zones in order to firmly grasp the situation and manage the areas as well as concerned subjects, and maintain security, social order and safety.

- Patrolling and controlling to detect, prevent, arrest and handle Vietnamese and foreign individuals and organizations that violate Vietnamese laws or international agreements which Vietnam has signed or acceded to.

- Registering, managing and inspecting people and vessels on entry and exit of harbors and anchorages for business, production and other service activities in the sea border zones.

- Managing and maintaining security, order and safety of Vietnamese and foreign vessels at harbors and anchorages in the sea border zones.

2. The building of population quarters and vessel anchorages; the building of seaport projects and economic zones in joint venture with foreign parties; the exploration and exploitation of natural resources in sea border zones must be planned and agreed upon by the managing agencies, the provincial-level local administrations, the provincial Border-Guard Commands, the provincial Police Directorates and relevant branches before they are submitted to competent authorities for approval.

The owners of the above-mentioned projects, when implementing them, must notify them to the provincial People's Committees and Border-Guard Commands of the concerned localities as well as the concerned branches at least 7 days in advance.

3. Within the sea border zones, other agencies and forces shall operate according to their functions, tasks and powers prescribed by law; and at the same time, have to coordinate with the Border Guards in managing and defending the national sea border, maintaining security, social order and safety in the sea border zones according to the regulation on operation coordination among verious forces.

4. People and vessels operating in the sea border zones must operate for the right purposes, within the right scope and time, follow the right routes and respond to signals as well as requests of the patrol and control forces, and submit to inspection and control by the Border Guards, the Coast Guards, the Customs and other functional forces under law provisions.

5. Vessels of forces, when performing sea patrol and control tasks, must hoist Vietnam's national flag at the highest position, and pennants at the front of their vessels; officials and employees of the functional branches on duty must wear uniform, badges and control plates as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To requisition information and communication means, transport means, including the means operators, of the State agencies, economic and social organizations and individuals, in necessary cases, except for means of foreign agencies, organizations and individuals entitled to diplomatic privileges and immunities under the provisions of Vietnamese law and international agreements which Vietnam has signed or acceded to.

- To organize, mobilize humans and means for the performance of the tasks of, and participate in, search and rescue.

- To arrange forces and means, apply professional measures, use assorted devices, weapons, gears, military techniques and support tools, and organize mobile patrol and control teams in order to inspect and control activities of people and vessels in sea border zones.

Agencies, organizations and individuals, when mobilized by competent agencies, must obey and comply with the command and control by the commanders of those agencies.

While performing their tasks, if the mobilized people die or are injured, they themselves and their families shall be entitled to the State-prescribed regimes and policies; if the mobilized means are damaged or lost, their owners shall enjoy compensation under law provisions.

7. The functional agencies shall coordinate with the provincial Border-Guard Commands and provincial Police Directorates in advising the provincial-level People's Committees to decide on:

- Marketplaces.

- The establishment of harbors and anchorages for vessels.

- The internal rules for harbors and anchorages.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When anchoring at harbors or anchorages, vessels must strictly comply with the set rules.

IV. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

2. The Border-Guard High Command shall organize the dissemination of this Circular and the Government's Decree No.161/2003/ND-CP on Sea Border Zone Regulation to the Border-Guard units and concerned agencies for implementation thereof; and have to monitor, urge and examine such implementation. Annually, they shall also have to review the implementation and report on the implementation results to the Defense Ministry.

3. The Border-Guard High Command shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Defense Ministry's Finance Department, the functional agencies of the Finance Ministry and the Ministry of Planning and Investment in, studying, before submitting to the Defense Ministry and the Finance Ministry, amendments and supplements to Joint Circular No. 3729/2001/TTLT/BQP-BTC of November 29, 2002 of the Defense Ministry and the Finance Ministry guiding the expenditure contents and management of the budget for the management and protection of national borders and the maintenance of security, social order and safety in the sea border zones.

In the course of implementation, if any problems arise or administrative boundaries of the provinces, districts, communes and/or wards adjacent to the sea are adjusted, the Border-Guard High Command shall have to sum up, make suggestions and report on the situation to the Defense Ministry.

 

 

MINISTER OF DEFENSE




General Pham Van Tra

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 89/2004/TT-BQP ngày 19/06/2004 hướng dẫn Nghị định 161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển do Bộ Quốc phòng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.254

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.173.116
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!