Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 59/2020/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý

Số hiệu: 59/2020/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 18/06/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/2020/TT-BTC

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2020

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn một số Điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý.

2. Đối tượng áp dụng

a) Cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Cục Trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước). Sau đây gọi chung là cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước;

b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định.

Điều 2. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý

1. Nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017.

2. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan.

3. Kinh phí hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng theo tiêu chuẩn chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, thực hiện chế độ báo cáo quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nội dung chi hoạt động trợ giúp pháp lý

1. Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: Tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, nếu có) theo quy định hiện hành; các khoản chi theo chế độ của cán bộ công chức, viên chức quy định tại Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ) và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Chi thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin, liên lạc; sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên tài sản, trang thiết bị của đơn vị; mua sắm, thay thế trang thiết bị, phương tiện làm việc của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định; chi mua sách, báo, tài liệu phục vụ công tác trợ giúp pháp lý; chi thuê mướn (nếu có).

3. Chi hội nghị sơ kết, tổng kết; tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; chi khen thưởng; chi đi công tác trong nước, chi các đoàn đi công tác nước ngoài và các khoản chi thường xuyên khác phục vụ hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước.

4. Các khoản chi liên quan đến nghiệp vụ trợ giúp pháp lý:

a) Chi thù lao thực hiện trợ giúp pháp lý đối với luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều 13 và Điều 14 Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ;

b) Các khoản chi phí cho người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cần có thời gian thu thập chứng cứ hoặc xác minh làm rõ vụ việc thì được thanh toán chi phí phát sinh thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định tại Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ gồm: Các khoản phí phải nộp theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các chi phí hành chính khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý (văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu, chi phí liên lạc với người được trợ giúp pháp lý hoặc thân nhân của họ phục vụ trực tiếp cho việc thu thập chứng cứ hoặc xác minh làm rõ vụ việc trợ giúp pháp lý); chi công tác phí trong trường hợp đi công tác phục vụ giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý, xác minh người được trợ giúp pháp lý trong trường hợp nhận được thông báo, thông tin của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

c) Chi thực hiện công tác thông tin, truyền thông về trợ giúp pháp lý; tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí), cổng thông tin điện tử và các hình thức khác (biên soạn, in ấn, phát hành tờ gấp, hộp tin, bảng thông tin, tài liệu khác);

d) Chi dịch thuật từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý;

đ) Chi phiên dịch (dịch nói) từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số và ngược lại phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý; chi phiên dịch về ngôn ngữ trong trường hợp cần thiết khi người được trợ giúp pháp lý là người khuyết tật nghe, nói theo quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;

e) Chi tạo lập cơ sở dữ liệu tin học hoá phục vụ công tác trợ giúp pháp lý; chi ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý;

g) Chi tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý;

h) Chi biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

i) Chi thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; chi lấy ý kiến luật sư có kinh nghiệm, chuyên gia pháp luật độc lập với cơ quan có thẩm quyền đánh giá vụ việc trợ giúp pháp lý và cơ quan thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý (không bao gồm trợ giúp viên pháp lý và cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước) tham gia đánh giá hoặc tư vấn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;

k) Chi hoạt động phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng: Chi các đoàn công tác phối hợp; chi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; chi nghiên cứu, điều tra, khảo sát, tổ chức hội thảo, tọa đàm về công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động phối hợp liên ngành; chi kiểm tra, giám sát trong hoạt động phối hợp liên ngành; chi tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết; chi khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý.

Điều 4. Mức chi

Đối với các chế độ, tiêu chuẩn, mức chi đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành, cơ quan trợ giúp pháp lý của nhà nước thực hiện theo đúng chế độ, định mức chi hiện hành của nhà nước. Thông tư này hướng dẫn thêm như sau:

1. Chi truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý: Căn cứ nội dung, nhiệm vụ truyền thông về trợ giúp pháp lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và giao nhiệm vụ theo quy định, cơ quan trợ giúp pháp lý chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, nội dung truyền thông đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao. Nội dung và mức chi như sau:

a) Chi hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí); chi làm mới, sửa chữa băng rôn, pa nô, áp phích tuyên truyền về hoạt động trợ giúp pháp lý: Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu mua sắm thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị của nhà nước;

b) Chi tổ chức các buổi tuyên truyền về nội dung, hoạt động trợ giúp pháp lý của Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, bao gồm: Chi nước uống, tài liệu phục vụ buổi tuyên truyền, chi công tác phí của báo cáo viên, chi thuê loa, đài, hội trường (nếu có). Mức chi thực hiện theo chế độ chi tiêu hội nghị do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (sau đây gọi là Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính).

2. Chi dịch thuật từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý: Áp dụng mức chi biên dịch và chi dịch nói thông thường theo quy định tại Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.

3. Chi phiên dịch (dịch nói) từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số và ngược lại phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý; chi phiên dịch về ngôn ngữ trong trường hợp cần thiết khi người được trợ giúp pháp lý là người khuyết tật nghe, nói: Mức thuê phiên dịch áp dụng bằng mức thuê người dẫn đường kiêm phiên dịch tiếng dân tộc quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia.

4. Chi tạo lập cơ sở dữ liệu tin học hoá phục vụ công tác trợ giúp pháp lý; chi ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác trợ giúp pháp lý: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật hiện hành.

5. Chi tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý; chi biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý: Thực hiện theo nội dung và mức chi do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

6. Chi thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý: Thực hiện theo chế độ công tác phí theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính.

7. Chi lấy ý kiến luật sư có kinh nghiệm, chuyên gia pháp luật độc lập với cơ quan có thẩm quyền đánh giá vụ việc trợ giúp pháp lý và cơ quan thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý tại điểm i Khoản 4 Điều 3 Thông tư này: Mức chi tối đa 300 nghìn đồng/vụ việc và sử dụng trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

8. Chi nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các chi phí hành chính khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý: Căn cứ biên lai thu phí, hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp theo quy định hiện hành.

Điều 5. Lập, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí

Việc lập, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đảm bảo hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Thông tư này hướng dẫn thêm như sau:

1. Lập dự toán

Khi lập dự toán ngân sách hàng năm, ngoài việc lập dự toán bảo đảm hoạt động thường xuyên của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định hiện hành, căn cứ vào yêu cầu công tác trợ giúp pháp lý, các cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước lập dự toán và thuyết minh rõ nội dung chi phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định hiện hành để tổng hợp trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định. Kinh phí hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước bao gồm cả kinh phí hoạt động của các Chi nhánh.

2. Việc quyết toán kinh phí hoạt động của các cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2020.

2. Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 209/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan, tổ chức trợ giúp pháp lý nhà nước.

3. Khi các văn bản quy định về chế độ, định mức chi dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

4. Các chế độ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại Thông tư này bị bãi bỏ khi thực hiện chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư; Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan Trung ương các Hội, Đoàn thể;
- Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản- Bộ Tư pháp;
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ HCSN (200 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 59/2020/TT-BTC ngày 18/06/2020 về hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.698

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.201.92
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!